KHÁI NI Ệ M VÀ PHÂN LO Ạ I TH Ẻ TÍN D Ụ NG
Khái ni ệ m
Thẻ tín dụng (credit card) là loại thẻ được sử dụng phổ biến trên thế giới, theo đó chủ thẻ sử dụng hạn mức tín dụng để mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và thường được qui định theo một hạn mức tín dụng dựa trên khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm và tài sản thế chấp của khách hàng định theo một hạn mức tín dụng nhất định trên khả năng tài chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ Chủ thẻ chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi hạn mức tín dụng đã cho Chủ thẻ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ theo kỳ hàng tháng Lãi suất tín dụng tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng phát hành Tính chất tín dụng của thẻ còn thể hiện chủ thẻ còn được ứng trước một hạn mục tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định Thẻ tín dụng được coi là một công cụ tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng
Vậy có thể hiểu, thẻ tín dụng (credit card) là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, do một tổ chức tài chính phát hành (Ngân hàng) với một hạn mức tín dụng nhất định dựa trên khả năng tài chính, mức độ tín nhiệm hoặc tài sản thế chấp của khách hàng (chủ thẻ), theo quy định của Tổ chức thẻ và Ngân hàng nhà nước
Việt Nam, chủ thẻ có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt với hạn mức tín dụng được cấp
Phân lo ạ i th ẻ
1.1.2.1 Theo phạm vi sử dụng thẻ:
Thẻ tín dụng nội địa: là thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ nước đó Đối với loại thẻ này có nhược điểm là việc sử dụng chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia vì vậy việc kinh doanh sẽ không hiệu quả nếu cơ sở chấp nhận thẻ ít
Thẻ tín dụng quốc tế: là thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trong phạm vi toàn cầu Đối với loại Thẻ này được hỗ trợ, quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MasterCard, Visa… hoạt động thống nhất, đồng bộ Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn, tiện lợi của nó
1.1.2.2 Theo chủ thể phát hành thẻ:
Thẻ do ngân hàng phát hành: Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp tín dụng Đây là loại thẻđược sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu Ví dụ như : Visa, MasterCard, JCB
Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó có thể là các loại thẻ du lịch, giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc cũng có thể là thẻ do các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn phát hành, ví dụ : Thẻ Dinner’Club, Amex
1.1.2.3 Theo công nghệ sản xuất:
Thẻ khắc chữ nổi (Embossed card): là loại thẻ mà trên bề mặt được khắc nổi các thông tin cần thiết
Thẻ băng từ (Magnetic stripe): Được sản xuất dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hóa trên băng từ mặt sau của thẻ Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng hai mươi năm trở lại đây nhưng có thể bị lợi dụng để lấy cắp tiền do có một số nhược điểm như: thông tin ghi trong thẻ hẹp và mang tính cố định không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn, có thểđọc được dễ dàng bằng thiết bị gắn với máy tính
Thẻ thông minh (Smart card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ, nó được thiết lập dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao Tuy nhiên, thẻ này được làm từ công nghệ mới, có nhiều ưu điểm nên giá thành còn cao, hệ thống máy móc chấp nhận thẻ cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ.
KHÁI NI Ệ M V Ề TH Ị TR ƯỜ NG VÀ TH Ị PH Ầ N
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung
Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ
Thị trường liên quan là một môi trường được xác định bởi hai yếu tố: sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm Sản phẩm bao gồm toàn bộ hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế một cách hợp lý cho hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét Khu vực địa lý của sản phẩm là khu vực ở đó các điều kiện cung và cầu của các sản phẩm nói trên được coi là đồng nhất
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh
Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường hay
Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường
Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới
Bên cạnh đó, còn xem xét tới thị phần tương đối ( Relative market share )
Thị phần tương đối = Phần doanh số của doanh nghiệp / Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh hay
Thị phần tương đối = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh
Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc vềđối thủ
Nếu thị phần tương đối bằng 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau
Thị phần là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường
Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô số lợi ích.
NH Ữ NG Y Ế U T Ố Ả NH H ƯỞ NG ĐẾ N PHÁT TRI Ể N TH Ị PH Ầ N
Các y ế u t ố v ề môi tr ườ ng bên ngoài
Là những yếu tố tác động có thểảnh hưởng đến tổ chức xuất phát bên ngoài doanh nghiệp Thông tin bên ngoài cần thu thập bao gồm:
• Môi trường chính trị tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm nắm rõ tình hình chính trị như thể chế chính trị, đảng phái, hệ thống pháp luật, những nguy cơ rủi ro do chính trị
• Môi trường kinh tế tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm hiểu rõ về tình hình kinh tế tại thị trường như GDP, thu nhập bình quân đầu người, chính sách lương, trợ chấp thất nghiệp, bảo hiểm,…
• Môi trường văn hóa tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm hiểu được các đặc tính văn hóa của người tiêu dung tại thị trường đối với các loại sản phẩm dịch vụ mà tổ chức/công ty đang cung cấp
• Môi trường dân số tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm hiểu biết cặn kẽ về dân số, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, tình trạng công ăn việc làm,… từđó xác định qui mô của thị trường
• Môi trường công nghệ tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm tìm hiểu về hạ tầng công nghệ, khả năng sãn sàn của hệ thống mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ kinh doanh
• Môi trường pháp lý tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm hiểu biết hệ thống pháp luật để xem xét khả năng phù hợp mà công ty có thể chấp nhận được trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
• Môi trường ngành tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: các ngành đang hoạt động như thế nào, có hỗ trợđược gì cho tổ chức hay không
• Môi trường nhà cung cấp tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm hiểu rõ về các nhà cung cấp như khả năng, uy tín, tiềm lực,…
• Môi trường dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại thị trường mà tổ chức đang hoạt động: nhằm nắm rõ tình hình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, dịch vụ tài chính tại nơi kinh doanh
• Xu hướng tiêu dùng của khách hàng: hiểu rõ xu hướng tiêu dung của khách hàng
• Các đối thủ cạnh tranh, chiến lược và SWOT của đối thủ cạnh tranh: hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh chính, đối thủ cạnh tranh tiềm năng, khả năng tài chính, nhân lực, cơ cấu tổ chức, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các đối thủ; các chiến lược mà đối thủđang và sẽ áp dụng
Ma trận các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
• Có năm bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:
(1) Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công/thất bại (bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa)
(2) Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng)
(3) Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để thấy cách thức mà chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với những yếu tố này Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là khá, 2 là trung bình, 1 là phản ứng ít
(4) Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định sốđiểm về tầm quan trọng
(5) Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng sốđiểm quan trọng cho tổ chức
Các nhân t ố v ề môi tr ườ ng bên trong
• Cấu trúc và mô hình quản trị của tổ chức; xác định rõ cấu trúc quản trị của doanh nghiệp
• Qui trình kinh doanh, kiểm soát nội bộ: hiểu rõ các quy chế, quy trình kinh doanh và kiểm soát nội bộ
• Hệ thống thông tin quản lý (MIS): hiểu được hệ thống thông tin quản lý của doanh nghiệp
• Nguồn lực về công nghệ: khả năng công nghệ của doanh nghiệp
• Nguồn lực về con người: trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ và công nhân viên của doanh nghiệp
• Nguồn lực tài chính: khả năng tài chính của doanh nghiệp
• Điểm mạnh: những điểm mạnh của doanh nghiệp
• Điểm yếu: những điểm yếu của doanh nghiệp
• Cơ hội: các cơ hội của doanh nghiệp
• Thách thức, nguy cơ: những thách thức hiện tại và tương lai
Ma trận các yếu tố bên trong:
Các yếu tố bên trong
Phân loại Số điểm quan trọng
Ma trận SWOT: ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
Ma trận này kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ ma trận các yếu tố bên ngoài và ma trận các yếu tố bên trong
SWOT O – các cơ hội T – các nguy cơ
S – các điểm mạnh Giải pháp kết hợp S/O:
Tận dụng cơ hội để phát huy những điểm mạnh
Tận dụng những điểm mạnh để vượt qua nguy cơ thách thức
W – các điểm yếu Giải pháp kết hợp W/O:
Tận dụng cơ hội để hạn chế các điểm yếu
Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa
Chương 1 đã đưa ra khái niệm, phân loại về thẻ tín dụng, thị trường và thị phần Bên cạnh đó chương 1 cũng đưa ra cơ sở lý luận xác định các yếu tố tác động về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển thị phần
CH ƯƠ NG II: PHÂN TÍCH TH Ự C TR Ạ NG TH Ị PH Ầ N TH Ẻ TÍN D Ụ NG T Ạ I NGÂN HÀNG TH ƯƠ NG M Ạ I C Ổ PH Ầ N XU Ấ T NH Ậ P KH Ẩ U VI Ệ T NAM (EXIMBANK)
TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TH Ẻ T Ạ I VI Ệ T NAM
Ho ạ t độ ng phát hành th ẻ
Năm 2008, các tổ chức phát hành thẻđã tập trung vào công tác quảng bá tiếp thị sản phẩm thẻ Nhờ đó, cùng với việc nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng trong tầng lớp dân cư, số lượng thẻ phát hành trong năm tăng trưởng đột biến so với các năm trước Tính đến ngày 31/12/2008, tổng số thẻ phát hành đạt hơn 15 triệu thẻ các loại gồm thẻ nội địa và thẻ quốc tế, bằng 161% so với gần 10 triệu thẻ năm
2007, trong đó thẻ nội địa chiếm 93.2% và thẻ quốc tế chiếm 6.8% (1)
2.1.1.1 Phát hành thẻ nội địa
Sản phẩm thẻ nội địa bao gồm thẻ tín dụng nội địa và thẻ ghi nợ nội địa, trong đó thẻ ghi nợ nội địa vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao Tính đến cuối năm 2008, tổng số thẻ nội địa phát hành đạt hơn 13.978.622 thẻ, bằng 160% so với gần 9 triệu thẻ năm 2007 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) tiếp tục dẫn đầu với gần 3,072 triệu thẻ, chiếm hơn 23 % thị phần, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đứng thứ hai với 2,787 triệu thẻ, chiếm 20% thị phần, Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) đứng vị trí thứ ba với hơn 2,438 triệu thẻ, chiếm 17,6% thị phần (2) Đạt được kết quảấn tượng như trên ngoài sự nỗ lực của chính các ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 20/2007/CP-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách, còn do một nguyên nhân nữa là phương tiện thanh toán thẻđang ngày càng khẳng định vai trò và sự cần thiết đối với đời sống của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội
Riêng đối với hình thức thẻ tín dụng nội địa, tính đến nay, ở Việt Nam mới có 3 Ngân hàng tham gia phát hành là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank), với tổng số lượng thẻđạt gần 9.200 thẻ, chỉ chiếm 0,6% tổng số thẻ trên thị trường
2.1.1.2 Phát hành thẻ quốc tế
Hiện nay ở Việt Nam, trong tổng số 40 tổ chức tham gia thị trường thẻ, có 16 Ngân hàng phát hành thẻ quốc tế, bao gồm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế Hoạt động phát hành thẻ trong năm qua đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng với tổng số thẻ đã phát hành tích lũy đạt 1.026.985 thẻ, tăng 74% so với 589.784 thẻ cuối năm 2007 Trong đó, sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thẻ quốc tế phát hành vì đây là sản phẩm rất tiện ích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, một mặt do thủ tục phát hành đơn giản, nhanh chóng hơn so với thẻ tín dụng, mặt khác, khách hàng có thể chi tiêu trong nước như thẻ ATM, lại vừa có thẻ chi tiêu tại nước ngoài như thẻ tín dụng quốc tế (3)
TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TH Ẻ N Ộ I ĐỊ A C Ủ A VI Ệ T NAM N Ă M 2008
(Ngu ồ n: H ộ i th ẻ ngân hàng Vi ệ t Nam)
Trong số 16 tổ chức phát hành thẻ quốc tế, ACB tiếp tục dẫn đầu với số lượng thẻ quốc tế phát hành tích lũy hơn 300.000 thẻ, chiếm 33% thị phần VCB đứng thứ hai với gần 294.000 thẻ, chiếm 31% thị phần, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Kỹ thương (TCB) với gần 144.000 thẻ, chiếm 15% thị phần, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) hơn 90.000 thẻ (4) Đạt được kết quả khả quan trên là do trong năm 2008 đã có thêm 5 ngân hàng tham gia phát hành thẻ quốc tế, đưa tổng số ngân hàng tham gia phát hành thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam lên 16 Ngân hàng
Không những thế, các ngân hàng còn tập trung gia tăng tiện ích và tính năng mới cho các sản phẩm thẻ như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, mua hàng trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm chấp nhận thẻ, vấn tin tài khoản và in sao kê, nhận tiền kiều hối bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác
Ngoài ra không thể không kểđến vai trò của Tổ chức thẻ quốc tế trong việc tổ chức các chương trình hỗ trợ và khuyến khích phát triển thị trường thẻ Việt Nam…
TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2008
(Ngu ồ n: H ộ i th ẻ ngân hàng Vi ệ t Nam)
Doanh s ố s ử d ụ ng th ẻ
Cùng với sự gia tăng về số lượng thẻ phát hành, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ATM, việc mở rộng kết nối mạng lưới của các Ngân hàng thông qua các tổ chức chuyển mạch thẻ, cùng với chỉ đạo của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, doanh số sử dụng thẻ của chủ thẻ nội địa đã tăng lên nhanh chóng so với năm 2007
Tính đến cuối năm 2008, doanh số sử dụng thẻ nội địa gần 250.000 tỷđồng, bằng 200% so với 124.300 tỷđồng năm 2007 Tuy nhiên, trong đó doanh số rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi việc thanh toán bằng thẻ tại các POS và ATM vẫn còn hạn chế
Trong số các ngân hàng, VCB đứng đầu về doanh số sử dụng thẻ cho tất cả các loại thẻ với 72.941 tỷ đồng trong năm 2008 (30,83%), thứ hai là EAB với 43.856 tỷđồng (18,53%) và đứng thứ ba là Agribank với 38.215 tỷđồng (16,15%)
VCB AGRIBANK BIDV ACB EXIMBANK
BIỂU ĐỒ 2.3 DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ NĂM 2008 (TỶ VNĐ)
(Ngu ồ n: H ộ i th ẻ ngân hàng Vi ệ t Nam)
Ho ạ t độ ng thanh toán th ẻ
Năm 2008, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của các Ngân hàng đạt gần 2.000 triệu USD, bằng 265% so với 755 triệu USD của năm 2007 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra rộng khắp thế giới, thì đây là một kết quả rất khả quan Đạt được kế quả trên trước hết là do trong năm qua, các ngân hàng đã chủ động tập trung đầu tư phát triển mạng lưới ĐVCNT rộng khắp, phục vụ nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng gia tăng của khách hàng quốc tế cũng như khách hàng trong nước;
Mặt khác, là nhờ lượng khách hàng quốc tế đến Việt Nam trong năm 2008 vẫn duy trì mức tăng trưởng cao so với năm 2007, cũng như lượng chủ thẻ Việt Nam ra nước ngoài công tác, học tập và du lịch tăng cao Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2008 tổng lượng khách quốc tế vào Việt Nam đạt tới 4,3 triệu lượt khách, tăng 0,6% so với năm 2007
Trong số các ngân hàng, VCB tiếp tục thể hiện thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực thanh toán thẻ quốc tế, với hơn 642.63 triệu USD trong năm 2008, chiếm 53,83% thị phấn, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 203,70 triệu USD, chiếm 17,06% thị phần Ngân hàng United Overseas (UOB) đứng thứ ba với doanh số 102,40 triệu USD, chiếm 8,58% thị phần
DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ QUỐC TẾ NĂM 2008 (TRIỆU USD)
VCB ACB UOB STB VIETINBANK EXIMBANK
(Ngu ồ n: H ộ i th ẻ ngân hàng Vi ệ t Nam)
TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TH Ẻ T Ạ I NGÂN HÀNG TH ƯƠ NG M Ạ I C Ổ PH Ầ N XU Ấ T NH Ậ P KH Ẩ U VI Ệ T NAM
Đ ôi nét v ề Ngân Hàng Th ươ ng M ạ i C ổ Ph ầ n Xu ấ t Nh ậ p Kh ẩ u Vi ệ t
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệđăng ký là
50 tỷđồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến 30/09/2008 vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷđồng Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷđồng Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 77 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 735 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Một số thành tựu đạt được
- Tháng 7/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng Tháng 4/2008, Eximbank đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương
Mại Trong 4 năm liên tiếp Eximbank đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn
- Tháng 2/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước
- Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tựđộng nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụđiện thanh toán quốc tế
- Tháng 11/2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương
Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động
- Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và
Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu “ Thương Hiệu Vàng”
- Tháng 5/2007, Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty tài chính Quốc tế toàn cầu)
- Tháng 5/2007, Eximbank nhận được bằng chứng nhận do Ngân hàng HSBCtrao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng)
- Tháng 4/2007, Eximbank đạt giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007”do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn Qui trình đáng giá và lựa chọn được Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương
- Tháng 1/2007, đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụđiện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng)
- Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt Nam bình chọn Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức
- Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng
Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức
- Tháng 01/2006, đã vinh dựđược nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụđiện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng)
- Tháng 11/2005, Eximbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit
- Tháng 9/2005, nhận cúp vàng top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp
Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức
- Tháng 6/2005, là Ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN
- Tháng 3/2005, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank - Eximbank
- Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống
- Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”
- Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP)
- Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòa Indonesia
- Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống giao dịch Reuters
- Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới
- Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là MasterCard International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member)
- Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995
- Năm 1993, tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
- Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ từ chương trình này
- Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu
2.2.1.2 Một số hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thẻ của Eximbank
- Năm 1997 Eximbank là thành viên của Tổ chức thẻ MasterCard
- Năm 1998 Eximbank là thành viên của Tổ chức thẻ Visa
- Năm 2000 Eximbank nối mạng hệ thống thanh toán thẻ với Tổ chức Visa và Tổ chức MasterCard
- Năm 2001 Eximbank phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard
- Năm 2002 Eximbank phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa
- Năm 2003 Eximbank triển khai hệ thống ATM và phát hành thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM)
- Năm 2004 Eximbank kết nối mạng ngân hàng với Vietcombank (đầu tiên tại Việt Nam)
- Năm 2005 Eximbank phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit (đầu tiên tại Việt Nam)
- Năm 2008 Eximbank phát hành thẻ tín dụng doanh nhân Visa Business
- Cuối năm 2009 Eximbank thanh toán và phát hành thẻ Chip; phát hành thẻĐồng thương hiệu với các đối tác.
Tình hình phát hành và thanh toán th ẻ t ạ i Ngân Hàng Th ươ ng M ạ i C ổ
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EXIMBANK) 2.2.2.1 Tình hình phát hành thẻ
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ
Tiêu chí Năm 2007 Năm 2008 Tăng (+)/Giảm (-)
Thẻ tín dụng quốc tế 7.790 15.781 102.6%
Thẻ ghi nợ quốc tế 26.078 32.504 24.6%
Thẻ ghi nợ nội địa (ATM) 91.629 150.858 64.6
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Năm 2008, tổng số lượng thẻ phát hành tăng 58.7% so với năm 2007, trong đó thẻ ghi nợ quốc tế tăng 24.6%, thẻ tín dụng quốc tế tăng 102.6%, thẻ ghi nợ nội địa tăng 64.6% so với năm 2007 Trong số lượng 199.143 thẻ phát hành năm 2008, thì tỉ trọng thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỉ trọng cao nhất với 76% số lượng thẻ phát hành (150.858 thẻ), kếđến là thẻ ghi nợ quốc tế với tỉ trọng 16% (32.504 thẻ được phát hành), trong khi thẻ tín dụng quốc tế dù số lượng thẻ phát hành trong năm 2008 tăng đáng kể so với năm 2007 (tăng đến 102.6%) nhưng tỉ trọng thẻ tín dụng quốc tế phát hành năm 2008 vẫn còn thấp, chỉ chiếm có 8% số lượng thẻ phát hành trong năm
BẢNG 2.2: SỐ LƯỢNG THẺ PHÁT HÀNH PHÂN THEO KHU VỰC
SL thẻ Tỉ trọng SL thẻ Tỉ trọng
Miền Trung và Cao Nguyên 15.185 12.1% 25.889 13%
Thành phố Hồ Chí Minh 82.577 66.8% 129.442 65%
Miền Đông Nam Bộ 1.757 1.4% 3.983 2% Đồng Bằng Sông Cửu Long 10.416 8.3% 17.923 9%
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Trong tổng số lượng thẻ phát hành năm 2008, thì khu vực thành phố Hồ Chí Minh vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trên toàn hệ thống (65%), thể hiện sự phát triển, dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp cận phương thức thanh toán tiên tiến tại đây Nếu tính theo khu vực: Sở Giao Dịch 1 chiếm cao nhất trên khu vực, tiếp đến là chi nhánh
Chợ Lớn, Tân Định, Tôn Thất Đạm
Số lượng thẻ khu vực miền Bắc chiếm tỷ trọng 12% trên toàn hệ thống, Chi nhánh Hà Nội hoạt động hiệu quả nhất so với các Chi nhánh khác
Số lượng thẻ khu vực miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ trọng thấp vì đây là 2 địa bàn có số lượng điểm giao dịch còn ít
2.2.2.2 Doanh số sử dụng thẻ
BẢNG 2.3: DOANH SỐ SỬ DỤNG THẺ EXIMBANK NĂM 2008
Th ự c hi ệ n Tích l ũ y T ỷ tr ọ ng T ă ng/gi ả m % Doanh s ố s ử d ụ ng th ẻ Eximbank 319.46 3,277.19 100% 1,104.65 51%
+ Th ẻ n ộ i đạ i (t ạ i ATM liên minh) 90.05 917.66 28% 362.28 65%
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Trong năm 2008, doanh số sử dụng thẻ tăng 51% (tương đương 1,104.65 tỷ đồng) so với năm 2007 Trong đó, tăng đáng kể là tốc độ tăng doanh số sử dụng thẻ Eximbank trong nước 61% (tương đương 401.20 tỷđồng) nhờ vào các chương trình kích thích tiêu dùng vào các tháng cuối năm 2008 như “Giải thưởng lớn dành tặng chủ thẻ Eximbank”
2.2.2.3 Hoạt động thanh toán thẻ
BẢNG 2.4: MẠNG LƯỚI ĐIỂM CHẤP NHẬN THẺ
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Trong năm 2008, sốĐVCNT được tìm kiếm mới là 88 đơn vị, lắp mới thêm
229 máy POS trong khi máy ATM Eximbank đã lắp đặt và đưa vào hoạt động tăng thêm 44 máy so với năm 2007 Tuy nhiên, số lượng máy ATM lá 74 máy trên toàn hệ thống đến 31/12/2008 là quá ít
BẢNG 2.5: SỐ LƯỢNG ĐVCNT NĂM 2008
2007 T.12/2008 So tháng tr ướ c So đầ u n ă m Khu v ự c
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
BẢNG 2.6: DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA EXIMBANK NĂM 2008
T.12/2008 So tháng tr ướ c So cùng k ỳ
Tích l ũ y T ỷ tr ọ ng t ă ng/ gi ả m
1.1.1 Thanh toán th ẻ do TCTD khác phát hành
1.2.1 Thanh toán th ẻ do TCTD khác phát hành
-Th ẻ n ộ i đị a (th ẻ liên minh)
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Doanh số thanh toán thẻ trong tháng 12/2008 tăng 20% (tương đương 38.24 tỷđồng) so với tháng trước, tác động bởi doanh số thanh toán tại ĐVCNT tăng 26%
(tương đương 14.44 tỷđồng), trong đó thanh toán thẻ của các ngân hàng phát hành trong nước đạt tốc độ tăng 52% (tương đương 6.34 tỷ đồng) do vào dịp mua sắm cuối năm
Trong năm 2008, doanh số thanh toán thẻ tăng 47% (tương đương 817.42 tỷ đồng) so với năm 2007 Trong đó, tăng đáng kể là tốc độ tăng doanh số tại máy ATM 54% (tương đương 651.52 tỷđồng)
BẢNG 2.7: DOANH SỐ HOẠT ĐỘNG THẺ EXIMBANK NĂM 2008
N ă m 2007 T.12/2008 So tháng tr ướ c So cùng k ỳ
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Trên nền tảng tăng trưởng các loại doanh số thanh toán và doanh số sử dụng thẻ Eximbank, doanh số hoạt động thẻ Eximbank trong năm 2008 tăng 52% (tương đương 1,419.43 tỷđồng) so với năm 2007
PHÂN TÍCH CÁC Y Ế U T Ố Ả NH H ƯỞ NG ĐẾ N CHI Ế N L ƯỢ C PHÁT TRI Ể N TH Ị PH Ầ N TH Ẻ TÍN D Ụ NG C Ủ A EXIMBANK
Nh ữ ng nhân t ố bên trong
2.3.1.1 Yếu tố nguồn nhân lực
Hoạt động kinh doanh thẻ hiện tại ở Eximbank theo mô hình: Phòng Quản lý thẻ Hội sở ban hành quy chế, quy trình phát hành thanh toán thẻ, mẫu biểu, hướng dẫn nghiệp vụ cho các chi nhánh trong hệ thống; đồng thời và thực hiện các chương trình khuyến mãi và phổ biến đến toàn hệ thống Hiện tại nhân sự tại Phòng Quản lý thẻ Hội sở là 48 nhân sự phụ trách chung cho toàn hệ thống Tại các chi nhánh chỉ có Sở giao dịch 1 là có nhân viên chuyên cho hoạt động kinh doanh thẻ, còn tại các Chi nhánh khác hầu như không có nhân viên kinh doanh, chỉ có nhân viên phụ trách nhập liệu hồ sơ thẻ, kế toán thẻ Các Giám đốc tại các chi nhánh không mặn mà vể chỉ tiêu thẻ nên việc phát triển thẻ chủ yếu tại Sở giao dịch 1 của Eximbank Tổng số nhân sự của Phòng kinh doanh thẻ - Sở giao dịch 1 hiện tại là 44 nhân sự có độ tuổi trung bình 28 tuổi Đây là một đội ngũ nhân viên có trình độ, trẻ, năng động và nhiệt quyết
2.3.1.2 Khả năng sẵn sàng của hệ thống đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng
Trong điều kiện chi phí đầu tư thiết đặt cho một máy ATM khá lớn thì chi phí lắp đặt máy POS ít tốn kém hơn, do đó các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang thực hiện chính sách lắp đặt máy POS miễn phí cho các đơn vị chấp nhận thẻ Thực tế ngân hàng nào đủ khả năng mang lại sự sẵn sàng cho người sử dụng (số lượng, địa điểm đặt máy, mức độ bao phủ thị trường) thì ngân hàng đó sẽ chiếm ưu thế trên thị trường (Prager, 2001) Đặc trưng của thẻ tín dụng là sự mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong việc mua sắm hàng hóa dịch vụ, Việt Nam trong điều kiện hiện nay số lượng đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng không rộng rãi do đó đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng để khách hàng quyết định sử dụng thẻ
Tổng số lượng Đơn vị chấp nhận thẻ của Eximbank tính đến cuối năm 2008 là 1,091 đơn vị tăng 9% so với năm 2007, tổng số máy POS được lắp đặt là 1,744 máy, ATM là 204 máy
BẢNG 2.8 SỐ LƯỢNG MÁY POS VÀ MÁY ATM CỦA MỘT SỐ
NGÂN HÀNG LẮP ĐẶT TRONG NĂM 2008
VCB Agribank Vietinbank ACB Eximbank Techcombank
(nguồn: Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2008)
2.3.1.3 Chính sách Marketing của đơn vị phát hành thẻ
Do đặc trưng của thẻ tín dụng là một hình thức cho vay dựa trên cơ sở thẩm định tín dụng khách hàng cho nên loại thẻ này cũng “kén chọn” khách hàng Do đó chính sách Marketing để hiệu quả của nó đến đúng đối tượng khách hàng cần phải phù hợp và chắc chắn vừa giúp ngân hàng mở rộng thị phần, giúp cho người dân có một cái nhìn và sự hiểu biết toàn diện về loại hình dịch vụ này
Hoạt động marketing về dịch vụ thẻ của Eximbank rất hạn chế, hầu như chưa được chú trọng Đội ngũ tiếp thị chưa được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về marketing chỉ làm việc theo kinh nghiệm nên tính chuyên nghiệp chưa cao
Với đặc trưng là loại công nghệ mới, tiện ích nổi bậc mà người sử dụng thẻ có được đó là sự tiện lợi và linh hoạt nhất là khi đi du lịch hay công tác ở nước ngoài Thẻ tín dụng như Visa hay MasterCard và trong phạm vi nhỏ hơn là thẻ Amex và Dinner’s được chấp nhận trên toàn thế giới Điều này có nghĩa là khi dự định ra nước ngoài, thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình
Ngoài ra ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay còn cung cấp các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền hàng hóa, thanh toán tiền điện, nước, bảo hiểm, chi lương… đã cho phép người sử dụng thuận tiện hơn trong việc sử dụng khi có nhu cầu liên quan phát sinh
Tuy nhiên, nhìn chung thì tiện ích thẻ tín dụng của Eximbank không cao, chỉ có những chức năng cơ bản là thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặt
Là các khoản chi phí phát sinh khi Chủ thẻ phải bỏ ra khi thực hiện phát hành hoặc giao dịch thẻ, theo biểu phí dịch vụ sử dụng thẻđược Tổ chức phát hành thẻ (Ngân hàng) qui định theo từng thời điểm cụ thể, ví dụ: phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí tài chính,…
Phí dịch vụ thẻ tín dụng của Eximbank hiện tại tương đối thấp so với các ngân hàng khác và có tính cạnh tranh cao
2.3.1.6 Yếu tố nghiên cứu phát triển sản phẩm
Từ khi bắt đầu chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Mastercar năm
2001 và thẻ tín dụng quốc tế Visa năm 2002 đến nay, sản phẩm thẻ tín dụng của Eximbank hầu như không thay đổi Đến cuối năm 2008, Eximbank mới phát hành thêm thẻ tín dụng doanh nhân Visa Business Sản phẩm thẻ tín dụng của Eximbank hiện nay chỉ có: thẻ tín dụng quốc tế Visa, thẻ tín dụng quốc tế MasterCard, thẻ tín dụng quốc tế Visa Business Điều này cho thấy Eximbank chưa chú trọng nhiều trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm thẻ mới
2.3.1.7 Yếu tố về mạng lưới phát triển thẻ
BẢNG 2.9 KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THẺ CỦA MỘT SỐ NGÂN
HÀNG TẠI VIỆT NAM NĂM 2008
STT Ngân hàng Kênh phân ph ố i s ả n ph ẩ m th ẻ
(Ngu ồ n: Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng c ủ a Eximbank)
Từ bảng 2.9 ta thấy có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành có kênh phân phối rộng khắp hơn Eximbank
2.3.1.8 Yếu tố quản lý chất lượng dịch vụ
Eximbank có được một hệ thống thẻ riêng biệt, đây là một lợi thế không nhỏ đối với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong hoạt động kinh doanh thẻ, tuy nhiên hệ thống này lâu lâu vẫn gặp sự cố ảnh huởng đến chất lượng phục vụ khách hàng Ngoài ra trong lĩnh vực kinh doanh phát hành thẻ, Eximbank cũng đã xây dựng được quy trình quy chế phát hành và thanh toán thẻ phù hợp với qui định của
Tổ chức thẻ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển kinh doanh thẻ
2.3.1.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng
1 Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có trình độ
2 Khả năng sẵn sàng của hệ thống thẻ
3 Hoạt động marketing còn yếu chưa sâu sát thị trường
5 Phí dịch vụ thẻ thấp và cạnh tranh 0.05 4 0.2
6 Mạng lưới kinh doanh thẻ 0.1 3 0.3
7 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
8 Có được môt hệ thống thẻ riêng biệt
9 Chính sách động viên, khen thưởng 0.05 1 0.05
Nh ữ ng nhân t ố bên ngoài
2.3.2.1 Yếu tố kinh tế (Thu nhập)
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua có tốc độ phát triển rất đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm đều tăng bình quân hơn 7% qua các năm
BẢNG 2.10 MỨC TĂNG TRƯỞNG GDP CẢ NƯỚC VÀ TP.HCM
BẢNG 2.11 THU NHẬP BÌNH QUÂN CẢ NƯỚC VÀ TP.HCM
Cả nước (USD) 489,9 552,9 637,3 722 833 1.024 TP.HCM (USD) 1.675 1.720 2.000 2.027 2.180 2.400 (Nguồn: Cục thống kê)
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, thu nhập hằng năm của người lao động cũng tăng theo qua các năm, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện hơn trước
Thu nhập của người dân là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng, thông thường những cá nhân và gia đình có thu nhập càng cao thì khả năng sử dụng thẻ càng nhiều (Kinsey, 1981) Việc sử dụng thẻ sẽ thuận tiện cho việc thanh toán các hóa đơn và những chi tiêu phát sinh trong cuộc sống (Barker và Sekerkaya, 1992) Theo Choi và De Vancy (1995), những người có thu nhập cao thường yêu cầu những dịch vụ kèm theo thẻ cao hơn
Mặt khác, trong điều kiện Việt Nam, việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ đã gây nên những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ tín dụng, nhất là thói quen thanh toán tiền mặt đã ăn sâu vào lối sống suy nghĩ người dân Việt Nam
2.3.2.2 Yếu tố Chính trị - luật pháp
Tình hình chính trị nước ta rất ổn định, Việt Nam là nước được coi là có nền chính trịổn định nhất trong khu vực Việt Nam cũng đã tổ chức thành công hội nghị APEC, là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc điều đó cho thấy vị thế của
Việt Nam trên chính trường quốc tếđược xem trọng
Thị trường thẻ là một thị trường khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai Amstrong và Craven (1993), Heck (1987) cho rằng, để một thị trường thẻ hoạt động được tốt, Chính phủ cần vạch ra một lộ trình hội nhập nhất định, theo đó, cần có những văn bản pháp quy cụ thể (như luật giao dịch, thanh toán điện tử, chữ ký điện tử…) nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Mặt khác, Chính phủ cũng cần có những chính sách, quy định việc bảo vệ an toàn của người tham gia như Ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ, chủ thẻ Nhà nước cần có quy định những ràng buộc giữa các bên liên quan đến những sai sót, vi phạm vô tình hoặc cố ý gây nên rủi ro cho chính bản thân người chủ thẻ hoặc các chủ thể khác, kể cả những quy định liên quan đến những tầng lớp dân cư không phải là chủ thẻ cũng có thể gây nên tổn thất, rủi ro cho ngân hàng như làm hỏng các trang thiết bị giao dịch tự động đặt tại nơi công cộng (White, 1998)
Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc kinh doanh thẻ là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và công nghệ của đơn vị cấp thẻ nói riêng (Amstrong và Craven, 1993) Những cải tiến về công nghệđã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó đã mang đến những thay đổi kì diệu của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như chuyển tiền nhanh, máy gửi – rút tiền tựđộng ATM, card điện tử, phone-banking, mobile-banking, internet banking (ngân hàng internet)
Việc lựa chọn giao dịch và mở thẻ đối với ngân hàng nào còn tùy thuộc rất lớn vào kỹ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng (Hayhoc và cộng sự, 2000)
Hiện nay, một vấn đề mà các ngân hàng tham gia dịch vụ thẻ tại thị trường
Việt Nam gặp phải là hệ thống chấp nhận thẻ (ATM và POS) còn chưa đủ lớn để khuyến khích các tầng lớp dân cư sử dụng thẻ trên diện rộng Ngoài ra, nhiều ngân hàng của chúng ta với quy mô kinh doanh không lớn nên gặp rất khó khăn trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ, các giải pháp phần mềm để triển khai hệ thống kinh doanh thẻ
2.3.2.4 Nhận thức vai trò của thẻ
Mối quan hệ giữa trình độ nhận thức vai trò của thẻ với việc quyết định sẽ sử dụng thẻ được khẳng định trong các nghiên cứu của Danes và Hira (1990), Barker và Sekerkaya (1992), Canner và Luckett (1992) Các tác giả này cho rằng, khi người dân có nhận thức và hiểu biết nhất định về vai trò của công nghệ mới nói chung và vai trò của thẻ tín dụng trong giao dịch nói riêng sẽ dễ dàng ra quyết định sử dụng thẻ Một yếu tố quan trọng giúp cho việc nhận thức vai trò của thẻ tín dụng là trình độ của người sử dụng
2.3.2.5 Thói quen sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng hoá nhỏ, bao cấp, tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc thanh toán trong dân cư với nhau phổ biến vẫn là bằng tiền mặt Thu nhập của dân cư nói chung còn ở mức thấp, những sản phẩm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của dân cư vẫn chủ yếu được mua sắm ở chợ “tự do” cộng với thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay không dễ nhanh chóng thay đổi Những người có thói quen sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn
Do thị trường thẻ là một thị trường rất tìm năng, mà đặc biệt là thị trường thẻ tín dụng nên hiện nay có nhiều Ngân hàng tham gia thị trường này với tìm lực mạnh, kinh nghiệm quản lý, hạ tầng công nghệ, hệ thống thẻđược đầu tư lớn, như: VCB, ACB, Sacombank,… Ngoài ra, việc tham gia thị trường thẻ của các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài (HSBC) đã đặt Eximbank nói riêng và các Ngân hàng trong nước nói chung trước một thách thức lớn
2.3.2.7 Khách hàng Đối với yếu tố khách hàng, luận văn thực hiện điều tra nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng thông qua việc áp dụng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ ATM của PGS.TS Lê Thế Giới và ThS Lê Văn Huy Một bảng câu hỏi được xây dựng thông qua thang đo lường thái độ (attitudes scales) bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để đo lường những nhân tố tác động, ý định và quyết định sử dụng thẻ tín dụng Địa bàn tiến hành thu thập dữ liệu là dân cư thuộc thành phố Hồ Chí Minh, người tham gia trả lời bảng câu hỏi có độ tuổi từ 18 trở lên Số bảng câu hỏi được phát ra là 210 Để khắc phục những hạn chế của khoảng cách và để tăng khả năng phản ứng, những bảng cấu trúc câu hỏi bằng tiếng Việt được gửi đến những người tham gia thông qua 2 cách:
- Bằng cách gửi kèm file trên thưđiện tử
- Bằng cách liên hệ trực tiếp
Sau khi nhận lại các phiếu thăm dò từ người được phỏng vấn đề tài sẽ kiểm tra để loại ra các phiếu không đạt yêu cầu do trả lời thiếu trên 20% câu hỏi hoặc do trả lời không đúng ý của câu hỏi
Phân tích nh ữ ng đ i ể m m ạ nh, đ i ể m y ế u trong ho ạ t độ ng kinh doanh th ẻ tín d ụ ng c ủ a Eximbank
thẻ tín dụng của Eximbank
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình
- Eximbank là một trong ba ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
- Eximbank đang sở hữu một hệ thống quản lý thẻ và hệ thống ATM riêng biệt
- Sản phẩm thẻ của Eximbank còn giới hạn, chưa được đa dạng hóa, tính năng của các sản phẩm thẻ cũng chỉ ở mức độ cơ bản
- Số lượng máy ATM của Eximbank còn quá ít, mất khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác
- Các loại hình giao dịch trên máy ATM còn ít và nghèo nàn, đơn sơ
- Hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm thẻ của Eximbank còn rất ít
- Thẻ Eximbank chưa có chính sách hấp dẫn thực sự đối với khách hàng, hiếm khi có chương trình khuyến mãi cho khách hàng là ĐVCNT cũng như chủ thẻ
- Eximbank chỉ chấp nhận thanh toán thẻ Visa Card và MasterCard, chưa được bổ sung thêm thẻ Amex và JCB nên Eximbank hầu như không có ưu thế trong việc cạnh tranh tiếp thịĐVCNT với các đối thủ cạnh tranh khác
- Số lượng khách hàng Doanh nghiệp hiện tại của Eximbank là những khách hàng lớn, uy tín là nguồn khách hàng tiềm năng cho việc phát triển thẻ
- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của người dân ngày càng cao
- Gia nhập WTO là điều kiện tốt để phát triển thị trường thẻ
- Được sự quan tâm của nhà nước trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ
- Tình hình chính trị Việt Nam ổn định
- Ngân hàng khác liên tục thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để nâng cao hình ảnh thẻ
- Các Ngân hàng khác có nhiều hình thức khuyến mãi, linh hoạt miễn giảm phí chi lương, phí phát hành và phí chấp nhận thẻ tại đơn vị Điều này gây nhiều khó khăn cho Eximbank trong việc tiếp thị khách hàng
- Các ngân hàng khác luôn đưa ra những sản phẩm thẻ mới với nhiều tính năng và tiện ích hơn
- Dưới áp lực cạnh tranh, các ngân hàng luôn có những chếđộ khen thưởng ĐVCNT rất cụ thể và hấp dẫn Do vậy, nguy cơ Eximbank mất ĐVCNT hiện tại rất cao
- Các ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Hông Kông Thượng Hải (HSBC), Standard Chartered (SCB)) dần dần đẩy mạnh nghiệp vụ thẻ Đặt biệt trong lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế với điệu kiện rất đơn giản và thuận lợi
2.3.4.5 Ma trận SWOT - đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Eximbank
Ma trận này kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ ma trận các yếu tố bên ngoài và ma trận các yếu tố bên trong
1 Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển
2 Nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng cao
3 Gia nhập WTO là điều kiện tốt để phát triển thị trường thẻ
4 Được sự quan tâm của nhà nước trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ
5 Tình hình chính trị ổn định
1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt Nhất là có sự tham gia của Ngân hàng nước ngoài
2 Hệ thống pháp lý trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ chưa hoàn chỉnh
3 Nhu cầu về chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng cao
4 Nhận thức của người dân về vai trò thanh toán thẻ thấp
1 Là một trong ba Ngân những ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
2 Có một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt quyết, năng động, có trình độ chuyên môn cao
3.Có một hệ thống vận hành và quản lý thẻ riêng
- Tăng cường công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
- Nâng cao công tác quản lý dịch vụ thẻ, tăng khả năng sẵn sàng của hệ thống thẻ (phát triển ĐVCNT, máy ATM)
- Duy trì nâng cao chất lượng dịch vụ
- Đầu tư nghiên cứu phát triển những sản phẩm khác biệt tích hợp nhiều tính năng biệt
1 Sản phẩm thẻ chưa đa dạng hóa, nghèo nàn về tính năng
2 Hoạt động Marketing yếu kém
3 Chính sách động viên, khen thưởng chưa phát huy các tác dụng
- Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ thẻ
- Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tích hợp nhiều tiện ích và đa dạng hóa sản phẩm thẻ tín dụng
- Tăng cường mở rộng mạng lưới kinh doanh thẻ
- Tăng cường công tác quảng báo khuyến mãi sản phẩm dịch vụ thẻ
- Tái cấu trúc lại cơ cấu đào tạo trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để đối phó với đối thủ cạnh tranh
Dựa vào việc phân tích trên, Eximbank có thể đưa ra các giải pháp phát triển thị phần thẻ của mình căn cứ theo sự kết hợp giữa S/O, S/T, W/O, W/T
Chương 2 đã phân tích được tình hình phát hành, thanh toán thẻ tại Việt Nam hiện nay và thực trang thị phần thẻ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); chỉ ra và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thị phần thẻ tín dụng của Eximbank Ngoài ra, chương 2 cũng phân tích và chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Eximbank Từđó làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp phát triển thị phần thẻ tín dụng của Eximbank ở chương 3 của luận văn
CH ƯƠ NG III: M Ộ T S Ố GI Ả I PHÁP NH Ằ M ĐẨ Y M Ạ NH PHÁT TRI Ể N TH Ị PH Ầ N TH Ẻ TÍN D Ụ NG
Bắt nhịp với xu thế hội nhập, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hoá ngân hàng, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang không ngừng đầu tư trang thiết bị, tăng tiện ích và quảng bá tính năng mới của thẻ Đặc biệt không ngừng đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với việc phát hành thẻ và thanh toán thẻ như giảm phí phát hành và giảm số dư tối thiểu khi phát hành, thủ tục phát hành ngày càng đơn giản
Thực tế cho thấy, việc sử dụng thẻđã đem lại cho khách hàng rất nhiều tiện lợi như giảm nhu cầu nắm giữ, vận chuyển tiền mặt, bên cạnh đó nhu cầu dịch vụ thẻ còn tạo điều kiện cho khách hàng giảm chi phí thanh toán tiền điện, cước phí điện thoại, thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet
Thị trường thẻ ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho NHTM mở rộng hoạt động thanh toán và hơn nữa còn góp phần mở rộng huy động vốn, tăng cường các hoạt động tín dụng Một lợi ích mở rộng kênh huy động vốn cho NHTM khi khách hàng phát hành thẻ tín dụng phát hành theo hình thức ký quỹđều phải được duy trì thường xuyên, bên cạnh đó ngân hàng còn thu được phí khi khách hàng thực hiện thanh toán Ngoài ra, đối với thẻ tín dụng, khách hàng còn phải trả lãi vay khi thấu chi Các ngành dịch vụ như du lịch, thương mại sẽ tăng doanh thu, hoạt động thẻ vốn gắn liền với sự phát triển của các ngành dịch vụ cũng có nhiều cơ hội để nâng cao doanh số giao dịch thẻ và tiếp cận được các công nghệ mới về thẻ Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO, sẽ có thêm nhiều NH nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam tạo cơ hội cho các NH Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới về dịch vụ tài chính ngân hàng.
Cùng với tiến trình hội nhập là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường ngân hàng nói chung cũng như thị trường thẻ nói riêng Đặc biệt với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đòi hỏi mỗi ngân hàng trong nước phải có nỗ lực rất lớn, chuẩn bị hành trang mới có thể giữ vững được mảng thị trường hiện có và tiếp tục phát triển trong tương lai Sự cạnh tranh găy gắt thể hiện trên rất nhiều mặt như phí sử dụng dịch vụ, những tiện ích gia tăng trên thẻ, công tác chăm sóc khách hàng của các ngân hàng nước ngoài Ngoài ra các Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phát triển mạng lưới ATM, POS.
ĐỊ NH H ƯỚ NG HO Ạ T ĐỘ NG KINH DOANH TH Ẻ
Đị nh h ướ ng ho ạ t độ ng kinh doanh th ẻ t ạ i Eximbank
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ: Eximbank cần không ngường hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thẻ hoạt động ổn định; đảm bảo thời gian rà soát, khiếu nại của khách hàng theo qui định, chính xác và nhanh chóng; tiếp tục gia tăng các tiện ích khác trên hệ thống máy ATM như: thanh toán hóa đơn, chuyển khoản,…; trung mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ; bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống máy ATM nhằm nâng cao chất lượng máy ATM, đảm bảo hệ thống ATM vận hành thông suốt; tăng cường hệ thống quản lý ATM để khắc phục kịp thời sự cố kỹ thuật, cũng như tiếp quỹ kịp thời, giảm thiểu thời gian máy ATM hết tiền
- Tích cực hợp tác, liên kết với các thành viên khác để cùng phát triển:
Eximbank cần tích cực hợp tác liên kết với các ngân hàng khác nhằm tận dụng một cách tốt nhất co sở hạ tầng kỹ thuật của nhau; chia sẽ thông tin quản lý rủi ro, kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu
- Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị hoạt động thẻ: Eximbank cần tăng cường công tác quảng cáo, quảng báo hoạt động kinh doanh thẻ để nâng cao hình ảnh trên thị trường thẻ
- Nâng cao tiện ích, an toàn và bảo mật cho hoạt động thanh toán thẻ
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên kinh doanh thẻ: Eximbank cần tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, về nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo; Kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của mình.
Đị nh h ướ ng ho ạ t độ ng c ủ a H ộ i th ẻ trong th ờ i gian t ớ i
Dựđoán tình hình hoạt động của Thị trường thẻ những năm tới, để hoạt động của Hội ngày càng hiệu quả, thúc đẩy vai trò hợp tác giữa các NH thành viên, Hội thẻđề ra phương hướng hành động thời gian tới như sau:
3.1.2.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thẻ
Mục tiêu hàng đầu của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam là kêu gọi các Ngân hàng thành viên tập trung nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ như: nâng cao chất lượng hoạt động máy ATM, nâng cao tiện ích sử dụng thẻ, để mang đến cho khách hàng sản phẩm dịch vụ và chất lượng tốt nhất có thể, thể hiện qua các hành động cụ thể như:
- Mỗi trung tâm thẻ cần lập đường dây nóng và công bố công khai cho khách hàng biết sốđiện thoại để kịp thời trả lời các thắc mắc của khách hàng khi có sự cố phát sinh
- Đảm bảo thời gian rà soát, khiếu nại của khách hàng theo qui định
- Tiếp tục gia tăng các tiện ích khác trên hệ thống máy ATM như: thanh toán hóa đơn, chuyển khoản,…
- Các Ngân hàng tập trung mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt
- Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống máy ATM nhằm nâng cao chất lượng máy ATM, đảm bảo hệ thống ATM vận hành thông suốt
- Tăng cường hệ thống quản lý ATM để khắc phục kịp thời sự cố kỹ thuật, cũng như tiếp quỹ kịp thời, giảm thiểu thời gian máy ATM hết tiền
3.1.2.2 Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các NH thành viên để cùng phát triển
- Xây dựng các quy định chung về hoạt động thẻ như xây dựng chính sách phí phù hợp với khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT); chính sách thu và chia sẻ phí giữa các tổ chức phát hành, thanh toán và cung ứng dịch vụ, quy trình giải quyết tra soát khiếu nại liên mạng; chính sách phát triển đơn vị chấp nhận thẻ hợp lý tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay giữa các ngân hàng khiến sự phát triển hệ thống ĐVCNT vừa khó khăn vừa tốn kém
- Để phát triển đa dạng hóa sản phẩm, nhằm cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm mới gia nhập thị trường Việt Nam, các Ngân hàng thành viên cần liên kết và hỗ trợ nhau phát triển sản phẩm mới
- Tăng cường chia sẻ thông tin về quản lý rủi ro, chia sẽ kinh nghiệm hoạt động và phát triển dịch vụ
- Đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ ATM, POS Để phát triển hoạt động thanh toán thẻđòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ thanh toán hiện đại, an toàn và nhanh chóng Vì vậy đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tưđồng bộ mà không phải ngân hàng nào cũng dễ dàng thực hiện được Chính vì vậy mà việc liên kết của các NHTM nhỏ với những ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ là điều kiện rất tốt để phát triển hệ thống thanh toán thẻở Việt Nam, các ngân hàng sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống ATM sẵn có, việc phát triển hoạt động ATM sẽ nhanh chóng và giảm thiểu được chi phí cho các ngân hàng được lợi từ hệ thống khách hàng đối tác, ngược lại ngân hàng đối tác sẽ tận dụng được công nghệ và hệ thống máy ATM sẵn có Sự liên kết giữa các ngân hàng có một ý nghĩa hết sức to lớn và là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thị trường thẻ Việt Nam bởi lẽ nó tạo ra một cộng đồng đông đảo các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán, phát hành thẻ, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tạo nền tảng xây dựng chuẩn mực chung về kỹ thuật để từ đó tạo ra tiện ích có giá trị ngày một cao cho người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
3.1.2.3 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để quảng bá hoạt động thẻ
Hội thẻ chủđộng và tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí như Đài truyền hình, một số báo lớn nhằm thông tin về hoạt động thẻ của các ngân hàng cũng như những khó khăn và vướng mắc trong quá trình hoạt động thẻ để báo chí hiểu đúng, đầy đủ và rõ ràng về tình hình hoạt động thẻ hiện nay, từ đó có thể có tiếng nói khách quan, giúp dư luận hiểu và đồng tình với chủ trương, chính sách hoạt động của các ngân hàng nói riêng và Hội thẻ nói chung Đồng thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Hội thẻ thực hiện quảng bá về các tiện ích của dịch vụ thẻ đến sâu rộng các tầng lớp dân cư, nhằm từng bước xã hội hóa dịch vụ thẻ Hội thẻ nên phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức về thẻ, góp phần nâng cao sự hiểu biết của công chúng về quản lý, bảo mật và sử dụng thẻ an toàn Để khắc phục tình trạng như trong thời gian qua, việc một số tờ báo phản ảnh không toàn diện về việc thu phí giao dịch trên ATM, cũng như các sự cố xảy ra khi thực hiện giao dịch trên ATM đã tạo ra những dư luận không có lợi cho việc phát triển thị trường thẻ Việt Nam, Hội thẻ nên có kế hoạch tổ chức họp báo để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác cho các cơ quan ngôn luận nhằm cổđộng xu hướng hạn chế dùng tiền mặt trong thanh toán theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
3.1.2.4 Nâng cao tiện ích và sự an toàn, bảo mật khi sử dụng thẻ
Thực hiện đồng bộ đề án sử dụng Thẻ chip điện tử thay thế Thẻ từđể giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về Thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả Thẻ Đồng thời nâng cao hơn nữa các tiện ích của thẻ ATM thanh toán tại Đơn vị chấp nhận Thẻ, thanh toán tại máy ATM, bán các Thẻ cào trả trước, thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau,…
Nhanh chóng lắp đặt Camera tại các máy ATM để theo dõi được các giao dịch của khách hàng, tránh tình trạng chủ Thẻ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền trong tài khoản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại đối với việc quản lý rủi ro thẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế mở rộng, tội phạm thẻ gia tăng
3.1.2.5 Hỗ trợ về mặt đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NH thành viên
Tiếp tục tăng cường tổ chức các khoá đào tạo, về nội dung: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo; Kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại Giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới thẻ mới của các nước Kết hợp với các cuộc hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia Thẻ của nước ngoài và trong nước có kinh nghiệm Hội thẻ cũng chú trọng đến các kiến nghị của NH tổ chức các đoàn thực tập dài ngày tại các NH nước ngoài cho các cán bộ của các NH thành viên nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước
3.1.2.6 Phát triển hội viên mới
Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiến hành mở cửa lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình 7 năm, theo đó ngành Ngân hàng đã có những bước thay đổi cơ bản từ việc các Ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vốn vào các ngân hàng TMCP từ giữa năm 2006 đến việc cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài và được cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ ngày 01/04/2007
Trước tình hình đó, Hội thẻ nên chủ trương đa dạng hóa thành phần hội viên, sẵn sang kết nạp hội viên mới là các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và các ngân hàng TMCP mới thành lập nhằm tạo ra sự liên kết vững chắc giữa các ngân hàng tham gia kinh doanh dịch vụ thẻ, tận dụng được lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm của nhau, tăng cường phối hợp phòng chống tội phạm thẻ nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho các ngân hàng thành viên và cho chủ thẻ
3.1.2.7 Tăng cường hợp tác liên ngành
Phát triển dịch vụ thẻ không chỉ đem lại lợi ích cho ngân hàng mà cho toàn xã hội, do đó, trong thời gian tới Hội thẻ nên tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan Nhà nước (NHNN, các bộ ban ngành liên quan như: Bộ công thương để phát triển thương mại điện tử bổ sung các giá trị gia tăng trên thẻ; với Interpol để hỗ trợ điều tra và phòng chống giả mạo thẻ…), Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức thẻ quốc tế và các cơ quan thông tấn báo chí để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẻ ngày càng phát triển.
M Ộ T S Ố GI Ả I PHÁP ĐẨ Y M Ạ NH PHÁT TRI Ể N TH Ị PH Ầ N TH Ẻ TÍN D Ụ NG T Ạ I EXIMBANK
Th ự c hi ệ n chính sách Marketing hi ệ u qu ả
Bên cạnh việc giới thiệu quảng cáo sản phẩm thẻ tín dụng trên báo, đài, Eximbank cần đẩy mạnh việc tiếp thị đến đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu như du học, doanh nhân thường đi công tác nước ngoài,… hay cần tiếp cận các khách hàng có mức thu nhập cao và ổn định,… đa dạng hóa các hình thức đảm bảo, cũng như cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở tín chấp cho khách hàng có uy tín, địa vị…
Bên cạnh đó, thông qua việc quảng cáo Eximbank sẽ nâng cao được hình ảnh của mình Chúng ta thấy hiện nay một thực tế số người có đủđiều kiện sử dụng sản phẩm tài chính cao cấp, tiện ích này song thói quen của người Việt Nam không thanh toán qua ngân hàng là lực cản đầu tiên, tuy nhiên rất nhiều người không hiểu hoặc không biết gì về thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ
T ă ng c ườ ng kh ả n ă ng s ẵ n sàng c ủ a h ệ th ố ng, t ă ng c ườ ng ti ệ n ích đơ n v ị
Sốđiểm chấp nhận thẻ hiện tại là một trở ngại lớn đối với người sử dụng Do đó để phát triển thị trường thẻ tín dụng, một mặt mở rộng hơn nữa địa điểm chấp nhận thẻ của mình, Eximbank cần liên kết với các Ngân hàng khác khai thác cùng một thị phần còn bỏ ngõ, tránh sự trùng lập
Dĩ nhiên khi một đơn vị chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế thì nó sẽ chấp nhận bất cứ thẻ tín dụng quốc tế nào được phát hành bởi bất kì ngân hàng phát hành nào, thay vì nhiều máy POS của nhiều ngân hàng khác nhau tập trung cùng một chỗ thì các ngân hàng phân tán tìm những địa điểm mới vừa tăng thị phần vừa khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ.
Gia t ă ng ti ệ n ích s ử d ụ ng th ẻ cho khách hàng
Hiện nay thẻ tín dụng được dùng chủ yếu cho thanh toán các tiền mua hàng hóa dịch vụ, rút tiền bản chất là không đổi nhưng Eximbank cần tạo nên sự đổi mới khuyến khích khách hàng dùng thẻ
Chẳng hạn, Eximbank có thể liên kết với các ĐVCNT để thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu cho những khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng nhằm khuyến khích nhiều người sử dụng thẻ tín dụng hơn Đặc biệt trong thời buổi thương mại điện tửđã phát triển mạnh mẽ hiện nay, Khách hàng sẽ rất sẵn sàng sử dụng thẻ tín dụng khi được ngồi ở nhà thực hiện các giao dịch mua bán các hàng hóa từ đơn giản như mua vé xem phim, xem kịch, mua sách đến các giao dịch giá trị cao như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán do các công ty cung cấp Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam.
Đ ào t ạ o, nâng cao trình độ nghi ệ p v ụ c ủ a nhân viên
Nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh của chính mình Eximbank cần đặt biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ ở đây không đơn thuần chỉ là nghiệp vụ chuyên môn về thẻ mà còn các nghiệp vụ liên quan khác, như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng marketing,…
Với thói quen sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt của người dân
Việt Nam, thẻ tín dụng còn là một phương thức thanh toán còn mới lạ Đa số các khách hàng không hiểu hoặc hiểu không rõ về phương thức thanh toán này, vì họ không có điều kiện tiếp cận nghiệp vụ chuyên môn về thẻ như đội ngũ nhân viên của Ngân hàng
Vì vậy, nhân viên Ngân hàng phải đặt biệt lưu ý và giải thích rõ ràng phương thức, cách thức sử dụng cho khách hàng, nhất là những trường hợp có phát sinh khiếu nại tranh chấp.
Đầ u t ư l ắ p đặ t máy ATM nhi ề u h ơ n
Bên cạnh việc tăng cường phát triển các Đơn vị chấp nhận thẻ, Eximbank cần đầu tư lắp đặt nhiều máy ATM hơn để nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình, vì có thể hiểu máy ATM cũng là một Đơn vị chấp nhận thẻ của Ngân hàng
Số lượng máy ATM của Eximbank còn quá ít, đến cuối năm 2008 chỉ có 204 máy ATM, Eximbank cần đầu tư nhiều hơn nữa trong việc lắp thêm máy ATM vì người dân Việt Nam hiện vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán Đồng thời, Eximbank cần xem xét khả năng gia tăng các loại hình dịch vụ trên máy ATM (nộp tiền trên máy ATM, thanh toán hóa đơn,…) chứ không chỉ có rút tiền mặt
Eximbank c ầ n nâng cao công tác qu ả n lý ch ấ t l ượ ng d ị ch v ụ th ẻ , có chính sách khuy ế n mãi h ấ p d ẫ n
Ngoài việc thường xuyên đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngủ nhân viên, Eximbank cần chú trọng công tác bảo trì nâng cấp hệ thống thường xuyên nhằm bảo đảm hệ thống vận hành tốt, không gặp sự cố Eximbank có một lợi thế rất đáng kể là có được một hệ thống thẻ riêng biệt, nên cần tập trung phát huy ưu thế này để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng
Eximbank cần thường xuyên thực hiện kết hợp với Đơn vị thực hiện chương trình sử dụng thẻ tín dụng mua hàng tại Đơn vị được tính điểm, trúng thưởng,… hay miễn phí phát hành phí thường niên năm đầu tiên cho khách hàng phát hành thẻ để kích thích khách hàng mở thẻ tại Eximbank
Chính sách khuyến mãi là cần thiết để góp phần nâng cao thị phần thẻ, tuy nhiên Eximbank cần chú ý nâng cao công tác quản lý chất lượng dịch vụ thẻ Đây là yếu tố then chốt để giữ chân khách hàng, không một khách hàng chấp nhận sử dụng một dịch vụ kém chỉđểđược hưởng chính sách khuyến mãi miễn phí thường niên.
Eximbank c ầ n liên k ế t v ớ i các Ngân hàng khác trong vi ệ c k ế t n ố i các
Trong thời buổi hội nhập kinh tế, các ngân hàng nước ngoài với qui mô lớn, kinh nghiệm phát triển hơn Eximbank cũng như các ngân hàng nội địa khách hàng trăm năm bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ thì việc các Ngân hàng liên kết lại với nhau nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau như một yếu tố sống còn trong hoạt động kinh doanh thẻ
Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể trao đổi thông tin tín dụng của khách hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng
Đ a d ạ ng hóa s ả n ph ẩ m th ẻ tín d ụ ng
Eximbank hiện nay chỉ có thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard, chưa có thẻ tín dụng nội địa hay những sản phẩm thẻ mang một đặc trưng nhất định (lady card, doctor card,…) Eximbank cần liên kết với các công ty, đơn vị khác để phát hành thẻ đồng thương hiệu, nhằm tận dụng nguồn khách hàng có sẵn của nhau và tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng thẻ mua hàng hóa dịch vụ Eximbank chính thức phát hành thẻ đồng thương hiệu từ cuối năm 2009, để đa dạng hoá sản phẩm thẻ của mình và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, Eximbank cần tích cực hơn nữa trong việc liên kết với các công ty đơn vị khách phát hành thẻđồng thương hiệu Sản phẩm thẻ tín dụng của Eximbank rất nghèo nàn với những tính năng cơ bản, vì vậy để nâng cao thị phần thẻ tín dụng Eximbank cần tích cực đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới với nhiều tính năng được tích hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm thẻ tín dụng của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng Để phát triển thị trường thẻ Việt Nam nói chung và thị trường thẻ tín dụng tại
Việt Nam nói riêng, thì không thể một Ngân hàng nào có thể tự mình phát triển mà phải đòi hỏi tất cả các thành viên Ngân hàng cùng chung tay chung sức thúc đẩy thị trường thẻ phát triển mà điển hình chính là hoạt động của Hội thẻ Việt Nam.
KI Ế N NGH Ị , ĐỀ XU Ấ T V Ớ I CÁC C Ơ QUAN QU Ả N LÝ
Ki ế n ngh ị v ớ i Chính ph ủ
- Chỉ đạo các Bộ, Ngành cung ứng dịch vụ như Bưu chính viễn thông, Điện lực… tích cực phối hợp với Ngành NH để đẩy mạnh việc chấp nhận Thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
- Quy định việc trả lương các Cơ quan doanh nghiệp nhà nước qua tài khoản Thẻ.
Ki ế n ngh ị đố i v ớ i Ngân hàng Nhà n ướ c (NHNN)
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ Thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán Thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra
- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ Thẻđể các Ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung
- Xây dựng hệ thống Thông tin tín dụng cá nhân, để các Ngân hàng có được những thông tin về chủ Thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành Thẻ tín dụng
- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác; Đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Thị trường Thẻ Ngân hàng Việt Nam có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở Với sự quan tâm của NHNN và các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của các Ngân hàng thành viên Hội thẻ, chắc chắn hoạt động Thẻ sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các Ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.
Đố i v ớ i Hi ệ p h ộ i Ngân hàng Vi ệ t Nam
- Hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về việc thu và chia sẻ phí ATM, POS và đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan, vì vậy Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam kiến nghị Hiệp hội ngân hàng làm việc với Ngân hàng nhà nước để cho phép các Ngân hàng thương mại được thu phí nội mạng nhằm bù đắp một phần chi phí và có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ thẻ
- Có tiến nói để các Ngân hàng thành viên Hội thẻ cũng chính là các hội viên của Hiệp hội chấp hành đúng thỏa thuận, quy ước đã cam kết, nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng
- Hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo, khảo sát, hội thảo cho các ngân hàng thành viên hội thẻ
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ Hiệp hội làm việc cho Hội thẻ lâu dài và ổn định và được tham gia các khóa đào tạo, học tập liên quan đến nghiệp vụ thẻđể nâng cao hơn chuyên môn phục vụ hoạt động Hội thẻ
Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng thị trường thẻ tín dụng của Eximbank, tìm hiểu những yếu tố tác động đến thị phần thẻ cùng những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Eximbank ở chương 2,
Chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển thị phần thẻ tín dụng tại Eximbank Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam nhằm hỗ trợ Eximbank nói riêng và các tổ chức phát hành thẻ tín dụng khác nói chung trong hoạt động kinh doanh thời gian tới
Trong bối cảnh hiện tại, nếu muốn phát triển thị phần thẻ một cách bền vững và hiệu quả thì Eximbank cần phải thực hiện chính sách Marketing hiệu quả, tăng cường khả năng sẵn sàng của hệ thống, tăng cường tiện ích đơn vị chấp nhận thẻ, đầu tư lắp đặt nhiều máy ATM, gia tăng tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng, đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụđể tăng khả năng cạnh tranh của chính mình
Ngoài ra, Eximbank cần có chính sách khuyến mãi hấp dẫn, liên kết với các công ty, đơn vị khác để phát hành thẻ đồng thương hiệu, nhằm tận dụng nguồn khách hàng có sẵn của nhau và tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng thẻ mua hàng hóa dịch vụ; liên kết với các Ngân hàng khác trong việc kết nối các hệ thống lại với nhau nhằm tận dụng tốt nhất cơ sở hạ tầng (máy ATM, máy POS,…) của các Ngân hàng và đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm thẻ tín dụng của mình
Bên cạnh đó, các Cơ quan quản lý cần phải có những điều chỉnh trong quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng đảm bảo quản lý thống nhất hoạt động của thị trường thẻ, một mặt khuyến khích các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ phát hành thanh toán thẻ, mặt khác bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ
Cần hình thành mạng lưới cung cấp hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ, tăng cường đầu tư trang bị phương tiện cho thanh toán thẻ như các máy ATM, thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng tại các nơi bán hàng như trung tâm bán hàng và hệ thống siêu thị trên cả nước, nhanh chóng thực hiện kết nối hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu việc sử dụng thẻ thanh toán đối với hoạt động chi tiêu tại một số cơ quan Chính phủ như việc mua sắm hàng hoá, thiết bị phục vụ cho công việc hàng ngày, cũng nhưđi công tác, chi tiêu ngoài lãnh thổ quốc gia
Một điều rất quan trọng nữa là, cần phải hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong toàn xã hội như việc Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước trả lương qua thẻ vừa qua Biện pháp được coi là hữu hiệu nhất là cho phép tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thu phí rút tiền mặt từ tài khoản vãng lai Đồng thời, được phép thoả thuận với khách hàng về việc thông báo trước khi có nhu cầu rút tiền mặt với khối lượng lớn Quy định tồn quỹ tại các Doanh nghiệp nhà nước và mức thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản chi hành chính Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu từ nguồn ngân sách và thanh toán của Doanh nghiệp tại khu vực quốc doanh
Thị trường thẻ là một trong những thị trường còn bỏ ngõ và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, chi tiêu qua thẻ trong tương lai sẽ mạnh hơn rất nhiều Theo thống kê của tổ chức Visa tỷ lệ mở tài khoản tại ngân hàng của Việt Nam thấp nhiều so với chuẩn quốc tế , mới có 6% số người có tài khoản tại Ngân hàng Trong khi các nước láng giềng như Singapore là 95%, Malaysia 55% và Thái Lan đạt 46% Do đó nếu các ngân hàng thực hiện tốt hiệu quả chính sách marketing nhanh chóng chiếm giữ thị phần thì ngoài việc thu lợi nhuận còn góp phần quảng cáo hình ảnh của ngân hàng, đẩy mạnh phát triển các mảng dịch vụ khác như sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm, tín dụng,…
1 Lê V ă n T ề , Th ẻ thanh toán qu ố c t ế và vi ệ c ứ ng d ụ ng th ẻ thanh toán t ạ i Vi ệ t Nam
2 Nguy ễ n Đ ình Th ọ , Nghiên c ứ u cho lu ậ n v ă n t ố t nghi ệ p ngành qu ả n tr ị kinh doanh th ự c tr ạ ng và gi ả i pháp, NXB v ă n hóa – thông tin 2008
3 Nguy ễ n Đ ình Th ọ , Trình t ự nghiên c ứ u đị nh l ượ ng
4 H ồ Đứ c Hùng, Qu ả n tr ị marketing, Tr ườ ng Đạ i h ọ c kinh t ế n ă m 2004
5 Ph ạ m V ă n Hi ề n, Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u khoa
6 Tài li ệ u h ọ p h ộ i ngh ị th ườ ng niên H ộ i th ẻ Ngân hàng n ă m 2008
7 Báo cáo tình hình ho ạ t độ ng khách hàng cá nhân n ă m 2008 c ủ a Eximbank
8 C ụ c th ố ng kê TP.HCM (2003 – 2008)
9 Các t ạ p chí th ờ i báo kinh t ế Vi ệ t nam
10 Th ờ i báo kinh t ế Sài gòn
11 Trang ch ủ www.eximbank.com.vn
12 Trang ch ủ www.centralbank.vn
13 Trang ch ủ www.vietbao.vn
1 Canner, G B and Luckett, C A (1992), Development in the pricing of credit card services”, Federal reserve bulletin, 78, 652-666
2 Choi, H N and DeVancy, S (1995), “Factors associated with the use of bank and retail credit cards”, Proceeding of the Society for Consumer Psychology, American Psychology Association, La Jolla, CA, 152-159
3 Visa Operation workshop, Visa Business school Aisa Pacific
4 Visa International Operating Regulations, Volume I – Genaral Rules 15 November 2008
5 Visa International Operating Regulations, Volume II – Genaral Rules 15 November 2008
PHIẾU ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU
VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG
Thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng tất yếu đối với một nền kinh tế phát triển Nhằm mục đích tìm hiểu ý định sử dụng thẻ, cũng như những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của người Việt Nam, rất mong Anh/Chị vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi trả lời những câu hỏi bên dưới Những câu trả lời của Anh/Chị sẽ giúp cho các đơn vị phát hành thẻ tín dụng cải thiện hơn dịch vụ của mình cung cấp, từ đó góp phần hoàn thiện phương thức thanh toán không dùng tiện mặt tại Việt Nam
Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị
1 Tên người được phỏng vấn: ………
2 Tuổi: ……… ; Giới tính: Nữ Nam
Trình độ cao đẳng, trung cấp,… Đại học và trên Đại học
Doanh nhân Giảng viên Nhân viên văn phòng
Kỹ sư/Bác sỹ Khác:……… hoặc thẻ JCB hoặc thẻ American Express hoặc thẻ Diners Club hoặc thẻ tín dụng nội địa): a Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng mà anh/chịđang sử dụng:
VCB ACB Eximbank Khác:……… b Tại sao Anh/Chị lại chọn thẻ của Ngân hàng ở câu 1a? vì: (có thể chọn nhiều lựa chọn) Phí dịch vụ thẻ thấp
Thủ tục phát hành thẻđơn giản Thái độ phục vụ của nhân viên và chất lượng dịch vụ tốt
Uy tín của Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng có nhiều điểm chấp nhận thẻ
Khác……… c Thẻ tín dụng mà anh chịđang sử dụng được đảm bảo bằng hình thức:
Tín chấp Thế chấp d Anh/Chị sử dụng thẻ tín dụng vào mục đích chủ yếu để: Chi tiêu khi đi công tác
Thanh toán chi tiêu hàng ngày Rút tiền mặt
Có Không Chưa quyết định b Anh/Chị cho biết lý do chưa sử dụng thẻ tín dụng, Vì: (có thể chọn nhiều lựa chọn)
Chưa biết về sản phẩm này
Sử dụng không tiện lợi Phí sử dụng cao
Thủ tục phát hành phứt tạp Ít chỗ chấp nhận thanh toán Khác………
3 Theo các Anh/Chị thì nhân tố nào sẽ tác động đến ý định và quyết định sử dụng thẻ tín dụng của mình Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng Những con số này thể hiện mức độ Anh/Chị đồng ý hay không đồng ý đối với các nhân tố theo mức độ dánh giá: 1 là hoàn toàn không đồng ý, đến 5 là hoàn toàn đồng ý
3.1 Nhân tố tác động ý định sử dụng thẻ tín dụng a Thu nhập hàng tháng 1 2 3 4 5 b Độ tuổi của người sử dụng 1 2 3 4 5 c Sự khẳng định vị trí trong xã hội 1 2 3 4 5 d Yếu tố luật pháp 1 2 3 4 5 e Hạ tầng công nghệ 1 2 3 4 5 f Nhận thức vai trò của thẻ 1 2 3 4 5 g Thói quen sử dụng phương thức 1 2 3 4 5 thanh toán không dùng tiền mặt h Chính sách Marketing của đơn 1 2 3 4 5 vị phát hành thẻ i Tiện ích sử dụng thẻ 1 2 3 4 5 b Hình thức đảm bảo thẻ tín dụng 1 2 3 4 5 c Khả năng sẵn sàng hệ thống 1 2 3 4 5 đơn vị chấp nhận thẻ d Chính sách Marketing của đơn 1 2 3 4 5 vị phát hành thẻ e Tiện ích sử dụng thẻ 1 2 3 4 5 f Mức phí dịch vụ khi sử dụng thẻ 1 2 3 4 5 g Uy tín của đơn vị phát hành thẻ 1 2 3 4 5
Cảm ơn Anh/Chị đã bỏ ít thời gian để cung cấp cho chúng tôi những thông tin này Xin chân thành cảm ơn!
S Ố L ƯỢ NG TH Ẻ PHÁT HÀNH VÀ DOANH S Ố S Ử D Ụ NG
S ố l ượ ng th ẻ phát hành đế n ngày 31/12/2007 S ố l ượ ng th ẻ phát hành đế n ngày 31/12/2008
T ổ ng s ố th ẻ Th ẻ n ộ i đị a Th ẻ qu ố c t ế T ổ ng s ố th ẻ Th ẻ n ộ i đị a Th ẻ qu ố c t ế
1 NH Ngo ạ i th ươ ng VN 2.497.290 2.327.000 170.290 3.365.385 3.071.737 293.648 72.941.470 642,63
2 NH Nông nghi ệ p VN 1.237.676 1.237.676 Ch ư a tri ể n khai 2.101.666 2.082.150 19.516 38.215.488 25,45
3 NH Đầ u t ư và Phát tri ể n VN 1.102.836 1.102.836 Ch ư a tri ể n khai 1.510.244 1.510.188 56 27.521.099 13,57
4 NH Công th ươ ng VN 1.283.922 1.278.799 5.123 2.800.380 2.787.140 13.240 31.619.756 45,24
5 NH Nhà Đ BSCL 20.905 20.905 Ch ư a tri ể n khai 65.000 65.000 Ch ư a tri ể n khai 890.000 Ch ư a tri ể n khai
6 NH Sài Gòn Th ươ ng Tín 182.347 133.603 48.744 315.096 223.325 91.771 4.847.735 54,71
8 NH Quân Độ i 85.000 85.000 Ch ư a tri ể n khai 163.716 163.716 Ch ư a tri ể n khai 2.892.298 8,82
10 NH Sai Gòn Công th ươ ng 119.636 119.636 Ch ư a tri ể n khai 145.126 145.126 Ch ư a tri ể n khai 2.282.863 4,059
11 NH Xu ấ t nh ậ p kh ẩ u VN 125.497 91.629 33.868 199.143 150.858 48.285 3.277.246 34,75
12 NH Sài Gòn 14.528 14.528 Ch ư a tri ể n khai 24.774 24.774 Ch ư a tri ể n khai 235.540 Ch ư a tri ể n khai
13 NH Vi ệ t Á 7.399 7.399 Ch ư a tri ể n khai 14.750 14.750 Ch ư a tri ể n khai 199.368 Ch ư a tri ể n khai
14 NH Ph ươ ng Nam 10.773 10.773 Ch ư a tri ể n khai 13.719 13.719 Ch ư a tri ể n khai Ch ư a tri ể n khai
15 NH Hàng H ả i 4.467 4.467 Ch ư a tri ể n khai 9.179 9.179 Ch ư a tri ể n khai 179.039 Ch ư a tri ể n khai
16 NH Sài Gòn – Hà N ộ i Ch ư a tri ể n khai 10.893 10.893 Ch ư a tri ể n khai 47.486 Ch ư a tri ể n khai
18 NH Đ ông Á 1.754.467 1.754.467 Ch ư a tri ể n khai 2.440.918 2.438.219 2.699 43.856.452 25,16
19 NH An Bình 4.000 4.000 Ch ư a tri ể n khai 34.832 34.774 58 275.509 Ch ư a tri ể n khai
20 NH Ph ươ ng Đ ông 11.764 11.764 Ch ư a tri ể n khai 14.430 14.430 Ch ư a tri ể n khai 157.446 Ch ư a tri ể n khai
21 NH Ngoài Qu ố c doanh 10.385 10.385 Ch ư a tri ể n khai 54.722 48.039 6.683 437.931 0,969
22 NH X ă ng d ầ u Ch ư a tri ể n khai
23 NH Đ ông Nam Á Ch ư a tri ể n khai 17.859 17.859 Ch ư a tri ể n khai 42.292 Ch ư a tri ể n khai
24 NH Shinhan Vina 12.742 12.742 Ch ư a tri ể n khai 14.336 14.336 Ch ư a tri ể n khai 138.780 Ch ư a tri ể n khai
25 NH Indovina 13.000 13.000 Ch ư a tri ể n khai 32.229 32.229 Ch ư a tri ể n khai 402.274 Ch ư a tri ể n khai
26 NH United Overseas Ch ư a tri ể n khai Ch ư a tri ể n khai 102,4