1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ths luật kinh tế _pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế từ thực tiễn thành phố thái bình

87 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Thu Hồi Đất Vì Mục Đích Phát Triển Kinh Tế Từ Thực Tiễn Thành Phố Thái Bình
Trường học Trường Đại Học Thái Bình
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 502,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đối với mọi quốc gia, thu hồi đất là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều phối đất đai phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Rõ ràng, đất đai đã tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với ý nghĩa là nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển này. Trong thời gian qua, hoạt động thu hồi đất đã đạt được nhiều kết quả to lớn, là cơ sở cho sự chuyển mình và thay đổi bộ mặt nông thôn, là địa bàn cho sự hiện diện các đô thị, là biểu hiện rõ nét nhất cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế cũng luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Một số vụ việc điển hình như: như vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, dự án khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên; vụ một người dân nổ súng tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình năm 2013, mới đây là vụ việc xảy ra ở Đồng tâm Hà Nội… cho thấy mức độ căng thẳng, phức tạp của lĩnh vực này. Trên thực tế, việc thu hồi đất có lúc, có nơi không chỉ thiếu công bằng, thiếu hiệu quả mà còn xảy ra tình trạng lãng phí. Không hiếm gặp những trường hợp hàng trăm ha đất được giải phóng mặt bằng cho các dự án rồi bị bỏ hoang, nhưng rất ít cán bộ có trách nhiệm bị xử lý. Số đơn khiếu kiện về đất đai ngày càng gia tăng, chiếm tới trên 70% tổng số các vụ khiếu kiện, nhiều vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài. Đáng chú ý, các cơ quan chức năng kết luận khoảng 50% số khiếu kiện đất đai là đúng. Điều đó có nghĩa, số vụ làm oan sai từ các cơ quan nhà nước đã ở mức đáng lo ngại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các cán bộ có thẩm quyền còn có nguyên nhân từ sự bất cập trong các quy định pháp luật đất đai hiện hành. Ở một mức độ nhất định, có thể thấy rất rõ là trong thu hồi đất, người dân đã luôn ở vị trí yếu thế, trong nhiều trường hợp không tự bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ chế thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế hiện còn chứa đựng mâu thuẫn ngày càng sâu sắc về quyền, lợi ích của người bị thu hồi đất với các tổ chức, đơn vị thực hiện các dự án phát triển kinh tế. Thu hồi loại đất nào? Dùng để làm gì? Ai sẽ là người được hưởng lợi? có nên tiếp tục thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế hay thực hiện việc trưng mua đất đai trong những trường hợp thật sự cần thiết? luôn là những câu hỏi làm nóng nghị trường và cũng là sự trăn trở của đông đảo người dân trong xã hội. Trong phiên họp Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Đất đai sửa đổi (ngày 252692013 tại Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga đã kiến nghị không thu hồi đất vì mục đích kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, nếu có chỉ nên áp dụng với các dự án đầu tư công mà thôi. Là vấn đề nhạy cảm, nếu không được hành xử một cách công minh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đến quyền và lợi ích không chỉ của người có đất bị thu hồi mà còn để lại hậu quả cho cả Nhà nước và xã hội. Do vậy, việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế cần phải phải tiếp tục cân nhắc một cách xác đáng nhằm bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của người dân trong các dự án thu hồi đất vì mục đích kinh tế. Đó cũng là vấn đề được đặt ra cho toàn xã hội, đòi hỏi phải được giải quyết trên cả khía cạnh lý luận và thực tiễn một cách triệt để và thuyết phục nhất. Cùng với sự phát triển kinh tế, thành phố Thái Bình cũng là một trong những điểm nóng về vấn đề thu hồi đất vì mục đích kinh tế, và cũng phải đối với tất cả những vấn đề được nêu ở trên. Vì thế, tác giả mong muốn dành thời gian, tâm sức của mình để có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của địa phương trong sự ổn định và công bằng, dân chủ về mặt lợi ích. Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế từ thực tiễn thành phố Thái Bình cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thu hồi đất là một chế định quan trọng của Luật Đất đai. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, các quy định của pháp luật cần phải giải quyết được bài toán về

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ VÀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN

1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 7

1.1.2 Khái niệm thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 101.1.3 Sự cần thiết của việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 121.2 Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 161.2.1 Khái niệm pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án đầu tư kinh

1.2.2 Các yếu tố chi phối pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển

1.2.3 Nội dung pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 19

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH

2.1 Lược sử quá trình phát triển của hoạt động thu hồi đất vì mục đích

2.2 Nội dung các quy định về thu hồi đất vì mục đích kinh tế 252.2.1 Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 252.2.2 Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất- căn cứ để Nhà

nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế 28

Trang 2

2.2.3 Các quy định về thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích phát triển

2.2.4 Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển

2.2.5 Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

2.2.6 Các quy định về khiếu nại, khiếu kiện khi thu hồi đất đối với các

2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển

2.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố

2.3.2 Đánh giá thực trạng pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển

2.3.3 Đánh giá quá trình thi hành pháp luật về thu hồi đất vì mục đích

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH

3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thu hồi đất

vì mục đích phát triển kinh tế tại thành phố Thái Bình 73

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Đối với mọi quốc gia, thu hồi đất là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọngcủa Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều phối đất đai phùhợp với quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội, và Việt Nam cũng không phải

là ngoại lệ Rõ ràng, đất đai đã tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước với ý nghĩa là nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển này Trongthời gian qua, hoạt động thu hồi đất đã đạt được nhiều kết quả to lớn, là cơ sở cho

sự chuyển mình và thay đổi bộ mặt nông thôn, là địa bàn cho sự hiện diện các đôthị, là biểu hiện rõ nét nhất cho sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đã đạt được, việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế cũng luôn là vấn

đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội Một số vụ việc điển hìnhnhư: như vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng,

dự án khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên; vụ một người dân nổ súng tạiTrung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình năm 2013, mới đây là vụ việcxảy ra ở Đồng tâm - Hà Nội… cho thấy mức độ căng thẳng, phức tạp của lĩnh vựcnày

Trên thực tế, việc thu hồi đất có lúc, có nơi không chỉ thiếu công bằng,thiếu hiệu quả mà còn xảy ra tình trạng lãng phí Không hiếm gặp những trườnghợp hàng trăm ha đất được giải phóng mặt bằng cho các dự án rồi bị bỏ hoang,nhưng rất ít cán bộ có trách nhiệm bị xử lý Số đơn khiếu kiện về đất đai ngày cànggia tăng, chiếm tới trên 70% tổng số các vụ khiếu kiện, nhiều vụ khiếu kiện đôngngười, phức tạp, kéo dài Đáng chú ý, các cơ quan chức năng kết luận khoảng 50%

số khiếu kiện đất đai là đúng Điều đó có nghĩa, số vụ làm oan sai từ các cơ quannhà nước đã ở mức đáng lo ngại

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, ngoài trách nhiệmcủa các cơ quan chức năng, các cán bộ có thẩm quyền còn có nguyên nhân từ sự bất

Trang 4

cập trong các quy định pháp luật đất đai hiện hành Ở một mức độ nhất định, có thểthấy rất rõ là trong thu hồi đất, người dân đã luôn ở vị trí yếu thế, trong nhiều trườnghợp không tự bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình Cơ chế thu hồi đất

vì mục đích phát triển kinh tế hiện còn chứa đựng mâu thuẫn ngày càng sâu sắc vềquyền, lợi ích của người bị thu hồi đất với các tổ chức, đơn vị thực hiện các dự ánphát triển kinh tế Thu hồi loại đất nào? Dùng để làm gì? Ai sẽ là người được hưởnglợi? có nên tiếp tục thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế hay thực hiện việctrưng mua đất đai trong những trường hợp thật sự cần thiết? luôn là những câu hỏilàm nóng nghị trường và cũng là sự trăn trở của đông đảo người dân trong xã hội

Trong phiên họp Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự án LuậtĐất đai sửa đổi (ngày 25-26/9/2013 tại Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp củaQuốc hội, bà Lê Thị Nga đã kiến nghị không thu hồi đất vì mục đích kinh tế bằngmệnh lệnh hành chính, nếu có chỉ nên áp dụng với các dự án đầu tư công mà thôi

Là vấn đề nhạy cảm, nếu không được hành xử một cách công minh sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến đến quyền và lợi ích không chỉ của người có đất bị thu hồi màcòn để lại hậu quả cho cả Nhà nước và xã hội Do vậy, việc thu hồi đất vì mục đíchphát triển kinh tế cần phải phải tiếp tục cân nhắc một cách xác đáng nhằm bảo vệ cóhiệu quả quyền lợi của người dân trong các dự án thu hồi đất vì mục đích kinh tế

Đó cũng là vấn đề được đặt ra cho toàn xã hội, đòi hỏi phải được giải quyết trên cảkhía cạnh lý luận và thực tiễn một cách triệt để và thuyết phục nhất

Cùng với sự phát triển kinh tế, thành phố Thái Bình cũng là một trongnhững điểm nóng về vấn đề thu hồi đất vì mục đích kinh tế, và cũng phải đối với tất

cả những vấn đề được nêu ở trên Vì thế, tác giả mong muốn dành thời gian, tâmsức của mình để có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển của địa phươngtrong sự ổn định và công bằng, dân chủ về mặt lợi ích Đây cũng chính là lý do tác

giả chọn đề tài "Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế từ thực tiễn thành phố Thái Bình" cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Thu hồi đất là một chế định quan trọng của Luật Đất đai Để thực hiện được

Trang 5

nhiệm vụ của mình, các quy định của pháp luật cần phải giải quyết được bài toán vềmối quan hệ lợi ích giữa các bên: Nhà nước - Chủ đầu tư - Người dân có đất bị thuhồi Vấn đề này cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà lập pháp, các nhà thựcthi pháp luật cũng như giới nghiên cứu khoa học pháp lý, tiêu biểu là các công trình

của các tác giả: Nguyễn Vinh Diện (2006): Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, Luận văn thạc sĩ Luật học; Nguyễn Duy Thạch (2007): Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ luật học; Đặng Anh Quân (2005): Bàn về giá đất khi bồi thường - Nên cao hay thấp? (Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 8); Nguyễn Quang Tuyến (2008): Bình luận các quy định về thu hồi đất

và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12; Đặng Đức Long (2009): Giải bài toán lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi bị thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 5; Lê Ngọc Thạnh (2009): Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 6; Hoàng Thị Nga (2011): Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học; Ngân hàng Thế giới (2011): Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất tự nguyện ở Việt Nam, Châu Hoàng Thân: Bất cập trong quy định của pháp luật

về trình tự, thủ tục thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế

-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ; Nguyễn Thị Tâm (2013): Pháp luật về thu hồi đất trong giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Luận văn thạc sĩ Luật học; Nguyễn Quang Tuyến: Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 1993, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thu Thủy (2014): Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Quang Huy (2010): Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Tạp chí Luật học, số 10; Dự án khu đô

Trang 6

thị Nam Thăng Long (CIPUTRA): Từ những bất thường trong đền bù, giải phóng mặt bằng (Nhóm phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, số 285, ngày 29/11/2005); Phương Thảo, Dân trí điện tử (17/6/2013): Chỉ thu hồi, không trưng mua đất là bất công với người dân…

Những công trình nghiên cứu nói trên có phạm vi khá rộng, đề cập đến vấn

đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên nhiềukhía cạnh khác nhau Các tác giả cũng đã thể hiện quan điểm về vấn đề thu hồi đất

vì mục đích phát triển kinh tế cần phải được thực hiện trong mối quan hệ đối với sựtôn trọng và bảo vệ quyền sử dụng đất với tư cách là quyền tài sản đã được ghi nhậntrong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai… Các tác giả cũng đã đề xuất một sốgiải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất Tuy nhiên, vấn đề này dường như chưa được nghiên cứu một cáchthấu đáo, trực diện, bởi đây là vấn đề rất phức tạp, vẫn còn tranh cãi, chưa tập trungvào những bức xúc xã hội, bất cập của pháp luật đất đai trong thu hồi đất vì mụcđích phát triển kinh tế Kế thừa những thành quả của các nghiên cứu nói trên, luậnvăn sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện vềvấn đề thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế từ thực tiễn thi hành tại thành phốThái Bình nhằm tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng caohiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động thu hồi đất vì mục

đích phát triển kinh tế, những tồn tại, bất cập và nguyên nhân để làm sáng tỏ nhữngvấn đề thực tiễn và lý luận đang đặt ra; luận văn đề xuất giải pháp để hoàn thiệnpháp luật thu hồi đất theo Điều 62 Luật Đất đai 2013 trong thời gian tới một cáchhiệu quả, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, Nhà nước và chủ đầu tư

Nhiệm vụ: Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa làm rõ cơ sở pháp lý của thu hồi đất theo Điều 62 Luật Đấtđai 2013; những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay đối với hoạt động thu hồi

Trang 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của

Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế; các quy định về thu hồi đất của một sốquốc gia trên thế giới; nội dung pháp luật và thực tiễn thu hồi đất vì mục đích pháttriển kinh tế (Điều 62 Luật Đất đai 2013); tập trung phân tích, đánh giá thực trạng

về pháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; nêu những vấn đề mới phátsinh trong thực tiễn thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế ở nước ta trong thờigian vừa qua

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thu hồi đất vì mục

đích phát triển kinh tế theo Điều 62 Luật Đất đai 2013 trên địa bàn thành phố TháiBình có đối chiếu, so sánh với các địa phương trên cả nước

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước

và pháp luật trong thời kỳ đổi mới; về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phát triển bền vững đất nước và xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, bình luận, so sánh… được sử dụng trong Chương 1tìm hiểu về một số vấn đề lý luận về thu hồi đất và pháp luật thu hồi đất vì mục đích

Trang 8

phát triển kinh tế.

- Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, được sử dụng tại Chương 2

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng ở chương 3 khi nghiêncứu, đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu

Luận văn tiếp tục làm rõ mối quan hệ về mặt lợi ích trong việc thu hồi đất

vì mục đích phát triển kinh tế theo Điều 62 Luật Đất đai 2013, trên cơ sở phân tích,Nhận diện những bất cập của quy định trong Luật Đất đai hiện hành và các văn bảnpháp luật liên quan Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật đấtđai về cơ chế thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất trong mốiquan hệ với Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi Nội dung luận văn là

tư liệu tham khảo đối với các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu nhằm hoànthiện pháp luật; làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy và đào tạotại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo luật học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế và pháp

luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh

tế và thực tiễn thi hành tại thành phố Thái Bình

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh

tế từ thực tiễn thi hành tại thành phố Thái Bình

Trang 9

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VÀ PHÁP LUẬT THU HỒI ĐẤT VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Khái niệm về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất

Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, thu hồi đất được hiểu là: "Cơquan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quyđịnh về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ

sử dụng đất bị lấn chiếm Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sửdụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng"[31, tr 142] Khái niệm này chưa hẳn là một định nghĩa

rõ ràng về thu hồi đất, mặc dù có đề cập các trường hợp thu hồi đất nhưng nội hàmcủa khái niệm này chưa bao quát hết các trường hợp thu hồi đất của Nhà nước

Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa thu hồi là: "thu về lại, lấy lại cái trước đó đã

đưa ra, đã cấp phát hoặc bị mất vào tay kẻ khác"[30, tr 924] Như vậy, thu hồi đất

là việc Nhà nước lấy lại quyền sử dụng đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân sửdụng, hoặc lấy lại quyền sử dụng đất hiện do người khác lấn, chiếm đất của Nhànước Nếu theo cách hiểu như vậy, thì việc Nhà nước thu hồi đất chỉ phù hợp trongtrường hợp các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất; còntrong các trường hợp quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước côngnhận, giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhất là qua cơ chế đấu giá quyền sử dụng đấthoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì thuật ngữ "thu hồi đất" tỏ ra chưa phù hợp.Bởi lẽ quyền sử dụng đất vốn dĩ là của họ, Nhà nước thừa nhận điều đó, hoặc hànghóa quyền sử dụng đất mà người ta đã "mua" của Nhà nước qua cơ chế đấu giá,hoặc giá được hình thành trên cơ sở ý chí của Nhà nước mà người sử dụng đấtkhông được thỏa thuận, đưa ra giá theo ý muốn của mình

Trong quá trình xây dựng Luật Đất đai năm 2013, đã có khá nhiều quanđiểm, ý kiến bàn luận về khái niệm pháp lý này Có quan điểm cho rằng "thu hồi

Trang 10

đất" chỉ thật sự phù hợp cho trường hợp: Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luậtđất đai và thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện Bởi

lẽ, khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, người sử dụng đất được xác lập quyền sử dụng với ý nghĩa là quyền tàisản Như vậy trong quá trình sử dụng đất, họ được định đoạt quyền sử dụng đất hợppháp của mình Vì vậy, Nhà nước không được áp đặt việc thu hồi đất mà phải thay

cơ chế "Nhà nước thu hồi đất" bằng cơ chế "Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụngquyền sử dụng đất" và chỉ áp dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh,quốc phòng và lợi ích quốc gia

Đa số các ý kiến khác đưa ra, trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân

do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước có quyền phân

bổ và điều chỉnh đất đai Việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng đất củađối tượng này hay đối tượng khác vì mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước là hoàntoàn thuộc quyền của Nhà nước với hai tư cách đó

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các ý kiến, các quan điểm của các nhà khoahọc, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhânđang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng,

an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đấtphải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật" Nhưvậy, việc thu hồi đất và bồi thường của Nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp

là đạo luật gốc Trên cơ sở đó, Luật Đất đai 2013, được Quốc hội thông qua ngày29/11/2013, có hiệu lực vào ngày 01/07/2014 đã quy định tại khoản 11 Điều 4:

"Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất củangười được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất

vi phạm pháp luật về đất đai"

Có thể thấy rằng, thu hồi đất là một hoạt động thể hiện quyền sở hữu củaNhà nước đối với đất đai khi Nhà nước đã trao quyền sử dụng cho người sử dụngđất bằng một quyết định hành chính Dưới chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do

Trang 11

Nhà nước là người đại diện cho chủ sở hữu, Nhà nước trao quyền sử dụng đất chongười sử dụng và khi cần thì Nhà nước lấy lại bằng cách thu hồi đất Trong trườnghợp người sử dụng đất không tự nguyện bàn giao lại đất cho Nhà nước, Nhà nước

sẽ sử dụng quyền lực của mình để cưỡng chế thu hồi đất Hậu quả pháp lý của việcthu hồi đất sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đối với diệntích bị thu hồi Hoạt động này có một số những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, thu hồi đất là một phương thức thực hiện quyền đại diện chủ sở

hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước Theo khoản 4 Điều 13 Luật đất đai năm 2013thì một trong những quyền của đại diện chủ sở hữu đất đai là quyền quyết định thuhồi đất, trưng dụng đất Như chúng ta đã biết, Hiến pháp năm 2013 quy định đất đaithuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (Điều 53) Cụ thể hóa quyđịnh này của Hiến pháp năm 2013, Luật đất đai năm 2013 ghi nhận các quyền năng

cụ thể của quyền đại diện chủ sở hữu đất đai; trong đó có quyền thu hồi đất

Thứ hai, việc thu hồi đất được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước

(hay còn gọi là quyền lực công hoặc công quyền) Điều này có nghĩa là: một là,không phải bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ chỉcác cơ quan nhà nước quy định tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013 mới có thẩm quyềnthu hồi đất; hai là, việc thu hồi đất phải tuân theo các quy định của pháp luật đất đai

về căn cứ, thẩm quyền, các trường hợp thu hồi đất và trình tự, thủ tục thu hồi đất

Thứ ba, thu hồi đất là hành vi pháp lý đơn phương của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọichung là người sử dụng đất) Điều này có nghĩa là sau khi cơ quan nhà nước cóthẩm quyền ra quyết định hành chính về thu hồi đất thì xét trên phương diện pháp

lý, kể từ thời điểm đó người sử dụng đất không còn quyền sử dụng đối với mảnh đấtthu hồi và cũng kể từ thời điểm này, mảnh đất mà người sử dụng đất bị thu hồithuộc về Nhà nước - đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Vì vậy có quan điểmcho rằng thu hồi đất chính là việc Nhà nước lấy lại đất đã giao, cho tổ chức, hộ giađình, cá nhân thuê sử dụng ổn định lâu dài Đây chính là quan điểm được ghi nhận

Trang 12

trong Luật đất đai năm 2003 thể hiện tại khoản 5 Điều 4 về giải thích thuật ngữ thuhồi đất.

Thứ tư, đối với các trường hợp thu hồi đất không phải do lỗi của người sử

dụng đất gây ra bao gồm thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người bị thu hồi đấtđược bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Trong trường hợp này, việc thu hồi đất khôngphải là chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai do người sử dụngđất gây ra mà xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội (sử dụng vào mục đíchquốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng) đãgây thiệt hại cho người sử dụng đất hoặc bị mất chỗ ở, nên họ được bồi thường, hỗtrợ, tái định cư để nhanh chóng vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất

1.1.2 Khái niệm thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việcchuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, tăng tổngsản phẩm trong nước và thu nhập đầu người Là một quá trình tăng tiến về mọi mặtcủa nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng

và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề vềkinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Bởi vậy, thu hồi đất đê phát triển kinh tế vì lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng là một trong những giải pháp quan trọng tạo động lựccho sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng các khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị, các dự án xây dựng khu đô thịmới, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp… Theo cách hiểu như vậy, phát triểnkinh tế được xem như là quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tếquyết định Thông thường, nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo batiêu thức: i) Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, là điều cần thiết đểnâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác củaphát triển; ii) Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Đây là tiêu thức phảnánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia Để phân biệt các giai

Trang 13

đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia vớinhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc giađạt được; iii) Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuốicùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng haychuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đối, suy dinh dưỡng, sự tănglên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình

độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v… Để phục vụ cho quátrình đó, trong điều kiện phân bổ quỹ đất như hiện nay, Nhà nước đã lựa chọnphương thức thu hồi đất từ những chủ thể đang sử dụng đất, nhằm tạo ra quỹ đấtsạch cần thiết cho những mục tiêu lâu dài và phát triển bền vững

Hoạt động thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế nằm trong toàn bộ quátrình phân bổ và điều chỉnh đất đai của Nhà nước Do vậy, nó cũng bao hàm nhữngdấu hiệu của phương thức quản lý nhà nước về đất đai Từ những phân tích nói trên,

có thể đưa ra định nghĩa sau: Thu hồi đất vì mục đích kinh tế là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư nhằm mục đích phát triển kinh tế Ngoài các đặc

điểm chung của thu hồi đất thì thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế còn cómột số đặc trưng cơ bản sau đây:

Một là, phạm vi thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế có nội hàm hẹp

hơn so với thu hồi đất nói chung Trong trường hợp này, việc thu hồi đất hướng tớicác mục tiêu phát triển và tăng trưởng nền kinh tế - xã hội

Hai là, thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế ngoài việc tuân theo các

quy định về thu hồi đất của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành

mà còn thực hiện đúng các quy định của quy hoạch, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp

Ba là, Lợi nhuận là yếu tố chi phối tới mục đích của việc thu hồi đất Nhà

nước thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất đối với các chủ đầu tư

Như đã phân tích ở trên, thu hồi đất là khái niệm có nội hàm rộng, bao gồmtất cả các trường hợp thu hồi đất theo ý chí của Nhà nước được cụ thể hóa bằng

Trang 14

pháp luật Theo pháp luật đất đai hiện hành, mọi trường hợp thu hồi đất đều do các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện Các trường hợp thu hồi đất được quyđịnh tại Điều 61, Điều 62, Điều 64 và 65 của Luật Đất đai 2013, bao gồm: Thu hồiđất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, mụcđích phát triển kinh tế vì lợiích quốc gia, công cộng và các trường hợp khác do có hành vi vi phạm pháp luật đấtđai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đấtđược giao, đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người Thu hồi đất vì mục đíchkinh tế là khái niệm có nội hàm hẹp hơn, chỉ là một trong số các trường hợp về thuhồi đất nói chung Đúng như khái niệm này, đặc điểm thu hồi đất vì mục đích kinh

tế nhằm phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, có mục tiêu hàng đầu là đem lạilợi nhuận cho nhà đầu tư

1.1.3 Sự cần thiết của việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Thu hồi đất là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo, an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực và phục vụ cho yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên thực tế, việc thu hồi đất để phát triển kinh

tế - xã hội mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cơ hội phát triển từ việc đượcgiao đất thực hiện dự án, nhưng đồng thời làm mất đi tư liệu sản xuất của người bịthu hồi đất Tuy nhiên, từ góc độ hiệu quả kinh tế, quy định về thu hồi đất để pháttriển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; để tạo động lực cơ sở vật chấtcho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc thu hồi đất nhằmmục đích phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam, do

Nhà nước là người đại diện cho chủ sở hữu Nhà nước thực hiện quyền đại diệnthông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổimục đích sử dụng đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai, điều tiết phần giátrị tăng thêm từ đất không phải do đầu tư của người sử dụng đất mang lại, quyếtđịnh trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất; quyết định thu hồi đất, trưngdụng đất… Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò đặc biệt quan

Trang 15

trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đất đai nước ta có cơ cấuphong phú đa dạng như: đất nông nghiệp, đất rừng, đất công nghiệp, đất khai tháckháng sản Tất cả được quản lý, sử dụng, khai thác hợp lý, khoa học sẽ trở thànhnguồn lực lớn mạnh Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam được ghi nhậnlần đầu tiên trong Hiến pháp 1980, trong đó quy định toàn bộ đất đai thuộc sở hữutoàn dân Hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai này được tiếp tục khẳng địnhtrong Điều 17, Hiến pháp 1992: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyênthiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời đềuthuộc sở hữu toàn dân" Trên cơ sở đó Luật Đất đai 2003 đã ghi nhận ngay tại Điều 1:

"Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai" Dựa trên tinh thần đó, Hiếnpháp 2013 - Hiến pháp hiện hành tuy thay đổi một số câu chữ nhưng vẫn thể hiện

nhất quán nội dung chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, cụ thể: "Đất đai, tài nguyên

nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiênnhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữutoàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" Việc thực hiện sởhữu toàn dân về đất đai, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nhằm đảm bảo cho Nhànước chủ động trong khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, đất đai là thành quả do công sức, xương máucủa bao thế hệ người Việt Nam khai phá, giữ gìn, cải tạo Việc tiếp tục quy định sởhữu toàn dân đối với đất đai trong giai đoạn hiện nay nhằm bảo đảm ổn định trongquản lý, sử dụng đất đai và ổn định xã hội Nhà nước có quyền định đoạt đất đai,miễn là sự định đoạt đó không trái với nguyên tắc hiến định và không đi ngược lạimong muốn và quyền lợi của nhân dân, mà nhằm khai thác tốt nhất những tiềmnăng của đất đai, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sửdụng đất Nhà nước có quyền điều chỉnh, phân bổ đất đai (thông qua giao đất, thuhồi đất) cho phù hợp với những mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước trong từngthời kỳ Xét về mặt lý luận, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về

Trang 16

đất đai chỉ giao quyền sử dụng đất chứ không giao quyền sở hữu đất đai cho người

sử dụng đất Do đó, khi cần thực thi quyền đại diện chủ sở hữu hoặc khi có nhu cầu

sử dụng đất cho mục đích chung của xã hội hay các mục tiêu chiến lược của đấtnước, thì Nhà nước có quyền thu hồi Có thể nói, quyền đại diện sở hữu của Nhànước đối với đất đai là cơ sở, là nền tảng pháp lý cho Nhà nước thực hiện việc thuhồi đất Vấn đề đặt ra, Nhà nước phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc thu hồiđất ra sao, điều này cần có sự ghi nhận chặt chẽ và rõ ràng trong Luật đất đai

Như vậy, thu hồi đất nói chung và thu hồi đât vì mục đích phát triền kinh tế nói

riêng là quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò là người đại diện Trên thực tế,

để làm gia tăng giá trị của đất đai, Nhà nước cần phải điều tiết việc quản lý, sử dụngđất thông qua nhiều hình thức, trong đó có thu hồi đất, đây là một trong những nộidung quan trọng của chức năng quản lý nhà nước về đất đai, nhưng phải bảo đảm lợiích quốc gia và nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội Xuất phát từ yêu cầu này,các vấn đề liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng phải được luật hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất Bởi vì, đâykhông chỉ là một phương thức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đaicủa Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của Nhà nước trong việc làm cho đất đai trởthành tư liệu sản xuất hiệu quả vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu

chế xuất, khu đô thị, dự án tái định cư… sẽ làm tăng thêm giá trị của đất, không chỉnhững nơi có đất bị thu hồi, mà còn những khu vực "vệ tinh" của dự án Đây làtrách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, điều tiếtgiá trị tăng thêm từ đất thông qua việc dịch chuyển vị trí đất trong các dự án phát

triển kinh tế - xã hội, chuyển các loại đất khác thành đất thực hiện dự án Có thể

nói, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các dự án phát triển kinh tế

-xã hội sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi

Đối với Nhà nước, việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế sẽ giúpNhà nước thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhằm làm nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 17

của từng loại đất Mặt khác, hoạt động này cũng tạo cơ hội cho nhà đầu tư tham giavào quá trình thực hiện các dự án có sử dụng đất, từ đó kích thích nền kinh tế pháttriển Với sự vận hành đó, Nhà nước không phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn đểxây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế hoặc nhu cầu của xã hội Nhà đầu

tư sẽ thay Nhà nước làm việc này, thậm chí còn tạo ra nguồn thu cho Nhà nước từtiền giao đất, cho thuê đất, thuế sử dụng đất Nhà nước với vị thế là người đại diệncho chủ sở hữu nhưng không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện các quyền năng

sở hữu thông qua việc trao quyền cho những tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo quyđịnh của pháp luật Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai rấtphong phú và đa dạng bao gồm: hoạt động nắm chắc tình hình đất đai; phân phối vàphân phối lại đất đai; thanh tra giám sát quá trình quá trình quản lý và sử dụng đất.Trong các hoạt động đó, việc điều phối đất đai được diễn ra một cách thườngxuyên Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu sửdụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau Nhà nước với vaitrò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho người sử dụng; theo quátrình phát triển của xã hội Để thực hiện diều đó, Nhà nước đã chuyển giao quyền

sử dụng đất cho các chủ thể khác nhau; thực hiện điều chỉnh giữa các loại đất, giữacác vùng kinh tế Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và thu hồiđất Như vậy, thu hồi đất là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của

Nhà nước trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất đai - Đối với nhà đầu

tư, Nhà nước thu hồi đất để giao hoặc cho các tổ chức kinh tế thuê để thực hiện các

dự án Xét về mặt kinh tế, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nên người nào nắmtrong tay nhiều đất đai sẽ có nhiều lợi thế hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Đối với người có đất bị thu hồi, trong quá trình phát triển đất nước theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất yếu phải thu hồi đất để phục vụ cho lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng Điều đó cũng tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất

Để bù đắp cho họ về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, Nhà nước ta đã có

Trang 18

những quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất.Trên thực tế, những chính sách này ngày càng hoàn thiện và bảo đảm tốt hơn chongười có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất, họ được bồi thường quyền sửdụng đất trên cơ sở Nhà nước định giá đất phù hợp với giá thị trường.

Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra yêu cầu lớn

trong việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển.Đồng thời với đó quá trình mở cửa hội nhập đã thu hút hàng ngàn dự án nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam Vì vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là cần phải có mặt bằng cho cácnhà đầu tư thực hiện dự án Để thực hiện được điều này thì Nhà nước tiến hành việcthu hồi đất để phân phối lại đất đai đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước Dovậy, thu hồi đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc giacông cộng là một điều tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt trong quátrình phát triển Đi đôi với việc chuyển dịch một phần đất nông nghiệp sang sử dụngvào mục đích khác, Nhà nước cũng thực hiện từng bước việc chuyển dịch một bộ phậnlao động nông nghiệp sang làm trong các ngành và lĩnh vực khác nhằm cơ cấu hợp

lý ngành nghề Đây cũng là mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ngoài mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc thu hồi đất còn phải bảođảm sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Muốn vậy, Nhà nướccần phải điều tiết, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người bịthu hồi đất, đây là động lực của sự phát triển, nếu giải quyết tốt lợi ích kinh tế giữa

ba chủ thể này thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội; ngược lại, chế địnhthu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguyên nhân của những đối kháng vàmâu thuẫn xã hội [16]

1.2 Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

1.2.1 Khái niệm pháp luật về thu hồi đất đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là một lĩnh vực cụ thểcủa pháp luật đất đai Việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế được thực hiện

Trang 19

dựa trên các quy định của pháp luật đất đai Các quy định về vấn đề này được ghi nhậntrong Luật đất đai năm 2013 Mặc dù, Luật đất đai năm 2013 không ghi nhận cụ thể vềpháp luật thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế Tuy nhiên, nghiên cứu nội dungcác quy định của pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế có thể đưa

ra khái niệm sau: Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là một chế định của pháp luật, gồm tổng hợp các quy phạm do Nhà nước ban hành và đảm bảo sự thực hiện nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tiến hành thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư.

Bên cạnh các đặc điểm của pháp luật thu hồi đất, pháp luật về thu hồi đấtđối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản còn có một số đặc điểm riêng chủyếu sau đây:

Một là, pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế gồm các quy

phạm của một số đạo luật có liên quan, bao gồm Luật đất đai năm 2013, Luật đầu tưnăm 2015, Luật doanh nghiệp năm 2015… Điều này có nghĩa là để thu hồi đất vìmục đích phát triển kinh tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chỉ ápdụng các quy định về thu hồi đất của Luật đất đai năm 2013 mà còn áp dụng cácquy định về Luật đầu tư năm 2015, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật kinh doanhbất động sản năm 2014 v.v

Hai là, thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là một dạng cụ thể của

hoạt động thu hồi đất nói chung; vì vậy, pháp luật về thu hồi đất vì mục đích pháttriển kinh tế chủ yếu bao gồm các quy định về thu hồi đất của Luật đất đai năm

2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Điều này có nghĩa là thu hồi đất vì mụcđích phát triển kinh tế phải tuân theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành về căn cứ thu hồi, nguyên tắc, thẩm quyền, các trườnghợp thu hồi và trình tự, thủ tục thu hồi đất Các quy định của Luật đầu tư…

1.2.2 Các yếu tố chi phối pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Trang 20

Thứ nhất, quan điểm đường lối của Đảng về xây dựng và hoàn thiện chích

sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về thu hồi đất vì mục đíchphát triển kinh tế nói riêng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quan điểm, đường lối,chủ trương về phát triển đất nước của Đảng, để từ đó làm cơ sở để Nhà nước banhành các quy định của pháp luật quản lý xã hội chính là một trong những phươngthức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triểnkinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó; các quan điểm, đường lối, chủ trương củaĐảng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật về vấn đề này

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời

kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc thu hồi đất vì mụcđích phát triển kinh tế được quy định với quan điểm chỉ đạo rõ ràng Theo đó, đấtđai phải được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao;bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nôngnghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt là đối với các nhà đầu tưđược giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội

Thứ hai, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô

cùng quý giá của mọi quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế

-xã hội của mỗi quốc gia Việt Nam là một trong số ít quốc gia lựa chọn con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội nên cũng đã xác lập và thực hiện chế độ công hữu đối vớitoàn bộ đất đai Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, do Nhà nước chủ động trongkhai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, an ninh, quốc phòng, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với ý nghĩa là nguồn lực quan trọng cần được khai thác, sử dụng có hiệu quả nhằmphục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, với tư cách đại diện chủ sở hữu

Trang 21

đối với đất đai, Nhà nước có quyền định đoạt đất đai, thông qua quyền điều chỉnh,phân bổ đất đai, giao đất, thu hồi đất Nhà nước có quyền quyết định, quy định cáctrường hợp mục đích phát triển kinh tế - xã hội cần phải bị thu hồi, trình tự, thủ tụcthực hiện thu hồi, chủ thể thu hồi cũng như giải quyết hậu quả pháp lý của việc thuhồi.Thứ ba, cơ chế quản lý nhà nước về đất đai.

Cơ chế quản lý nhà nước về đất đai cũng có những tác động nhất định đế phápluật về thu hồi đất nói chung và thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế nói riêng

Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế quản lý đấtđai có sự thay đổi: Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất là loại hàng hóa đặc biệttrên thị trường, đất đai ngày càng có giá trị thì pháp luật về thu hồi đất ngày càngphải được hoàn thiện để theo sát, phù hợp với tình hình thực tế Các vi phạm liênquan đến sử dụng đất ngày càng nhiều và đa dạng đòi hỏi phải có cơ chế quản lýphù hợp, tránh việc sử dụng đất tùy tiện, không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất, việc thu hồi đất nhằm giải quyết triệt để tình trạng vi phạm nhưng cũng đồngthời phải dung hòa hợp lý quyền lợi giữa Nhà nước và người bị thu hồi đất

1.2.3 Nội dung pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Thứ nhất: Nhóm các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì mục

đích phát triển kinh tế Hoạt động này được xem là một biện pháp mang tính chiếnlược, tổng thể và lâu dài Đây chính là biện pháp quan trọng đảm bảo cho hoạt độngquản lý và sử dụng đất mang tính khoa học, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-

xã hội Với tính chất là một căn cứ hợp pháp cho các quyết định quản lý và sử dụngđất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trở thành căn cứ để các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền tiến hành phân bổ và điều chỉnh đất đai thông qua các quyết định giaođất, cho thuê đất và thu hồi đất

Thứ hai: Nhóm các quy định về thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích phát

triển kinh tế Đây là quan hệ trực tiếp thực hiện quyền định đoạt đất đai của Nhànước đồng thời thu hồi đất cũng là một trong những nội dung quản lý nhà nước vềđất đai Việc quy định thẩm quyền thu hồi đất nhằm đảm bảo cho hiệu quả của hoạt

Trang 22

động quản lý nhà nước đối với đất đai và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người

sử dụng đất, quyền tài sản cho công dân, Luật Đất đai quy định thẩm quyền thu hồiđất nhằm gắn trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc thực thi pháp luật về thuhồi đất Bên cạnh đó, quy định về thẩm quyền thu hồi đất cũng đảm bảo cho mối quan

hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất được minh bạch, khách quan và công bằng

Thứ ba: Nhóm các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát

triển kinh tế Trong quá trình thực thi pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triểnkinh tế, việc tuân thủ đúng các quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất là một yếu tốquan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Bên cạnh

đó, quy định về trình tự, thủ tục còn đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền giám sát

của công dân đối với quá trình giải phóng mặt bằng; người dân chủ động và phốihợp tốt với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng Đối với cơ quannhà nước, việc tuân thủ những quy định này đảm bảo sự công khai, minh bạch trongquá trình tiến hành thu hồi đất; thực hiện đúng trình tự là điều kiện cơ bản để đảmbảo quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi và những người liên quan Đócũng là yếu tố quyết định kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Thứ tư: Nhóm các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế Đây là nội dung có vị trí quan trọng tronglĩnh vực thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư cho người có đất bị thu hồi là trách nhiệm của Nhà nước với vai trò làngười đại diện cho chủ sở hữu, đồng thời cũng là quyền lợi của người sử dụng đất,với tư cách là người có quyền sử dụng đất- một loại quyền tài sản được pháp luậtbảo hộ

Thứ năm: nhóm các quy định về khiếu nại, khiếu kiện khi Nhà nước thu hồi

đất vì mục đích phát triển kinh tế Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện là những quy phạmnhằm bảo vệ quyền công dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người có đất bịthu hồi Đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn trong xã hội Tình trạngnày thể hiện trong lượng đơn thư khiếu nại, khởi kiện khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 23

Kết luận chương 1

Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là hoạt động điều chỉnh pháp luậtmang tính tất yếu, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước Khi có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốcgia, công cộng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất trên cơ sở kế hoạch sử dụng đấthàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt Việc thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế được tiến hànhtheo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định

Pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế là tổng thể các quyphạm điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong quá trình Nhà nước thu hồi đất vì mụcđích phát triển kinh tế, bao gồm các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làcăn cứ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc thu hồi đất; các quyđịnh về thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi đất; các quy định về bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, về khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hànhchính, hành vi hành chính trong hoạt động thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Trang 24

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT

VÌ MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

TẠI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

2.1 Lược sử quá trình phát triển của hoạt động thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

2.1.1 Giai đoạn trước năm 1993

Sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòathực hiện khẩu hiệu "người cày có ruộng" và cải cách ruộng đất pháp luật về thuhồi đất trong giai đoạn này còn sơ khai và nằm tản mát trong các văn bản Phải kểđến văn bản đầu tiên đề cập đến vấn đề thu hồi đất là Nghị định số 151/TTG ngày14/07/1959 của Hội đồng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng đất.Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ về thống nhất quản lý

ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước Năm 1986, Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra chính sách đổi mới toàn diện tạo ra bướcchuyển biến sâu sắc trong nhận thức của Đảng và Nhà nước Theo đó, quan hệ đấtđai được nhìn nhận ở một góc độ mới theo hướng: sửa đổi, bổ sung các chính sáchruộng đất và các loại đất khác để quản lý, "sử dụng có hiệu quả và triệt để, tiếtkiệm" Ngày 29/12/1987 Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được Quốc hội thôngqua, đánh dấu cột mốc quan trọng của hệ thống pháp luật về đất đai, trong đó có cácquy định về thu hồi đất

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1993 - 2003

Thể chế hóa Nghị quyết VI (1986) của Ban Chấp hành Trung ương Đảngtrên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993 ra đời với nguyên tắc côngnhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu của cácnhân về tài sản và tư liệu sản xuất Đây là văn bản đánh dấu bước phát triển và đổimới mạnh mẽ của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và pháp

Trang 25

luật về thu hồi đất nói riêng, tuy nhiên vẫn còn thiếu các quy định về việc giải quyếtcác vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất Đối với thu hồi đất để sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã được quy định kháchi tiết tại Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về bồi thường thiệt hại khiNhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốcgia, lợi ích công cộng; sau này là Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 vàThông tư số 145/TT-BTC của Bộ Tài chính cụ thể hóa Nghị định 22/1998/NĐ-CP.Việc bồi thường, xác định giá đất bồi thường vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập khi triểnkhai trên thực tế Giai đoạn này giá đất ngày càng tăng nhưng các quy định phápluật lại không giải quyết quyền lợi một cách hợp lý dẫn đến khiếu nại, khiếu kiệnxảy ra ở khắp nơi và ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh hợp lý hơn.

2.1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến ngày 01/7/2014

Ngày 29/11/2003, Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thôngqua tại kỳ họp thứ 8 thay thế cho Luật Đất đai năm 1993 Luật Đất đai năm 2003 rađời đánh dấu bước tiến rõ rệt về mặt nhận thức trong quan hệ pháp luật đất đai nóichung và các quy định về thu hồi đất nói riêng và giải quyết những bất cập, vướngmắc của giai đoạn trước đây Lần đầu tiên pháp luật đất đai đưa ra khái niệm "thuhồi đất", đồng thời quy định rõ các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng,

an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế Để cụ thể

hóa Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ tiếp tục ban hành các Nghị định quy địnhchi tiết vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtnhư Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành LuậtĐất đai năm 2003; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung

về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sửdụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

và giải quyết khiếu nại về đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư; Bộ Tài chính ra Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004

Trang 26

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất; Bộ tài nguyên và môi trường ban hành Thông tư

số 14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư vàtrình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất Theo đó, các quy định về vấn đềnày đã có những sửa đổi, bổ sung đáng chú ý, giải quyết được một số vấn đề bứcxúc nảy sinh từ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi.Tuy nhiên, do đây là công việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp phápcủa người dân nên nếu các quy định được xây dựng không hợp lý và thường xuyênsửa đổi, bổ sung thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài gâymất ổn định về chính trị, thực tế còn tồn tại rất nhiều các khiếu nại liên quan đếnthu hồi đất, hàng loạt các dự án chậm tiến độ, quy hoạch treo,… vẫn chưa được giảiquyết một cách hiệu quả

2.1.4 Giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến nay

Ngày 01/7/2014 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thay thế choLuật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn trước đây, đánh dấu những đổimới về chính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các quy định mới về thu hồi đất cơbản giải quyết những hạn chế của các quy định cũ về thu hồi đất, hạn chế tình trạngthu hồi đất tràn lan, tùy tiện, đảm bảo một cách công khai, minh bạch, loại bỏnhững trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất, đồng thờikhắc phục những hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sửdụng, gây lãng phí Đối với thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, đạo luật nàythể hiện sự tiến bộ trong việc mở đầu cho một lộ trình giới hạn việc sử dụng cácbiện pháp hành chính để thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế Để cụ thể hóaLuật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15/5/2014 quy định chi tiết thu hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013(sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau

Trang 27

đây gọi tắt là Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) và mới đây nhất là Nghị định01/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thihành Luật Đất đai cùng các thông tư cụ thể (sau đây gọi tắt là Nghị định01/2017/NĐ-CP) Theo đó các quy định của Luật Đất đai được hướng dẫn khá cụthể, chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật về thu hồi đất

nói chung và thu hồi đất do vi phạm nói riêng Có thể thấy quá trình phát triển của

chế định thu hồi đất luôn gắn liền với sự phát triển của pháp luật đất đai Nguyêntắc "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" trở thành nguyên tắc Hiến định không thay đổi,nội dung Nhà nước thống nhất quản lý đất đai được giữ vững nhằm khẳng địnhnguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Do thường xuyên ban hành các văn bản phápluật để điều chỉnh đúng với nhu cầu nhằm phát hiện những quy định mâu thuẫn,không còn phù hợp để kịp sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách phápluật về thu hồi đất nên công tác thu hồi đất đã đạt được những thành tựu đáng kể,

giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi Như vậy, song hành

cùng với sự phát triển của pháp luật đất đai, các quy định về thu hồi đất vì mục đíchphát triển kinh tế đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm xử lý mốiquan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người bị thu hồi Ở một chừng mựcnhất định, các quy định này đã đạt được mục đích nêu trên, giải quyết được vấn đềđưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, đáng ứng nhu cầu sử dụng của xã hội và gópphần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước ở từng thời kỳ lịch sử

2.2 Nội dung các quy định về thu hồi đất vì mục đích kinh tế

2.2.1 Các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Luật Đất đai 2013 thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để pháttriển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Nhà nước chỉ thu hồi đất đốivới các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủtướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất chứ không quy

Trang 28

định một cách chung chung là dự án đầu tư lớn như pháp luật đất đai năm 2003 Nộidung cụ thể được quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013 như sau:

Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư

mà phải thu hồi đất bao gồm:

- Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh

tế, khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch

sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượngđài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia

- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông,thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăngdầu, khí đốt, kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải

Đối với các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

- Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch

sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượngđài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương

- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp địa phương gồm giao thông,thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; côngtrình thu gom, xử lý chất thải

Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư;

dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng côngtrình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng;chợ; nghĩa trang; nghĩa địa; nhà tang lễ; nhà hỏa táng

- Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh tang đôthị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâmsản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

Trang 29

- Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpphép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường,than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai tháctận thu khoáng sản.

Nội dung này trước đây chưa được quy định chi tiết trong Luật Đất đai

2003 mà chỉ quy định rải rác trong các Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP Sang đến Luật Đất đai 2013 đã thểhiện nội dung này một cách chi tiết, rõ ràng Trong đó có bổ sung một số trườnghợp thu hồi đất: Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia của địaphương, bao gồm: giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tinliên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thugom, xử lý chất thải; chiếu sáng đô thị; Dự án xây dựng các công trình sự nghiệpcông; chợ; công viên; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnhđược xếp hạng Đồng thời, Luật Đất đai 2013 đã loại bỏ trường hợp thu hồi đất chonhóm dự án có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A; dự án có một phần trăm vốn đầu tưnước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu

tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khukinh tế và dự án có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì theo quy địnhcủa Luật Đất đai 2013 là bằng nguồn vốn ODA Điều này tạo ra sự bình đẳng giữacác nhà đầu tư trong nước và ngoài nước

Mặt khác, các dự án thu hồi đất phải được thể hiện trong kế hoạch sử dụngđất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đểlàm căn cứ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định thu hồi đất Qua

đó cho thấy việc quy định thu hồi đất dựa trên căn cứ kế hoạch sử dụng đất hằngnăm của cấp huyện sẽ giúp cho công tác thu hồi đất chặt chẽ hơn, đảm bảo đất thuhồi sát hơn với yêu cầu của xã hội, thực tế từng địa phương, khắc phục tình trạngquy hoạch treo, dự án treo Mặt khác, hạn chế tình trạng lạm quyền và tùy tiện trongviệc thu hồi đất vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân

Trang 30

2.2.2 Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất- căn cứ để Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Là một nội dung mang tính chất then chốt trong hoạt động quản lý nhà nước

về đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần thể hiện được sức mạnh của mộtcông cụ qua trọng nhằm duy trì trật tự ổn định và hiệu quả trong quá trình phân bổ

và điều chỉnh đấy đai Đặc biệt là trong quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụngđất trong việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế Với ý nghĩa đó, pháp luậtđất đai đã điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên các khía cạnh sau đây:

* Nội dung quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược quy hoạch

tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; được lập từ tổngthể đến chi tiết, quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sửdụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụngđất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch sử dụng đấtcấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quyhoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã; Sửdụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệmôi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa,danh lam thắng cảnh; Dân chủ và công khai; Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đíchquốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực vàbảo vệ môi trường; Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sửdụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

* Nội dung quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung của quản lýnhà nước về đất đai Vì vậy, trách nhiệm thực hiện việc này thuộc thẩm quyền củacác cư quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: Chính phủ tổ chức lập quy

Trang 31

hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trìgiúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.Ủyban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy bannhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dâncùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bộ Quốc phòng tổ chứclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh

* Nội dung quy định về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một trong những điểm sửa đổi, bổ sung của Luật đất đai năm 2013 đượccác tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ đánh giá cao là vấn đề tham vấn trongviệc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Với quy định này, việc quản lý đất đai ởnước ta đã từng bước tiếp cận với nội hàm của quản trị đất đai hiện đại được thừanhận rộng rãi trên thế giới Hơn nữa, việc lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo sự đồng thuận xã hội, tính khả thi khi tổ chứcthực hiện; bởi lẽ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trực tiếp ảnh hưởng đến quyền

và lợi ích hợp pháp của nhân dân; theo đó:

Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chứclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng gópcủa nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc lấy ý kiến đóng góp củanhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiệnthông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy bannhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ýkiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dâncấp huyện

Trang 32

* Nội dung quy định về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được lập và lấy ý kiến của nhândân thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định Mục đích của việcthẩm định nhằm xem xét tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch khác nhưquy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư nông thôn v.v…; xemxét tính khả thi, cơ sở khoa học của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Việc thẩmđịnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Luật đất đai năm 2013

* Nội dung quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, sau khi được lập, tổ chức lấy ý kiến đónggóp, tổ chức thẩm định còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,phê duyệt nhằm đảm bảo tính pháp lý Điều này có nghĩa là quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì mới có giá trị pháp

lý Việc quản lý đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng phải căn cứ vào quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc về các

cơ quan sau đây:

Một là, Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia Hai là, Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt

Ba là, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 33

đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất quy định tạikhoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng nămcủa cấp huyện.

* Nội dung quy định về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định, phê duyệt song trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện khó tránhkhỏi việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với sự thay đổicủa tình hình kinh tế - xã hội Để việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấttuân thủ đúng pháp luật và tránh tình trạng tùy tiện tự điều chỉnh

* Nội dung quy định về công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu bắtbuộc trong quản lý đất đai ở nước ta Điều này không chỉ đảm bảo tính công khaiminh bạch trong lĩnh vực đất đai mà còn để người sử dụng đất biết được và chấphành đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất Việc công

bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện như sau:

Thứ nhất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp

huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phảiđược công bố công khai

Thứ hai, trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

được quy định như sau:

Một là, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông

tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hai là, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có

trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở

cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ba là, Ủy ban

nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dâncấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấphuyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang 34

Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là

30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Nội dung quy định về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Việc lập, thẩm định và quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất có thực hiện tốt đến đâu đi chăng nữa mà quá trình tổ chức thực hiện không đạthiệu quả thì cũng là vô nghĩa Nhận thức được ý nghĩa của điều này, các nhà làmluật đã xác định rõ trách nhiệm cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong tổchức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với Chính phủ tổ chức, Thủtướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; Ủy ban nhân dân cấp xã có tráchnhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã; Bộ Quốcphòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh

Tất cả những quyết định thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế chỉ đượcxác định là hợp pháp khi thực hiện trên căn cứ của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt Đó là nền tảng quan trọngđảm bảo cho việc sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cho quá trình phát triển vàbền vững

2.2.3 Các quy định về thẩm quyền thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường

Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các

trường hợp sau đây:

Trang 35

i) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; ii) Thu hồiđất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Thứ ba, trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng sử dụng đất

hoặc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấphuyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủyban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất

Như đã phân tích ở trên, việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế làmột trường hợp cụ thể của thu hồi đất Vì vậy, việc thu hồi đất trong trường hợp nàyphải tuân thủ các quy định về thu hồi đất của Luật đất đai năm 2013 Căn cứ quyđịnh tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền thu hồi đất để sử dụng vào mụcđích này phụ thuộc vào người có đất bị thu hồi là tổ chức hay cá nhân, theo đó: i)Đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền thu hồi đất trongtrường hợp này thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; ii) Đối với trường hợp thu hồi đấtcủa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất thì thẩm quyền thu hồi đấttrong trường hợp này thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Luật Đất đai năm 2013 được ghi nhận là một văn bản điều chỉnh một cáchchi tiết và bao quát về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Đặc biệtđạo luật này đã quy định một cách cụ thể về các trường hợp cơ quan có thẩm quyềnđược phép thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội tại Điều 62, quy địnhnày hạn chế được tình trạng không rõ ràng trong cách xác định trường hợp nào sửdụng đất vì mục đích phát triển kinh tế thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi vàtrường hợp nào chủ đầu tư phải tự thoả thuận để nhận chuyển nhượng, thuê quyền

sử dụng đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người đang sử dụng đât.Tuy nhiên, một số quy định trong chính Luật Đất đai năm 2013 lại có những điểmchưa đồng nhất với nhau về mặt nội dung, từ đó dẫn đến việc hiểu và áp dụng phápluật khác nhau liên quan đến việc xác định trường hợp nào Nhà nước sẽ thu hồi đấtcăn cứ vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng,

Trang 36

trường hợp nào chủ đầu tư phải tự thỏa thuận với người đang sử dụng đất Bài viếtnày phân tích những điểm chưa hợp lý trong việc xác định căn cứ và phạm vi ápdụng chế định Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì mụcđích quốc gia, công cộng theo quy định hiện hành.

2.2.4 Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế

* Các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trước khi trình tự thu hồi đất được tiến hành, cơ quan tài nguyên và môitrường phải trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điềutra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, gồm các nội dung: Lý do thu hồi đất; Diện tích, vịtrí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xâydựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theotiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất; Kế hoạch điều tra, khảo sát, đođạc, kiểm đếm; Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư; Giao nhiệm vụlập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [5, khoản 1 Điều 17]

Thông báo thu hồi đất (Điều 67 Luật đất đai)

- Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đấtnông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩmquyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết Nội dung thông báothu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thuhồi đất Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biếnđến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tinđại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chungcủa khu dân cư nơi có đất thu hồi (điểm a khoản 1 Điều 69 Luật đất đai)

- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quannhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều nàythì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờđến hết thời hạn thông báo thu hồi đất

Trang 37

Điều tra thực địa (Khoản 1 Điều 69, Điều 70 Luật đất đai)

- Nhằm xác định diện tích cụ thể, loại đất thu hồi, các tài sản khác phục vụcông tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm

vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điềutra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảosát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đểlập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, lập dự án đầu tư

- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phốihợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra,khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người

sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếmbắt buộc Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắtbuộc Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắtbuộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm

+ Nguyên tắc cưỡng chế: 1- Công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật

tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật; 2- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chếđược thực hiện trong giờ hành chính

+ Điều kiện thực hiện cưỡng chế: 1- Sau khi có quyết định kiểm đếm bắtbuộc và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp

xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng vậnđộng, thuyết phục mà người có đất thu hồi không chấp hành; 2- Quyết định cưỡng

Trang 38

chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi, tại địa điểm sinh hoạt chung của khudân cư; 3- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã cóhiệu lực thi hành; 4- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế cóhiệu lực thi hành Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết địnhcưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp

tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thựchiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm Trường hợp người bị cưỡng chế khôngchấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hànhquyết định cưỡng chế

Lập, lấy ý kiến và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(Khoản 2 Điều 69 Luật đất đai)

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệmlập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cưtheo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi,đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủyban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm các nội dung chủ yếu sau đây: (1) Diện tích từng loại đất dự kiến thu hồi

(2) Dự kiến số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu vực thuhồi đất

Trang 39

(3) Dự kiến số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

(4) Dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cư hoặc nhà ở tái định

cư, phương thức tái định cư

(5) Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện phương án bồi thường, hỗtrợ, tái định cư

(6) Dự kiến tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.(7) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng cho dự án.Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thể hiện các nội dung nêutrên cho toàn bộ dự án và chi tiết đến từng địa phương (nếu có) Trường hợp thu hồiđất thực hiện dự án đầu tư mà phải xây dựng khu tái định cư tập trung thì trong cácnội dung quy định tại Điều này phải bao gồm cả khu vực thu hồi đất để xây dựngkhu tái định cư tập trung đó [2, Điều 10]

- Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đạidiện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã,đại diện những người có đất thu hồi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ýkiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thuhồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương ánbồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

- Thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môitrường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩmđịnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dâncùng cấp phê duyệt [2, Điều 13]

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Thẩm định về diện tích, loại đất, vị trí đấtthu hồi và thẩm định điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất (bao gồm các trườnghợp được bồi thường, hỗ trợ; các trường hợp không được bồi thường đất, chỉ đượcxem xét hỗ trợ và các trường hợp không được bồi thường, không được hỗ trợ);

Trang 40

Thẩm định việc áp dụng điều kiện hỗ trợ đối với các trường hợp được hỗ trợ ổnđịnh đời sống và sản xuất; hỗ trợ đất vườn ao trong thửa đất có nhà ở nhưng khôngđược công nhận là đất ở; hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư; hỗ trợ chuyểnđổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

+ Sở Tài chính: Thẩm định việc áp dụng giá đất, giá tài sản để bồi thường,

hỗ trợ về đất và tài sản trên đất (trừ giá bồi thường về nhà, các công trình xây dựngkhác) theo quy định của pháp luật; Trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Tài nguyên

và Môi trường về diện tích và loại đất đủ điều kiện được hỗ trợ, Sở Tài chính thẩmđịnh việc áp dụng giá đất để tính để tính toán hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;

hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn ao không được công nhận làđất ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ về đất đối với nhữngtrường hợp giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004; hỗ trợ đối với cáctrường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm trước ngày 01/7/2004; hỗ trợ đất do hạn chếkhả năng sử dụng; hỗ trợ đất khác; Thẩm định việc áp dụng các mức hỗ trợ, cáckhoản hỗ trợ (trừ hỗ trợ về nhà và các công trình xây dựng khác); Thẩm định vàtrình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư

+ Sở Xây dựng: Thẩm định việc áp dụng giá bồi thường, các điều kiện bồithường, hỗ trợ, tính chất hợp pháp, không hợp pháp về nhà và các công trình xâydựng gắn liền với đất bị thu hồi; Thẩm định việc di dời các công trình của Nhànước, của tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, việc di dời mồ mả (nếu có)làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường và hỗ trợ cho từng đối tượng

Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ra quyết định thu hồi đất (Khoản 3 Điều 69 Luật đất đai)

- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết địnhphê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệmphối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định

Ngày đăng: 05/12/2022, 00:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w