1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lý luận dạy học đại học

7 2,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 282,54 KB

Nội dung

baig giảng lý luận dạy học

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Người thiết kế và thực hiện : TS.GVC Nguyễn Thị Bích Hạnh Bản quyền thuộc về Trường ĐHSP Tp.HCM và tác giả

Chỉ được phép sử dụng cho học viên lớp LLDHĐH do Trường ĐHSP Tp.HCM tổ chức

Mọi sao chép vào mục đích khác là vi phạm bản quyền

1 Thời lượng : 4 đvht (3 lí thuyết / 1 thực hành)

2 Đối tượng : Cán bộ đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu và quản lí ở các trường cao

đẳng, đại học hay bồi dưỡng kiến thức SĐH

3 Những nội dung chủ yếu mà người học cần đầu tư sâu

a Các nhiệm vụ dạy học đại học

b Cấu trúc hoạt động dạy học

c Bản chất hoạt động học tập của sinh viên đại học

d Các phương pháp dạy học đại học

e Hướng cải tiến phương pháp dạy học đại học theo hướng phát huy tính tích cực, độc

lập của sinh viên trong quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học

4 Mục tiêu : Sau khi học xong môn học, học viên phải :

4.1 Về tri thức

- Phân tích 3 nhiệm vụ dạy học đại học, vận dụng để xác định nhiệm vụ dạy học cho một bài dạy cụ thể

- Nêu đủ các yếu tố tham gia quá trình dạy học đại học; trình bày chức năng của từng yếu tố; phân tích quan hệ giữa yếu tố người dạy – người học

- Phân tích bản chất hoạt động học của sinh viên là hoạt động nhận thức độc đáo mang tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên

- Phân tích đặc điểm, ưu, nhược và những yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học đại học

4.2 Về kĩ năng

- Viết các nhiệm vụ dạy học trong bài dạy cụ thể ở cao đẳng, đại học

- Lựa chọn và sắp xếp nội dung đáop ứng mục tiêu của một bài dạy cụ thể

Trang 2

- Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung và đáp ứng mục tiêu của một bài dạy cụ thể

- Triển khai một phương pháp dạy học đã thiết kế trong kế hoạch bài dạy

4.3 Về thái độ

- Tích cực học tập theo nhóm

- Có ý thức lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân

5 Phương pháp và phương tiện dạy học

5.1 Phương pháp : Giải thích, thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận tập thể, thực hành,

phương pháp bể cá và kiểm tra đánh giá

5.2 Phương tiện : Tài liệu in, computer + projector, giấy khổ lớn, bút lông, băng keo

* Tài liện tham khảo

Tiếng Việt

[1] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lí luận dạy học đại học, Trường ĐHSP Hà

Nội

[2] Lưu Xuân Mới (2000), Lí luận dạy học đại học, NXB GD

[3] Jean-Marc Denommé và Madeleine Joi (2000), Tiến tới một phương pháp sư

phạm tương tác, NXB thanh niên

[4] V.Okon (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXBGD

[5] I.Ia.Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB GD

CBQLGD-ĐT, HN

[7] Nguyễn Thị Bích Hạnh (2004), Đề cương bài giảng “Lí luận dạy học đại học” [8] Lê Khánh Bằng (1993), “Một số vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả cda quá

trình dạy học ở đại học và trung học chuyên nghiệp”, Viện NCĐH và THCN

[9] Benjamin S.Bloom và các cộng sự (1994), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo

dục : lãnh vực nhận thức (Đoàn Văn Điều dịch), Trường ĐHSP Tp.HCM

[10] 10- Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Vĩnh (1999), Học tập trong

hoạt động và bằng hoạt động, ĐHQG TP HCM

[11] Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”,

Tạp chí Giáo dục, số 32, tháng 6/2002

[12] Trần Bá Hoành (1996), “Phương pháp tích cực” Tạp chí Giáo dục, số 3/1996

[13] Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại : lí luận – biện pháp – kĩ thuật,

[14] Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lí luận dạy học đại học, Trường

CBQLGD-ĐT II

Trang 3

Tiếng Pháp

[15] Guy Brousseau (1995), Didactique des sciences et formation des professeurs,

Didactique des disciplines scientifiques et formation des enseignants, Université

Pédagogique Ho Chi Minh Ville

[16] Claire Margolinas (1995), Dévolution et instionnalisation deux aspects

antagonistes du rôle du maitre, Didactique des disciplines scientifiques et

formation des enseignants, Université Pédagogique Ho Chi Minh Ville

[17] Patric Pelpel (1986), Se former pour enseignet, Paris

Tiếng Anh

[18] Denise Chalmer Richard Fuller (1995), Teaching for learning at university, Edith

Cowan University Perth, Western Australia

6 Hướng kiểm tra, đánh giá

6.1 Bài kiểm tra giữa học phần

- Hình thức : Bài viết tiểu luận

- Giá trị bài tập : 40% tổng điểm môn học

* Nội dung : Giảng viên chọn một trong các vấn đề dưới đây và thông báo đến học viên trong lớp khi chuyển giao kế hoạch môn học :

1- Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, nhằm chuẩn bị cho sinh viên đón đầu sự phát triển thì nhiệm vụ quan trọng và duy nhất của nhà trường đại học là

“dạy phương pháp” Dùng tri thức đã học và kinh nghiệm của bản thân hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

2- Hoạt động dạy học đại học bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định Anh, chị hiểu như thế nào về “môi trường dạy học”

3- Bằng tri thức đã học và kinh nghiệm của bản thân hãy làm sáng tỏ ý kiến sau :

“Nâng cao chất lượng dạy học đại học” cần hoàn thiện yếu tố Dạy (giảng viên) trước tiên trong các yếu tố của hoạt động dạy học đại học?

4- Giải thích và chứng minh : Học tập của sinh viên là hoạt động học tập mang tính chất nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên

* Hình thức

- Bài viết được đánh máy vi tính có đóng bìa mềm (sẽ bổ sung mẫu bìa)

- Độ dài không dưới 6 trang và không quá 10 trang khổ A4

- Để lề trái (3 cm), lề phải (2cm), lề trên (3cm), lề dưới (3.5cm), cách dòng (1.2)

6.2 Bài kiểm tra hết học phần

- Hình thức : bài “luận đề” ở trên lớp trong 120 phút

Trang 4

- Giá trị bài kiểm tra : 60% tổng điểm môn học

* Tổng điểm hai bài kiểm tra trên là điểm kiểm tra hết môn “Lí luận dạy học đại học”

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1 : LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC (4 tiết)

I- Sự ra đời của lí luận dạy học đại học (lldhđh)

1- Mục đích của trường đại học*

2- Ảnh hưởng của KH-CN đến việc đào tạo nhân lực

II- Đối tượng, nhiệm vụ của lldhđh

1- Đối tượng

2- Nhiệm vụ

- Xác định bản chất qtdhđh

- Xác định các nhiệm vụ dhđh và quan hệ giữa chúng

- Xác định các luận điểm cơ bản của qtdhđh (nguyên tắc dhđh)

- Nghiên cứu các pp, pt dhđh

- Xây dựng các con đường kiểm tra, đánh giá hợp lí

III- Mối liên hệ giữa lldhđh với các khoa học khác

1- Triết học

2- Toán học

3- Xã hội học

4- Tâm lí học, sinh lí học*

5- Giáo dục học đại học*

IV- Phương pháp nghiên cứu lldhđh

1- Phương pháp luận

2- Phương pháp nghiênc cứu cụ thể (quan sát, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm, đàm thoại, ankét, thực nghiệm và phương pháp toán

* Tự nghiên cứu (2 tiết), thảo luận trên lớp (2 tiết)

Chương 2 : HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC (20 tiết; 15 / 5)

I- Quá trình dạy học đại học là một hệ thống*

1- Cấu trúc hoạt động dạy học đại học

2- Chức năng của từng yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học (hđdh)

Trang 5

3- Quan hệ giữa các yếu tố

II- Các nhiệm vụ dhđh*

1- Dạy nghề

2- Dạy phương pháp

3- Hình thành đạo đức và đạo đức thái độ nghề

III- Bản chất quá trình dạy học đại học*

1- Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu khoa học

2- Vai trò hướng dẫn của giảng viên đại học trong qtdhđh

* Thực hành : Vận dụng lí luận về các nhiệm vụ dạy học đại học để xác định nhiệm

vụ dạy học cho một bài dạy cụ thể (5tiết)

- Làm việc cá nhân (2 tiết)

- làm việc theo nhóm ở trên lớp (3 tiết)

Chương 3 : QUI LUẬT VÀ HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC DHĐH (3 tiết)

I- Các qui luật của quá trình dhđh

1- Qui luật dạy học

2- Một số qui luật của qtdhđh

II- Các nguyên tắc dạy học đại học

1- Khái niệm chung về nguyên tắc dhđh

2- Hệ thống các nguyên tắc dhđh

* Tự nghiên cứu với tài liệu

Chương 4 : NỘI DUNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC (3 tiết)

I- Khái niệm chung về nội dung dạy học (nddh)

1- Kinh nghiện xã hội

2- Nội dung dạy học (nội dung trí dục)

3- Nội dung dạy học đại học (nội dung trí dục ở đại học)

II- Thành phần cấu trúc của nội dung dạy học đại học

1- Hệ thống tri thức khoa học, kĩ thuật, phương pháp liên quan đến ngành nghề 2- Hệ thống kĩ năng về nghề nghiệp tương lai về nghiên cứu khoa học và tự học 3- Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo

Trang 6

4- Hệ thống tri thức về thái độ đối với ngành nghề tương lai

III- Kế hoạch dạy học, chương trình dạy học, sách giáo khoa

1- Kế hoạch dạy học*

2- Chương trình dạy học*

3- Sách giáo khoa và các tài liệu khác

* Thực hành : Lựa chọn và sắp xếp nội dung cho một bài dạy cụ thể

Chương 5 : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC (25 tiết; 15\10)

I- Khái niệm về phương pháp dạy học đại học

1- Khái niệm

2- Đặc điểm của phương pháp dạy học đại học

II- Hệ thống các phương pháp dạy học ở đại học

1- Diễn giảng

3- Thực hành

4- Kiểm tra, đánh giá

5- Một số phương pháp phát huy tính tích cực của sinh viên :

- Nhóm các phương pháp khởi động bài dạy, môn dạy

- Nhóm phương pháp dùng khi phát triển bài dạy

- Nhóm phương pháp dùng khi kết thúc bài dạy, môn dạy

III- Lựa chọn và sử dụng ppdhđh

1- Cơ sở lựa chọn ppdhđh

2- Sử dụng ppdhđh

IV- Xu hướng đổi mới ppdhđh

1- Đặc điểm qúa trình dạy học đại học trong thời đại hiện nay

2- Hướng đổi mới ppdhđh

- Tích cực hoá hoạt động dạy học đại học

- Cá biệt hoá hoạt động dạy học đại học

- Công nghệ hoá hoạt động dạy học đại học

V- Cấu trúc kế hoạch bài dạy ở đại học

1- Cấu trúc kế hoạch dạy dạy “truyền thống”

Trang 7

2- Cấu trúc kế hoạch bài dạy “theo dự án của Intel”

* Thực hành (làm việc theo nhóm ở trên lớp)

- Lựa chọn và tổ chức phương pháp dạy học cho một bài dạy ở trên lớp (5 tiết)

* Lựa chọn và thiết kế phương pháp khởi động bài dạy/ môn dạy

* Lựa chọn và thiết kế phương pháp phát triển bài dạy

* Lựa chọn và thiết kế phương pháp kế thúc bài dạy / môn dạy

- Triển khai một nội dung của bài dạy đã thiết kế ở trên lớp (5 tiết)

• Hệ thống hoá, giải đáp thắc mắc, lượng giá (5 tiết)

Chương trình môn học sẽ được bổ sung, điều chỉnh sau 2 năm

Ngày 23 tháng 9 năm 2006

TS.GVC Nguyễn Thị Bích Hạnh

Ngày đăng: 22/03/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w