1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.DOC

9 2,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 61 KB

Nội dung

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trang 1

CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỊCH VỤ TRỢ GIÚP XÃ HỘI Ở

VIỆT NAM

A-Phần mở đầu

Trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia, chính sách an sinh xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó là nhân tố bảo đảm công bằng xã hội, vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội còn khơi dậy tinh thần đoàn kết, iups

đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội Trên lĩnh vực đối ngoại thì nó là “chất xúc tác” giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, không phân biệt thể chế chính trị, văn hóa và màu da Chính vì vai trò quan trọng của

an sinh xã hội mà bất kì quốc gia nào cũng đều quan tâm tới vấn đề này

Trong các chính sách an sinh xã hội, ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các quỹ dự phòng và bảo hiểm thương mại thì những chương trình dịch vụ trợ giúp xã hội đóng một vai trò tích cực đối với ASXH Các dịch vụ này đều được Nhà nước đứng ra cung cấp

Trên thế giới, các dịch vụ trợ giúp xã hội đều được các chính phủ quan tâm,

nó là một phần trong chương trình hoạt động của các quốc gia Có thể các dịch

vụ hỗ trợ này không được thể hiện trực tiếp nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt những chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư

Ở Việt Nam, các chương trình hỗ trợ xã hội ngày càng được mở rộng về hình thức cũng như nội dung hỗ trợ Nhà nước ngày càng quan tâm đến vấn đề này Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các chương trình hỗ trợ xã hội ở Việt Nam trong các phần sau

Trang 2

B- Dịch vụ trợ giúp xã hội ở Việt Nam

I- Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ xã hội

1 Khái niệm dịch vụ hỗ trợ xã hội

Để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước thường thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên xã hội dưới hai hình thức: các chương trình phân phối công khai và các chương trình phân phối ngầm Các chương trình phân phối công khai là hệ thống các chính sách an sinh xã hội Nó có đặc điểm là đây là những khoản trợ cấp trực tiếp Còn chương trình phân phối ngầm

là những khoản trợ cấp gián tiếp Nghĩa là, những đối tượng nhận trợ cấp này không được trợ cấp bằng tiền hay hiện vật mà Nhà nước trực tiếp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ cần với giá thấp hoặc miễn phí Đây được gọi là các dịch vụ hỗ trợ an sinh xã hội

2 Các dịch vụ hỗ trợ ASXH

Tùy theo điều kiện từng nước mà triển khai những dịch ụ hỗ trợ khác nhau Trong đó có một số dịch vụ thường được thực hiện là:

2.1 Chương trình trợ giúp pháp lý

Đối tượng của chương trình này là những người có thu nhập thấp và trình độ học vấn không cao Trong xã hội hiện đại, khi mà mọi người đều sống và làm việc theo pháp luật, các vấn đề phát sinh đều liên quan tới luật pháp Những đối tượng có thu nhập thấp không đủ khả năng tài chính để tiếp cận những dịch vụ pháp lý, hoặc những người có trình độ học vấn không cao thì không đủ hiểu biết do đó họ sẽ bị thiệt thòi hoặc

có những hành vi vi phạm pháp luật Do vậy, Nhà nước cần đứng ra cung

Trang 3

cấp những dịch vụ trợ giúp pháp lý cho những đối tượng này thông qua các Trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí, chỉ định luật sư bào chữa miễn phí

2.2 Các chương trình trợ giúp giá

Trong xã hội có những đối tượng không đủ khả năng mua được những hàng hóa cần thiết Do vậy, Nhà nước đưa ra những chương trình trợ giá

để những đối tượng này mua được hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ như: trợ cấp giao thông để làm giảm giá vé xe buýt giúp cho người nghèo trong việc đi lại; trợ cấp nông nghiệp nhằm giúp nông dân có thu nhập cao hơn đồng thời đảm bảo an ninh lương thực

2.3 Bảo đảm các phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật

Đối tượng những người khuyết tật là những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, vì ậy ngoài những khoản trợ cấp trực tiếp thì xã hội còn cung cấp những dịch vụ giúp họ hòa nhập cuộc sống như: xây dựng lối đi riêng cho người đi xe lăn, các chương trình truyền hình dành cho người câm điếc

2.4 Hỗ trợ người di cư

Đây là một chương trình phổ biến ở những nước phát triển Hằng năm, ở những nước này có một lượng lớn người di cư bất hợp pháp gây

ra tình trạng bất ổn xã hội Do vậy, việc chính phủ những nước này đưa

ra các chương trình hỗ trợ về chỗ ở, tìm việc làm hoặc hồi hương là rất cần thiết

2.5 Các dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm

Trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp hay thuyên chuyển

để tìm được công việc phù hợp hơn là điều tất yếu Vì vậy, các trung tâm dịch vụ tư vấn việc làm ra đời giúp cho cung và cầu lao đọng diễn ra nhanh hơn Các dịch vụ này đã giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm, ổn định cuộc sống Còn những người chủ sở hữu lao động

Trang 4

II- Các dịch vụ hỗ trợ xã hội ở Việt Nam

1 Trợ giúp pháp lý

Ở Việt Nam , hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý được thành lập từ năm 1997 theo quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Luật trợ giúp pháp lý đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 Người được trợ giúp pháp lý theo Luật này bao gồm:1 người nghèo 2 người có công với cách mạng 3 người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa 4 người dân tộc thiểu số thường trú ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã có nhiều tiến bộ

từ công tác quản lý tới hoạt động Các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí trong thời gian qua đều do Sở Tư pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện, đến nay thì hoạt động này đã được mở rộng ra tất cả các tổ chức chính trị-xã hội-, xã hội-nghề nghiệp, cụ thể như: Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…và trong thời gian tới sẽ được triển khai đến các địa phương tạo thành một sức mạnh tổng hợp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo

và đối tượng chính sách

Theo luật trợ giúp Pháp lý thì có 4 hình thức trợ giúp pháp lý được sử dụng, gồm: 1 tư vấn pháp luật; 2 tham gia tố tụng; 3 đại diện ngoài tố tụng; 4 các hình thức trợ giúp pháp lý khác

Tư vấn pháp luật nghĩa là trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, luật sư,

vư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý

Trang 5

Tham gia tố tụng tức là trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Bên cạnh đó, trợ giúp viên pháp lý, luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính

Đại diện ngoài tố tụng là trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp

Các hình thức trợ giúp pháp lý khác là trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hoà giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

Tính đến hết tháng 10-2007, Cục Trợ giúp pháp lý và trung tâm trợ giúp pháp lý các tỉnh, thành phố đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho hơn 1 triệu lượt người nghèo, người trong diện chính sách, dân tộc thiểu số, trẻ

em và các đối tượng khác

Như vậy, qua hơn 10 năm thực hiện, chương trình trợ giúp pháp lý

đã đạt được những kết qua khả quan Tuy nhiên, chương trình này vẫn còn gặp những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới Trong đó cần mở rộng hơn nữa đối tượng được trợ giúp, phổ biến chương trình tới

Trang 6

các đối tượng của nó; nâng cao chất lượng quản lý của Nhà nước; thực hiện xã hội hóa công tác này Do đây là hoạt động không có thu, phi lợi nhuận nên Nhà nước phải đứng ra quản lý Trong những năm gần đây, chương trình này nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức đối với công tác quản lý của Nhà nước để những hoạt động này đi đúng hướng

2 Trợ giúp giá

Đây là một chương trình phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới

Nó giúp phân phối lại thu nhập, giúp cho những người thu nhập thấp có thể tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn Tuy nhiên, vấn đề này cũng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực trợ cấp nông nghiệp tại hội nghị Doha

Ở Việt Nam, trợ cấp giá đã được chính phủ thực hiện từ sớm Các mặt hàng được trợ giá chủ yếu là đầu vào các sản phẩm nông nghiệp, nhiên liệu, cước phí vận chuyển, sách giáo khoa

Nông nghiệp là lĩnh vực nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất Do thu nhập của đại bộ phận nông dân còn thấp trong khi giá đầu vào sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đều tăng cao, còn giá của sản phẩm đầu ra lại không ổn định, thường xuyên mất giá Do vậy, để đảm bảo thu nhập cho nông dân (chiếm đại bộ phận dân số), và cũng để bảo đảm an ninh lương thực Nhà nước đã đứng ra trợ cấp giá cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Thông qua các chính sách hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, trợ giá phân bón thu mua sản phẩm với giá ổn định, đảm bảo nguồn thu cho các hộ nông dân

Trang 7

Ngoài nông nghiệp thì nhiên liệu cũng nhận được sự trợ giá từ chính phủ, đặc biệt là giá xăng dầu Do đây là một sản phẩm hết sức nhạy cảm ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nên chính phủ phải đứng ra trợ giá nhằm giúp các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc giá xăng dầu thế giới bất ổn

Một chương trình trợ giá phổ biến khác là trợ giá đối với giao thông công cộng Do có đặc thù là đối tượng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là lao động bình thường, học sinh, sinh viên nên việc trợ giá này làm giảm chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng Biểu hiện rõ nhất của việc trợ giá này là giá vé xe buýt vãn được giữ ổn định ở mức thấp cho dù chi phí nhiên liệu tăng cao trong thời gian qua

Tuy nhiên, chương trình trợ giá của Chính phủ cũng gặp không ít khó khăn Do ngân sách còn eo hẹp nên chưa thể trợ giá tới hết những đối tượng cần thiết, chính sách còn trong giai đoạn vừa thực thi vừa hoàn thiện nên không tránh khỏi những bất cập trong quá trình tiến hành Trong thời gian tới, chính phủ sẽ hoàn thiện, nâng cao trình độ quản lý cũng như xem xét lại những chính sách chưa hợp lý

3.Các dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm

Ở Việt Nam, các Trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm đã được áp dụng khá thành công Hiện nay, số lượng các trung tâm giới thiệu việc làm ngày càng tăng nhanh, trong đó đặc biệt là các trung tâm tư nhân Đối với một nước có lực lượng lao động lớn như Việt Nam thì nhu cầu tìm việc và tuyển dụng luôn rất lớn Do vậy việc ra đời các trung tâm này

có ý nghĩa rất lớn Do vậy, chính phủ cũng như UBND các cấp đã ra

Trang 8

những văn bản pháp luật liên quan tới việc thành lập, hoạt động của các trung tâm này

Ngoài việc thành lập các trung tâm thì hằng năm còn diễn ra rất nhiều hội chợ việc làm từ quy mô địa phương cho đến quy mô cấp trung ương Đây là một hoạt đọng thường niên được tổ chức nhằm giúp cho lao động

có thể tiếp cận với những nhà tuyển dụng và những nhà tuyển dụng có thể thuê được lao động mà mình cần

Ngoài ra, trong những năm gần đây còn xuất hiện dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm qua mạng Hình thức này ngày càng được mở rộng hơn nữa ới số lượng trang web về việc làm không ngừng tăng

Có thể thấy, các dịch vụ tư vấn và giói thiệu việc làm ở Việt Nam trong những năm qua đã hoạt động khá tốt tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong công tác quản lý hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm Việc quản lý chồng chéo, còn nhiều chỗ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng đã gây ra không ít thiệt hại cho người lao động Việc tổ chức hội chợ việc làm còn tràn lan chưa mang lại hiệu quẩ như mong đợi Do vậy Chính phủ cần phải hoàn thiện các văn bản pháp quy trong việc quản lý các dịch vụ này, nâng cao khả năng quản lý để dịch vụ này thực sự có hiệu quả giúp người lao động sớm tìm được việc làm, ổn định cuộc sống; các nhà sử dụng lao động ổn định và phát triển sản xuất

3 Bảo đảm phương tiện hỗ trợ người khuyết tật

Người khuyết tật là một trong những dối tượng nhận được nhiếu sự quan tâm của Nhà nước và xã hội Ngoài những khoản trợ cấp trực tiếp thì Nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây còn cung cấp ngày càng nhiều những dịch vụ hỗ trợ cho người khuyết tật Các công trình công cộng đều xây lối đi riêng cho người khuyết tật Các chương trình

Trang 9

truyền hình được xây dựng dành cho người câm điếc như chương trình thời sự của VTV

Ngoài các chương trình của chính phủ thì các tổ chức phi chính phủ cũng có các chương trình hoạt động nhằm giúp đỡ người khuyết tật như dạy nghề, cung cấp các chương trình đào tạo cho người khuyết tật, đặc biệt đối với những đối tượng bị chấn thương về mặt tinh thần

Tuy nhiên, các dịch vụ dành cho người khuyêt tật còn hạn chế Số lượng các công trình công cộng có lối đi cho người ngồi xe lăn còn ít, các chương trình truyền hình còn rất ít Do vậy, trong những năm tới Chính phủ cần phải đầu tư nhiều hơn nữa đến những đối tượng nạy

Trên đây là những dịch cụ trợ giúp xã hội phổ biến ở Việt Nam Tuy còn có những bất cập nhưng đã đóng góp một vai trò không nhỏ trong các chính sách ASXH, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN do dân và vì dân

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w