1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ

93 300 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 616 KB

Nội dung

Luận văn : Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc giađều gắn liền và quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và khu vực Mỗi thayđổi về kinh tế, chính trị đều ảnh hưởng đến các quốc gia Hội nhập kinh tế quốctế mang lại nhiều lợi ích dài hạn, nhưng trước mắt đặt ra không ít thách thức đốivới nền kinh tế quốc gia Việt Nam đã gia nhập AFTA và đang trong lộ trình cắtgiảm thuế quan Việt Nam cũng chính thức trở thành thành viên thứ 21 của Diễnđàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Trong khuôn khổAPEC, Việt Nam đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia mang tính tự do hoáthương mại và đầu tư vào năm 2020 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng đãđược ký kết và có hiệu lực từ năm 2001 Việt Nam đang tích cực đàm phán vàchuẩn bị các điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Thị trường kiểm toán cũng không nằm ngoài xu thế đó.Vì vậy, để chuẩnbị cho nền kinh tế hội nhập và phát triển các Công ty kiểm toán phải khôngngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng Bất kỳ mộtcuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất trong đó kếhoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toánđúng đắn là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng có giá trị góp phầnđưa ra các nhận xét chính xác về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểmtoán, giữ vững và nâng cao uy tín và hình ảnh của Công ty kiểm toán đối vớikhách hàng Chính vì vậy, việc tìm hiểu và hoàn thiện Giai đoạn Lập kế hoạchtrong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề cần được quan tâm hiện nay củacác Bộ, ban, ngành, các tổ chức cũng như các Công ty kiểm toán Đó chính là lý

do em chọn đề tài “Lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán Báocáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C” làm đề tài cho

Báo cáo chuyên đề thực tập của mình.

PHẦN 1

  

Trang 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG QUYTRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm, các đặc điểm chung và mục tiêu của kiểm toán tài chính

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán và nằmtrong hệ thống kiểm toán nói chung Kiểm toán tài chính được định nghĩa nhưsau:

“ Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toánnhằm xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính do các kiểm toánviên chuyên nghiệp tiến hành theo luật định.”

Kiểm toán tài chính chứa đựng đầy đủ “sắc thái kiểm toán” ngay từ khi rađời cũng như trong quá trình phát triển Đặc trưng cơ bản của kiểm toán tàichính bắt nguồn từ chính đối tượng kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể -khách thể kiểm toán Mối quan hệ giữa kiểm toán tài chính với toàn bộ hệ thốngkiểm toán là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung: cái riêng nằm trong cáichung song cái chung không bao trùm toàn bộ cái riêng Do vậy, kiểm toán tàichính đã có đặc điểm riêng ngay trong đặc điểm chung của kiểm toán như mụctiêu, chức năng, đối tượng, phương pháp đến tổ chức kiểm toán.

Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính hướng tớicông khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu thập bằngchứng đầy đủ và tin cậy được quán triệt trong một quá trình thực hiện chức năngchung của kiểm toán.

Đối tượng của kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính Đây là đốitượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán tài chính Bộ phận quan trọngcủa những Bảng khai này là Báo cáo tài chính Theo định nghĩa trong Chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm

toán Báo cáo tài chính : “ Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theochuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh cácthông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” (Điểm 04) Ngoài ra, bảng khai

tài chính còn bao gồm những bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sảnđặc biệt, các bảng kê khai theo yêu cầu của chủ đầu tư, các bảng quyết toáncông trình, bảng quyết toán ngân sách,…

Trang 3

1.2.2 Lập kế hoạch chiến lược

1.2.2.1 Vai trò của lập kế hoạch chiến lược trong quy trình lập kế hoạchkiểm toán

Kế hoạch kiểm toán chính là công cụ giúp kiểm toán xác định nội dungcông việc cần thực hiện, tổ chức phối hợp công việc, thực hiện và giám sát hoạtđộng của đoàn kiểm toán Kế hoạch là 1 tài liệu tổng hợp về mục tiêu cụ thể củacuộc kiểm toán, tính chất và các đặc trưng cơ bản của đơn vị được kiểm toán vàcác giải pháp kiểm toán cơ bản.

Lập kế hoạch chiến lược là bước đầu tiên mà kiểm toán viên và công ty

kiểm toán cần thực hiện trong các cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược bao

gồm: “…những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếpcận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tìnhhình kinh doanh hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểmtoán.” (Đoạn 04, VSA 300).

Cũng theo VSA 300 (đoạn 13): “kế hoạch chiến lược phải được lập chocác cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểmtoán báo cáo tài chính của nhiều năm.” Khi cuộc kiểm toán có đặc điểm trên,

đơn vị kiểm toán bắt buộc phải lập kế hoạch chiến lược, còn trong những cuộckiểm toán khác thì không nhất thiết phải lập kế hoạch này

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Lập kế hoạch chiến lược đóng vai trò cơ bản trong quy trình lập kế hoạchkiểm toán như sau:

 Thứ nhất, có được sự hiểu biết một cách tổng quát về đơn vị được kiểmtoán, là cơ sở để ra quyết định kiểm toán, từ đó trưởng nhóm kiểm toán có kếhoạch cụ thể thực hiện cuộc kiểm toán, việc phân bổ tổ, nhóm kiểm toán mộtcách rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm toán cũng như chỉ đạo kiểm toán củatrưởng nhóm;

 Thứ hai, quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán sẽ được tiến hành đúngdự kiến theo một trật tự và phạm vi được xác định, tiết kiệm thời gian;

 Thứ ba, có phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phù hợp với từng loại côngviệc đã được dự tính từ trước;

Trang 4

 Cuối cùng, xác định thời gian và số lượng kiểm toán viên cần thiết chotoàn bộ cuộc kiểm toán.

Như vậy, vai trò của lập kế hoạch chiến lược là vạch ra mục tiêu, địnhhướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộckiểm toán.

1.2.2.2Nội dung lập kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tínhchất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm Kếhoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc(hoặc người đứng đầu) đơn vị phê duyệt Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quyđịnh của công ty và phương hướng mà Giám đốc đã duyệt trong kế hoạch chiếnlược Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toánnếu phát hiện những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban giám đốcthì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp.

Nội dung và các bước công việc chủ yếu của công việc lập kế hoạchchiến lược được quy định cụ thể trong VSA 300 như sau:

Bước 1: Xem xét tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thôngtin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệsản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưuý đến những nội dung chủ yếu như: Động lực cạnh tranh, phân tích thái cựckinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêuthụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng

Trang 5

Lập kế hoạch chiến lược

Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng

Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiệnXác định nhu cầu về các

chuyên giaXác định những vấn đề

liên quan đến BCTC

Xác định vùng rủi ro và ảnh hưởngđến BCTC

Đánh giá hệ thống KSNB

Xác định mục tiêu và phương pháp kiểm toán

Duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược

Lập kế hoạch tổng thể

Thu thập thông tin về hoạt động của khách hàng

Tổng hợp kế hoạch tổng thể

Các vấn đề khácThu thập hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống

kiểm soát nội bộ

Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu

Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ

tục kiểm toán

Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra

Lập chương trình kiểm toán

Xác định tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị

Các vấn đề khácXác định các mục tiêu

kiểm toán đặc thù

Thiết kế các thủ tục phân tích

Thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết

Xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Trang 6

Bước 2: Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính nhưchế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính vàquyền hạn của công ty.

Bước 3: Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởngcủa nó tới báo cáo tài chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát).

Bước 4: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bước 5: Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếpcận kiểm toán.

Bước 6: Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên giatư vấn pháp luật, kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên giakhác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp

Bước 7: Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.

Bước 8: Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhómkiểm toán Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểmtoán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

1.2.3 Lập kế hoạch tổng thể

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 quy định: “Kế hoạch kiểm toánphải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnhtrọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảo phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và cuộckiểm toán được hoàn thành đúng hạn”.

Do đó, kế hoạch kiểm toán tổng thể “là việc cụ thể hoá kế hoạch chiếnlược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiếncủa các thủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể làđể có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thờigian dự kiến”.(Đoạn 05, VSA 300).

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán,trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kếhoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trìnhkiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳtheo qui mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểm toán,phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng.

Do đó, việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể thường được triển khai quacác bước chi tiết sau.

Trang 7

Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

1.2.3.1Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của một quy trình kiểmtoán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cơ bản khác đểtiến hành một cuộc kiểm toán.

Chính vì lý do này bước chuẩn bị là hết sức quan trọng và là bước quyếtđịnh hiệu quả, hiệu năng và chất lượng của một cuộc kiểm toán Quá trìnhchuẩn bị kế hoạch bao gồm việc quyết định có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thựchiện kiểm toán cho khách hàng hay không, việc đánh giá các lý do của kháchhàng đối với cuộc kiểm toán, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và việcký kết một thư hợp đồng.

- à hình thức thanh toán.

Trong hợp đồng, kiểm toán viên cần nêu rõ loại báo cáo kiểm toán đượcphát hành sẽ tùy vào mức độ trung thực và hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực

Chuẩn bị kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin pháp lý của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích

Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Lập KHKT toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Trang 8

và chế độ kế toán hiện hành Đồng thời, cần khẳng định với đơn vị là kiểm toán

viên không có trách nhiệm phát hiện mọi sai sót , vì rằng “Giám đốc (hoặcngười đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn chặn, pháthiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng vàduy trì thực hiện thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộthích hợp” ( VSA 240 – Gian lận và sai sót).

Sau khi hai bên ký kết và đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý cần thiết, Côngty kiểm toán sẽ chính thức trở thành kiểm toán viên của đơn vị (Phụ lục minhhọa biểu mẫu của một hợp đồng kiểm toán.)

1.2.3.2Thu thập thông tin cơ sở

Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có những đặc điểm riêng biệt, chính đặcđiểm đó ảnh hưởng đến các nguyên tắc kế toỏn đặc thự Hơn nữa, việc hiểu thấuđáo về hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như ngành nghề mà kháchhàng đang hoạt động đó giúp cho kiểm toán viên phân biệt được các sự kiện,nghiệp vụ, thực tiễn và xét đoán chính xác các thông tin tài chính

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh

doanh đó hướng dẫn: “ Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toánviên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giávà phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vịđược kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáotài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”1

Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ISA 310 – Tìm hiểu hoạt động kinh doanh

của đơn vị hướng dẫn: “Để thực hiện công tác kiểm toán tài chính, chuyên giakiểm toán phải có hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của đơn vị để xácđịnh và hiểu biết các sự kiện, nghiệp vụ và thông lệ của đơn vị, mà theo đánhgiá của chuyên gia kiểm toán, có thể có một tác động quan trọng đến Báo cáotài chính, đến việc kiểm tra của chuyên gia kiểm toán hoặc đến báo cáo kiểmtoán”.2

Điều này rất cần thiết khi kiểm toán viên thực hiện kiểm toán với tínhthận trọng nghề nghiệp đúng mức Mỗi ngành nghề sản xuất kinh doanh cónhững hệ thống kế toán riêng và áp dụng các nguyên tắc kế toán đặc thù Thêm

1 Đoạn 2 VSA 3102 Đoạn 2 ISA 310

Trang 9

vào dó, tầm quan trọng của nguyên tắc kế toán cũng thay đổi theo ngành nghềkinh doanh của khách hàng.

Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm: “những hiểu biếtchung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vịđược kiểm toán; những hiểu biết về đặc điểm của khách hàng như: lĩnh vựchoạt động , kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thayđổi từ lần kiểm toán trước; hiểu biết về năng lực của Ban Giám Đốc”3 Cụ thể

- Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền kinh tế, các tỷ lệ lãisuất và khả năng tài chính của nền kinh tế, mức độ lạm phát và giá trị đơn vịtiền tệ

- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán: thịtrường và cạnh tranh, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các thay đổi trong côngnghệ sản xuất kinh doanh, rủi ro kinh doanh, chuẩn mực kế toán và các vấn đềcó liên quan

- Các nhân tố bên trong của đơn vị được kiểm toán: các đặc điểm quantrọng về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tàichính

Muốn thực hiện đúng đắn công việc của mình, kiểm toán viên còn phảihiểu cả những khía cạnh đặc thù của một tổ chức cụ thể để hiểu rõ cơ cấu tổchức của đơn vị đó, dây chuyền và các dịch vụ sản xuất, cơ cấu vốn, chức năngvà vị trí của kiểm toán nội bộ…để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và cáchoạt động có thể tác động đến báo cáo tài chính và để thực hiện so sánh kháchhàng này với các đơn vị khác trong ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanhđó.

Sự hiểu biết về ngành kinh doanh của khách hàng có thể thu thập theonhiều cách khác nhau Đó là qua những cuộc tranh luận đối với kiểm toán viêncó trách nhiệm với hợp đồng trong những năm trước và kiểm toán viên hiện naytrong các hợp đồng tương tự, cũng như qua các buổi hội nghị với nhân viên củakhách hàng, trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty khách hàng Kiểm toánviên có thể có những kiến thức đó qua nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyênngành và ở Việt Nam kiểm toán viên có thể lấy các thông tin từ Niêm giám

3 Đoạn 22 VSA 300

Trang 10

thống kê do Tổng cục thống kê phát hành hằng năm Kiến thức đáng kể cũng cóthể thu thập theo cách tham gia một cách tích cực vào các Hiệp hội Kế toán,Kiểm toán và các chương trình huấn luyện.

Những hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng không chỉ hữu íchtrong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán mà còn giúp cho kiểm toán viênnhanh chóng xác định được các “khu vực” trọng tâm cần đặc biệt lưu ý khikiểm toán, đánh giá tính hợp lý của dự toán kế toán và các giải trình của các nhàquản lý cũng như xét đoán về sự thích hợp của chế độ kế toán và sự thể hiện củachế độ này.

1.2.3.2.1 Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toánchung

Các hồ sơ năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin khách hàng,về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức, điều lệ Công ty, chính sách tài chính,kế toán Ngoài ra đa phần các Công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơ kiểm toánthường xuyên đối với mỗi khách hàng Qua đó kiểm toán viên sẽ tìm thấynhững thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng

Việc cập nhật và xem xét các sổ sách của Công ty là rất cần thiết nhằmxác định các quyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của nhà nước,với các chính sách hiện hành của Công ty hay không mà còn giúp kiểm toánviên hiểu được bản chất của các số liệu cũng như sự biến động của chúng trêncác Báo cáo tài chính được kiểm toán.

1.2.3.2.2 Tham quan nhà xưởng

Việc tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những điều mắt thấy tainghe về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng và qua đó đã cho kiểmtoán viên một cái nhìn tổng thể về công việc kinh doanh của khách hàng Cáchnhìn thực tế về các phương tiện vật chất giúp cho việc hiểu được công tác bảo vệtài sản và tạo điều kiện cho việc thuyết minh số liệu kế toán, phát hiện những vấnđề cần quan tâm như sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu haykhông được phát huy hết công suất Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có được nhậnđịnh ban đầu về phong cách quản lý của Ban Giám đốc, tính hệ thống trong việctổ chức, sắp đặt công việc

1.2.3.2.3 Nhận diện các bên liên quan

Trang 11

Tại đoạn 05 của VSA 550 - Các bên liên quan: “Các bên được được coilà liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đốivới bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động”

Theo nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận bản chất mối quan hệ giữa cácbên hữu quan phải được tiết lộ trên sổ sách, báo cáo và qua mô tả các nghiệp vụkinh tế, gồm cả số tiền; và số tiền nợ hoặc bị nợ của các bên đối tác có liên quan.Do vậy, các bên hữu quan và các nghiệp vụ giữa các bên hữu quan có ảnh hưởnglớn đến Báo cáo tài chính và sự nhận định của người sử dụng Báo cáo tài chính.Do vậy, kiểm toán viên phải xác định các bên hữu quan và nhận định sơ bộ vềmối quan hệ này ngay trong giai đoạn lập kế hoạch thông qua phỏng vấn BanGiám đốc, xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõi khách hàng từ đó bước đầu dựđoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên hữu quan để có thể hoạch định mộtkế hoạch kiểm toán phù hợp.

1.2.3.2.4 Dự đoán nhu cầu chuyên gia bên ngoài

Thuật ngữ “ chuyên gia” chỉ một người hoặc một văn phòng có năng lực,hiểu biết trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán NếuCông ty kiểm toán cho rằng không ai trong nhóm kiểm toán có chuyên môn haycó khả năng về lĩnh vực nào đó để thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiếtnhất định thì công ty kiểm toán có thể quyết định sử dụng chuyên gia bên ngoài.Tại đoạn 08, 09 và 11 của VSA số 620 - Sử dụng tư liệu của một chuyêngia hướng dẫn khi sử dụng chuyên gia thì KTV và Công ty Kiểm toán phải xácđịnh năng lực chuyên môn, tính khách quan của chuyên gia này thu thập đầyđủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc củachuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán Lập kế hoạchđúng đắn là điều cần thiết để đảm bảo rằng chuyên gia đã có sẵn khi cần vàchuyên gia bắt buộc phải có năng lực và độc lập với Công ty khách hàng

1.2.3.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được vềcác hoạt động kinh doanh của khách hàng, thì việc thu thập các thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trìnhmang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này Có 3loại thông tin có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của đơn vị được kiểm toán:

Trang 12

- Các thông tin về sự hiện diện hợp pháp và các quy định cho hoạt độngkinh doanh của đơn vị được kiểm toán (các thông tin về tính hợp pháp về hoạtđộng của đơn vị).

- Các quy định về điều lệ quy chế hoạt động của đơn vị không được tráivới các văn bản pháp luật hiện hành.

- Các tuyên bố liên quan đến sát nhập các đơn vị thành viên của đơn vịđược kiểm toán.

Thông thường các văn bản trên được thu thập trong quá trình tiếp xúc vớiBan Giám đốc Công ty khách hàng cụ thể bao gồm các loại sau:

- Giấy phép thành lập và điều lệ của Công ty.

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.- Các Báo cáo tài chính, BCKT, các biên bản thanh tra hay kiểm tra củanăm hiện hành hay trong vài năm trước.

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng.

1.2.3.4 Thực hiện các thủ tục phân tích

Tại đoạn 04 của VSA số 520 - Quy trình phân tích: “ Thủ tục phân tích làviệc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xuhướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tinliên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.

Tại đoạn 09 của VSA số 520 - Quy trình phân tích: “ KTV phải áp dụngquy trình phân tích trong quá trình lập KHKT để tìm hiểu tình hình kinh doanhcủa đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro”.

Tại đoạn 08 của ISA 520 - Các thủ tục phân tích, quy định: “Chuyên giakiểm toán phải áp dụng các thủ tục phân tích khi tiến hành lập KHKT để hiểurõ hơn hoạt động của đơn vị và xác định những lĩnh vực có nhiều rủi ro tiềmtàng”.

Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản:

 Phân tích ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC Các chỉ tiêu phân tích ngangđược sử dụng bao gồm: so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa

Trang 13

các kỳ với nhau, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tínhcủa KTV, so sánh dữ kiện của Công ty khách hàng với dữ liệu chung của ngành. Phân tích dọc (phân tích tỷ suất tài chính): là việc phân tích dựa trên cơsở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trênBCTC Các tỷ suất tài chính thường được sử dụng trong phân tích dọc là: tỷ suấtvề khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanhtoán nhanh, tỷ số thanh toán bằng tiền mặt), tỷ suất về khả năng sinh lời

1.2.3.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

1.2.3.5.1 Đánh giá trọng yếu

Tại đoạn 02 và 03 của ISA số 320 - Trọng yếu trong kiểm toán: “Khi tiếnhành một cuộc kiểm toán, chuyên gia kiểm toán phải cân nhắc tới tính trọngyếu của một thông tin và mối quan hệ của nó tới rủi ro kiểm toán Thông tinlà trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tớiquyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”.

Tại đoạn 04 của VSA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán, xác định:

“Trọng yếu là thuật ngữ thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệukế toán) trong BCTC Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu tínhthông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết địnhcủa người sử dụng BCTC”

KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giáđó cho từng khoản mục trên BCTC.

Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC

Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà KTV tin rằngở mức đó các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyếtđịnh của người sử dụng thông tin tài chính Nói cách khác đó chính là những saisót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC.

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp KTV thu thập bằng chứngkiểm toán thích hợp Cụ thể là nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càngthấp, nghĩa là độ chính xác của số liệu trên Báo cáo tài chính càng cao, thì sốlượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại Ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTVthấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hay quá thấp hoặc một trong các

Trang 14

nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi.Khi xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu KTV cần lưu ý những yếu tốảnh hưởng sau:

 Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một đối tượng tuyệt đối,gắn liền với quy mô của Công ty khách hàng Một sai phạm với quy mô nhấtđịnh có thể là trọng yếu đối với một Công ty nhỏ nhưng lại không trọng yếu đốivới một Công ty lớn Do vậy, việc xác định và chỉ dẫn một mức giá trị cụ thểbằng tiền cho sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu áp dụng cho tất cả cáckhách hàng là điều không thể làm được.

 Yếu tố định lượng của tính trọng yếu: quy mô sai phạm là một yếu tốquan trọng để xem xét liệu các sai phạm có trọng yếu hay không Tuy nhiên,trọng yếu mang tính chất tương đối nên việc có được các cơ sở quyết định xemmột quy mô của một sai phạm nào có là trọng yếu hay không là một điều cầnthiết

 Yếu tố định tính của trọng yếu: trong thực tế để xác định một sai phạm làtrọng yếu hay không, KTV phải xem xét, đánh giá cả về mặt quy mô (số lượng)và bản chất (chất lượng) của sai sót đó Một hành vi gian lận luôn được coi làtrọng yếu bất kể quy mô của nó là bao nhiêu.

Những yếu tố liên quan đến bản chất của sai phạm cần phải được xem xétkhi tiến hành ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:

- Các gian lận thường được xem là quan trọng hơn các sai sót với cùngmột quy mô tiền tệ bởi các gian lận thường làm người ta nghĩ tới tính trung thựcvà độ tin cậy của Ban Giám đốc hay những người có liên quan.

- Các sai sót với quy mô nhỏ nhưng lặp đi lặp lại hoặc gây tác động dâychuyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thông tin trên BCTC thì luôn đượcxem là sai phạm trọng yếu vì đây là sai phạm có tính hệ thống.

- Các sai phạm làm ảnh hưởng đến thu nhập thì luôn là sai phạm trọng

yếu Chẳng hạn như: một sai phạm khiến một khoản lỗ được báo cáo thành một

khoản lãi thì luôn được coi là sai phạm trọng yếu bất kể quy mô của sai phạmnày là bao nhiêu.

Phân bổ ước lượng ban đầu về trọng yếu cho các khoản mục trên Báocáo tài chính

Trang 15

Sau khi KTV có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộBCTC, KTV cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáotài chính Đó cũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoảnmục.

Mục đích của việc phân bổ này là giúp KTV xác định được số lượng bằngchứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phíthấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chínhkhông vượt qua mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Do hầu hết các thủ tục kiểm toán đều tập trung vào các tài khoản trênBảng cân đối kế toán nên KTV thường phân bổ mức ước lượng cho các tàikhoản trên Bảng cân đối kế toán thay vì các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinhdoanh Việc phân bổ được thực hiện theo cả hai chiều hướng mà các sai phạmcó thể diễn ra: đó là tình trạng khai khống (số liệu trên sổ sách lớn hơn thực tế)và khai thiếu (số liệu trên sổ sách nhỏ hơn trên thực tế).

Cơ sở để tiến hành phân bổ là: bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục, kinh nghiệm củaKTV và chí phí kiểm toán đối với từng khoản mục.

Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phíkiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏisự xét đoán nghề nghiệp của KTV Do vậy, Công ty kiểm toán thường phân côngcác KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việcnày.

1.2.3.5.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán

Tại đoạn 03 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB nêu rằng: “Rủi rokiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra một ý kiến không đúng chonhững sai sót trọng yếu trong BCTC Rủi ro này được chia thành ba mức: rủi rotiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”

Tại đoạn 07 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro kiểmtoán là rủi ro do Công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thíchhợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểmtoán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro pháthiện”.

Trang 16

Rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR – Desired Audit Risk)

Rủi ro kiểm toán mong muốn là rủi ro được xác định một cách chủ quan Đó làmức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là Báo cáo tài chính có thể có sai sót trọngyếu sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành và đã đi đến ý kiến chấp nhận toàn phần.Khi KTV quyết định một tỷ lệ rủi ro thấp hơn có, điều này có nghĩa là KTVmuốn được chắc chắn hơn là BCTC không bị sai phạm trọng yếu Mức rủi ronày được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố sau:

- Mức độ mà theo đó người sử dụng bên ngoài tin tưởng vào Báo cáo tài

chính của doanh nghiệp: khi những người sử dụng bên ngoài đặt nhiều niềm tinvào BCTC thì KTV cần xác định một mức rủi ro kiểm toán thấp, từ đó tăng sốlượng bằng chứng kiểm toán thu thập và tăng độ chính xác trong kết luận đưa racủa mình.

- Khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi BCKT côngbố: Trong trường hợp KTV tin rằng khả năng khách hàng gặp khó khăn về tàichính là cao cần quyết định rủi ro kiểm toán giảm xuống để bảo vệ chất lượngcủa cuộc kiểm toán KTV có thể dựa vào các cơ sở sau đây để phán đoán sự kiệnnày: khả năng hoán chuyển thành tiền mặt, các khoản lãi (lỗ) trong các nămtrước, các biện pháp nhằm gia tăng quá trình tài trợ, bản chất công việc kinhdoanh của khách hàng

Căn cứ vào các yếu tố trên KTV sẽ xác định một mức rủi ro kiểm toánmong muốn cho toàn bộ các BCTC được kiểm toán Rủi ro kiểm toán mongmuốn và bằng chứng kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng (IR - Inherent Risk)

Tại đoạn 4 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, định nghĩa: “Rủi rotiềm tàng là khả năng số dư của một tài khoản trong BCTC có chứa đựng nhữngsai sót trọng yếu khi tính riêng biệt hoặc tính gộp với các sai sót trong các tàikhoản khác, dù có hay không có KSNB”.

Tại đoạn 04 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro tiềmtàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mụctrong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặcdù có hay không có hệ thống KSNB”.

Trang 17

Rủi ro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, trong môi trường kinh doanh cũng như trong bản chất số dư các tàikhoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế

Do vậy, khi đánh giá rủi ro cố hữu KTV phải dựa vào các yếu tố ảnhhưởng sau: bản chất kinh doanh của khách hàng, đặc điểm hoạt động của đơnvị, tính chính trực của Ban Giám đốc, kết quả các lần kiểm toán trước, hợp đồngkiểm toán lần đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế khôngthường xuyên, các ước tính kế toán, quy mô của các số dư tài khoản, các nhântố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

KTV cần cân nhắc lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi rotiềm tàng thích hợp đối với từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Rủi ro tiềmtàng có quan hệ tỷ lệ thuận với bằng chứng kiểm toán.

Đánh giá rủi ro kiểm soát (CR - Control Risk)

Tại đoạn 5 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, nêu rõ: “Rủi rokiểm soát là rủi ro trong đó một sai sót trọng yếu trong một tài khoản trongBCTC, riêng biệt hay gộp với các sai sót trong những tài khoản khác, đã khôngđược hệ thống kế toán và hệ thống KSNB ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửachữa kịp thời trong thời gian mong muốn”

Tại đoạn 05 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro kiểmsoát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộpmà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết được hoặc khôngphát hiện và sửa chữa kịp thời”.

Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế cótính bản chất của bất cứ hệ thống KSNB nào Để đánh giá rủi ro kiểm soát,KTV cần xem xét tính hợp lý của các quy chế kiểm soát cũng như kiểm tra việctôn trọng các biện pháp kiểm soát Khi không đánh giá và kiểm tra được nhưtrên thì KTV nên giả định rằng rủi ro kiểm soát là cao.

Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làmviệc

Tại đoạn 02 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, quy định:

“KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của kháchhàng để lập KHKT tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả.”

Trang 18

Phương pháp tiếp cận: có nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về

hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổ biến: tiếpcận theo khoản mục, tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ.

Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB: dựa vào kinh nghiệm

trước đây của KTV với khách hàng, thẩm vấn nhân viên Công ty khách hàng,xem xét các sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng, kiểm tra cácchứng từ và sổ sách đã hoàn tất, quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạtđộng của Công ty khách hàng

Mô tả hệ thống KSNB: để mô tả hệ thống KSNB, KTV sử dụng một trong ba

phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tuỳ thuộc vào đặc điểm đơnvị được kiểm toán và quy mô kiểm toán: Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB(Questionaire), bảng tường thuật (Narrative), lưu đồ (Flowchart)

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoảnmục

Tại đoạn 22 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, quy định: “Saukhi hiểu được hệ thống kế toán và KSNB chuyên gia kiểm toán phải thực hịênđánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗitài khoản trọng yếu”.

Tại đoạn 27 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “ Dựa trên sựhiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV và Công ty kiểm toán phảiđánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tàikhoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”.

Như vậy, sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sựvận hành của hệ thống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ chotừng loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong từng chu trình nghiệp vụ theo cácbước:

- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng:

Trong bước này KTV sẽ vận dụng các mục tiêu KSNB cụ thể cho từng loạinghiệp vụ chủ yếu của Công ty mà theo đó có thể đánh giá rủi ro kiểm soát đốivới từng khoản mục.

Trang 19

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này, KTV không nhất

thiết phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tíchcác quá trình kiểm soát chủ yếu (có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoảmãn các mục tiêu kiểm soát), đảm bảo tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán.

- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: Nhược điểm

của hệ thống của hệ thống KSNB là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soátthích đáng mà điều này sẽ làm tăng khả năng rủi ro của việc tồn tại các sai phạmtrên BCTC.

- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và

các nhược điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soátban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng nghiệp vụ kinh tế KTV cóthể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệphần trăm.

Tại đoạn 29 và 30 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, “KTVthường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với cơ sở dẫn liệu của BCTCtrong trường hợp:

- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không đầy đủ.- Hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không hiệu quả.

- KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quảcủa hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng

KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ sở dẫnliệu trên Báo cáo tài chính trong trường hợp:

- KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và hệ thống KSNB được thiếtkế có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.

- KTV có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát làm cơ sở cho việc đánhgiá mức độ rủi ro kiểm soát”.

Mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu này sẽ được chứng minh bằng việc thựchiện các khảo sát ở giai đoạn tiếp theo của cuộc kiểm toán trước khi KTV đưara mức độ rủi ro kiểm soát thích hợp được áp dụng.

Rủi ro phát hiện (DR - Detection Risk)

Tại đoạn 06 của ISA 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB, định nghĩa: “Rủi rophát hiện là rủi ro trong đó những kiểm soát chi tiết do chuyên gia kiểm toán

Trang 20

thực hiện cũng đã không phát hiện ra những sai sót trọng yếu trong một tàikhoản trong BCTC khi nằm riêng biệt hay khi gộp với những sai sót trongnhững tài khoản khác”.

Tại đoạn 06 của VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: “Rủi ro pháthiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộpmà trong quá trình kiểm toán, KTV và Công ty kiểm toán không phát hiệnđược”.

Theo đó, rủi ro phát hiện là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trênBáo cáo tài chính mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi hệ thống KSNBvà cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán Mức độ rủi rophát hiện có quan hệ trực tiếp với phương pháp kiểm toán của KTV Một số rủiro phát hiện thường xảy ra cho dù có kiểm tra 100% số dư các tài khoản và cácnghiệp vụ vì:

- KTV có thể lựa chọn và áp dụng các phương pháp kiểm toán không phù

hợp, điều này thường xảy ra đối với những KTV mới, thực hiện không hợp lýquy trình kiểm toán cho mỗi phần hành.

- Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót, nên thườngđưa ra kết luận sai về phần đó cũng như BCTC.

- KTV hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng, nhất trí bêntrong doanh nghiệp làm sai các chính sách và chế độ do Ban Giám đốc đề ra.

Rủi ro phát hiện được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mongmuốn (DAR), rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) theo mô hình sau:

Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục trên BCTC nên rủiro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng thay đổi theođối với từng khoản mục.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Mức độ rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát Trường hợp mức độ rủi ro tiềm tàng được KTV đánh giá cao và mứcđộ rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá thấp thì mức độ rủi ro phát hiện có thể

DARDR =

IR X CR

Trang 21

đánh giá là trung bình để nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp đến mức cóthể chấp nhận được Ngược lại, nếu rủi ro tiềm tàng được đánh giá thấp và rủi rokiểm soát được đánh giá là trung bình thì có thể xác định mức rủi ro phát hiện làcao nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán là thấp có thể chấp nhận được.

Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

1.2.3.5.3 Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Tại đoạn 02 của VSA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán, có viết: “Khi

tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải quan tâm đến tính trọng yếu của thôngtin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán”.

và tại đoạn 11:“Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toáncó mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểmtoán càng thấp và ngược lại KTV phải cấn nhắc đến mối quan hệ này khi xácđịnh nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán một cách thíchhợp.”.

Tại đoạn 10 ISA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán: “Trọng yếu vàmức độ rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều với nhau có nghĩa là mứctrọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại Chuyên giakiểm toán phải quan tâm tới mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trìnhvà phạm vi của các thủ tục kiểm toán”. [15; Tr 166]

Xác định mức trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũngnhư phán đoán của KTV Trên thực tế chỉ có một số Công ty kiểm toán tại ViệtNam đã xây dựng quy trình ước lượng trọng yếu và rủi ro, còn nhiều Công tyvẫn chưa xây dựng được quy trình cụ thể.

Đánh giá của KTV về rủi ro kiểmsoát

Đánh giá của KTV vềrủi ro tiềm tàng

Trungbình

Trang 22

1.2.4 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cácKTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thuthập Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiếtthực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kếthành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiêm trựctiếp số dư Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mụctrên BCTC Việc thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung:xác định thủ tục kiểm toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gianthực hiện.

1.2.4.1 Thiết kế trắc nghiệm công việc

Các thủ tục kiểm toán: việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc

nghiệm công việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:- Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục được khảo sát.

- Nhận diện quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi rokiểm soát của từng mục tiêu KSNB.

- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặcthù nói trên.

- Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đếnnhược điểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát

Quy mô mẫu chọn: trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mômẫu chọn người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sửdụng để ước tính tỷ lệ của phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểmhoặc thuộc tính được quan tâm.

Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, KTV phải

xác định các phần tử các biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.

Thời gian thực hiện: Các trắc nghiện công việc thường được tiến hành

vào thời điểm giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểmkết thúc năm Các trắc nghiệm giữa năm được thực hiện để giúp kết thúc cuộckiểm toán ngay sau ngày lập bảng cân đối kế toán vì đó cũng là mong muốn của

Trang 23

khách hàng và để giúp Công ty kiểm toán dàn đều công việc suốt trong năm.Với trắc nghiệm được thực hiện vào giữa năm, các khảo sát bổ sung sẽ đượcthực hiện ngay sau đó đối với các nghiệp vụ từ ngày giữa năm đến ngày kết thúcnăm.

1.2.4.2 Thiết kế trắc nghiệm phân tích

Trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung củacác số dư tài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở kết quả của việc thực hiệncác trắc nghiệm phân tích đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các trắcnghiệm trực tiếp số dư Trong giai đoạn thực hiện KHKT, quy trình phân tíchcòn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản vàđược thực hiện qua các bước sau:

- Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.- Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra.- Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được.

- Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra.- Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu.

- Đánh giá kết quả kiểm tra.

1.2.4.3 Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư

Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTCđược tiến hành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4 : Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro đối với khoản mục kiểm toánĐánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán được thực hiệnThiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tíchThiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả

mãn các mục tiêu kiểm soát đặc thù- Các thủ tục kiểm toán- Quy mô mẫu chọn- Khoản mục được chọn

Trang 24

1.2.4.3.1 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán

Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ướclượng này cho từng khoản mục trên BCTC, KTV sẽ xác định mức sai số có thểchấp nhận cho từng khoản mục Sai số chấp nhận được của khoản mục càngthấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều và ngượclại.

Rủi ro cố hữu cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểmtoán phải thu thập càng nhiều và do đó trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng vàngược lại.

1.2.4.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện

Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chutrình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệmtrực tiếp có dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảmxuống và ngược lại.

1.2.4.3.3 Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phântích.

Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến là sẽđạt được một số kết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của KTV sẽảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo.

1.2.4.3.4 Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêukiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét

Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tínhcủa trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:

- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lậpKHKT, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quantrọng Thủ tục kiểm toán được thiết kế dựa trên các kỹ thuật thu thập bằng chứngkiểm toán.

- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các trắc nghiệm chi tiếtsố dư được xác định theo các phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tínhsai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫuthích hợp.

Trang 25

- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, cácKTV thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máytính hoặc dùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đạidiện Trong những trường hợp cụ thể, KTV có thể sử dụng phương pháp chọnmẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí kiểm toán thấphơn cho cuộc kiểm toán.

Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thựchiện vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán) Tuy nhiên, đối với cáckhách hàng muốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thìnhững trắc nghiệm trực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ vàKTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật cácsố dư đã kiểm toán giữa kỳ thành số dư cuối kỳ.

Trên thực tế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thức trắc ngiệm trên sẽđược kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán Chương trìnhkiểm toán thường được thiết kế theo từng chu trình hoặc từng tài khoản nhằmđáp ứng mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục dựa trên cơ sở dẫn liệu đối vớikhoản mục này tuỳ theo việc phân chia BCTC theo cách nào.

Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộckiểm toán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi Việc thay đổi chươngtrình kiểm toán ban đầu không phải là điều bất thường vì việc dự kiến tất cả cáctình huống xảy ra là rất khó khăn.

Tại đoạn 26 của VSA số 300 - Lập KHKT: “KHKT tổng thể và chươngtrình kiểm toán sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình kiểm toán nếu cónhững thay đổi về tình huống hoặc do những kết quả ngoài dự kiến của các thủtục kiểm toán Nội dung và nguyên nhân thay đổi KHKT tổng thể và chươngtrình kiểm toán phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán”.

Trên thực tế chương trình kiểm toán có thể được soạn thảo trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán hoặc không cần soạn thảo mà sử dụng chương trìnhkiểm toán mẫu của Công ty kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tế.

Kết luận phần 1

Trang 26

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã khái quát được một số nội dung chínhcủa kiểm toán BCTC, lập KHKT trong kiểm toán BCTC và nội dung lập KHKTBCTC Tuy nhiên, do hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC ởnước ta vẫn còn mới mẻ, đang ở giai đoạn tạo dựng nền tảng, các chuẩn mựckiểm toán vẫn đang tiếp tục được ban hành, nên các vấn đề lý luận trên đangcòn tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện

Đây là đề tài nghiên cứu về chuyên môn và kỹ thuật nghiệp vụ lập KHKTBCTC, tác giả đã kết hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn lập KHKT BCTCđể đưa ra các nội dung, trình tự các bước cần phải tuân thủ khi thực hiện lậpKHKT BCTC nhằm hoàn thiện lập KHKT trong kiểm toán BCTC tại Công tyCổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C.

Trang 27

PHẦN 2

  

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONGQUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C)

2.1Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của Công ty Cổ PhầnKiểm toán và Tư vấn A&C

2.1.1.1 Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những Côngty hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán, thực hiện cácDịch vụ và Tư vấn thuộc lĩnh vực Quản trị Doanh nghiệp , Tài chính Kế toán,Thuế, Đầu tư…và nhiều lĩnh vực tài chính có liên quan đến tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là doanh nghiệp Nhà nướcđược thành lập theo Quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26 tháng 03 năm1992 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính với tư cách là chi nhánh của Công ty Kiểmtoán Việt Nam (VACO) tại thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1992 đến năm 1995, A&C hoạt động trên cơ sở chương trìnhkiểm toán VACO Lúc đó, ngành kiểm toán còn mới mẻ ở Việt Nam về lý luậnvà thực tiễn tại thị trường Việt Nam Các chương trình kiểm toán của A&C chủyếu được trích từ các sổ tay kiểm toán Khi lập kế hoạch kiểm toán thì các KTVsoạn thảo chương trình cho từng khách hàng đối với một số phần hành chínhdựa trên các hướng dẫn của sổ tay kiểm toán Hệ thống chương trình kiểm toánbắt đầu hình thành và dần dần được hoàn thiện cho các phần hành kiểm toán vàcác lĩnh vực kiểm toán

Đến năm 1995, trước những yêu cầu cấp thiết của thị trường kiểm toán tạiViệt Nam, Bộ Tài chính quyết định tách A&C từ Công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO) thành công ty riêng theo Quyết định số 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13tháng 2 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hoạt động theo Giấy phépkinh doanh số 102218 do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày

Trang 28

13 tháng 3 năm 1995, với số vốn pháp định là 1,8 tỷ đồng, vốn kinh doanh là 6tỷ đồng Công ty lấy tên giao dịch là AUDITING AND CONSULTINGCOMPANY, viết tắt là A&C Trụ sở chính của A&C đặt tại số 229 Đồng Khởi,Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Công ty còn có 3 Chinhánh đặt ở Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ Mục tiêu hoạt động chủ yếu củaA&C là thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho cáckhách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế

Từ năm 1996 đến năm 1999, A&C thường xuyên kí kết các hợp đồng hợptác với Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst&Young để đồng tham gia kiểm toánnhững hợp đồng lớn; với cam kết của Ernst&Young là sẽ giúp đào tạo nhânviên A&C và chuyển giao công nghệ trong vấn đề quản lí doanh nghiệp, cácphần hành kiểm toán Với sự tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, A&C đã dần dầnhoàn thiện chương trình kiểm toán của mình nhằm phục vụ khách hàng mộtcách tốt nhất

Với mục đích làm tăng tính tự chủ của đơn vị, giảm bớt sự can thiệp củaNhà nước vào doanh nghiệp đồng thời để phù hợp với điều kiện phát triển mạnhmẽ của nền kinh tế trong nước và nghành nghề kiểm toán, Công ty Cổ phầnKiểm toán và Tư vấn (A&C) đã được Bộ Tài chính chọn là một trong nhữngcông ty đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từdoanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, Giấy phép đăngkí kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ ChíMinh cấp ngày 9 tháng 12 năm 2003 Với quyết định này đã phê duyệt Phươngán cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là Công ty Kiểm toán và Tư vấn trựcthuộc Bộ Tài chính theo hình thức: Cổ phần hoá toàn bộ Công ty Cổ phần Kiểmtoán và Tư vấn Vốn điều lệ của Công ty cổ phần: 5.045.000.000 đồng trong đó:

- Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước : 51% vốn điều lệ.

- Tỷ lệ vốn cổ phần nhà nước bán cho cán bộ công nhân viên trongCông ty : 49% vốn điều lệ.

- Tỷ vốn cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp : 0% vốn điều lệ.

Giá trị doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá 31/12/2002:- Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 17.422.521.000 đồng.

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp : 5.045.000.000 đồng.Mệnh giá 1 cổ phần : 100.000 đồng ( Một trăm ngàn đồng chẳn).

Trang 29

Tổng số cổ phần phát hành : 50.450 cổ phần.Trong đó:

- Cổ phần Nhà nước nắm giữ : 25.780 cổ phần (51%).- Cổ phần bán ra : 24.720 cổ phần (49%)

Đầu năm 2004, A&C được công nhận là Công ty thành viên của tổ chứckế toán, kiểm toán và tư vấn quốc tế HLB “ HLB là tổ chức quốc tế về kế toán,kiểm toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập từ năm 1969 vàcó trụ sở tại London – Anh quốc Với hệ thống các công ty thành viên ở hơn100 quốc gia, HLB có tập thể đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong hầu hếtmọi thị trường trên thế giới từ hơn 1.500 chủ phần hùn và 10.800 nhân viên ởhơn 400 chi nhánh để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của khách hàng với doanh thuhàng năm khoảng 1 tỷ đô la Mỹ ”.

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã là một trong 7 công tykiểm toán Việt Nam (VACO, A&C, AFC, Thuỷ Chung, Tiên Phong, DTL vàSTT) là thành viên của các Hãng Kiểm toán quốc tế (Deloitte ToucheTohmatsu, HLB International, BDO International, Morison International,ASNAF, Horwarth International, RSM International)

Bên cạnh đó, A&C là một trong ba Công ty kiểm toán đầu tiên được Uỷban chứng khoán nhà nước (SSC) được chấp nhận kiểm toán cho các tổ chứcphát hành, tổ chức niêm yết chứng khoán trong năm 2005-2006.

Trang 30

2.1.1.2Chi nhánh của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội

Từ khi thành lập Công ty Kiểm toán và Tư vấn đến năm 2001, chi nhánhcủa Công ty Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội chỉ là một văn phòng đại diện củacông ty hoạt động tại 41B Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Để mở rộngphạm vi hoạt động, được sự cho phép của Uỷ Ban Nhân dân thành phố Hà Nộitheo Quyết định số 1144/QĐUB “ Về việc chuyển văn phòng đại diện thành chinhánh tại TP Hà Nội” ngày 01 tháng 03 năm 2001 Chi nhánh được hoạt độngchính thức theo Giấy đăng ký kinh doanh số 312448 ngày 16 tháng 03 năm2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Chi nhánh có tư cáchpháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, có quyền ký các hợp đồngkiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.

Vào năm 2003, sau khi Công ty tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu,Hội Đồng Quản Trị Công ty đã ra Quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT ngày 29tháng 12 năm 2003 thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn(A&C) tại Hà Nội Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số0113003559 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng01 năm 2004 với tên giao dịch: AUDITING AND consulting joint stockcompany – Hanoi Branch Chi nhánh đặt trụ sở: 877 Đường Hồng Hà, QuậnHoàn Kiếm, Hà Nội; có mã số thuế: 03 0044 9815 – 002 và tài khoản giao dịch:102010 0000 33545 tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam

2.1.1.3Đặc điểm của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C

Với khẩu hiệu “A&C luôn luôn phấn đấu là nhà cung cấp dịch vụ uy tíncao tại Việt Nam cũng như trên thế giới”, A&C đặt tiêu chí hoạt động của mìnhphải là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, các thông tin với độ tin cậycao nhất, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, giúp cho việc điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh tại Công ty khách hàng đạt kết quả cao nhất

2.1.1.3.1 Phương thức hoạt động

Quy trình hoạt động của Công ty đã được xây dựng dựa trên cơ sở nghiêncứu lựa chọn những phương thức hoạt động vừa phù hợp với những chuẩn mựcvà thông lệ Quốc tế về kế toán và kiểm toán, vừa phù hợp với thực tiễn quản lývà những quy định về pháp luật hiện hành của Việt Nam Bên cạnh đó, A&Cluôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.

Trang 31

2.1.1.3.2 Chức năng.

Công ty A&C là một Công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt độngtrong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn có khả năng cung cấp các dịch vụ sau:

 Kiểm Toán Báo cáo Tài chính.

 Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trịdoanh nghiệp.

 Dịch vụ Tư Vấn. Đào tạo.

Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác định giá trịdoanh nghiệp

Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản, xác địnhgiá trị doanh nghiệp là một trong những hoạt động nổi trội của A&C Trong đóbao gồm các dịch vụ sau:

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án trong các lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội.

- Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tưxây dựng cơ bản: công trình dân dụng (các khu căn hộ, chung cư, khách sạn,văn phòng); công trình giao thông vận tải (Cầu đường, Sân bay, Bến cảng, );công trình Công nghiệp đặc biệt là công trình ngành Điện (Thuỷ điện, Nhiệtđiện); các công trình nông nghiệp, thuỷ lợi; Các loại hình công trình khác…

- Thẩm định giá trị tài sản là Nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phươngtiện vận tải…

- Tư vấn đầu tư và xây dựng cơ bản.- Xác định giá trị doanh nghiệp.

Với các báo cáo được kiểm toán sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn tất thủtục và các bước phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư, giá trị quyết toán công trình

Trang 32

đầu tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thờikết quả các dịch vụ trên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin và tàiliệu đáng tin cậy trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp,chuyển nhượng, cổ phần hoá, giải thể, phá sản doanh nghiệp theo Luật.

Dịch vụ Đào tạo

Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) thường xuyên tổ chức đầotạo và bồi dưỡng kế toán trưởng, tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở bổnhiệm kế toán trưởng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước Tất cả các thànhviên trong Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của A&C với kinh nghiệm giảngdạy và quản lý đào tạo từ nhiêu năm tại các trường Đại học nên tích lũy đượckinh nghiệm, xây dựng chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khoáhọc thuộc các chuyên đề kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính, thẩm định, dựán đầu tư…theo yêu cầu của khách hàng.

Riêng đối với mục tiêu đào tạo nội bộ, để không ngừng nâng cao chấtlượng hiệu quả phục vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp chokhách hàng, Công ty luôn coi trọng việc cập nhật thông tin, cập nhật các chuơngtrình đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác Quốc tế nhằm chuyên nghiệp hoá nghềnghiệp và đội ngũ nhân viên, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chế thịtrường và thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế với Khu vực và Thế giới.

Dịch vụ Kế Toán

Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, A&C nhiều năm đãđược khách hàng tín nhiệm trong các dịch vụ kế toán sau:

- Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán.

- Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo yêu cầucủa khách hàng.

- Cài đặt phần mềm kế toán.

Trang 33

- Tổ chức đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu của kháchhàng.

hữu khác nhau.

- Ban Quản lý dự án Công trình đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các cơ quan, Tổ chức trong nước và Quốc tế có nhu cầu cung cấp dịchvụ.

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấnA&C

2.1.2.1 Đội ngũ kiểm toán viên

Đội ngũ kiểm toán viên và kỹ sư của A&C có ít nhất 1 bằng Cử nhânhoạct Thạc sĩ được đào tạo chính quy tại Việt Nam và nước ngoài theo cácchuyên ngành Tài chính – Kế Toán - Quản Trị – Ngân hàng – Xây dựng – Kiếntrúc – Giao Thông – Thuỷ lợi – Tin học -…

Kể từ khi hoạt động với thương hiệu A&C đến nay, A&C đã xây dựngđược đội ngũ gồm hơn 250 nhân viên trong đó 60% ( tính trên tổng số Nhânviên kiểm toán ) có chứng chỉ do Bộ Tài chính Việt Nam cấp, gần 70% nhânviên có từ hai bằng cử nhân trở lên ( trong đó có 58% có bằng cử nhân Luật).12% Nhân viên có bằng Thạc sĩ, bằng do ACCA hoặc đang được đào tạo tạichương trình ACCA.

Tại chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) ở Hà Nội,đội ngũ nhân viên bao gồm 54 nhân viên, trong đó có 14 nhân viên có chứng chỉKiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp chiếm 26% cán bộ nhân viên tại chi nhánh.

Trong quá trình phục vụ khách hàng, với bản lĩnh nghề nghiệp, hiệu quảtrong công việc và sự tận tuỵ của đội ngũ nhân viên, Công ty Cổ phần Kiểmtoán và Tư vấn (A&C) đã cùng thiết lập nên các mối quan hệ hợp tác tốt đẹp vàbền vững với khách hàng của mình.

Trang 34

2.1.2.2 Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn(A&C).

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C).

Với đặc thù của ngành kiểm toán nên bộ máy quản lý của Công ty đượctổ chức khá đơn giản theo mô hình chức năng, bao gồm: Hội đồng quản trị, Bangiám đốc Công ty, Phòng nghiệp vụ, Phòng hành chính quản trị nội bộ Các đơnvị trực thuộc gồm: chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh tại Nha Trang, chi nhánh tạiCần Thơ, và công ty TNHH Đồng Khởi Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động củaCông ty đã được xây dựng khoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng, giúp cho BanGiám đốc điều hành một cách có hiệu quả hoạt động của Công ty Tổ chức bộmáy hoạt động của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 35

Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Kiểm toán vàTư vấn (A&C).

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

phòng 1,2,3,4,5

Trang 36

Chức năng của các bộ phận trong Công ty A&C.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi củaCông ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ như sau: quyết định chiến lượcphát triển của Công ty; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyềnchào bán của từng loại; quyết định huy động vốn theo các hình thức; quyết địnhphương án đầu tư; quyết định giải pháp trên thị trường, tiếp thị và công nghệ; bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác củaCông ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết địnhthành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện…

Hội đồng quản trị của Công ty A&C gồm 5 thành viên:- Ông Võ Hùng Tiến Chủ tịch

- Ông Nguyễn Minh Trí Phó Chủ tịch- Bà Hà Thị Ngọc Hà Uỷ viên- Bà Phùng Thị Quang Thái Uỷ viên- Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh Uỷ viên

Ban Giám đốc là đại diện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của Công

ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước về mọi hoạt

động của Công ty Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công

ty, trực tiếp lãnh đạo về mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty như kinh tế, kếhoạch, tài chính, tổ chức hành chính, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, xây

dựng các quy chế và quy định quản lý nội bộ của Công ty Phó giám đốc có

nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiện mục tiêu, chiếnlược của Công ty Các Phó giám đốc phụ trách hoạt động, lĩnh vực mà Giámđốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực được giao.

Ban Giám đốc của Công ty A&C bao gồm:

- Ông Võ Hùng Tiến Giám đốc - Bà Phùng Thị Quang Thái Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Chí Dũng Phó Giám đốc - Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Minh Trí Phó Giám đốc - Ông Lê Minh Tài Phó Giám đốc

Trang 37

Phòng Tổ chức hành chính là phòng chức năng giúp việc cho giám đốc

trong các công tác: tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trịcủa Công ty, thực hiện phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức kinh doanh, quản lý,đào tạo và bồi dưỡng, tuyển dụng, quản lý và điều phối sử dụng hợp lý, tổ chứctiếp nhận thuyên chuyển điều động cán bộ, công nhân viên, tổ chức thực hiệnđúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viênchức, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch kinhdoanh của Công ty và các chi nhánh, là đầu mối giải quyết công việc văn phònghành chính giúp cho giám đốc điều hành và chỉ đạo nhanh chóng, thống nhất,tập trung trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các phòngban, chi nhánh, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viên thực hiện tốtnhiệm vụ được giao.

Phòng Kế toán là phòng có chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức

bộ máy kế toán tài chính từ Công ty đến các chi nhánh; chịu trách nhiệm thunhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinhtế tài chính của Công ty; tổ chức chỉ đạo kiểm soát toàn bộ công tác tài chính,hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thốngkê của Nhà nước được cụ thể hoá bằng điều kiện hoạt động của Công ty.

Phòng Nghiệp vụ là phòng trực tiếp tiến hành các hoạt động cung cấp

dịch vụ kiểm toán, thẩm định, tư vấn…Hoạt động của phòng này thể hiện mụcđích hoạt động của Công ty và quyết định phần lớn việc thực hiện các mục tiêuvà chiến lược phát triển của Công ty Các phòng nghiệp vụ độc lập về lĩnh vựchoạt động, đồng thời có sự phối kết hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ để hoànthành nhiệm vụ được Ban Giám đốc và Công ty giao phó.

Các chi nhánh: Công ty có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ

đều do các Phó giám đốc Công ty trực tiếp phụ trách Các chi nhánh đều có địavị pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, hoạt động kinh doanh theo Giấyphép đăng ký kinh doanh của chi nhánh, thực hiện hạch toán phụ thuộc, định kìlập báo cáo thu chi làm cơ sở tính kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.Các chi nhánh phải chấp hành Điều lệ Công ty, kỷ luật của Công ty, tuân thủquy trình kiểm toán chung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kĩ thuật, ghi chép giấy tờ,bảo quản lưu trữ hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định Hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh chủ yếu dựa vào khả năng ký kết hợp đồng của chi nhánh đồngthời cũng tiến hành thực hiện các hợp đồng của Công ty.

Trang 38

Bộ máy quản lý chi nhánh Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn(A&C) tại Hà Nội.

Để tiến hành các hoạt động của mình một cách thuận lợi và có hiệu quả, chinhánh đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với mục đích hoạt động vàchức năng, quy mô của mình Bộ máy quản lý gồm: Ban Giám đốc chi nhánh,phòng Hành chính – Quản trị và các phòng Nghiệp vụ Tổ chức bộ máy đượckhái quát qua sơ đồ sau:

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong chi nhánh của Công ty.

Ban giám đốc Chi nhánh gồm Giám đốc Chi nhánh và 2 Phó giám đốc chi

nhánh, cụ thể:

Giám đốc Chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh là người điều hành, chỉđạo mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công tyvà Công ty về mọi hoạt động của Chi nhánh.

Phó giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ giúp Giám đốc chi nhánh quản lý vàđiều hành các hoạt động hàng ngày của chi nhánh.

Phòng Hành chính – Quản trị thực hiện công tác hành chính, kế toán, thư

ký, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ

Các phòng Nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến

kiểm toán, tài chính, thuế…Chi nhánh có 3 phòng nghiệp vụ, trong đó phòngnghiệp vụ 1 và 2 chuyên trách lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, phòngnghiệp vụ 3 chuyên trách lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Như vậy, bộ máy quản lý của Công ty cũng như của Chi nhánh được phâncông, phân cấp tương đối rõ ràng, thể hiện tính chuyên môn hoá cao, linh hoạttrong tổ chức Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể vừa có tính độclập vừa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện mục tiêu chung.

Mối quan hệ giữa Công ty và chi nhánh.

Công ty có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang và chi nhánh mới thànhlập tại Cần Thơ, việc hoạt động của chi nhánh được sự giám sát của Hội đồngquản trị và Ban Giám đốc Công ty Các chi nhánh đều có địa vị pháp nhân, tiếnhành các hoạt động kinh doanh theo Đăng ký kinh doanh của chi nhánh nhưnghoàn toàn hạch toán phụ thuộc Các chi nhánh không tính lãi lỗ hoạt động, chỉlập báo cáo thu chi, kết quả hoạt động tính vào kết quả công ty.

Trang 39

Khi tiến hành hoạt động theo Đăng ký kinh doanh, các chi nhánh hoạtđộng theo Điều lệ Công ty và tuân thủ đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệpvụ của Công ty đã được đúc kết và xây dựng tương đối đầy đủ.

Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động kiểm toán tại các chi nhánh đều phảituân theo chương trình kiểm toán cho từng khoản mục mà Công ty đã xây dựngcụ thể từ lập kế hoạch kiểm toán, lập chương trình kiểm toán đến thực hiệnchương trình kiểm toán và kết thúc kiểm toán Chi nhánh tiến hành ghi chép vàlưu giữ các Báo cáo kiểm toán theo quy định ghi chép cụ thể của Công ty Sauđó hàng năm chi nhánh tiến hành gửi các báo cáo kiểm toán cùng báo cáo vềhoạt động của chi nhánh để Công ty tổng kết và đánh giá hoạt động của chinhánh và hoạt động của toàn Công ty.

Các hoạt động của chi nhánh chủ yếu dựa vào khả năng ký kết hợp đồngcủa chi nhánh và dựa vào uy tín của Công ty và năng lực điều hành của Bangiám đốc chi nhánh Tuy nhiên, chi nhánh cũng tiến hành làm giúp Công ty mộtsố hợp đồng do Công ty ký kết với khách hàng Khi đó, chi nhánh sau khi hoànthành công việc được giao sẽ gửi toàn bộ file tài liệu kiểm toán do chi nhánhthực hiện cho Công ty Công ty sẽ tổng hợp công việc và cho ý kiến về báo cáotài chính và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Chi nhánh chỉ lập báo cáokiểm toán của chi nhánh mà không tiến hành thu phí hoạt động kiểm toán này.

2.2.1.3 Bộ máy kế toán của Công ty Cổ Phần Kiểm toán và Tư vấn A&C

Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty được tổ chức đơn giản,gọn nhẹ theo mô hình tập trung phù hợp với khối lượng công tác kế toán cũngnhư đặc điểm quản lý của mình Công ty có 3 chi nhánh và 1 Công ty TNHHđều thực hiện hạch toán phụ thuộc, không tính lãi lỗ hoạt động, định kỳ chỉ lậpbáo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động để Công ty tổng hợp kết quả chung Vềchế độ kế toán, Công ty áp dụng đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.Hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của BộTài chính và các quyết định sửa đổi bổ sung khác và được sử dụng thống nhấttrong toàn Công ty Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung theophương thức kế toán máy do Công ty tự làm.

Công tác kế toán tại chi nhánh tại Hà Nội hết sức đơn giản, gọn nhẹ, phùhợp với chức năng và cơ cấu của mình Toàn chi nhánh chỉ có 1 nhân viên làmkế toán, tiến hành ghi chép toàn bộ hoạt động của chi nhánh rồi sau đó gửi báocáo về Công ty.

Trang 40

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Kể từ khi thành lập đến nay, A&C đã không ngừng vươn lên phát triển cảvề số lượng cũng như chất lượng dịch vụ Số lượng nhân viên, số lượng hợpđồng cũng như doanh thu của Công ty đã tăng qua các năm Công ty đã mở rộngthị trường trong nước thông qua các chi nhánh của mình ở cả ba miền Bắc-Trung- Nam nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng trước sự chuyểnmình của đất nước mạnh mẽ hiện nay Dưới đây là những số liệu cụ thể vềnhững kết quả mà công ty đã đạt được.

Biểu số 2.1 : Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Kiểm toán vàTư vấn (A&C) qua các năm

Biểu số 2.2: Cơ cấu doanh thu của A&C theo các loại hình dịch vụ cungcấp.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của A&C năm 2002, 2003, 2004.

Biểu số 2.2: Cơ cấu doanh thu của A&C theo các loại hình dịch vụ cungcấp.

Cơ Cấu DoanhThu

Ngày đăng: 10/12/2012, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1  :  Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc  trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. - Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ khái quát nội dung và trình tự các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (Trang 5)
Sơ đồ 1.2  : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán - Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ
Sơ đồ 1.2 : Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán (Trang 7)
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro - Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ
Bảng 1.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro (Trang 21)
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Kiểm toán và  Tư vấn (A&C). - Hạch toán tiêu thụ hàng hoá & xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh tại C.ty TM Hương Thuỷ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w