1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

134 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 510,21 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỒ THỊ THANH BẠCH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG Y.

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

HỒ THỊ THANH BẠCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM - 2021

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

HỒ THỊ THANH BẠCH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HIỆU

HÀ NỘI, NĂM - 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn nhàgiáo, PGS.TS Ngô Hiệu, người đã tận tình hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ dẫnchu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thànhluận văn này

Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ sự cảm kích đặcbiệt tới Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, thư viện trường Đại họcThủ Đô Hà Nội, Ban lãnh đạo, các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đàotạo thị xã Bình Minh; Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non thị

xã Bình Minh đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi hoàn thànhnhiệm vụ học tập, nghiên cứu

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô giáo phòng đào tạo sau Đại họctrường Đại học Thủ Đô Hà Nội, đã động viên, khuyến khích và hướng dẫn chúng

em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin ghi nhận sự động viên, giúp

đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập của các bạn học viên lớp K3

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Hồ Thị Thanh Bạch

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thiết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 9

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 9

1.2 Một số khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Khái niệm Quản lý 11

1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục 12

1.2.3 Khái niệm Quản lý nhà trường 13

1.2.4 Khái niệm các hoạt động phát triển thể chất 13

1.2.5 Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non 14

1.3 Một số vấn đề về hoạt động PTTC cho trẻ ở Trường mầm non …… 15

1.3.1 Vị trí, vai trò và mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục Mầm non 15

1.3.2 Đặc trưng của giáo dục Mầm non 16

1.3.3 Nội dung phát triển thể chất cho trẻ Mầm non 17

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động PTTC cho trẻ ở trường MN…… 24

1.4.1 Vai trò, chức năng của Hiệu trưởng trong QL PTTC cho trẻ ở trường MN 24 1.4.2 Các nội dung quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường MN 25

Trang 7

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động PTTC cho trẻ ở trường Mầm non 31

1.5.1 Yếu tố khách quan 31

1.5.2 Yếu tố chủ quan 32

Kết luận chương 1 34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ BÌNH MINH 35

2.1 Khái quát về tổ chức quá trình khảo sát 35

2.1.1 Mục đích khảo sát 35

2.1.2 Nội dung khảo sát 35

2.1.3 Cách thức khảo sát 35

2.1.4 Xử lí số liệu 37

2.2 Sơ lược về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội và giáo dục của Thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long 38

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã Bình Minh 38

2.2.2 Khái quát về giáo dục MN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 40

2.2.3 Khái quát về số lượng và trình độ đào tạo đội ngũ CBQL và GVMN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 42

2.3 Thực trạng thể chất và PTTC của trẻ ở trường MN Thị xã Bình Minh 45

2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 45

2.3.2 Thực trạng nội dung hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 48

2.3.3 Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 52

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất của trẻ ở trường Mầm non Thị xã Bình Minh 53

2.4.1 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường Mầm non 53

Trang 8

2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động phát triển

thể chất cho trẻ ở trường Mầm non 55

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường Mầm non 57

2.4.4 Kiểm tra quá trình thực hiện công tác quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường Mầm non 61

2.4.5 Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động PTTC cho trẻ ở trường mn… 63

2.5 Đánh giá về thực trạng 66

2.5.1 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN của Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 66

2.5.2 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 68

2.5.2.1 Ưu điểm 68

2.5.2.2 Hạn chế 69

Kết Luận Chương 2 72

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PTTC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 73

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73

3.1.1 Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục Mầm non 73

3.1.2 Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non của Vĩnh Long 74

3.1.3 Đảm bảo kế thừa và phát triển 74

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 75

3.1.5 Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo 75

3.2 Đề xuất các biện pháp 75

3.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức cho giáo viên trường MN về hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường Mầm non 75

3.2.2 Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ của giáo viên mầm non 80

3.2.3 Biện pháp 3: Lồng ghép hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non vào các hoạt động giáo dục khác 83

Trang 9

3.2.4 Biện pháp 4: Trang bị CSVC, điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động phát triển

thể chất cho trẻ 85

3.2.5 Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ để thức hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ theo khoa học 87

3.2.6 Biện pháp 6: Đẩy mạnh việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ 89

3.3 Mối liên hệ của các biện pháp 91

3.4 Khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 92

Kết luận chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 96

2 Khuyến nghị 98

2.1 Với Bộ giáo dục và Đào tạo 98

2.2 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long 98

2.3 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Bình Minh 99

2.4 Đối với Hiệu trưởng các trường Mầm non Thị xã Bình Minh 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 104

PHỤ LỤC SỐ 1 104

PHỤ LỤC SỐ 2 115

PHỤ LỤC SỐ 3 118

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê GDMN của thị xã Bình Minh 40 Bảng 2.2: Thống kê CBQL, GV, NV bậc MN thị xã Bình 42 Bảng 2.3: Thực trạng số lượng đội ngũ CBQL 05 trường MN thị xã Bình Minh 43 Bảng 2.4: Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên 05 trường mầm non thị xã Bình

Minh 44

Bảng 2.5: Thực trạng Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ 45 Bảng 2.6: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường

mầm non thị xã Bình Minh 46

Bảng 2.8: Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức tổ chức hoạt động

PTTC cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh 50

Bảng 2.10: Hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình GDMN

cho trẻ 54

Bảng 2.11: Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện phát triển thể

chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh 55

Bảng 2.12: Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển thể chất cho trẻ ở các trường

mầm non thị xã Bình Minh 58

Bảng 2.13: Kiểm tra quá trình thực hiện quản lý hoạt động phát triển thể chất cho

trẻ ở trường mầm non 61

Bảng 2.14: Đánh giá hoạt động quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục

vụ phát triển thể chất cho trẻ mầm non các trường mầm non thị xã Bình Minh, tỉnhVĩnh Long 63

Bảng 3.1: Tính cần thiết của các biện pháp……… 93 Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp ……… 94

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.7 Nội dung phát triển thể chất cho trẻ 48

Biểu đồ 2.9: Phương pháp phát triển thể chất cho trẻ 52

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo Khoản 2, Điều 23 Luật Giáo dục (sửa đổi) số 43/2019/QH14 ngày 4tháng 6 năm 2019 của Quốc Hội khóa XIV, mục tiêu của GDMN “Giáo dục mầmnon nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hìnhthành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm

lý xã hội, đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển

có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trongtương lai Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trongnhững năm đầu tiên của cuộc đời cho thấy “Vào lúc trẻ được ba tuổi, bộ não của trẻhoạt động gấp hai lần của người trưởng thành; lúc tám tuổi trí lực không phát triển

rõ rệt nữa, mức độ giảm xuống ở thời kỳ vị thành niên, sau đó chỉ có thể phát triển

kỹ năng và tri thức” Tiềm năng của một đứa trẻ được xác định từ giây phút đầu tiêncủa cuộc sống đến những năm tháng chăm sóc của gia đình và cơ sở giáo dục Giáodục mầm non vô cùng quan trọng với sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ,thiết lập nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trong tươnglai Giáo dục mầm non hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện, thúc đẩy động lực và khảnăng học tập ở những giai đoạn khác nhau của trẻ, trong đó có giai đoạn những nămđầu Tiểu học

Vì vậy, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộcđời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sựnghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương laicủa đất nước Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục thể chất là một việclàm hết sức quan trọng và cần thiết

Giáo dục mầm non có nhiệm vụ đặc biệt mà không một bậc học nào có được,

đó là đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ: nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ Trong

ba nhiệm vụ đó thì nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phát triển về thể chất có vị trí

vô cùng quan trọng và được coi là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa đặc biệt quan

Trang 12

trọng bởi vì, trong giai đoạn này hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy

hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc mất cânđối, Nếu không được chăm sóc giáo dục thể chất đúng đắn thì gây nên nhữngthiếu sót trong sự phát triển cơ thể của trẻ em mà về sau không thể khắc phục được.Đây là vấn đề mà nhà trường, gia đình và xã hội cùng chung tay phối hợp thực hiện

đẻ đảm bảo cho trẻ có được thể chất khỏe mạnh, tinh thần thoải mái khi tham giavào các hoạt động ở trường cũng như ở gia đình

Theo quyết định số 2477/QĐ-UBNN ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh VĩnhLong về phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”.Trong đó xác định mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầmnon tỉnh Vĩnh Long cả về quy mô và chất lượng, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến củacác nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế tri thức,phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Vĩnh Long và đấtnước Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ trẻ đạt chuẩn phát triển năm 2025 đạt 98% trở lên;giảm trẻ mầm non suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân năm 2021 xuống dưới 2,3%, năm

2025 xuống dưới 2% và suy dinh dưỡng ở thể thấp còi xuống dưới 1.5% năm 2020,năm 2025 xuống dưới 1%

Ngành GD&ĐT thị xã Bình Minh vừa được chia tách thành lập từ tháng 12năm 2012, là một đô thị trẻ đang phát triển, với vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế xãhội, đời sống của bộ phận người dân cũng được nâng cao hơn, vì vậy giáo dụcnói chung và giáo dục mầm non nói riêng, cũng nỗ lực phấn đấu đáp ứng nhu cầuchăm sóc giáo dục trẻ em trong địa bàn

Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện Chương trình giáo dục mầmnon ở các trường mầm non vẫn còn tồn tại một só hạn chế như: Chưa có ý thứctrách nhiệm cao trong thực hiện chương trình, chưa chú trọng thực hiện theo quanđểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, chưa phát huy tính chủ động, tích cực củatrẻ Giáo viên chưa quan tâm đầu tư đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức

tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở

Trang 13

vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển thể chấtcòn hạn chế, quản lý chưa chặt chẽ, sát sao; Chưa có sự phối hợp đồng bộ từ phíagia đình trẻ trong phát triển thể chất cho trẻ và giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừacân, béo phì, …

Cho nên, việc nghiên cứu quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầmnon đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn baogiờ hết: làm gì để truyền lửa cho lực lượng giáo viên nhiệt huyết yêu nghề hơn, có ýthức trách nhiệm, có chuyên môn, có kỹ năng tổ chức tốt các hoạt động phát triểnthể chất cho trẻ, làm phong phú các nội dung, đa dạng các hoạt động, linh hoạttrong cách tổ chức các hoạt động, tích hợp phát triển thể chất trong các hoạt độngkhác để giáo viên thực hiện nhẹ nhàng, trẻ thích thú và tích cực tham gia, phát huytính tích cực của trẻ Tìm ra biện pháp bổ sung đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi, tốtnhất cho cô và trẻ hoạt động, sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, quản lý giám sát,kiểm tra chặt chẽ và hợp lý hơn Làm sao để có được sự phối hợp của phụ huynhhọc sinh trong phương pháp giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ để góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, phát triển thể chất cho trẻ đáp ứngyêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay góp phần nâng cao tầmvóc con người Việt Nam sau này

Xuất phát từ lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động phát triển

thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 14

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm nonthị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xãBình Minh, Vĩnh Long đã đạt được những yêu cầu cơ bản Tuy nhiên, so với yêucầu đổi mới thì hiệu quả còn thấp và còn nhiều bất cập Nếu xác định đúng cơ sở lýluận và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở cáctrường mầm non tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì có thể đề xuất được cácbiện pháp tập trung vào việc quản lý các hoạt động sẽ nâng cao được hiệu quả hoạtđộng phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh, đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục mầm non của Vĩnh Long hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào banhiệm vụ cơ bản sau:

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ

ở các trường mầm non

5.2 Khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho

trẻ ở các trường Mầm non thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

5.3 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển thể

chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất, khảo nghiệm tính cầnthiết cũng như tính khả thi của các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt

Trang 15

động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường Mầm non thị xã Bình Minh, VĩnhLong đáp ứng yêu cầu của giáo dục Mầm non tỉnh Vĩnh Long.

6.2 Địa bàn và khách thể khảo sát

Địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh

Vĩnh Long, bao gồm các trường: Trường Mầm non Hoa Sen, Trường Mầm non HoaHồng, Trường Mầm non Sen Hồng, Trường Mầm non Sao Mai và Trường Mầmnon Mỹ Hòa

Dự kiến khảo sát 100% cán bộ quản lý nhà trường (15 người), 20 tổ trưởng

chuyên môn (4 người/trường), 85 giáo viên (15-20 người/trường) tại 05 trường

mầm non trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm hiểu các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động quản lý phát triển

thể chất cho trẻ mầm non để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, thu thập thông tin

khoa học về nghiên cứu hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non Trên cơ

sở đó tiến hành xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng quản

lý hoạt động quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm nonthị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng đểhỏi ý kiến về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp được xây dựng Đốitượng là cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổphó chuyên môn) và giáo viên mầm non

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) và giáo viên mầm non Nội dung phỏngvấn dự kiến bao gồm một số ý như: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý vàgiáo viên mầm non về tầm quan trọng của hoạt động quản lý hoạt động phát triển

Trang 16

thể chất cho trẻ; Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động phát triển thể chất nhưnội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng và việc đánh giá; Thực trạng quản

lý hoạt động phát triển thể chất thông qua các chức năng như lập kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lýhoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh,tỉnh Vĩnh Long Cách tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng và ghi chépnội dung vào phiếu phỏng vấn

7.2.3 Phương pháp quan sát:

Quan sát cách tổ chức và quản lý chỉ đạo các hoạt động phát triển thể chấtcủa trẻ ở một số trường mầm non, quan sát hoạt động thực hiện chăm sóc, nuôidưỡng trẻ của giáo viên mầm non, nhân viên trong trường mầm non theo các yêucầu của Điều lệ trường mầm non, các thông tư về chăm sóc, sức khỏe và an toàn củatrẻ MN

Quan sát, đàm thoại: Đàm thoại với CBQL, GV và trẻ ở trường mầm non.Quan sát và ghi biên bản: Dự giờ, quan sát quá trình hoạt động CSGD trẻ

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Xác định rõ hơn thông tin thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

và phương pháp phỏng vấn

Nghiên cứu kế hoạch chăm sóc, giáo dục và đánh giá trẻ theo Chương trìnhgiáo dục mầm non; việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp; việcđánh giá các mục tiêu, chỉ số phát triển của trẻ cuối chủ đề, cuối độ tuổi Nghiêncứu những sản phẩm của hoạt động phát triển thể chất (bao gồm phát triển vậnđộng thô và vận động tinh) cho trẻ ở các trường mầm non để khẳng định được kếtquả của biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trườngmầm non

Nghiên cứu phân tích sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trưởng, sổtính khẩu phần ăn cho trẻ, sổ ghi nhật ký hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế họcđường

7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia:

Trang 17

Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục, cáchiệu trưởng, giáo viên lâu năm, các nhà quản lý, để có thêm thông tin, tin cậyđảm bảo tính khách quan cho kết quả nghiên cứu

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạtđộng phát triển thể chất cho trẻ; các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mớiquản lý, quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ, … đề xuất các biện phápquản lý phát triển thể chất cho trẻ phù hợp

7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm

Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm các mức độ cần thiết và phù hợp củacác biện pháp quản lý phát triển thể chất cho trẻ mầm non

7.3.Phương pháp xử lý số liệu thống kê toán học.

Xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính,đảm bảo độ tin cậy của kết quả thu được Sử dụng phần mềm xử lý các số liệuthu thập được trong quá trình điều tra thực trạng quản lý hoạt động phát triển thểchất cho trẻ dưới dạng: Bảng số liệu, biểu đồ, và phương pháp thống kê để xử lý

số liệu thu thập được từ phiếu khảo sát, giúp cho kết quả nghiên cứu trở nênchính xác và đảm bảo độ tin cậy

8 Cấu trúc của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ởtrường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở cáctrường mầm non thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáodục của giáo dục mầm non tỉnh Vĩnh Long

Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ởcác trường mầm non thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục của giáo dục mầm non tỉnh Vĩnh Long

Trang 18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ

CHẤT CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển thể chất cho trẻ đãđược nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm và được thực hiện bằng nhiều góc

độ cũng như phương pháp khác nhau:

Nan Zeng, Mohammad Ayyub, Haichun Sun, Xu Wen, Ping Xiang, and ZanGao cho rằng: Hoạt động thể chất là mối quan tâm của ngành y tế công cộng ởnhiều nước công nghiệp Trong thập kỷ qua, trẻ em trở nên ít hoạt động thể chấtmột phần do sự tiến bộ về công nghệ và sự thay đổi của xã hội dẫn đến sự gia tăngđáng kể tỷ lệ béo phì và các bệnh mãn tính khác (ví dụ, tăng huyết áp, tiểu đườngloại 2) Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên đóng một vai trò quan trọngtrong việc ngăn ngừa và giảm béo phì ở trẻ em và các bệnh mãn tính, từ đó gópphần ngăn ngừa các bệnh mãn tính sau này ở tuổi trưởng thành Ngoài ra, cácnghiên cứu gần đây cho thấy rằng hoạt động thể chất tăng lên ảnh hưởng đến chứcnăng nhận thức ở trẻ em, ảnh hưởng đến chức năng điều hành (ví dụ: trí nhớ làmviệc, tính linh hoạt nhận thức) [30]

Gary S Goldfield, Alysha Harvey,1 Kimberly Grattan, Kristi B Adamo, tập

trung xem xét mức độ phổ biến của hoạt động thể chất, hành vi tĩnh tại và béo phìtrong trẻ mầm non và tác động của những hành vi và điều kiện lối sống này đối vớisức khỏe của trẻ em mẫu giáo Nghiên cứu hướng đến việc tìm ra biện pháp canthiệp trong các trường mầm non nhằm tăng cường hoạt động thể chất, giảm hành vitĩnh tại và cải thiện sự phát triển kỹ năng vận động và thành phần cơ thể ở trẻ mẫugiáo Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra kết luận dựa trên tài liệu và nêu bật các vấn đềcũng hướng nghiên cứu trong tương lai để tối đa hóa việc tăng cường sức khỏe vàphòng ngừa bệnh mãn tính ở trẻ em, trong đó nhấn mạnh vai trò của hoạt động thểchất đối với sự phát triển của trẻ) [28]

Trang 19

Piaget (Thụy Sĩ) cho rằng quá trình phát triển của trẻ mang tính chủ động vàtích cực Trẻ có thể tự xây dựng kiến thức, chủ động xây dựng kiến thức cho mình.Ông khuyến khích các chương trình giáo dục mà trong đó nhấn mạnh tới việc họctập và tự khám phá của trẻ em [31]

Tác giả: Sower Michelle Denise trong luận văn năm 2000 “Đánh giá hiệu quảcủa một chương trình nuôi dạy chất lượng áp dụng trên một số trẻ em ở các gia đìnhbình thường" tại trường University ò Nevada, Reno đánh giá cao sự ảnh hưởng củagia đình đến dịch vụ chăm sóc trẻ em cũng như chương trình nuôi dạy trẻ

Nghiên cứu của hai tác giả La Valle Ivana, Smith Ruth “Vấn đề nuôi dạy trẻchất lượng cao” năm 2009 Công trình đã đưa ra các yêu cầu chất lượng cao trongchăm sóc và giáo dục trẻ và cũng đặt vấn đề trong tương lai có nên áp dụng phổbiến và áp dụng trong những điều kiện nào

Sara Crosatti Barbosa, Arli Ramos de Oliveira cho rằng: cần thiết phải xácđịnh mức độ hoạt động thể chất của trẻ em trong suốt thời gian ở trường mầm non,

và các yếu tố liên quan Các tác giả đã phân tích 1485 trẻ em từ 2-6 tuổi Kết quảcho thấy, trẻ em đi học mẫu giáo dành phần lớn thời gian trong ngày cho hành vitĩnh tại Các hoạt động được khởi xướng bởi người lớn có xu hướng dẫn đến mức

độ hoạt động thể chất thấp hơn ở trẻ em Không gian bên trong dành cho hoạt độngvui chơi, hoạt chơi ngoài trời, đánh dấu trên sàn để chơi, nhảy và leo trèo là một sốhành động làm tăng mức độ hàng ngày hoạt động thể chất của trẻ em ở những nơinhư vậy Nghiên cứu đưa ra gợi ý về việc cần tăng hoạt động vận động trong trườngmầm non, giảm các hoạt động tĩnh.[32]

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, với mục tiêu “Nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em”, thực

hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về Đề

án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định

hướng đến 2025” trong các cơ sở giáo dục mầm non Sau 5 năm thực hiện, đến

nay, hầu hết trường mầm non đã được đầu tư thêm các phương tiện, cơ sở vật chấtphục vụ các nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ

Trang 20

Lĩnh vực phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho trẻ

ở độ tuổi mầm non Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó khôngchỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triểntoàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm

“Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng chương trình chăm

sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trường mầm non” Chủ nhiệm đề tài: Lê Thu

Hương Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, thực hiện năm

2004 Trong đề tài này các tác giả tổng hợp những kinh nghiệm về chương trìnhchăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của một số nước trên thế giới Đánh giá thực trạng

về chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo hiện hành và việc thực hiện hoạt độngchăm sóc, giáo dục trong các trường mầm non hiện nay Các tác giả đưa ra nhữngđịnh hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ MN đáp ứngyêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Tác giả Đặng Hồng Phương khi nghiên cứu “đặc điểm và quá trình phát triển

tính tích cực vận động cho trẻ mầm non”, Bà đã đưa ra những phương pháp cũng

như hình thức dạy học hiệu quả nhằm nâng cao tính tích cực vận động trong cáchoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non [16]

Nguyễn Bá Minh (chủ biên)(2015), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dụcphát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam; VũThị Đoan Trang, 2014, Quản lý giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non 3-4tuổi ở trường mầm non Nhật Tân – Tây Hồ - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ khoa họcgiáo dục, Trường ĐHSPHN; Nguyễn Thúy Nhân (2009), Giải pháp nâng cao chấtlượng quản lý giáo dục mầm non tại cơ sở thuộc Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc

sỹ khoa học giáo dục, Trường ĐHSPHN [13]

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các biệnpháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng cáctrường mầm non Quận 3 - thành phố Hồ Chí Minh” Trong luận văn này, tác giả đãxây dựng được các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ

Trang 21

phù hợp với điều kiện của các trường mầm non Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh

và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế.[14]

Tác giả Phạm Thị Long Quân, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thựctrạng hoạt động phát triển vận động, luận văn đã đề xuất các biện pháp “Quản lýhoạt động phát triển vận động nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ

ở các trường mầm non Thành phố Nam Định” Nghiên cứu được thực hiện trên 12cán bộ quản lý và 100 giáo viên mầm non.[17]

Luận văn của thạc sỹ Hà Thị Kim Oanh, năm 2015 với đề tài “Quản lý hoạtđộng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường mầm non tỉnh HòaBình” Trong luận văn này, tác giả đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động nuôidưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ có tính khả thi, các biện pháp có mối quan hệchặt chẽ với nhau.[15]

Về cơ bản, các công trình tren đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp quản

lý ở các trường mầm non, các biện pháp đã có những đóng góp nhất định đối với sựphát triển của giáo dục mầm non

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm Quản lý

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vàonhững quy luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vậnđộng theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý với đối tượng quản

lý Ở đây chủ thể của quản lý là con người hay tổ chức của con người Những cánhân hay tổ chức của con người phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn

và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướngtới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý

Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt độngchung của con người Karl Marx đã viết “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp haylao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cầnđến một sự chỉ đạo để điều hòa hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những

Trang 22

chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận độngcủa những khí quan độc lập của nó …

Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thìcần có nhạc trưởng.” [29]

F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoahọc quản lý và là “Ông tổ” của trường phái “Quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản

lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng “Quản lý là hoàn thành công việc của

mình thông qua người khác” và biết được một cách chính xác “họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.

Quản lý là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đếntập thể những người lao động “Nói chung là khách thể quản lý” nhằm thực hiệnđược những mục tiêu đã dự kiến [27]

Có thể xem xét quản lý dưới các góc độ khác nhau Sự đa dạng về cách tiếpcận dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý Tuy nhiên, ta có thể hiểu:

“Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, giúp cho nhà quản lý khai thác và sửdụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất để đạt mục tiêu với hiệu quả cao”

1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục

Khái niệm quản lý giáo dục tương đối rộng và được trình bày theo nhiềuquan niệm khác nhau Theo định nghĩa của một số tác giả về quản lý giáo dụcnhư sau:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có

mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làmcho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được cáctính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến lêntrạng thái mới về chất.” [10]

Quản lý là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quyluật của chủ thể quản lý (Bộ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối vànguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội

Trang 23

chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [7]

Có thể hiểu đơn giản rằng quản lý giáo dục chính là tập hợp các biện pháp

kế hoạch được đưa ra để đảm bảo cho sự vận hành một cách bình thường củaphía cơ quan trong hệ thống giáo dục, nhằm tiếp tục phát triển và mở rộng hệthống cả về mặt chất lượng và số lượng Mọi hoạt động của quá trình quản lýgiáo dục đều luôn hướng tới một mục đích đào tạo và phát triển nhân cách chothế hệ trẻ

1.2.3 Khái niệm Quản lý nhà trường

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốicủa Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hànhtheo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục - đào tạo đối với ngành giáodục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [24]

Quản lý nhà trường là những hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường (Hiệutrưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh vàcác lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng vàhiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

Quản lý nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thểquản lý đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên để thông qua đội ngũ sẽ tácđộng đến quá trình hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.Nhà trường là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục và để tiến hành quá trìnhgiáo dục đào tạo, nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chứcnăng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân chotương lai Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáodục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, là tế bào quan trọng của bất

kỳ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương

Như vậy, “Quản lý nhà trường” chính là bộ phận của “Quản lý giáo dục” Cóthể thấy công tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác động qua lại giữatrường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường, bao gồm quản lý các hoạt

Trang 24

động bên trong nhà trường và phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội mà trong đóvấn đề cốt lõi là quá trình dạy học và giáo dục Quản lý nhà trường vừa mang tínhnhà nước vừa mang tính xã hội để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục

1.2.4 Khái niệm hoạt động phát triển thể chất

Thể chất chỉ chất lượng cơ thể con người

Phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi hình thái chức năng cơthể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân

Theo quan điểm của Karl marx “Sự vật và hiện tượng không ngừng pháttriển”; Theo quan điểm triết học “Phát triển là toàn bộ sự thay đổi vận động và pháttriển là quy luật chung nhất của thế giới” Vậy phát triển thể chất làm thay đổi hìnhthái và chức năng cơ thể

Hình thái thể chất con người có thể nhìn thấy: cân đo, đong đếm được, hình

thái bao gồm chiều cao cân nặng, các chỉ số vòng ngực, vòng eo, vòng đùi, vòng cổ,vòng bụng, chiều dài bàn tay bàn chân v.v tất cả các chỉ số đó có thể cân đo đongđếm được gọi là hình thái

Hoạt động phát triển thể chất là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục

mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non Hoạt động phát triển thểchất trong trường mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ, tổ chức chotrẻ vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý nằmbảo vệ cơ thể và làm cho cơ thể trẻ được phát triển hài hòa, cân đối, tăng cường sứckhỏe, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, phát triển các phẩm chất vàkhả năng thể lực, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Như vậy, việc tìm hiểu cách tổ chức, các hình thức giáo dục, các hoạt độngphát triển thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo

vệ sức khỏe của trẻ Nghĩa là, người cán bộ quản lý cần có định hướng trong việc tổchức các hoạt động PTTC trong nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Trang 25

1.2.5 Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Từ các khái niệm: “Quản lý”, “Hoạt động phát triển thể chất” đã nêu trên,

có thể hiểu: Quản lý hoạt động phát triển thể chất là sự tác động có ý thức củachủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động hình thành và biến đổihình thái mức độ phát triển của cơ thể, được biểu hiện bằng các chỉ số: chiều cao,cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay, của trẻ mầm non, nhằm giúp

hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả

Hiệu trưởng trên cơ sở nắm vững các chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc tổchức các hoạt động PTTC cho trẻ mầm non để đi đúng hướng, mềm hóa nộidung, đa dạng hóa về hình thức, thực hiện từng bước việc quản lý hoạt động pháttriển thể chất cho trẻ tại các trường mầm non theo các nội dung sau: Nâng caonhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ mầmnon; Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động PTTC và kế hoạch hoạt động; Tổchức, chỉ đạo hoạt động phát triển thể chất; Kiểm tra đánh giá kết quả phát triểnthể chất; Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia vào hoạt động pháttriển thể chất cho trẻ mầm non; Xây dựng điều kiện quản lý hoạt động phát triểnthể chất cho trẻ mầm non

1.3 Một số vấn đề về hoạt động phát triển thể chất ở trường MN

1.3.1 Vị trí vai trò và mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non

Điều 23, Luật Giáo dục bổ sung và sửa đổi năm 2019 nêu:

1 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi

2 Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm,trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào họclớp một.[19]

Theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo, đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/ TT-BGDĐTngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mục tiêu của giáo dục

Trang 26

mầm non là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình

thành những yếu tố đầu tiên nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành

và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo

và cho việc học tập suốt đời” [2]

Nhiệm vụ của GDMN là giáo dục và phát triển thể chất, phát triển nhận thức,phát triển ngôn ngữ, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục tình cảm - đạo đức cho trẻ Bảo

vệ tính mạng và phát triển sức khỏe cho trẻ, phát triển và hoàn thiện dần vận động,giáo dục và tập cho trẻ một số kỹ năng, thói quen văn hóa, vệ sinh đầu tiên, hìnhthành những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho việc đảm bảo sự an toàncho sức khỏe, phát triển ở trẻ khả năng tự kiểm soát và điều khiển cơ thể, phát triểntính độc lập, tự tin vào năng lực thể chất của bản thân

Tổ chức hoạt động vui chơi, học tập, giao tiếp, chế độ sinh hoạt hàng ngày, …tạo điều kiện cho trẻ nghe, hiểu lời nói của người khác và nói cho người khác hiểutrong giao tiếp với mọi người

Phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, các quá trìnhnhận thức (Phát triển các giác quan, tư duy, tưởng tượng), hình thành cho trẻ một sốnăng lực trí tuệ như khả năng định hướng, phát triển óc tò mò, ham hiểu biết, khảnăng nhận xét, đánh giá khách quan các sự kiện, sự vật hiện tượng, năng lực giảiquyết vấn đề hợp lý

Tạo điều kiện cho trẻ được bộc lộ và luyện tập hành vi, tình cảm đạo đức tốtđẹp với mọi người và môi trường xung quanh, hình thành và phát triển cho trẻ khảnăng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động chung, tập cho trẻ làm quen và mởrộng phạm vi tiếp xúc của trẻ với mọi người xung quanh Dạy trẻ hành vi có vănhóa trong mối quan hệ với những người xung quanh, với thế giới đồ vật xungquanh

1.3.2 Đặc trưng của giáo dục mầm non

Trang 27

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non thực hiện bao gồmchăm sóc và giáo dục trẻ, tổ chức hoạt động cả ngày Giáo viên mầm non chịu tráchnhiệm cả việc “Nuôi” và “Dạy”, có nghĩa là đảm bảo việc nuôi dưỡng chăm sóc vàgiáo dục trẻ từ 03 tháng đến 6 tuổi Đây là đặc trưng cơ bản và khác biệt so với cácbậc học, ngành học khác

Chương trình GDMN xây dựng theo quan điểm “Xây dựng môi trường giáo

dục lấy trẻ làm trung tâm”, dựa trên khả năng, nhu cầu, và đặc điểm phát triển tâm

sinh lý, hài hòa giữa nội dung nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục

Phương pháp chủ yếu trong GDMN là “Học bằng chơi, chơi mà học” thông

qua các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện: chú trọng việc nêugương, động viên, khích lệ

Giáo dục mầm non căn cứ vào đặc điểm phát triển và tâm sinh lý của trẻ, chialàm 2 giai đoạn chính gắn liền với hoạt động chủ đạo của trẻ: trẻ lứa tuổi nhà trẻ (6-

36 tháng) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật Trẻ lứa tuổi mẫu giáo (36 -72tháng) hoạt động vui chơi (đóng vai) là hoạt động chủ đạo

Về nhân lực thực hiện công tác giáo dục mầm non hầu hết là nữ, đây là nétđặc trưng khác biệt lớn so với các bậc học, ngành học khác Đặc trưng môitrường làm việc tại trường Mầm non là nữ giới (Từ lãnh đạo, giáo viên, ),không cân bằng về mặt giới tính thì quá trình tương tác làm việc dễ xảy ra mâuthuẩn, dễ xảy ra bùng phát xung đột khó có khả năng dung hòa

Việc quản lý tập thể toàn là nữ gặp không ít khó khăn, phức tạp Bởi vì, phụ

nữ thường thích nhẹ nhàng, tình cảm, dễ xúc cảm, dịu dàng, mềm mỏng, cẩn thận,

tỉ mỉ, chu đáo nhưng cũng hay đố kỵ, ghen ghét Nữ giới tuy có nhiều mặt tốtnhưng lại có những cái nhỏ nhặt Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải hết sứckhéo léo, tế nhị, hiểu tâm lý nhưng cũng cần cương quyết để có những quyết địnhđúng đắn, kịp thời, hợp lý nhằm thúc đẩy ưu điểm và khắc phục hạn chế còn tồn tạitrong tập thể nữ

1.3.3 Nội dung phát triển thể chất cho trẻ mầm non:

Trang 28

Trong chương trình GDMN theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung phát triển thể chất chotrẻ bao gồm: Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ; Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ

1.3.3.1 Nuôi dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non bao gồm cácnội dung: tổ chức bữa ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe antoàn cho trẻ

a Tổ chức ăn:

Tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ: Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảmbảo năng lượng cho trẻ trong ngày với khẩu phần ăn đạt tối thiểu theo yêu cầu lứa tuổi(Nhà trẻ :750; Mẫu giáo: 850), tỉ lệ cân đối giừa các chất dinh dưỡng là : P:14-16;L: 24-26; G: 60-62, cần đa dạng các loại thực phẩm, chế biến các món ăn phù hợpvới độ tuổi của trẻ, xây dựng thực đơn theo mùa Đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm, có đủ các điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác chăm sócnuôi dưỡng trẻ

Ở trường mầm non, bữa ăn cung cấp 60-70% nhu cầu khuyến nghị năng lượng

cả ngày của trẻ Vì vậy, tổ chức bữa ăn cho trẻ là một hoạt động rất rất quan trọngtrong chế độ sinh hoạt hàng ngày Nếu tổ chức tốt bữa ăn từ khâu chế biến đến khâu

tổ chức giờ ăn sẽ cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng, ăn các loại thức ăn đa dạng,giáo dục dinh dưỡng, kỹ năng tự phục vụ, văn hóa trong ăn uống cho trẻ Trẻ nhà trẻ

có 2 bữa ăn chính sáng, chiều và 1 bữa ăn phụ, với trẻ mẫu giáo có 1 bữa chính sáng

và 1 bữa quà chiều

Trước giờ ăn: Giáo viên chuẩn bị khăn lau tay, khăn lau miệng sạch, bàn chải,kem đánh răng sẵn sàng cho trẻ sử dụng sau khi ăn xong Tổ chức cho trẻ chuẩn bịđầy đủ các đồ dùng chuẩn bị bữa ăn cho trẻ Rửa tay trước khi chia thức ăn, đeokhẩu trang, thử đồ ăn trước khi cho trẻ ăn Hướng dẫn trẻ thực hiện việc vệ sinh cánhân, rửa tay 5 bước, lau mặt, chuẩn bị ghế và ngồi vào bàn ăn theo bàn

Trong giờ trẻ ăn: Giáo viên chú ý rèn luyện ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, giáo dụchành vi văn minh, lịch sự trong ăn uống tạo điều kiện cho trẻ ăn theo nhu cầu, sở

Trang 29

thích Trong không khí vui vẻ, ấm cúng, trẻ rất thích thú trong giờ ăn và ăn ngonmiệng, động viên trẻ ăn hết suất, ăn theo nhu cầu cơ thể trẻ Tổ chức cho trẻ ăn vớinhiều loại đồ dùng như ăn trong tô, khay hay tổ chức bữa ăn gia đình: trẻ cùng nhauchuẩn bị chén, đũa, muỗng, đồ ăn tráng miệng, thức ăn cho cả bàn Sau đó, hướngdẫn một bạn giúp cô chia thức ăn và cơm cho các bạn Các bạn trong bàn sẽ cũng ănhết thức ăn đã chuẩn bị.

Sau khi ăn xong cho trẻ tự cất ghế, cất đồ dùng và phân loại theo đồ

dùng cùng cô dọn bàn dọn sàn sạch sẽ sau khi ăn Sau đó trẻ súc miệng đánh răng,

đi vệ sinh, uống nước ngồi chơi nhẹ nhàng

Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, tổ chức các hoạt động luyện kỹnăng cho trẻ hoạt động, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm như: tổ chức các hoạt độnggieo trồng ở vườn rau, chăm sóc và quan sát sự phát triển của cây, con vật gần gũi,

tổ chức bữa ăn gia đình, hoạt động lễ hội ẩm thực tự chọn, hội dân gian, chợ quê, …

là một trong những phương pháp giúp trẻ yêu thích bữa ăn, kích thích trẻ ăn uốngđầy đủ

b Tổ chức giấc ngủ trưa:

Giờ ngủ cho trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng Trẻ ngủ được đủ thờigian sẽ giúp trẻ có tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốt Trẻ từ3-12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90-120 phút Trẻ 12-18 tháng ngủ 2 giấc,mỗi giấc khoảng 90-120 phút Trẻ 18-36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.Trẻ 3-6 tuổi ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút

Chính vì lợi ích của giờ ngủ trưa đối với trẻ mầm non nên trước giờ ngủ, côchuẩn bị phòng gọn gàng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.Phòng ngủ được mắc màn, tắt điện để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ Cô trảichiếu, cho trẻ tự lấy gối, tạo cho trẻ có thói quen tốt tự phục vụ bản thân, cô nhắcnhỡ trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ

Trong khi trẻ ngủ: Để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đúng giờ và ngủ sâu giấc

Cô mở nhạc êm dịu hoặc cô hát ru cho trẻ nghe, đối với những trẻ khó ngủ hay

Trang 30

ngủ ít cô cần gần gũi vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn Trong giờ trẻ ngủ cô quan sáttheo dõi để kịp thời xử lý những những tình huống có thể xảy ra.

Sau giờ ngủ: Nếu trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, không đánh thức tất

cả trẻ cùng một lúc, cô mở cửa sổ từ từ phòng ngủ để trẻ tự dậy, có thể chuyển dần

từ trạng thái ngủ sang trạng thái khác bằng cách cho trẻ hát một bài hát, vận độngnhẹ nhàng dưới hình thức “Phút thể dục”

c Chăm sóc, giáo dục vệ sinh

Mục tiêu giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể chất cho trẻ là mục tiêu vô cùngquan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non; là việc làmthiết thực nhằm giúp trẻ giữ gìn được sức khoẻ, cơ thể sạch sẽ, có nền nếp thói quen

vệ sinh, ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt, là một cách hiệu quả để chủ động phòngngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kỹ năng sống cơ bản đầutiên, góp phần tạo nguồn lực có chất lượng trong tương lai, và nhất là trong giaiđoạn hiện nay dịch covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp

* Chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ:

Phần lớn bệnh ở trẻ em đều lây lan từ trường học, nơi mà môi trường rất thuậnlợi cho mầm bệnh, vi khuẩn phát rất tán nhanh do trẻ tiếp xúc trực tiếp vời nhaunhiều, phạm vi sinh hoạt hẹp Một trong những cách phòng tránh dịch bệnh đơngiản và hiệu quả nhất là tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt, những công việc vệ sinhhàng ngày tưởng như rất đơn giản như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, nhưng lại rấtcần thiết trong đời sống hàng ngày của trẻ

Trong việc chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, giáo viên chủ độngthực hiện đối với trẻ nhỏ (trẻ nhà trẻ), còn với trẻ lớn hơn, giáo viên giữ vai trò rènluyện và tạo thói quen nên giáo viên cần thực hiện thường xuyên, nhắc nhỡ và giúp

đỡ trẻ, tạo điều kiện cho trẻ cùng cô thực hiện như giúp cô trải nệm, treo khăn mặt,bàn chải đánh răng, tự lấy cất đồ dùng cá nhân đúng vị trí, tự cởi mặc quần áo.Mặc quần áo theo mùa, không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, luôn chú ý giữ ấmkhông để trẻ bị lạnh, đổ mồ hôi nhiều Sử dụng khăn, ca cốc khay đựng thức ănriêng biệt theo ký hiệu đã quy định

Trang 31

Nhắc nhỡ phụ huynh phối hợp duy trì thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ khi ởnhà, cắt móng tay, cắt tóc, hàng ngày mang quần áo khô cho trẻ phù hợp thời tiết,theo mùa, giặt giũ nệm gối hàng tuần

* Vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học:

Cần đảm bảo vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ lau sàn, hànhlang hàng ngày, đồ dùng dạy học, kệ trưng bày và nhất là đồ chơi của trẻ phải sạch,hàng tuần được rữa và phơi khô, sọt rác có nắp đậy, đổ rác hàng ngày Nhà vệ sinhtrong lớp sạch sẽ, không có mùi hôi, nhắc nhỡ trẻ đi vệ sinh đúng qui định, đi déptrong nhà vệ sinh, không để trẻ làm ướt sàn

d Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ mầm non

Hiệu trưởng có kế hoạch kết hợp với trung tâm y tế địa phương, định kỳ khámsức khỏe cho trẻ 2 lần trong năm học Nhân viên y tế cân đo, chấm biểu đồ và theodõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng cho trẻ theo quy định

Chỉ đạo bộ phận phụ trách bán trú phối hợp giáo viên có những ý kiến, phảnhồi để điều chỉnh thực đơn đảm bảo trẻ ăn hết suất, đủ dinh dưỡng Có chế độ dinhdưỡng cho trẻ thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng Nhà trường xây dựng kếhoạch phối hợp, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ về ngành học mầm non, kiến thức nuôidạy con theo khoa học, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì

Lớp học rộng rãi thoáng mát, cao ráo không bị ẩm ướt, đảm bảo diện tích theoquy định, đủ ánh sáng, đồ dùng dạy học, đồ chơi phù hợp, hạn chế đồ vật sắc nhọn,hột hạt, viên nhỏ dễ gây hóc sặc Kệ, đồ dùng đặt để, trưng bày vừa tầm trẻ

Bếp ăn, nhà ăn đủ diện tích, đủ đồ dùng thiết bị theo qui cách bếp ăn mộtchiều, hợp đồng thực phẩm rõ nguồn gốc, có chất lượng Đội ngũ nhân viên có trình

độ phù hợp, khám sức khỏe định kỳ đúng qui định

Xây dựng đầu tư phòng y tế có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong công tác

sơ - cấp cứu tại trường mầm non Triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏetrẻ, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, ngộ độc, phòng tránh tai nạn thương tích chotrẻ trong nhà trường trong các cuộc họp, hội thảo chuyên đề

Trang 32

Quản lý việc thực hiện, kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên môn, chế độ sinhhoạt và công tác vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm Sơ kết hàng tháng,học kỳ để có kế hoạch điều chỉnh, đưa vào thi đua, quy chế.

1.3.3.2 Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ:

Nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ đó là: phát triển vận động và giáodục dinh dưỡng - sức khỏe

a Phát triển vận động

Tập thể dục giúp trẻ hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình traođổi chất và tuần hoàn trong cơ thể; giúp các khớp, dây chằng được mềm dẻo linhhoạt; đồng thời hỗ trợ cho những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng,nhanh nhẹn, giảm động tác thừa và tạo cho trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi Khitrẻ tập bài tập thể dục sáng, giáo viên phải đảm bảo các phần: khởi động, trọng động

và hồi tĩnh, thời gian cần phù hợp với từng độ tuổi của trẻ

Các trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp dẫn trẻ

và có tác động giáo dục nhiều đến vận động cơ bản và sự phối hợp các vận động ấy.Các trò chơi vận động rất phong phú và đa dạng được lựa chọn trong chương trìnhphù hợp với từng độ tuổi

Thể dục buổi sáng với tiết học thể dục là các hình thức giáo dục PTTC có mụcđích, có kế hoạch và sự định hướng trong sự phát triển vận động cho trẻ

Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục pháttriển vận động chco trẻ ở trường mầm non, thường được thực hiện 1- 2 lần/tuần/lớp

Tổ chức tốt giờ thể dục giáo viên cần xác định đúng nội dung trọng tâm là các bàitập vận động cơ bản của phần trọng động Các nội dung trọng tâm cần lựa chọn theonguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc vừa sức

Giáo dục phát triển vận động thông qua phút thể dục (thể dục chống mệtmỏi): phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa hai hoạt động hoặc ngaytrong giờ hoạt động Thực hiện phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động củatrẻ nhằm chống lại sự mệt mõi, giúo trẻ dễ tập trung, chú ý vào hoạt động tiếptheo Có thể thực hiện các động tác vận động ở phút thể dục với sự kết hợp thực

Trang 33

hiện trò chơi, hành động mô phỏng theo hình ảnh, câu chuyện, bài hát, âm nhạcvới nhịp điệu và tiết tấu phù hợp Mỗi động tác thực hiện từ 2-3 lần Thời gianthực hiện phút thể dục khoảng 1-2 phút

b Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe qua các hoạt động học có chủ định

Qua hoạt động “khám phá khoa học”, “khám phá xã hội”: Qua hoạt động

“Làm quen với môi trường xung quanh”, giáo viên sẽ dạy trẻ biết: Tên gọi, đặcđiểm cấu tạo của đối tượng, biết được thành phần các chất dinh dưỡng của đốitượng đó đối với cơ thể con người; Trẻ biết được lợi ích của các chất đạm, chấtbéo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng với cơ thể con người

Qua hoạt động “Làm quen với tác phẩm văn học”: Trẻ được học các bàithơ, câu chuyện, bài vè, câu đố về các loại rau, củ, quả hay những thói quen vănminh trong đời sống sinh hoạt Đặc biệt còn có những câu chuyện giáo dục kỹnăng sống gần gũi, góp phần hình thành thói quen văn minh, thói quen tự phục vụcho trẻ

Nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe còn được tích hợp trong hoạt động

âm nhạc, hoạt động thể chất, hoạt động tạo hình: Thông qua những bài hát, nhữnggiai điệu gần gũi, cô giáo tích hợp nội dung giáo dục thói quen vệ sinh thân thể chotrẻ Hay qua hoạt động tạo hình trẻ vẽ, nặn, xé, dán những loại rau, củ, con vật, thựcphẩm qua đó trẻ được khắc sâu, mở rộng kiến thức

* Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ trong các hoạt động khác.

Thông qua dạo chơi: Không chỉ được học tập trong lớp trẻ còn được họcxen kẽ chơi ngoài trời Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường trẻ được hít thởkhông khí trong lành, không gian rộng, thoáng đãng sau những phút học tronglớp Điều này làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn và trẻ được thư giãn nó có tácdụng tốt để trẻ tiếp thu cái mới, dễ dàng ghi nhớ những cái học được

Ở hoạt động góc: hoạt động góc có ý nghĩa to lớn đối với trẻ Vì hoạt độnggóc chính là những dạng trò chơi bổ ích, thế giới người lớn được tái hiện trongcác trò chơi, từ đó trẻ học được kinh nghiệm của con người qua các vai chơi

Trang 34

Nhằm kích thích, thu hút, lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết những nhiệm vụ họctập như khám phá mối liên kết giữa hành vi và sức khỏe, củng cố sự hiểu biếtcủa trẻ về giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe Đồng thời với việc trẻ biết về các chấtdinh dưỡng trong các món ăn, trẻ còn học được kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làmviệc nhóm, hình thành thói quen giao tiếp văn minh, lịch sự Qua các tình huốnggiả định giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt nhất là vào buổitối…

Hoạt động chiều: Tổ chức giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ vào cáchoạt động chiều dưới hình thức ôn luyện các kiến tức đã học nhằm giúp trẻ khắcsâu được kiến thức Tổ chức cho trẻ thực hiện “bé tập làm nội trợ"như pha nướcchanh, pha nước cam, pha sữa, … Khi được trực tiếp chế biến trẻ cảm thấy tự tin

và khắc sâu giá trị dinh dưỡng của sản phẩm khi trẻ tạo ra

Thông qua tổ chức bữa ăn cho trẻ: Trong bữa ăn của trẻ tại trường hàngngày trẻ được cô nhà bếp chế biến các món ăn hợp khẩu vị của trẻ và thườngxuyên thay đổi món ăn, giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.Thông qua tổ chức giấc ngủ cho trẻ: Khi tổ chức ngủ cho trẻ cô giáo có thểkhuyến khích trẻ làm cùng cô những hoạt động vừa sức như lấy gối, cất gối, kéorèm để giảm ánh sáng bên ngoài

1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động PTTC cho trẻ ở trường mầm non.

1.4.1 Vai trò chức năng của hiệu trưởng trong quản lý PTTC cho trẻ ở

Trang 35

Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một lĩnhvực vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của hiệu trưởng Các chỉ

số phát triển, lĩnh vực phát triển mà trẻ đạt được sau một năm học thể hiện chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động phong trào, trình độ chuyên môn, nănglực của giáo viên và khẳng định thương hiệu của nhà trường

Là người đứng đầu nhà trường, để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lýhoạt động thể chất cho trẻ trong trường mầm non thì Hiệu trưởng cần phải có kiếnthức, hiểu biết và tâm huyết, trách nhiệm trong quản lý, có đủ năng lực phân tíchđánh giá tình hình thực tế tại trường, học tập và linh hoạt áp dụng các biện pháp phùhợp cho đơn vị, sáng suốt xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đề ra Tận dụngcác nguồn lực sẵn có trong nhà trường, phân công, phân nhiệm rõ ràng, hợp lý từng

bộ phận phụ trách, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên.Mạnh dạn đề xuất các phương án, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chohoạt động của nhà trường nhất là các thiết bị phục vụ phát triển vận động, phát triểnthể chất cho trẻ

Đảm bảo tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình và tỉ lệ các mặt phát triển của trẻ(nhất là về thể chất, sức khỏe), giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phìtrong nhà trường đạt chỉ tiêu của ngành, của địa phương đề ra

1.4.2 Các nội dung quản lý hoạt động PTTC cho trẻ ở trường mầm non

1.4.2.1 Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ ở trường mầm non

Xây dựng kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục vàquyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Để thực hiện chứcnăng xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng trường mầm non cần xác định rõ mục tiêuphát triển GDMN từ đó quyết định những biện pháp mang mang tính khả thi

Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động thể chất cho trẻ mầm non là mộtnội dung quan trọng của công tác quản lý của người Hiệu trưởng Kế hoạch xâydựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ giúp việc thựchiện kế hoạch dễ dàng và mang lại kết quả cao

Trang 36

Bản kế hoạch hiển thị những công việc phải làm và cách thức thực hiện saocho hiệu quả, thời gian thực hiện, người thực hiện và những kết quả dự kiến đạtđược Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ xác lập mục tiêu chung trong hoạt độngchăm sóc nuôi dưỡng trẻ Cụ thể:

Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động thể chất cho trẻ theo tuần, tháng, học

Hiệu trưởng quản lý việc lập kế hoạch của phó hiệu trưởng Phó hiệu trưởnglập kế hoạch hoạt động chuyên môn, đưa vào kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng,từng chủ đề, từng lĩnh vực phát triển Hướng dẫn giáo viên lựa chọn các biện phápthực hiện, thời gian thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, theomùa

Quản lý việc lập kế hoạch của giáoviên Giáo viên dựa vào kế hoạch chuyênmôn, lập kế hoạch hoạt động từng chủ đề, kế hoạch hoạt động tuần và kế hoạch hoạtđộng ngày, cụ thể từng hoạt động tổ chức cho trẻ theo chương trình và chế độ sinhhoạt của trẻ ở lớp (Tổ chức hoạt động gì, thời gian tổ chức vào lúc nào, biện pháp tổchức, phương pháp tổ chức và chuẩn bị các phương tiện sử dụng như thế nào: đồ

Trang 37

dùng đồ chơi, không gian, địa điểm tổ chức, …) Sơ kết cuối mỗi chủ đề từng lĩnhvực phát triển theo từng chỉ số trẻ đạt được.

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường MN

Chức năng tổ chức của quản lý giáo dục là thiết kế cơ cấu, phương thức vàquyền hạn hoạt động của các bộ phận (cơ quan) quản lý gióa dục soa cho phù hợpvới mục tiêu của tổ chức Đay là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành

và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý

Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non làviệc tổ chức thực hiện kêw hoạch của từng thành viên theo sự phân công, phânnhiệm của hiệu trưởng, Hiệu trưởng nắm chắc năng lực của từng giáo viên, nhân viêntrong nhà trường với từng lĩnh vực hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Phân công,phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyênmôn và trình độ của cán bộ, giáo viên Các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cóchất lượng luôn đi cùng với đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường đạt chuẩn vàphát triển về chất lượng

Hiệu trưởng định hướng, tư vấn, hỗ trợ, phát triển và đánh giá giáo viên, nhânviên đúng thời điểm Một khi đội ngũ nhân sự đã ổn định, hiệu trưởng phải hỗ trợ để

họ tiếp tục phát triển chuyên môn sâu của mình Đồng thời với việc phân công nhân

sự thì còn phải huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡngtrẻ như: Phối hợp với trạm y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; Phối hợpvới cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm để tư vấn hướng dẫn về chế độdinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ; Phối hợp với cha mẹ trẻ để huy độngnguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ; Phối hợp với chính quyềnđịa phương và các cơ quan an ninh nhằm đảm bảo về vấn đề an ninh trật tự nơitrường đóng; Thực hiện triển khai các chương trình hành động trong nhà trườngnhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt

Huy động mọi nhuồn lực, cơ sở vật chất, tài chính và thông tin để thực hiện kếhoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

1.4.2.3 Chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

Trang 38

Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non,Hiệu trưởng thực hiện vai trò chỉ đạo của người quản lý Thực chất đó là quá trìnhHiệu trưởng điều hành và hướng dẫn việc triển khai hoạt động nhằm đạt mục tiêucủa quản lý trên cơ sở phát huy sức mạnh của các nguồn lực

Chức năng chỉ đạo bao gồm những nội dung chủ yếu như: Chỉ đạo triển khaicác nhiệm vụ phát triển thể chất cho trẻ, đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chứchoạt động; phổ biến kế hoạch một cách sâu rộng tới các chủ thể liên quan, phối hợpcác tổ chức trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt hoạt động phát triển thể chấtcho trẻ; Kết hợp gia đình, hội cha mẹ học sinh, địa phương trong hoạt động pháttriển thể chất cho trẻ

Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát của cán bộ quản lý hoạt động phát triểnthể chất cho trẻ; việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, kháchquan, nêu gương các điển hình về công tác phát triển thể chất cho trẻ

Chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ổ trường mầm non bao gồm cáchoạt động như sau:

* Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ

Chỉ đạo việc xây dựng chế độ sinh hoạt căn cứ điều kiện thực tế địa phương,phân phối thời gian thích hợp, có sự cân bằng giữa các hoạt động và đảm bảo trình

tự được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nếp và hình thành thói quen tốt ở trẻ, sẽ đảmbảo cho sự phát triển cân đối hài hòa về thể chất và tâm lý của trẻ

Chỉ đạo và quản lý Phó hiệu trưởng chuyên môn xây dựng chế độ sinh hoạtphù hợp với đặc điểm của trẻ và tình hình thực tế của trường, triển khai đến toàn thểgiáo viên và yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đề ra Cán bộ quản lý phải quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện đầy đủ cácnội dung được quy định trong chế độ sinh hoạt Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm trathường xuyên về tình hình thực hiện, nhắc nhở, đôn đốc, kịp thời uốn nắn sai lệch

* Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng

Phân công phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và bộ phận bán trú xâydựng thực đơn và thực hiện chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu độ tuổi và tình trạng

Trang 39

sức khỏe của trẻ Thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ trên phần mềmFoodkids nhằm đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết,hợp lý.

Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Các nguồn thực phẩm cónguồn gốc rõ ràng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, có hợp đồng với các nhà cungứng thực phẩm, các khâu chế biến đúng quy trình bếp ăn một chiều, lưu mẫu thựcphẩm theo đúng quy trình 3 bước, dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn vệ sinh, khửtrùng sạch

Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ Chỉđạo việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt làmùa hè Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dưỡng; xâydựng mạng lưới giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với bộphận y tế thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời khắc phục thiếusót

* Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo Quy định về “Xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạnthuong tích trong cơ sở GDMN; xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện,môi trường “học bằng chơi” cho trẻ tại trường, lớp mầm non, đảm bảo an toàntuyẹt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ” Công tác chăm sóc, đảm bảo an toàncho trẻ phải đặt lên ở vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ởtrường mầm non

Hiệu trưởng cần chỉ đạo và sâu sát việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe,đảm bảo an toàn cho trẻ một cách có hệ thống từ việc đảm bảo môi trường vật chất,đến môi trường tinh thần tại trường mầm non; Từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thựchiện đến kiểm tra, sơ-tổng kết định kỳ theo quy định

Đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết an toàn trong sinh hoạt, vui chơi, chăm sócsức khỏe cho trẻ như: Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo vệ sinh, an toàn,

Trang 40

thường xuyên được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạnthương tích cho trẻ Thực hiện đầy đủ cân - đo, khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sựphát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo đúng quy định, quản lý lịch tiêmchủng cho 100% số trẻ trong trường, theo dõi sức khỏe của trẻ sau mỗi lần tiêmchủng Bộ phận y tế có khả năng xử lý kịp thời một số trường hợp cấp bách xảy rađối với trẻ, phối hợp thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ: Chỉ đạo bộ phận y tếthực hiện tốt việc theo dõi và báo cáo dịch bệnh, đặc biệt là theo dõi tình hình diễnbiến dịch Covid 19 hiện nay.

Tạo môi trường tinh thần an toàn cho trẻ Tất cả mọi đứa trẻ trong trường,trong lớp đều được chăm sóc giáo dục và đối xử công bằng, tạo điều kiện thuận lợicho trẻ được vui chơi học tập và và phát triển Đặc biệt là cung cấp kỹ năng giao tiếp

xã hội và kỹ năng sống cơ bản cho trẻ tự nhận biết nguy cơ và tự bảo vệ an toàn sứckhỏe, thân thể cũng như các biện pháp rèn luyện và phát triển cơ thể khỏe mạnhnhư: Tích hợp các kỹ năng nhận biết đồ dùng không an toàn, tiếp xúc với đối tượngkhông an toàn Biết tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh cánhân để cơ thể khỏe mạnh, phát triển và không bị bệnh tật

*Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ, chương trình giáo dục theo quy định,hiệu trưởng cần chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chuyên đề giáo dụcmang tính chuyên sâu đối với bậc học mầm non, góp phần đổi mới, nâng cao chấtlượng công tác nuôi dạy trẻ

Từ việc triển khai nội dung và đầu tư cơ sở vật chất cho các chuyên đề lớn, quy

mô như chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ”, chuyên đề “Xây dựng trường Mầmnon lấy trẻ làm trung tâm” Đến việc thực hiện thường xuyên và lồng ghép cácchuyên đề theo chương trình giáo dục từng chủ đề, chủ điểm như chuyên đề “Antoàn giao thông”, chuyên đề “Ứng phó với biến đổi khí hậu”, chuyên đề “Giáo dục

lễ giáo, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”

* Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phối hợp với gia đình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non.

Ngày đăng: 02/12/2022, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STST - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STST (Trang 5)
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STST - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT STST (Trang 5)
Bảng 2.2 Thống kê CBQL, GV. NV bậc MN thị xã Bình Minh (Số liệu thời điểm tháng 5/2021)[20] - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.2 Thống kê CBQL, GV. NV bậc MN thị xã Bình Minh (Số liệu thời điểm tháng 5/2021)[20] (Trang 54)
Bảng 2.4 Thực trạng số lượng đội ngũ giáoviên 05 trường mầm non thị xã Bình Minh [20] - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.4 Thực trạng số lượng đội ngũ giáoviên 05 trường mầm non thị xã Bình Minh [20] (Trang 55)
Nhìn vào bảng tổng hợp 2.4, có thể nhận thấy trình độ GV mầm non đạt: Trung cấp sư phạm MN là 9 người, chiếm tỉ lệ 10,5%; Cao đẳng sư phạm MN: 11 người, chiếm tỉ lệ 13%; Đại học sư phạm MN: 65 người, chiếm tỉ lệ 76,5%; Thạc sỹ, chuyên ngành khác: 0 người, - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
h ìn vào bảng tổng hợp 2.4, có thể nhận thấy trình độ GV mầm non đạt: Trung cấp sư phạm MN là 9 người, chiếm tỉ lệ 10,5%; Cao đẳng sư phạm MN: 11 người, chiếm tỉ lệ 13%; Đại học sư phạm MN: 65 người, chiếm tỉ lệ 76,5%; Thạc sỹ, chuyên ngành khác: 0 người, (Trang 56)
Bảng 2.5. Thống kê chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ (thời điểm tháng 5/2021) [20] - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.5. Thống kê chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ (thời điểm tháng 5/2021) [20] (Trang 57)
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh. - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh (Trang 58)
Để khảo sát hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi quan sát và nghiên cứu hồ sơ lưu của GH, giáo án của GV và sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:  - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
kh ảo sát hình thức tổ chức hoạt động PTTC cho trẻ ở các trường MN thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi quan sát và nghiên cứu hồ sơ lưu của GH, giáo án của GV và sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1 và thu được kết quả như sau: (Trang 62)
chênh lệch đáng kể về mức độ đánh giá đối với các hình thức PTTC giữa giáoviên và cán bộ quản lý (CBQL: 2.21; GV: 2.28) - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
ch ênh lệch đáng kể về mức độ đánh giá đối với các hình thức PTTC giữa giáoviên và cán bộ quản lý (CBQL: 2.21; GV: 2.28) (Trang 63)
Ở một số hình thức tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ lại có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa cán bộ quản lý - giáo viên: “Giáo dục phát triển vận động thông qua thể dục sáng” (CBQL: 2.3; GV: 2.4); “Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ thơng qua  - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
m ột số hình thức tổ chức các hoạt động PTTC cho trẻ lại có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá giữa cán bộ quản lý - giáo viên: “Giáo dục phát triển vận động thông qua thể dục sáng” (CBQL: 2.3; GV: 2.4); “Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ thơng qua (Trang 64)
Bảng 2.10. Hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ theo chương trình GDMN. - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.10. Hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động PTTC cho trẻ theo chương trình GDMN (Trang 66)
Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh. - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về tổ chức thực hiện phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh (Trang 68)
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo thực hiện phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non thị xã Bình Minh (Trang 70)
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.12 cho thấy: - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
k ết quả thống kê ở bảng 2.12 cho thấy: (Trang 71)
Qua số liệu khảo sát và thống kê bảng 2.13 cho thấy: - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
ua số liệu khảo sát và thống kê bảng 2.13 cho thấy: (Trang 74)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã rất nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho cơng tác chăm sóc giáo dục tại - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
ua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã rất nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho cơng tác chăm sóc giáo dục tại (Trang 76)
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp (Trang 107)
Hình thành cho trê các kỹ năng và thói quen ăn có văn hóa - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Hình th ành cho trê các kỹ năng và thói quen ăn có văn hóa (Trang 119)
Câu 3: Xin Thầy/Cô hãy cho biết thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
u 3: Xin Thầy/Cô hãy cho biết thực trạng hình thức tổ chức hoạt động phát (Trang 120)
Các hình thức PTTC cho trẻ mầm non - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
c hình thức PTTC cho trẻ mầm non (Trang 120)
6.3.Có hình thức khen thưởng, phê bình hợp lý, đúng lúc. - LUẬN VĂN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT  CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON  THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
6.3. Có hình thức khen thưởng, phê bình hợp lý, đúng lúc (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w