GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
1.2.1 Làn sóng mới trong các mô hình kinh doanh cà phê Đáng chú ý từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Việt đã chứng kiến nhiều sự thay đổi Không ít cửa hàng đã phải tạm ngưng hoạt động, số khác thay đổi mô hình, đầu tư để lột xác Ngay từ đầu năm 2021, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) đón nhận thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu cũng như mô hình cà phê mới. Điểm đáng chú ý là hàng loạt thương hiệu lớn mở rộng đầu tư tại những khu vực mới, thay vì tập trung ở trung tâm trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh Vì vậy, các thương hiệu không nhất thiết phải đợi khách du lịch và chuyên gia nước ngoài quay lại, mà có thể thu hút thêm lượng khách mới trong nước để bù đắp.
Cùng với việc mở rộng khu vực hoạt động và triển khai mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, nhiều thương hiệu còn tung ra các mô hình mới Đơn cử như TheCoffee House khai trương mô hình kinh doanh mới theo dạng Ki-ốt bên trong một siêu thị VinMart.
Cùng với mô hình cửa hàng trong cửa hàng, gần đây mô hình Co-working cũng bắt đầu thổi làn gió mới trong thị trường đồ uống Cụ thể, chuỗi đồ uống Phúc Long cho ra mắt mô hình kết hợp giữa không gian làm việc, phòng họp cá nhân với dịch vụ trà và cà phê ngay tại cửa hàng Tại đây, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể thuê văn phòng theo ngày, tuần hoặc tháng cùng với ưu đãi về các gói bánh và nước uống tại quán.
Hình 1.3 Mô hình kinh doanh dạng Co-working
Mô hình này cũng được áp dụng ở nhiều hãng cà phê như Think in a Box, Artfolio Coworking Café, The Coffee House, Foglian Coffee Trong đó, Starbucks Reserve được coi là điểm đến hút khách ngoại đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, khi họ có thể vừa đến đây để hàn thuyên, vừa làm việc, thậm chí họp nhóm nhân viên văn phòng.
1.2.2 Xu hướng thị trường kinh doanh quán cà phê trong tương lai Ông Hoàng Tùng, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành chuỗi Pizza Home, cho rằng có hai xu hướng lớn có thể phát triển tốt trong ngành thực phẩm và đồ uống Đó là xu hướng tạo các không gian trải nghiệm, kiểu như cà phê kết hợp Co-working Đây là một trong những cách tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Hình 1.4 Mô hình quán cà phê dạng hộp Container
Xu hướng thứ hai là dịch chuyển lên các ứng dụng giao đồ ăn Food Apps như Grabfood, Now, v.v Xu hướng này đang có tốc độ tăng trưởng cực lớn tại thị trường Việt Nam Đây cũng là tiền đề cho những mô hình trong ngành thực phẩm và đồ uống mới như Cloud Kitchen và dự kiến sẽ thay đổi bộ mặt kinh doanh của ngành này.
Hình 1.5 Xu hướng đặt giao hàng Online tác động đến ngành F&B
Tuy vậy, khi một xu hướng tiêu dùng mới được hình thành cũng đồng nghĩa với một cuộc chiến mới giành thị trường diễn ra khốc liệt.
Giới thiệu dự án
- Tên dự án: Quán cà phê “Không xong không về”
- Vòng đời dự án: 5 năm
- Địa điểm: Xây dựng quán cafe ngay trong Ký túc xá khu A, khu phố 6, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổng vốn đầu tư ban đầu: 434 triệu VNĐ
• Vốn sẵn có: 234 triệu VNĐ
- Hình thức đầu tư: Thuê mặt bằng
- Hình thức kinh doanh: Khảo sát, thu mua nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm và kinh doanh.
Mục tiêu dự án
Dự án được hình thành và phát triển với mục tiêu cụ thể như sau:
- Là quán có mô hình đốc thúc chạy deadline đầu tiên tại Làng Đại học cũng như
- Trong 3 năm đầu, trở thành địa điểm chạy deadline đầu tiên sinh viên nghĩ đến tại KTX Khu A – ĐHQG-HCM Từ có có thế mạnh cạnh tranh và thị phần thị trường như các đối thủ: GiangNam, YES, SIX, …
- Hoàn lại vốn trong 02 năm đầu vận hành dự án.
Phạm vi dự án
- Vốn đầu tư tầm trung và địa điểm của quán đặt tại Ký túc xá Khu A với đối tượng khách hàng chính là sinh viên tại đây nên dự án sẽ có quy mô vừa.
- Diện tích quán cà phê 128 m 2 gồm có 2 tầng Từ việc thiết kế, xây dựng cửa hàng và lắp đặt các thiết bị, đồ dùng theo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và môi trường.
- Hình thức kinh doanh của quán có 3 kiểu:
- Dự kiến ban đầu quán cà phê phục vụ được khoảng 300 ly nước/ngày.
• 80% dùng tại chỗ: Khoảng 240 đơn hàng/ngày.
• 10% mua mang đi: Khoảng 30 đơn hàng/ngày.
• 10% mua qua App: Khoảng 30 đơn hàng/ngày.
- Năng lực của quán có thể tiếp nhận tối đa 140 người/lượt khách ngồi tại chỗ.
- Quán có tổng cộng 4 khu vực riêng để xác định đầu vào của hệ thống, cụ thể:
• Khu order/Thanh toán/Pha chế
• Khu vực khách ngồi tại chỗ
• Khu vực nhà vệ sinh/Gửi xe
- Thị trường mua nguyên vật liệu trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
- Kinh doanh và vận chuyển sản phẩm trong khu vực Ký túc xá khu A.
- Thực hiện phân tích cạnh tranh trên những chuỗi cửa hàng giống nhau về hệ thống vận hành, quy mô và đối tượng dự án để đảm bảo tính trực quan.
PHÂN TÍCH KHẢ THI
Phân tích nhu cầu thị trường
Khu vực xung quanh nhóm các trường thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây sẽ gọi là Làng Đại học) hiện được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển và hiện đại hóa nhanh Với vị trí địa lý nằm ở khu vực phía Đông thành phố Hồ Chí Minh với diện tích khoảng 643,7 hecta thuộc thành phố Thủ Đức và thành phố Dĩ
An (Bình Dương) – một khu vực mới nhưng vô cùng phát triển tại TP.HCM.
Làng Đại học hiện có hơn 70.000 sinh viên học tập và sinh hoạt, bao gồm 8 trường đại học lớn trong nước Địa điểm cư trú sinh viên phần lớn ở KTX Khu A (sức chứa 10.000 sinh viên) và KTX Khu B (sức chứa 40.000 sinh viên) Trong đó, KTX Khu B hiện được đánh giá là khu vực kí túc xá hoàn thiện và hiện đại nhất Việt Nam.
Không khó để có thể dự đoán về việc các cửa hàng dịch vụ nước uống có sự tăng mạnh về số lượng Tuy nhiên, nhìn chung thì mô hình các quán café có xu hướng tương tự nhau và ít gây được ấn tượng đối với sinh viên các cửa hàng cà phê thông thường được chia thành hai cấp: chuỗi cửa hàng và những quán nhỏ lẻ.
Hình 2.2 Mô hình quán café nhỏ lẻ
Nhận thấy được nhu cầu cũng như tiềm năng tại khu vực, Nhóm 2 đã quyết định phát triển và xây dựng mô hình dự án quán cà phê chạy Deadline đầu tiên cho sinh viên tại Ký túc xá khu A nói riêng và Làng đại học nói chung.
Phương pháp lấy mẫu được thực hiện trong báo cáo này là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.
Trước tiên nhóm tiến hành khảo sát trên 500 mẫu đầu tiên để tìm tỷ lệ người có nhu cầu chạy Deadline tại quán cà phê để tính cỡ mẫu thực tế nhằm mang lại kết quả đáng tin cậy.
Hình 2.3 Khảo sát nhu cầu chạy Deadline tại quán cà phê
Ta thấy trên 500 mẫu có đến 99,2% - khoảng 496 người dùng có nhu cầu chạy Deadline tại quán cà phê Ta tiếp tục khảo sát đối với 99,2% người dùng này về nhu cầu tiềm năng thực tế, với câu hỏi “Nếu có mô hình quán café chuyên để chạy deadline, bạn có hứng thú và ủng hộ chứ?” ta được kết quả như sau:
Hình 2.4 Khảo sát mức độ quan tâm đến dự án của khách hàng
Qua đó, ta thấy có 79,1% - khoảng 396 người dùng có sự quan tâm và có tiềm năng sẽ sử dụng nếu dự án này được hoàn thiện trên quy mô tại Làng Đại học.
Như vậy, ta chọn tỷ lệ những người có nhu cầu sử dụng dự án này p = 0.79, ta áp dụng công thức xác định cỡ mẫu:
N: Kích thước mẫu cần thu thập thực tế
Z: Giá trị tới hạn của độ tin cậy trong phương pháp lấy mẫu, chọn Z tương ứng với độ tin cậy 95% Tra bảng phân phối Normal được giá trị z = 1.96 p: Tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu N thành công. e: Tỷ lệ sai số cho phép Tỷ lệ sai số phổ biến nhất là 5%.
Sau khi đã tính được cỡ mẫu tối thiểu, nhóm tiến hành thu thập mẫu, lấy ý kiến đối tượng là người dân trong khu vực ở Làng Đại học (khảo sát ở các cộng đồng, trang,nhóm dân cư tại KTX Khu A – ĐHQG-HCM).
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Các cửa hàng cà phê đối thủ cạnh tranh tồn tại sẵn rất nhiều nhưng chỉ số ít các quán trên có cùng tệp khách hàng hoặc có mô hình kinh doanh tương tự với dự án Sau khi cân nhắc và loại bỏ các quán café không có chung thị trường (những cửa hàng bán nhỏ lẻ với tính chất giải khát, các chuỗi cửa hàng dành cho phân khúc thị trường cao hơn mức sống của sinh viên…), dự án chọn phân tích 2 đối thủ tiêu biểu: Quán GiangNam và quán YES.
2.2.1 Quán cà phê Giangnam Địa chỉ: 264 Bình Thung, Xã Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương.
Hình 2.5 Sản phẩm cà phê của Giang Nam
Quán cà phê Giangnam được đánh giá là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dự án bởi nơi đây được thiết kế rất hệ thống hướng tới việc thuận tiện học tập cho các bạn sinh viên Tại quán có rất nhiều loại bàn ghế để phục vụ cho việc học nhóm, học cá nhân và ổ điện Tuy nhiên, giá thức uống ở đây khá cao so với mặt bằng chung, dao động từ 40.000 – 60.000 đồng Nước lọc tự phục vụ thoải mái và các loại bánh ở Giang Nam tuy ngon nhưng chưa có nhiều sự lựa chọn.
Tổng kết, cà phê Giang Nam là một hệ thống lớn có không gian hiện đại, lối thiết kế sang trọng cùng hệ thống đèn điện vô cùng tiện lợi cho sinh viên Tuy nhiên, mô hình quán vẫn không có gì mới mẻ, menu không đa dạng và phân khúc giá khá cao so với sinh viên.
2.2.2 Chuỗi cà phê Yes Địa chỉ:
− Chi nhánh 1: 1 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
− Chi nhánh 2: 25-27 đường N1 KDC 61, khu phố Tân Lập, Dĩ An, Bình Dương.
Nhắc đến café học tập của sinh viên thì Chuỗi cà phê YES cũng là một mô hình nổi bật, với không gian rộng cùng nhiều khu vực khác nhau Quán được thiết kế dành cho nhiều đối tượng với nhiều sở thích: góc tĩnh lặng bên dải cây xanh, bàn lớn cho buổi họp nhóm, hoặc không gian ngoài trời thoáng đãng dưới tán cây cổ thụ.
Hình 2.6 Không gian của chuỗi cà phê YES
Thời gian mở cửa 24/7, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu thưởng thức cà phê của khách hàng vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày Yes cà phê cũng cam kết không giới hạn thời gian sử dụng Wifi của khách hàng Menu quán phong phú và đa dạng, ngoài những món nước truyền thống như trà đào, trà vải, v.v thì còn có các loại nước như đá xay, sinh tố với giá cả hợp lý cho tha hồ lựa chọn Quán cũng phục vụ những món ăn nhanh như cơm và bánh mì.
Tuy nhiên, điểm trừ của quán nằm ở việc quán thường thu thêm phụ phí 20 – 25k nếu khách muốn ở lại qua đêm tại quán Menu nước của quán dao động từ 30.000 –
50.000 cũng được đánh giá là nhỉnh hơn so với mặt bằng chung Ngoài ra, hệ thống an ninh giữ xe tại quán cũng được đánh giá là tương đối lỏng lẻo.
Tổng kết, chuỗi café YES với sức chứa lớn, menu phong phú, dịch vụ dành cho đa số đối tượng Dù vậy hệ thống vẫn còn nhiều những khuyết điểm cần phải khắc phục.
Phân tích năng lực dự án
Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế trên 500 sinh viên, khách hàng ở các độ tuổi khác nhau, có 2 nhóm khách hàng mà mục tiêu quán có thể đáp ứng:
Khách hàng đến thưởng thức tại quán: Những khách hàng đơn lẻ hoặc đi theo nhóm, đến quán để học tập, làm việc, thưởng thức, thư giãn, cũng có thể đến để họp nhóm, chụp ảnh… Đây là nhóm đối tượng khách hàng chính mà dự án hướng tới, phần lớn là sinh viên tại Ký túc xá khu A Đồ án lấy kết quả trên một cuộc khảo sát thực tế, thời gian trung bình mỗi sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần và số tiền mà họ sẵn sàng chi trả cho một lần tới quán cà phê rơi vào khoảng 26 đến 40 ngàn đồng.
• Xét về tầm quan trọng: Theo khảo sát trong 500 sinh viên, có 496 sinh viên (khoảng 99,2%) cho rằng có thói quen tự học hoặc học nhóm hoặc làm tiểu luận cũng như các cuộc gặp gỡ bạn bè tại các quán cà phê.
• Xét về khả năng tiếp cận: Đây là phân khúc dự án có khả năng tiếp cận được nhờ vào số lượng đông đảo và tâm lý khách hàng thích khám phá, ưa thích sự mới mẻ.
Khách mua đồ uống mang đi: Các khách hàng đến gọi đồ rồi mang đi, hoặc là đăng ký qua App để được đưa hàng đến tận nơi ở hoặc nơi làm việc Đối tượng này thường tập trung ở những người khá bận rộn.
Ngoài ra 1 cuộc khảo sát được thực hiện về tính ưa chuộng cà phê tại Làng Đại học:Dựa trên một cuộc khảo sát thực tế, với số lượng điều tra thu thập được là 500 người.
- Qua điều tra khảo sát, tỷ lệ sinh viên có sở thích chạy deadline tại quán cà phê là 99,2%.
Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người thích chạy deadline tại quán
- Thời gian trung bình sinh viên dùng để chạy deadline là từ 1 đến 3 tiếng/lần, chiếm tới 52,2%.
Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình chạy deadline
- Khảo sát cho thấy 69,1% khách hàng cho biết mức giá trung bình hợp lý mà họ sẵn sàng chi trả trong một lần đến quán cà phê khoảng từ 26 đến 40 ngàn đồng.
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức giá trung bình khách hàng chi trả
- Khảo sát thông tin các đối thủ cạnh tranh của dự án trong khu vực Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 2.10 Biểu đồ các đối thủ cạnh tranh trong khu vực
- Để tăng độ tin cậy của dự án, nhóm 2 đã quan sát mô hình kinh doanh và thu thập dữ liệu doanh số bán ra trong 3 tháng gần đây của những cửa hàng có chung phân khúc khách hàng như bảng trên Từ đó, nhóm đã xác định được quy mô ban đầu và năng lực kinh doanh của dự án.
Bảng 2.1 Mô hình mẫu của một quán cà phê tại Thủ Đức
Số lượng bán ra trong 3 Đơn hàng Đơn hàng tháng gần đây tại Quán qua App Tổng
Với nguồn lực dồi dào và vốn tài chính hợp lý đủ để chi trả cho cơ sở vật chất, tiện nghi cần thiết, nhóm nhận thấy dự án bước đầu có năng lực cạnh tranh với các thương hiệu cà phê lớn trong khu vực.
2.3.2 Sản phẩm cà phê của dự án
Xét trong khu vực Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có hàng loạt những cửa hàng lẻ lớn nhỏ hay chuỗi cửa hàng cà phê Vì thế, để đảm bảo được tính cạnh tranh cũng như sự yêu thích từ khách hàng không chỉ tới từ việc đảm bảo chất lượng mà còn là hình thức hay tính đặc sắc, nổi bật của sản phẩm.
- Nhóm lựa chọn sản xuất 2 kích cỡ của ly nước gồm size M (Medium-500 ml) và
- 5 nhóm sản phẩm chính gồm Cà phê, Trà, Trà sữa, Đá xay kem tươi, Nước ép Trong đó thức uống tiêu biểu chính là cà phê.
- Hình thức phục vụ gồm phục vụ tại chỗ, mua mang về và đặt hàng qua App.
- Giá thành sản phẩm: So sánh giá cả đối thủ cạnh tranh và đặt giá mục tiêu của nhóm
Bảng 2.2 Giá thành sản phẩm của quán
Sản phẩm Giang Nam (đồng) Yes (đồng) Mục tiêu của quán
Từ những khảo sát trên, Nhóm 2 kết luận dự án đủ điều kiện và năng lực để phát triển cạnh tranh trong khu vực Không chỉ vậy, dự báo còn cho thấy nhu cầu cà phê ngày càng tăng cao Đây chính là cơ sở để phát triển dự án của nhóm Dự án đánh mạnh vào khu vực trung tâm Làng Đại học Quốc gia, cụ thể là Ký túc xá khu A để phát triển hệ thống quán cà phê chạy Deadline đầu tiên tại đây mang thương hiệu: Quán cà phê “Không xong không về”.
Phân tích khả thi địa điểm đầu tư
Trước khi đưa ra lựa chọn về các phương án về địa điểm đầu tư, các tiêu chí lựa chọn thể cần được đưa ra Một số tiêu chí quan trọng được lựa chọn như sau:
− Khách hàng: Nguồn khách hàng tại địa điểm có nhu cầu và có sẵn sàng chi trả cho dịch vụ của quán hay không?
− Diện tích: Diện tích quán phù hợp và vừa đủ với mô hình của quán không? Có quá to hay quá nhỏ hay không?
− Chi phí: Chi phí thuê 1 tháng tại địa điểm có vượt quá khả năng chi trả của dự án hay không?
− Nguồn nguyên liệu: Xung quanh địa điểm còn tồn tại nhiều nhà cung cấp uy tín và có nguồn hàng đa dạng hay không?
− Mức độ nhận biết: Địa điểm đặt quán có nằm vị trí đắc địa hay không? Khách hang tiềm năng có dễ thấy và bị thu hút bởi địa điểm này hay không?
Nhận thấy mô hình quán khá mới mẻ và phù hợp với nhu cầu của đa số các bạn sinh viên, dự án sẽ đưa ra các phương án địa điểm phần lớn ở khu vực Làng Đại học (nơi tập trung rất nhiều trường Đại học) Từ đó, dựa vào các tiêu chí nêu trên để chọn ra phương án phù hợp.
2.4.1 Các phương án đề xuất
➢ Phương án 1: Chợ Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM Địa chỉ: Đường Tạ Quang Bửu, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.
Chi phí thuê: 40 triệu đồng/tháng.
Hình 2.11 Chợ Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM
➢ Phương án 2: Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM Địa chỉ: Khu phố 6 - Phường Linh Trung – TP Thủ Đức – TP.HCM.
Sức chứa: gần 10.000 sinh viên.
Chi phí thuê: 30 triệu đồng/tháng.
Hình 2.12 Ký túc xá khu A Đại học Quốc gia TP.HCM
➢ Phương án 3: Chợ Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM Địa chỉ: Đường Lương Định Của, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương.
Chi phí thuê: 45 triệu đồng/tháng.
Hình 2.13 Chợ Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.HCM
Tuy nhiên, đây là phương án mang tính cạnh tranh cao nhất Vì trong khu vực tồn tại nhiều đối thủ cạnh tranh từ trước (Giangnam, Cô Ba, SIX…)
➢ Phương án 4: Ký túc xá Khu B Đại học Quốc gia TP.HCM Địa chỉ: Tô Vĩnh Diện, Đường Đ Mạc Đĩnh Chi, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương. Sức chứa: 40.000 sinh viên.
Chi phí thuê: 40 triệu đồng/tháng.
Hình 2.14 Ký túc xá Khu B Đại học Quốc gia TP.HCM
➢ Phương án 5: Chợ đêm Làng Đại học Địa chỉ: Đông Hoà, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí thuê: 48 triệu đồng/tháng.
Hình 2.15 Chợ đêm Làng Đại học
2.4.2 Lựa chọn phương án a Xác định trọng số cho từng tiêu chí Đầu tiên, dự án tiến hành cho điểm các tiêu chí đã đưa ra theo mức độ quan trọng như sau:
Bảng 2.3 Xác định trọng số cho từng tiêu chí
5 Mức độ nhận biết (NB)
Sau đó, ta tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí và xác lập ma trận so sánh cặp các tiêu chí trên thang điểm 1 – 5:
Bảng 2.4 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí
Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí
Tiêu chí KH DT CP NL
Các tiêu chí sẽ được đưa vào công cụ phần mềm Expert Choice để xếp hạng và đưa ra kết quả như sau:
Hình 2.16 Kết quả sau khi chạy phần mềm Expert Choice
Từ bảng xếp hạng có thể thấy, tiêu chí Khách hàng được đánh giá là quan trọng nhất vì khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của dự án Các tiêu chí xếp sau lần lượt bao gồm: Diện tích, Chi phí, Nguyên liệu, Nhận biết Đồng thời, ta có thể kết luận công tác cho điểm các tiêu chí không tồn tại thiên vị vì chỉ số tin cậy (Inconsistency = 0). b Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí Để có thể chọn phương án bằng phần mềm công cụ Expert Choice, dự án phải tiến hành phân tích từng địa điểm để cho điểm theo từng tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 1.
Bảng 2.5 Đánh giá điểm của phương án theo từng tiêu chí
Vị trí KH DT CP NL NB
Sau khi tổng hợp đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá phương án, ta nhìn vào các biểu đồ
Hình 2.17 Kết quả và biểu đồ khi chạy phần mềm Expert Choice
Với độ tin cậy tổng thể (overall inconsistency) bằng 0 ( 0: công việc vượt tiến độ
● SV < 0: công việc chậm tiến độ
● SV = 0: công việc đúng tiến độ
- CV (cost variance): sai lệch chi phí = BCWP – ACWP.
● CV > 0: Công việc tiết kiệm chi phí
● CV = 0: công việc đúng chi phí
● CV < 0: công việc vượt chi phí
- SPI (Schedule performance index): chỉ số tiến độ = BCWP/BCWS.
● SPI > 1: công việc vượt tiến độ
● SPI = 1: công việc đúng tiến độ
● SPI 1: công việc tiết kiệm chi phí
● CPI = 1: công việc đúng chi phí
● CPI < 1: công việc vượt chi phí
Bằng cách sử dụng các chỉ số trên, có thể biết được dự án đang nhanh hay chậm tiến độ, và chi phí có vượt quá kế hoạch hay không Biện pháp xử lí sẽ được đưa ra cho từng trường hợp cụ thể.
Dự án tiến hành gắn các mốc kiểm tra như sau:
• Milestone 1: Sau khi hoàn thành gói công việc “Lên kế hoạch”
• Milestone 2: Sau khi hoàn thành gói công việc “Huy động vốn”
• Milestone 3: Giữa lúc đang thực hiện gói công việc “Thiết kế”
• Milestone 4: Giữa lúc đang thực hiện gói công việc “Trang trí – Lắp đặt”
• Milestone 5: Sau khi hoàn thành gói công việc “Tuyển dụng nhân sự”
Hình 5.2 Gắn các mốc kiểm tra cho dự án
Giá trị Earned value của dự án được trình bày ở bảng sau, chi phí được tính dựa trên số tiền lương cần phải trả cho nhân sự thực hiện công việc:
Bảng 5.1 BCWS, BCWP, ACWP cho từng gói công việc
STT Gói công việc Thời
1 Phân tích - Khảo sát 61 days 143,600,000 143,600,000 154,400,000
1.1 Khảo sát nhu cầu thị trường
10 days 24,000,000 24,000,000 28,000,000 và phân tích khả thi
1.2 Phân tích nhu cầu khách
1.3 Khảo sát thực nghiệm, lựa
1.3.1 Lựa chọn địa điểm 4 days 22,400,000 22,400,000 22,400,000 1.3.2 Xây dựng bộ tiêu chí 4 days 22,400,000 22,400,000 22,400,000
1.3.3 Đánh giá AHP cho các địa
1.3.4 Lập báo cáo về địa điểm
1.4 Phân tích lựa chọn công
10 days 13,200,000 13,200,000 14,400,000 nghệ, thiết bị, trang trí quán
2.1 Kế hoạch thu mua (máy
5 days 10,000,000 10,000,000 14,000,000 móc, nguyên vật liệu)
2.2 Kế hoạch tài chính 10 days 32,000,000 32,000,000 33,600,000
2.2.3 Ước tính chi phí phát sinh 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
2.2.4 Xác định phương án tài
2.3 Kế hoạch thi công và vận
2.4 Hiệu chỉnh và phê duyệt dự
3 Xây dựng chiến lược kinh
3.2 Đánh giá rủi ro 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
3.3 Dự báo chi phí vận hành 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000 3.4 Xây dựng chiến lược giá cả 2 days 5,600,000 5,600,000 5,600,000
3.5 Dự báo doanh thu 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,000
3.6 Phân tích hòa vốn 1 day 960,000 960,000 960,000
3.7 Tổng kết báo cáo dự kiến 1 day 2,800,000 2,800,000 2,800,000
4.2 Vốn vay ngân hàng 7 days 8,640,000 8,640,000 8,640,0004.2.1 Tạo tài khoản doanh nghiệp 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,0004.2.2 Thiết lập hạn mức tín dụng 2 days 1,920,000 1,920,000 1,920,0004.2.3 Chọn đại diện hợp pháp 2 days 3,840,000 3,840,000 3,840,000
5.1.1 Lựa chọn hình ảnh 3 days 3,600,000 3,600,000 4,320,000
5.1.2 Soạn nội dung (thông tin,
5.1.3 Lựa chọn vị trí thiết kế 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000 5.2 Thiết kế không gian quán 9 days 8,640,000 8,640,000 8,640,000 5.2.1 Thiết kế phòng học cá nhân 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000 5.2.2 Thiết kế phòng học nhóm 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000 5.2.3 Thiết kế hệ thống kho 2 days 2,880,000 2,880,000 2,880,000
5.3 Thiết kế bộ nhận diện
5.3.1 Thiết kế tên quán 4 days 5,760,000 5,760,000 5,760,000
5.3.3 Thiết kế đồng phục 4 days 4,800,000 4,800,000 5,760,000
6 Thủ tục pháp lý 20 days 14,400,000 12,960,000 14,400,000
6.1 Nghiên cứu các bộ luật liên
6.2 Xin giấy phép kinh doanh 3 days 2,160,000 1,944,000 2,160,000
6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 4 days 2,880,000 2,592,000 2,880,000
6.5 Đăng ký mã số thuế 7 days 5,040,000 4,536,000 5,040,000
7 Trang trí - lắp đặt 18 days 28,480,000 29,232,000 32,480,000
7.1 Mua máy móc, nguyên vật
7.2 Lắp đèn chiếu sáng 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000 7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000 7.4 Lắp đặt hệ thống thông gió 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000 7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 2 days 2,880,000 2,592,000 2,880,000
7.7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000
7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 1 day 1,440,000 1,296,000 1,440,000 7.10 Sơn tường, vẽ trang trí 2 days 1,600,000 2,880,000 3,200,000
7.13 Đặt vật dụng trang trí 1 day 2,880,000 2,592,000 2,880,000
8 Tuyển dụng nhân sự 25 days 14,400,000 12,960,000 14,400,000
8.1 Xác định nguồn lực 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000 8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000 8.3 Thông báo tuyển dụng 5 days 3,600,000 3,240,000 3,600,000 8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 2 days 1,440,000 1,296,000 1,440,000
9.1 Tổng kết tài chính 1 day 2,000,000 1,800,000 2,800,000
9.4 Sửa chữa hoàn chỉnh 5 days 31,200,000 28,080,000 36,400,000
Ta sử dụng Report trong MS Project xuất ra biểu đồ đường tiến độ giải ngân
BCWP và đường kế hoạch ngân sách BCWS như hình sau:
Ta thấy đường BCWP nằm phía bên trái đường BCWS nên dự án được đánh giá là tích cực về mặt ngân sách lẫn thời gian
Tiếp theo, ta tiếp tục sử dụng Report trong MS Project xuất ra biểu đồ đường tiến độ giải ngân BCWP và đường chi phí thực tế ACWP như hình sau:
Ta thấy đường ACWP nằm phía bên phải đường BCWP nên dự án được đánh giá là tích cực về mặt chi tiêu lẫn thời gian.
Kiểm soát chất lượng
5.3.1 Quy trình kiểm soát chất lượng
Hình 5.5 Quy trình kiểm soát chất lượng
Mục tiêu của việc kiểm soát chất lượng dự án là nhằm xác nhận rằng kết quả các danh mục công việc của dự án đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, đảm bảo mọi thứ nằm trong phạm vi dự án Mô hình PDM (Project design matrix) được sử dụng để kiểm soát chất lượng dự án.
Trong dự án này, kiểm soát chất lượng thông qua:
- Kiểm soát chất lượng của thi công, trang trí quán
- Kiểm soát chất lượng của phân bổ cơ sở vật chất
Bảng 5.2 Bảng kiểm soát chất lượng áp dụng mô hình PDM
Hạng mục Chỉ số Tư liệu Tiêu chuẩn
Thi công, trang trí quán
Thi công tường, mái, cửa
- Vị trí, kích thước và các thông số kĩ thuật của cửa đạt chuẩn
- Khả năng chịu lực, va đập
- Khả năng chống thấm nước của tường, màu sắc
- Báo cáo tiến độ thực hiện
- Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam
- Bản vẽ thiết kế,các yêu cầu thiết kế được giám đốc dự án phê duyệt
- Khả năng che chắn, chịu lực của mái nhà
Bố trí chi tiết trang - Vị trí, kích thước, - Bản vẽ thiết kế màu sắc của chi - Biên bản trí tiết nghiệm thu
- Công suất đạt yêu cầu
- Khả năng tự ngắt điện khi có sự cố
- Đạt tiêu chuẩn kế TCXD 25:1991
Hệ thống nước - Biên bản điện nước
- Áp suất, lưu nghiệm thu lượng dòng chảy - Báo cáo tiến
- Kích thước, chiều độ thực hiện dài và loại ống dẫn nước
- Nước đạt chuẩn trong sinh hoạt và sản xuất
Phân bổ cơ sở vật chất
Nội thất, thiết bị Nội thất
- Tiêu chuẩn xây dựng của Việt màu sắc - Bản vẽ thiết kế
- Vị trí của các đồ dùng nội thất so với bản vẽ.
- Thông số kỹ thuật, loại thiết bị, số lượng
- Lắp đặt đúng cách, an toàn
- Thiết lập để hoạt động tốt - Hợp đồng bên liên quan
Hệ thống thu ngân - Bảo mật dữ liệu
- Đúng loại, hệ nghiệm thu thống yêu cầu
- Tốc độ truy cập dữ liệu
- Số lượng, loại bên liên quan modem
Hệ thống Internet - Lắp đặt đúng
- Biên cách, an toàn, nghiệm thu đúng vị trí đã quy định
Hệ thống an ninh - Lắp đặt đúng - Hợp đồng cách, an toàn, bên liên quan
Nam về phòng chống cháy nổ
- Bản vẽ, yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt
- Hợp đồng ký kết với các bên liên quan vị trí theo bản vẽ thiết kế
- Độ an toàn và bảo mật
- Đúng loại, số lượng được yêu cầu
PHÂN TÍCH RỦI RO
Rủi ro tiến độ dự án
6.1.1 Thời gian trung bình và phương sai hoàn thành các gói công Để tiến hành đánh giá rủi ro về tiến độ dự án, ta cần dữ liệu về thời gian hoàn thành từng gói công việc và thời gian hoàn thành dự án, cụ thể là: Thời gian lạc quan, bình thường, bị quan và từ đó tính toán các giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
Bảng 6.1 Bảng dữ liệu về thời gian hoàn thành các gói công việc dự án
Dự án Quán Café "Không xong không về"
STT Gói công việc Công việc Bi Bình Lạc lệch trung bình sai liền trước quan thường quan chuẩn
Khảo sát nhu cầu thị
1.1 trường và phân tích khả thi 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
1.2 Phân tích nhu cầu khách hàng 1.1 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
1.3 Khảo sát thực nghiệm, lựa chọn mặt bằng 14 28 42 28 4.67 21.78
1.3.2 Xây dựng bộ tiêu chí 1.2, 1.3.1 4 8 12 8 1.33 1.78
1.3.3 Đánh giá AHP cho các địa điểm 1.3.2 5 10 15 10 1.67 2.78
1.3.4 Lập báo cáo về địa điểm
Phân tích lựa chọn công
1.4 nghệ, thiết bị, trang trí quán 1.1 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
2.1 Kế hoạch thu mua (máy móc, nguyên vật liệu) 1.1, 1.3.4 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
2.2.1 Ước tính chi phí xây dựng 2.1, 2.4 2 4 6 4 0.67 0.44
2.2.2 Ước tính chi phí nội thất 2.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
2.2.3 Ước tính chi phí phát sinh 2.2.2 1 2 3 2 0.33 0.11
2.2.4 Xác định phương án tài chính 2.2.3 1 2 3 2 0.33 0.11
2.3 Kế hoạch thi công và vận hành dự án 1.4 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
Hiệu chỉnh và phê duyệt 2.1, 2.2.1,
3 Xây dựng chiến lược kinh doanh
3.3 Dự báo chi phí vận hành 3.2 1 2 3 2 0.33 0.11
3.4 Xây dựng chiến lược giá cả 3.3 1 2 3 2 0.33 0.11
3.7 Tổng kết báo cáo dự kiến 3.6 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
4.2.1 Tạo tài khoản doanh nghiệp 4.1 1 2 3 2 0.33 0.11
4.2.2 Thiết lập hạn mức tín dụng 4.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
4.2.3 Chọn đại diện hợp pháp 4.2.3 2 4 6 4 0.67 0.44
4.2.4 Chọn hạng mục thuế kinh doanh 4.2.4 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
5.1.2 Soạn nội dung (thông tin, giá cả) 5.1.1 1 2 3 2 0.33 0.11
5.1.3 Lựa chọn vị trí thiết kế 5.1.1,
5.2 Thiết kế không gian quán 3 6 9 6 1.00 1.00
Thiết kế phòng học cá 5.1.1,
5.2.2 Thiết kế phòng học nhóm 5.2.1 1 2 3 2 0.33 0.11
5.2.3 Thiết kế hệ thống kho 5.2.2 1 2 3 2 0.33 0.11
5.3 Thiết kế bộ nhận diện
5.4 Thiết kế chương trình khuyến mãi 5.3.3 1 2 3 2 0.33 0.11
6.1 Nghiên cứu các bộ luật liên quan 5.4 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
6.2 Xin giấy phép kinh doanh 4.2.4, 6.1 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
6.3 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 6.2 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 6.3 2 4 6 4 0.67 0.44
6.5 Đăng ký mã số thuế 6.4 3.5 7 10.5 7 1.17 1.36
7.1 Mua máy móc, nguyên vật liệu 6.4, 6.5 1.5 3 4.5 3 0.50 0.25
7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 7.2 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.4 Lắp đặt hệ thống thông gió 7.3 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 7.4 1 2 3 2 0.33 0.11
7.7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 7.6 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 7.8 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
7.13 Đặt vật dụng trang trí 7.12 0.5 1 1.5 1 0.17 0.03
8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 8.1 1 2 3 2 0.33 0.11
8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 8.3 1 2 3 2 0.33 0.11
9.3 Chạy chương trình khuyến mãi 9.2 2.5 5 7.5 5 0.83 0.69
Số liệu bảng trên dựa trên quy ước rằng trong điều kiện tốt nhất (Lạc quan), công việc sẽ được hoàn thành sớm 50% so với Thời gian bình thường Ngược lại, trong điều kiện tệ nhất (Bi quan) thì công việc sẽ hoàn thành trễ 50% so với Thời gian bình thường.
6.1.2 Đường găng và mức độ biến động thời gian hoàn thành dự án
Dựa trên công cụ phần mềm hỗ trợ MS Project, ta xác định được đường găng dự án gồm có những gói công việc sau: 1.1 – 1.2 – 1.3 – 2.2 – 2.3 – 2.5 – 3.1 – 3.2 – 3.3 – 3.4
Thời gian hoàn thành dự án được tính là tổng thời gian hoàn thành các công việc trên đường găng, mức độ biến động thời gian hoàn thành dự án là tổng phương sai của các gói công việc thuộc đường găng Như vậy ta có:
Bảng 6.2 Thời gian hoàn thành và phương sai của các công việc thuộc đường găng
Gói công việc trên đường đăng Thời gian
Phương sai việc trung bình
1.1 Khảo sát nhu cầu thị trường và phân tích khả thi 5 0.69
1.2 Phân tích nhu cầu khách hàng 5 0.69
1.3 Khảo sát thực nghiệm, lựa chọn mặt bằng 28 21.78
2.4 Hiệu chỉnh và phê duyệt dự án 3 0.25
3.3 Dự báo chi phí vận hành 2 0.11
3.4 Xây dựng chiến lược giá cả 2 0.11
3.6, 3.7 Phân tích hòa vốn / Tổng kết báo cáo dự kiến 1 0.03
5.2 Thiết kế không gian quán 6 1.00
5.3 Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu 12 4.00
5.4 Thiết kế chương trình khuyến mãi 2 0.11
6.1 Nghiên cứu các bộ luật liên quan 3 0.25
6.2 Xin giấy phép kinh doanh 3 0.25
6.3 Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 3 0.25
6.4 Hợp đồng thuê mặt bằng 4 0.44
6.5 Đăng ký mã số thuế 7 1.36
7.1 Mua máy móc, nguyên vật liệu 3 0.25
7.3 Lắp đặt hệ thống PCCC 1 0.03
7.4 Lắp đặt hệ thống thông gió 1 0.03
7.5 Lắp đặt thiết bị nhà kho 2 0.11
7.7 Lắp các thiết bị nhà vệ sinh 1 0.03
7.9 Lắp đặt hệ thống mạng 1 0.03
7.10 Sơn tường, vẽ trang trí 2 0.11
7.13 Đặt vật dụng trang trí 1 0.03
8.2 Lập kế hoạch tuyển dụng 2 0.11
8.4 Lọc hồ sơ tuyển dụng 2 0.11
9.3 Chạy chương trình khuyến mãi 5 0.69
Như vậy, thời gian hoàn thành của dự án trung bình sẽ là 186 ngày với mức độ biến động thời gian là 48.44 ngày.
6.1.3 Xác suất hoàn thành dự án
Từ các dữ liệu, nhập vào POM – QM ta có thể xác định được xác suất hoàn thành dự án với các khoảng thời gian 180 ngày, 200 ngày, như sau:
Hình 6.1 Xác suất hoàn thành dự án trong vòng 180 ngày
Bảng 6.3 Tổng hợp xác suất hoàn thành dự án
STT Thời gian mong muốn (ngày) Trị Z Xác suất thành công
Dữ liệu trên có thể được dùng để làm căn cứ thúc đẩy tiến độ công việc cho nhà quản lý.
Rủi ro tài chính
Để tính toán rủi ro về mặt tài chính, ta sử dụng phần mềm Crystal Ball Ta khai báo các tham số đầu vào là các biến ban đầu của Dòng tiền dự án.
Bảng 6.4 Các biến đầu vào mô phỏng
Năm bắt đầu vận hành Bắt đầu vận hành Thời gian dự án Năm kết thúc dự án
2 Đầu tư (Triệu VNĐ) 434 (năm 2022)
Chi phí sửa chữa mặt bằng Thiết kế và trang trí nội thất Máy móc, thiết bị
Dụng cụ ban đầuNguyên liệu ban đầu
Tiền đặt cọc mặt bằng Chi phí đăng kí kinh doanh
Giả ta tiến hành mô phỏng cho biến “Nguyên liệu ban đầu”, ta tiến hành chọn ô chứa giá trị 25 Triệu VNĐ của biến này và thực hiện theo thao tác như sau: Crystal Ball > Define Assumption > Normal Điều này ngầm quy tắc các giá trị đầu vào của mô phỏng là tuân theo phân phối chuẩn, lưu ý các biến này phải là một giá trị chứ không được là 1 hàm tính toán Sau thao tác trên, ta nhận được cửa sổ sau:
Hình 6.3 Phân bố Chuẩn (Normal) của biến Nguyên liệu đầu vào
Từ đây, ta nhận xét được biến Nguyên liệu đầu vào nếu phân bố chuẩn sẽ có giá trị kì vọng là 25 Triệu VNĐ với giá trị độ lệch chuẩn là 2.5 Triệu VNĐ Ngoài ra bằng cách bấm vào View, phần mềm còn hỗ trợ để ta có thể quan sát: Phân bố tích lũy xác suất, các giá trị thống kê, …
Hình 6.4 Phân bố thống kê xác suất của biến Nguyên liệu đầu vào
Hình 6.5 Các giá trị thống kê cho biến Nguyên liệu đầu vào
Với các bước làm tương tự như trên, dự án tiến hành mô phỏng tất cả các biến trong dòng tiền vào và dòng tiền ra, kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 6.5 Phân bố các biến đầu vào của mô phỏng
Biến đầu vào (Triệu VNĐ) Trị ban đầu Phân bố
Dòng tiền vào Chi phí sửa chữa mặt bằng 37 N (37, 3.7)
Thiết kế và trang trí nội thất 73.3 N (, 7.33)
Bảo trì trang trí nội thất 15 N (15, 1.5)
Bảo trì máy móc, thiết bị 20 N (20, 2)
Tiếp theo, dự án mô phỏng phân bố cho giá trị NPV dự án bằng cách chọn ô chứa giá trị NPV và thao tác: Crystal Ball > Define Forecast Định nghĩa tên biến: NPV,đơn vị: triệu đồng, ta nhận được kết quả:
Hình 6.6 Kết quả phân bố của NPV dự án với 1,000 lần thử
Hình 6.7 Các giá trị thống kế của biến NPV dự án
Hình 6.8 Khớp phân bố NPV với các kiểu Phân phối để tính độ phù hợp – Goodness of Fit
Hình 6.9 Kết quả phân tích độ nhạy của các biến đầu vào dự án
Từ những kết quả trên, ta kết luận được giá trị NPV của dự án phân bố phù hợp nhất với Phân phối Beta, giá trị kì vọng là 2,714 triệu đồng và độ lệch chuẩn 332.64 triệu đồng.
Rủi ro định tính
6.3.1 Danh mục rủi ro ban đầu
Sau quá trình thảo luận trên nhiều khía cạnh và tham khảo ý kiến của các bên liên quan, dự án xây dựng Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) trong sơ đồ sau:
Hình 6.10 Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án
Các rủi ro trong danh mục được giải thích cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 6.6 Bảng chú thích Danh mục rủi ro ban đầu (RBS) dự án
1 Khách hàng: Không có khách hàng, khách hàng không sẵn sàng chi trả cho dịch vụ quán.
2 Thỏa thuận: Các thỏa thuận với BQL KTX Khu A không thể đạt được.
3 Thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn của dự án quá dài.
4 Thủ tục vay: Thủ tục vay khó khăn, phức tạp khiến vốn không thể về kịp trước thời gian thi công.
5 Chất lượng nhân sự: Nhân sự để thực hiện và kiểm soát dự án có chất lượng không cao, dễ gây nên sự kéo dài hoặc lãng phí.
6 Nguồn cung: Thiếu nguồn cung cơ sở vật chất.
7 Chất lượng đầu vào: Nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu.
Tuy nhiên, trong các rủi ro nêu trên có thể tồn tại những rủi ro có thể tránh được bởi những thế mạnh của môi trường bên ngoài hoặc chính bên trong dự án Vì thế, các Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức cần được liệt kê:
Bảng 6.7 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của dự án
S1 Vốn có sẵn chiếm 60% Điểm mạnh S2 Giảm thuế do thời điểm “bình thường mới”
S3 Hiểu biết (của nhân lực dự án) về chính sách Điểm yếu W1 Thời gian thi công ngắn
W3 Yêu cầu về chất lượng nguyên liệu
O1 Vị trí tại KTX Khu A
Cơ hội O2 Vay vốn kinh doanh được hỗ trợ từ các ngân hàng
O3 Sự đa dạng về thị trường nguồn cung
T1 Yêu cầu về Vệ sinh An toàn Thực phẩm
T2 Yêu cầu của BQL KTX Khu A
T3 Kiểm tra độ tin cậy nguồn cung
T4 Khan hiếm nhân lực chất lượng cao
Tiến hành phân tích SWOT để phân loại các rủi ro từ Danh mục RBS Từ đó, dự án có thể loại bỏ rủi ro khó xảy ra và bắt đầu đánh giá các rủi ro tất yếu:
Bảng 6.8 Phân tích SWOT của dự án Điểm mạnh (S) S1 - Vốn có sẵn chiếm 60%
S2 - Giảm thuế do thời điểm
S3 - Hiểu biết về chính sách Điểm yếu (W) W1 - Thời gian thi công ngắn W2 - Mô hình quá mới
W3 - Yêu cầu về chất lượng nguyên liệu
Cơ hội (O) S1 + S3 + O2 = (4) Thủ tục W3 − O3 = (6) Nguồn cung
O1 - Vị trí tại KTX Khu A vay
O2 - Vay vốn kinh doanh S1 + O1 = (3) Thời gian hoàn được hỗ trợ từ các ngân vốn hàng
O3 - Sự đa dạng về thị trường nguồn cung
Thách thức (T) S3 − T2 = (2) Thỏa thuận W2 + T2 = (1) Khách hàng
T1 - Yêu cầu về Vệ sinh W3 + T1 + T3 = (7) Chất lượng
An toàn Thực phẩm đầu vào
T2 - Yêu cầu của BQL W1 + W2 + T4 = (5) Chất
KTX Khu A lượng nhân lực
T3 - Kiểm tra độ tin cậy nguồn cung
T4 - Khan hiếm nhân lực chất lượng cao
Sau khi phân tích SWOT, các rủi ro sẽ được phân vào 4 nhóm: S-O, S-T, W-O, W-
T Dự án sẽ chọn ra những rủi ro tại phân loại W-T và cân nhắc các rủi ro tại mục W-O để đưa vào bảng danh mục rủi ro cập nhật để có thể tiếp tục đánh giá.
Bảng 6.9 Danh mục rủi ro dự án đã cập nhật
Khách hàng: Không có khách hàng, khách hàng không sẵn sàng chi trả cho dịch
Chất lượng nhân sự: Nhân sự để thực hiện và kiểm soát dự án có chất lượng
5 không cao, dễ gây nên sự kéo dài hoặc lãng phí.
Chất lượng đầu vào: Nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo được chất lượng
6.3.4 Ma trận rủi ro – tác động Để xây dựng được Ma trận rủi ro – tác động, ta cần phân cấp xác suất xảy ra rủi ro và mức độ tác động mà rủi ro mang lại. Đầu tiên, ta tham khảo dữ liệu từ khác dự án trong quá khứ và tham khảo các đối thủ cạnh tranh để đưa ra phân cấp cho xác suất xảy ra rủi ro:
Bảng 6.10 Phân cấp bằng ước lượng khả năng xảy ra rủi ro
Khả năng xảy ra rủi ro Xác suất xảy ra trong 1 năm
Rất cao > 10% Đồng thời, ta phân loại mức độ tác động và hậu quả của từng mức độ:
Bảng 6.11 Phân loại mức độ tác động theo hậu quả khi rủi ro xảy ra
Mức độ tác động Hậu quả
Rất cao Có thể khiến dự án dừng hoạt động, phá sản
Cao Dự án phải tạm ngừng hoạt động để chỉnh sửa, cập nhật
Vừa phải Có thể khiến dự án chậm tiến độ, không hoạt động hết năng lực, yêu cầu chỉnh sửa
Thấp Yêu cầu phương án khắc phục và chi phí trong một khoảng thời gian
Không đáng kẻ Không quá ảnh hướng đến dự án
Từ các mức độ nêu trên, ta đánh giá từ loại rủi ro và hình thành ma trận rủi ro – tác động:
Bảng 6.12 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án
Rủi ro Xác suất Tác động Hậu quả
Khách hàng là nguồn thu nhập dự án.
(1) Khách hàng Trung bình Rất cao Nếu không có khách hàng dự án sẽ phá sản.
(5) Chất lượng Nhân lực dự án không chất lượng có thể
Thấp Vừa phải khiến dự án chậm tiến độ, phát sinh chi nhân sự phí đầu vào
Có thể khiến mô hình quán mất niềm tin ở khách hàng, dự án phải dừng hoạt động để tái thẩm định và chọn Nhà chung cấp mới
Hình 6.11 Ma trận Rủi ro – Tác động của dự án
Nhìn vào ma trận rủi ro – tác động, ta nhận thấy cần phải giám sát 2 nhóm rủi ro sau:
(1) Khách hàng; (7) Chất lượng đầu vào Dự án cũng đưa ra một số giải pháp định tính nhằm hạn chế và phòng ngừa từng nhóm rủi ro trên như sau:
− Khi xây dựng menu, cần cân nhắc mức giá vừa túi tiền với mức chi tiêu của sinh viên (~25-30k).
− Thực hiện branding rộng đến đối tượng sinh viên Cụ thể, nội dung cần trọng tâm vào mức giá và sự độc đáo mà dịch vụ quán mang lại.
− Thiết kế và quảng bá các chương trình ưu đãi để liên tục thu hút nhóm khách hàng mới.
− Trước khi nhận hàng, yêu cầu nhân viên kiểm tra kĩ chất lượng.
− Dự án dù có 1 nhà cung cấp chiến lược nhưng phải luôn giữ mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp vệ tinh.
− Chọn nguồn cung uy tín và thường xuyên tái kiểm tra chất lượng sản phẩm.
− Lên kế hoạch thời gian nhận hàng hợp lý, đặc biệt với các sản phẩm có tính thời vụ như trái cây, rau quả.