Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

36 2 0
Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên MỤC LỤC 1 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ 2 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên LỜI NÓI ĐẦU Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế cùng với diễn biến bất thường của thời tiết nên thị trường vật liệu xây dựng cũng đầy biến động, tăng giảm khó lường…Mặc dù nhận không ít sự “ưu ái”qua các chính sách của Chính Phủ, nhưng các mặt hàng này trong một năm qua đã bắt đầu nếm trải sự lao đao trong khâu tiêu thụ Quý 4 thường là cao điểm của mùa xây dựng, nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng cao, nhưng xem ra các ngành vật liệu xây dựng cũng không mấy phấn khởi do chi phí cũng tăng cao Xi măng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ sở hạ tầng, bất động sản, xây dựng dân dụng nên ngành xi măng có mức sụt giảm ít hơn so với các ngành khác Những tháng đầu năm 2009, trong khi ngành thép vẫn đang khó khăn vì tích trữ nguyên vật liệu giá cao, giá sản phẩm liên tục giảm khiến cho các doanh nghiệp trong ngành thép đối mặt với nguy cơ thua lỗ thì ngành xi măng vẫn đứng vững do mức giá ổn định mặc dù sản lượng tiêu thụ của ngành xi măng có sự suy giảm Tuy nhiên, ngành xi măng cũng chịu sức ép từ việc các nguyên liệu cung cấp cho ngành đồng loạt tăng giá Công ty TNHH Nam Sơn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên sản xuất tấm lợp blôximăng Với nguyên liệu sản xuất chính là xi măng, trong năm qua, công ty đã gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, doanh nghiệp đã có những bước phát triển riêng đáng mừng 3 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên Rất may mắn khi được thực tập tại công ty, sau một thời gian thực tập em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp này Rất mong sự hướng dẫn tận tình của cô giáo để chuyên đề thực tập sau được hoàn thiện hơn Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2010 Sinh viên Vũ Thị Cẩm Huyền 4 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM SƠN I.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nam Sơn I.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NAM SƠN Tên giao dịch: Công ty TNHH Nam Sơn Tên viết tắt: Công ty Nam Sơn Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thời hạn hoạt động của công ty là 50 năm Vốn điều lệ: 1.260.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm sáu mươi triệu đồng Việt Nam) * Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Điện thoại: (0351) 2.213.228 – 3.583.006 Fax: (0351) 3.584.368 Webside: halong-group.com Email: namsonhlong@gmail.com * Địa chỉ chi nhánh: Phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội Điện thoại: (043) 3.616.159 Fax: (043)3.616.160 5 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên * Ngành nghề kinh doanh: + Sản xuất và gia công tấm lợp kim loại mầu (2592), sản xuất tấm lợp Fibrôximăng (2395) + Mua bán: Vật liệu xây dựng (gạch, ngói, xi măng, đá, cát, sỏi…), sắt thép, hàng trang trí nội ngoại thất (46632,46633,46636), in bao bì (1812) và gia công các loại vỏ bao + Xây dựng công trình, hạng mục công trình: Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông (cầu, đường, cống…), thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ + Nhập khẩu Amiăng, bông sợi thủy tinh dùng cho sản xuất tấm lợp Fibrôximăng (phần nhà nước cho phép kinh doanh nhập khẩu) * ( Bảng 1.1) Danh sách thành viên góp vốn STT Tên thành viên 1 Hoàng Tiến Dũng 2 Hoàng Thị Hải Yến 3 Nguyễn Duy Sơn 4 Nguyễn Xuân Tiến Nơi đăng ký hộ khẩu thường Giá trị Phần trú đối với cá nhân hoặc địa vốn góp vốn chỉ, trụ sở chính đối với tổ (triệu góp chức 20/B104, đường 3/2, phường 12, đồng) 700 (%) 55,55 500 39,68 30 2,38 30 2,38 Q.10, TP Hồ Chí Minh Tổ 5, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội Tổ 7, phường Hai Bà Trưng, Thị xã Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam Thôn Bái Đông, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá 6 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên * Người đại diện theo pháp luật của công ty: Chức danh: Giám đốc Công ty Họ và Tên: HOÀNG THỊ HẢI YẾN – (nữ) Sinh ngày: 30/06/1947, Dân tộc: Kinh, Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân số: 012.808.324 Ngày cấp: 24/06/2005, Nơi cấp: Công an TP Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 5, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội Chỗ ở hiện tại: số 5, ngách 25/27 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội I.1.2 Quá trình ra đời và phát triển công ty TNHH Nam Sơn I.1.2.1 Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý của Nam Sơn Công ty TNHH Nam Sơn là một trong bảy công ty thành viên của tập đoàn chuyên sản xuất tấm lợp fibrocement, tấm lợp màu Hạ Long group Hạ Long group được hình thành năm 1993, hiện nay Hạ Long group có 7 công ty thành viên trực thuộc: Công ty TNHH Nam Sơn, Công ty SXVLXD Vân Long, Công ty CP Đông Trường Sơn, Công ty CP Đất Phương Nam, Công ty TNHH Hưng Long, Công ty TNHH VLXD Hoàng Long Tập đoàn Hạ Long có đội ngũ kỹ sư, công nhân viên gần 1000 người Sản phẩm của Hạ Long đã đạt huy chương vàng 1995 và 2007, giải thưởng chất lượng nhà nước 2006 Sản phẩm xi măng Hạ Long đã được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001 7 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên năm 2004 Đồng thời, lĩnh vực sản xuất của công ty cũng được đa dạng hoá với các sản phẩm bê tông tiền áp, thiết bị cơ khí, ngói màu, gạch block, gạch lát nền Hạ Long group cũng đã đầu tư vào các dự án kinh doanh khu du lịch ở việt nam trong đó có khu du lịch RedBeach Resort tại Đà Nẵng đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2005 Công ty TNHH Nam Sơn được thành lập năm 2000 Tính từ thời điểm năm 2000 đến nay, Nam Sơn đã 6 lần thay đổi ban giám đốc và 3 lần thay đổi giám đốc (năm 2000, 2007, 2008) Hiện nay ông Hoàng Tiến Dũng là giám đốc doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp I.1.2.2 Các giai đoạn phát triển chính của Nam Sơn Nếu chia sự phát triển của một doanh nghiệp thành bốn giai đoạn: Giai đoạn hình thành doanh nghiệp, giai đoạn củng cố, giai đoạn phát triển đỉnh cao, và giai đoạn suy thoái thì Nam Sơn đang ở cuối giai đoạn củng cố doanh nghiệp * Giai đoạn thứ nhất (2000 – 2003): Giai đoạn hình thành doanh nghiệp Đặc điểm: Nam Sơn bắt đầu nhận được giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động Chính vì vậy mọi thứ đều là sự khởi đầu, doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng, đối tác… Giai đoạn này có những đặc điểm chính sau: + Chưa có các quy định làm việc nghiêm khắc trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ở tác phong hành xử ngoài thị trường Phần lớn các mục 8 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên tiêu vẫn chỉ được thực thi theo kiểu hời hợt dẫn đến việc xuất hiện các quyết định tuỳ tiện, thiếu nguyên tắc + Kết quả hoạt động không được đánh giá đúng mức, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ và chưa hoàn thiện hệ thống giải trình, báo cáo + Tất cả nhân viên đều đối xử với nhau khá than thiết Lòng nhiệt tình là động cơ làm việc lớn nhất + Giám đốc trực tiếp xắn tay áo tham gia vào những công việc nhỏ trong văn phòng + Chưa hình thành cấp quản lý tầng giữa vì chưa có tầng giữa + Thông tin kinh doanh chưa được lưu giữ nhiều bằng văn bản Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này là tìm kiếm khách hàng , thị trường Nam Sơn đang cố gắng tìm kiếm một chỗ đứng trên thị trường Cố gắng thực hiện thật tốt các hợp đồng ký được để bước đầu tạo hình ảnh, uy tín * Giai đoạn thứ hai (2003 - nay): Giai đoạn củng cố doanh nghiệp Nam Sơn mất đến hơn 7 năm để củng cố mọi mặt của doanh nghiệp từ nhân sự, phương thức kinh doanh, dây chuyền sản xuất… Đặc điểm: + Nhân sự trong doanh nghiệp thay đổi liên tục Đây là thời điểm “đãi cát tìm vàng” và nhân viên ở lại là những người có khả năng thích nghi cao hay do may mắn vì đã có mặt đúng lúc và đúng chỗ 9 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên + Nam Sơn dần đã có thị phần, có những nguồn thu ổn định hơn Ban lãnh đạo bắt đầu kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, cố gắng xác định và mô tả các quá trình đó, tuy nhiên việc này thường không thành công lắm Nam Sơn đã bắt đầu đề ra các bản hướng dẫn công việc cho nhân viên, nhưng nhân viên vẫn không chịu thi hành Quan điểm kinh doanh thay đổi liên tục + Lãnh đạo rất quan tâm đến quá trình làm ra lợi nhuận và muốn giám sát chặt chẻ nhưng không thể làm hết mọi việc Bắt đầu có một số rạn nứt giữa các thành viên sáng lập + Bắt đầu hình thành bậc quản lý cấp trung + Công nhân viên chỉ đạt trình độ chuyên môn trung bình nhưng dễ uốn nắn và năng động Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Nam Sơn thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết và tranh thủ các đối tác, khách hàng cũ để tìm kiếm các hợp đồng, cũng như cơ hội kinh doanh mới Bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tìm kiếm và ổn định thị trường cũ Bộ phận sản xuất kinh doanh trực tiếp thực hiện các đơn đặt hàng Ban giám đốc và bộ phận quản lý doanh nghiệp tiến hành mở rộng phân xưởng, nhà kho, ổn định sản xuất Từ năm 2007, Ông Hoàng Tiến Dũng thay cho Ông Nguyễn Duy Bình lên làm giám đốc Ông Hoàng Tiến Dũng đã có những cải cách rõ rệt trong bộ máy quản lý cũng như bộ máy sản xuất của doanh nghiệp Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ít nhiều có sự thay đổi, tuy nhiên Nam 10 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên 8 Công tác văn thư, đánh máy, in sao các văn bản tài liệu Lưu trữ hồ sơ tài liệu, quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, xác nhận sao chép các văn bản trong cơ quan Giải quyết các giấy tờ cho CBCNV đi công tác và xác nhận cho khách đến làm việc tại cơ quan 9 Công tác thăm hỏi, ma chay, cưới xin, ốm đau với gia đình và bản thân CBCNV cơ quan và quan hệ đối ngoại 10 Đề ra và theo dõi việc thực hiện các quy định về sử dụng điện, nước, điện thoại và các trang thiết bị của Văn phòng Tổng công ty 11 Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng họp, hội nghị của Tổng công ty, tham gia vào ban tổ chức của các hội nghị tổng kết Thông báo nội dung và thành phần các cuộc họp, hội nghị do lãnh đạo Tổng công ty triệu tập 12 Xây dựng trình lãnh đạo duyệt lịch các cuộc họp giao ban định kỳ, bất thường, phối kết hợp các cuộc họp của Đảng và Công đoàn 13 Ghi chép biên bản và soạn thảo các văn bản thông báo kết luận, nghị quyết các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết và các cuộc họp khác do lãnh đạo công ty triệu tập.Tổng hợp, báo cáo việc thực hiện các kết luận và nghị quyết cuộc họp cho lãnh đạo công ty biết 14 Thu thập tổng hợp và xử lý các thông tin giúp lãnh đạo công ty điều phối các hoạt động của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Quản lý thùng thư góp ý 15 Tham gia vào Hội đồng bảo hộ an toàn vệ sinh lao động, Hội đồng thi đua khen thưởng công ty (Theo quy chế hiện hành ) Có trách nhiệmphối hợp với Công đoàn Văn phòng chăm lo về đời sống CBCNVC Văn phòng công ty như ngày lễ, ngày tết, thăm quan, du lịch hàng năm 22 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên * Phòng kế toán: 1 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí 2 Chủ trì xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung qui chế chi tiêu nội bộ và phương án phân phối quỹ tự tạo 3 Thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị của công ty theo qui định hiện hành 4 Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức quản lý thực hiện có hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực tài chính 5 Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo về hoạt động tài chính theo chế độ kế toán hiện hành Bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo qui định 6 Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển công ty 7 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được giao * Phòng kinh doanh: 1 Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện 2 Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối 3 Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh nghiệp 23 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên 4 Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hang 5 Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Tổng công ty Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của công ty bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động 6 Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường trong phạm vi thị trường kinh doanh nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty 7 Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ công ty 8 Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của công ty 9 Tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động kinh doanh toàn công ty và trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trường để thực hiện kế hoạch của công ty Đảm bảo các nhiệm vụ kinh tế xã hội Nhà Nước giao và đảm bảo việc làm, chi phí đời sống của CBCNVC khối Văn phòng, các đơn vị phụ thuộc công ty bằng hiệu quả kinh doanh 10 Thực hiện các Hợp đồng kinh tế bằng việc điều tiết hàng hoá cho các tỉnh miền núi, đồng bằng thành phố cũng như nhu cầu khác 11 Khi được uỷ quyền được phép ký kết các Hợp đồng mua bán hàng hoá, vận tải, để tạo điều kiện chủ động với thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh 24 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp 12 GVHD: Trần Thị Thạch Liên Phối hợp với các đơn vị mở rộng thị trường nội địa, bảo đảm cung ứng sản phẩm rộng rãi cho nhân dân, thoả mãn mọi nhu cầu tiêu dùng với chất lượng cao Trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh của các Trạm thuộc khối Văn phòng * Xưởng sản xuất: 1 Tham mưu việc xây dựng phương án sản xuất và sử dụng nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty 2 Trực tiếp sản xuất và thực hiện các đơn hàng 3 Hướng dẫn, đôn đốc và giám sát các đơn vị trực thuộc xưởng sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất … Hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật lao động sản xuất, an toàn bảo hộ lao động 4 Phối hợp phòng Kế toán quản lý tài sản, tài nguyên và sử dụng vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của xưởng một cách có hiệu quả 5 Phối hợp các phòng, đơn vị của xưởng tổ chức nghiệm thu sản phẩm làm ra, thống kê khối lượng, giá trị hoạt động sản xuất Tổ chức giới thiệu các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do đơn vị sản xuất để tiêu thụ ra ngoài đơn vị 6 Thực hiện các công việc khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng Sản xuất 25 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NAM SƠN II.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Chỉ tiêu 1 Mã số 2 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 3 4 5 6 8,390,239,700 11,561,075,533 Doanh thu về bán hàng và cung cấp 1 32,180,134,046 45,634,852,935 dịch vụ Các khoản giảm trừ 2 269,042,390 138,546,251 doanh thu DT thuần về bán hàng và cung cấp 10 8,390,239,700 11,561,075,533 31,911,091,656 45,496,306,684 11 7,845,071,497 10,307,783,609 25,893,362,046 31,689,356,488 20 545,168,203 1,253,291,924 6,017,729,610 13,806,950,196 3,960,155 13,096,317 30,152,354 DV Giá vốn hàng bán LN gộp về bán hàng và cung cấp DV DT hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: CP lãi vay CP bán hàng 21 22 228,903,566 913,672,835 1,791,647,906 1,987,255,366 23 228,903,566 913,672,836 1,791,647,906 1,987,255,366 559,775,223 3,285,796,991 10,598,641 24 26 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên CP quản lý doanh 25 295,022,902 1,075,880,431 1,596,933,980 1,895,153,254 30 21,241,735 (1,292,076,410) (643,552,950) 994,095,289 31 60,572,838 100,000,000 189,564,126 32 40 200,880,181 (140,307,343) 100,000,000 100,598,258 88,965,868 (643,552,950) 1,083,061,157 nghiệp LN thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác CP khác LN khác Tổng LN kế toán trước 50 21,241,735 (1,432,383,753) 51 5,947,686 (30,500,705) 15,294,049 (1,462,884,458) thuế CP thuế TNDN hiện 145,574,587 hành CP thuế TNDN hoãn lại LN sau thuế thu nhập DN 52 60 (643,552,950) 937,486,570 Nhận xét chung: Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nam Sơn từ năm 2006 đến nay, có thể thấy từ năm 2008 trở về trước doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả Điều này thể hiện rõ nét ở con số lợi nhuận sau thuế qua các năm Năm 2006, Nam Sơn đạt lợi nhuận sau thuế là 15,294,049 vnđ, dù đã có lợi nhuận nhưng không đáng kể Liên tiếp 2 năm 2007, 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã cao hơn hẳn so với năm 2006 Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanh của Công ty tạm thời vẫn chưa đạt hiệu quả (lỗ) là do: + Công ty đã tập trung vào việc nâng cấp dây truyền sản xuất, sân chứa sản phẩm, palết sắt mà chưa tập trung vào việc sản xuất kinh doanh 27 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên + Tiêu hao nguyên liệu cao, tỷ lệ sản phẩm bể vỡ lớn + Xây dựng lại bộ máy quản lý, đào tạo tay nghề cho công nhân cho phù hợp với công nghệ mới + Xây dựng hệ thống bán hàng mới với thương hiệu mới nên còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao mà giá bán của Công ty vẫn không điều chỉnh theo + Năm 2009 doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả từ việc thay đổi và nâng cấp dây truyền sản xuất, hạn chế bể vỡ… Cũng như thay đổi phương thức quản lý của doanh nghiệp Chính vì vậy, kết quả kinh doanh của Nam Sơn đã bắt đầu khởi sắc, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công ty II.2 Một số chỉ tiêu tài chính Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006 – 2009 Năm Chỉ tiêu Hệ số sinh lợi DT Hệ số sinh lợi của TS (ROA) Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 0.2 % -12.7% -2 % 2.1% 1.2% -2.6% 5.5% 14% 0.3% -52.3% -17.4% 18.9% II.2.1 Hệ số sinh lợi doanh thu Hệ số sinh lợi doanh thu = 100% x (LN sau thuế/Doanh thu) 28 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia Hệ số sinh lợi doanh thu qua các năm của doanh nghiệp Nam Sơn có sự thay đổi rõ rệt Năm 2006, lợi nhuận chiếm 0.2% trong doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, tuy nhiên việc sử dụng chi phí là chưa hiệu quả Trong 2 năm 2007, 2008 doanh nghiệp đều làm ăn thua lỗ, năm 2007 là năm doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào cơ sở trang thiết bị, chính vì vậy Nam Sơn chấp nhận thua lỗ tạm thời Sang năm 2009 Nam Sơn đã chính thức làm ăn có lãi, điều này thể hiện ở con số 2.1% Đây không phải là con số ấn tượng, nhưng nó là bước khởi đầu tốt đẹp cho một thời kỳ mới của Nam Sơn II.2.2 Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) ROA=(LN sau thuế + Tiền lãi phải trả)/Tổng TS Ý nghĩa: Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần 29 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp Từ năm 2006 đến năm 2009, chỉ có duy nhất năm 2007 có ROA mang giá trị âm Lý do là do năm 2007 doanh nghiệp đầu tư rất nhiều vào tài sản và chưa kịp thu hồi giá trị II.2.3 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Hệ số sinh lợi VCSH = LN sau thuế/ Vốn CSH Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NAM SƠN TRONG NHỮNG NĂM TỚI III.1 Khách hàng và thị trường hiện tại của doanh nghiệp Khách hàng: Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp hiện nay là các chủ trang trại chăn nuôi gia súc, những hộ gia đình có thu nhập trung bình thấp, các trường học tại các tỉnh miền núi, và một số tổ chức tập thể có nhu cầu khác Bên cạnh đó, Nam Sơn còn có một bộ phận khách hàng nhỏ tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức Thị trường hiện tại: 30 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên Thị trường chủ yếu của Nam Sơn là các tỉnh miền núi và trung du Hiện nay, Nam Sơn đang có một thị trường vững chắc tại tỉnh Sơn La Thị phần của Nam Sơn tại tỉnh Sơn La là 70% Bên cạnh đó, Nam Sơn cũng có một phần thị trường và khách hàng tại hầu hết các tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung chủ yếu là ở Hà Nam, Hà Tây (cũ), Hưng Yên… III.2 Đối thủ cạnh tranh chính của Nam Sơn Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Có thể kể đến các doanh nghiệp cùng thuộc Tổng công ty nhưng làm ăn riêng lẻ như: Vân Long, Đông Trường Sơn, Hưng Long… Bên cạnh đó là các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh loại sản phẩm tấm lợp blôximăng có chất lượng tương đương và cùng nhắm tới một thị trường nhất định Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng dần thay đổi Một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các loại tấm lợp bằng tôn hay nhựa Giá cả của các loại tấm lợp này đang ngày càng hạ dần, chúng lại có nhiều ưu điểm hơn so với tấm lợp truyền thống như tính thẩm mĩ, trọng lượng… Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này để có những quyết định chính xác và kịp thời III.3 Phương hướng phát triển của công ty TNHH Nam Sơn trong những năm tới 31 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên III.3.1 Chiến lược phát triển Về thị trường: Tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường đã có, từng bước mở rộng thị trường các tỉnh đồng bằng phía bắc Lấy chất lượng, tiến độ và tạo mối quan hệ tốt với đối tác để chiếm lĩnh thị trường sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát huy lợi thế Năng lực quản lý: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, vì thế Nam Sơn quyết tâm vừa ổn định vừa đổi mới và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý, đội ngũ công nhân kỹ thuật, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật và hợp tác chặt chẽ trong lao động, tạo ra bộ máy có tính chuyên nghiệp để phát triển thương hiệu Củng cố và xây dựng các quy chuẩn trong quản lý sản xuất kinh doanh để đưa công ty đi vào hoạt động, xây dựng các quy chế tổ chức và hoạt động của từng lĩnh vực, từ lĩnh vực tài chính kế toán, kinh tế kỹ thuật, quản lý cơ giới đến việc đào tạo, phát triển nhân lực, văn hóa công ty Gắn trách nhiệm của cá nhân đối với từng công việc cụ thể Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo các hoạt động của công ty lành mạnh, dân chủ và minh bạch trong các hoạt động của công ty Tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã hội của công ty hoạt động và phối hợp tốt với các tổ chức để phát huy sức mạnh tập thể, nội lực, đảm bảo quyền lợi cổ đông Cán bộ công nhân viên coi công ty như một môi trường để làm việc, cống hiến, đầu tư và chia sẻ lợi ích Nguồn nhân lực: Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty hiện nay la 120 người, trong đó người có trình độ cử nhân và kỹ sư là 22 người, 32 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên còn lại là công nhân kỹ thuật Công ty hiện đang có đội ngũ kỹ sư trình độ quản lý cao, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có chuyên môn giỏi, đã được thử thách và đúc kết kinh nghiệm qua các công trình, có tinh thần ham học hỏi, hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực xử lý nền móng, đây chính là điểm mạnh của công ty khi chuyển sang công ty độc lập Một số cán bộ đã được cử đi học và khảo sát thực tế các công nghệ về sản xuất tấm lợp hiện đại, tiếp thu các công nghệ mới để chuẩn bị cho việc sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, ngoài ra công ty còn tuyển dụng và đào tạo mới các kỹ sư, công nhân kỹ thuật chất lượng cao để chuẩn bị cho thời gian tới Đầu tư công nghệ mới: Công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư thiết bị, con người, đào tạo để ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh… 33 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên III.3.2 Kế hoạch 3 năm (Từ năm 2010 - năm 2013) Trước mắt, Nam Sơn có nhiệm vụ củng cố thế mạnh truyền thống và đi vào chuyên sâu phát triển lĩnh vực sản xuất tấm lợp công nghệ mới phù hợp với các tiêu chuẩn và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay và có những mục tiêu cụ thể sau: + Đảm bảo mức sinh lời cao và sử dụng hiệu quả và an toàn vốn cho cổ đông và nhà đầu tư với công ty + Tăng trưởng ổn định và bền vững Mục tiêu tăng trưởng doanh thu trung bình 20% -30%/ năm, lợi nhuận trên vốn trung bình 18%-25% + Là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư, các đối tác, các khách hàng truyền thống + Mở rộng thị trường hoạt động xuống các tỉnh đồng bằng phía bắc III.3.3 Kế hoạch 10 năm (Từ năm 2013 – 2023) + Xây dựng được văn hóa riêng cho công ty, tạo môi trường cho sự phát triển của các thành viên trong công ty + Đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hơn nữa quy trình sản xuất đối với từng loại hình công việc nhằm thực hiện tốt các cam kết với khách hàng, tăng cường hiệu quả của công tác thi công xây lắp, xây dựng thương hiệu và đáng tin cậy đối với khách hàng Ngoài công tác đẩy mạnh, mở rộng các ngành nghề truyền thống hiện tại, trong thời gian tới công ty sẽ định hướng đẩy mạnh phát triển một số ngành nghề sau: + Sản xuất tấm lợp theo công nghệ mới + Kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng khác 34 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên THAY LỜI KẾT Sau một thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Sơn, em đã được tiếp cận thực tế một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, được tham gia vào một số hoạt động nhất định của doanh nghiệp Những kinh nghiệm ít ỏi nhưng hữu ích đó đã tạo động lực giúp em cố gắng hoàn thiện hơn nữa những kiến thức, kỹ năng của mình để có thể tiếp cận ngày càng gần hơn những công việc sau thời gian tốt nghiệp Trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo của kỳ thực tập, em đã học hỏi và tổng hợp những hiểu biết chung và tổng quan nhất về doanh nghiệp Nam Sơn Tất cả những kiến thức đó đã được trình bày trong báo cáo tổng hợp này Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên báo cáo trên không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của cô giáo để chuyên đề thực tập sau sẽ hoàn thiện hơn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s: Trần Thị Thạch Liên, giảng viên hướng dẫn thực tập, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên doanh nghiệp Nam Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này 35 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Điều lệ Công ty TNHH Nam Sơn Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008, 2009 Bảng cân đối kế toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH có hai thành viên trở lên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh Kỷ yếu của Công ty TNHH Nam Sơn Giáo trình: “Quản trị kinh doanh tổng hợp” - Chủ biên: TS Nguyễn Ngọc Huyền – NXB: Đại học Kinh Tế Quốc Dân halong-group.com www.yp.com.vn 36 SVTH: Vũ Thị Cẩm Huyền Lớp QTKDTH 48A ... Công ty TNHH Nam Sơn, Công ty SXVLXD Vân Long, Công ty CP Đông Trường Sơn, Công ty CP Đất Phương Nam, Công ty TNHH Hưng Long, Công ty TNHH VLXD Hồng Long Tập đồn Hạ Long có đội ngũ kỹ sư, công. .. 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NAM SƠN I.1 Quá trình hình thành phát triển công ty TNHH Nam Sơn I.1.1 Thông tin chung doanh nghiệp Tên cơng ty: ... QTKDTH 48A Báo cáo tổng hợp GVHD: Trần Thị Thạch Liên Rất may mắn thực tập công ty, sau thời gian thực tập em hoàn thành báo cáo tổng hợp Rất mong hướng dẫn tận tình giáo để chuyên đề thực tập sau

Ngày đăng: 01/12/2022, 12:11

Hình ảnh liên quan

* ( Bảng 1.1) Danh sách thành viên gĩp vốn - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Bảng 1.1.

Danh sách thành viên gĩp vốn Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1.2: Kích thước cơ bản của tấm lợp Fibrociment (tấm lợp sĩn g) - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Bảng 1.2.

Kích thước cơ bản của tấm lợp Fibrociment (tấm lợp sĩn g) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.1: Sơ đồ sản xuất tấm lợp - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Hình 1.1.

Sơ đồ sản xuất tấm lợp Xem tại trang 14 của tài liệu.
I.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (Hình 1.3) - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

3..

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (Hình 1.3) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Bảng 2.1.

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Xem tại trang 26 của tài liệu.
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty TNHH Nam Sơn từ năm 2006 đến nay, cĩ thể thấy từ năm 2008 trở về trước doanh nghiệp kinh doanh khơng hiệu quả - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

ua.

bảng báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty TNHH Nam Sơn từ năm 2006 đến nay, cĩ thể thấy từ năm 2008 trở về trước doanh nghiệp kinh doanh khơng hiệu quả Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006 – 2009         Năm - Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Nam Sơn

Bảng 2.2.

Các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006 – 2009 Năm Xem tại trang 28 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan