1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)

104 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ
Tác giả ThS Đinh Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn TS Ngô Văn Cố
Trường học Trường Cao đẳng Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • I. Quá trình phát triển ngành may (8)
  • II. Tổng quan về ngành may Việt Nam (9)
    • 1. Chuỗi giá trị ngành dệt may (9)
    • 2. Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của ngành may (0)
    • 3. Sản xuất may đo và may công nghiệp (12)
    • 4. Mô hình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp (16)
  • Chương II: KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU (2)
    • I. Sơ đồ lưu trữ hàng sản xuất trong kho (19)
    • II. Tầm quan trọng, nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu (0)
      • 1. Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu (20)
      • 2. Nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu (20)
    • III. P hương pháp tiến hành kiểm tra , đo đếm nguyên phụ liệu (21)
      • 1. Kiểm tra đối với nguyên liệu (0)
      • 2. K iểm tra đối với phụ liệu (0)
  • Chương III: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ ĐỘ CO CƠ LÝ CỦA NGUYÊN PHỤ LIỆU (2)
    • I. N ghiên cứu tính chất (33)
      • 1. Khái niệm (33)
      • 2. M ột số tính chất cơ bản của sợi vải thông dụng (33)
    • II. Nghiên cứu độ co rút (36)
      • 2. M ục đích (36)
      • 3. Các nguyên nhân tạo độ co rút (37)
  • Chương IV: TÁC NGHIỆP SƠ ĐỒ CẮT (2)
    • I. Định nghĩa, mục đích, nội dung của bảng kế hoạch sản xuất (40)
      • 1. Định nghĩa (40)
      • 3. Nội dung của bảng kế hoạch sản xuất (40)
    • II. Tác nghiệp sơ đồ cắt (41)
      • 1. Tầm quan trọng, định nghĩa của tác nghiệp sơ đồ cắt (41)
      • 2. Phương pháp tác nghiệp sơ đồ cắt (42)
  • Chương V: ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU (2)
    • II. M ục đích của việc tính định mức nguyên phụ liệu (50)
    • III. P hân loại định mức (50)
      • 1. Định mức chỉ đạo (50)
      • 2. Định mức kỹ thuật (50)
      • 3. Định mức cấp phát (50)
    • IV. P hương pháp tính định mức nguyên phụ liệu (50)
      • 1. P hương pháp tính định mức nguyên liệu (50)
      • 2. Phương pháp tính định mức phụ liệu (57)
    • I. T ầm quan trọng và nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ (65)
      • 1. Tầm quan trọng về chuẩn bị sản xuất về công nghệ (0)
      • 2. Nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ (65)
    • II. Định nghĩa, mục đích của tài liệu kỹ thuật (66)
      • 2. Mục đích (66)
    • III. Xây dựng tài liệu kỹ thuật (66)
      • 1. Bảng kế hoạch sản xuất (66)
      • 3. Bảng mô tả sản phẩm (66)
      • 4. Bảng thông số kích thước thành phẩm (66)
      • 5. Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (66)
      • 6. T iêu chuẩn cắt (66)
      • 7. Tiêu chuẩn giác sơ đồ (66)
      • 8. Bảng quy định đánh số (80)
      • 9. Bản g quy cách may (83)
      • 10. Bảng quy trình may (84)
      • 11. Bảng định mức nguyên phụ liệu (66)
      • 12. Bảng cân đối nguyên phụ liệu (66)
      • 13. Bảng quy cách bao gói sản phẩm (91)
      • 14. Tài liệu hướng dẫn kiểm tra mã hàng (66)

Nội dung

Quá trình phát triển ngành may

Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người Thời xa xưa, con người biết lấy da thú che thân và từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu

Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người Sau đó, sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ), sợi tơ tằm cuối cùng là các loại sợi nhân tạo Từ các loại sợi, người ta đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng cho ngành công nghiệp dệt may Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc nhƣ khăn trải bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: Lều, buồm, lưới cá, cần câu, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kg sợi vải), vòng đai cua - roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thủy, và cả những dụng cụ y khoa nhƣ chỉ khâu, bông băng… May mặc là một phần không thể thiếu đối với đời sống của con người Vì vậy, người ta không thể không nghĩ đến việc sáng chế ra chiếc máy để may quần áo Người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy khâu là ông Tomas Seynt, người Anh, năm 1790 ông Tomas đã đƣợc cấp bằng sáng chế cho chiếc máy khâu có nhiều đặc tính giống với những chiếc máy may hiện đại Thực ra công dụng chính của chiếc máy này là để may đồ da

Năm 1830, một người thợ may người Pháp là Bartelemi Timoner đã làm ra chiếc máy khâu hiện đại hơn chiếc máy của ông Tomas Chiếc máy này đã đƣợc đƣa vào sử dụng ở nước Pháp nhưng rồi một số công nhân điên cuồng lo thất nghiệp đã phá tan nhà máy và đập nát những chiếc máy may Gần nhƣ cùng thời gian này tại New York (Mỹ), ông Walter Hant đã sáng chế ra một chiếc máy khâu dùng kim cong có trôn kim ở đầu Khi đạp máy chiếc kim sẽ xuyên qua lớp vải một sợi chỉ, sợi chỉ này móc vào sợi chỉ ở cái chao tạo thành đường may mong muốn Tuy nhiên, ông Hant không được nhận bằng sáng chế Người hân hạnh được nhận tấm bằng phát minh sáng chế cho chiếc máy khâu đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi là ông Elias Hoy vào khoảng năm 1851 Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn loại máy may khác nhau Người ta còn sản xuất ra những chiếc máy chuyên dùng để may mũ phớt, may quần áo da, chăn

9 ngành dệt may cho đến thành tựu phát minh ra máy may, máy chuyên dùng…thì ngành dệt may đã phát triển không ngừng Ở Việt Nam sƣ tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen, thứ phi của vuaĐinh Tiên Hoàng Bà quê ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyệnỨng Hòa, Hà Nội Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá thì bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen, một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen kết duyên cùng đức Vua Đinh Tiên Hoàng, khi ông về làng Trạch Xá chiêu mộ hào kiệt Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo đƣợc nghề may trong cung vua Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng Khi mất, bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề may truyền thống Ngày giỗ tổ nghề may là ngày 12 tháng

Tổng quan về ngành may Việt Nam

Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của ngành may

thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội Hiện Việt Nam đứng trong tốp 5 nước có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng đầu thế giới

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, đòi hỏi các nhà sản xuất không những phải am hiểu tốt các loại nguyên phụ liệu mà còn phải biết tổ chức sản xuất tốt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, trong đó công tác chuẩn bị sản xuất có một vị trí hết sức quan trọng

Giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may (phần 1) được biên soạn theo chươn g trình đào tạo ngành Công nghệ may của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường, ngoài ra giáo trình còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người hoạt động trong lĩnh vực may mặc và các độc giả quan tâm

Ngoài chương I - Giới thiệu tổng quan về ngành may Việt Nam, 5 chương còn lại trong giáo trình có nội dung cơ bản về chuẩn bị sản xuất, bao gồm:

Chương II: Kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu

Chương III: Nghiên cứu tính chất và độ co cơ lý của nguyên phụ liệu

Chương IV: Tác nghiệp sơ đồ cắt

Chương V: Định mức nguyên phụ liệu

Chương VI: Xây dựng tài liệu kỹ thuật

Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý độc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp là cán bộ, giảng viên khoa Công nghệ Dệt may, quý giảng viên phản biện giáo trình cấp khoa, cấp trường, phòng Quản lý khoa học và Quan hệ doanh nghiệp, quý công ty Cổ phần may Việt Tiến, Nhà Bè, Thắng Lợi, Bình Minh, Việt Thắng, Sài Gòn 3 đã hỗ trợ, giúp đỡ để chúng tôi biên soạn được cuốn giáo trình Chuẩn bị sản xuất ngành may (phần 1)

ThS Đinh Thị Thu Thủy

TP Thủ Đức ngày 3 tháng 5 năm 2018

1 Chủ biên: ThS Đinh Thị Thu Thủy

2 Hiệu đính: TS Ngô Văn Cố

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT/KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH MỤC LỤC

Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY 1

I Quá trình phát triển ngành may 1

II Tổng quan về ngành may Việt Nam 2

1 Chuỗi giá trị ngành dệt may 2

2 Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội, thách thức của ngành may 3

3 Sản xuất may đo và may công nghiệp 5

4 Mô hình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp 8

Câu hỏi ôn tập chương I 11

Chương II: KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU 12

I Sơ đồ lưu trữ hàng sản xuất trong kho 12

II Tầm quan trọng, nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu 13

1 Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu 13

2 Nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu 13

III Phương pháp tiến hành kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu 14

1 Kiểm tra đối với nguyên liệu 14

2 Kiểm tra đối với phụ liệu 22

Câu hỏi ôn tập chương II 25

Chương III: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ ĐỘ CO CƠ LÝ CỦA NGUYÊN PHỤ LIỆU 26

2 Một số tính chất cơ bản của sợivải thông dụng 26

II Nghiên cứu độ co rút 29

3 Các nguyên nhân tạo độ co rút 30

Chương IV: TÁC NGHIỆP SƠ ĐỒ CẮT 34

I Định nghĩa, mục đích, nội dung của bảng kế hoạch sản xuất 34

3 Nội dung của bảng kế hoạch sản xuất 34

II Tác nghiệp sơ đồ cắt 35

1 Tầm quan trọng, định nghĩa của tác nghiệp sơ đồ cắt 35

2 Phương pháp tác nghiệp sơ đồ cắt 36

Câu hỏi ôn tập chương IV 43

Chương V: ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU 44

I Khái niệm định mức nguyên phụ liệu 44

II Mục đích của việc tính định mức nguyên phụ liệu 44

III Phân loại định mức 44

IV Phương pháp tính định mức nguyên phụ liệu 44

1 Phương pháp tính định mức nguyên liệu 44

2 Phương pháp tính định mức phụ liệu 51

Câu hỏi ôn tập chương V 57

Chương VI: XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT 59

I Tầm quan trọngvà nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ 59

1 Tầm quan trọng về chuẩn bị sản xuất về công nghệ 59

2 Nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ 59

II Định nghĩa, mục đích của tài liệu kỹ thuật 60

III Xây dựng tài liệu kỹ thuật 60

1 Bảng kế hoạch sản xuất 60

3 Bảng mô tả sản phẩm 62

4 Bảng thông số kích thước thành phẩm 64

5 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu 70

7 Tiêu chuẩn giác sơ đồ 73

8 Bảng quy định đánh số 74

11 Bảng định mức nguyên phụ liệu 82

12 Bảng cân đối nguyên phụ liệu 83

13 Bảng quy cách bao gói sản phẩm 85

14 Tài liệu hướng dẫn kiểm tra mã hàng 86

Câu hỏi ôn tập chương VI 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

Tên môn học/mô đun: Chuẩn bị sản xuất về Nguyên phụ liệu - Công nghệ

Mã môn học/mô đun: MH 17

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Môn học Chuẩn bị sản xuất về Nguyên phụ liệu - Công nghệ đƣợc bố tríu học sau các môn học chung, đƣợc xắp xếp vào học kỳ I năm thứ hai

- Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc, kết hợp lý thuyết và bài tập thực hành

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

Mục tiêu của môn học/mô đun:

+ Trình bày đƣợc khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của công tác chuẩn bị sản xuất về Nguyên phụ liệu - Công nghệ

+ Trình bày đƣợc khái niệm, mục đích, tầm quan trọng, cơ sở xây dựng, nội dung, cách thực hiện của bộ tài liệu kỹ thuật, định mức nguyen phụ liệu và công tác ghép tỉ lệ cỡ vóc, tác nghiệp đóng thùng

+ Tính đƣợc độ co rút, phân cấp vải, qui về điểm theo hệ thống điểm

+ Xây dựng bảng tỉ lệ cỡ vóc theo yêu cầu

+ Tính đƣợc định mức nguyen phụ liệu, xây dựng đƣợc bộ tài liệu kỹ thuật

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

+ Rèn được tính cẩn thận, phương pháp học tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập

Nội dung của môn học/mô đun:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY

8 tế hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, ngành may Việt Nam có những cơ hội và thách thức gì đối với sự phát triển? Đó là những nội dung được trình bày trong chương I này mà nhà sản xuất cần hiểu biết rõ để tổ chức tốt sản xuất

I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY

Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người Thời xa xưa, con người biết lấy da thú che thân và từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu

Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người Sau đó, sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ), sợi tơ tằm cuối cùng là các loại sợi nhân tạo Từ các loại sợi, người ta đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng cho ngành công nghiệp dệt may Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc nhƣ khăn trải bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón v.v mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: Lều, buồm, lưới cá, cần câu, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kg sợi vải), vòng đai cua - roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thủy, và cả những dụng cụ y khoa nhƣ chỉ khâu, bông băng… May mặc là một phần không thể thiếu đối với đời sống của con người Vì vậy, người ta không thể không nghĩ đến việc sáng chế ra chiếc máy để may quần áo Người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy khâu là ông Tomas Seynt, người Anh, năm 1790 ông Tomas đã đƣợc cấp bằng sáng chế cho chiếc máy khâu có nhiều đặc tính giống với những chiếc máy may hiện đại Thực ra công dụng chính của chiếc máy này là để may đồ da

Năm 1830, một người thợ may người Pháp là Bartelemi Timoner đã làm ra chiếc máy khâu hiện đại hơn chiếc máy của ông Tomas Chiếc máy này đã đƣợc đƣa vào sử dụng ở nước Pháp nhưng rồi một số công nhân điên cuồng lo thất nghiệp đã phá tan nhà máy và đập nát những chiếc máy may Gần nhƣ cùng thời gian này tại New York (Mỹ), ông Walter Hant đã sáng chế ra một chiếc máy khâu dùng kim cong có trôn kim ở đầu Khi đạp máy chiếc kim sẽ xuyên qua lớp vải một sợi chỉ, sợi chỉ này móc vào sợi chỉ ở cái chao tạo thành đường may mong muốn Tuy nhiên, ông Hant không được nhận bằng sáng chế Người hân hạnh được nhận tấm bằng phát minh sáng chế cho chiếc máy khâu đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi là ông Elias Hoy vào khoảng năm 1851 Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn loại máy may khác nhau Người ta còn sản xuất ra những chiếc máy chuyên dùng để may mũ phớt, may quần áo da, chăn

9 ngành dệt may cho đến thành tựu phát minh ra máy may, máy chuyên dùng…thì ngành dệt may đã phát triển không ngừng Ở Việt Nam sƣ tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen, thứ phi của vuaĐinh Tiên Hoàng Bà quê ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyệnỨng Hòa, Hà Nội Theo thần tích đền thờ tổ nghề ở Trạch Xá thì bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen, một người con gái xinh đẹp, đảm đang của làng Trạch Xá Tục truyền rằng, Nguyễn Thị Sen kết duyên cùng đức Vua Đinh Tiên Hoàng, khi ông về làng Trạch Xá chiêu mộ hào kiệt Với sự khéo léo và sáng tạo, bà đã giúp các cung nữ phát triển, sáng tạo đƣợc nghề may trong cung vua Sau khi Vua Đinh Tiên Hoàng mất, bà đã từ giã hoàng cung cùng với con trở về quê hương truyền dạy nghề cho nhân dân trong làng Khi mất, bà được lập đền thờ và tôn làm bà tổ nghề may truyền thống Ngày giỗ tổ nghề may là ngày 12 tháng

II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY VIỆT NAM

Ngành may xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cuối những năm 80 và đầu những năm 90 và đặc biệt khi hiệp định song phương với Mỹ có hiệu lực vào năm 2001 đã thúc đẩy ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam phát triển mạnh Tuy nhiên, theo thống kê của VITAS (Hiệp hội dệt may Việt Nam) thì hiện nay tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức may gia công (CMT) vẫn chiếm chủ yếu (khoảng 85 %), xuất khẩu theo phương thức trọn gói (FOB) chỉ khoảng 13%, xuất khẩu theo phương thức trọn gói kèm thiết kế (ODM) chỉ khoảng 2% Phương thức FOB hiện nay, các doanh nghiệp đa phần là xuất khẩu theo hình thức FOB cấp I nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp

Ngành may hiện nay đang phát triển theo sự phát triển của nền khoa học công nghệ, với chiến lƣợc chuyển đổi mô hình từ sản xuất cắt may gia công lên sản xuất trọn gói (FOB) và tiến lên cao hơn là sản xuất xây dựng thương hiệu (OBM) và đây cũng là một trong những chiến lƣợc xuyên suốt của Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

1 Chuỗi giá trị ngành dệt may

Chuỗi giá trị dệt may đƣợc chia làm 5 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1 cung cấp sản phẩm thô nhƣ bông tự nhiên, xơ…

Giai đoạn 2 là sản xuất các sản phẩm đầu vào nhƣ chỉ, sợi, vải

Giai đoạn 3 là giai đoạn thiết kế mẫu và sản xuất ra sản phẩm thành phẩm

Giai đoạn 4 là giai đoạn xuất khẩu do trung gian thương mại đảm nhận Giai đoạn 5 là giai đoạn maketing và phân phối sản phẩm ra thị trường (sơ đồ 1.1).

CÔNG TY DỆT CÔNG TY MAY MẴC CÁC NHÀ BÁN LẺ

Hệ thống cửa hàng đặc biệt

Hệ thống cửa hàng chuyên dụng

Công ty may với thương hiệu riêng

Các công ty may mặc Hoa Kỳ

Hợp đồng nội đia và các nhà sản xuất

Biểu đồ 1.2 Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm

2 Một số điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của ngành may

2.1 Một số điểm mạnh của ngành may Việt Nam

Sản xuất may đo và may công nghiệp

Là hình thức sản xuất hàng may mặc, mà trong đó một người thợ may hoặc một nhóm người thợ may phải tiến hành đo trên cơ thể của một người khách cụ thể để có thông số kích thước mới có thể thiết kế quần áo cho người khách đó

Sau khi đã kiểm tra lại vải của khách đem đến, người thợ may sẽ tiến hành cắt may hoàn chỉnh sản phẩm, ủi và gấp xếp sản phẩm, giao hàng cho khách

13 sản phẩm một cách khép kín từ khâu nhận vải, thiết kế, may, ủi hoàn chỉnh sản phẩm trên cơ sở đo cho người khách cụ thể Chưa có sự phân công lao động theo kiểu chuyên môn hóa

Muốn sản xuất sản phẩm thứ hai, người thợ may phải tiến hành các bước thực hiện lại từ đầu Vì vậy, sản xuất còn đơn giản, chƣa có sự phân công lao động chuyên môn hóa cao, nên năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao.

3.2 Sản xuất may công nghiệp

3.2.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản

May công nghiệp là hình thức sản xuất hàng loạt sản phẩm Cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trên thị trường

Cơ sở kỹ thuật để thiết kế không còn là số đo của khách hàng cụ thể, mà là bảng thông số kích thước của nhiều cỡ vóc, bảng thông số kích thước phục vụ cho các nhóm đối tƣợng có số đo khác nhau Đặc điểm cơ bản của may công nghiệp là nhiều người có tay nghề khác nhau cùng tham gia sản xuất một sản phẩm, một mã hàng, tạo ra sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, sản phẩm thường có nhiều cỡ vóc, nhiều màu sắc được chuyên môn hóa cao thành một dây chuyền sản xuất với các thiết bị hiện đại và sản phẩm làm ra đồng nhất về chất lƣợng

Tóm lại, đặc điểm của may công nghiệp: Sản xuất đƣợc tổ chức theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất, người lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, tính kỷ luật cao, chất lƣợng sản phẩm ổn định, năng suất lao động cao

3.2.2 Các phương thức sản xuất hàng may mặc ở nước ta

3.2.2.1 Phân loại tổng quát phương thức sản xuất

Phương thức tự sản, tự tiêu

Phương thức tự sản, tự tiêu là phương thức sản xuất mà xí ngiệp tự bỏ vốn xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, bỏ vốn lưu động để mua nguyên phụ liệu, tự sáng tác mẫu để sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm

Phương thức sản xuất may gia công

Phương thức sản xuất may gia công là phương thức sản xuất tương đối đơn giản

Xí nghiệp may chỉ cần bỏ vốn cố định xây dựng nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị, rồi nhận hàng may gia công, thu tiền công Xí nghiệp may không phải bỏ vốn mua nguyên phụ liệu, không lo tiêu thụ sản phẩm

3.2.2.2 Phân loại cụ thể một số phương thức sản xuất chủ yếu

Theo cách phân loại cụ thể các phương thức sản xuất hàng may mặc chủ yếu của Việt Nam đƣợc minh họa ở sơ đồ 1.3 và trình bày nhƣ sau:

Phương thức sản xuất CMT (Cut - Make- Trim):

Phương thức sản xuất CMT là hình thức gia công đơn thuần: khách hàng cung cấp toàn bộ đầu vào để sản xuất nhƣ nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và một số yêu cầu cụ thể nếu có Nhà sản xuất chỉ việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm

Phương thức sản xuất OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/Free – on – board):

Phương thức sản xuất OEM/FOB là hình thức “Mua nguyên liệu, bán thành phẩm”, các doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc mua

NL cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng

Hình thức này tạm chia làm 3 dạng nhƣ sau:

FOB cấp I: Doanh nghiệp mua NL đầu vào từ các nhà cung cấp do khách hàng chỉ định Phương thức này các doanh nghiệp may được chủ động trong đàm phán ký kết với các hãng tàu vận chuyển NPL, mua phí bảo hiểm lô hàng, phương thức thanh toán tiền với nhà cung cấp NPL

FOB cấp II: Doanh nghiệp nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ khách hàng và chịu trách nhiệm tìm nguồn NL, sản xuất và vận chuyển NL và thành phẩm tới cảng của khách hàng Doanh nghiệp phải tìm đƣợc nhà cung cấp NL đáng tin cậy về chất lƣợng và đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng

FOB cấp III: Doanh nghiệp tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng và không chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết nào với khách hàng Để thực hiện thành công hoạt động sản xuất theo phương thức này, doanh nghiệp phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần.

Phương thức sản xuất ODM (Original Design Manufacturing):

Phương thức sản xuất ODM là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp thiết kế và sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của khách hàng Hình thức này chủ động hoàn toàn trong sản xuất từ khâu thiết kế và cả quá trình sản xuất ra sản phẩm nhƣ mua

Sơ đồ 1.3 Phương thức sản xuất chủ yếu ngành may

Thương hiệu Thiết kế Tìm nguồn cung ứng

Cắt - May Phân phối và Maketing

15 khâu thiết kế và thường được đăng ký sáng chế mẫu thiết kế

Phương thức sản xuất OBM (Original Brand Manufacturing):

Phương thức sản xuất OBM là phương thức sản xuất mà doanh nghiệp tự thiết kế tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm của riêng mình, phân phối sản phẩm trước tiên tại thị trường nội địa, thị trường các quốc gia lân cận và thị trường quốc tế trong tương lai.

3.2.3 Những nội dung cần biết khi sản xuất một mã hàng

KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU

Sơ đồ lưu trữ hàng sản xuất trong kho

Khách hàng xác nhận HDSD PL

Cấp NL cho bộ phận cắt theo định mức Cấp phát PL cho chuyền may theo định mức

Kiểm tra kế hoạch và bảng tóm tắt đơn hàng

Kiểm tra bảng NPL và ngày nhập

Bộ phận kiểm tra NL Bộ phận kiểm tra PL

Gửi bảng kiểm tra mẫu vải: Bộ phận cắt may, đóng gói, khách hàng

Làm bảng hướng dẫn sử dụng PL đối chiếu với PL gốc

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ lưu trữ hàng sản xuất trong kho

Tầm quan trọng, nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu

II TẦM QUAN TRỌNG VÀ NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, ĐO ĐẾM NGUYÊN PHỤ LIỆU

1 Tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu Đây là một trong những công tác quan trọng trong quá trình sản xuất Công tác chuẩn bị sản xuất về NPL tốt giúp cho sản xuất đƣợc an toàn (giảm bớt sự cố phát sinh), năng suất lao động cao, tiết kiệm NPL, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.

Công tác kiểm tra, đo đếm NPL, phân loại và nghiên cứu tính chất cơ lý của NPL do các nhân viên của kho NPL và nhân viên của phòng kỹ thuật thực hiện.

2 Nguyên tắc kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu

Tất cả NPL nhập, xuất kho đều phải có phiếu xuất nhập và đƣợc kiểm tra 100 % về chất lƣợng, số lƣợng (biểu mẫu 2.2) và phải ghi vào sổ sách có ký nhận rõ ràng Đối với các loại NL mềm, cần vận chuyển nhẹ nhàng, tránh hƣ hỏng, không dẫm đạp hay đè nén lên NL

Phải phá kiện NL trước từ một đến ba ngày tùy theo loại NL Để ổn định độ co giãn, tất cả các loại NL đƣợc xếp theo chiều cao quy định nhằm tránh đổ NL, có thể tạo khung đỡ NL để có thể xếp NL cao hơn nhƣng vẫn đảm bảo sự an toàn Xếp NL lên kệ cách mặt đất và cách tường theo quy định nhằm tránh cho NL bị tổn hại.

Nguyên liệu nhập kho phải đƣợc sắp xếp theo nguyên tắc: Nguyên liệu nào cần cho sản xuất trước thì sắp xếp để phía ngoài, NL nào cần sản xuất sau thì sắp xếp phía trong, xắp xếp theo khách hàng, mã hàng Nguyên liệu đƣợc bảo quản và sắp xếp quản lý theo từng khu vực, phân loại theo màu sắc, chủng loại, mã hàng

Kiểm tra toàn bộ các cây vải có trong mẻ nhuộm hoặc lô hàng, các cây vải lỗi phải để riêng và có ghi chú rõ ràng

Xác định đƣợc mặt phải và mặt trái của NL Khi kiểm tra phải luôn luôn kiểm tra mặt phải của NL Đối với loại vải có phủ lớp tráng thì kiểm tra hai mặt Đo đếm phân loại màu sắc, khổ vải, chiều dài vải, chất lƣợng vải một cách chính xác.

Các NPL đạt yêu cầu mới nhập kho, hàng kém chất lƣợng đều có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng Đối với các loại hàng cần phải đổi nhƣ sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt, đều phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lƣợng cụ thể đối với mỗi loại

Phải nghiên cứu tính chất cơ lý của NL nhƣ độ co, màu sắc, hoa văn, thông số kỹ thuật ép dán trước khi đưa vào sản xuất

Sau khi triển khai sản xuất ở công đoạn cắt, vải đầu khúc đƣợc nhập lại kho NL, vải ĐK cần phải đƣợc kiểm tra, phân chia theo khổ, chiều dài, màu sắc Sau đó lập bảng thống kê về cho phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch để có kế hoạch tận dụng vải đầu khúc vào việc tái sản xuất

Kiểm tra số lƣợng phụ liệu trên phiếu với số lƣợng phụ liệu nhập, đo đếm và cân để xác định số lƣợng PL Kiểm tra chất lƣợng phụ liệu theo tiêu chuẩn khách hàng, tiêu chuẩn công ty và TCVN

Phải tuân thủ và có biện pháp phòng cháy chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn đã đƣợc ban hành.

Biểu mẫu 2.2: Phiếu xuất kho

PHIẾU XUẤT KHO Đơn vị:………

Có giá trị đến ngày:.………

Căn cứ vào:.…………số:………ngày………….tháng………năm……của:…… Xuất cho:……… … địa chỉ:……… ………….do ông/bà là:……… Mang giấy CMND số:…… cấp tại:………… ngày…… tháng…… …năm… Nhận xuất nhập kho:………

Cộng thành tiền (viết bằng chữ):………

STT Tên hàng và quy cách ĐVT Số lƣợng

Giá đơn vị Thành tiền Số lƣợng theo đơn vị tính

Thủ trưởng đơn vị Người nhận Người giao Người lập phiếu

Ký tên Ký tên Ký tên Ký tên

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ ĐỘ CO CƠ LÝ CỦA NGUYÊN PHỤ LIỆU

N ghiên cứu tính chất

Trước khi thiết kế mẫu, phòng kỹ thuật phải nghiên cứu độ co cơ lý của NPL và tính chất của NPL để có phương pháp xử lý gia giảm trong công thức chia cắt, chọn nhiệt độ ủi và các thông số kỹ thuật ép dán cho phù hợp nhằm bảo đảm sản phẩm sau khi may xong đúng thông số kích thước, đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật của sản phẩm

Nghiên cứu tính chất của NPL là nghiên cứu thành phần, tính chất của sợi dệt nhƣ: Sợi pha, sợi bông, sợi tổng hợp… Nghiên cứu kiểu dệt nhƣ: Vân điểm, vân chéo…Nghiên cứu cách thiết kế hiệu ứng mặt vải nhƣ vải có hoa văn tự do, vải có chiều tuyết, vải sọc có chu kỳ, caro…

Nghiên cứu tính chất nguyên phụ liệu để có khái niệm cơ bản trong việc sử dụng NPL một cách phù hợp

2 Một số tính chất cơ bản của sợi vải thông dụng

2.1 Một số tính chất cơ bản của một số loại sợi thông dụng

Sợi bông – cotton: Sợi bông được kéo từ xơ bông, trong ngành dệt may người ta phân biệt các loại bông trước tiên theo chiều dài của xơ, sau đó đến mùi, màu và độ sạch của sợi Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng hút, thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65 % so với trọng lượng Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ

Vải sợi bông thân thiện với da người, không gây ngứa và không tạo ra các nguy cơ dị ứng, sợi bông không bị hòa tan trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo Sợi bông bền đối với kiềm, nhƣng không bền đối với axit và có thể bị vi sinh vật phân hủy so với các loại sợi tổng hợp Dù vậy, khả năng chịu đƣợc mối mọt và các côn trùng khác rất cao Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng

Sợi len – wool: Len hay sợi len là một loại sợi dệt từ lông cừu và lông một số loài động vật khác, nhƣ dê, lạc đà….Len có một số phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da

35 lông, len có khả năng đàn hồi và giữ không khí, giữ nhiệt tốt Len bị cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp khác

Lụa –Tơ tằm: Đặc điểm chủ yếu của tơ là chiều dài tơ đơn và độ mảnh của tơ Sợi tơ có tính hút ẩm cao, sợi sẽ bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, bazơ, muối kim loại, chất nhuộm màu

Mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác với các góc tròn Vì mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau tạo độ óng ánh một cách tự nhiên

Polyester (PES): Polyester là loại sợi tổng hợp đƣợc ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm nhƣ quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện…

Sợi PES có nhiều ƣu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền thống là không hút ẩm, nhƣng hấp thụ dầu Chính những đặc tính này làm cho polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng cho 1 số ngành công nghiệp như chống nước, chống bụi và chống cháy Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ Khả năng hấp thụ thấp của polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên

Vải PES hầu như không bị co do nước, chống nhăn và chống kéo giãn tốt, dễ nhuộm màu và không bị phân hủy bởi nấm mốc Đây là những đặc tính tốt của vải PES so với một số loại vải có nguồn gốc thiên nhiên khi sử dụng trong may mặc

Elastane (EL) – Spandex: Vùng bắc Mỹ người ta gọi là spandex, tại các quốc gia khác đƣợc gọi là elastane và là sợi tổng hợp

Elastane có đặc tính ít thấm hơi ẩm, không tích điện, không tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt, nhẹ, trơn và dễ nhuộm Loại sợi này có độ co giãn cao, tƣợng tự nhƣ cao su nhƣng chắc và bền hơn

Polyamide (PA) – Nylon: Nylon là loại sợi nhân tạo đƣợc sản xuất ra từ carbon, nước và không khí.

Polypropylen (PP): Polypropylen có tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo nhƣ PES, không bị kéo giãn dài do đó đƣợc chế tạo thành sợi Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ Polypropylen trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ PP chịu được nhiệt độ cao hơn 100 o C, có tính chất chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác

Acetate (CA): Cellulose acetate là loại sợi nhân tạo đƣợc dùng làm sợi để chế biến thành vải Vải chất liệu này nhìn rất giống lụa thiên nhiên (nên acetate còn gọi là lụa nhân tạo) và tạo cảm giác cũng giống nhƣ vậy

Chất liệu này ít nhăn, dễ chăm sóc, ít bị trương nở, ít thấm nước, có tính dẻo cao, nhƣng không bền và bị hƣ hại trong các loại axit, đặc biệt các loại axit vô cơ nhƣ sulfuric axit, cũng nhƣ các chất kềm

Với tính chất trên, CA thường được dùng làm áo mưa, dù che, sơ mi, áo phụ nữ, áo đầm, vải lót, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ… Vì không chịu đƣợc chất kềm nên tránh dùng các loại bột giặt (tẩy) có độ kềm cao với loại sợi này Để bảo quản độ bóng như lụa và vải cellulose - acetate ta chỉ nên giặt với nước ấm và chỉ nên ủi mặt trong của quần áo lúc còn đang ẩm

TÁC NGHIỆP SƠ ĐỒ CẮT

Định nghĩa, mục đích, nội dung của bảng kế hoạch sản xuất

Tác nghiệp sơ đồ cắt còn gọi là công tác ghép tỷ lệ cỡ vóc Trước khi tác nghiệp sơ đồ và tác nghiệp cắt, người tác nghiệp cần phải đọc hiểu được bảng kế hoạch sản xuất hay còn gọi là lệnh sản xuất Người làm công tác này phải căn cứ vào kế hoạch sản lƣợng của từng mã hàng, thông qua lệnh sản xuất đƣợc ban hành.

Bảng kế hoạch sản xuất là bảng thể hiện số lƣợng sản phẩm cũng nhƣ thể hiện sản lƣợng cho từng size (cỡ vóc) của mã hàng Bảng kế hoạch sản xuất hay còn gọi là lệnh sản xuất

Bảng kế hoạch sản xuất là một trong những cơ sở quan trọng đầu tiên nhằm đàm phán, ký kết, thanh lý hợp đồng

Ngoài ra nhờ bảng kế hoạch sản xuất, công tác tác nghiệp sơ đồ và tác nghiệp cắt có cơ sở để thực hiện, biết số lƣợng sản phẩm nhằm tác nghiệp đủ số lƣợng sản phẩm và tác nghiệp sản lƣợng theo đúng tỷ lệ cỡ vóc Nhờ kế hoạch sản xuất mới lên kế hoạch triển khai mã hàng, tính đƣợc định mức nguyên phụ liệu cả mã hàng, cân đối nguyên phụ liệu…

3 Nội dung của bảng kế hoạch sản xuất Để hiểu rõ nội dung của bảng kế hoạch sản xuất trước hết xin trình bày một số ví dụ và biểu mẫu của kế hoạch sản xuất (biểu mẫu 4.1 và ví dụ của công ty TNHH An Nhiên)

Biểu mẫu 4.1 Kế hoạch sản xuất mặt hàng Công ty:………….

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MẶT HÀNG

Mã hàng: Khách hàng: Số lƣợng: VẢI CHÍNH/

THỨ TỰ ƢU TIÊN ĐM

Thành phần Ký hiệu vải

Người duyệt Ngày…tháng… năm…

Ví dụ: Công ty TNHH An Nhiên

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MẶT HÀNG

Mã hàng : E16477 Khách hàng: Bình An Số lƣợng: 1500 + 1 SP

THỨ TỰ ƢU TIÊN ĐM

(0 %) SỐ LƢỢNG CỠ VÓC TỔNG

Ký hiệu vải Màu S M ML L LL 3L 4L

Người duyệt Ngày…tháng… năm…

Bài tập 1: Xây dựng kế hoạch sản xuất một mã hàng có sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu với sản lƣợng trên 4500 sản phẩm và tỷ lệ cỡ vóc trên 3 loại size Màu mã hàng từ 2 màu trở lên.

Bài tập 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất một mã hàng có sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu với sản lƣợng trên 5000 sản phẩm và tỷ lệ cỡ vóc trên 4 loại size Màu mã hàng từ 3 màu trở lên.

ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU

M ục đích của việc tính định mức nguyên phụ liệu

Định mức nguyên phụ liệu là cơ sở để cân đối kế hoạch sản lƣợng cho một mã hàng, để khống chế đƣợc mức độ tiêu hao nguyên phụ liệu, tăng lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm.

P hân loại định mức

Có nhiều cách phân loại định mức NPL Xin trình bày 3 cách phân loại định mức NPL thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất ngành may

1 Định mức chỉ đạo: Là định mức sơ bộ cho một sản phẩm trung bình để lấy đó làm chuẩn mực để giác sơ đồ Để đƣa ra định mức chỉ đạo ta có thể dựa vào : Định mức của khách hàng: Do khách hàng cung cấp Định mức của xí nghiệp: Do xí nghiệp cung cấp

Thông thường định mức chỉ đạo tính dựa vào phương pháp thống kê

Sau khi làm xong một mã hàng, lưu lại các chi tiết chính của sản phẩm đã tính định mức, dựa vào đó xây dựng định mức cho mã hàng có kết cấu tương đương

2 Định mức kỹ thuật: Là định mức có đƣợc sau khi giác sơ đồ

3 Định mức cấp phát: Là định mức cấp cho sản xuất Định mức cấp phát bằng định mức kỹ thuật cộng phần trăm hao phí phát sinh

Hao phí phát sinh là phần hao phí nguyên liệu do thay thân, đổi màu chiếm khoảng 1 3% định mức kỹ thuật.

P hương pháp tính định mức nguyên phụ liệu

1 Phương pháp tính định mức nguyên liệu

Có nhiều phương pháp tính định mức NL, mỗi phương pháp tính định mức NL có những ưu điểm và hạn chế nhất định Việc sử dụng phương pháp tính định mức NL nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế sản xuất của từng doanh nghiệp nhƣ loại sản phẩm, số lượng sản phẩn…Sau đây xin trình bày 3 phương pháp tính định mức nguyên liệu là phương pháp thống kê, phương pháp tính theo sơ đồ và phương pháp tính theo diện tích

Sau khi làm xong mỗi mã hàng, ta lưu lại các định mức đã thực hiện được (định mức sau khi giác sơ đồ) theo từng chủng loại sản phẩm Dựa vào đó để xác định định mức của mã hàng có kết cấu tương đương

Nếu áo sơ mi cỡ 38 – 40 là chuẩn và có hệ số là 1 thì các cỡ khác có hệ số đối với hệ số chuẩn nhƣ sau:

Từ hệ số này ta tính toán sẽ biết đƣợc định mức tiêu hao nguyên liệu của từng cỡ

Ví dụ 1: Hãy tính định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm (có phần trăm hao phí) của mã hàng, mã hàng gồm 2 cỡ với tổng sản lƣợng là 4500 sản phẩm Biết cỡ I gồm 2500 sản phẩm, định mức tiêu hao của một sản phẩm cỡ I là 1m16 khổ 1m15 Cỡ

II gồm 2000 sản phẩm, định mức tiêu hao của một sản phẩm cỡ II là 1m19 khổ 1m15

Hao phí phát sinh là 2 %

Số mét vải cần cho số sản phẩm cỡ I:

Số mét cần cho số sản phẩm cỡ II:

Số mét vải cần cho cả mã hàng

(2900 + 2380) + [2 × (2900 + 2380)] : 100= 5385,6 (m) Định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm của mã hàng:

Ví dụ 2: Hãy tính định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm (có phần trăm hao phí) của mã hàng, mã hàng gồm 2 cỡ với tổng sản lƣợng là 2500 sản phẩm Biết cỡ I gồm

1500 sản phẩm, định mức tiêu hao của một sản phẩm cỡ I là 1m85 khổ 1m15 Định mức tiêu hao của một sản phẩm cỡ II là 1m9 khổ 1m15 Hao phí phát sinh là 1,5 %.

Số mét vải cần cho số sản phẩm cỡ I:

Số mét cần cho số sản phẩm cỡ II:

Số mét vải cần cho cả mã hàng

(2775 + 1900) + [1,5 × (2775 + 1900)] : 100 = 4745,125 (m) Định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm của mã hàng:

1.2 Phương pháp tính theo sơ đồ

Số nguyên liệu tiêu hao cho một bàn vải đƣợc tính theo công thức 5.1

D bv : Dài bàn vải (số nguyên liệu tiêu hao cho một bàn vải)

D sđ : Dài sơ đồ n: Số lớp vải trải

H tv : Hao phí trải vải

- Cộng hao phí đầu bàn ( hao phí trải vải) của từng loại nguyên liệu

Vải kate, jean, kaki: 2 cm

Vải dệt kim: 3 đến 4 cm

- Nở mẫu chi tiết chính làm gòn

- Cách tính vải cộng gòn để đem gia công chần sẵn

Cộng thêm vào định mức từ 4% đến 6% tùy theo kiểu chần, độ dầy mỏng của gòn.

- Đơn vị dùng trong bảng định mức nguyên phụ liệu

Nếu định mức của khách hàng dùng đơn vị là mét thì dùng mét

Nếu định mức của khách hàng dùng đơn vị là yard thì dùng yard

Tính định mức nguyên liệu cho một sản phẩm (có phần trăm hao phí): đƣợc tính toán bằng cách, tính tiêu hao nguyên liệu cho từng sơ đồ, sau đó cộng tổng định mức nguyên liệu của các sơ đồ lại rồi cộng với phần trăm hao phí của cả mã hàng, chia cho tổng sản lƣợng của mã hàng

Ví dụ 1: Tính định mức vải cho một sản phẩm (có phần trăm hao phí), biết mã hàng gồm 2000 sản phẩm và sản phẩm gồm 2 sơ đồ:

- Sơ đồ 1: Dài 2 mét, số lớp vải trải là 600 lớp

- Sơ đồ 2: Dài 1m5, số lớp vải trải là 100 lớp

- Hao phí trải vải cho mỗi lớp là 0,02 mét Hao phí phát sinh là 2 %

Số mét vải cần cho sơ đồ 1:

Số mét vải cần cho sơ đồ 2:

(1,5 + 0,02) × 100 = 152 (m) Tổng số mét vải tiêu hao cho 2 sơ đồ:

Số mét vải cần cho cả mã hàng:

1364 + 2 × 1364 : 100 = 1391,28 (m) Định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm của mã hàng:

1391,28 : 2000 ≈ 0,696 (m) Tính định mức nguyên liệu cho một sản phẩm (không có phần trăm hao phí): đƣợc tính toán bằng cách tính tiêu hao nguyên liệu cho từng sơ đồ, sau đó cộng tổng định mức nguyên liệu của các sơ đồ lại rồi chia cho tổng sản lƣợng của mã hàng

Ví dụ 2: Kế hoạch sản xuất XS/35 S/70 M/41 L/18

Loại vải thông thường hao phí trải vải là 0,02 mét Hãy tính định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm (không có phần trăm hao phí) Biết: Sau khi tác nghiệp ta có

SƠ ĐỒ XS S M L SỐ LỚP ĐỊNH MỨC (m)/

Số mét vải cần cho sơ đồ 1:

Số mét vải cần cho sơ đồ 2:

Số mét vải cần cho sơ đồ 3:

(1,16 + 0,02) × 5 = 5,9 (m) Tổng sản lƣợng của mã hàng:

(18 x 6) + (17 × 3) + 5 = 164 (chiếc) Định mức tiêu hao vải cho một sản phẩm của mã hàng:

Tính định mức nguyên liệu cho cả mã hàng: Tính định mức NL cho cả mã hàng bằng cách tính tiêu hao nguyên liệu cho từng sơ đồ, kế tiếp cộng tổng định mức nguyên liệu của các sơ đồ sau đó cộng tiếp phần trăm hao phí của cả mã hàng

Ví dụ 3: Tính định mức nguyên liệu cho mã hàng W1346 Biết mã hàng gồm 3 sơ đồ nhƣ sau:

Sơ đồ 1: S/1 M/1 L/1 dài 2,5 mét, trải 150 lớp.

Sơ đồ 2: M/1 XL/1 dài 1,2 mét, trải 200 lớp.

Sơ đồ 3: S/2 XXL/1 dài 2,7 mét, trải 300 lớp

Tính định mức nguyên liệu tiêu hao cho mã hàng (hao phí 2 %) Biết hao phí trải vải cho mỗi lớp là 0,02 mét

Số mét vải cần cho sơ đồ 1:

Số mét vải cần cho sơ đồ 2:

Số mét vải cần cho sơ đồ 3:

(2,7 + 0,02 ) × 300 = 816 (m) Tổng số mét vải tiêu hao cho 3 sơ đồ:

378 + 244 + 816 = 1438 (m) Định mức nguyên liệu cho mã hàng W1346:

Ví dụ 4: Tính định mức nguyên liệu cho mã hàng W1346 Biết mã hàng gồm 3 sơ đồ nhƣ sau:

Sơ đồ 1: S/1 M/1 L/1 dài 2,5 mét, trải 150 lớp

Sơ đồ 2: M/1 XL/1 dài 1,2 mét, trải 200 lớp

Sơ đồ 3: S/2 XXL/1 dài 2,7 mét , trải 300 lớp

Tính định mức nguyên liệu tiêu hao cho mã hàng (hao phí 2%) Tính định mức nguyên liệu bình quân cho 1 sản phẩm (hao phí 0%) Biết hao phí trải vải cho mỗi lớp vải là 0,02 mét.

Số mét vải cần cho sơ đồ 1:

Số mét vải cần cho sơ đồ 2:

Số mét vải cần cho sơ đồ 3:

(2,7 + 0,02 ) × 300 = 816 (m) Tổng số mét vải tiêu hao cho 3 sơ đồ:

378 + 244 + 816 = 1438 (m) Định mức nguyên liệu cho mã hàng W1346:

Số lƣợng sản phẩm của mã hàng W1346:

(150 x 3) + (200 x 2) + (300 x 3) = 450 + 400 + 900= 1750 (sản phẩm) Định mức nguyên liệu bình quân cho 1 sản phẩm.

1.3 Phương pháp tính theo diện tích

Lấy sản phẩm size trung bình, đo chiều dài (vị trí dài nhất), chiều rộng (vị trí rộng nhất) các chi tiết bán thành phẩm trên sản phẩm, nghĩa là các chi tiết đƣợc quy về hình chữ nhật Áp dụng công thức 5.2:

DBM = (D1 × R1) + (D2 × R2) + + (Dn × Rn ) ĐNL= DBM : K

Ví dụ: Tính định mức nguyên liệu cho một sản phẩm áo sơ mi nam ngắn tay, khổ vải sản xuất là 120 cm, sản phẩm có bo lai Sản phẩm có các số đo bán thành phẩm của các chi tiết nhƣ sau:

STT TÊN CHI TIẾT DÀI CHI TIẾT (cm) RỘNG CHI TIẾT (cm)

STT TÊN CHI TIẾT DÀI CHI TIẾT

D BM : Diện tích bộ mẫu ĐNL:Địnhmức nguyên liệu K: Khổ vải sản xuất

STT TÊN CHI TIẾT DÀI CHI TIẾT

Tổng diện tích chi tiết 12372 Định mức nguyên liệu cần cho 1 sản phẩm áo sơ mi:

Bài tập 1: Thực hiện tính định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm áo sơ mi dài tay hoặc ngắn tay với khổ vải tự chọn

Bài tập 2: Thực hiện tính định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm quần âu nam hoặc nữ với khổ vải tự chọn.

Bài tập 3: Kế hoạch sản xuất mặt hàng Q12378 với sản lƣợng nhƣ sau:

Mã hàng có sản phẩm được kết cấu từ loại vải thông thường, có hao phí trải vải 0,02 mét Tìm tổng sản lƣợng màu black và tính định mức nguyên liệu cho 1 sản phẩm (hao phí 0%) Biết sau khi tác nghiệp ta có :

SƠ ĐỒ XS S M L SỐ LỚP ĐỊNH MỨC (m)/

Bài tập 4: Tính định mức nguyên liệu cho mã hàng S280 Biết mã hàng gồm 3 sơ đồ nhƣ sau:

Sơ đồ 1: S/1 M/1 L/1 dài 2,45 mét, trải 97 lớp màu vàng, 110 lớp màu trắng

Sơ đồ 2: S/1 M/1 XL/1 dài 2,8 mét, trải 161 lớp màu vàng, 211 lớp màu trắng

Sơ đồ 3: S/1 XXL/1 dài 1,96 mét, trải 78 lớp màu vàng, 114 lớp màu trắng

Tính định mức nguyên liệu bình quân 1 sản phẩm (hao phí 0%) cho mã hàng S280, tính định mức nguyên liệu tiêu hao cho mã hàng (hao phí 2%) Biết hao phí trải vải là 0,02 mét

2 Phương pháp tính định mức phụ liệu

Tương tự như NL, tính định mức PL là 1 công việc không thể thiếu trong công tác chuẩn bị sản xuất Cách tính định mức PL tùy thuộc vào từng loại PL khác nhau và cũng có rất nhiều cách tính định mức Sau đây là các phương pháp tính định mức PL trong sản xuất hàng may công nghiệp

2.1.1 Phương pháp tính theo chiều dài đường may:

Khảo sát trên một mét đường may của từng loại máy, độ dày nguyên liệu, mật độ mũi chỉ theo qui định

T ầm quan trọng và nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ

Chuẩn bị sản xuất về công nghệ là một trong những bước chuẩn bị quan trọng nhất trước khi sản xuất Công nghệ tốt và hoàn thiện giúp sản xuất có năng suất cao, chất lƣợng tốt, tránh đƣợc lãng phí nguyên vật liệu và tránh đƣợc những sai phạm đáng tiếc Các nhân viên thuộc phòng kỹ thuật hay phòng chuẩn bị sản xuất phải xây dựng nên những văn bản kỹ thuật theo từng mã hàng để chuyển đến các bộ phận sản xuất làm cơ sở pháp quy cho việc thực hiện cũng nhƣ việc kiểm tra.

Mỗi mã hàng đều có những văn bản kỹ thuật chung Nếu trong quá trình sản xuất có thay đổi điều gì thì phải có sự đồng ý của ban lãnh đạo và đƣợc ký nhận rõ ràng (thông thường là sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật và được ký duyệt của phó giám đốc kỹ thuật) Công tác chuẩn bị sản xuất luôn được chuẩn bị trước và thực hiện “gối đầu”, nhằm đảm bảo cho công tác triển khai sản xuất đƣợc an toàn cao nhất, giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu và tăng năng suất, sản phẩm đồng nhất về chất lƣợng Sơ đồ 6.1 là mô hình công tác chuẩn bị sản xuất về công nghệ

2 Nội dung chuẩn bị sản xuất về công nghệ

Nội dung của công tác chuẩn bị sản xuất về công nghệ gồm xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật, thiết kế chuyền và thiết kế mặt bằng phân xưởng, do nhu cầu chương trình môn học, tác giả đi sâu vào nội dung xây dựng tài liệu kỹ thuật bao gồm một số văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật, tác nghiệp sơ đồ cắt, định mức NPL

Sơ đồ 6.1 Mô hình công tác chuẩn bị sản xuất về công nghệ

Chuẩn bị sản xuất về công nghệ

Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật Thiết kế chuyền Thiết kế mặt bằng phân xưởng

Định nghĩa, mục đích của tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật là toàn bộ văn bản quy định của doanh nghiệp, thuộc doanh nghiệp, các văn bản này liên quan tới việc sản xuất ra sản phẩm

Mục đích của các văn bản này nhằm thông báo, hướng dẫn các bộ phận sản xuất và kiểm tra đúng với yêu cầu đã ban hành, để có sự thống nhất trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm

Việc xây dựng và ban hành tài liệu kỹ thuật rất quan trọng, đòi hỏi sự chính xác, khoa học và hợp lý để đạt hiệu quả, chất lƣợng và năng suất cao

Ngoài ra tài liệu kỹ thuật còn là sự thống nhất về kỹ thuật sản phẩm của khách hàng và nhà sản xuất

Một số văn bản tài liệu kỹ thuật thông dụng:

1 Bảng kế hoạch sản xuất

2 Bảng tác nghiệp sơđồ cắt

3 Bảng mô tả sản phẩm

4 Bảng thông số kích thước

5 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu

7 Tiêu chuẩn giác sơ đồ

9 Quy cách may sản phẩm

10 Quy trình may sản phẩm

11 Bảng định mức nguyên phụ liệu

12 Bảng cân đối nguyên phụ liệu

13 Quy cách bao gói sản phẩm

14 Tài liệu hướng dẫn kiểm tra mã hàng

Xây dựng tài liệu kỹ thuật

1 Bảng kế hoạch sản xuất

Bảng kế hoạch sản xuất hay còn gọi là lệnh sản xuất đã đƣợc trình bày trong chương tác nghiệp sơ đồ cắt, ở chương xây dựng tài liệu kỹ thuật, yêu cầu người học lập bảng kế hoạch sản xuất theo dữ liệu đã đƣợc đề xuất

Ví dụ: Người học lập bảng kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp 4 trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn An Nhiên, mã hàng RU66511 với tổng sản lƣợng là 2460 sản phẩm, với số màu ít nhất 3 màu, số lƣợng size ít nhất 4 size

Biết size nhỏ nhất và lớn nhất của từng màu có số lƣợng sản phẩm ít hơn các size còn lại, riêng màu 2 có số lƣợng sản phẩm size trung bình nhiều hơn các màu khác Biết size lớn nhất của màu 3 có số lƣợng sản phẩm là ít nhất

Bảng kế hoạch sản xuất đƣợc xây dựng nhƣ bảng 6.1

Bảng 6.1: Kế hoạch sản xuất của công ty TNHH An Nhiên

Công ty: TNHH An Nhiên

Mã hàng: RU66511 Khách hàng: Việt Sang Số lƣợng: 2460

Người duyệt Ngày tháng năm

Ký tên Người lập bảng

2 Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt

Tác nghiệp sơ đồ cắt được thực hiện nhằm ghép tỷ lệ cỡ vóc sao cho người giác sơ đồ giác đủ số lƣợng sơ đồ, giác đúng sơ đồ và bộ phận cắt tiến hành trải đủ số lớp vải cần thiết và tiến hành cắt sơ đồ cùng bàn vải, đảm bảo trước hết đủ sản lượng theo kế hoạch sản xuất đã ban hành

Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt đã được trình bày trong chương IV - Tác nghiệp sơ đồ cắt Ở chương này, yêu cầu người học lập bảng tác nghiệp sơ đồ cắt theo dữ liệu đề xuất

Ví dụ: Lập bảng tác nghiệp sơ đồ cắt mã hàng RU66511, do mặt bằng sản xuất nên giới hạn số lƣợng sản phẩm trên 1 sơ đồ tối đa 4 sản phẩm Để đảm bảo chất lƣợng bán thành phẩm sau cắt, nên số lớp vải trải tối đa cho phép là 120 lớp cho 1 bàn cắt Biết chất lƣợng màu vải 1,2,3 không bị lem màu

Yêu cầu triệt tiêu vải đầu khúc Biết sau khi đã trừ đi vải thay thân lỗi sợi thì vải đầu khúc của màu 1 đủ cắt cho 17 sản phẩm size trung bình, vải đầu khúc của màu

2 đủ cắt cho 32 sản phẩm size trung bình, vải đầu khúc của màu 3 đủ cắt cho 43 sản phẩm size trung bình.

Yêu cầu đóng thùng đủ tất cả các size cho cùng một màu

Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt đƣợc thiết lập nhƣ bảng 6.2

Bảng 6.2: Tác nghiệp sơ đồ cắt ở công ty TNHH An Nhiên

Công ty: TNHH An Nhiên

TÁC NGHIỆP SƠ ĐỒ CẮT

Mã hàng: RU66511 Khách hàng: Việt Sang Số lƣợng: 2460

STT SƠ ĐỒ MÀU SỐ LỚP BÀN CẮT SỐ LƢỢNG GHI CHÚ

Người duyệt Ngày tháng năm

Ký tên Người lập bảng

3 Bảng mô tả sản phẩm

Bảng mô tả sản phẩm là tài liệu kỹ thuật trình bày tổng quát về hình dáng và cấu trúc sản phẩm Mô tả mặt trước, mặt sau của sản phẩm và có thể mô tả thêm một số chi tiết khác nhằm làm rõ sản phẩm

Bảng mô tả sản phẩm là mô tả bằng hình vẽ kết hợp với mô tả bằng ngôn ngữ Hoặc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ, hoặc chỉ mô tả bằng hình vẽ

Tùy theo sản phẩm đơn giản hay phức tạp mà sử dụng hình thức mô tả sản phẩm hay mô tả bằng ngôn ngữ, khi mô tả sản phẩm phải mô tả rõ ràng, tránh nhầm lẫn, tránh hiểu sai, văn bản phải dễ nhìn, dễ thực hiện.

Bảng mô tả sản phẩm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và thiết kế mẫu đƣợc chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời giúp cho các bộ phận cắt, may, hoàn tất có đƣợc những cảm nhận chính xác hơn về sản phẩm sẽ sản xuất

Mô tả sản phẩm bao gồm: Mô tả bằng hình vẽ và mô tả bằng ngôn ngữ.

Hình vẽ đƣợc trình bày một cách tổng quát về hình dáng và cấu trúc sản phẩm, thông qua hình vẽ ta sẽ xác định đƣợc vị trí đo của các thông số

(Ví dụ: A: Dài áo thân sau; B: Vòng cổ; C: Ngang ngực; D: Ngang lai; E: Dài tay; F: Cong nách; G: Dài đô dưới; H: Cửa tay; M: Bản chân cổ; N: Cao đô; L: giữa bản lá cổ; I: Khoảng cách túi từ vai con; J: Khoảng cách túi từ nẹp; K: Cạnh lá cổ)

Hình vẽ phải mang tính cân đối, khi vẽ lưu ý đến tỷ lệ các chi tiết nhằm giúp người đọc tài liệu nhận dạng sản phẩm trực quan hơn, rõ ràng hơn

Mô tả bằng ngôn ngữ nhằm làm rõ thêm phần hình vẽ, dùng những lời văn ngắn gọn, xúc tích diễn tả đƣợc yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu Đối với mẫu phức tạp ta phải mô tả theo từng chi tiết, từng bộ phận nhỏ nhất Mô tả sản phẩm theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng hoặc sản phẩm mẫu hoặc cả hai

Ví dụ: Mô tả hình vẽ áo sơ mi ngắn tay (hình 6.1)

Hình 6.1 Hình vẽ mô tả áo sơ mi ngắn tay

Ngày đăng: 30/11/2022, 19:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phƣơng thức sản xuất CMT là hình thức gia cơng đơn thuần: khách hàng cung cấp tồn bộ đầu vào để sản xuất nhƣ nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và một số yêu  cầu cụ thể nếu cĩ - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
h ƣơng thức sản xuất CMT là hình thức gia cơng đơn thuần: khách hàng cung cấp tồn bộ đầu vào để sản xuất nhƣ nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và một số yêu cầu cụ thể nếu cĩ (Trang 14)
MƠ HÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY CƠNG NGHIỆP - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
MƠ HÌNH CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY CƠNG NGHIỆP (Trang 17)
Kiểm tra bảng NPL và ngày nhập NPL về cơng ty - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
i ểm tra bảng NPL và ngày nhập NPL về cơng ty (Trang 19)
Các dạng lỗi trên vải thƣờng gặp đƣợc trình bày trong bảng 2.5 - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
c dạng lỗi trên vải thƣờng gặp đƣợc trình bày trong bảng 2.5 (Trang 25)
Biểu mẫu 4.2. Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
i ểu mẫu 4.2. Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt (Trang 43)
Bƣớc 7: Lập bảng tác nghiệp sơ đồ cắt - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
c 7: Lập bảng tác nghiệp sơ đồ cắt (Trang 45)
Sau khi tác nghiệp xong, ngƣời tác nghiệp sẽ ghi vào bảng tác nghiệp cắt theo biểu mẫu số 4.3, biểu mẫu này sử dụng để ghi nhận số liệu và trình ký phê duyệt, sau đĩ  chuyển qua cho tổ cắt thực hiện - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
au khi tác nghiệp xong, ngƣời tác nghiệp sẽ ghi vào bảng tác nghiệp cắt theo biểu mẫu số 4.3, biểu mẫu này sử dụng để ghi nhận số liệu và trình ký phê duyệt, sau đĩ chuyển qua cho tổ cắt thực hiện (Trang 47)
Sơ đồ 6.1. Mơ hình cơng tác chuẩn bị sản xuất về cơng nghệ - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Sơ đồ 6.1. Mơ hình cơng tác chuẩn bị sản xuất về cơng nghệ (Trang 65)
Bảng kế hoạch sản xuất đƣợc xây dựng nhƣ bảng 6.1 - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng k ế hoạch sản xuất đƣợc xây dựng nhƣ bảng 6.1 (Trang 67)
Bảng tác nghiệp sơ đồ cắt đƣợc thiết lập nhƣ bảng 6.2 - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng t ác nghiệp sơ đồ cắt đƣợc thiết lập nhƣ bảng 6.2 (Trang 68)
Bảng mơ tả sản phẩm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và thiết kế mẫu đƣợc chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời giúp cho các bộ phận cắt, may, hồn tất cĩ đƣợc những  cảm nhận chính xác hơn về sản phẩm sẽ sản xuất - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng m ơ tả sản phẩm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và thiết kế mẫu đƣợc chính xác và đầy đủ hơn, đồng thời giúp cho các bộ phận cắt, may, hồn tất cĩ đƣợc những cảm nhận chính xác hơn về sản phẩm sẽ sản xuất (Trang 69)
Bảng 6.4. Dung sai cho phép của sản phẩm áo sơ mi - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 6.4. Dung sai cho phép của sản phẩm áo sơ mi (Trang 74)
Bảng 6.5. Dung sai cho phép của sản phẩm quần - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 6.5. Dung sai cho phép của sản phẩm quần (Trang 74)
Ví dụ: Bảng thơng số kích thƣớc áo sơ mi nam ngắn tay (bảng 6.7), đơn vị: cm Bảng 6.7 - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
d ụ: Bảng thơng số kích thƣớc áo sơ mi nam ngắn tay (bảng 6.7), đơn vị: cm Bảng 6.7 (Trang 75)
Bảng 6.6. Dung sai cho phép của sản phẩm váy - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 6.6. Dung sai cho phép của sản phẩm váy (Trang 75)
10.4. Phương pháp xây dựng bảng quy trình may sản phẩm - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
10.4. Phương pháp xây dựng bảng quy trình may sản phẩm (Trang 86)
Biểu mẫu 6.17. Bảng cân đối nguyên phụ liệu Cơng ty:..................  - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
i ểu mẫu 6.17. Bảng cân đối nguyên phụ liệu Cơng ty:.................. (Trang 90)
Bài tập 1: Xây dựng bảng hƣớng dẫn kiểm tra mã hàng sản phẩm áo sơ mi đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung, trình bày khoa học, hợp lý - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
i tập 1: Xây dựng bảng hƣớng dẫn kiểm tra mã hàng sản phẩm áo sơ mi đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung, trình bày khoa học, hợp lý (Trang 93)
Bảng 2. Cỡ số tiêu chuẩn quần áo nữ tuổi học sinh Kích thƣớc tính bằng centimét  - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 2. Cỡ số tiêu chuẩn quần áo nữ tuổi học sinh Kích thƣớc tính bằng centimét (Trang 96)
Bảng 1. Cỡ số tiêu chuẩn quần áo cho trẻ sơ sinh, mẫu giáo Kích thƣớc tính bằng centimét  - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 1. Cỡ số tiêu chuẩn quần áo cho trẻ sơ sinh, mẫu giáo Kích thƣớc tính bằng centimét (Trang 96)
- Số trên gạch ngang: Chiều cao cơ thể - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
tr ên gạch ngang: Chiều cao cơ thể (Trang 98)
Bảng 5: Cỡ số tiêu chuẩn quần áo nam tuổi trƣởng thành Kích thƣớc tính bằng centimét  - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 5 Cỡ số tiêu chuẩn quần áo nam tuổi trƣởng thành Kích thƣớc tính bằng centimét (Trang 98)
Bảng 7: Mặt hàng vải kate với mã vải và khổ vải tƣơng ứng - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 7 Mặt hàng vải kate với mã vải và khổ vải tƣơng ứng (Trang 100)
Bảng 8. Mặt hàng vải polyester với mã vải và khổ vải tƣơng ứng - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 8. Mặt hàng vải polyester với mã vải và khổ vải tƣơng ứng (Trang 100)
Bảng 11: Tỷ lệ phần trăm hao hụt chỉ của cơng ty cổ phần may Việt Tiến - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 11 Tỷ lệ phần trăm hao hụt chỉ của cơng ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 101)
Bảng 9. Mặt hàng vải Rayon, Raytex - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 9. Mặt hàng vải Rayon, Raytex (Trang 101)
Bảng 14: Hệ số đƣờng may trên chủng loại thiết bị tại cơng ty cổ phần may Việt Tiến - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 14 Hệ số đƣờng may trên chủng loại thiết bị tại cơng ty cổ phần may Việt Tiến (Trang 103)
Bảng 13: Hệ số đƣờng may trên chủng loại thiết bị tại cơng ty cổ phần may Nhà Bè - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 13 Hệ số đƣờng may trên chủng loại thiết bị tại cơng ty cổ phần may Nhà Bè (Trang 103)
PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KIM - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
5 BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KIM (Trang 104)
Bảng 15: Tổng hợp định mức kim của cơng ty cổ phần may Bình Minh - Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng)
Bảng 15 Tổng hợp định mức kim của cơng ty cổ phần may Bình Minh (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w