Bảng quy định đánh số

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) (Trang 80 - 83)

III. Xây dựng tài liệu kỹ thuật

8. Bảng quy định đánh số

8.1. Định nghĩa

Bảng quy định đánh số là văn bản kỹ thuật thể hiện các chi tiết sản phẩm của mã hàng thơng qua hình vẽ chi tiết bán thành phẩm với tỷ lệ thu nhỏ (tỷ lệ 1/5). Trên các

75

Chương V

chi tiết ghi đầy đủ ký hiệu: Hƣớng canh sợi, tên mã hàng, size, tên chi tiết, số lƣợng chi tiết, số lƣợng dấu bấm, ký hiệu vị trí đánh số, ký hiệu vị trí diện tích cần ép mex (nếu cĩ).

Bảng quy trình đánh số cịn cĩ tên gọi khác là bảng quy định đánh số. Bảng quy trình đánh số là văn bản kỹ thuật hƣớng dẫn cách ghi vị trí thứ tự của từng chi tiết bán thành phẩm sau khi cắt (biểu mẫu 6.12).

8.2. Mục đích

Văn bản này quy định vị trí đánh số nhằm thuận tiện trong việc thực hiện và kiểm tra. Văn bản quy định đánh số phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho cơng đoạn đánh số, cắt, may và giác sơ đồ, tránh tình trạng khác màu do nhầm lẫn các lớp vải khác nhau, phân biệt mặt vải, kiểm tra lại các lớp vải đã trải, tạo điều kiện dễ dàng cho các khâu bĩc tập và thuận tiện cho việc điều động rải chuyền.

8.3. Nội dung

Bảng quy định đánh số là văn bản kỹ thuật cĩ bố cục gồm nguyên liệu chính, nguyên liệu phối, nguyên liệu lĩt tùy theo sản phẩm mà ta chia bố cục cho đúng theo nguyên tắc, chính trƣớc, phụ sau.

Trong văn bản cĩ quy định chiều cao đánh số khơng cao quá quy định (0,5- 0,7 cm). Quy định việc đánh số sát mép vải, đánh số phải rõ ràng, dễ đọc, khơng lem.

Ghi quy định đánh số ở mặt phải vải hay mặt trái vải vào phần ghi chú. Ghi thêm ở cuối dịng ghi chú: Chọn mực phù hợp với từng màu vải, tránh tình trạng phản màu.

Lĩt túi đánh dấu phân biệt mặt trái mặt phải. Khi đánh số phải quan sát mảnh sơ đồ giấy đã cắt rời thành từng chi tiết trong quá trình cắt bàn vải để phát hiện số bàn, cỡ vĩc cĩ đúng với phiếu bàn cắt hay khơng.

Ta thƣờng đánh theo số thứ tự từ 1,2,3,4,…đến hết cho từng màu của từng loại nguyên liệu.

Biểu mẫu 6.12. Quy định đánh số Cơng ty:.................. Xí nghiệp:................ QUY ĐỊNH ĐÁNH SỐ Mã hàng:.............................. Khách hàng:........................ Số lƣợng:............... NGUYÊN LIỆU CHÍNH (Hình vẽ)

NGUN LIỆU PHỐI (Hình vẽ) NGUN LIỆU LĨT (Hình vẽ) Ghi chú: Vị trí đánh số : x Vị trí dán số Vị trí ép keo Đánh số khơng lớn quá …cm.

Ngƣời duyệt Ngày…tháng….năm….

76

8.4. Phương pháp xây dựng bảng quy trình đánh số

Trƣớc tiên, cần quan sát sản phẩm xem sản phẩm đơn giản hay phức tạp, một lớp hay hai lớp, nguyên phụ liệu… sau đĩ, liệt kê chi tiết sản phẩm nhƣ thân trƣớc, thân sau, tay, cầu vai… số lƣợng chi tiết là bao nhiêu, canh sợi… kế tiếp là vẽ chi tiết với tỷ lệ thu nhỏ, các chi tiết cân đối theo tỷ lệ, bám sát theo đúng mẫu về hình dáng.

Điền ký hiệu lên mẫu nhƣ ký hiệu về canh sợi, tên mã hàng, tên chi tiết, số lƣợng chi tiết, size, dấu bấm, số lƣợng dấu bấm và ký hiệu đánh số.

Ký hiệu đánh số thƣờng đƣợc thể hiện qua ký hiệu (x) tại vị trí yêu cầu đánh số, vị trí đánh số sau khi may sẽ khơng cịn thấy số, đảm bảo vệ sinh cơng nghiệp sản phẩm.

Chiều cao đánh số từ 0,5 cm đến 0,7 cm tùy theo quy định ban hành của cơng ty. Mỗi cơng ty cĩ những quy định ban hành riêng. Các chi tiết cĩ keo hoặc cĩ dựng may vào chi tiết đƣợc ký hiệu riêng để phân biệt diện tích cần ép mex trên chi tiết.

Những chi tiết nào dán số thì phải đƣợc quy định trên bảng quy định đánh số, cĩ ký hiệu riêng để phân biệt. Văn bản cĩ thể quy định thêm dụng cụ đánh số, mặt vải cần đánh số. Đánh số trên mặt phải hay trái là tùy theo yêu cầu của sản phẩm và yêu cầu của khách hàng.

Đánh số thƣờng đánh trên mặt trái vải của chi tiết, trƣờng hợp sử dụng phấn bay màu, cĩ thể đánh số ở mặt phải.Tùy thuộc vào từng tính chất loại vải mà cĩ nhiều phƣơng pháp đánh số khác nhau: Dùng máy đánh số, dùng phấn, dùng các loại bút hay giấy dán cĩ đánh số sẵn. Vị trí đánh số cần phải đảm bảo khi may xong chi tiết thì khuất số.

Các chi tiết ghi đầy đủ ký hiệu (ký hiệu cơ bản bắt buộc ghi là canh sợi, tên chi tiết, số lƣợng chi tiết, vị trí đánh số hoặc dán số, vị trí ép keo). Căn cứ vào sản phẩm, cụ thể là nguyên liệu, nguyên liệu phối, nguyên liệu lĩt của sản phẩm mà cĩ cách đánh số phù hợp.

Đánh số theo từng loại nguyên liệu và cũng tùy theo từng nguyên liệu mà sử dụng màu mực đánh số thích hợp (bút bạc, bút bi, bút chì…).

Nguyên liệu khơng ăn mực hoặc dễ bay màu mực, hoặc khơng rõ số khi đánh bằng mực thì phải sử dụng phƣơng pháp dán số.

Ví dụ: Đối với loại vải tricot hay vải lƣới sử dụng phƣơng pháp dán số.

Chính vì vậy phần ghi chú: Tùy theo tính chất nguyên liệu mà cĩ những quy định khác nhau sao cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc, đảm bảo số đƣợc đánh trên nguyên liệu đƣợc rõ ràng, tránh nhầm lẫn.

Bài tập áp dụng:

Bài tập 1: Xây dựng bảng quy trình đánh số sản phẩm áo sơ mi đảm bảo đúng yêu cầu, trình bày khoa học, hợp lý.

Bài tập 2: Xây dựng bảng quy trình đánh số sản phẩm quần âu. đảm bảo đúng yêu cầu, trình bày khoa học, hợp lý.

77

Chương V

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu – công nghệ 1 (Ngành Công nghệ may – Trình độ Cao đẳng) (Trang 80 - 83)