Đề tài : “ Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu và chuẩn bị sản xuất về thiết kế cho hình thức sản xuất gia công, mã hàng áo sơ mi nam tay ngắn “.. - Tất cả các nguyên
Trang 1Đề tài : “ Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu và chuẩn bị sản xuất về thiết kế cho hình thức sản xuất gia công, mã hàng áo sơ mi nam tay ngắn “
I Giới thiệu về sản phẩm
Mặt trước Mặt sau
● Mô tả mẫu : Đây là áo sơ mi tay ngắn , lá cổ nhọn , chân cổ tròn , lai áo vạt bầu , nẹp áo thường , lai tay thường , túi nhọn , áo có đính 6 nút , thân sau có đô 1 lớp
● Cấu trúc
II Mô hình sản xuất hàng may công nghiệp
III Công tác chuẩn bị sản xuất
III.1 Công tác chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
III.1.1 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU
Tên khách hàng :
Mã hàng :
Số lượng:
Ngày giao hàng:
III.1.2 Các nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
● Nguyên tắc kiểm tra , đo đếm nguyên phụ liệu đối với mã hàng áo sơ mi nam tay ngắn
- Tất cả các nguyên phụ liệu nhập kho hoặc xuất kho phải có phiếu ghi nhận rõ ràng, chính xác, đầy đủ về số lượng và ký nhận để dễ dàng cho việc kiểm tra sau này
- Tất cả các nguyên phụ liệu phải tiến hành đo đếm , phân loại màu sắc , số lượng, chất lượng , khổ vải… trước khi cho nhập kho chính thức
- Cần có phương pháp bó buộc , vận chuyển nhẹ nhàng , bảo quản thích hợp để không ảnh hưởng đến chất lượng nguyên phụ liệu
Trang 2- Khi đo đếm xong phải ghi đầy đủ ký hiệu , số lượng , chất lượng của cây vải vào một mẫu giấy nhỏ đính ở đầu cây vải theo quy định Sau đó chịu trách nhiệm báo cho phòng kĩ thuật hoặc phòng kế hoạch trước ba ngày để cân đối cho khâu thiết kế và giác sơ đồ Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ số lượng vải cho phân xưởng cắt ít nhất trước một ngày để có thể chủ động sản xuất
- Khi cấp phát nguyên phụ liệu cho xưởng cắt, phải thực hiện phân loại theo từng bàn cắt và theo phiếu hạch toán số liệu giác sơ đồ của phòng kĩ thuật nhằm sử dụng nguyên liệu hợp lý , tránh phát sinh đầu tấm
- Đối với vải đầu tấm, cần phải được kiểm tra , phân chia theo từng loại khổ , chiều dài , màu sắc , Sau đó thống kê lại thành một bảng gửi cho phòng kĩ thuật và có kế hoạch nhận lại số vải này về kho để có thể quản lý và lên kế hoạch tận dụng vào việc tái sản xuất
- Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi , lẹm hụt, đều phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng và số lượng cụ thể đối với mỗi loại , làm
cơ sở làm việc lại với khách hàng
- Tất cả các loại nguyên phụ liệu do phá kiện như bao bì, đai , giấy gói, đều phải sắp xếp gọn gàng, thống kê vào sổ sách để tránh lãng phí
- Các nguyên phụ liệu đạt yêu cầu thì nhập kho chính thức, không đạt chất lượng phải có biên bảng ghi rõ nguyên nhân sai hỏng Tất cả các loại nguyên phụ liệu trong kho cần được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng , đề phòng mối mọt, chuột bọ,
và có đủ các biện pháp phòng cháy , chữa cháy
- Nghiên cứu tính chất nguyên phụ liệu : độ co , màu sắc , hoa văn , nhiệt độ ủi , thông số kĩ thuật ép dán trước khi đưa vào sản xuất
- Tất cả các nhân viên làm việc ở kho đều chịu sự phúc tra của ban thanh tra
● Bài tập: Cây vải nặng 29kg , trên phiếu kiện đầu cây vải có ghi : khổ vải 55 inchs, chiều dài 140 yards, trọng lượng 160 g/ cm2 Chiều dài cây vải ghi trên phiếu kiện có chính xác không ?
Bài giải
Cây vải nặng 29kg
1m2 -> 160 g
? 29000 g ( 29kg )
Trang 3=> 181,25 m2 = 29000g
Mà :
Khổ vải : 55 inchs = 1,397 m
Chiều dài : 140 yards = 128,016 m
S = d x r
=> 181,25 = d x 1,397
=> d = 129,74 m
Vậy chiều dài cây vải ghi trên phiếu kiện không chính xác
III 2 Công tác chuẩn bị sản xuất về thiết kế
III.2.1 Nghiên cứu mẫu
Khách hàng có thể cung cấp cho đơn vị sản xuất các thông tin về mẫu thông qua :
- Nghiên cứu sản phẩm thật ( mẫu thật , mẫu chuẩn ): đây là mẫu may do khách hàng cung cấp Khi nghiên cứu mẫu này ,ta ghi nhận các thông tin về sản phẩm như chủng loại , sử dụng nguyên phụ liệu vải tính chất của chúng , sử dụng thiết bị , kiểu dáng, quy trình may,
- Nghiên cứu trên tài liệu kĩ thuật : hình vẽ mô tả mẫu, bảng thông số kích thước , quy cách đo, vị trí đo các thông số , cách sử dụng nguyên phụ liệu , quy cách lắp ráp , bao gói, kiểm tra chất lương sản phẩm,
- Nghiên cứu trên bộ rập thiết kế của khách hàng: tìm hiểu cách thiết kê , kiểu dáng , các vị trí bấm dấu , phương pháp nhảy mẫu,
- Nghiên cứu sơ đồ giác: Sơ đồ giác cỡ vóc của mã hàng là tài liệu phụ về sản phẩm mà khách hàng có thể cung cấp Thông qua sơ đồ giác , ngoài các thông tin cơ bản về rập , ta còn có thể tham khảo về cách sắp xếp rập để tạo sơ đồ
Sơ đồ này thường là sơ đồ thu nhỏ ( mini)
Khi nghiên cứu mẫu cần lưu ý các điểm sau:
- Phải xác định điều kiện thực tế của xí nghiệp ( thiết bị, lao động, mặt bằng ,
Trang 4năng suất, ) có đáp ứng được yêu cầu sản xuất mã hàng.
- Phải phát hiện kịp thời những mâu thuẫn giữa mẫu hiện vật và tài liệu kĩ thuật hoặc bộ mẫu mềm để có sơ đồ làm việc lại với khách hàng Cụ thể là những vấn đề : kết cấu sản phẩm , số lượng chi tiết của sản phẩm, quy cách lắp ráp của sản phẩm, thông số kích thước, định mức và cách sử dụng nguyên phụ liệu Thông thường khi nghiên cứu mẫu hay gặp một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1 (mâu thuẫn lớn ) : Phải gặp khách hàng đẻ cùng thống nhất ý kiến , cho dù thời gian giao hàng có gấp đến đâu
- Trường hợp 2 ( mâu thuẫn nhỏ ): Nếu có thể gặp và trao đổi trực tiếp với khách hàng, thì sau khi đã thống nhất ý kiến , ta phải yêu cầu khách hàng ký tên vào những nội dung đã sửa đổi để làm cơ sở pháp lý cho quá trình sản xuất sau này Nếu không thể liên lạc với khách để trao đổi lại, ta có thể làm theo tài liệu kĩ thuật đã có vì đây là văn bản pháp lý duy nhất để ta tuân theo
III.2.2 Thiết kế mẫu
● Bảng thông số kích thước
● Thiết kế hoàn chỉnh rập thành phẩm size M theo tỉ lệ 1:5 đảm bảo đúng TSKT , kiểu dáng mẫu
❏ Ni mẫu
DA = 74cm
XV = 4cm
DT = 24cm
VC = 38cm
VN = 108cm
VM= 107cm
RV = 48cm
❏ Thiết kế thân trước
AB: Dài áo = số đo = 74cm
AC: Hạ nách = VN/4 = 27cm
AD : Hạ eo = AB/2 + 4cm= 41cm
AA1: Ngang cổ = VC/5 = 7,6cm
Trang 5AA2: Hạ cổ = VC/5 = 7,6cm
AA6: Ngang vai = RV/2 + 1cmđm= 25cm
A6A7: Xuôi vai = XV + 1cm = 5cm
CC1: Ngang ngực = VN/4 + 3cmcđ + 1,5khuy nút + 1cmđm = 32,5cm
BB1: Ngang mông = VM/4 + 3cmcđ + 1,5cm khuy nút + 1cmđm= 32,5 cm
B1B2: Sa gấu áo = 4cm
❏ Thiết kế thân sau
AA8 : Giảm cầu vai = 4,5 cm
A8A9 : Ngang cầu vai = RV /2 = 24cm
A9A10: Gục nách = 1cm
C8C9= 1,5 cm
❏ Thiết kế cầu vai
A1B: Cao đô = 10cm
AA1 : Ngang cổ = VC /5 = 7,6cm
AA2 : Hạ cổ = VC /10 + 0,5 = 4cm
AA7 : Ngang vai = RV/2 = 24 cm
A7A8 : Xuôi vai = sđ XV = 4cm
BB1 : Ngang cầu vai = 1/2 dài đô= 23cm
❏ Thiết kế tay áo
AB : Dài tay = Sđ = 24cm
AC : Hạ nách tay = VN / 10 + 1cm đm = 11,8 cm
CC1 : Rộng nách tay = VN / 4 + 1cm = 28cm
C1C2 : là đường xiên của vòng nách tay ( 1/2VÒNG NÁCH TAY THÂN TRƯỚC + 1/2VÒNG NÁCH TAY THÂN SAU ) /2 = 26,75 cm
BB1= Rộng cửa tay = ½ cửa tay = 20 cm
Giảm cửa tay = 1cm
❏ Thiết kế lá cổ
AB : Dài lá cổ = VC /2 = 19cm
AC : To bản = số đo = 4,1 cm
❏ Thiết kế chân cổ
AB : Dài chân cổ = VC / 2 + 2 cm = 21cm
Trang 6AC : To bản = số đo = 3,6cm.
❏ Thiết kế túi áo
AB : Rộng miệng túi = 12.5 cm
BB’ = 0,5 cm
AA1 = B’B1 : Dài túi : To bản = Rộng miệng túi + 1cm = 13,5 cm
AA2 = B1B2 = 1,5 cm
III.2.3 Chế thử mẫu
➢ Khái niệm
Chế thử mẫu là dùng bộ mẫu mỏng đã được thiết kế đầy đủ các chi tiết của sản phẩm đặt lên vải , giác sơ đồ, vẽ mẫu rồi cắt các bán thành phẩm sao cho sản phẩm may xong phải đảm bảo đúng thông sô kích thước và có kiểu dáng giống mẫu chuẩn
➢ Mục đích
- May mẫu chế thử giúp phát hiện những sai sót bất hợp lý của mẫu mỏng, kịp thời chỉnh sửa và đảm bảo an toàn trong sản xuất
- Nghiên cứu về quy cách lắp ráp: Thông qua quá trình may mẫu, tìm ra những sáng tạo , những thao tác tiên tiến hơn và cải tiến những phương pháp may đã có
- Khảo sát được định mức nguyên phụ liệu và định mức thời gian hoàn tất các chi tiết của sản phẩm
- Mẫu may xong sẽ được ban lãnh đạo của đơn vị sản xuất và khách hàng duyệt mẫu gọi là mẫu đối , khi mẫu đối được duyệt, sản phẩm được đưa vào sản xuất
➢ Các bước tiến hành
- Khi nhận bộ mẫu mỏng phải kiểm tra toàn bộ về thông số kích thước, quy cách lắp ráp sản phẩm , số lượng , các ký hiệu chi tiết trên bán thành phầm Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng trong khi cắt ( yêu cầu canh sợi, các yêu cầu kĩ thuật khác ghi trên mẫu, )
- Trong khi may mẫu phải vận dụng hiểu biết và kinh nghiệm nghiệp vụ chuyên môn để xác định sự trùng khớp giữ các chi tiết lắp ráp Phải nắm vững các yêu
Trang 7cầu kĩ thuật và quy cách lắp ráp, từ đó vận dụng và may đúng các yêu cầu thực
tế có được tại xí nghiệp, nhất là bộ phân may có sử dụng máy chuyên dùng, đồng thờ cũng phải nghiên cứu các quy trình may theo thao tác tiên tiến hơn
- Khi phát hiện có điều bất hợp lí trong quá trình may ( bán thành phẩm thừa hay thiếu , quy trình lắp ráp không đúng, ) phải báo ngay với người thiết kế để xem xét và chỉnh mẫu , không được tùy tiện sửa mẫu
- Khi may mẫu xong người may mẫu phải kiểm tra lại thông số kích thước , cách
sử dụng nguyên phụ liệu như : chỉ, nút, keo, có đúng không Sau đó , người thiết kế và khách hàng duyệt mẫu, mẫu được duyệt cho phép đưa vào sản xuất Đồng thời cần ghi lại quy trình may và các lưu ý cần biết khi may sản phẩm để làm tài liệu tham khảo cho phân xưởng và cho các mã hàng có kết cấu tương đương về sau
III.2.4 Nhảy cỡ vóc
III.2.5 Cắt mẫu cứng
III.2.6 Giác sơ đồ
a) Ghé tỉ lệ cỡ vóc:
Ghép tỉ lệ cỡ vóc mã hàng áo sơ mi nam tay với bảng tỉ lệ cỡ vóc như sau:
Tổng
Hãy ghép tỉ lệ cỡ vóc theo hai phương pháp, số lớp vải cần trải , số bàn cắt ? ( Biết mỗi sơ đồ giác tối đa 4 sản phẩm , mỗi bàn vải trải tối đa 80 lớp, không được ghép các màu để cắt chung )
Bài giải
❖ Cách ghép theo phương pháp trừ lùi
Màu I
● Sơ đồ 1 : Size S + XL + XXL + XXXL
Trang 8Số lượng sản phẩm ghép: 350 + 350 + 350 + 350 = 1400 Sản phẩm.
Số lớp trải vải : 1400 / 4= 350 lớp
Số bàn cắt : 350 / 80 = 4,5 bàn ~ 5 bàn
● Sơ đồ 2 : Size XXL + XL + XL + M
Số lượng sản phẩm ghép : 100 + 100 + 100 + 100 = 400 sản phẩm
Số lớp trải vải : 400 / 4 = 100 lớp
Số bàn cắt : 100 / 80 = 1,25 bàn ~ 2 bàn
● Sơ đồ 3 : Size M + L + L
Số lượng sản phẩm ghép : 300 + 300 + 300 = 900 sản phẩm
Số lớp trải vải : 900 / 4 = 225 lớp
Số bàn cắt : 225 / 80 = 2,8 bàn ~ 3 bàn
● Sơ đồ 4 : Size XXXL + XXXL + XXXL + XXXL
Số lượng sản phẩm ghép : 5 sản phẩm
Số lớp trải vải : 5 / 4 = 1,25 lớp ~ 2 lớp
Số bàn cắt : 2 / 80 = 0, 025 bàn ~ 1 bàn
Vậy cách ghép theo phương pháp trừ lùi có 4 sơ đồ và 11 bàn cắt với 2705 sản phẩm Màu II
● Sơ đồ 1 : Size L + XXXL + XXXL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 250 + 250 + 250 + 250 = 1000 sản phẩm
Số lớp trải vải : 1000 / 4 = 250 lớp
Số bàn cắt : 250 / 80 = 3,125 bàn ~ 4 bàn
● Sơ đồ 2 : Size XXL + M + M + M
Số lượng sản phẩm ghép : 100 + 100 + 100 + 100 = 400 sản phẩm
Số lớp trải vải : 400 / 4 = 100 lớp
Số bàn cắt : 100 / 80 = 1,25 bàn ~ 2 bàn
● Sơ đồ 3 : Size S + S + XL
Số lượng sản phẩm ghép : 255 + 255 + 255 = 765 sản phẩm
Số lớp trải vải : 765 / 4 = 191,25 lớp ~ 192 lớp
Số bàn cắt : 192 / 80 = 2,4 bàn ~ 3 bàn
● Sơ đồ 4: Size XL + XL + XL+ XL
Số lượng sản phẩm ghép : 40 sản phẩm
Trang 9Số lớp trải vải : 40 / 4 = 10 lớp.
Số bàn cắt : 10 / 80 = 0,125 bàn ~ 1 bàn
Vậy cách ghép theo phương pháp trừ lùi có 4 sơ đồ và 10 bàn cắt , với 2205 sản phẩm
❖ Cách ghép theo phương pháp bình quân gia quyền số cỡ vóc là số chẵn
Màu I
● Sơ đồ 1: S + XXXL + M + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 350 + 350 + 350 + 350 = 1400 sản phẩm
Số lớp trải vải : 1400 / 4 = 350 lớp
Số bàn cắt : 350 / 80 = 4,375 bàn ~ 5 bàn
● Sơ đồ 2 : L + XL
Số lượng sản phẩm ghép : 550 + 550 = 1100 sản phẩm
Số lớp trải vải : 1100 / 4 = 275 lớp
Số bàn cắt : 275 / 80 = 3,4375 bàn ~ 4 bàn
● Sơ đồ 3 : M + L + XXL + XXXL
Số lượng sản phẩm ghép : 5 + 5 + 5 + 5 = 20 sản phẩm
Số lớp trải vải: 20 / 4 = 5 lớp
Số bàn cắt : 5 / 80 = 0, 0625 bàn ~ 1 bàn
● Sơ đồ 4 : M + L + XXL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 45 + 45 + 45 + 45 = 180 sản phẩm
Số lớp trải vải : 180 / 4 = 45 lớp
Số bàn cắt : 45 / 80 = 0,5625 bàn ~ 1 bàn
● Sơ đồ 5 : XXL + XXL + XXL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 5 sản phẩm
Số lớp trải vải : 5 / 4 = 1,25 lớp ~ 2 lớp
Số bàn trải vải : 2 / 80 = 0, 025 bàn ~ 1 bàn
Vậy cách ghép theo phương pháp bình quân gia quyền có 5 sơ đồ và 12 bàn cắt với
2705 sản phẩm
Màu II
● Sơ đồ 1 : S + XXXL + M + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 250 + 250 + 250 + 250 = 1000 sản phẩm
Số lớp trải vải : 1000 / 4 = 250 lớp
Trang 10Số bàn cắt : 250 / 80 = 3,125 bàn ~ 4 bàn.
● Sơ đồ 2 : L + XL
Số lượng sản phẩm ghép : 500 + 500 = 1000 sản phẩm
Số lớp trải vải : 1000 / 4 = 250 lớp
Số bàn cắt : 250 / 80 = 3,125 bàn ~ 4 bàn
● Sơ đồ 3 : S + M + XL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 5 + 5 + 5 + 5 = 20 sản phẩm
Số lớp trải vải : 20 / 4 = 5 lớp
Số bàn cắt : 5 / 80 = 0,0625 bàn ~ 1 bàn
● Sơ đồ 4 : M + XL + XXL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 45 + 45 + 45 + 45 = 180 sản phẩm
Số lớp trải vải : 180 / 4 = 45 lớp
Số bàn cắt : 45 / 80 = 0,5625 bàn ~ 1 bàn
● Sơ đồ 5 : XXL + XXL + XXL + XXL
Số lượng sản phẩm ghép : 5 sản phẩm
Số lớp trải vải : 5 / 4 = 1,25 lớp ~ 2 lớp
Số bàn cắt : 2 / 80 = 0,025 bàn ~ 1 bàn
Vậy cách ghép theo phương pháp bình quân gia quyền có 5 và 11 bàn cắt với 2205 sản phẩm
b) Giác sơ đồ ( tỉ lệ 1:5 rập BTP ) Gồm 3 size đã thiết kế phần trên Khổ vải 1,4m , với các yêu cầu kĩ thuật sau :
- Vải uni 2 chiều
- Thân trước giác tựa biên
- Các chi tiết tuyệt đối thẳng canh sợi IV Kết luận
8 Tài liệu tham khảo
Ths Nguyễn Triệu Phương Thanh , Ks Lê Hải Thùy Vân Giáo trình Công nghệ may trang phục 2 Trường Đại Học Tiền Giang.