1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HI u v CH ể ề ế độ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ m c các b NH lý TIM m ắ ệ ẠCH

61 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ MẮC CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH
Tác giả Trương Thùy Dương, Nguyễn Thị Xuân Đào, Vũ Trọng Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn NGUYỄN ĐẶNG MỸ DUYÊN
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Hóa Học Và Thực Phẩm
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kì
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 809,35 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài (7)
  • 3. Phương pháp thực hiện đề tài (7)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở NGƯỜI GIÀ (9)
    • 1.1 Định nghĩa về bệnh tim mạch (9)
    • 1.2 Phân loại về bệnh tim mạch (9)
      • 1.2.1 Bệnh lý mạch vành (9)
      • 1.2.2 Bệnh lý van tim (10)
      • 1.2.3 Rối loạn nhịp tim (11)
      • 1.2.4 Bệnh cơ tim (11)
      • 1.2.5 Suy tim (11)
      • 1.2.6 Bệnh tim bẩm sinh (12)
      • 1.2.7 Bệnh tim bẩm sinh (12)
      • 1.2.8 Tai biến mạch máu não (12)
    • 1.3 Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch ở người già (13)
    • 1.4 Cách phòng ngừa mắc bệnh tim mạch (14)
      • 1.4.1 Không hút thuốc lá (14)
      • 1.4.2 Tránh sử dụng rượu bia (15)
      • 1.4.3 Hoạt động thể chất (15)
      • 1.4.4 Chế độ dinh dưỡng phù hợp (16)
  • CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ MẮC CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH (17)
    • 2.1 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già mắc bệnh tim mạch (17)
      • 2.1.1 Nhu cầu năng lượng (17)
        • 2.1.1.1 Định nghĩa (17)
        • 2.1.1.2 Hoạt động tự ý (17)
        • 2.1.1.3 Hoạt động không tư ý (17)
        • 2.1.1.4 Tính toán nhu cầu năng lượng (20)
      • 2.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng (22)
        • 2.1.2.1 Hàm lượng chất béo (22)
        • 2.1.2.2 Hàm lượng muối (Natri) (26)
        • 2.1.2.3 Hàm lượng nước (27)
        • 2.1.2.4 Hàm lượng carbonhydrate (27)
        • 2.1.2.5 Hàm lượng protein (28)
        • 2.1.2.6 Hàm lượng vitamin và khoáng (29)
    • 2.2 Thực phẩm dành cho người già mắc các bệnh lí tim mạch (31)
      • 2.2.1 Các loại thực phẩm nên sử dụng (31)
      • 2.2.2 Các loại thực phẩm cần hạn chế (32)
    • 2.3 Đề xuất một thực đơn cho người già mắc bệnh tim mạch (33)
      • 2.3.1 Thực đơn ngày 1 29 (35)
      • 2.3.2 Thực đơn ngày 2 (38)
      • 2.3.3 Thực đơn ngày 3 (41)
      • 2.3.4 Thực đơn ngày 4 (44)
      • 2.3.5 Thực đơn ngày 5 (47)
      • 2.3.6 Thực đơn ngày 6 (51)
      • 2.3.7 Thực đơn ngày 7 (53)
      • 2.3.8 Nhận xét và đánh giá thực đơn (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (58)

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người già mắc các bệnh lý tim mạch Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của người già mắc các bệnh lý tim mạch như là chế độ ăn, nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng,…

+ Áp dụng những kiến thức trên, để xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh dành cho người già mắc các bệnh lý tim mạch.

Phương pháp thực hiện đề tài

Tiểu luận được thực hiện dựa trên các cơ sở nền tảng lý thuyết về hóa học thực phẩm, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm kết hợp với một số phương pháp cụ thể: + Nghiên cứu tài liệu từ các giáo trình, sách tham khảo, báo khoa học tập trung về nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng dành cho người già mắc các bệnh lý tim mạch.

+ Phân tích – tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu.

+ Tham khảo tài liệu từ các website để cập nhật các tin tức liên quan đến thực phẩm phù hợp cho người mắc bệnh tim mạch.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở NGƯỜI GIÀ

Định nghĩa về bệnh tim mạch

Tim là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn, với chức năng bơm máu mang oxy và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận của cơ thể (WHO, 2011) Tim co giãn theo chu kì, mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó đến pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim mới bằng pha co tâm nhĩ… Ở người trưởng thành, một chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây, trong một phút có khoảng 75 chu kì, nghĩ là nhịp tim 75 lần/ phút (Nguyễn Thành Đạt và cộng sự, 2011).

Não là một cơ quan phức tạp, điều khiển các cơ quan trong cơ thể Sự kiểm soát tập trung của bộ não cho phép cơ thể làm cho nhanh chóng và phản ứng phối hợp với những thay đổi của môi trường Chức năng của não phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu của nó Hai mạch lớn chạy dọc hai bên cổ đưa máu từ tim lên não Các mạch máu phân nhánh thành các động mạch não và mang oxy và chất dinh dưỡng đến tất cả các bộ phận của não (WHO, 2011).

Tim và não là hai bộ phận vô cùng quan trọng đối cơ thể người nhưng nếu một trong hai bộ phận đó hoạt động không bình thường, mất ổn định sẽ dẫn đến các vấn đề về bệnh lí tim mạch.

Bệnh tim mạch là các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc, hoạt động của trái tim hay của các mạch máu và mạch máu não, hậu quả gây suy yếu khả năng làm việc của tim (WHO, 2011).

Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới Mặc dù tỷ lệ bệnh lớn và có thể ngăn ngừa được, nhưng khả năng mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng do các biện pháp phòng ngừa không đủ Theo số liệu khảo sát năm 2008, có 17,3 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch trong đó đau tim chiếm 7,3 triệu ca đột quỵ chiếm 6,2 triệu ca (WHO, 2011).

Phân loại về bệnh tim mạch

Bệnh mạch vành là tên gọi chung của một nhóm các bệnh lý liên quan đến mạch vành - mạch máu duy nhất đến nuôi dưỡng cho cơ tim, nó có thể là xơ vữa mạch vành,thiểu năng vành, suy vành Bệnh mạch vành được chia thành nhiều dạng bệnh lý, mỗi dạng có những triệu chứng và nguy hiểm khác nhau (Phạm Văn Hùng,2020).

Bệnh động mạch vành thường bao gồm 3 dạng bệnh lý như sau:

- Đau thắt ngực ổn định Đau thắt ngực ổn định là một dạng đau ngực thường gặp trong bệnh lý mạch vành. Được gọi là “ổn định” bởi vì nó thường mang tính chất tương tự nhau trong mỗi lần xuất hiện.

Cụ thể, cơn đau thường chỉ xảy ra khi đang thực hiện các hoạt động phải dùng nhiều sức như chơi thể thao, mang vác nặng, leo cầu thang hay khi căng thẳng tâm lý, một số trường hợp có thể xuất hiện khi nhiệt độ môi trường đột ngột xuống thấp Các cơn đau này thường sẽ giảm dần mức độ khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch (Phạm Văn Hùng,2020).

- Đau thắt ngực không ổn định

Khác với cơn đau thắt ngực ổn định là do mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành và làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức và giảm hoặc hết hẳn đau khi nghỉ ngơi Đau thắt ngực không ổn định (hội chứng mạch vành cấp) là khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ đột ngột làm xuất hiện cục máu đông hoặc mảnh vỡ gây tắc nghẽn dòng máu đến nuôi tim gây đau thắt ngực, nhưng chưa làm tổn thương ở cơ tim (Phạm Văn Hùng,2020).

Nhồi máu cơ tim là tình trạng bị tắc hoàn toàn động mạch vành một cách nhanh chóng gây hoại tử vùng cơ tim phía sau phần nuôi dưỡng của đoạn động mạch vành bị tắc Về cơ chế gây nhồi máu cơ tim cũng giống phần nào so với cơn đau thắt ngực không ổn định là do sự nứt vỡ của mảng xơ vữa và gây huyết khối bịt tắc hoàn toàn động mạch vành (Phạm Văn Hùng,2020).

Triệu chứng điển hình nhất của cơn nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực Cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như bị một bàn tay vô hình bóp chặt lấy tim, đè nén lồng ngực Nó có thể lan xuống hàm, vai, cổ, cánh tay trái một vài phút và lặp lại nhiều lần(Phạm Văn Hùng,2020)

Van tim là cấu trúc ngăn cách các buồng tim, có tác dụng đóng mỡ một chiều để hướng dòng máu theo hướng nhất định Bệnh van tim do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến là do thấp tim hay thoái hóa, và thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim.

Hẹp van động mạch chủ là một bệnh lý xảy ra khi cửa van động mạch chủ không mở ra hoàn toàn, khiến cho lỗ mở giữa tâm thất trái và động mạch chủ bị thu hẹp Lúc này, tim sẽ phải hoạt độ ng vất vả hơn để bơm máu thông qua lỗ nhỏ hơn, khiến cho buồng thất giãn ra, thành thất dày hơn và tim bị yếu đi (Bùi Tiến Đạt, 2019) Van càng hẹp thì máu càng khó đi qua, lượng máu không được đẩy hết vào lòng động mạch sẽ bị ứ lại ở tâm thất, gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, cản trở việc cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể của động mạch chủ.Trong một số trường hợp nhất định, hẹp van động mạch chủ xảy ra cùng lúc với tình trạng hở van động mạch chủ (Bùi Tiến Đạt, 2019).

Hở van động mạch chủ được định nghĩa là tình trạng van đóng không kín làm một phần lượng máu sau khi được bơm vào động mạch chủ chảy ngược lại tâm thất trái (Nguyễn Hoàng Hà, 2015).

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm, Có một số loại rối loạn nhịp lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài nhưng cũng có những rối loạn nhịp ác tính, gây tử vong nếu không điều chỉnh kịp thời (Lê Đức Hiệp, 2019).

Có các dạng rối loạn nhịp: nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền hay các dạng nhịp bất thường (ngoại tâm thu) (Lê Đức Hiệp, 2019).

Bệnh cơ tim là những bệnh lý liên quan đến khối cơ tim, gồm một số loại sau (Trần Hồng Nhật, 2020):

- Bệnh cơ tim phì đại.

- Bệnh cơ tim thể giãn.

- Bệnh cơ tim hạn chế

- Bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp

Suy tim là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận hoặc bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể (Trần Hồng Nhật, 2020).

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim như (Trần Hồng Nhật, 2020):

- Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim

- Suy tim do loạn nhịp tim nhanh kéo dài

- Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp

- Suy tim còn gặp ở bệnh nhân đang hóa trị điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.

Bệnh tim bẩm sinh là những khiếm khuyết ở tim hay mạch máu xảy ra từ trong bào thai, khiến cấu trúc và chức năng của tim của trẻ bị ảnh hưởng (Trần Hồng Nhật, 2020). Bệnh lý tim bẩm sinh có nhiều loại khác nhau nhưng thường được phân thành 2 nhóm:

- Bệnh tim bẩm sinh không tim: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, (Trần Hồng Nhật, 2020)

- Bệnh tim bẩm sinh có tím: kênh nhĩ thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot, Ebsten, (Trần Hồng Nhật, 2020)

Có nhiều loại nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới tim mạch, bao gồm (Trần Hồng Nhật, 2020):

- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

1.2.8 Tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là bệnh lý bị gây ra bởi tình trạng không thể cung cấp máu cũng như oxy đến não khiến cho não bị mất chức năng một cách đột ngột mang tính chất cấp tính Bệnh lý diễn ra trong vòng 24 giờ đồng hồ và tai biến mạch máu não nặng có khả năng dẫn đến tử vong trong thời gian này (Đỗ Xuân Chiến và cộng sự,

2020) Theo một số nghiên cứu thì đây là bệnh lý gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới vàViệt Nam, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch Bệnh được chia làm 2 thể lâm sàng như sau: Đột quỵ nhồi máu não: Đây là tình trạng tắc nghẽn động mạch mang máu cho não. Một số loại đột quỵ nhồi máu não đó là huyết khối, nhồi máu ổ khuyết, tắc mạch máu não (Đỗ Xuân Chiến và cộng sự, 2020). Đột quỵ chảy máu não: Đây là tình trạng tai biến mạch máu não do hiện tượng vỡ mạch máu não gây ra Một số loại đột quỵ chảy máu não là chảy máu bên trong nhu mô não, chảy máu não và tràn máu ra não thất, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu dưới màng nhện, chảy máu não sau khi nhồi máu não xảy ra (Đỗ Xuân Chiến và cộng sự, 2020).

Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch ở người già

Hiện nay các bệnh CVD chiếm đến 1/3 nguyên nhân tử vong ươt người già Và các căn bệnh CVD nói chung là các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch (Keith N Frayn, 2019). Đối với bệnh tim do xơ vữa động mạch các nguyên do chính thường được đề cập đến đó là tăng huyết áp và tiểu đường Huyết áo tâm thu-huyết áp tối đa và huyết áp tâm trương-huyết áp tối thiểu cao gây thiếu máu cục bộ và xuất huyết (Keith N Frayn, 2019)

Hút thuốc là được xem như là có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh mạch máu ngoại biên (PVD- Peripheral arterial disease), lí do là vì hút thuốc lá gây ra nhiều phản ứng sinh lý khác nhau, một trong số đó liên quan đến sự phát triển của xơ vữa động mạch hoặc tăng khả năng hình thành huyết khối, những thay đổi này bao gồm thay đổi nồng độ lipid, giảm khả năng phân hủy fribin và tăng nồng độ fribinogen (Keith N Frayn, 2019), Fribin có khả năng tạo cục máu đông để ngăn ngừa vết thương chảy máu tuy nhiên thì nó cần được phân ly ra để tái lập lượng lưu thông trong lòng mạch (PGS.TS Nguyễn Trung Kiên và TS Trần Thái Thành Tâm, 2020) CRP trong máu cao có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 7 lần so với những người có nồng độ CRP trong máu thấp, và những người nghiện rượu thường có nồng độ CRP trong máu cao hơn những người không uống rượu hoặc uống ít rượu.( BS Đỗ Thị Hoàng Hà, 2021). Đái tháo đường gây ra một dạng vấn đề duy nhất được gọi là các biến chứng vi mạch Bệnh tiểu đường cũng làm tăng tần suất mắc bệnh mạch máu vĩ mô, nguy cơ tương đối lên gấp ba lần ở phụ nữ và gấp hai lần ở nam giới Sự gia tăng rõ rệt của bệnh tiểu đường loại 2 liên quan đến sự gia tăng thừa cân và béo phì được quan sát thấy ở hầu hết các nước phát triển trong 50 năm qua (Mendis S và cộng sự, 2011).

Thừa cân, bép phì thúc đẩy tình trạng viêm và ngược lại tình trạng viêm thúc đẩy tình trạng tạo mỡ của cơ thể và điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, trong đó các lipoprotein xấu LDL-C, thúc đẩy và hình thành nên các mảng bám Khi các mảng bám trên thành mạch bị vỡ ra sẽ dẫn tới hình thành nên các cục huyết khối đưa tới các cơn đau tim, đột quỵ não, tắc động mạch mạc treo, tắc động mạch chi dưới, ( Mark C Houston, 2010).

Stress trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, đây là một tác dụng có hại đối với hệ tim mạch.Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ Ngoài ra, stress cũng ảnh hưởng xấu, làm tăng huyết

Cách phòng ngừa mắc bệnh tim mạch

Chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người già bằng các chế độ ăn lành mạnh, một chế độ vận động phù hợp và hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cho hệ tuần hoàn của cơ thể trở nên tốt hơn qua từng ngày.

Các thói quen không lành mạnh ảnh hưởng tới các chuyển hóa sinh lý của cơ thể như tăng huyết áp, thừa cân làm tăng đường huyết, tăng hàm lượng lipid trong máu Các yếu tố trung gian này gây tổn thương thành mạch vành và mạch máu não gây xơ vữa động mạch, nếu tiếp tục duy trì các thói quen gây hại này từ thời trẻ ắt sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khi về già. 1.4.1 Không hút thuốc lá.

Hiện nay trên thế giới có hàng tỷ người hút thuôc lá, không chỉ những người hút thuốc lá mới bị ảnh hưởng mà cả người hút thuốc lá thụ động tức những người ngửi khói thuốc lá cũng chịu tác động nặng nề từ thuốc lá Hút thuốc là là nguyên do trực tiếp hay gián tiếp gây ra gần 10 bệnh tim mạch, theo một cuộc theo dõi của các bác sĩ người Anh đã chứng minh rằng những người bỏ thuốc trong độ tuổi từ 35 đế 44 tuổi có tỷ lệ sống sót khỏi các bệnh tim mạch tương đương những người chưa bao giò hút thuốc (Mendis S và cộng sự, 2011).

Một thực tế cho thấy có một tỷ lệ nghịch giữa việc hút thuốc và mức thu nhập, những người hút thuốc thường phải bỏ ra một số lượng lớn tiền cho thuốc lá và thường những người thường hay bị stress hoặc áp lực cuộc sống thường tìm đến thuốc lá để giải tỏa căng thẳng Chính vì thế, cần có những biện pháp giáo dục sớm về thuốc lá cũng như các biện pháp cai thuốc để giúp loại bỏ được thuốc lá cũng như để có được một môi trường không có khói thuốc lá để đảm bảo sức khỏe cho mọi người và để nâng cao nền kinh tế của các nước kém phát triển (Mendis S và cộng sự, 2011)

1.4.2 Tránh sử dụng rượu bia.

Tránh sử dụng chất kích thích cụ thể hơn ở đây là rượu bia cũng chính là một trong số các nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan: Cao huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, Để giảm thiểu việc sử dụng rượu bia quá mức gây có hại cho cơ thể thì những biện pháp sau đây có thể ngăn ngừa một phần nào đó:

- Tăng thuế tiêu thu đến những sản phẩm chứa cồn

- Điều chỉnh sẵn nồng độ và thể tích ở một mức độ cho phép.

- Hạn chế độ tuổi mua các chất kích thích.

- Không khoan nhượng đối với người sử dụng rượu bia khi lái xe.

- Cấm hoặc hạn chế việc quảng cáo hoặc khuyến mãi các sản phẩm có cồn.

Tuy nhiên rượu cũng có thể tăng cường hoạt hóa tiểu cầu nếu ta uống với một lượng vừa phải cụ thể hơn là đối với nam thì sử dụng khoảng 30ml/ngày, còn nữ là 15ml/ ngày Còn nếu sử dụng cao hơn sẽ làm tăng nồng độ kháng nguyên tPA trong huyết tương điều này cũng gây ra sự giảm hoạt động tiêu sợi huyết (Keith N Frayn, 2019) 1.4.3 Hoạt động thể chất.

Ngày nay với các nước có kinh tế đang phát triển tới phát triển đều chú trọng vào các vấn đề thực phẩm giàu dinh dưỡng và họ giành phần lớn thời gian cho việc ngồi để học, làm việc giải trí, Chính vì các nguyên nhân đó mà tỷ lệ thừa cân béo phì trở nên phổ biến hơn và đó cũng chính là nguyên nhân trung gian dẫn đến các bệnh về tim mạch Do đó, việc vận động không những hệ lụy về mặt sức khỏe đặc biệt là cho các bệnh về tim mạch khi về già.Trong một bài đánh giá Hướng dẫn hoạt động thể chất của Canada đã minh chứng rằng tỷ lệ giảm các bệnh về tim mạch trung bình là 33% (giảm rủi ro trung bình là 36%) Một nghiên cứu khác của Sattelmair và cộng sự (2011) kết hợp với các nghiên cứu khác về tác động của hoạt động thể chất đối với bệnh tim mạch vành Họ đã tổng kết lại rằng những người hoạt động thể chất với cường độ vừa phải trong vòng 150 phút/tuần thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành giảm 14%, còn hoạt động trong vòng 300 phút/tuần thì tỷ lệ này giảm đến 20% (Keith N Frayn, 2019)

Việc hoạt động thể chất giúp cơ thể chúng ta kiểm soát được cân nặng tránh tình trạng béo phì là một trong số những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch ở người già. Các bài tập phù hợp với người già hiện này có thể kể đến như là: Các bài tập dưỡng sinh, đi bộ nhanh, đạp xe tại chỗ,Yoga cho người cao tuổi…

Kiến trúc mạng lưới fibrin bị thay đổi đã được quan sát thấy trong bệnh béo phì với những người béo phì hiển thị một mạng lưới fibrin dày đặc hơn Quá trình ly giải cục máu đông fibrin trong huyết tương được cải thiện khi giảm cân (Keith N Frayn, 2019)

1.4.4 Chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trong nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh tim mạch đã chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề tăng tỷ lệ tử vong và việc tăng hàm lượng cholesterol trong máu, việc này cũng tương đương với việc giảm hấp thu lượng chất béo vào trong cơ thể Hiện nay việc kiểm soát lượng cholesterol đi vào trong cơ thể không đơn giản chỉ là giảm tổng lượng chất béo và ăn nhiều chất xơ nữa Nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của chất không bão hòa đặc biệt là chất không bão hòa đa trong việc giảm cholesterol trong máu xuống (Keith N Frayn, 2019)

Một khuyến cáo được đưa ra rằng trong khẩu phần ăn hàng ngày người dân nên tặng khoảng 50% là lượng carbohydrate và giảm lượng muối xuống từ 9g/ngày xuống 6g/ngày Tóm lại để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh tránh các bệnh tim mạch thì khẩu phần ăn một ngày nên là ăn 5 phần trái cây rau củ quả, giảm lượng chất béo và đặc biệt là giảm lượng muối ăn, ăn ít nhất

2 phần cá, tốt nhất là những loại cá chứa nhiều dầu (Keith N Frayn, 2019) Ngoài ra nên giữ một tâm trạng thư thái và ổn định, tránh các áp lực về tâm lý sẽ nên tình trạng Stress.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ MẮC CÁC BỆNH LÝ TIM MẠCH

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già mắc bệnh tim mạch

Năng lượng là khả năng được sử dụng để làm việc hoặc sản xuất nhiệt hoặc ánh sáng. Năng lượng không thể tự tạo ra hoặc mất đi, mà chuyển từ dạng này sang dạng khác Nhu cầu năng lượng cơ bản cung cấp cho hoạt động tự ý và không tự ý (Nguyễn Đặng Mỹ Duyên, 2021). 2.1.1.2 Hoạt động tự ý.

Bao gồm các hoạt động có ý thức trong đời sống hằng ngày: tập thể dục, đi bộ, nghỉ ngơi, Đối với người cao tuổi, hoạt động hằng ngày sẽ giảm rất nhiều so với giới trẻ và người ở độ tuổi trung niên Khả năng hoạt động và tiêu tốn năng lượng cũng sẽ giảm dần Khối cơ của người cao tuổi giảm đi 1/3 so với tuổi trẻ Với người 70 tuổi, nhu cầu năng lượng sẽ giảm đi 30% so với tuổi (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001)

Tuổi tác không thể thay đổi để cải thiện được tình trạng sức khỏe Vì thế, đối tượng người cao tuổi nói chung và người cao tuổi mắc bệnh tim mạch nói riêng phải bổ sung thức ăn và năng lượng để đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường và sức khỏe. 2.1.1.3 Hoạt động không tư ý.

Bao gồm tất cả các hoạt động của cơ thể không được thực hiện một cách có ý thức: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, các hoạt động trong cơ thể khác.

Tuổi càng cao thì càng giảm mức chịu đựng với chất ngọt: 70% đối với nhóm tuổi 60 – 74 và 85% ở lứa tuổi trên 75 Đây là tiền đề dễ dẫn đến việc mắc bệnh tiểu đường, ở người trên 60 tuổi tỷ lệ người bị đái tháo đường cao hơn 8 – 10 lần so với dân cư chung (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001) Đường hấp thu vào máu rất nhanh, khi đạt lượng đường cao, tụy tạng sẽ phải hoạt động để tiết ra insulin để điều chỉnh đường huyết Đối với người cao tuổi với khả năng chịu đựng chất đường giảm cùng với việc nạp quá nhiều đường làm cho tụy tạng phải hoạt động nhiều sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001)

Bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh dẫn đến tim mạch, đặc biệt là đái tháo dường type II Những người bệnh đái tháo đường có nồng độ insulin trong máu cao và kèm theo tình trạng kháng insulin Đái tháo đường và kháng insulin làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch (Phạm Mạnh Hùng và cộng sự)

Vì vậy, cần điều chỉnh và cân đối lượng glucid đưa vào trong bữa ăn hằng ngày Đảm bảo lượng năng lượng mang lại từ các thực phẩm giàu glucid: cơm, bún, phở, nạp vào cơ thể, năng lượng từ các loại thực phẩm này được cơ thể tiêu hóa, hấp thụ, dự trữ trong cơ thể và được giải phóng ra từ từ đi vào trong máu khi cơ thể cần Hạn chế các thức ăn: bánh kẹo, nước ngọt, những thực phẩm chỉ bổ sung năng lượng mà không mang lại vi lượng cần thiết. Chuyển hóa lipid

Khi cơ thể thừa glucid sẽ chuyển thành mỡ dự trữ Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipaza phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi và có xu hướng thừa mỡ trong máu, cholestrol trong máu tăng, dễ rối loạn trong thành phần cấu tạo các nhóm mỡ (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001). Đó là tiền đề dẫn đến xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến cơ tim với các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, phồng động mạch vành, ảnh hưởng đến thiếu máu cục bộ ở não gây mất ngủ, rức đầu, ù tai, chóng mặt, hay quên, giảm khả năng tư duy, tập trung tư tưởng Nặng hơn có thể xuất huyết não, liệt nữa người, hôn mê (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001).

Cần hạn chế năng lượng từ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa: thịt mỡ, các sản phẩm từ bơ, kem, Thay thế bằng các sản phẩm giàu chất béo omega – 3, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm các thực phẩm: cá thu, cá hồi, cá trích, các loại quả: óc chó,

Chuyển hóa protein Ở người cao tuổi tiêu hóa hấp thu protein kém, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng giảm, do đó xảy ra trạng thái thiếu protein.

Tiêu hóa thịt thường đi đôi với quá trình phân giải tạo ra các chất có chứa sulfur ở đại tràng và là những độc tố không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe Mùi hôi nặng nề khi trung và đại tiện phản ánh một phần hậu quả của hiện tượng có nhiều chất chứa sulfur khi ăn nhiều thịt (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001). Đối với người cao tuổi, thay vì nạp năng lượng từ thịt mỡ, nên ăn cá vì cá có nhiều đạm tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa, ít sinh khí sulfur hơn thịt và cá có nhiều acid béo không no rất cần cho người cao tuổi Ngoài ra, nên tăng cường các loại thức ăn từ đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành, các loại đậu đỗ và lạc Những loại thực phẩm này bổ sung thêm xơ, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, đào thải cholesterol Bảo vệ sức khỏe cho người có bệnh lí tim mạch. Chuyển hóa nước, vitamin, chất khoáng

Người già thường giảm nhạy cảm với cảm giác khát nước, cần có chế độ phù hợp cho người cao tuổi, định những khung giờ cấn thiết để bổ sung nước cho cơ thể.

Việc ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nguy cơ huyết áp cao, một bệnh lí có thể gây cho người cao tuổi mắc phải bệnh tim mạch Khi ăn từ 1.6 – 8g muối/ người/ ngày: số người có huyết áp cao chiếm 15% tổng dân số, tiêu thụ muối trên 8g/ người/ ngày: số người cao huyết áp chiếm 30% tổng số người (Viện thông tin thư viện y học trung ương, 2001).

Vì vậy, cần hạn chế ăn muối ở người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói chung, nên ăn nhiều trái cây: chuối, để hạn chế tình trạng cao huyết áp.

Hệ tuần hoàn (Michael Lye và cộng sự, 2000)

Tăng độ dày thành tâm thất trái mà không phụ thuộc sự tăng huyết áp Điều này do sự phì đại của các tế bào cơ riêng lẻ với sự mất dần số lượng tế bào Giãn phế quản và tăng lượng calci của van, đặc biệt là van động mạch chủ Đây là các tác nhân gây xơ cứng động mạch chủ mà không tắc nghẽn mạch máu dẫn đến bệnh lí tim mạch và có thể tử vong Các tế bào cơ và các tế bào xoang nhĩ ngày càng suy giảm, tăng nhẹ mô đệm ở các vùng liên triều.

Các động mạch ngoại vi và ở các vùng trung tâm ngày trở nên cứng, các biến đổi này do sự tăng sinh của các liên kết chéo collagen, phì đại cơ trơn, calci hóa và mất tính đàn hồi.

Thực phẩm dành cho người già mắc các bệnh lí tim mạch

2.2.1 Các loại thực phẩm nên sử dụng.

Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin cần thiết và hơn nữa chứa nhiều chất xơ giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể (Quách Tuấn Vinh, 2000)

Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá tuyết (Phạm Trần Linh, 2010)

Có thể ăn trứng vì trứng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng Mặc dù trong trứng chứa nhiều cholesterol nhưng đó lại là những HDL cholesterol có lợi cho cơ thể Lecithin trong lòng đỏ trứng kết hợp với chất béo giúp hạn chế quá trình xơ vữa động mạch (Quách Tuấn Vinh, 2000)Nên uống chè xanh thay cho cà phê Chè xanh có tác dụng làm giảm LDL cholesterol và hạ huyết áp, thực sự tốt cho bệnh tim mạch Tổ chức y tế Hoa Kỳ cho rằng: chè xanh đã cứu được hàng vạn sinh mạng, tiết kiệm chi phí hàng vạn đô la để chữa bệnh tim mạch và ung thư (Quách Tuấn Vinh, 2000).

Tỏi là gia vị nhưng cũng có nhiều lợi ích đối với bệnh tim mạch và sức khỏe của bạn Chỉ cần 2-3 tép tỏi cho mỗi bữa ăn.

Nhân sâm là thực phẩm đứng đầu trong việc giảm LDL cholesterol Có thể sử dụng đơn giản dưới dạng chè sâm Tuy nhiên, nhân sâm không thực sự phù hợp với người bệnh cao huyết áp. Thay vào đó, ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp và giảm cholesterol (Quách Tuấn Vinh, 2000).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ một hạt từ hai đến sáu lần một tuần làm giảm nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, MI và tăng cholesterol máu Tuy nhiên, sử dụng thường xuyên các loại quả hạch hơn có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu của CVD theo một số nghiên cứu (Souza và cộng sự 2015) Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người ăn nhiều hạt nhất (hơn 4 lần mỗi tuần) có nguy cơ mắc bệnh CHD thấp hơn 37% so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi ăn các loại hạt (Kelly và Sabate 2006) Trong một phân tích tổng hợp của các nghiên cứu, ăn nhiều hạt hơn cũng có liên quan đến việc giảm 24%, 11% và 19% nguy cơ tương đối của CHD, đột quỵ và CVD, tương ứng (Auneet al 2016) Lượng quả hạch cần sử dụng khoảng 15–20 g / ngày [5–6 phần ăn (28 g) mỗi tuần] (Stanner và cộng sự, 2018).

2.2.2 Các loại thực phẩm cần hạn chế.

Hạn chế thực phẩm chứa chất béo động vật và acid béo bão hòa như: bơ, mỡ, …

Tránh ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao Những thực phẩm có hàm lượng đường cao luôn gây ra những tác hại xấu đối với cơ thể.

Chế độ ăn uống nhiều muối là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh CVD (He và Whelton 2002; He và MacGregor 2010) Cao huyết áp (huyết áp tăng) có liên quan chặt chẽ đến việc tử vong do CHD hoặc đột quỵ (Hợp tác nghiên cứu tiền cứu 2002) Sử dụng một lượng natri thấp đã được chứng minh là làm giảm huyết áp và có lợi cho sức khỏe (Stanner và cộng sự, 2018).

Tránh các phương pháp nấu nướng như rán, xào thay vào đó hãy dụng thực phẩm tươi sống hoặc phương pháp nấu ăn khác như hấp, luộc.

Hạn chế bia rượu, cà phê Nhưng rượu vang lại có tác dụng tốt đối với bệnh tim mạch nếu mỗi ngày sử dụng 1 cốc nhỏ (Đái Duy Ban, 2002).

Đề xuất một thực đơn cho người già mắc bệnh tim mạch

Thông thường đối với những người khỏe mạnh thì năng lượng được cung cấp từ các bữa ăn nên đạt tỉ lệ là bữa sáng 30%, bữa trưa 40%, bữa phụ 5%, bữa tối 25% Tuy nhiên, một điều chúng ta cần lưu ý rằng, tiêu hóa là một quá trình tiêu tốn năng lượng nên khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, quả tim cũng cần phải làm việc nhiều hơn Vì vậy, khẩu phần ăn nên có sự cân bằng giữa ba thành phần carbohydrate, lipid, protein (Suytim.co, 2013) Nên bổ sung thêm vitamin, chất xơ, khoáng chất từ các loại rau quả, trong khi chất xơ giúp chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp thì các flavonoid trong quả hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch (Duy Tiến, 2019). Đối với những người mắc bệnh tim mạch một trong những điều cần phải làm trong chế độ ăn uống của mình là giảm hàm lượng muối Ăn nhiều muối có thể làm tăng lưu lượng máu qua các mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp tạm thời (Vi Bùi, 2020) Những người cao tuổi, người bị thừa cân, béo phì có xu hướng gặp phải tình trạng này nhiều hơn hơn (Vi Bùi, 2020).

Từ năm 2003 đến năm 2011 ở Anh, 40–42% giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ và bệnh tim thiếu máu cục bộ có liên quan đến việc giảm 15% lượng muối ăn vào (He và cộng sự, 2014). Lượng cholesterol nạp vào cũng cần được hạn chế, đặc biệt là LDL (cholesterol xấu), gây mảng bám tích tụ trong các động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim (Vinmec,

2019) Ngoài ra cần hạn chế các chất kích thích, thuốc lá, đồ ngọt, …. Để hiểu hơn về chế độ ăn thì thực đơn được đề xuất dưới đây sẽ cho biết được một số thành phần dinh dưỡng của một số món ăn cũng như cách tính toán năng lượng, lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày từ đó chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lí theo sở thích riêng.

Ví dụ : Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho đối tượng cao 1m65, nặng 60kg, giới tính nam, 65 tuổi và mắc bệnh tim mạch.

Ta có : EER=BMR+BMR.A

BMR= [ 9,99 x weight(kg)] + [ 6,25 x height(cm)] – (4,92 x age) +5

Người mắc bệnh tim mạch nên giành thời gian cho các hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe Có thể giành ra 1 tiếng mỗi ngày để chạy bộ, đạp xe,….Những hoạt động này được xếp vào nhóm hoạt động vừa phải, có chỉ số A từ 65-80%

Vậy chỉ số EER được tính :

Bữa Món ăn Thành phần Khối lượng

(g) Lipid(g ) Carbohyd rate(g) Chất xơ(g) Ca(m g) K(m g) Na(mg )

Canh bí đỏ Bí ngô 100g 27 0.3 0.1 6.1 0.7 24 349 8 0.0

6 0.05 Đậu phụ luộc Đậu phụ 100g 95 10.9 5.4 0.7 0.4 24 121 7 0.0

Bữa phụ 2 không dường Chuối tây 118g 66.08 1.06 0.354 14.63 3.068 14.16 337.

Khoai lang luộc Khoai lang 200 g 238 1.6 0.4 57 2.6 68 420 62 0.1 0.04 Ức gà khôn g da 100g 110 26 1 24 189 85 75

3 0.02 5 Canh cải xanh Cải xanh 150g 24 2.55 0.3 2.85 2.7 133.5

Tổng khối lượng năng lượn lượng(g g

Theo thực Cần tính toán đơn

1,5mg/1000 kcal Cholester ol(mg) 359

Ngày đăng: 29/11/2022, 23:09

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w