Hàm lượng muối (Natri)

Một phần của tài liệu TÌM HI u v CH ể ề ế độ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ m c các b NH lý TIM m ắ ệ ẠCH (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÝ TIM MẠCH Ở NGƯỜI GIÀ

2.1 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già mắc bệnh tim mạch

2.1.2.2 Hàm lượng muối (Natri)

Muối là một trong những thành phần rất quan trọng đối với cơ thể. Vì muối giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, giúp truyền xung lực đến não và ảnh hưởng đến hoạt động co giãn cơ. Hầu hết các món ăn đều phải chứa một lượng muối nhỏ nhất định. Ngoài ra, natri trong muối cùng với kali, magie và canxi và kết hợp với nước tạo thành một hợp chất được gọi là chất điện phân, có tác dụng “vệ sinh” bên trong cơ thể. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê muối) (Ngơ Đắc Thanh Huy, 2016).

Muối có nhiều trong nước chấm, các loại thức ăn khô như cá khơ, dăm bơng, mắm,...Theo đó, chúng ta nên giảm muối trong mỗi bữa ăn từng bước một, các chế độ ăn nhạt mà bạn có thể tham khảo như sau:

Chế độ ăn nhạt vừa: Là trong chế độ ăn chỉ cần khoảng 800 - 1.200mg natri/ngày, tương đương với 2 - 3g muối. Trong đó đã chứa sẵn 1g từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn nên khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 2g muối/ngày hoặc 2 thìa cà phê nước mắm/ngày (Ngô Đắc Thanh Huy, 2016).

Chế độ ăn nhạt: Là trong chế độ ăn chỉ cần từ 400 - 700mg natri/ngày, tương ứng với 1 - 2g muối. Trong đó đã có sẵn khoảng 1 gam muối từ gạo và rau quả của khẩu phần ăn. Vì vậy, khi chế biến thức ăn chỉ cần cho 1g muối ăn hoặc 1 thìa con nước mắm/ngày là đủ lượng natri theo yêu cầu (Ngô Đắc Thanh Huy, 2016).

Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: Là trong chế độ ăn chỉ cần 200 - 300mg natri/ngày, tương đương với 0,5-1g muối. Lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm nên khi chế biến khẩu phần ăn cần lưu ý: Hồn tồn khơng dùng muối, mì chính, bột canh, nước mắm và chọn thực phẩm chứa ít natri chẳng hạn như: gạo trắng, khoai, củ, rau, quả ngọt, thịt, cá, trứng (Ngơ Đắc Thanh Huy, 2016).

2.1.2.3 Hàm lượng nước

Nước đóng vai trị quan trọng trong sự sống của cơ thể. Với vai trị điều chỉnh nhiệt độ, tiêu hóa, bơi trơn khớp, loại bỏ chất thải và hấp thụ chất dinh dưỡng, nước cần được bổ sung đầy đủ. Người cao tuổi thường thường uống ít nước do sợ đi tiểu nhiều, mất ngủ. Nước giúp cho tiêu hóa tốt hơn và đào thải các chất cặn bã của cơ thể. Uống từ 1.5-2 lít nước/ một ngày, cần chủ động uống nước khơng chờ khát mới uống. Nên uống nước trà xanh tốt cho tim mạch và các loại thức uống có tác dụng an thần như hạt sen, chè ngó sen... (Nguyễn Văn Tiến, 2018).

2.1.2.4 Hàm lượng carbonhydrate.

Carbonhydrate được xem là thành phần năng lượng chính trong tổng thể của một bữa ăn, chiếm hơn 50% tổng năng lượng, chủ yếu từ ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ vì nguồn năng lượng đến từ những loại thực phẩm này bé hơn nhiều so với nguồn năng lượng đến từ chất béo, giúp kiểm sốt cân nặng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Một chế độ ăn giàu chất xơ và ít chất béo ln được khuyến khích cho những người mắc các bệnh tim mạch, các chất xơ ngũ cốc cá tác dụng làm giảm nồng độ fribinogen giúp làm giảm sự bền chắc của cục máu đông gây tắc nghẹt các mạch máu, tuy nhiên việc bổ sung thưc phẩm chưa xơ từ ngũ cốc không ảnh hưởng đến nồng độ fribinogen của người khỏe mạnh (Keith N. Frayn, 2019).

Trái cây và nhóm rau củ quả được cho là rất tốt đối với hệ tim mạch và những người thường xuyên sử dụng rau củ quả trong bữa ăn là những người hiếm bị các bệnh về tim mạch nhất. Pectin, một loại chất xơ được tìm thấy trong trái cây và rau quả làm tăng tính thấm và tính lỏng cùng với đó làm giảm độ bền kéo của sợi fibrin (Tom Butler và cộng sự, 2020).

Chế độ ăn kiêng ít tinh bột giàu đạm và béo đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong việc giúp kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ tim mạch, tuy nhiên chưa có bằng chứng nhất quán cho thấy chế độ ăn này hiệu quả khi áp dụng lâu dài cho người lớn về vấn đề giảm cân và nguy cơ bệnh tim mạch (BS. Tuyết Mai, 2021).

Các loại đường tự do như glucose, fructose, saccharose các loại đường chứa trong thực phẩm đồ uống hiện chưa có kết luận chính thức cho việc chúng là nguyên do gây hại đối với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tiêu thụ đồ uống có đường được phát hiện có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Tiêu thụ nhiều đường tự do hơn cũng có liên quan đến nguy cơ sâu răng

và tiêu thụ năng lượng cao dẫn đến béo phì (Keith N. Frayn, 2019). Do vậy những người bị bệnh tim mạch cũng nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường chứa năng lượng cao, lượng thực phẩm chứa năng lượng cao được khuyến cáo sử dụng dưới 5% so với tổng năng lượng.

2.1.2.5 Hàm lượng protein.

Các nghiên cứu quan sát và dịch tễ học chứng minh mối liên quan nhất quán giữa việc ăn nhiều protein và giảm huyết áp. Protein động vật kém hiệu quả hơn so với protein không đến từ động vật . Tuy nhiên, protein nạc hoặc động vật hoang dã với ít chất béo bão hòa hơn và nhiều axit béo omega-3 và omega-6 thiết yếu hơn có thể làm giảm các huyết áp, lipid và nguy cơ CHD. (Mark C. Houston, 2010).

Để nói về hàm lượng protein đối với người mắc các bệnh tim mạch thì trước giờ ln có một quan niệm rằng cần hạn chế sử dụng, các loại thực phẩm giàu protein như là: trứng, sữa,… Tuy nhiên việc sử dụng trứng có ảnh hưởng đến bệnh nhân tim mạch hay khơng thì điều này vẫn cịn gây tranh cãi. Trứng là một thực phẩm giàu cholesterol trong chế độ ăn uống thường chứa khoảng 150-250mg/quả, ít calo, giàu protein và nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Với thành phần dinh dưỡng như vậy, trứng có thể là một phần của chế độ ăn uống bảo vệ tim lành mạnh. Và liều lượng thích hợp sử dụng nguồn protein từ trứng được khuyến cáo là 1 quả/ngày (Tom Butler và cộng sự, 2020).

Cũng như trứng thì sữa cũng nhận được nhiều sự chú ý về ảnh hưởng của chúng đến các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là do hàm lượng chất béo bão hòa trong sữa nguyên chất, bơ, sữa chua và hầu hết các loại pho mát. Tuy nhiên, thì ngày nay đã có những bằng chứng cho thấy sữa có tác đơng trung lập hoặc có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nhưng tùy vào loại sữa khác nhau. Thành phần whey protein có trong sữa có chức năng làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó, loại thực phẩm giàu năng lượng như phomai cần được ăn ở mức độ cho phép vì nó có thể gây ra việc béo phì, thừa cân. Tóm lại sữa là một nguồn dinh dưỡng chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ bắp, cùng với đó là Canxi và phốt pho (Tom Butler và cộng sự, 2020).

Protein từ thịt chứa nhiều chất béo bão hòa và hàm lượng natri cao làm tăng nồng độ lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp vì vậy những người bị bệnh tim được khuyến cáo sử dụng protein từ thịt cá thay vì thịt động vật (Mark C. Houston, 2010). Ngồi ra việc tiêu thụ 1g n3-polyunsaturates - hợp chất có trong dầu cá mỗi ngày làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch và đột quỵ xuống khoảng 29% (Keith N. Frayn, 2019).

2.1.2.6 Hàm lượng vitamin và khống.

❖ Vitamin

Vitami là nhóm hợp chất hữu cơ cần thiết để duy trì chức năng bình thường của tế bào. Vitamin là các coenzyme hoặc cofactors trong các phản ứng thiết yếu của tế bào hoặc có một vai trị được xác định rõ ràng trong một con đường sinh hóa hoặc q trình sinh lý cụ thể. Sự thiếu hụt hoặc nhiều vitamin dẫn đến làm chậm hoặc không thực hiện được một số phản ứng trao đổi chất quan trọng. Vitamin cần cho sức khỏe cá nhân chỉ cần một lượng nhỏ và hầu hết đều khơng tụ tổng hợp được hoặc chỉ có thể tổng hợp từ các tiền chất cụ thể.

Vitamin B:

Bổ sung Acid folic và Vitamin B12 có hiệu quả trong việc giảm nồng độ Horomoncystein là một chất gây ra các bệnh tim mạch (Mark C. Houston, 2010). Trong các trị liệu trước đây đã chứng minh rằng: bổ sung 0.5-5mg acid folic trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giảm 25% nồng độ hoomoncysteine xuống (độ tin cậy 95%), tương tự với vitamin B12 với liều lượng là 0.5mg/ngày sẽ giảm 7% cùng khoảng tin cậy (Keith N. Frayn, 2019). Ngoài ra, nồng độ vitamin B6 trong huyết thanh thấp có liên quan đến tăng huyết áp ở người với liều lượng khoảng 100mg/ngày (Mark C. Houston, 2010). Nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho việc vitamin B có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch (Tom Butler và cộng sự, 2020).

Vitamin D:

Chức năng chính của vitamin D là duy trì nồng độ canxi và photphat trong máu ở mức bình thường bằng cách thúc đẩy sự hấp thu ở ruột và sự tái hấp thu canxi ở thận.

Vitamin D có thể có một vai trị độc lập và trực tiếp trong việc điều chỉnh huyết áp và chuyển hóa insulin. Vitamin D3 ảnh hưởng đến huyết áp bằng cách tác động lên q trình chuyển hóa canxi-photphat của hệ thống miễn dịch RAAS có vai trị của nó đối với thể tích chất điện giải và cân bằng nội môi huyết áp cho thấy rằng Vitamin D3 rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Sử dụng kết hợp 800 IU vitamin D3 với 1200mg Canxi mỗi ngày sẽ làm giảm 9.3 huyết áp tâm thu so với chỉ sử dụng canxi đơn thuần (Mark C. Houston, 2010).

Các vitamin chống oxy hóa: Vitamin E:

Chức năng chính của vitamin E là ức chế q trình oxy hóa khơng enzyme của các chất kết tủa đa chức bằng oxy phân tử. Nhu cầu hằng ngày của vitamin E đối với nam là 4mg và đối với nữa là 3mg. Phần lớn các cuộc thử nghiệm cho rằng Vitamin E có tác dụng đối với bệnh tim mạch vành nếu sử dụng mỗi ngày với liệu lượng 300-600 IU hoặc 400-800 IU (Keith N. Frayn, 2019).

Vitamin C:

Vitamin C (acid ascorbic) là chất chống oxy hóa quan trọng trong tất cả các mơ của cơ thể và là đồng yếu tố cần thiết cho nhiều phản ứng của tế bào. Vitamin C cũng ảnh hưởng tới huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong cơ thể, nghiên cứu cho thấy những người có nồng độ ascorbate trong huyết tương thấp thường là những người có huyết áp cao, bổ sung 250 mg 2 lần/ngày sẽ làm hạ huyết áp khoảng 74 mmHg (Mark C. Houston, 2010).

❖ Chất khoáng:

Đối với sức khỏe con người, khống chất có vai trị rất quan trọng khơng thua vitamin. Khống chất tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội mơi, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ, cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh, dù chỉ là một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu các khoáng chất này cơ thể sẽ trở nên suy nhược và mắc vô số bệnh tật. Các loại khoáng cần lưu ý đối với những người mắc bệnh tim mạch được kể đến như là:

❖ Na

Muối Natri được xem là yếu tố quyết định huyết áp trong chế độ ăn uống, được coi là một trong số những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch. Natri là cation chính trong dịch ngoại bào và đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Huyết áp cao (tăng huyết áp) có liên quan chặt chẽ đến tử vong do CHD hoặc đột quỵ trong đó huyết áp tâm thu có liên quan chặt chẽ hơn đến nguy cơ so với huyết áp tâm trương.

Khuyến nghị hiện nay là khơng vượt q 6g/ngày trong đó hàm lượng Natri tự nhiên có trong thực phẩm chưa qua chế biến khoảng 15% và người ta ước tính lượng muối Natri được thêm vào trong quá trình nấu hoặc tại bán ăn là 15-20% (Keith N. Frayn, 2019).

Ă n nhiều kali hơn trong chế độ ăn có liên quan đến giảm nguy cơ đột quỵ cũng như giảm đáng kể huyết áp (một yếu tố nguy cơ đã được thiết lập) ở những người bị tăng huyết áp. WHO đề xuất tối thiểu 90mmol kali (3510mg) mỗi ngày để giảm huyết áp và do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (Keith N. Frayn, 2019).

❖ Magie

Magiê cạnh tranh với Na để tìm vị trí liên kết trên cơ trơn mạch máu và hoạt động giống như thuốc chẹn kênh canxi làm tăng liên kết prostaglandin E (PGE) theo cách cần thiết với kali gây giãn mạch và giảm huyết áp. Liều lượng sử dụng được khuyến cáo là 500-1000mg/ngày giúp làm giảm huyết áp (Mark C. Houston, 2010).

❖ Canxi

Hàm lượng canxi trong máu cao có khả năng gây ra bệnh tim mạch vì Canxi chính là yếu tố của sự đông máu (BS. Tuyết Mai, 2021). Liều lượng canxi được khuyến cáo hiện nay nằm trong khoảng 1200-1300mg/ngày (Mark C. Houston, 2010).

❖ Zn

Nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp cũng tỷ lệ nghịch với huyết áp và nồng độ lipid máu. Liều lượng kẽm được khuyến cáo sử dụng là 15-30mg/ngày có tác dụng làm giảm huyết áp ( Mark C. Houston, 2010).

Một phần của tài liệu TÌM HI u v CH ể ề ế độ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI GIÀ m c các b NH lý TIM m ắ ệ ẠCH (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w