Thẩm định giá và thẩm định giá thiết bị
1.1.1 Khái niệm về thẩm định giá.
Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học xác định giá cả hàng hóa và dịch vụ, thể hiện những đặc tính riêng biệt, và đồng thời cũng đưa ra những tiêu chuẩn để xác định giá trị Có rất nhiều khái niệm của các tác giả khác nhau để làm rõ việc hiểu như thế nào về thẩm định giá Theo ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (UBTCTĐGQT, 2006, trang 431), định nghĩa một cách ngắn gọn: “thẩm định giá là quá trình ước tính giá trị” Còn giáo sư W.Seabrooke thuộc Viện Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh cho rằng “thẩm định giá là sự ước tính giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định” (Cục quản lý giá, 2007, trang 203) Theo giáo sư Lim Lam Yuan, Tổng thư ký Hiệp hội thẩm định giá Asean, Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức thẩm định giá thế giới định nghĩa rằng “thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường” (Cục quản lý giá, 2007, trang 203). Ở nước ta, khoản 2, điều 4 của Pháp lệnh giá Việt Nam chỉ rõ:”Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.
Có thể thấy khái niệm về thẩm định giá ở Việt Nam cũng chứa đựng những nội dung cơ bản, và tương tự như khái niệm thẩm định giá trên thế giới, nghĩa là cũng bao hàm một sự ước tính giá trị của một tài sản nhất định Khái niệm trên cũng chỉ ra rằng mục đích của thẩm định giá chính là xuất phát điểm cho việc lựa chọn quy trình và phương pháp để ước tính giá trị của tài sản Mục đích thẩm định giá khác nhau có thể dẫn đến các quy trình và phương pháp ước tính giá trị tài sản khác nhau Ngay cả quá trình ước tính cũng hàm chứa khả năng tạo ra những kết quả thẩm định giá không thống nhất cho cùng một loại tài sản và cùng một mục đích thẩm định giá, bởi việc ước tính ấy có thể được thực hiện dựa trên những nền tảng giả định và niềm tin khác nhau.
Từ tất cả những khái niệm trên, theo cách hiểu của tác giả thẩm định giá có thể được hiểu như sau: “Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản được thể hiện dưới hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ tại một thời điểm xác định”.
1.1.2 Thiết bị, giá trị thị trường của thiết bị và thẩm định giá trị thiết bị.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 3), máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ Một loại máy cụ thể thực hiện một loại công việc nhất định.
Theo Đoàn văn Trường (2004), máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng.
+ Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại tài sản mà trong đó có thể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị.
+ Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, một cái máy là chủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có một số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thực hiện một loại công việc nhất định.
Thiết bị phụ trợ: Là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các chức năng của doanh nghiệp.
Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc (và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất.
Máy móc thiết bị được coi như là tài sản khi nó có khả năng đưa lại một nguồn lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp và tính được chi phí hoặc giá thành của tài sản đó.
Giá trị thị trường của máy móc thiết bị là lượng tiền xác định mà một máy móc thiết bị cụ thể sẽ được trao đổi vào thời gian thẩm định giá giữa một người mua có thiện chí và người bán có thiện chí trong một giao dịch có thời gian đủ dài, qua đó các bên có hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc (cục quản lý giá, 2007).
Thẩm định giá máy móc thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp.
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2), lợi ích cho thuê là một hình thức của quyền tài sản, xuất phát từ những mối quan hệ hợp đồng giữa người cho thuê, là người sở hữu tài sản cho thuê, và người đi thuê hay người thuê, là người nhận quyền sử dụng tài sản cho thuê trong một thời gian, và thanh toán một khoản tiền thuê hay một giá trị kinh tế khác.
1.1.3 Mục tiêu và cơ sở thẩm định giá trị thiết bị.
Thẩm định giá nói chung và thẩm định giá máy móc thiết bị nói riêng được thực hiện cho những mục tiêu cụ thể Mục tiêu của thẩm định giá quyết định việc lựa chọn cơ sở thẩm định giá thích hợp, đó là thẩm định giá dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường Từ đó, giúp thẩm định viên lựa chọn đúng phương pháp thẩm định giá Do vậy thẩm định viên cần nắm vững về mục tiêu thẩm định giá thông qua việc trao đổi với khách hàng về loại tài sản cần thẩm định nhằm đáp ứng yêu cầu về thẩm định giá.
Giá trị thị trường: số tiền ước tính mà một tài sản có thể trao đổi được vào ngày thẩm định giá giữa một người mua tự nguyện (muốn mua) với một người bán tự nguyện (muốn bán) trong khoảng thời gian giao dịch đủ dài, và trong các giao dịch khách quan sau khi có hoạt động marketing xác thực, trong đó các bên đã hành động một cách hiểu biết lẫu nhau, thận trọng và không bị áp đặt (Đoàn văn Trường,
Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế a Thẩm định giá cho mục đích tài chính:
Thuật ngữ “mục đích tài chính” bao trùm một loạt các yêu cầu lớn cho hàng hoạt mục đích như: bảng cân đối tài sản của công ty, các chức năng kế toán và kiểm toán, các tiến trình chuyển giao và sát nhập, thế chấp đi vay, quản lý và thanh lý tài sản, mua hoặc bán, thẩm tra chi phí mua có đúng với thực tế thị trường được chấp nhận cả ở trong nước và quốc tế không, góp vốn của mỗi bên trong liên doanh, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Những hoạt động thẩm định giá này được thực hiện sau khi nhận được chỉ dẫn từ những người như chủ ngân hàng, chủ đầu tư, nhà quản lý và thanh lý tài sản, luật sư, kế toán viên và các bên liên doanh Bất kỳ một thẩm định giá máy móc thiết bị nào được thực hiện cho các mục đích tài chính sẽ phản ánh giá trị thị trường của máy móc thiết bị đó tại ngày thẩm định, dù mục đích của thẩm định là gì Do đó, cơ sở để thẩm định giá cho mục đích tài chính là giá trị thị trường. b Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm:
Các phương pháp thẩm định giá trị máy móc thiết bị phổ biến
Khi thẩm định giá máy móc thiết bị, các nhà thẩm định thường sử dụng một hoặc kết hợp những phương pháp sau:
Trong khi sử dụng các phương pháp trên để thẩm định giá máy móc thiết bị, không có phương pháp nào là phương pháp chính xác nhất, mà chỉ có phương pháp thích hợp nhất Việc lựa chọn phương pháp thích hợp nhất phụ thuộc vào các yếu tố: thuộc tính của tài sản cần thẩm định giá, sự sẵn có của dữ liệu về việc bán loại máy móc thiết bị đó, sự tin cậy và khả năng sử dụng các tài liệu thị trường, và vào mục đích của việc thẩm định giá.
Phương pháp so sánh là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Trường hợp áp dụng: phương pháp này thường dùng để thẩm định giá những máy móc thiết bị dùng cho việc mua hoặc bán, thế chấp, và đánh thuế.
Các bước tiến hành định giá máy móc thiết bị:
Bước 1: Tìm kiếm thông tin về các tài sản được bán trong thời gian gần đây mà có thể so sánh với tài sản đối tượng cần định giá làm chuẩn để so sánh Máy móc thiết bị được sử dụng làm máy chuẩn phải có cùng nguyên lý, đặc tính cấu tạo, cùng seri sản xuất, do một hãng hoặc do cùng nước chế tạo với máy móc thiết bị cần thẩm định giá, có giá bán trên thị trường mở trong thời gian gần nhất với thời điểm nghiên cứu thẩm định giá.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra các tài sản có thể so sánh, để xác định giá trị của nó và đảm bảo rằng các tài sản này là có thể so sánh được.
Bước 3: Xác định chỉ tiêu cơ bản của máy móc thiết bị để đối chiếu so sánh
Chỉ tiêu cơ bản của máy móc thiết bị là chỉ tiêu phản ánh khả năng gia công, khả năng sử dụng…Mọi sự thay đổi của các chỉ tiêu này sẽ tác động tới sự thay đổi giá của máy móc thiết bị.
Bước 4: Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau (tốt hơn và xấu hơn) của mỗi một tài sản so với tài sản mục tiêu, và điều chỉnh giá bán (có thể tăng lên hoặc giảm đi) của các tài sản này so với tài sản mục tiêu.
Bước 5: Xác định giá thị trường của máy cần thẩm định.
Trên cơ sở tìm kiếm máy móc thiết bị có cùng công dụng, nhưng hơn kém về đặc tính kỹ thuật chủ yếu, có giá thị trường đã biết làm máy chuẩn Từ đó xác định giá thị trường máy cần thẩm định theo công thức berim. x
G1 : là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá G0 : là giá trị của máy móc thiết bị có cùng công dụng có giá bán trên thị trường được chọn làm giá chuẩn.
N1 : là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá N0 : là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy chuẩn (đã có giá bán trên thị trường). x : là số mũ hãm độ tăng giá theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản.
Số mũ hãm độ tăng giá (x) luôn luôn nhỏ hơn 1, đa số các loại máy móc thiết bị hệ số mũ hãm x bằng 0,7 Tuy vậy, cũng có một số ít trường hợp số mũ hãm độ tăng giá bằng 0,75; 0,8; 0,85; 0,95 Số mũ này xác định được qua tổng kết thực tế giá của từng loại máy như:
- Đối với máy công cụ x = 0,7 – 0,75.
- Đối với máy phát điện nếu hiệu suất đạt 90 – 95% thì x được tính là 0,8.
- Đối với các loại máy móc thiết bị xác định theo chỉ tiêu độ lớn thì x cũng được tính từ 0,8 – 0,85. Để kết quả định giá theo phương pháp so sánh được chính xác thì vấn đề quan trọng là phải xác định được trong các đặc tính kinh tế kỹ thuật của máy móc thiết bị thì đặc tính nào là quan trọng nhất, và được sử dụng làm thông số để tính toán.
Ví dụ: Thẩm định giá một máy xúc bánh lốp do hãng Komatshu Nhật Bản sản xuất năm 1998 có công suất máy 200cv dung tích gầu xúc 0,8m3 Qua tập hợp thông tin thị trường được biết máy xúc bánh lốp Komatshu sản xuất năm 1998 có công suất máy 120cv, dung tích gầu xúc 0,5m3, có mức giá thị trường là 720 triệu đồng.
Tính toán: Đối với máy xúc, lấy đặc trưng cơ bản về đặc tính kinh tế kỹ thuật là dung tích gầu xúc, áp dụng công thức berim để tính:
- Do đây là máy công cụ nên ta chọn hệ số mũ x = 0,7.
- N1: là dung tích gầu của máy cần thẩm định giá, N1= 0,8m 3
- N0: là dung tích gầu của máy chuẩn, N0= 0,5m 3
Giá trị thị trường của máy cần thẩm định giá sẽ là:
Trong thí dụ này, do máy chuẩn cùng một hãng, cùng một nước sản xuất, và sản xuất cùng một thời điểm năm 1998 so với máy cần thẩm định giá, nên không cần điều chỉnh bổ sung thêm các hệ số chênh lệch về chất lượng, cũng như tỷ lệ lạm phát Trong trường hợp thẩm định giá máy móc thiết bị đang hoạt động tại nơi sản xuất của doanh nghiệp, thì giá trị thị trường của máy móc thiết bị không phải chỉ có giá mua, mà bao gồm các chi phí để máy có thể hoạt động được (chi phí cho việc vận chuyển, lắp đặt, cân chỉnh, hệ thống ghép nới điện, hơi, nước ) Việc thẩm định giá cũng cần tính đến dự định của người chủ sở hữu tài sản, người vận hành tài sản đó trên khía cạnh sử dụng dự tính, kế hoạch duy tu bảo dưỡng, và yêu cầu sản xuất trước mắt cũng như lâu dài. Ưu điểm:
- Là phương pháp hầu như không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.
- Nó thể hiện sự đánh giá về giá trị của thị trường, vì vậy nó có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục trong khi trình bày báo cáo, và được các cơ quan pháp lý công nhận.
Lý thuyết giá cả
Cầu thị trường: mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Cung thị trường: mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người sản xuất sẵn lòng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Giá cả thị trường (P) của hàng hóa hay dịch vụ được hình thành khi có sự trùng hợp về số lượng mà người mua muốn mua và số lượng mà người bán muốn bán
Số lượng sản phẩm (Q): là lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất.
Tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận được, khi tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định TR = P Q.
Doanh thu biên (MR): là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian.
Doanh thu trung bình (AR): là mức doanh thu mà doanh nghiệp nhận được tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm bán được.
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian.
Chi phí biên (MC) là sự thay đổi trong tổng chi phí hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi 1 đơn vị sản lượng sản xuất.
Chi phí trung bình (AC) là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng.
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC).
1.3.2 Các mô hình thị trường:
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: là thị trường mà trong đó số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dể dàng, sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, người mua và người bán phải nắm được thông tin thực tế về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên và giá sản phẩm luôn bằng nhau và bằng doanh thu trung bình (AR).
MR = AR = P Lợi nhuận sẽ tối đa hóa khi doanh thu biên bằng chi phí biên và bằng giá bán.
Do sự dể dàng trong sự gia nhập và rời bỏ ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bảo đảm cho giá sản phẩm ngang bằng với chi phí trung bình dài hạn tối thiểu P = LACmin, đây là một kết quả lý tưởng Vì mục đích của hoạt động kinh tế là thỏa mãn tối đa cho người tiêu thụ được lợi trên 2 mặt: mua được khối lượng sản phẩm lớn với mức giá thấp nhất.
Cạnh tranh hoàn toàn giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Tuy nhiên điều kiện cần thiết để tồn tại cạnh tranh hoàn toàn là một thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải đủ lớn để nó có thể tiến hành sản xuất với quy mô tối ưu Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.
- Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường mà trong đó có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay là rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường; sản phẩm của các doanh nghiệp có phân biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng, và có khả năng thay thế cao độ cho nhau, nhưng không thay thế hoàn toàn.
Mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên mỗi doanh nghiệp đều có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm soát giá sản phẩm của mình, thể hiện đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp là co giãn nhiều, nhưng không co giãn hoàn toàn (đường cầu hơi dốc xuống) Do đó, doanh thu biên luôn nhỏ hơn mức giá (MR LMC Do đó, giá cả và chi phí trung bình của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nhưng sản lượng lại nhỏ hơn.
So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền hoạt động kém hiệu quả hơn, các doanh nghiệp thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu, giá bán lớn hơn chi phí biên (P>MC).
Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
- Thị trường độc quyền nhóm: là thị trường mà trong đó chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm có thể là đồng nhất hay phân biệt Các doanh nghiệp mới khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn gia nhập ngành.
Doanh nghiệp độc quyền nhóm khi đưa ra quyết định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì phải sản xuất ở sản lượng thỏa MR=MC Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền nhóm còn phải tính đến phản ứng của doanh nghiệp khác khi đưa ra quyết định giá.
- Thị trường độc quyền hoàn toàn: là thị trường mà trong đó chỉ có người bán duy nhất và rất nhiều người mua, không có đường cung, không có quan hệ một – một giữa giá cả và sản lượng cung ứng, sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khó có sản phẩm thay thế.
Doanh thu trung bình bằng giá bán ở các mức sản lượng
AR = P Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên
MC = MR Doanh nghiệp sản xuất trong thị trường độc quyền thường sản xuất sản lượng nhỏ hơn và bán với mức giá cao hơn so với doanh nghiệp sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn.
Do độc quyền, doanh nghiệp thường quyết định chính sách giá theo từng mục tiêu cụ thể:
+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC
/ED/>1: cầu co giản nhiều
+ Mục tiêu tối đa hóa doanh thu: Để đạt doanh thu tối đa thì điều kiện là MR = 0 ở một mức sản lượng, và giá cả được xác định trên đường cầu P>MR.
+ Mục tiêu tối đa hóa sản lượng bán với điều kiện không bị lỗ:
Lý thuyết biển xanh
Theo W Chan Kim và Renée Mauborgne (2005), khái niệm biển xanh và biển đỏ dùng để mô tả thị trường toàn cầu Biển đỏ là chỉ những ngành công nghiệp và thị trường đang tồn tại, biên giới của các ngành công nghiệp đã được định nghĩa và chấp nhận, các qui luật của trò chơi cạnh tranh đã được biết đến Trong thị trường này, các công ty đang cố gắng thực hiện sự cạnh tranh để giành được nhiều lợi nhuận hơn cho nhu cầu tồn tại và phát triển Sản phẩm trở nên phổ dụng và cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhuộm đầy máu như là biển đỏ Vì thế ở thị trường này, người ta ví von như là biển đỏ
Biển xanh, thì ngược lại, chỉ ngành công nghiệp không tồn tại và thị trường chưa được biết đến, không chứa đựng sự cạnh tranh Ở thị trường này, nhu cầu được tạo ra nhiều hơn sự cạnh tranh, có nhiều cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng và tìm kiếm lợi nhuận Khái niệm cạnh tranh hầu như biến mất bởi vì qui luật của trò chơi đang đợi được thiết lập Biển xanh được mô tả tương ứng như là tiềm năng to lớn của thị trường chưa được khám phá Những chiến lược gia biển xanh nhận thức rằng biên giới thị trường chỉ tồn tại trong tiềm thức của những nhà quản lý và họ không cho phép những cấu trúc của thị trường đang tồn tại giới hạn suy nghĩ của họ Đối với họ, nhu cầu tăng thêm rất lớn đang ở bên ngoài và chưa khai thác, nhưng vấn đề nan giải là làm thế nào để tạo ra nó.
Lưu đồ 1.1: Hòn đá tảng của chiến lược biển xanh.
Sự cải thiện giá trị được tạo ra bằng cách giảm chi phí bằng cách thay đổi các yếu tố không tác động đến sự cải thiện và gia tăng giá trị mua bằng cách thay đổi các yếu tố ảnh hưởng đến sự cải thiện giá trị.
Cải tiến về giá trị
Lưu đồ 1.2: Bộ khung tạo ra đường cong giá trị mới.
Chiến lược biển xanh được dùng làm cơ sở lý luận để tạo ra sự khác biệt cho một phân khúc thị trường, ở đó người cho thuê sẽ tạo ra một sân chơi với những qui luật mới định hình cho người đi thuê tham gia vào và cùng hoạt động theo những qui luật họ đã định ra Họ sẽ tạo ra những yếu tố mới hoặc gia tăng ảnh hưởng của những yếu tố tạo ra đường cong giá trị mới Và loại bỏ bớt hoặc giảm bớt những yếu tố không tạo nên đường cong giá trị. Đường cong giá trị mới
Xác định những nhân tố nào nên được giảm bớt
Xác định những nhân tố nào phải loại trừ
Xác định nhân tố nào tạo ra giá trị mới
Xác định nhân tố nào góp phần gia tăng giá trị
Nội dung của chương này đề cập đến những vấn đề tổng quát của lý thuyết về thẩm định giá máy móc thiết bị để làm nền tảng cho những khai triển và phân tích sâu rộng hơn trong chương tiếp theo, cũng như để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đầu tiên của đề tài đó là: các phương pháp thẩm định giá trị thiết bị hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới là gì ? Và các nhà nghiên cứu đánh giá như thế nào về chúng ?
Bằng cách tóm lược một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề này, tác giả muốn cung cấp thêm bằng chứng để thuyết phục những người quan tâm rằng thẩm định giá máy móc thiết bị là một trong những chủ đề phức tạp và đầy thách thức Nó không chỉ thu hút sự quan tâm sâu sắc của những nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách đầu tư của các công ty, mà còn là mối bận tâm thường trực của không ít các nhà đầu tư và các nhà quản lý doanh nghiệp.
Sau khi giới thiệu tóm lược về khái niệm, mục tiêu, cơ sở, nguyên tắc, quy trình, và các phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị, phần tiếp theo của chương trình sẽ trình bày tóm tắt tình hình thẩm định giá máy móc thiết bị tại Đài truyền hình Tp HCM và từ đó đề xuất phương pháp thẩm định giá hệ thống máy phát sóng tại Đài.
Một trong những thông điệp quan trọng có thể rút ra từ khuôn khổ lý thuyết nêu trên đó là: bất chấp những tranh cãi của các nhà nghiên cứu xoay quanh tính ưu việt của phương pháp này hay phương pháp khác, điều rõ ràng là mỗi một phương pháp thẩm định giá đều có những lý lẽ biện minh cho sự ra đời và tồn tại của mình
Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để lựa chọn được một (hoặc một vài) phương pháp thích hợp nhất để sử dụng trong những điều kiện thẩm định giá cụ thể. Đặc điểm các thiết bị kỹ thuật đang được sử dụng trong ngành truyền hình và tình hình thẩm định giá trị thiết bị tại HTV là những nội dung sẽ được trình bày ở chương 2.
Một số hệ thống thiết bị kỹ thuật chuyên dụng đang hổ trợ cho chu trình sản xuất các chương trình truyền hình của Đài
Xe truyền hình vệ tinh.
Truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh lên vệ tinh, phục vụ cho các chương trình truyền hình trực tiếp, cầu truyền hình…nơi không thể truyền tín hiệu bằng cáp quang hoặc viba.
Cấu hình một xe truyền hình vệ tinh điển hình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Xe truyền hình vệ tinh.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
- Một chiếc xe tải, có tải trọng khoảng 4 tấn để vận chuyển các thiết bị từ nơi này đến nơi khác.
- Một hệ thống động cơ để di chuyển chảo lên xuống hoặc sang trái phải.
- Một chảo 2m được làm từ sợi carbon có nhiệm vụ thu nhận và phát tín hiệu lên vệ tinh.
- 2 LNB băng Ku và băng C, có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu có tầng số cao về giải trung tầng cho phép của các đầu thu và ngược lại.
- Một bộ mã hóa điều chế tín hiệu vệ tinh, có nhiệm vụ mã hóa tín hiệu vệ tinh theo dạng mã mong muốn và điều chế tín hiệu đã được mã hóa thành tín hiệu vệ tinh.
- Một bộ khuếch đại công suất băng C và ku, có nhiệm vụ nâng công suất lên mức mong muốn để bức xạ điện từ trường truyền tín hiệu lên vệ tinh.
Xe truyền hình lưu động
Thực hiện nhiệm vụ ghi hình, truyền hình ảnh và âm thanh đến xe uplink, cáp quang hoặc viba…
Cấu hình một xe truyền hình lưu động điển hình được thể hiện qua sơ đồ sau
Sơ đồ 2.3: Xe truyền hình lưu động.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
- Hệ thống 5 camera kỹ thuật số Dùng camera có độ nhạy cao, biến đổi AD 14bit, tỉ số nhiễu trên tạp âm cao, mức smear nhỏ và sử dụng cáp Triax sẽ cung cấp chất lượng hình tuyệt vời Cùng với ống kính có các thông số đáp ứng trong quá trình làm các chương trình ca nhạc, trò chơi, toạ đàm
- Hệ thống kiểm tra tín hiệu (Monitor) Sử dụng monitor loại LCD cho phép tín hiệu tái tạo tuyệt vời với góc nhìn rộng tới >85°, tiết kiệm điện năng, không gian lắp đặt.
- Hệ thống VTR định dạng DVCAM sẽ cho phép hệ thống có được chất lượng ghi hoàn hảo DVCAM là định dạng đại đa số của các Đài trên cả nước nên có sự thuận lợi khi đưa chương trình đi phát, dự thi, trao đổi thông tin và sử dụng quen thiết bị
- Video Switcher-Router hệ thống này làm dự phòng trong trường hợp nếu như Video Switcher gặp sự cố Nó có thể thay thế tạm thời trong trường hợp cần thiết, khẩn cấp.
- Hệ thống làm chữ cho phép thiết lập biểu tượng 2D hoặc 3D, có thư viện các hình mẫu đáp ứng các công việc về làm tin và quảng cáo Đầu ra của bộ làm chữ bằng đường SDI cho phép chất lượng hình ảnh tốt nhất.
- Hệ thống phân phối tín hiệu audio, video và chuyển đổi A/D, D/A Hệ thống này nhằm giao diện với các thiết bị khác và chuyển đổi tín hiệu Sử dụng thiết bị Modul cho phép dễ dàng bảo dưỡng, tiết kiện diện tích và giá thành hợp lý.
- Hệ thống Audio đáp ứng các nhu cầu về làm chương trình ca nhạc, trò chơi, hoà nhạc, lồng tiếng Kết hợp các loại Micro có dây và không dây, bên cạnh đó có bộ trễ tiếng, hạn mức cho phép đạt hiệu quả cao phục vụ các chương trình âm nhạc, lồng tiếng.
- Hệ thống Intercom, Tally cho phép người đạo diễn truyền tải thông tin đến phát thanh viên, quay phim, kỹ thuật viên Đáp ứng nhu cầu về cơ động, hệ thống Intercom tích hợp cả thiết bị có dây và không dây trong dây truyền.
Là nơi sản xuất các chương trình lớn trên truyền hình, tập trung rất nhiều thiết bị hiện đại nhất Việt Nam, gồm 1 số thiết bị tiêu biểu như:
- Camera Hitachi SK900 ống kính 24x7
- Camera Hitachi SK900 ống kính 18x7.6
- Camera wireless Hitachi SK900 ống kính 18x7.6
- Máy tạo chữ ( CG) : Chyron Duet Digital LEX
- Máy phóng ( projector ) : 16000 Ansi Roadster S+16K
- Các màn hình quan sát, kiểm tra các đường tín hiệu hình vào ra…
- Các thiết bị điều khiển âm thanh và ánh sáng
- Bàn điều khiển tín hiệu vào ra và tạo kỹ xảo hình ảnh.
- Hê thống Đèn phim trường và âm thanh phim trường …
Sơ đồ 2.4: Hệ thống thiết bị phim trường.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
Truyền dẫn tín hiệu hình tiếng trong phạm vi nhỏ ở một khu vực, do bị giới hạn bởi các vật cản là cây cối, nhà cao tầng và đường cong của vỏ trái đất Một hệ thống vi ba có thể bao gồm các bộ phận như:
Anten thu Dưới đây là cấu hình hệ vi ba điển hình, điểm đến điểm.
Sơ đồ 2.5: Mô hình hệ thống vi ba điển hình.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
Thiết bị phát hình. Đây là những thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu hình tiếng từ các nơi gởi về, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật về âm thanh và hình ảnh trước khi cho phép phát sóng hay lưu trữ.
Sơ đồ 2.6: Hệ thống phát hình.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM
Hệ thống máy phát sóng (đây là hệ thống thiết bị cần thẩm định giá) 51 2 2 Tình hình thẩm định giá trị máy phát sóng tại đài truyền hình tp hồ chí minh
Cấu hình cơ bản của một hệ thống máy phát sóng sẽ gồm 3 hệ chính: hệ máy phát sóng, hệ kiểm tra tín hiệu và tháp Anten.
Hiện nay trên thế giới có các mô hình sử dụng máy phát sóng phổ biến như sau:
Sơ đồ 2.7: Cấu hình các hệ máy phát sóng phổ biến.
O F F IC IA L S T A N D -B Y O F F IC IA L S T A N D -B Y O F F IC IA L S T A N D -B Y O F F IC IA L S T A N D -B Y
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
Với mục tiêu tạo sự an toàn và ổn định cho làn sóng HTV thì việc dự phòng cho máy phát là một yêu cầu không thể thiếu Do đó, theo sơ đồ cấu hình trên cho thấy với mô hình dự phòng chủ động (Active Reserve) thì máy phát được dự phòng tốt nhất Hệ thống máy phát sẽ bao gồm 2 Exciter và 2 khối công suất (Amplifier)
Một bộ cộng công suất (Power Combiner) sẽ cộng công suất từ hai khối công suất, vốn lúc nào cũng được chạy bởi 1 trong 2 exciter và đưa lên anten Cấu hình này cho phép máy phát hoạt động tiếp tục với phân nửa công suất ngay cả khi một exciter và một khối amplifier gặp sự cố Cấu hình hệ thống máy phát dự phòng chủ động phù hợp với việc phát các kênh sóng yêu cầu độ an tòan, ổn định làn sóng cao như kênh HTV7, HTV9 và HTV2.
Với hệ thống đòi hỏi độ dự phòng tương đối thì hệ thống máy phát theo cấu hình Dual Driver là một lựa chọn hợp lý Với cấu hình Dual Driver gồm 2 exciter gắn với 1 amplifier có chức năng tự chuyển mạch, hệ thống cho phép hoạt động bình thường khi 1 trong 2 exciter gặp sự cố So sánh với điều kiện thực tế thì cấu hình Dual Driver sẽ là một giải pháp phù hợp cho kênh truyền hình kỹ thuật số DVB-T Với công suất máy phát nhỏ, bộ amplifier của máy phát hình DVB-T không phải làm việc với điều kiện khắc nghiệt như analog, điều này cho phép ta chỉ dự phòng phần exciter cho máy phát mà thôi.
Hình 2.1: Mặt hiển thị hệ máy phát sóng.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
Hình 2.2: Kết cấu hệ máy phát sóng.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
Sau đây là đặc tính kỹ thuật của các thiết bị trong hệ thống máy phát sóng: a Máy phát
Công suất của 2 máy phát VHF, UHF sẽ là 22 – 25KW, công suất máy DVB-T là 6.2 – 6.4KWrms (bù trừ cho độ suy hao cáp khi cột anten là 250m)
Tất cả các máy phát là máy phát có cấu trúc không nối dây trong kết cấu nội tại máy Cấu trúc cơ khí của tất cả các máy phát phải là cấu trúc thật dễ dàng cho việc lắp ráp các module máy để tiện cho việc bảo trì và sửa chữa Tất cả các máy phát đều là loại máy giải nhiệt nước Đều có cơ chế dự phòng nóng – Active Reserve.
Các máy phát Analog (VHF + UHF) đều là máy phát có kiểu khuếch đại hình tiếng riêng Máy phát DVB-T phải là máy phát có các mode điều chế phân cấp và hỗ trợ phát DVB-H Tất cả máy phát Analog phải dễ dàng chuyển sang phát sóng số trong tương lai Hệ thống giải nhiệt bằng nước cho tất cả các máy phát phải có hệ thống dự phòng và chuyển đổi bằng tay hoặc tự động.
Các bộ chủ sóng của tất cả máy phát là các chủ sóng có kết cấu modular (kết cấu module) Dễ dàng chuyển đổi sang các tần số khác trong giải tần đang hoạt động Đối với các bộ chủ sóng của các máy analog được xử lý số hóa và dễ dàng chuyển đổi thành chủ sóng số trong tương lai Tất cả chủ sóng của các máy Analog được sửa sai trước cho tần công suất (pre-correction), chủ sóng máy DVB-T có DAP.
Khối khuyếch đại công suất và nguồn
Các ngăn công suất là 100% bán dẫn và có thể thay đổi cho nhau và thậm chí ngăn công suất hình cũng có thể thay thế cho công suất tiếng Đối với máy phát VHF các sò công suất phải sử dụng kiểu MOSFET Đối với máy UHF và DVB-T các sò công suất phải là kiểu LDMOS Các ngăn công suất và nguồn có hệ thống tự bảo vệ riêng và thông báo các thông số về hệ thống giám sát và điều khiển trung tâm của máy Tất cả các ngăn công suất và nguồn của tất cả máy phát đều có khả năng thay thế nóng khi có hư hỏng xảy ra Tất cả các ngăn công suất hoạt động toàn band (toàn VHF band III cho 2 máy phát VHF và toàn băng UHF cho máy phát UHF và DVB-T) Tất cả các bộ nguồn của các máy phát được ổn áp, các bộ nguồn này được gắn chung trong các ngăn công suất hoặc có thể gắn rời, một ngăn nguồn cho một ngăn công suất hoặc tối đa là 2 ngăn công suất. b Hệ thống điều khiển và giám sát
Tất cả máy phát có khả năng điều khiển và giám sát theo các chuẩn kết nối và nghi thức phổ biến hiện nay như: TCP/IP, RS232, Bitbus, Parallel, Netlink, Modem, SNMP Hệ thống giám sát của tất cả các máy phát có khả năng chỉ thị và giám sát chi tiết đến từng module nhỏ của máy và đến từng con fet công suất.
Các thiết bị đầu vào:
Các thiết bị có khả năng hoạt động bền bỉ với độ ổn định cao Tất cả các màn hình hiển thị là LCD Tất cả các thiết bị trong hệ thống đầu vào là thiết bị
SDI Việc giám sát tín hiệu Audio được thể hiện lên màn hình cùng với tín hiệu Video Hệ thống giám sát được các tín hiệu khi bắt đầu mới vào Đài Phát và các tín hiệu sau các máy phát một cách rõ ràng và khoa học Hệ thống đầu vào thiết kế bao gồm cả đường nguồn tín hiệu chính và dự phòng.
Các thiết bị và phụ kiện liên quan:
Hệ thống máy lạnh, tủ điện, hệ thống chiếu sáng được thiết kế khoa học và hợp lý Các thiết bị khác: 01 bộ Combiner (UHF + DVB-T), một số RF adapter 3-1/8” ra 6-1/8”, 01 máy phân tích phổ 01 ampli + 01 nguồn dự phòng cho mỗi máy phát 02 tải giả UHF 25KW cho máy UHF Analog và DVB-T Một số máy tính destop để giám sát và điều khiển máy phát từ xa Tuyến cáp quang và thiết bị thu – phát tín hiệu quang tương ứng từ phòng tổng khống chế đến phòng máy phát.
Và tòan bộ thiết bị, vật tư, linh kiện … để đưa tín hiệu từ phòng tổng khống chế của đài đến phòng máy phát và đưa vào hệ thống ống dẫn sóng của Anten mới 250m của đài. c Tháp Anten 250m:
Tháp Anten bao gồm cột tháp và các anten phát sóng được gắn trên đỉnh, có nhiệm vụ truyền tín hiệu sóng truyền hình đi xa, ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ như hệ thống ống dẫn sóng, chống sét, đèn báo không, thang máy hổ trợ cho công tác bảo trì sửa chữa và đảm bảo cho tháp anten hoạt động an toàn.
VHF CH7 - 20KW and CH9 - 20KW.
Nguồn: thu thập dữ liệu từ Ban quản lý kỹ thuật Đài truyền hình Tp HCM.
2 2 TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ MÁY PHÁT SÓNG TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP HỒ CHÍ MINH. Ở nước ta khi chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thay thế dần nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp; trong điều kiện đất đai, tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt là tài sản thuộc doanh nghiệp Nhà nước còn rất lớn, hàng năm ngân sách Nhà nước cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm mới trang thiết bị nhiều ngàn tỷ đồng Đài truyền hình Tp HCM cũng không nằm ngoài cơ chế này, các thiết bị phục vụ sản xuất các chương trình truyền hình và phát sóng đều là tài sản thuộc sở hữu nhà nước Do đó, việc khai thác và sử dụng những trang thiết bị này đều theo cơ chế công văn giấy tờ (xin cho), nghĩa là đơn vị nào có nhu cầu sử dụng thiết bị chỉ cần có công văn yêu cầu khi nào thực hiện xong chương trình thì gởi trả lại cho đơn vị quản lý bảo quản Chính điều này dẫn đến một số bất cập: khai thác thiết bị một cách lãng phí, tùy tiện, không sử dụng hết năng suất thiết bị vốn có, chế độ bảo trì bảo dưỡng chỉ ở một chừng mực (do hiệu quả đầu tư thiết bị không cao dẫn đến các chi phí cộng thêm bị hạn chế),
…Điển hình nhất có thể thấy được là hệ thống máy phát sóng, được đưa vào khai thác từ năm 2009 có thể phát được 8 kênh số và 2 kênh tương tự (về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể chuyển đổi 2 kênh tương tự này thành 16 kênh số để nâng tổng số kênh lên rất nhiều lần) Mặc dù số kênh nhiều nhưng hiệu suất khai thác kênh lại không cao, chương trình phát trên các kênh không tính đến chi phí sử dụng hệ máy phát sóng này, các chương trình của các sở ban ngành và các đài bạn có thể phát trên các kênh sóng miễn phí hoàn toàn chỉ cần 1 công văn yêu cầu Từ đó có thể thấy một thực trạng là giá cho thuê thiết bị hầu như không được quan tâm, hiệu quả đầu tư không được tính toán đến; hao mòn thiết bị theo thời gian, chi phí vận hành và bảo trì bảo dưỡng vẫn theo lối mòn từ trước để lại Vì thế, việc tái đầu tư cho một hệ thống mới trong tương lai sẽ vẫn dựa ngân sách nhà nước và chu kỳ xin cho vẫn tiếp diễn nếu không có sự thay đổi trong cách nhìn cách nghĩ.
Thông tin chuyên gia
Theo kết quả khảo sát và tính toán tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.1, những chuyên gia hoạt động đúng ngành đào tạo là 27 người, chiếm tỷ lệ 90% trong tổng số mẫu khảo sát, 3 người còn lại mặc dù không được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng được đào tạo từ những ngành có liên quan và có thâm niên hoạt động trong ngành truyền hình
Trong số mẫu khảo sát, có những chuyên viên đứng đầu trong ngành, có vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành trong ngắn và dài hạn Số chuyên gia nhiều kinh nghiệm hoạt động trên 10 năm là 18 người chiếm tỷ lệ 60%, từ 5 đến 10 năm là 27%, dưới 5 năm là 13% Những chuyên gia chỉ làm việc tại Đài truyền hình
Tp HCM là 21 người chiếm tỉ lệ 70%, từ 2 cơ quan trở lên là 30% Số chuyên gia trực tiếp quản lý vận hành hệ thống máy phát sóng là 20 người chiếm tỷ lệ 67%, không trực tiếp vận hành là 33% (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Thông tin chuyên gia.
Nghề nghiệp Điện tử viễn thông 27 90
Thay đổi nơi làm việc
1 công ty 21 70 nhiều hơn 1 công ty 9 30
Nguồn: khảo sát và tính toán tổng hợp. Đài truyền hình Tp HCM là cơ quan truyền thông lớn nhất của khu vực phía nam, nơi tập trung nguồn nhân lực lớn (trên 1000 người) với đa ngành nghề, đa lĩnh vực, lực lượng chuyên viên kỹ thuật chiếm khoảng 30% tổng số nhân viên toàn cơ quan Hầu hết các kỹ sư này được phân bổ rãi khắp các khâu sản xuất của Đài như: tiền kỳ, hậu kỳ, âm thanh, ánh sáng, đồ họa, phim trường, sửa chữa, vận hành hệ thống phát hình, phát sóng…Trong số này, học viên chọn lọc những chuyên gia đang trực tiếp quản lý vận hành hệ thống máy phát sóng và một số chuyên gia khác là những lãnh đạo, chuyên viên dự án có liên quan đến việc hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai của HTV tham gia vào mẫu khảo sát Do đó, từ kết quả tổng hợp trên, ta thấy các đánh giá thu được từ những ý kiến chuyên gia hoàn toàn đáng tin cậy, có thể dùng làm cơ sở cho những phân tích tiếp theo.