Lý thuyết giá cả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

1.3.1. Một số khái niệm:

Cầu thị trường: mơ tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà những người tiêu dùng sẵn lòng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cung thị trường: mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà những người sản xuất sẵn lòng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Giá cả thị trường (P) của hàng hóa hay dịch vụ được hình thành khi có sự trùng hợp về số lượng mà người mua muốn mua và số lượng mà người bán muốn bán.

Số lượng sản phẩm (Q): là lượng hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất.

Tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp nhận được, khi tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định. TR = P Q.

Doanh thu biên (MR): là doanh thu tăng thêm trong tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian.

Doanh thu trung bình (AR): là mức doanh thu mà doanh nghiệp nhận được tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm bán được.

Tổng chi phí (TC) là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian.

Chi phí biên (MC) là sự thay đổi trong tổng chi phí hay trong tổng chi phí biến đổi khi thay đổi 1 đơn vị sản lượng sản xuất.

Chi phí trung bình (AC) là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng.

Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC).

1.3.2. Các mơ hình thị trường:

Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:

- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: là thị trường mà trong đó số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dể dàng, sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, người mua và người bán phải nắm được thông tin thực tế về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên và giá sản phẩm ln bằng nhau và bằng doanh thu trung bình (AR).

MR = AR = P

Lợi nhuận sẽ tối đa hóa khi doanh thu biên bằng chi phí biên và bằng giá bán.

MC = MR = P

Do sự dể dàng trong sự gia nhập và rời bỏ ngành trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, bảo đảm cho giá sản phẩm ngang bằng với chi phí trung bình dài hạn tối thiểu P = LACmin, đây là một kết quả lý tưởng. Vì mục đích của hoạt động kinh tế là thỏa mãn tối đa cho người tiêu thụ được lợi trên 2 mặt: mua được khối lượng sản phẩm lớn với mức giá thấp nhất.

Cạnh tranh hoàn toàn giúp cho các ngành sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để tồn tại cạnh tranh hoàn toàn là một thị trường sản phẩm tương đối lớn, cũng như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp phải đủ lớn để nó có thể tiến hành sản xuất với quy mơ tối ưu. Nhờ đó sản phẩm được sản xuất với chi phí trung bình thấp nhất.

- Thị trường cạnh tranh độc quyền: là thị trường mà trong đó có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay là rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi doanh nghiệp là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường; sản phẩm của các doanh nghiệp có phân biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng,... và có khả năng thay thế cao độ cho nhau, nhưng khơng thay thế hồn tồn.

Mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu của mình nên mỗi doanh nghiệp đều có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm sốt giá sản phẩm của mình, thể hiện đường cầu sản phẩm đối với doanh nghiệp là co giãn nhiều, nhưng không co giãn hồn tồn (đường cầu hơi dốc xuống). Do đó, doanh thu biên luôn nhỏ hơn mức giá (MR<P).

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, cân bằng dài hạn được xác lập khi mức giá bằng chi phí trung bình dài hạn và lớn hơn chi phí biên dài hạn: P = LAC > LMC. Do đó, giá cả và chi phí trung bình của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cao hơn so với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn nhưng sản lượng lại nhỏ hơn.

So với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường cạnh tranh độc quyền hoạt động kém hiệu quả hơn, các doanh nghiệp thiết lập quy mô sản xuất nhỏ hơn quy mô sản xuất tối ưu, giá bán lớn hơn chi phí biên (P>MC).

Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. MC = MR

- Thị trường độc quyền nhóm: là thị trường mà trong đó chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi doanh nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sản phẩm có thể là đồng nhất hay phân biệt. Các doanh nghiệp mới khó hoặc khơng thể gia nhập ngành vì có những rào chắn gia nhập ngành.

Doanh nghiệp độc quyền nhóm khi đưa ra quyết định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì phải sản xuất ở sản lượng thỏa MR=MC. Tuy nhiên, doanh nghiệp độc quyền nhóm cịn phải tính đến phản ứng của doanh nghiệp khác khi đưa ra quyết định giá.

- Thị trường độc quyền hồn tồn: là thị trường mà trong đó chỉ có người bán duy nhất và rất nhiều người mua, khơng có đường cung, khơng có quan hệ một – một giữa giá cả và sản lượng cung ứng, sản xuất ra một loại sản phẩm riêng biệt, khó có sản phẩm thay thế.

Doanh thu trung bình bằng giá bán ở các mức sản lượng AR = P

Lợi nhuận sẽ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên MC = MR

Doanh nghiệp sản xuất trong thị trường độc quyền thường sản xuất sản lượng nhỏ hơn và bán với mức giá cao hơn so với doanh nghiệp sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn.

Do độc quyền, doanh nghiệp thường quyết định chính sách giá theo từng mục tiêu cụ thể:

+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC

              D E MC P 1 1 1 > MC khi /ED/>1

/ED/>1: cầu co giản nhiều

+ Mục tiêu tối đa hóa doanh thu:

Để đạt doanh thu tối đa thì điều kiện là MR = 0 ở một mức sản lượng, và giá cả được xác định trên đường cầu P>MR.

+ Mục tiêu tối đa hóa sản lượng bán với điều kiện khơng bị lỗ:

Mục tiêu này thường đặt ra trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường. Với mục tiêu tối đa hóa sản lượng bán với điều kiện khơng bị lỗ thì điều kiện là TR = TC hoặc P = AC.

+ Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức so với chi phí trung bình:

Kỹ thuật định giá này rất phổ biến trên thực tế, nếu gọi lợi nhuận định mức so với chi phí trung bình là a thì giá bán được tính như sau:

P = (1+a)AC.

Hay P = AC + aAC

Trong kỹ thuật này, phần lợi nhuận tăng thêm được tính dựa trên chi phí trung bình. Trong một số trường hợp, tùy theo điều kiện của doanh nghiệp và thị trường phần lợi nhuận tăng thêm này có thể được tính dựa trên doanh thu (hay giá bán).

+ Mục tiêu đạt lợi nhuận định mức so với doanh thu, giá bán được tính theo cơng thức sau:

a AC P   1 Hay P = AC + aP

1.3.3. Giá cho thuê:

Giá cho thuê là mức giá thỏa thuận giữa người thuê và người cho thuê về một hàng hóa hay dịch vụ.

Đặc điểm của ngành truyền hình Việt Nam, mỗi tỉnh có một Đài truyền hình riêng và chịu trách nhiệm phát sóng trong khu vực được cấp phép. Do đó, ngành truyền hình mang đặc thù của thị trường độc quyền hồn tồn, và có khả năng quyết định mức giá cho thuê. Xét trong trường hợp cụ thể là dịch vụ cho thuê hệ thống máy phát sóng tại Đài truyền hình Tp HCM, khả năng quyết định mức giá cho thuê được thể hiện ở quyết định lợi nhuận mà Đài truyền hình kỳ vọng, cơ sở để xác định mức giá cho thuê phải dựa vào các yếu tố như:

- Chi phí lắp đặt và đào tạo, chi phí vận hành hệ thống.

- Giá trị của máy móc thiết bị vào thời điểm cho thuê, tỉ lệ hao mòn của máy móc thiết bị.

- Thời gian cho thuê, lạm phát.

- Mức lợi nhuận kỳ vọng của người cho thuê.

Dựa vào cơ sở trên, để định một mức giá cho thuê hợp lý cần phải thực hiện các bước sau:

- Xác định dòng thu nhập dự kiến (CFt) theo năm t (t: là năm đang khảo sát), dòng thu nhập này phụ thuộc vào các yếu tố như: hao mịn, chi phí vận hành và lợi nhuận kỳ vọng.

CFt= hao mịn + chi phí vận hành + lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận kỳ vọng = %lợi nhuận kỳ vọngCFt

- Xác định dòng thu nhập ròng dự kiến theo năm t CFròng(t)= CFt– chi phí vận hành.

- Thẩm định giá trị máy móc thiết bị để cho thuê theo phương pháp thu nhập ở mục 1.2.2.    n n n t t t rong chothuê i V i CF V     1 1 1 ) ( Trong đó:

- Giá trị thu hồi (Vn), có được nhờ thanh lý tài sản sau khi hết hợp đồng cho thuê.

- i: tỉ suất chiết khấu

- Sau khi xác định được giá trị thiết bị để cho thuê, người cho thuê sẽ tìm mức giá cho thuê đều hàng năm dựa vào các yếu tố như: giá trị máy móc thiết bị vào thời điểm cho thuê, thời gian cho thuê, và lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)