Đặc điểm của mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)

Tổng số mẫu khảo sát là 30 mẫu, đều là những chuyên viên kỹ thuật đầu ngành đang công tác tại Đài truyền hình Tp HCM, tất cả đều là nam giới và được đào tạo chuyên môn trước khi tham gia vào khai thác hệ thống thiết bị.

3.2.1 Thông tin chuyên gia.

Theo kết quả khảo sát và tính tốn tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.1, những chuyên gia hoạt động đúng ngành đào tạo là 27 người, chiếm tỷ lệ 90% trong tổng số mẫu khảo sát, 3 người còn lại mặc dù không được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng được đào tạo từ những ngành có liên quan và có thâm niên hoạt động trong ngành truyền hình.

Trong số mẫu khảo sát, có những chuyên viên đứng đầu trong ngành, có vai trị quyết định đến sự phát triển của ngành trong ngắn và dài hạn. Số chuyên gia nhiều kinh nghiệm hoạt động trên 10 năm là 18 người chiếm tỷ lệ 60%, từ 5 đến 10 năm là 27%, dưới 5 năm là 13%. Những chuyên gia chỉ làm việc tại Đài truyền hình Tp HCM là 21 người chiếm tỉ lệ 70%, từ 2 cơ quan trở lên là 30%. Số chuyên gia trực tiếp quản lý vận hành hệ thống máy phát sóng là 20 người chiếm tỷ lệ 67%, không trực tiếp vận hành là 33% (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Thông tin chuyên gia.

Thông tin (ĐVT: người)Số người Tỷ lệ(%)

Nghề nghiệp Điện tử viễn thông 27 90 Khác 3 10 Kinh nghiệm Dưới 5 năm 4 13 Từ 5 đến 10 năm 8 27 Trên 10 năm 18 60 Thay đổi nơi làm việc 1 công ty 21 70

nhiều hơn 1 công

ty 9 30 Vận hành Trực tiếp 20 67 Khơng trực tiếp 10 33 Nguồn: khảo sát và tính tốn tổng hợp.

Đài truyền hình Tp HCM là cơ quan truyền thông lớn nhất của khu vực phía nam, nơi tập trung nguồn nhân lực lớn (trên 1000 người) với đa ngành nghề, đa lĩnh vực, lực lượng chuyên viên kỹ thuật chiếm khoảng 30% tổng số nhân viên toàn cơ quan. Hầu hết các kỹ sư này được phân bổ rãi khắp các khâu sản xuất của Đài như: tiền kỳ, hậu kỳ, âm thanh, ánh sáng, đồ họa, phim trường, sửa chữa, vận hành hệ thống phát hình, phát sóng…Trong số này, học viên chọn lọc những chuyên gia đang trực tiếp quản lý vận hành hệ thống máy phát sóng và một số chuyên gia khác là những lãnh đạo, chuyên viên dự án có liên quan đến việc hoạch định chiến lược phát triển trong tương lai của HTV tham gia vào mẫu khảo sát. Do đó, từ kết quả tổng hợp trên, ta thấy các đánh giá thu được từ những ý kiến chuyên gia hồn tồn đáng tin cậy, có thể dùng làm cơ sở cho những phân tích tiếp theo.

3.2.2 Đánh giá của chuyên gia về chi phí bảo trì sửa chữa và tỷ trọng chất lượng cịn lại của hệ thống. lượng còn lại của hệ thống.

Từ bảng 3.2 cho ta một số nhận định:

- Tất cả chuyên gia được phỏng vấn đều nhận định chi phí đầu tư ban đầu ảnh hưởng đến giá trị thiết bị và có 29 người đồng ý nên có chế độ bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống máy phát sóng với tỷ lệ 97%, chỉ có 1 người cho rằng khơng cần thiết vì hệ thống mới được đưa vào sản xuất được 2 năm nên không cần thiết phải thực hiện bảo trì.

- Về chi phí bảo trì bảo dưỡng, qua kết quả khảo sát, có 21 chun gia nhận định rằng chi phí bảo trì bảo dưỡng dưới 500 triệu đồng/năm đạt tỷ lệ 72%, từ 500 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/năm là 24%, trên 1 tỷ đồng/năm là 4%.

- Theo các chuyên gia, hệ thống máy phát sóng vừa mới đưa vào vận hành được 2 năm nên chế độ sửa chữa định kỳ hàng nằm tương đối thấp, có 22 người đồng ý có khả năng xảy ra hư hỏng 1 lần/năm chiếm tỷ lệ 73%, trên 2 lần/năm là 27%. Chi phí sửa chữa trong 1 năm dưới 100 triệu đồng có 10 chuyên gia đồng ý với tỷ lệ 33%, từ 100 triệu đồng/năm đến 1 tỷ đồng/năm có 16 người chiếm tỷ lệ 54%, trên 1 tỷ đồng/năm đạt tỷ lệ 13%. Hệ thống máy phát sóng tại HTV đã đưa vào khai thác được 2 năm, theo nhận định của một số chuyên gia thì

trong những năm đầu, hệ thống này ít bị hư hỏng do cịn mới và tần suất hư hỏng sẽ tăng dần theo thời gian sử dụng. Do đó, chế độ bảo trì định kỳ thường xuyên là rất quan trọng để góp phần duy trì tuổi thọ của các thiết bị, giảm số lần hư hỏng trong năm. Từ kết quả khảo sát và tình hình thực tế trong quá trình sử dụng, học viên rút ra một nhận định là chi phí bảo trì sửa chữa trung bình cho hệ thống này là khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

- Theo các chuyên gia, công suất của thiết bị ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của thiết bị có 23 người đồng quan điểm với tỷ lệ 77%, và 7 chuyên gia không cùng quan điểm này chiếm tỷ lệ 23%. Ảnh hưởng của công suất đến chế độ vận hành của hệ thống thiết bị có 26 chuyên gia đồng ý đạt tỷ lệ 87%, và 4 chuyên gia không đồng ý với tỷ lệ 13%. Từ kết quả khảo sát trên cho ta nhận định rằng, theo kinh nghiệm của số đông chun gia, cơng suất của hệ thống máy phát sóng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và chế độ vận hành của thiết bị, nghĩa là cơng suất càng lớn thì thiết bị càng mau hư hỏng đồng thời thời gian vận hành của thiết bị cũng giảm do tác động bởi nhiều yếu tố kỹ thuật (công nghệ, nhiệt độ…). Nhưng vẫn có những chuyên gia cho rằng, với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, vấn đề công suất không còn là trở ngại đối với thời gian sử dụng hay chế độ vận hành của thiết bị và có thể kết quả từ việc sử dụng hệ thống máy phát này với công nghệ mới sẽ chứng minh cho những nhận định của nhóm chuyên gia này.

- Khi xét đến yếu tố giá trị cịn lại, có nhiều luồn ý kiến khác nhau về căn cứ vào đâu để đánh giá giá trị còn lại của hệ thống, và có một số luận điểm cho rằng nên đánh giá dựa vào thời gian sử dụng, ý kiến khác lại nói nên dựa trên ý kiến của chuyên gia, và có thể dựa trên cơng suất…Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia thì 21 người đồng ý với luận điểm đánh giá giá trị còn lại dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia trong ngành chiếm tỷ lệ 63%, 11 người cho rằng nên dựa trên thời gian với tỷ lệ 37%, và khơng có ý kiến khác.

Bảng 3.2: Đánh giá của chun gia về chi phí bảo trì sửa chữa. Thơng tin (ĐVT: người)Số người Tỷ lệ(%)

Bảo trì bảo dưỡng có 29 97 Khơng 1 3 Chí phí bảo trì bảo dưỡng Dưới 500 triệu 21 70 Từ 500 đến 1 tỷ 7 24 Trên 1 tỷ 2 6 Sửa chữa 1 lần 22 73 hơn 1 lần 8 27 Chi phí sửa chữa Dưới 100 triệu 10 33 Từ 100 đến 1 tỷ 16 54 Trên 1 tỷ 4 13 Thời gian sử dụng Có 23 77 khơng 7 23 Chế độ vận hành Có 26 87 khơng 4 13 Chất lượng còn lại

Kinh nghiệm chuyên gia 21 63

Thời gian sử dụng 11 37

Nguồn: khảo sát và tính tốn tổng hợp.

Hệ thống máy phát sóng gồm 3 hệ chính: hệ máy phát sóng, hệ kiểm tra giám sát tín hiệu và hệ tháp anten. Để xác định tỷ trọng và giá trị cịn lại, chúng ta có thể dựa trên các yếu tố tài chính để có kết quả nhưng sẽ không đánh giá được hết giá trị thực của hệ thống do ảnh hưởng bởi những nhân tố từ bên ngồi mang lại. Do đó, ta có thể thơng qua chun gia để có một cách đánh giá một cách đầy đủ hơn. Qua khảo sát, ta thấy hệ máy phát sóng chiếm tỷ trọng 52% toàn hệ thống tương ứng với chất lượng còn lại là 79%, hệ giám sát và kiểm tra chiếm tỷ trọng 14% tương ứng với chất lượng còn lại 84%, hệ tháp anten chiếm tỷ trọng 34% tương ứng với chất lượng còn lại 90% (xem bảng 3.3).

Bảng 3.3: Tỷ trọng và chất lượng còn lại của hệ thống máy phát sóng. Tỷ trọng (%) Chất lượng cịn lại (%) Máy phát sóng 52 79

Giám sát và kiểm tra 14 84

Tháp Anten 34 90

Nguồn: khảo sát và tính tốn tổng hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định giá trị thiết bị chuyên dụng trong ngành truyền hình để thuê nghiên cứu điển hình hệ thống máy phát sóng tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 87)