PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố đã được hình thành, phát triển từ lâu và được xem là một bộ phận của ngành thủy sản của thành phố Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui chơi, thưởng ngoạn, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, đặc biệt là đóng góp giá trị trong sản xuất nông nghiệp của thành phố Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh có xu hướng phát triển mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, bước đầu đã khẳng định được vị trí trong ngành thủy sản của thành phố, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nguồn vốn đa dạng trong nhân dân Trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh hàng năm đã mang lại giá trị đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cá cảnh là 4 triệu USD, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh đạt gần 10 triệu USD, gấp 2,5 lần so với năm 2006; thị trường xuất khẩu cá cảnh phần lớn Châu Âu 65 - 70%, thị trường Mỹ 17 - 20%, còn lại là ở các nước khu vực Châu Á
Giai đoạn trước năm 2004, việc sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố còn mang tính tự phát, riêng lẻ; kỹ thuật lai tạo giống loài cá cảnh chưa được nghiên cứu sâu theo hướng công nghệ; chủng loại cá nhiều nhưng không tập trung, chưa tạo thành hàng hóa khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn; chưa có những tổ chức như hội, hiệp hội cá cảnh để bảo vệ quyền lợi của người nuôi, người sản xuất và làm cầu nối giới thiệu cá cảnh trong nước ra thế giới
Nhận thấy tiềm năng phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh phù hợp với nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004 về phát triển chương trình hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn
2004-2010; qua 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã mang lại một số kết quả khả quan như: Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố tăng gần 250 cơ sở, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng; sản lượng sản xuất năm 2010 đạt 60 triệu con, tăng gấp 3 lần so với năm 2005; thành phố cũng đã thành lập Hội cá cảnh thành phố, Chi hội cá La hán, Chi hội Cá Dĩa
Trong xu thế phát triển đô thị và hội nhập kinh tế thế giới, ngoài việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có sức cạnh tranh, gắn liền với đặc trưng của một đô thị lớn của cả nước, sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố cũng phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn dịch bệnh phù hợp với những cam kết của nước ta khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế Giới
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu vấn đề “Phát tri ể n ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t cá c ả nh trong n ề n nông nghi ệ p đ ô th ị thành ph ố H ồ Chí Minh” từ đó đề ra các giải pháp phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 2 mục tiêu sau:
- Đánh giá sự phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh theo yêu cầu phù hợp với nông nghiệp đô thị của TP.HCM
- Gợi ý một số giải pháp, chính sách để thúc đẩy hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM phát triển đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM diễn ra như thế nào?
- Hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM hiện nay có những thị trường nào;
Yêu cầu của những thị trường này là gì?
- Hiện trạng về cấu trúc tổ chức, hoạt động và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất cá cảnh ở TP.HCM như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu vào hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố, trong đó nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa
- Thời gian: từ năm 2006 đến năm 2010.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài sẽ đánh giá được quá trình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 đến 2010; kết hợp phân tích hiệu quả sản xuất của cá Chép Nhật và cá Dĩa từ đó đề xuất những chính sách để phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh phù hợp trong nền nông nghiệp đô thị của thành phố.
Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các phần:
Chương 1: Phần mở đầu Chương 2: Cơ sở lý thuyết, đặc điểm nông nghiệp đô thị; kinh nghiệm phát triển đô thị các nước và tình hình sản xuất sản xuất cá cảnh ở một số nước khu vực Đông Nam Á
Chương này tập trung vào lý thuyết liên quan đến nông nghiệp: Các khái niệm về nông nghiệp đô thị của các tổ chức, nhà nghiên cứu trong nước và thế giới
Trong chương cũng nêu lên quá trình phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM làm cơ sở để đánh giá hiện trạng phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính trong chương tập trung nêu lên phương pháp để thực hiện việc nghiên cứu, từ đó hình thành khung phân tích của đề tài
Chương 4: Phân tích thực trạng phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2006-2010
Nội dung chính trong chương là đánh giá tình hình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM, trong đó tập trung các nội dung:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung của hoạt động sản xuất cá cảnh gồm: tổ chức sản xuất; chủng loại sản xuất; quy mô, sản lượng, giá trị; phân tích chi phí, vốn đầu tư và lợi nhuận của hoạt động sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của hoạt động sản xuất cá cảnh (năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường), bao gồm các yếu tố: quy mô, chủng loại, năng lực cạnh tranh,… từ đó thấy được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, làm cơ sở xây dựng các chính sách và đề xuất chiến lược phát triển
- Phân tích các chính sách phát triển nông nghiệp đô thị và chính sách phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố đang vận dụng trong việc phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố phù hợp với nền nông nghiệp đô thị
Từ những đánh giá thực trạng ở trên kết hợp với cơ sở lý thuyết chương 1, nghiên cứu sẽ đúc kết lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu và phát huy thế mạnh
Chương 5: Kết luận - đề nghị
Từ những đánh giá thực trạng ngành sản xuất cá cảnh TP.HCM nghiên cứu sẽ gợi ý một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh phù hợp với nền nông nghiệp đô thị Trong đó, các giải pháp được nêu ra:
- Phát triển theo khu vực và theo vùng
- Hội nhập, liên kết trong sản xuất và kỹ thuật.
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ CẢNH Ở MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Cơ sở lý thuyết
Theo tổ chức Lương nông thế giới của Liên hiệp quốc (FAO), nông nghiệp đô thị được định nghĩa như là một ngành sản xuất, chế biến và thương mại lương thực và nhiên liệu, chủ yếu đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng trong một thị trấn, thành phố, hoặc đô thị dựa trên nguồn đất và nước phân tán ở khắp các vùng đô thị và ngoại ô, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị để sản xuất ra nhiều loại cây trồng và vật nuôi Nông nghiệp đô thị như là một ngành mà nó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của một đô thị
Theo Hội đồng Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ (The Council on Agriculture, Science and Technology, CAST, 2002) là một công ty quốc tế về khoa học và xã hội chuyên ngành ở Ames Iowa thì nông nghiệp đô thị là một hệ thống phức hợp bao gồm nhiều khía cạnh được quan tâm, từ cốt lõi truyền thống của các hoạt động gắn liền với sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối và tiêu thụ, cho đến vô số các lợi ích và các dịch vụ khác ít được biết tới và nói tới, bao gồm sự giải trí, vui chơi, sức sống kinh tế và tinh thần doanh nghiệp, sức khỏe và phúc lợi cá nhân, sức khỏe và phúc lợi cộng đồng, phong cảnh xinh đẹp, và sự phục hồi môi trường Nông nghiệp đô thị bao gồm cả về môi trường, vấn đề sức khỏe và giải trí
Nông nghiệp đô thị có thể được định nghĩa như là sự trồng trọt hoặc chăn nuôi gia súc nhằm mục tiêu lương thực hoặc các mục đích khác bên trong hoặc xung quanh các đô thị, các thị trấn, và liên quan đến các hoạt động như sản xuất và cung cấp vật tư đầu vào, chế biến và tiếp thị sản phẩm
Nông nghiệp đô thị thường hiện diện ở trong hoặc ở vùng ven đô thị, bao gồm nhiều loại hệ thống sản xuất, trải rộng từ việc sản xuất tự cung tự cấp cho đến sản xuất thương mại hóa hoàn toàn
Nông nghiệp đô thị có các đặc trưng:
- Gần với thị trường tiêu thụ
- Cạnh tranh đất đai rất cao
- Diện tích có giới hạn
- Sử dụng các tài nguyên đô thị như chất thải hữu cơ rắn và lỏng
- Sản xuất các sản phẩm nhanh hỏng
Bằng cách cung cấp các sản phẩm nhanh hỏng như rau, sữa, sản phẩm gia cầm, nông nghiệp đô thị bổ sung cho nông nghiệp ở nông thôn và gia tăng hiệu quả của hệ thống thực phẩm quốc gia Mougeot (2000) kết luận rằng điểm quan trọng để phân biệt đặc trưng của nông nghiệp đô thị không phải là địa điểm của nó – hay bất kỳ các điểm kể trên - mà là thực tế là sự hòa nhập như là một bộ phận của hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường của đô thị: nông nghiệp đô thị sử dụng các tài nguyên của đô thị (đất đai, lao động, chất thải hữu cơ, nước), sản xuất cho cư dân đô thị, và bị các điều kiện đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ (chính sách, cạnh tranh đất đai, thị trường đô thị và giá cả) và tác động tới hệ thống đô thị (ảnh hưởng về an ninh lương thực và nghèo đói, tác động môi trường và sức khỏe)
2.1.2 Đặc điểm nông nghiệp đô thị và ven đô thị 1
- Nông nghiệp đô thị: các diện tích nhỏ trong đô thị được sử dụng để trồng cây hoặc chăn nuôi gia súc
- Nông nghiệp ven đô thị: diện tích khu vực nông nghiệp gần thành phố sản xuất sản phẩm nông nghiệp như rau, hoa quả, thịt, trứng và sữa
- Các cơ hội của nông nghiệp đô thị:
+ Giảm đóng gói, lưu trữ và vận chuyển đối với thức ăn;
+ Tạo công ăn việc làm và thu nhập tiềm năng;
1 FAO Urban and peri-urban agriculture http://www.fao.org/unfao/bodies/COAG/X0076e.htm, Phòng khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
+ Tạo cơ hội tiếp cận lượng thực cho người nghèo mà không cần ra đến chợ;
+ Có sẵn các loại thức ăn tươi, dễ hư hỏng;
+ Tiếp cận dễ dàng với các hoạt động dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải;
+ Khả năng tái sử dụng chất thải
- Bên cạnh đó nông nghiệp đô thị còn có các rủi ro sau:
+ Rủi ro về sức khỏe và môi trường từ những phương thức canh tác nông nghiệp và thủy sản không phù hợp;
+ Tăng khả năng cạnh tranh về sử dụng nước, đất, năng lượng và lao động;
+ Giảm năng lực hấp thụ ô nhiễm của môi trường tự nhiên
2.1.3 Tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị
2.1.3.1 Kinh tế 2 Nông nghiệp đô thị và ven đô thị góp phần mở rộng nền tảng kinh tế của thành phố thông qua sản xuất, chế biến, đóng gói và tiếp thị các sản phẩn tiêu dùng Điều này dẫn đến sự gia tăng các hoạt động của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, giảm chi phí thực phẩm và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn
Tạo cơ hội cho phụ nữ trở thành một phần trong nền kinh tế phi chính thức thông qua các hoạt động canh tác và buôn bán có thể được kết hợp dễ dàng với các hoạt động chăm sóc gia đình và trẻ con
Nông nghiệp đô thị cung cấp việc làm, thu nhập và lương thực cho cư dân đô thị qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực đô thị
2.1.3.2 Xã hội 3 Nông nghiệp đô thị được coi như là một phương tiện cải thiện sinh kế của cư dân đô thị và ngoại ô Các hộ gia đình và các cộng đồng nhỏ dân cứ có thể sử dụng để sản xuất lương thực cho chính họ và dân cư đô thị
Một vài nông trại ở đô thị còn có thể giúp phụ nữ có việc làm khi họ không thể tìm việc làm trong khu vực kinh tế chính thức Sản xuất lương thực tại chỗ ở các
2 Jack Smit et al “Urban agrculture for Sustainable Cities: Using Wates and Idle Land and Water bodies as resources”
3 “Urban Food Security: Urban agriculture, a respose o crisis?” UA Magazine (2000) vùng đô thị và ngoại ô đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo ra công ăn việc làm và sản xuất hàng hóa có giá trị Theo FAO và IDRC (2003), việc đưa nông nghiệp đô thị vào kế hoạch phát triển của địa phương và sử dụng đất đúng đắn sẽ giúp cho các cộng đồng nghèo khổ có được phúc lợi tốt hơn, đồng thời đấu tranh với tình trạng nghèo khổ ở đô thị
Do sản xuất tại khu vực đô thị, năng lượng sử dụng để vận chuyển sẽ giảm đi khi nông nghiệp đô thị có thể cung cấp các sản phẩm nuôi trồng tại chỗ
2.1.3.4 Chất lượng thực phẩm Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các sản phẩm nông nghiệp địa phương, đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ có hương vị tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương thức công nghiệp và đồng thời nhu cầu sử dụng chất bảo quản thực phẩm cũng giảm đi do không phải vận chuyển xa Mặc khác với mục tiêu sản xuất bền vững bằng cách giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong trồng trọt cũng đã góp phần làm tăng chất lượng thực phẩm và bảo vệ môi trường
2.1.4 Những vấn đề cần quan tâm đối với nông nghiệp đô thị và ven đô thị
2.1.4.1 Thức ăn an toàn và đầy đủ dinh dưỡng cho người tiêu dùng Như đã nói ở trên, nông nghiệp đô thị và ven đô thị có thể đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho người tiêu dùng khu vực đô thị bằng các cách như: làm tăng số lượng lương thực; người nghèo cũng có thể tiếp cận trực tiếp với nguồn lương thực từ những hộ sản xuất và từ những chợ tự phát; cung cấp thức ăn tươi, ít bị hư hỏng; tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho người dân khu vực đô thị và ven đô thị
2.1.4.2 Cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Một số mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô thị trên thế giới
Tỷ lệ diện tích đất ở khu vực đô thị có thể canh tác được của Luân Đôn rất lớn
Khoảng 10% diện tích tổng thể của Luân Đôn là đất nông nghiệp, trong đó một nửa hộ gia đình ở Luân Đôn có vườn và có khoảng 30.000 người canh tác và khoảng 1.000 người nuôi ong
Phần lớn người nông dân ở Luân Đôn tự sản xuất và sử dụng phân hữu cơ để canh tác Việc tự sử dụng phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt đã làm giảm 40% chất thải gia đình ra môi trường bên ngoài; việc giảm vận chuyển thực phẩm cũng góp phần làm cải thiện chất lượng không khí ở Luân Đôn
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ở Luân Đôn khoảng 2.400.000 tấn mỗi năm, nếu chỉ tính diện tích rau và cây ăn trái, Luân Đôn có thể tự sản xuất khoảng 232.000
5 FAO Urban and pei-urban agriculture http://www.fao.org/unfao/bodies/COAG/X0076e.htm, Phòng khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tấn trái cây và rau mỗi năm, như vậy người dân Luân Đôn có thể đảm bảo 18% khẩu phần ăn trái cây và rau của họ
2.2.2 Nông nghiệp đô thị của Trung Quốc 6
Trung Quốc đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị, riêng tại thành phố Thượng Hải đã thực hiện khá thành công, đó là :
- Nông nghiệp xanh: duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố
- Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, sữa, trứng, cho khách sạn trong thành phố
- Nông nghiệp thu ngoại tệ: sản xuất các loại nông sản xuất khẩu
- Nông nghiệp du lịch: phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô thành phố
- Nông nghiệp an dưỡng: ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan đẹp
- Nông nghiệp sinh thái: là nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc hại, không ô nhiễm môi trường
Tại tỉnh Shenzhen, các phương pháp sản xuất bền vững và các tiến bộ nông nghiệp được chính quyền địa phương đưa vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục tiêu vào chuỗi cung cấp thực phẩm
Các trang trại đô thị cách trung tâm thành phố khoảng 10km được thiết kế theo một hệ thống hai bậc Bậc thứ nhất chuyên canh tác các loại rau với đặc tính dễ hư hỏng, phía ngoài bậc này là trồng các loại rau màu ít bị hư hỏng hơn (khoai tây, cà rốt, hành củ…) Cách bố trí hệ thống này giúp cho rau quả chuyển đến chợ trong khu đô thị chỉ mất vài giờ sau khi thu hoạch Một phương pháp kết hợp khác trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Shenzhen là canh tác nông nghiệp và nuôi thuỷ sản kết hợp (dạng mô hình VAC - vườn, ao, chuồng ở nước ta)
Do mức độ tăng trưởng về kinh tế, nông nghiệp đô thị tại tỉnh Shenzhen cũng bị đe doạ bởi tình trạnh ô nhiễm, thành phố cũng đã đầu tư 8,82 tỷ tệ cho 39 dự án
6 “Shenhen Government Online Economic Structure: Urban Agriculture 2007 , http://english.sz.gov.cn/economy/200708/t20070824_229911.htm nông nghiệp, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp an toàn, một khu nông nghiệp công nghệ cao, rừng, du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với các chợ bán sỉ sản phẩm nông nghiệp
2.2.3 Nông nghiệp đô thị của Hồng Kông
Với dân số 5 triệu người trong một vùng diện tích nhỏ hẹp (1.060km 2 ), nông nghiệp đô thị của Hồng Kông chỉ sử dụng 10% tổng diện tích đất để sản xuất cho khoảng 45% rau tươi, 15% thịt heo, 68% gà sống để người dân tiêu dùng Diện tích trồng rau và hồ cá chiếm 31,1%, trong đó có hơn 60 loại rau được trồng quanh năm
Nuôi cá ao hồ là một nguồn thực phẩm quan trọng khác có sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở Hồng Kông cùng với phát triển đô thị Hình thức nuôi phổ biến là đa canh và đơn canh (nuôi đa canh: cá chép, cá phèn, cá đối… kết hợp với chăn nuôi gia súc; nuôi đơn canh: cá lóc, cá trê) Hiện ở Hồng Kông có khoảng 300 trang trại nuôi đơn canh với sản lượng 60-74 tấn/hecta và 1.000 trang trại đa canh, với sản lượng khoảng 25 tấn/hecta
Các trang trại nuôi gia súc tập trung cho thấy khả năng hiện đại hóa của sản xuất nông nghiệp ở Hồng Kông Chăn nuôi gà thay đổi từ sản xuất cầm chừng (năm
1949) đến sản xuất qui mô với tổng đàn lên đến 6,7 triệu con vào năm 1979 Hiện nay hơn một phần tư các trại nuôi gà kết hợp nuôi chim (hơn 10.000 chim/trại)
Tương tự, xu hướng chăn nuôi heo hiện đại với qui mô lớn đã được xác định
Số lượng các trại heo giảm hơn 60% trong 11 năm, từ 13.700 trại năm 1968 xuống còn 5.238 trại vào năm 1979 Theo tính toán của các nghiên cứu khoa học ước lượng 130.000 tấn thức ăn thừa từ các nhà hàng và nhà máy chế biến thực phẩm được sử dụng hiệu quả mỗi năm để chăn nuôi heo Đây là việc sử dụng chất thải, thức ăn dư thừa tái chế hiệu quả nhất, mặt khác nếu không tái tận dụng thì chính địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý lượng thức ăn dư thừa Việc chăn nuôi gia cầm và heo của Hồng Kông còn mang lại ý nghĩa là duy trì năng lực tái chế thực phẩm dư thừa để chăn nuôi gia súc gia cầm
2.2.4 Nông nghiệp đô thị của Thái Lan 7
Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40 -100km Nông nghiệp Thái Lan tập trung phát triển các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao
Tại những vùng nông nghiệp gần Bangkok, người dân sản xuất rau quả an toàn trên liếp Đối với các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, người dân phát triển sản xuất các mô hình nông nghiệp tổng hợp (chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp với nuôi thả cá) để giải quyết vấn đề môi trường và an toàn lương thực
Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam
7 Fraser, Evan D.G., 2002 Urban Ecology in Bangkok Thailand: Community Patrticipation, UrbanAgriculture and Forestry, Environments, Vol.30 no.1, 2002
2.3.1 Phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn, đã có nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới Tuy nhiên còn có một số lĩnh vực trong nông nghiệp còn lạc hậu như chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, kỹ thuật chế biến, đóng gói, bao bì, mẫu mã còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu, phát triển nông nghiệp đô thị chưa có định hướng theo kế hoạch ngắn, dài, còn tự phát và thay đổi theo cơ chế thị trường
Phát triển nông nghiệp đô thị ở Đà Lạt: Nông nghiệp đô thị ở thành phố Đà Lạt phát triển chủ yếu là rau, hoa và cây cảnh Nhờ vào ưu thế của vùng khí hậu mát mẻ nông nghiệp đô thị ở Đà Lạt sản xuất rau, hoa các loại nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các vùng khác Sản phẩm sản xuất chủ yếu cung cấp cho TP.HCM và các vùng khác
Phát triển nông nghiệp đô thị ở Đà Nẵng: Đà Nẵng là một trong những địa phương có những mô hình nông nghiệp đô thị khá độc đáo đó là nông nghiệp giữa lòng thành phố Từ khi UBND thành phố Đà Nẵng ban hành chỉ thị về cấm nuôi gia súc, gia cầm ở khu vực nội thị có hiệu lực, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn trong sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng diễn ra khá nhanh chóng Thành quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm.v.v… nhờ vật người dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội làm giàu Các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng đã mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật ngay tại khu vực sản xuất, nhờ vậy, mô hình trồng hoa cây cảnh ở Đà Nẵng phát triển rất nhanh, quận, huyện nào cũng có Hội Sinh vật cảnh và khu trưng bày sản phẩm Có hộ trồng tới 10.000 chậu cúc/vụ, hơn 5.000 gốc mai cảnh, thu nhập 300-400 triệu đồng/năm Trên địa bàn thành phố có khoảng 300 hộ trồng hoa, cây cảnh, góp phần mang lại giá trị gần 30-40 tỷ đồng/năm
8 FAO Urban and pei-urban agriculture http://www.fao.org/unfao/bodies/COAG/X0076e.htm, Phòng khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Nông nghiệp công nghệ cao ở TP HCM: TP.HCM là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước Nhận thức rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hướng công nghệ cao Kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành thời gian qua là tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường, đóng góp vào sự tăng trưởng của nông nghiệp thành phố Có thể thấy, “Chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh” là một ví dụ điển hình Hàng năm, ngành nông nghiệp thành phố sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đáng kễ; theo Cục Thống kê TP.HCM (2008), nông nghiệp thành phố đạt được một số kết quả sau:
-Diện tích gieo trồng rau các loại đạt 10.853ha (trong đó, diện tích trồng rau an toàn chiếm 98% tổng diện tích trồng rau của thành phố) Doanh thu bình quân từ sản xuất rau an toàn đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm
- Heo: tổng đàn 300.053 con, sản lượng thịt tăng 8,23%/năm so với năm 2007; được nuôi tại 11.000 hộ dân và 04 doanh nghiệp quốc doanh
- Tổng đàn trâu, bò có 111.550 con, trong đó đàn bò sữa có 71.857 con, sản lượng sữa bò tươi tăng bình quân 19,45%/năm
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 46.450 tấn, phát triển mạnh đối tượng nuôi cả vùng nước ngọt, nước lợ mặn, đặc biệt là vùng nuôi tôm sú trên địa bàn Huyện Cần Giờ (chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa năng suất thấp)
- Diện tích hoa cây kiểng đạt 1.440ha, giá trị sản xuất chiếm 16% giá trị sản xuất ngành trồng trọt Sản lượng sản xuất cá cảnh đạt 51 triệu con, giá trị mang lại gần 220 tỷ đồng; ngoài ra còn có một số vật nuôi có giá trị khác như trăn: 19.000 con, cá sấu: 169.000 con,…
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2008 là 36.183ha, tỷ lệ che phủ rừng 18,4%; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh 38,5% Trên địa bàn thành phố đã có một số mô hình nuôi yến trong nhà cho sản phẩm yến sào có giá trị kinh tế cao
2.3.2 Tồn tại và và hạn chế trong phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam
Tình hình sản xuất và thương mại cá cảnh ở một số nước trong khu vực Đông
Do chưa có định hướng riêng cho nông nghiệp đô thị nên chưa phát triển thành hệ thống và có tổ chức Sản xuất nông nghiệp không có sự liên kết giữa xây dựng, phát triển đô thị với quy hoạch phát triển nông nghiệp đặc thù ở mỗi đô thị, do đó các đô thị và vùng ven của các thành phố chưa phát huy được hiệu quả và thế mạnh của mỗi vùng, chưa khai thác được các tiềm năng về đất đai, nhân lực và thị trường tiêu thụ, cũng như tiềm năng chất xám ở khu vực đô thị Trong giai đoạn hiện nay, khi người tiêu dùng đang rất cần nông sản và thực phẩm an toàn, việc phát triển nông nghiệp đô thị lại càng đòi hỏi có định hướng, có tổ chức và phải được quan tâm của các cấp chính quyền và các ngành chức năng
2.4 Tình hình sản xuất và thương mại cá cảnh của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
2.4.1 Sản xuất cá cảnh ở Thái Lan 9
Hoạt động sản xuất cá cảnh ở Thái Lan đã được phát triển trong nhiều năm trở gần đây Ngoài những con cá cảnh truyền thống, các nhà nghiên cứu đã lựa chọn và lai tạo nhiều loại giống cá cảnh khác nhau làm tăng giá trị sản xuất của cá cảnh
Thái Lan có khí hậu, đất đai, tài nguyên nước và nhân lực thích hợp cho việc phát triển sản xuất cá cảnh Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách thiết lập các dự án nghiên cứu về phát triển cá cảnh nhằm mục đích mở rộng giá trị xuất khẩu
Qua nhiều năm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật nuôi cá cảnh đã được phát triển bằng chứng là sự sinh sản thành công hàng loạt của nhiều loài cá cảnh như Cá Dĩa cá Heo Phi châu và cá thiên thần,…Các loại cá nước ngọt được bán trên thị trường ở Thái Lan có hơn 300 loài, trong đó 200 loài có nguồn gốc từ Thái Lan
9 www.fisheries.go.th, Introduction
[http://www.fisheries.go.th/DOF_ENG/ornamental_fish/new_web_a/introduction]
Thái Lan được xem một trong những nước xuất khẩu cá cảnh lớn của thế giới
Hàng năm Thái Lan xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu mang lại hơn 20 triệu USD mỗi năm Thị trường cá cảnh chính của Thái Lan bao gồm: Mỹ, Đức, Anh, Singapore, Nhật Bản và Hong Kong
Chỉ có các loài cá nước ngọt được nuôi cho mục đích thương mại, một số loài cá biển được nuôi thành công trong phòng thí nghiệm Kích thước của các trại nuôi cá phụ thuộc vào loài cá, nhưng chủ yếu là nhỏ Tỉnh Rachaburi nổi tiếng nuôi các loài cá sông, cá bảy màu và cá vàng; Bangkok là trung tâm của Cá Dĩa
Thái Lan hiện có hơn ba trăm loài cá cảnh nước ngọt, bao gồm cá bản địa và ngoại lai Các nhóm cá chính xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là cá Xiêm, cá vàng, cá mập đuôi đỏ, cá mập bala, cá da trơn, rasbora, loach, danio, Swordtail, cá thiên thần, cá bảy màu, platy, molly, tetra, gourami, koi , dĩa và cichlids khác Đối với cá cảnh biển, có hơn một trăm loài bản địa, chủ yếu là đánh bắt từ biển tại Phuket và tỉnh Rayong; nhiều cá biển được nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, Mỹ và Úc
Các kênh phân phối và tiếp thị cho cá cảnh và các cơ sở sản xuất cá cảnh ở Thái Lan khá phát triển Các nhà bán buôn đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối đến các nhà sản xuất, người nuôi và người tiêu dùng Các nhà bán buôn, cũng có thể nhập khẩu, mua cá từ các trang trại trong khu vực của họ Nhà bán buôn cung cấp cá cho xuất khẩu và cho các nhà bán lẻ ở địa phương Nhà bán lẻ bán cá trực tiếp cho người chơi cá cảnh, đồng thời các nhà sản xuất hoặc người nuôi cũng có thể xuất khẩu cá trực tiếp Hiện nay, để đảm bảo một nguồn cá cảnh cung cấp ổn định, nhà xuất khẩu cũng đã chuyển sang canh tác để đảm bảo một nguồn cung cấp ổn định cho cơ sở
Cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh cá cảnh ở Thái Lan đang được nhà nước hỗ trợ để tăng giá trị xuất khẩu Viện Cá cảnh là đơn vị hỗ trợ cho ngành công nghiệp này bằng cách chuyển giao công nghệ mới cho nông dân thông qua đào tạo và dịch vụ kỹ thuật Viện là nơi để cập nhật thông tin và phổ biến cho nông dân, nhà xuất khẩu và những thành phần khác tham gia vào lĩnh vực này Hiện nay Viện Cá cảnh còn thực hiện việc thu thập các mẫu cá, nước và kiểm nghiệm tìm ra các tác nhân gây bệnh, đồng thời chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh để các các sở có đủ điều kiện xuất khẩu cá cảnh
2.4.2 Sản xuất cá cảnh ở Sigapore 10
Singapore là một thành phố-nhà nước với sự khan hiếm quỹ đất cho nông nghiệp Với vị trí chiến lược tại trung tâm của khu vực Đông Nam Á, mạng lưới kết nối viễn thông tốt, nhiệt độ cao và lượng mưa cả năm, khí hậu Singapore là nơi lý tưởng cho nghề nuôi cá nhiệt đới Ngành công nghiệp cá cảnh ở Singapore bao gồm hai các lĩnh vực chính - thương mại và công nghiệp xuất khẩu
Singapore phát triển tốt hệ thống phân phối cho cá cảnh, bao gồm nông dân, bán buôn và xuất khẩu Nông dân chuyên nuôi các loài phổ biến Cá cảnh hoặc là bán trực tiếp cho xuất khẩu hoặc bán buôn Nhà bán buôn mua cá với số lượng lớn từ trang trại địa phương hoặc các trang trại trong khu vực, sau đó tiến hành kiểm tra điều kiện, đóng gói và phân phối cho các nhà xuất khẩu Nhà xuất khẩu, lần lượt bán cá của họ cho người mua ở nước ngoài
Singapore là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về cá cảnh Trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000, sản lượng xuất khẩu cá cảnh của Singapore chiếm từ 24% đến 26% của thế giới Năm 2003, Singapore xuất khẩu cá cảnh sang 71 nước với giá trị mang lại là 43 triệu USD, và nhập khẩu với giá trị 19 triệu USD từ 25 quốc gia
Tại Singapore sản lượng xuất khẩu cá cảnh chiếm 44% trong tổng sản lượng cá cảnh sản xuất Trong năm 2002, đã có 64 trang trại nuôi cá cảnh với diện tích là 133hecta và được quản lý bởi cơ quan quản lý thực phẩm nông nghiệp và thú y (AVA) Người nông dân sản xuất giống cá cảnh nước ngọt với khoảng 400 loài
Singapore là nước đầu tiên trên thế giới có được sự chấp thuận của Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã (CITES) để thương mại Ngành
10 http://www.ava.gov.sg/AVA (2010), Sản xuất cá cảnh ở Singapore [http://www.ava.gov.sg/AVA/Templates/AVA-
GenericContentTemplate.aspx?NRMODE=Published&NRNODEGUID={F68F466247FC-49AD-A096 D444161D0C7B}&NRORIGINALURL=%2fAgricultureFisheriesSector%2fFarmingInSingapore%2fAquac ulture%2f&NRCACHEHINT=Guest#top] công nghiệp cá cảnh ở Singapore hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong việc kinh doanh xuất khẩu cá cảnh toàn cầu, bên cạnh đó, Singapore phải đối mặt nhiều thách thức, để đảm bảo giữ được vị thế của mình, Singapore sẽ phải giải quyết được những thách thức đó
2.4.3 Sản xuất cá cảnh ở Malaysia 11
Theo Kaix (2006), Thương mại cá cảnh của Malaysia bắt đầu vào những năm
Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Năm 2008, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản đã tiến hành khảo sát 287 cơ sở sản xuất cá cảnh và 276 cơ sở kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố; sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và phỏng vấn để thu thập dữ liệu nghiên cứu Kết quả tính toán của Chi cục về hiệu quả sản xuất và kinh doanh cá cảnh:
- Cơ sở sản xuất: vốn cố định bình quân: 341 triệu đồng/cơ sở, vốn lưu động là
287 triệu đồng/cơ sở, doanh thu đạt 820 triệu đồng/năm và lợi nhuận thu được là
+ Cửa hàng bán sĩ: tổng vốn đầu tư là 739,6 triệu đồng/năm, doanh thu đạt 2.054,7 triệu đồng/năm và lợi nhuận mang lại là 1.315,08 triệu đồng/năm
+ Cửa hàng bán lẻ: tổng vốn đầu tư là 403,25 triệu đồng/năm, doanh thu đạt 538,89 triệu đồng/năm và lợi nhuận mang lại là 135,63 triệu đồng/năm
2.5.2 Đề tài nghiên cứu hiện trạng kinh doanh và nuôi giải trí cá cảnh nước ngọt tại TP.HCM (Nguyễn Văn Chinh, Quách Trần Bảo Long, Nguyễn Minh Đức - Bộ môn Quản lý và Phát triển nghề cá, Đại học Nông lâm TP.HCM,
Qua việc phỏng vấn trực tiếp 240 người nuôi và 40 cửa hàng kinh doanh cá cảnh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn, đề tài phân tích những thông tin về hiện trạng kinh doanh và hoạt động nuôi cá cảnh trên địa bàn TP.HCM Tác giả cũng đã thống kê được nhóm cá giống được sản xuất trong nước chiếm số lượng loài nhiều nhất trong khoảng 75 loài cá cảnh nước ngọt đang được mua bán trên thị trường Ngoài kinh doanh cá cảnh các cửa hàng cũng đã đa dạng mặt hàng kinh doanh như hồ nuôi, giá đỡ, thức ăn, cây thủy sinh, phụ kiện, thuốc và hóa chất,…Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh cá cảnh cũng cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ như tư vấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá, dịch vụ thiết kế, trang trí, lắp đặt và bảo dưỡng hồ nuôi Đề tài cũng đã chỉ ra chi phí mua cá chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí đầu tư ban đầu, đa số người chơi cá cảnh tự thiết kế bể nuôi và thường nuôi cá trong bể kính đặt trên giá đỡ Hình thức nuôi đơn chiếm nhiều nhất, người nuôi sử dụng cả thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp, thời gian chăm sóc cá trung bình trong ngày thường không quá một giờ
2.5.3 Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư nuôi cá cảnh nước ngọt tại TP.HCM (Tô Thị Kim Hồng, Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Phượng - Khoa Kinh tế, Đại học Mở TP.HCM, 2009)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính trong kinh tế lượng, dữ liệu sơ cấp thu thập từ tháng 4/2009 đến tháng 12/2009 và xây dựng được 5 mô hình về sự sẵn lòng đầu tư cho việc nuôi cá cảnh nước ngọt trên địa bàn thành phố
Các chi phí bao gồm: chi phí đầu tư cho việc nuôi cá, chi phí mua bể cá và giá đỡ, chi phí mua cá, chi phí trang thiết bị Kết quả mô hình hồi quy chỉ ra tổng chi phí nuôi cá cảnh phụ thuộc rất lớn và chi phí mua thiết bị, kế tiếp là chi phí cho việc trang trí thẩm mỹ, chi phí mua cá và sau cùng là chi phí mua bể nuôi; người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm được dự đoán sẽ sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho chi phí mua cá, mua bể và trang thiết bị
2.5.4 Đề tài nghiên cứu nhu cầu và vai trò cá cảnh nước ngọt đối với người dân TP.HCM (Diệp Thị Quế Ngân, Nguyễn Minh Đức - Bộ môn Quản lý và Phát triển nghề cá, Đại học Nông lâm TP.HCM, 2010) Đề tài nghiên cứu thông qua hình thức phỏng vấn ngẫu nhiên 80 người nuôi cá cảnh giải trí và 100 người chưa nuôi cá cảnh với bảng câu hỏi soạn sẵn Bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp sủ dụng phần mềm MS Excel, SPSS tác giả đã phân tích nhu cầu và vai trò cá cảnh nước ngọt đối với người dân trên địa bàn TP.HCM Kết quả nghiên cứu đối với 80 người đang nuôi cá cảnh đã chỉ ra rằng cá cảnh có vai trò giảm stress (83,8% người đồng ý), giúp cuộc sống vui vẻ hơn (76,2% người đồng ý), giúp thiết kế không gian nhà trở nên đẹp hơn (73,8%), giúp công việc làm ăn thuận lợi hơn (32,5%) Tuy nhiên tỷ lệ người đồng ý với việc mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình lại khá ít (chỉ có 31,2% người đồng ý), đa số người nuôi cá cảnh hài lòng với việc nuôi cá cảnh của họ (67,5%)
Có đến 81 người thích nuôi cá cảnh trong tổng số 100 người chưa nuôi được phỏng vấn Lý do khiến họ chưa nuôi là do không nắm kỹ thuật nuôi (chiếm 29%), không có thời gian chăm sóc (26%), do nhà nhỏ, không có không gian để nuôi (chiếm 25%) Đề tài cũng chỉ ra nếu như tiến hành nuôi cá cảnh thì có đến 31,8% người chưa nuôi chọn cá dễ nuôi để bắt đầu nuôi, 24,4% chọn cá đẹp, 23,7% chọn cá theo sở thích, ngược lại chỉ có 13,6% người chưa nuôi chọn những loại cá rẻ tiền và có đến 2,6% chọn cá theo tiêu chuẩn đẹp, độc đáo và mắc tiền Nghiên cứu cũng đã xây dựng được đường cầu của những người chưa nuôi đối với việc đầu tư cho thú vui, thưởng ngoạn cá cảnh và để duy trì thú vui này lâu dài
Một vài nhận định từ kết quả nghiên cứu nói trên Nông nghiệp ở các vùng đô thị theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển phổ biến của nông nghiệp ở các đô thị trên thế giới hiện nay Để phát triển nông nghiệp đô thị, Chính phủ các nước đã ban hành các chính sách về tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống và các vùng vệ tinh Do vậy, có sự khác biệt lớn về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất so với TP.HCM, mà trước hết là sự khác biệt về cơ sở hạ tầng nông nghiệp khá hoàn chỉnh giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa các thành phố lớn với các vùng nông nghiệp cách xa hàng trăm km khá thuận lợi
Việc quy hoạch các vùng nông nghiệp vệ tinh xung quanh các thành phố lớn đã làm cho nông nghiệp đô thị phát triển theo hướng tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa, đáp ứng khá tốt yêu cầu của nền nông nghiệp đô thị sinh thái Trong khi đó, nông nghiệp TP.HCM đang phát triển theo kiểu hình thành một vành đai xanh bao quanh thành phố Vành đai xanh này đang được cải tạo và xây dựng trên cơ sở nền nông nghiệp thuần nông, sản xuất nhỏ, lạc hậu, manh mún trước đây thành những vùng nông nghiệp tập trung hoặc những mô hình nông nghiệp kết hợp để bảo vệ và cải tạo môi trường Trình độ phát triển hiện tại của lực lượng sản xuất và các kiến trúc quy hoạch cũ chưa cho phép TP.HCM đổi mới ngay lập tức kiến trúc đô thị và việc phân bố các vùng nông nghiệp theo yêu cầu sinh thái giống như mô hình của các nước nói trên
Với vai trò lá phổi xanh điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng nhu cầu thực phẩm và du lịch cho người dân thành phố của vành đai xanh vẫn luôn luôn cần thiết, vì vậy việc hình thành các vùng nông nghiệp phải kết hợp với mở rộng quy mô đô thị như thế nào trong tương lai để vừa tuân thủ tính khách quan của quá trình đô thị hóa, vừa tạo điều kiện cho nông nghiệp TP.HCM làm tốt vai trò nông nghiệp đô thị sinh thái
Từ các đề tài nghiên cứu về cá cảnh trong nước, các tác giả cũng đã chỉ ra vai trò, nhu cầu của con cá cảnh đối với người dân trên địa bàn thành phố, tuy nhiên các tác giả cũng chưa đi sâu vào việc phân tích đánh giá con cá cảnh có phù hợp với nền nông nghiệp đô thị của thành phố hay không và nếu phù hợp thì định hướng phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM như thế nào.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006 - 2010, phân tích những kết quả đạt được, những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh; bên cạnh đó bằng việc minh họa hiệu quả của sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa thông qua việc phân tích chi phí đầu tư và lợi nhuận mang lại từ đó có những đánh giá và gợi ý chính sách phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận vĩ mô: phân tích chính sách của TP.HCM trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, cá cảnh
+ Mối tương quan kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh
+ Phân tích chi phí sản xuất và lợi nhuận của hoạt động sản xuất cá cảnh (chọn
02 loài để phân tích đó là cá Chép Nhật và cá Dĩa)
+ Hoạt động sản xuất cá cảnh trong tổng thể nền nông nghiệp đô thị của TP.HCM
- Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn phát triển khác nhau của hoạt động sản xuất cá cảnh trong sản xuất nông nghiệp TP.HCM
+ Nông nghiệp đô thị + Phát triển cá cảnh
Nông nghiệp đô thị TP.HCM
Lý thuyết Nông nghiệp đô thị
Hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2006-2010 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chiến lược phát triển Phân tích SWOT Đề xuất chính sách
Tình hình sản xuất, kinh doanh
Cơ chế chính sách và hoạt động hỗ trợ
Hiệu quả đầu tư cá Chép, cá Dĩa
Nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước)
Giải thích khung phân tích Thông qua các tài liệu nghiên cứu, đề tài nêu lên định nghĩa thế nào là nông nghiệp đô thị, đặc điểm và tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị
Bên cạnh đó, đề tài sẽ nêu đặc điểm đô thị của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng cũng như tìm hiểu một số mô hình phát triển nông nghiệp đô thị ở một số thành phố lớn trên thế giới và tìm hiểu mô hình phát triển cá cảnh ở một số nước khu vực Đông Nam Á (do khu vực Đông Nam Á có điều kiện tương đồng với TP.HCM ở một số mặt như điều kiện tự nhiên, khí hậu, …) từ đó có phân tích hoạt động phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố
Từ nguồn các tài liệu thứ cấp, đề tài sẽ đi vào phân tích hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2006-2010 với các nội dung: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; chính sách của thành phố trong việc thúc đẩy phát triển cá cảnh trong thời gian qua; các hoạt động khoa học và hoạt động hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất cá cảnh; vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm; thị trường cá cảnh trong và ngoài nước; những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố; ngoài ra thông qua số liệu khảo sát, đề tài phân tích hiệu quả chi phí của việc nuôi cá Chép Nhật, cá Dĩa (đây là 2 loại cá có giá trị tương đối, hiện được nhiều hộ trên địa bàn thành phố nuôi)
Sau khi có đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố trong giai đoạn 2006-2010, dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đề tài tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho việc phát triển cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị của thành phố trong giai đoạn hiện nay
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, đề tài đề ra chiến lược phát triển, cũng như gợi ý các chính sách cho hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố trong nền nông nghiệp đô thị.
Nguồn thông tin dữ liệu, phương pháp thu thập và công cụ phân tích chính
- Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp: Sử dụng số liệu của Niên giám thống kê TP.HCM giai đoạn từ năm 2006 - 2010; các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở NN&PTNT TP.HCM
- Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp:
+ Ý kiến của chuyên gia + Cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh
- Phỏng vấn chuyên gia: tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong sản xuất cá cảnh, trong đó tập trung vào các nghệ nhân có thâm niên nuôi cá cảnh nhiều năm (Cơ sở sản xuất cá cảnh Ba Sanh), những cơ sở sản xuất cá cảnh lớn có hệ thống vệ tinh cung cấp sản lượng cho cơ sở (Cơ sở sản xuất cá cảnh Tống Hữu Châu, cơ sở Tân Xuyên, Công ty Cổ phần Sài gòn Cá cảnh)
- Sử dụng công cụ thảo luận nhóm (1 lần) với cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ Trung tâm Khuyến nông thành phố, cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản thành phố về ma trận SWOT; đánh giá nhu cầu thị trường và các yếu tố cảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh
- Khảo sát, điều tra thu thập dữ liệu:
+ Đối với cơ sở sản xuất: Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu với kích thước mẫu là 80 mẫu Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM năm 2010 trên địa bàn thành phố có hơn 200 cơ sở sản xuất cá cảnh lớn nhỏ với gần 60 loài; trong cơ cấu loài sản xuất, các cơ sở sản xuất không chỉ sản xuất tập trung một loài mà còn sản xuất đa dạng nhiều loài; khu vực tập trung sản xuất: Quận 9, Quận 12, Quận Gò Vấp, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh Mẫu nghiên cứu lấy 40% số cơ sở này (tức là khoảng 80 cơ sở) với phương pháp lấy mẫu thuận tiện (trong đó 40 hộ có sản xuất cá chép trong cơ cấu loài, 40 hộ sản xuất cá dĩa trong cơ cấu loài) phân bổ như sau: Huyện Củ Chi: 20 phiếu; Huyện
Bình Chánh: 20 phiếu; Quận 12, Quận Gò Vấp: 20 phiếu; Quận 9: 20 phiếu (xem phụ lục 1)
+ Đối với cơ sở kinh doanh: Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM năm
2010, thành phố hiện có 287 cửa hành kinh doanh cá cảnh sĩ và lẻ; ngoài kinh doanh cá cảnh, các cơ sở còn kinh doanh cây thủy sinh, các vật dụng trang trí hồ cá, thức ăn cho cá để đáp ứng nhu cầu của người chơi cá cảnh Đề tài tiến hành khảo sát
40 cơ sở kinh doanh cá cảnh các loại, tác giả đã tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu nhưng do yếu tố khách quan, cơ sở kinh doanh không cung cấp số liệu, tác giả xin được kế thừa dữ liệu điều tra năm 2010 về tình hình kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố do Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp thành phố thực hiện (đã được sự đồng ý của Trung tâm) Trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra tình hình kinh doanh cá cảnh của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp cộng với các buổi quan sát trực tiếp từ cơ sở kinh doanh đề tài sẽ phân tích, tính toán chi phí và lợi nhuận sản xuất kinh doanh cá Chép Nhật và cá Dĩa
3.3.3.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận của việc nuôi cá Chép Nhật và cá Dĩa: dựa trên số liệu điều tra, tiến hành phân loại các biến phí và định phí của của cơ sở sản xuất chi ra cho việc đầu tư nuôi cá Chép Nhật và cá Dĩa cũng như hiệu quả kinh tế mang lại của hai đối tượng này
3.3.3.2 Phân tích thống kê mô tả 3.2.3.3 Phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh tại TP.HCM từ đó gợi ý chính sách và đề ra chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cá cảnh và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Hệ thống chỉ tiêu cần thiết
- Giá trị của hoạt động sản xuất cá cảnh, tốc độ tăng trưởng
- Quy mô, năng suất, sản lượng của hoạt động sản xuất cá cảnh
3.4.2 Các chỉ tiêu về bố trí sử dụng nguồn lực vốn cho hoạt động sản xuất cá cảnh
- Qui mô diện tích đất, mặt nước cho các hoạt động sản xuất cá cảnh
- Giá trị sản xuất và thu nhập tính trên cá Chép nhật và cá Dĩa
3.4.3 Các chỉ tiêu về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hoạt động sản xuất cá cảnh
- Mức độ trang bị và sử dụng các yếu tố vật chất kỹ thuật cơ bản cho hoạt động sản xuất cá cảnh
- Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động sản xuất cá cảnh.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu nhằm vào các chủ đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài từ sự tiếp cận có vận dụng các lý thuyết phát triển nông nghiệp đô thị
- Kinh nghiệm của các nước trong phát triển nông nghiệp đô thị; một số mô hình phát triển cảnh của các nước Đông Nam Á
- Nghiên cứu quá trình phát triển ngành sản xuất cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh, trong đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu của hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố
- Nghiên cứu các chính sách phát sản xuất cá cảnh đã thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn thành phố trong việc phát triển ngành sản xuất cá cảnh nói riêng và nông nghiệp đô thị nói chung
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cá cảnh TP.HCM, từ đó có cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển cho hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố
- Trên cơ sở đề xuất các chiến lược phát triển từ đó gợi ý đề xuất các chính sách và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững trong tiến trình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố
Tóm lại chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp và bằng phương pháp thống kê mô tả, phần mềm MS Excel đề tài nghiên cứu và phân tích hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền kinh tế nông nghiệp đô thị TP.HCM
Với phương pháp nghiên cứu, khung phân tích của đề tài và thông qua phân tích minh họa hiệu quả đầu tư của sản xuất kinh doanh cá Chép Nhật, cá Dĩa đề tài có những nhận định và gợi ý chính sách cho việc phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn phù hợp với nền nông nghiệp đô thị của thành phố hiện nay.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ CẢNH TP.HCM GIAI ĐOẠN 2006-2010
Đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường tác động đến phát triển sản xuất cá cảnh TP.HCM
TP.HCM thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của phía Nam, có cảng biển và cảng hàng không lớn nhất cả nước, có đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không; là một trong những cầu nối giao thông kinh tế lớn, nối liền các địa phương trong nước và quốc tế
TP.HCM không chịu tác động trực tiếp của bão, lụt nên việc phát triển nông-lâm-ngư-nghiệp trên địa bàn thành phố có phần thuận lợi hơn các tỉnh miền Trung hay Đồng bằng sông Cửu Long
TP.HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 27 0 C (dao động từ 25-29 0 C) Sự dao động nhiệt độ giữa các mùa trong năm không lớn, đây là điều kiện thuận lợi để bố trí các mùa vụ sản xuất trong năm (Sở NN&PTNT TP.HCM, 2006) Quy hoạch tổng thể thủy sản
TP.HCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, ít hoặc không có mưa trong mùa khô nên hiện tượng thiếu nước cung cấp cho các vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt thường xảy ra Vào mùa mưa, đặc biệt là các cơn mưa lớn gây hiện tượng ngập đường và các chất thải sinh hoạt, sản xuất,v.v trôi theo dòng nước xuống sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản Địa hình TP.HCM phần lớn bằng phẳng, thấp; phần diện tích trũng có độ cao dưới 2m và mặt nước chiếm đến 61% Diện tích tự nhiên lại nằm trong vùng cửa sông với nhiều công trình điều tiết lớn ở thượng nguồn nên nguy cơ ngập úng, mặn và chua phèn rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản
Tình trạng đô thị hóa diễn ra nhanh, rất nhiều các khu công nghiệp được xây dựng trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất như hệ thống thoát nước, đường sá chưa được đầu tư hoàn thiện; tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất diễn ra trên diện rộng và mức độ ngày càng gia tăng
Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản để phòng trị bệnh là một trong những nguyên nhân làm cho các sản phẩm thủy sản nói chung, cá cảnh nói riêng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, đây là trở ngại lớn nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường quốc tế (Sở NN&PTNT TP.HCM, 2006) Quy hoạch tổng thể thủy sản TP.HCM đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2006-2010
4.2.1.1 Số lượng cơ sở, khu vực phân bố
So với cả nước TP.HCM phát triển mạnh về sản xuất cá cảnh, do có lợi thế truyền thống sản xuất từ lâu và là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm Số lượng cơ sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố năm 2010 là 222 cơ sở, tăng 1,33 lần so với năm 2006 Hơn 90% các cơ sở sản xuất chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình Giai đoạn trước năm 2005, phần lớn cơ sở sản xuất cá cảnh tập trung ở các quận 8, 12, và rải rác ở một số Quận: Gò Vấp, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Củ Chi,v.v hiện nay do ảnh hưởng của đô thị hoá và nguồn nước bị ô nhiễm nên các cơ sở sản xuất cá cảnh di dời địa điểm sản xuất, tập trung nhiều ở các quận, huyện có nguồn nước sạch như: Quận 9, 12, Bình Chánh, Củ Chi
Hình 4.2.1 Số cơ sở sản xuất cá cảnh của thành phố từ năm 2006-2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
4.2.1.2 Đối tượng sản xuất, cơ cấu, sản lượng, giá trị sản xuất cá cảnh của thành phố giai đoạn 2006-2010 Đối tượng sản xuất: Đối tượng sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố có 60 loài, trong đó có khoảng 46 loài nuôi sinh sản và 14 loài khai thác tự nhiên thuần dưỡng làm cá cảnh Một số loài được sản xuất nhiều như cá Chép Nhật, Bảy Màu, Hòa Lan, Dĩa, Xiêm, Ông Tiên, Tứ Vân, Hồng Kim, Hắc Kim, Bạch Kim,v.v Có thể chia đối tượng sản xuất cá cảnh thành 3 nhóm chính:
- Nhóm cá nuôi hoặc thuần dưỡng trong ao đất: Cá Chép Nhật, Vàng, Tứ Vân, Hồng Kim, Hắc Kim, Phượng Hoàng, các loại cá Sặc,v.v…
- Nhóm cá nuôi hoặc thuần dưỡng trong bể xi măng hoặc bể kiếng: cá Dĩa, Ông Tiên, Xiêm, Bảy Màu, Mang Rổ, Nâu, Thủy Tinh,v.v…
- Nhóm cá khai thác tự nhiên thuần dưỡng: cá Mang Rỗ, Nóc, Thủy Tinh, Lìm Kìm, Chạch,v.v…
Sản lượng sản xuất: Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê thành phố
(2006, 2007, 2008, 2009 2010), sản lượng sản xuất cá cảnh của thành phố hàng năm tăng khá cao, năm 2006 sản lượng sản xuất đạt 30 triệu con và đến năm 2010, sản lượng đạt 60 triệu con (trung bình qua các năm đạt 48,4%, đặc biệt sản lượng tăng mạnh đến 150%/năm trong năm 2007)
Hình 4.2.2 Sản lượng cá cảnh sản xuất từ năm 2006-2010 (ĐVT: triệu con)
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2006,2007,2008,2009,2010
Hình 4.2.3 Cơ cấu các loài cá cảnh sản xuất năm 2010 (ĐVT: 1.000 con)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
Giá trị sản xuất: Để tính giá trị sản xuất cá cảnh, Sở NN&PTNT TP.HCM chia cá cảnh theo các nhóm: nhóm cá có giá trị cao cấp (chiếm tỷ lệ khoảng 0,05%), nhóm cá có giá trị cao (chiếm tỷ lệ khoảng 1,45%), nhóm cá có giá trị trung bình
(chiếm tỷ lệ khoảng 30%) và nhóm cá có giá trị thấp (chiếm tỷ lệ khoảng 68,5%)
Bằng cách tính trên chỉ với 5 loài cá Dĩa, Chép Nhật, Xiêm, Bảy Màu, cá Vàng thì đã chiếm gần 90% tổng cơ cấu giá trị sản lượng cá cảnh năm 2010, đặc biệt cá Dĩa mặc dù chỉ chiếm 5% trong cơ cấu sản xuất nhưng chiếm 40,3% trong cơ cấu giá trị, kế đến là cá Chép (26,8%), cá Xiêm (14%)
Hình 4.2.4 Cơ cấu giá trị sản lượng các loài cá cảnh sản xuất năm 2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,2010
Hình 4.2.5 Doanh số cá cảnh qua các năm (theo giá cố định năm 1994)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
Qua các biểu đồ trên cho thấy sản lượng, doanh số sản xuất cá cảnh qua các năm đều tăng, điều này chứng minh phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố đã góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng ngành nông nghiệp của thành phố, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân
4.2.1.3 Hình thức tổ chức, năng lực sản xuất Hoạt động sản xuất cá cảnh chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chỉ có 01 đơn vị hoạt động dưới hình thức cơ sở (cơ sở cá cảnh Tống Hữu Châu) và 01 đơn vị là công ty (Công ty Cổ phần Sài gòn Cá kiểng) Trong đó, loại hình vừa sản xuất và ương nuôi chiếm tỷ lệ cao (86,16%), chỉ có 3,16% là cơ sở chuyên sản xuất giống, 2,49% là cơ sở sản xuất giống – ương nuôi – thuần dưỡng và số cơ sở chỉ thuần dưỡng – ương nuôi chiếm 8,19%
Sản xuất - ương nuôi Sản xuất giống
Sản xuất giống - ương nuôi - thuần dưỡng
Hình 4.2.6 Hình thức tổ chức sản xuất cá cảnh (ĐVT: cơ sở) Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
Tổng diện tích thực tế các cơ sở sản xuất cá cảnh là 88,34 ha, diện tích mặt nước sản xuất chiếm 75,11 ha, thể tích bể kiếng và xi măng đạt 89.000m 3 Tổng lao động thường xuyên trong sản xuất là 847 người, nếu kể cả lao động thời vụ thì trên 1.000 người, phần lớn chủ cơ sở là nam giới (chiếm 95%) Độ tuổi tập trung từ 42 -
60 tuổi (chiếm 44,03%) Các chủ hộ có trình độ văn hoá cấp II và III chiếm tỷ lệ cao (tương ứng 35,85% và 49,69%) Lao động thuê mướn là lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp (Sở NN&PTNT, 2010) Báo cáo tổng kết chương trình phát triển cá cảnh giai đoạn 2006-2010
4.2.2 Tình hình kinh doanh, xuất, nhập khẩu
Số lượng cửa hàng kinh doanh
- Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM, năm 2010, thành phố có 287 cửa hàng kinh doanh cá cảnh (tăng gấp 2 lần so với năm 2006) ở khắp khu vực nội, ngoại thành của thành phố; trong đó có 02 khu vực kinh doanh cá cảnh tập trung là khu vực đường Lưu Xuân Tín (Quận 5) và khu vực đường Nguyễn Thông (Quận 3)
Vốn đầu tư Mức độ đầu tư bình quân của một cửa hàng kinh doanh cá cảnh năm 2005 khoảng 10 -15 triệu đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản từ 10 - 12 triệu đồng, vốn lưu động từ 3 - 5 triệu đồng Lao động bình quân từ 2 - 3 người/cơ sở; đến năm
2009, mức độ đầu tư bình quân của một cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 55- 60 triệu đồng và vốn lưu động là 45-50 triệu đồng
- Năm 2005, doanh số bình quân của một cơ sở kinh doanh cá cảnh khoảng 80
- 100 triệu đồng/năm, tỷ lệ lãi trên doanh số từ 40 - 60%
- Qua kết quả điều tra năm 2007 của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản thành phố, doanh số bình quân của cơ sở kinh doanh cá cảnh là
860 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu được là 356 triệu đồng/năm
Bảng 4.2.1 Hiệu quả kinh doanh năm 2007 Mức độ đầu tư
Tổng chi phí (triệu đồng)
Nguồn: Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, 2007
Bảng 4.2.2 Hiệu quả kinh doanh bình quân/năm Hình thức kinh doanh
Vốn đầu tư (triệu đồng)
Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp TP.HCM, 2010
Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 kéo dài đến đầu năm 2009 trên thế giới đã tác động một phần đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng làm cho nhu cầu về tất cả các loại hàng hóa đều giảm đặc biệt là những sản phẩm mang tính giải trí như cá cảnh Trước đây, các hộ kinh doanh cá cảnh có thể bán một ngày từ 500.000-2.000.000đ nhưng hiện nay thì việc kinh doanh cửa hàng bị chậm lại doanh thu ước đạt từ 250.000-1.300.000đ/ngày
Vào các dịp lễ và tết thì nhu cầu mua cá cảnh của người dân thành phố thường tăng cao so với ngày thường Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp TP.HCM, mức tăng trung bình từ 30-70% chiếm tỷ lệ 67,8%; mức tăng doanh thu trên 70% chiếm tỷ lệ 16,95% còn lại là mức tăng dưới 30% chiếm tỷ lệ 15,25%
Hệ thống phân phối Kênh phân phối sản phẩm cá cảnh trên địa bàn thành phố có thể mô tả như sau: Cơ sở sản xuất cung cấp cá cho các cơ sở thu gom, cho cơ sở kinh doanh bán sỉ, cho các tỉnh và cho xuất khẩu Ngoài việc thu mua trực tiếp cá cảnh từ nhà sản xuất, các cửa hàng bán sỉ còn thu mua cá qua trung gian và nhập khẩu từ nước ngoài sau đó phân phối lại cho các tỉnh, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành phố
Cơ chế chính sách và các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010
Xác định vai trò của ngành nông nghiệp trong một thành phố lớn, ngành nông nghiệp TP.HCM cũng đã định hướng phát triển một nền nông nghiệp phù hợp với đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững Với quan điểm và mục tiêu trên, thành phố đã triển khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 về chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang cây trồng vật nuôi có giá trị cao; chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2004-2010 Song song với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố cũng đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND Thành phố, quy định về việc “khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND
Chương trình hỗ trợ lãi vay trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó quy định chính sách hỗ trợ lãi vay khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất giống và xây dựng vùng nguyên liệu Mức vay được hỗ trợ lãi vay tùy thuộc vào quy mô đầu tư, diện tích nuôi, chủng loại cá nuôi của phương án đầu tư Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM trong giai đoạn 2006-
2010 các hộ dân chủ yếu vay vốn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất của mình, chưa có hộ sản xuất cá cảnh vay vốn từ nguồn vốn của chương trình hỗ trợ lãi vay trong sản xuất nông nghiệp của thành phố do các nguyên nhân sau:
- Yêu cầu lập thủ tục vay: Chủ cơ sở phải lập phương án đầu tư sản xuất
Mặc dù cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn đã có tập huấn, hướng dẫn về cách lập phương án đầu tư nhưng hầu hết chủ cơ sở sản không biết phải lập phương án đầu tư như thế nào, cũng như trình bày phương án đầu tư hoạt động sản xuất của mình
- Mức hỗ trợ lãi suất đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng ở Quyết định số 105 là toàn bộ lãi vay tối đa là 30 triệu đồng/ha, nếu có nhu cầu vay vốn vượt hơn mức quy định, tùy theo đối tượng sẽ được hỗ trợ từ 4-10% trên số dư nợ thực tế, thời hạn hỗ trợ không quá 03 năm Tuy nhiên, do nông dân vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng ở mức thấp, trung bình dưới 30 triệu đồng/ha, nên so với Quyết định 105 thì mức hỗ trợ lãi vay có thấp hơn và so với Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 27/2/2009 về việc Quy định thực hiện các dự án đầu tư trong nước thuộc chương trình kích cầu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn thấp (mức hỗ trợ từ 50% đến 100% lãi suất vay đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp) Điều này làm hạn chế người dân vay vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo đồng ruộng
4.3.2 Các hoạt động hỗ trợ
4.3.2.1 Hoạt động khuyến nông Song song với việc xây dựng tài liệu kỹ thuật, định mức chi phí, lao động và kỹ thuật, mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông thành phố tổ chức tập huấn, tham quan và giao lưu học tập mô hình sản xuất, kinh doanh cá cảnh cho các hộ sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Tổ chức các hoạt động tăng cường công tác thông tin quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, tập san và qua trang thông tin điện tử của Trung tâm Tuy nhiên, các mô hình ương nuôi, sinh sản trình diễn còn giới hạn trong phạm vi một số đối tượng phổ biến như Cá Dĩa, Hồng Kim và Chép Nhật; tài liệu kỹ thuật nuôi cũng chỉ mới phát hành một số loài như Cá Dĩa, cá Xiêm, cá Nàng hai…
Ngoài Trung tâm Khuyến nông, trong năm 2010, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã xây dựng các mô hình nuôi cá cảnh tại 3 xã xây dựng mô hình nông thôn mới gồm: xã Tân Thông Hội, xã Thái Mỹ ( huyện Củ Chi), xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) với tổng số tiền hỗ trợ là 131.139.500 đồng cho 6 hộ nuôi với các đối tượng cá Ông tiên, cá Chép nhật, cá Ba đuôi Theo đánh giá của Chi cục, các mô hình nuôi đều mang lại hiệu quả, qua đó khuyến khích bà con nông dân nhân rộng các mô hình, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi cơ cấu cấu trồng vật nuôi tại các xã xây dựng mô hình nông thôn mới
4.3.2.2 Công tác kiểm dịch, xây dựng cơ sở nuôi an toàn bệnh phục vụ xuất khẩu Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là đơn vị thực hiện công tác kiểm dịch cá cảnh xuất khẩu, nhập khẩu Chi cục Thú y thành phố là đơn vị thực hiện công tác giám sát, kiểm soát tình hình bệnh, dịch trên địa bàn Theo quy định của Tổ chức sức khỏe động vật quốc tế (OIE), để có đủ điều kiện xuất khẩu cá chép vào thị trường Mỹ (Qui định 71 FR 51435, ngày 30/8/2006 của Cơ quan kiển dịch động thực vật - Bộ Nông nghiệp Mỹ), trong đó quy định các loài có khả năng cảm nhiễm vi rút Spring Viraemia of Carp (SVC) và Koi Herpes Virus (KHV) là Cá Chép thường, cá Koi (Common carp, Koi carp/Cyprinus carpio), cá Vàng (Gold fish/Cyprinus auratus) khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các cơ sở phải đáp ứng các quy định sau:
- Xuất phát từ Vùng/Cơ sở/Quốc gia an toàn dịch bệnh SVC mà tại đó quần thể cá phải được kiểm tra ít nhất 2 lần/1năm, với khoảng thời gian giữa 2 lần kiểm tra tối thiểu là 3 tháng
- Quy trình thu mẫu phải đảm bảo tỉ lệ lưu hành bệnh dưới 2% và độ tin cậy là 95%
- Phương pháp xét nghiệm phát hiện SVC là phương pháp nuôi cấy tế bào sử dụng dòng tế bào Epithelioma Papulosum cyprini (EPC) hoặc Fathead Minnow (FHM)
- Các cơ sở phải tham gia vào Chương trình giám sát bệnh SVC được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu công nhận
- Trước khi xuất khẩu 72 giờ, lô hàng cá có khả năng cảm nhiễm SVC phải được nhân viên kiểm dịch kiểm tra và không phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh SVC và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch Đáp ứng các yêu cầu trên, Chi cục Thú Y đã triển khai thực hiện “Chương trình xây dựng cơ sở, nhóm cơ sở an toàn bệnh, dịch phục vụ xuất khẩu cá Chép, cá Vàng giai đoạn 2007 - 2010”, theo yêu cầu kỹ thuật của Tổ chức sức khỏe động vật quốc tế (OIE) và theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Đến nay thành phố đã có 4 cơ sở được Cục Thú Y cấp chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn dịch bệnh cá vàng, cá chép đối với bệnh SCV gồm Công ty cổ phần Sài gòn cá kiểng, Cơ sở Châu Tống, Cơ sở Ba Sanh, Công ty TNHH sản xuất thương mại Hải Thanh
4.3.2.3 Hoạt động xúc tiến thương mại Một số doanh nghiệp đã xây dựng trang web giới thiệu về cá cảnh như:
Sieuthicacanh.com, Thegioicacanh.com, Aquabird com.vn,v.v… Phần lớn các trang thông tin này có nội dung giống nhau như: danh mục cá, hình ảnh cá, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, trao đổi - mua bán Các trang web này là một dạng diễn đàn nơi giao lưu và trao đổi những kinh nghiệm nuôi cá, trao đổi các giống cá đẹp giữa các thành viên Một số chuyên mục của diễn đàn như: thông tin chung nơi chứa một thư viện tin tức và tài liệu được chia sẽ giữa các thành viên; các chuyên mục chia sẽ thông tin, kinh nghiệm nuôi về một số đối tượng cá như cá Xiêm, cá La hán, cá Rồng, cá Dĩa, cá Bảy màu, v.v…
Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh có xây dựng trang thông tin điện tử phục vụ công tác kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng cá cảnh như công ty
Cổ phần Sài Gòn Cá kiểng (saigonaquarium.com), cửa hàng cá cảnh Xanh Tươi (xanhtuoi.com), v.v…
Hàng năm thông qua ngày lễ, sự kiện, thành phố cũng tổ chức các lễ hội sinh vật cảnh Năm 2006, ngày hội sinh vật cảnh quốc tế đầu tiên được Hội Sinh vật cảnh tổ chức nhằm giới thiệu cá cảnh Thành phố với một số quốc gia trong khu vực ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia,…), với sự tham gia của 80 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh trong nước, 20 cơ sở sản xuất kinh doanh nước ngoài và hơn 50 nghệ nhân, thu hút hơn 200.000 lượt người tham gia Từ năm 2007 – 2008, Hội cá cảnh Thành phố đã tổ chức 01 hội chợ cá cảnh tại Tao Đàn; Chi hội cá La hán (Hội Sinh vật cảnh) tổ chức hội chợ cá cảnh tại công viên Lê Thị Riêng thu hút nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và nghệ nhân trong nước tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm và được đông đảo nhân dân hưởng ứng
Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế về cá cảnh (tại Singapore năm 2005, 2007, 2010; tại Đức năm 2006) Thông qua các hội chợ, triển lãm, các doanh nghiệp, cá nhân có cơ hội giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cá cảnh trong nước và thế giới Mặc khác thông quá các hội chợ, triển lãm, khách hàng quốc tế cũng đã quan tâm đến mặt hàng cá cảnh của nước ta nói chung và thành phố nói riêng, đến nay đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh ra thị trường thế giới
4.3.2.4 Hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp Năm 2005, Thành phố đã thành lập Hội Cá cảnh cá cảnh với khoảng 500 hội viên, đây là cơ sở để đẩy mạnh phát triển nuôi, dịch vụ và thương mại cá cảnh Hội đã có những định hướng phù hợp như phát triển vùng nuôi tập trung (Củ Chi), nghiên cứu sinh sản và nuôi thương phẩm một số loài cá có nhu cầu xuất khẩu cao
Phân tích minh họa hiệu quả đầu tư cá Chép Nhật, cá Dĩa
Bên cạnh sự ra đời của Hội Cá cảnh, các chi hội cá cảnh cũng đã được thành lập như Chi hội cá Dĩa, Chi hội cá La hán, Câu lạc bộ cá cảnh nhằm phục vụ mục tiêu phát triển của nghề và đáp ứng nhu cầu của đông đảo cơ sở sản xuất, kinh doanh
4.3.2.5 Công tác nghiên cứu khoa học Trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã có nghiên cứu về “Bệnh thường gặp trên cá Chép Nhật, Dĩa và các biện pháp phòng trị”; Viện Nhiệt đới Việt - Nga có đề tài nghiên cứu “Thử nghiệm bổ sung sắc tố Astaxanthyl và cantaxanthyl vào thức ăn cá Chép Nhật”; Hội Cá cảnh chủ trì phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 về “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Dĩa (Symphysodon aequifasciata) và cá Neon
Ngoài ra, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu về danh mục cá cảnh, hình ảnh, hệ thống phân loại, đặc điểm sinh học, điều kiện nuôi nhân tạo, nhu cầu thị hiếu và thị trường tiêu thụ các loài cá cảnh đang được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố nhằm phổ biến cơ sở dữ liệu trên đến các tổ chức, cá nhân quan tâm, đồng thời góp phần quảng bá ngành cá cảnh của Thành phố ra nước ngoài
4.4 Phân tích minh họa hiệu quả đầu tư nuôi cá Chép Nhật, cá Dĩa 4.4.1 Cá Chép Nhật
4.4.1.1 Tổng quát về các loài cá chép có giá trị Hiện nay, trên thị trường cá cảnh tại TP.HCM có rất nhiều chủng loại cá cảnh, trong đó cá Chép Nhật là một trong những đối tượng được người chơi cá cảnh quan tâm, bên cạnh mặt độc đáo về màu sắc, hình dáng cá Chép Nhật còn được xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất Những loài cá Chép đang được ưa chuộng như: Chép Koi, Koi bướm (chép Nhật đuôi bướm, chép vây dài, chép rồng); trong thực tế cá Koi được bán trong nước có khoảng cách chất lượng khá xa so với tiêu chuẩn chung của cá Koi vì các nghệ nhân chưa làm chủ công nghệ di truyền và chọn lọc kiểu hình để sản xuất các dòng cá Koi có chất lượng màu sắc đẹp và ổn định
4.4.1.2 Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi cá Chép Nhật Qua khảo sát 40 hộ nuôi cá cảnh (thực tế hộ sản xuất cá cảnh không tập trung sản xuất một loài mà sản xuất nhiều loài), vì vậy với 40 hộ khảo sát chỉ có 5 hộ là chỉ nuôi cá Chép Nhật, kết quả phân tích hiệu quả kinh tế như sau (xem phụ lục 7)
Các chi phí để đầu tư nuôi cá Chép Nhật gồm:
- Chi phí cố định: Gồm chi phí đào ao, chi phí về trang thiết bị (máy thổi nén, máy bơm nước, bình ô xy, dụng cụ đo pH) Trong các chi phí trên, chi phí đào ao chiếm đến 96,36% trong tổng chi phí cố định
Hình 4.4.1 Cơ cấu danh mục chi phí cố định trong đầu tư nuôi cá Chép Nhật
- Chi phí lưu động: Gồm các chi phí về con giống, chi phí cải tạo ao, chi phí thức ăn, công lao động và các chi phí khác (điện, nước, thuốc thú y thuỷ sản…)
Theo kết quả khảo sát, chi phí cho thức ăn chiếm đến 47,63%, kế đến là chi phí công lao động (chiếm 37,63%), tiếp đến là chi phí về con giống (8,88%), còn lại là các chi phí khác Chi phí lưu động chiếm từ 90% trở lên trong tổng chi phí đầu tư nuôi cá Chép Nhật
Hình 4.4.2 Cơ cấu danh mục chi phí lưu động trong đầu tư nuôi cá Chép Nhật
- Cá Chép Nhật chủ yếu được các hộ nuôi trong ao đất, quy mô từ 1 - 2hecta
Thời gian nuôi từ 5-6 tháng/vụ nuôi, một năm nuôi 2 vụ
- Qua khảo sát dữ liệu từ 5 hộ nuôi cá Chép Nhật, 5/5 hộ nuôi sử dụng nguồn nước trực tiếp từ sông, rạch đưa vào ao nuôi và không có hệ thống xử lý nước thải
Nước thải từ ao nuôi thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài
- Phần lớn người nuôi cá Chép Nhật là nam (trong 5 phiếu thu thập được, 100% chủ hộ, người trực tiếp sản xuất là nam), độ tuổi thấp nhất là 31 tuổi và cao nhất là 55 tuổi Kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ từ 3 đến 5 năm, lao động chủ yếu là người trong gia đình; 100% người tham gia sản xuất học tập kinh nghiệm theo kiểu cha truyền con nối và trong qua trình sản xuất rút ra bài học kinh nghiệm cho các vụ nuôi tiếp theo
- Về con giống: cá giống (cá bột) để thả nuôi, khoảng 30 ngày tuổi, chi phí con giống chiếm khoảng 8,88% trong tổng chi phí lưu động đầu tư nuôi cá chép
- Thức ăn: Thức ăn cho cá chép chủ yếu là thức ăn công nghiệp (thức ăn hỗn hợp dạng viên), thức ăn chiếm khoảng 47,63% trong tổng chi phí lưu động
- Phần lớn các hộ nuôi cá Chép Nhật trên địa bàn thành phố nuôi cá trên diện tích đất của mình, do đó chi phí để thuê đất hầu như không có
Bảng 4.4.1 Chi phí, cơ cấu chi phí và hiệu quả đầu tư nuôi cá Chép Nhật
Giá trị (đồng) Cơ cấu Tổng chi (%) phí Thấp nhất Trung bình Cao nhất
Chi phí cố định/tháng 6.399.583 878.750 1.279.917 2.048.333 8,8
Chi phí lưu động/tháng 66.430.000 9.900.000 13.286.000 19.000.000 91,2
Tổng chi phí/tháng 72.829.583 11.196.667 14.565.917 20.295.417 100 Tổng chi phí vụ nuôi (6 tháng) 436.977.500 67.180.000 87.395.500 121.772.500
Doanh thu (đồng/vụ nuôi) 100.000.000 330.000.000 750.000.000 Lợi nhuận (đồng/vụ nuôi) 24.470.000 242.604.500 648.727.500
Qua bảng trên cho thấy, giá thành cho một con cá chép Nhật thấp nhất là 338 đồng và cao nhất là 3.777 đồng; tùy vào số lượng thả nuôi, nuôi với số lượng nhiều chi phí đầu tư giảm và dẫn đến giá thành của cá chép Nhật cũng giảm
Qua tính toán sau một vụ nuôi (6 tháng), với tỷ lệ sống từ cá bột lên cá thương phẩm (trọng lượng cá đạt chuẩn cá cảnh: 130gram/con, kích cỡ từ 10-12cm) khoảng 20% với giá bán trung bình 80.000đ/kg, người nuôi có thể thu lợi nhuận gấp 1,5 lần chi phí đã đầu tư
Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, các hộ nuôi cá chép Nhật hiện nay còn gặp một số khó khăn sau:
- Thức ăn: Như đã phân tích ở trên, thức ăn chiếm gần 50% trong tổng chi phí do giá bán bán thức ăn hiện nay trên thị trường khá cao
Dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
Như đã nêu ở trên, cá Dĩa là loài rất nhạy cảm, khó nuôi nhất trong các loại cá nước ngọt nhiệt đới, phần lớn người sản xuất kiến nghị được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, xử lý nguồn nước nuôi, hỗ trợ nguồn vốn để sản xuất
4.5 Dự báo nhu cầu thị trường cá cảnh trong và ngoài nước 4.5.1 Thị trường trong nước
Như đã phân tích ở trên, sản lượng sản xuất cá cảnh của thành phố từ năm
2006 đến năm 2010 tăng lên khá cao và theo các nghiên cứu trước thì nhu cầu về con cá cảnh của người dân thành phố nói riêng và cả nước nói chung
Thị trường cá cảnh trong nước tiếp tục được mở rộng, theo Công ty Phượng Hoàng, hiện nay do nhu cầu thị trường quá lớn mà nguồn hàng trong nước không đủ cung cấp nên những người kinh doanh phải nhập cá từ các nước về để bán lại
(Báo Người lao động ngày 18/11/2007) Mặc khác, con cá cảnh được dùng để thỏa mãn nhu cầu giải trí thưởng ngoạn của người dân, vì vậy với dân số của nước ta hiện nay thì nhu cầu đối với con cá cảnh trong tương lai là rất lớn
Theo nhận định của các chuyên gia về cá cảnh, con cá cảnh được người tiêu dùng ưa chuộng do màu sắc đa dạng, phù hợp để làm vật nuôi, trang trí trong nhà và còn giúp cho người nuôi được thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng
Riêng cá chép việc nuôi cá chép trong nhà đối với người châu Á còn được xem là vật phong thủy, mang lại may mắn cho người nuôi Việc phát triển sản xuất cá cảnh thực sự là một nghề đầy tiềm năng của ngành nông nghiệp TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung
Xu hướng đáng chú ý là sự chuyển dịch các hoạt động xuất khẩu từ thị trường
Mỹ và Nhật Bản sang EU, từ nam bán cầu lên bắc bán cầu Nguồn cung cấp chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Kinh nghiệm cho thấy việc buôn bán cá cảnh luôn gắn liền với tình hình kinh tế của đất nước Những năm gần đây đã xuất hiện một số nhà cung cấp cá cảnh mới cho thị trường thế giới là Cộng hòa Séc, Indonesia, Thái Lan
Theo FAO, giá trị bán buôn cá cảnh hàng năm trên thị trường thế giới đạt trên
1 tỷ USD Khoảng 1,5 tỷ cá cảnh bán lẻ mỗi năm với giá trị ít nhất đạt 6 tỷ USD
Toàn bộ ngành công nghiệp cá cảnh, kể cả cung cấp phụ tùng, thiết bị, đạt giá trị khoảng 14 tỷ USD 12
Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt nhiệt đới (chiếm tới 80 – 90% giá trị); các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới; các loài cá nước ngọt ôn đới, chủ yếu là cá bảy màu và cá chép Nhật Bản (Koi); các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới Tổng cộng có khoảng 1.600 loài được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt Khoảng 90% số loài có nguồn gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên Các loài cá cảnh nước mặn hiện chiếm 20% thị phần, nhờ những kỹ thuật mới nên tuy chỉ 5% số loài cá biển được sinh sản nhân tạo, nhưng thị phần của chúng ngày càng tăng
Các loài cá cảnh nước ngọt buôn bán chính trên thị trường là cá bảy màu, cá neon hoàng đế, cá mún, cá kiếm, cá hacmôni, cá thần tiên, cá vàng, cá ngựa vằn và cá dĩa Các loại cá cảnh nước mặn quan trọng là cá hải quỳ, cá rô mang láng, cá rô biển, cá cờ, cá lon mây, cá mó, cá thần tiên, cá bướm mỏm, cá chim, cá mặt quỷ, cá ong, cá nóc gai và cá ngựa
4.5.2.2 Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu cá cảnh Kim ngạch xuất khẩu của cá cảnh thế giới tăng từ 44,5 triệu USD năm 1982 lên cao nhất 204,8 triệu USD năm 1996, năm 1998 giảm còn 159,2 triệu USD do khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó lại tăng lên 189,5 triệu US vào năm 2002
Trong năm 2002, các nước Châu Á chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cá
12 Ornamental fish, [http://www.fao.org/fishery/topic/13611/en] cảnh trên thế giới, trong đó Singapore chiếm 22%, Malaysia (9%), Indonesia (7%), Philippine (3%), Xrilanca (3%)…
Xu hướng nhập khẩu luôn theo sát xu hướng xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng từ 50 triệu USD năm 1982 lên đỉnh điểm 330 triệu USD năm 1994 - 1996, giảm còn
262 triệu USD năm 1998 và tăng lên 234,2 triệu USD năm 2002 Các nước nhập khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp,v.v…
Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố
Con giống: Nguồn con giống đa dạng, các cơ sở sản xuất chủ động chọn, tạo nguồn giống từ các loài cá có nguồn gốc nhập nội như cá Dĩa, Xiêm, Vàng, Ông Tiên, Tứ Vân, Bảy Màu, Hồng Kim, Hắc Kim, Chép Nhật, v.v cho đến một số loài cá bản địa đã được các cơ sở sản xuất sinh sản nhân tạo như cá He, Ngựa, Lăng, Sơn, Nàng hai, v.v có khoảng 20 giống loài cá cảnh được sản xuất đại trà Vài năm gần đây, một vài cơ sở có nhập một số giống cá mới từ Thái Lan, Indonesia, Cộng hòa Séc, v.v để nuôi thương phẩm phục vụ xuất khẩu và bước đầu đã cho sinh sản nhân tạo thành công như cá Neo, cá Chuột, Lòng Tong đuôi đỏ, Hắc kỳ, Kim kỳ, Hồng Cam
Kỹ thuật nuôi: Phần lớn các cơ sở sản xuất được hình thành từ nhiều năm, phương thức nuôi tương đối phù hợp với đối tượng sản xuất Chủ các cơ sở đa số là nghệ nhân, có tay nghề, kinh nghiệm, thành thạo trong việc sinh sản và ương nuôi, kỹ năng chăm sóc tốt, kiểm soát tốt lượng thức ăn cung cấp cho cá nuôi
Kênh phân phối: Đã hình thành kênh phân phối cung cầu sản xuất, kinh doanh cá cảnh Cơ sở sản xuất cung cấp cá cảnh cho các cơ sở thu gom, cơ sở kinh doanh bán sỉ, các tỉnh và xuất khẩu Ngoài việc thu mua trực tiếp cá cảnh từ nhà sản xuất, các cửa hàng bán sỉ còn thu mua cá qua trung gian và nhập khẩu, sau đó phân phối lại cho các tỉnh, các cửa hàng bán lẻ tại Thành phố Cửa hàng bán lẻ thu mua cá chủ yếu từ các cửa hàng bán sỉ (20%), khu vực đường Lưu Xuân Tín phường 10 quận 5 và trực tiếp từ nhà sản xuất (23,13%), qua trung gian hoặc nhập khẩu, sau đó bán lại cho người nuôi chơi
Hoạt động xúc tiến thương mại: Một số doanh nghiệp hoặc cá nhân có giới thiệu về cá cảnh như: Sieuthicacanh.com, Thegioicacanh.com, Aquabird com.vn
Ngoài ra, Cá cảnh được đưa vào tham gia lễ hội sinh vật cảnh hàng năm để giới thiệu cá cảnh ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Hội cá cảnh Thành phố, Chi hội cá La hán cũng tổ chức hội chợ, hội thi cá cảnh đẹp tại các công viên tạo sân chơi cho nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân cá cảnh
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế về cá cảnh (Aquarama) tại Singapore năm 2005 và 2007, tại Đức năm 2006 nhằm giới thiệu, quảng bá cá cảnh Việt Nam đặc biệt là cá Đĩa Việt Nam đoạt được nhiều giải cao trong các hội chợ Quốc tế
Sản xuất cá cảnh trong thời gian qua được xem là thế mạnh của ngành nông nghiệp của thành phố, đặc biệt phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị
Môi trường ao nuôi: Việc kiểm soát chất lượng nước không chặt chẽ, đây là nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra thiệt hại do mầm bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển trên cá gây thiệt hại cho người nuôi Mặc dù chưa có các ghi nhận thiệt hại trực tiếp gây ra do ảnh hưởng bệnh, dịch bệnh nhưng việc sản xuất không theo quy trình và tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học nên không đáp ứng theo yêu cầu thị trường nước ngoài, nhất là các quy định về an toàn dịch bệnh của Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE)
Mặc dù có nguồn con giống đa dạng nhưng chưa có sự nghiên cứu lai tạo thêm giống mới, nhà sản xuất chủ yếu lai tạo con giống từ đời này qua đời khác, dẫn đến chất lượng con giống dần bị thoái hóa, màu sắc của cá giảm dần về độ sắc nét và khó đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng giảm Do tốc độ đô thị hóa, nguồn nước nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm, nguồn thức ăn tự nhiên như trùn chỉ không còn nhiều, chất lượng nguồn thức ăn tự nhiên cũng không được đảm bảo
Thiếu vốn để sản xuất: Mặc dù hiện nay thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất thông qua hình thức hỗ trợ lãi vay đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng do không xây dựng được phương án sản xuất, cũng như mức hỗ trợ cho từng phương án nên người dân cũng chưa tiếp cận nhiều đối với nguồn vốn hỗ trợ này
Vai trò của Hội Cá cảnh, chi hội trong việc bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu vừa làm cầu nối giới thiệu cá cảnh thành phố ra thế giới đến nay còn nhiều hạn chế Hội viên còn phân tán không tập trung, chưa phát huy sức mạnh thực sự của các Hội viên
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để nuôi cá cảnh xuất khẩu Đặc biệt nguồn nước tốt, khí hậu ấm áp rất thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển các loài cá cảnh nhiệt đới
Sự chuyển dịch các hoạt động xuất khẩu từ thị trường Mỹ và Nhật Bản sang
EU, từ nam bán cầu lên bắc bán cầu Hiện nay nhu cầu về con cá cảnh ở các nước khối cộng đồng EU tăng đáng kễ Nguồn cung cấp cá cảnh cũng chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển như Malaysia, Thái Lan, Singapore,v.v Kinh nghiệm cho thấy việc buôn bán cá cảnh luôn gắn liền với tình hình kinh tế của đất nước
Thị trường cho cá cảnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng không chỉ trong nước mà còn mở rộng các nước trên thế giới Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng Con cá cảnh tiếp tục là đối tượng phù hợp với nền nông nghiệp đô thị và là nguồn thu nhập đáng kể của người dân Cá cảnh không chỉ là thú vui chơi thưởng ngoạn của người dân, đồng thời là vật trang trí tạo cảnh quan trong cuộc sống hằng ngày của con người Ở một số nước nuôi cá cảnh còn giúp mang lại nhiều may mắn, thành công cho người nuôi
Con cá cảnh tiếp tục là thế mạnh của ngành nông nghiệp của thành phố Theo đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia, đến 2020-2025, cá cảnh thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nguồn cung cấp chính của khu vực Đông Nam Á cho thị trường cá cảnh thế giới Thành phố đã xây dựng chương trình phát triển cá cảnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020