4.2.Hoạt động sản xuất cá cảnh TP .HCM giai đoạn 2006-2010
4.2.1. Tình hình sản xuất
4.2.1.1. Số lượng cơ sở, khu vực phân bố
So với cả nước TP.HCM phát triển mạnh về sản xuất cá cảnh, do có lợi thế truyền thống sản xuất từ lâu và là nơi tập trung nhiều nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm. Số lượng cơ sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố năm 2010 là 222 cơ sở, tăng 1,33 lần so với năm 2006. Hơn 90% các cơ sở sản xuất chủ yếu ở quy mơ nhỏ, hộ gia đình. Giai đoạn trước năm 2005, phần lớn cơ sở sản xuất cá cảnh tập trung ở các quận 8, 12, và rải rác ở một số Quận: Gò Vấp, Thủ Đức và các huyện
Bình Chánh, Củ Chi,v.v... hiện nay do ảnh hưởng của đơ thị hố và nguồn nước bị ơ nhiễm nên các cơ sở sản xuất cá cảnh di dời địa điểm sản xuất, tập trung nhiều ở các quận, huyện có nguồn nước sạch như: Quận 9, 12, Bình Chánh, Củ Chi.
Hình 4.2.1. Số cơ sở sản xuất cá cảnh của thành phố từ năm 2006-2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
4.2.1.2. Đối tượng sản xuất, cơ cấu, sản lượng, giá trị sản xuất cá cảnh của thành phố giai đoạn 2006-2010
Đối tượng sản xuất: Đối tượng sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố có 60
lồi, trong đó có khoảng 46 lồi ni sinh sản và 14 lồi khai thác tự nhiên thuần dưỡng làm cá cảnh. Một số loài được sản xuất nhiều như cá Chép Nhật, Bảy Màu, Hịa Lan, Dĩa, Xiêm, Ơng Tiên, Tứ Vân, Hồng Kim, Hắc Kim, Bạch Kim,v.v... Có thể chia đối tượng sản xuất cá cảnh thành 3 nhóm chính:
- Nhóm cá ni hoặc thuần dưỡng trong ao đất: Cá Chép Nhật, Vàng, Tứ Vân, Hồng Kim, Hắc Kim, Phượng Hồng, các loại cá Sặc,v.v…
- Nhóm cá ni hoặc thuần dưỡng trong bể xi măng hoặc bể kiếng: cá Dĩa, Ông Tiên, Xiêm, Bảy Màu, Mang Rổ, Nâu, Thủy Tinh,v.v…
- Nhóm cá khai thác tự nhiên thuần dưỡng: cá Mang Rỗ, Nóc, Thủy Tinh, Lìm Kìm, Chạch,v.v…
Sản lượng sản xuất: Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê thành phố (2006, 2007, 2008, 2009 2010), sản lượng sản xuất cá cảnh của thành phố hàng năm tăng khá cao, năm 2006 sản lượng sản xuất đạt 30 triệu con và đến năm 2010, sản
lượng đạt 60 triệu con (trung bình qua các năm đạt 48,4%, đặc biệt sản lượng tăng mạnh đến 150%/năm trong năm 2007).
Hình 4.2.2. Sản lượng cá cảnh sản xuất từ năm 2006-2010 (ĐVT: triệu con)
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2006,2007,2008,2009,2010
16 (26,7% ) 14 (23,3% ) 3,6 (6% ) 3 (5% ) 23,4 (39% ) Cá Chép Cá Bảy màu Cá Xiêm Cá Dĩa Khác
Hình 4.2.3. Cơ cấu các loài cá cảnh sản xuất năm 2010 (ĐVT: 1.000 con)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2010
Giá trị sản xuất: Để tính giá trị sản xuất cá cảnh, Sở NN&PTNT TP.HCM chia cá cảnh theo các nhóm: nhóm cá có giá trị cao cấp (chiếm tỷ lệ khoảng 0,05%), nhóm cá có giá trị cao (chiếm tỷ lệ khoảng 1,45%), nhóm cá có giá trị trung bình
(chiếm tỷ lệ khoảng 30%) và nhóm cá có giá trị thấp (chiếm tỷ lệ khoảng 68,5%). Bằng cách tính trên chỉ với 5 loài cá Dĩa, Chép Nhật, Xiêm, Bảy Màu, cá Vàng thì
đã chiếm gần 90% tổng cơ cấu giá trị sản lượng cá cảnh năm 2010, đặc biệt cá Dĩa
mặc dù chỉ chiếm 5% trong cơ cấu sản xuất nhưng chiếm 40,3% trong cơ cấu giá trị, kế đến là cá Chép (26,8%), cá Xiêm (14%). 14% 26,80% 8,90% 10% 40,30% Cá Dĩa Cá Chép Cá Xiêm Cá Bảy màu Khác
Hình 4.2.4. Cơ cấu giá trị sản lượng các loài cá cảnh sản xuất năm 2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,2010
Hình 4.2.5. Doanh số cá cảnh qua các năm (theo giá cố định năm 1994) (ĐVT: triệu đồng) (ĐVT: triệu đồng)
Qua các biểu đồ trên cho thấy sản lượng, doanh số sản xuất cá cảnh qua các năm đều tăng, điều này chứng minh phát triển cá cảnh trên địa bàn thành phố đã
góp phần đóng góp cho sự tăng trưởng ngành nơng nghiệp của thành phố, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
4.2.1.3. Hình thức tổ chức, năng lực sản xuất
Hoạt động sản xuất cá cảnh chủ yếu ở quy mơ hộ gia đình, chỉ có 01 đơn vị hoạt động dưới hình thức cơ sở (cơ sở cá cảnh Tống Hữu Châu) và 01 đơn vị là cơng ty (Cơng ty Cổ phần Sài gịn Cá kiểng). Trong đó, loại hình vừa sản xuất và
ương ni chiếm tỷ lệ cao (86,16%), chỉ có 3,16% là cơ sở chuyên sản xuất giống,
2,49% là cơ sở sản xuất giống – ương nuôi – thuần dưỡng và số cơ sở chỉ thuần dưỡng – ương nuôi chiếm 8,19%.
191 (86,16%) 18 (8,19%)
6 (2,49%)
7 (3,16%)
Sản xuất - ương nuôi Sản xuất giống Sản xuất giống - ương ni - thuần dưỡng Thuần dưỡng - ương ni
Hình 4.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất cá cảnh (ĐVT: cơ sở) Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
Tổng diện tích thực tế các cơ sở sản xuất cá cảnh là 88,34 ha, diện tích mặt nước sản xuất chiếm 75,11 ha, thể tích bể kiếng và xi măng đạt 89.000m3. Tổng lao
động thường xuyên trong sản xuất là 847 người, nếu kể cả lao động thời vụ thì trên
1.000 người, phần lớn chủ cơ sở là nam giới (chiếm 95%) . Độ tuổi tập trung từ 42 - 60 tuổi (chiếm 44,03%). Các chủ hộ có trình độ văn hố cấp II và III chiếm tỷ lệ cao (tương ứng 35,85% và 49,69%). Lao động thuê mướn là lao động kỹ thuật chiếm tỷ
lệ thấp (Sở NN&PTNT, 2010). Báo cáo tổng kết chương trình phát triển cá cảnh
giai đoạn 2006-2010.
4.2.2. Tình hình kinh doanh, xuất, nhập khẩu
4.2.2.1. Thị trường trong nước
Số lượng cửa hàng kinh doanh
- Theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP.HCM, năm 2010, thành phố có 287 cửa hàng kinh doanh cá cảnh (tăng gấp 2 lần so với năm 2006) ở khắp khu vực nội, ngoại thành của thành phố; trong đó có 02 khu vực kinh doanh cá cảnh tập trung là khu vực đường Lưu Xuân Tín (Quận 5) và khu vực đường Nguyễn Thông (Quận 3).
Vốn đầu tư
Mức độ đầu tư bình quân của một cửa hàng kinh doanh cá cảnh năm 2005
khoảng 10 -15 triệu đồng, trong đó vốn xây dựng cơ bản từ 10 - 12 triệu đồng, vốn lưu động từ 3 - 5 triệu đồng. Lao động bình quân từ 2 - 3 người/cơ sở; đến năm
2009, mức độ đầu tư bình quân của một cửa hàng kinh doanh cá cảnh là 55- 60 triệu
đồng và vốn lưu động là 45-50 triệu đồng.
Hiệu quả kinh doanh
- Năm 2005, doanh số bình quân của một cơ sở kinh doanh cá cảnh khoảng 80
- 100 triệu đồng/năm, tỷ lệ lãi trên doanh số từ 40 - 60%.
- Qua kết quả điều tra năm 2007 của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ
Nguồn lợi thủy sản thành phố, doanh số bình quân của cơ sở kinh doanh cá cảnh là 860 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu được là 356 triệu đồng/năm.
Bảng 4.2.1. Hiệu quả kinh doanh năm 2007 Mức độ đầu Mức độ đầu tư Tổng chi phí (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Bình quân 504 860 356 Thấp nhất 50 60 8,6 Cao nhất 3.540 5.000 2.379
Bảng 4.2.2. Hiệu quả kinh doanh bình quân/năm Hình thức kinh Hình thức kinh doanh Vốn đầu tư (triệu đồng) Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Bán sỉ 739,62 2.054, 70 1.315,08 Bán lẻ 403,25 538,89 135,63
Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp TP.HCM, 2010
Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 kéo dài đến đầu năm 2009 trên thế giới đã tác động một phần đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.HCM nói
riêng làm cho nhu cầu về tất cả các loại hàng hóa đều giảm đặc biệt là những sản phẩm mang tính giải trí như cá cảnh. Trước đây, các hộ kinh doanh cá cảnh có thể bán một ngày từ 500.000-2.000.000đ nhưng hiện nay thì việc kinh doanh cửa hàng bị chậm lại doanh thu ước đạt từ 250.000-1.300.000đ/ngày.
Vào các dịp lễ và tết thì nhu cầu mua cá cảnh của người dân thành phố thường tăng cao so với ngày thường. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nơng nghiệp TP.HCM, mức tăng trung bình từ 30-70% chiếm tỷ lệ 67,8%; mức tăng doanh thu trên 70% chiếm tỷ lệ 16,95% còn lại là mức tăng dưới 30% chiếm tỷ lệ 15,25%.
Hệ thống phân phối
Kênh phân phối sản phẩm cá cảnh trên địa bàn thành phố có thể mơ tả như sau: Cơ sở sản xuất cung cấp cá cho các cơ sở thu gom, cho cơ sở kinh doanh bán sỉ, cho các tỉnh và cho xuất khẩu. Ngoài việc thu mua trực tiếp cá cảnh từ nhà sản xuất, các cửa hàng bán sỉ còn thu mua cá qua trung gian và nhập khẩu từ nước ngồi sau đó phân phối lại cho các tỉnh, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành phố. Cửa hàng bán lẻ mua cá chủ yếu từ các cửa hàng bán sỉ, khu vực đường Lưu Xuân Tín phường 10 (Quận 5) và trực tiếp từ nhà sản xuất, qua trung gian hoặc nhập khẩu, sau đó bán lại cho người ni thưởng ngoạn.
Một số cơ sở kinh doanh xuất khẩu (có sản xuất) thu mua cá cảnh trực tiếp từ cơ sở sản xuất hoặc qua trung gian đối với một số đối tượng nuôi không được nuôi tập trung và các loài cá khai thác, thuần dưỡng từ tự nhiên.
Sơ đồ kênh phân phối:
Mặc dù đã hình thành hệ thống phân phối sản phẩm nhưng phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết để phát triển. Hiện nay có một vài cơ sở lớn như cơ sở Châu Tống, Cơng ty Cổ phần Sài gịn cá kiểng có hệ thống vệ tinh, các cơ sở này cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất khu vực xung quanh cơ sở.
Về địa bàn kinh doanh
Địa bàn quận, huyện có số lượng cửa hàng kinh doanh cá cảnh nhiều nhất
hiện nay là Quận Bình Thạnh, Quận 5, Quận 3, Quận Tân Bình; trong đó tập trung
ở những tuyến đường tiêu biểu như: Đường Nguyễn Thông, Lưu Xuân Tính,
Trường Chinh, Lê Quang Định,v.v…
Chủng loại mặt hàng
Các cửa hàng cá cảnh trên thành phố chủ yếu tập trung kinh doanh các loại cá cảnh nước ngọt với chủng loại đều tương đối giống nhau như: cá Tứ vân, cá Ba
đi, cá Bình tích, cá Bảy màu, cá Chuột, cá Xiêm,v.v… Ngồi ra cịn có một vài
cửa hàng kinh doanh chuyên biệt một chủng loại như cá rồng, cá La Hán, cá Dĩa chiếm phần lớn trong cơ cấu chủng loại kinh doanh.
Cơ sở sản xuất Nhập khẩu
Cơ sở thu gom
Cơ sở kinh doanh (bán sĩ) Cửa hàng bán lẻ Người ni thưởng ngoạn Các tỉnh Xuất khẩu
Ngồi các cửa hàng kinh doanh cá cảnh nước ngọt truyền thống, một số cửa hàng trên địa bàn Thành phố đã chuyển sang kinh doanh cá cảnh biển. Đây là một xu hướng mới, giúp cho các hộ kinh doanh có thể cạnh tranh, đa dạng chủng lồi kinh doanh trong lĩnh vực cá cảnh của thành phố.
Bảng 4.2.3. Chủng loại cá cảnh kinh doanh trên địa bàn thành phố STT Chủng loại kinh doanh Tỷ lệ (%) STT Chủng loại kinh doanh Tỷ lệ (%)
1 Cá cảnh các loại 76,19 2 Cá rồng 2,86 3 Cá la hán 8,57 4 Cá dĩa 9,52 5 Cá biển 2,86 Tổng 100
Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp, 2010
Quy mô kinh doanh
Phần lớn cửa hàng kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố đều có quy mơ vừa, chủ yếu là diện tích dưới 50 m2 chiếm tỷ lệ 79,21%. Những hộ có diện tích từ 50-100 m2 chiếm tỷ lệ 19,8%. Những hộ có diện tích trên 100 m2 rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ kết quả khảo sát.
Bảng 4.2.4. Diện tích kinh doanh tại cửa hàng cá cảnh trên địa bàn TP
STT Diện tích kinh doanh Tỷ lệ (%)
1 < 50 m2 79,21
2 50-100 m2 19,80
3 > 100 m2 0,99
Tổng 100
Nguồn: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp, 2010
Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho nuôi cá cảnh
Dịch vụ cho nuôi, sản xuất và cả người chơi cá cảnh khá phong phú như bể kiếng, máy thổi khí, đá bọt khí, máy lọc nước tuần hồn, đèn trang trí, cây cảnh giả,
hịn non bộ.. cho đến thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn tổng hợp dạng viên, dạng
bột…chủ yếu là nhập từ Trung Quốc có giá khá rẽ phục vụ cho nghề cá cảnh. 4.2.2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu
Xuất khẩu
- Sản lượng, cơ cấu mặt hàng
+ Sản lượng xuất khẩu trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt 5,18 triệu con, với trên 60 loài, kim ngạch xuất khẩu đạt 7-10 triệu USD/năm. Số lượng cá cảnh xuất khẩu tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2010. Năm 2006, số lượng xuất khẩu đạt 3,5 triệu con, trong đó cá cảnh nước ngọt chiếm 95,56 % và 4,44 % là sinh vật biển. Sản lượng xuất khẩu năm 2007 tăng lên 3,7 triệu con, trong đó tỷ lệ cá nước ngọt tăng lên 97,02% và sinh vật biển là 2,89%. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu đạt 7,5 triệu con, trong đó tỷ lệ các nước ngọt là 97%, sinh vật biển là 3% (Sở NN&PTNT, 2010), Báo cáo tổng kết chương trình phát triển cá cảnh giai đoạn 2006-2010.
3,5 3,7 4,2 7 7,5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 4.2.7. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu từ năm 2006-2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, 2010
+ Đối tượng xuất khẩu chính bao gồm các loài: Dĩa, Xiêm, Bảy màu, Chép
- Thị trường xuất khẩu cá cảnh chính: Châu Âu 60 - 62% (Đức: 19%, Cộng hòa Séc: 12%, Anh: 9%, Thụy Điển: 6%, Pháp, Cộng hòa Liên bang Nga, Đan
Mạch), thị trường Mỹ 20-23%, thị trường Châu Á: 15-20% (Singapore: 7%, Nhật: 6%, Hồng Kơng, Malaysia). 62% 23% 20% 5% Châu Âu Mỹ Châu Á Khác
Hình 4.2.8. Thị trường xuất khẩu năm 2010
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010
Nhập khẩu
Hàng năm thành phố nhập khẩu một số cá cảnh biển và cá nước ngọt để tăng thêm chủng loại làm phong phú thêm cho thị trường cá cảnh thành phố. Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ các nước Singapore, Đài Loan, Hồng Kông; đối tượng nhập khẩu tập trung một số loài như cá Chuột Ba Sọc, Thành Cát Tư Hãn, Hoàng tử Châu Phi, Neon đỏ, Nhật Đăng, Kim Long, Ngân Long và cá Ali.
4.3. Cơ chế chính sách và các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cá
cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010 4.3.1. Cơ chế chính sách
Xác định vai trị của ngành nơng nghiệp trong một thành phố lớn, ngành nông nghiệp TP.HCM cũng đã định hướng phát triển một nền nông nghiệp phù hợp với
đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững. Với quan điểm và mục
tiêu trên, thành phố đã triển khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 về chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả
sang cây trồng vật ni có giá trị cao; chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn 2004-2010. Song song với chương trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố cũng đã triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17/7/2006 của UBND
Thành phố, quy định về việc “khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006-2010” và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày
10/2/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND. Chương trình hỗ trợ lãi vay trong sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó quy định chính sách hỗ trợ lãi vay khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng,
đầu tư sản xuất giống và xây dựng vùng nguyên liệu. Mức vay được hỗ trợ lãi vay
tùy thuộc vào quy mô đầu tư, diện tích ni, chủng loại cá ni của phương án đầu tư. Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM trong giai đoạn 2006- 2010 các hộ dân chủ yếu vay vốn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất của mình, chưa có hộ sản xuất cá cảnh vay vốn từ nguồn vốn của chương trình hỗ trợ lãi vay