CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Các kiến nghị
5.2.1. Đối với hộ sản xuất cá cảnh
Qua kết quả phân tích của đề tài cho thấy yếu tố kỹ thuật nuôi rất quan trọng, người nuôi cần học hỏi kỹ thuật nuôi mới, không nên áp dụng phương thức ni theo “thói quen” mà cần phải tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm khắc phục những nhược điểm của môi trường nước nuôi, nâng cao chất lượng cá nuôi và đảm bảo an toàn sinh học phát triển bền vững.
Hộ sản xuất cần có sự liên kết với nhau bằng các hình thức như tổ hợp tác, hợp tác xã,.v.v.. qua đó người ni chia sẽ, hỗ trợ kinh nghiệm ni cá cảnh với nhau, hình thành vùng sản xuất tập trung; thông qua liên kết sản xuất hộ nuôi sẽ kiểm sốt tốt hơn chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cá cảnh.
Thức ăn cho cá cảnh phần lớn là từ tự nhiên và do cơ sở tự chế là chính. Với nguồn thức ăn này, khó đảm bảo an tồn dịch bệnh cho cá cảnh. Vì vậy người ni cần sử dụng thức ăn chuyên dùng cho cá cảnh để đảm bảo chất lượng, không gây ô nhiễm môi trường nước nuôi và đảm bảo sức khỏe của cá.
Theo kết quả phân tích hiệu quả chi phí đầu tư, chi phí về con giống cũng chiếm khơng nhỏ trong tổng giá trị đầu tư, vì vậy hộ ni cần có kiến thức lựa chọn con giống tốt, chất lượng đảm bảo, điều này sẽ giúp giảm tỷ lệ hao hụt cá dẫn đến lợi nhuận mang lại cũng sẽ cao hơn.
Trung tâm Khuyến nông thành phố cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá cảnh cho người nuôi, tập trung vào kỹ thuật nuôi mới, và biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước.
Chính quyền địa phương cũng cần tổ chức các buổi hội thảo nhằm chia sẽ
kinh nghiệm nuôi của những người nuôi thành công và kể cả những người nuôi thất bại nhằm cho các hộ ni biết cách phịng ngừa rủi ro trong q trình ni.
Các cơ quan khoa học công nghệ cần thúc đẩy việc nghiên cứu lai tạo nguồn giống mới, có chất lượng màu sắc phù hợp với thị hiếu để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các cơ quan hỗ trợ nông nghiệp và xúc tiến thương mại làm cầu nối tin cậy giúp liên kết giữa người ni và người kinh doanh từ đó cung cấp cho người nuôi nhu cầu thị trường của con cá cảnh cũng như giúp hỗ trợ người kinh doanh trong việc tìm nguồn cung cấp sản phẩm để tiêu thụ và đặc biệt là tổ chức những hội chợ, triển lãm qua đó giúp người ni thơng tin và giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Để hoạt động sản xuất cá cảnh phát triển bền vững phù hợp với nền nông
nghiệp đô thị TP.HCM trong giai đoạn hiện tại và sắp tới, TP.HCM cần thực hiện thêm các giải pháp sau:
1) Nâng cao ý thức cộng đồng, hạn chế xả nước thải từ ao nuôi trực tiếp ra
ngồi sơng;
2) Xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá cảnh chất lượng cao; 3) Hỗ trợ vay vốn phục vụ sản xuất;
4) Thành lập hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm.