Luận văn : Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm đổi mới gần đây, đất nước ta có nhiều đổi thay và đã đạtđược nhiều thành tựu đáng tự hào Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dânngày một nâng cao Đi đôi với sự phát triển kinh tế – xã hội là sự gia tăng dân số vàtốc độ đô thị hóa diễn ra rất mạnh Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trởnên nghiêm trọng, trong đó chất thải rắn là một trong những nguồn gây ô nhiễmđáng kể tới môi trường Chất thải rắn được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau: côngnghiệp, sinh hoạt, xây dựng v.v…
Để bảo vệ môi trường của Thành phố Hà Nội bền vững thì công tác quản lýchất thải rắn trong đô thị là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết Hiện nay, quá trìnhđô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, địa bàn đô thị ngày càng mở rộng, cáckhu đô thị mới liên tiếp được mở ra, cùng với qúa trình đô thị hóa, hiện đại hóa đấtnước đã kéo theo lượng rác thải đô thị ngày càng tăng Hà nội cũng như nhiều đô thịtrong cả nước hiện nay đang phải chịu nhiều hậu qủa do những tổn thất về môitrường mà do chính qúa trình phát triển, tăng trưởng kinh tế xã hội đem lại.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, vấn đề rác thải đô thị đã được
quản lý và quy hoạch, nhưng riêng về phế thải phát sinh trong quá trình xâydựng vẫn chưa được quan tâm và xử lý đúng mức đã gây nhiều vấn đề về môi
trường, làm chất lượng môi trường bị suy giảm, không những ảnh hưởng tới sứckhỏe con người mà còn làm mất đi vẻ đẹp và mỹ quan đô thị Để góp phần giảiquyết vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựngtrên địa bàn thành phố Hà Nội” Nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu sau:1 Mục đích:
* Quản lý được toàn bộ lượng phế thải xây dựng phát sinh trên địa bàn thànhphố từ nơi phát thải đến nơi xử lý.
* Giảm nồng độ bụi Thành phố, hạn chế ô nhiễm đất, bảo vệ hạ tầng kỹ thuật,chống xâm lấn lòng hồ, sông, mương.
Trang 2* Giảm chi ngân sách cho việc đầu tư thiết bị và kinh phí duy trì vệ sinh môitrường
*Xây dựng cơ chế tài chính theo nguyên tắc XHH (xã hội hóa) đảm bảo “người xảthải chi trả toàn bộ chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của mình ”.
Nội dung chính của khóa luận gồm 4 chương:Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Hiện trạng môi trường và công tác quản lý phế thải dựng trênđịa bàn thành phố hà nội
Chương 4: Giải pháp kỹ thuật thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xâydựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên, với kinh nghiệm và trình độ kiếnthức còn hạn chế cùng nhiều những khó khăn khác, do vậy khóa luận này không thểtránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ýchân thành từ phía thầy giáo, cô giáo trong trường và các bạn sinh viên cùng lớp.
Trang 3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Hà nội nằm hai bên bờ phải sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú.Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa vàkhoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
* Địa hình:
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng được bồi đắpbởi các dòng sông với các bãi bồi và các bậc thềm Xen giữa các bãi bồi còn có cácvùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ).
Phần lớn diện tích của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồngvới độ cao trung bình từ 15 m đến 20 m so với mặt biển Còn lại chỉ khu vực đồinúi ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núiTam Đảo có độ cao từ 20m đến 400 m, đỉnh Chân Chim cao nhất là 462 m.
* Hệ thống sông ngòi:
Hà nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớnnhất Sông Hồng bắt đầu từ dẫy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776 m, chảytheo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam vào Việt Nam từ Lào Cai và chảy ra vịnh BắcBộ Sông Hồng chảy qua Hà Nội có độ dài 30 km.
Trang 4Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi làđê Cơ Xá Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữungạn Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14 m so với mặt nước biển
Nội thành Hà Nội có nhiều ao, hồ là vết tích của sông Hồng trước đây đã điqua ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông trong đó có Hồ LinhĐàm và hồ Yên Sở Trước khi đắp đê sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho mộtsố đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu Tiêu biểu cho loại hồ này là HồTây Hồ Hoàn Kiếm trước kia là một hồ rất rộng nhưng đã bị lấn chiếm hơn mộtnửa Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau nay bị lấpnhiều chỗ và bị chia cắt thành từng hồ riêng biệt.
Ngoài sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), còn có các sông nhỏnhư sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, v.v Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổphế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống sông làm cho sônghẹp lại và nông Hiện nay Hà Nội đang thực hiện các dự án “xanh hóa” các consông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng lại hệ thống lọc nuớcthải trước khi đổ ra sông Có con sông đã mất hẳn như sông Ngọc Hà từng chảy quaHoàng Thành.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sảnxuất Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/năm Phù sagiúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bôì đắp và mở rộng vùng châu thổ.Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp cá giống đáng kể cho nghề nuôi cá nướcngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,60C, độ ẩm 79%, lượng mưakhoảng 1.672,2mm
Trang 5- Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Sự luân chuyển của các mùalàm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng.
- Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955).- Nhiệt độ cao nhất: 42,80C (tháng 5/1926).
Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm Tuy nhiên, mùa xuân, mùathu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Người dân ở các tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống có xu hướng tăng nhanh, sốngười di chuyển cả hộ về mua đất mua nhà cư trú ổn định khá phổ iến Nhữngngười ở nơi khác về Hà Nội mua nhà cư trú ổn định là 26.729 hộ (106.458 nhânkhẩu) chiếm 3,51% dân số Người tỉnh ngoài lao động tự do tại Hà Nội là 3.625 hộ(106.196 nhân khẩu), chiếm 3,5% dân số.
Học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp, dạy nghề là 143.454 người, một lượng lớn (chiếm 58,12%) số sinh viên nàyphải thuê nhà tạm trú ở các khu dân cư do điều kiện ký túc xá chưa đáp ứng đượcyêu cầu về chỗ ở.
Vậy nhu cầu về nhà ở cũng đang la một vấn đề cấp thiết mà chúng ta cần quantâm.
* Các đơn vị hành chính:
Hà Nội tính tới nay gồm 9 quận nội thành: quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm,quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa, quận Tây Hồ, quận Thanh xuân, quận Cầu
Trang 6Giấy, quận Long Biên, quận Hoàng Mai và 5 huyện ngoại thành: huyện Đông Anh,huyện Gia Lâm, huyện Sóc Sơn, huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm.
Bảng 1.1 - Dân số thành phố Hà Nội năm 2006
SttTên quậnĐơn vị trực thuộcDiện tích(km2)
Dân số(người)
4 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000
(Nguồn: tổng cục thống
Tổng diện tích 921 km 2 (nội thành chiếm 19,97% và ngoại thành chiếm80,03% bằng 0,28% diện tích của cả nước) Các đơn vị hành chính của Hà Nội đượcthể hiện chi tiết ở bảng 1.2
Bảng 1.2 Diện tích - dân số - đơn vị hành chính đến 01-04-2004
Diện tích(km2)
Dân số(1000 ng)
Trang 7Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phát triển sản phẩm côngnghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 Chỉ đạo nghiên cứu và banhành một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm côngnghiệp chủ lực, có sức cạnh tranh, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩmcông nghiệp chủ lực.
* Đói nghèo:
Với sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước, tỷ lệ đói nghèo tại khu vựcđồng bằng châu thổ sông Hồng trong đó có Hà Nội đã giảm nhanh chóng, từ 62,7%trong năm 1993 xuống 29,3 % năm 1998 và 22,4% năm 2002 Chỉ số phát triển conngười (HDI) của Hà Nội là một yếu tố quan trọng đóng góp vào việc xóa đói giảmnghèo và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia Năm 1999, chỉ sốHDI của Hà Nội là 0.798, đứng thứ 2 cả nước.
* Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Tại Hà Nội, 61.6% số hộ gia đình được cung cấp nước máy Mạng lưới đườngống cung cấp nước tại các khu vực đô thị trung tâm và vùng ven đô chất lượng khátốt Tuy nhiên mạng lưới cung cấp nước tại các khu vực nông thôn vẫn chưa đạt yêucầu Nước cấp cho thành phố được khai thác từ nguồn nước ngầm dưới lòng đất.Cùng với sự phát triển của qúa trình đô thị hóa, nhu cầu về nước sinh hoạt sẽ tăngtrong thời gian tới Do vậy Hà Nội đang tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp nướcsông Thêm vào nữa, tiêu chuẩn chất lượng nước cũng đang được thành phố lưutâm.
* Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
Tình trạng ngập úng thường hay xảy ra tại Hà Nội, vào thời điểm cao nhất, tạikhu vực trung tâm thành phố mực nước ngập úng có thể sâu từ 50 đến 60 cm
Theo kết qủa khảo sát các hộ gia đình, có 43,6% các hộ xả nước thải vào hệthống thoát nước thải thành phố và 40% xả trực tiếp xuống bể phốt sau đó sẽ đượcthu gom và xử lý bởi các đơn vị dịch vụ môi trường công cộng Tuy nhiên, có đến16,5% số hộ gia đình không tiếp cận được với bất cứ hình thức xử lý nước thải nàoở trên.
Trang 8Về nhà vệ sinh, 75,8% số hộ gia đình có nhà vệ sinh dội nước Lọai hình nhàvệ sinh này phổ biến ở các khu vực trung tâm hơn, ở các vùng nông thôn của thànhphố loại nhà vệ sinh này vẫn còn chưa nhiều.
Thành phố đang cải thiện hệ thống thoát nước nhằm giảm bớt tình trạng ngậpúng như hiện nay Đồng thời, thành phố cũng đang lưu ý đến việc xác định vị trí vàcông suất của các cửa xả, trạm bơm, hồ chứa và đường ống thoát nước.
Hệ thống xử lý nước thải của Hà Nội sẽ phải được nâng cấp hơn nữa mới cóthể đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước thải của Việt Nam.
* Thu gom chất thải rắn (rác thải):
Hiện tại, 84% địa bàn thành phố Hà Nội đã có dịch vụ thu gom rác thải côngcộng, dịch vụ thu gom của tư nhân và tập thể cũng đã xuất hiện ở các khu vực cònlại Chỉ còn huyện Sóc Sơn là mới chỉ đảm bảo cung cấp được 30% nhu cầu về dịchvụ này trong khi các huyện khác trung bình đã có thể đảm bảo cung cấp được 70%.Trong những năm gần đây, dân số Hà Nội tăng nhanh song song với việc đô thị hóatốc độ cao đã làm cho lượng rác thải phát sinh ở Hà Nội ngày một lớn Qũy đất củathành phố dành cho chôn lấp rác thải rất hạn hẹp Do vậy, thành phố Hà Nội cầnxem xét việc giảm lượng rác thải và áp dụng những công nghệ mới để xử lý rácthải.
* Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông:
Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của Hà Nội là 624 km, đường sắt là 123,2km, và chiều dài đường thủy là 80,7km Tỷ lệ mặt bằng đường xá trên tổng diện tíchđất của thành phố là 1,9% rất thấp so với các thành phố lớn trong khu vực Hệ thốngđường xá trong các khu vực trung tâm thành phố dày đặc, tuy nhiên lại khá thưa ởcác khu vực nông thôn Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm các tuyếnđường trục chính huyết mạch và các đường vành đai Hệ thống đường trục chínhđều được nối thẳng đến các tuyến đường quan trọng (bảng 1.3)
Trang 9Mức độ đáp ứng dịch vụ thu gom rác thải rắn (%) 72 (số liệu chung củatoàn Hà Nội)
Mạng lưới đườngbộ
Tỷ lệ trên tổng diện tích đất (%) 1.9Tỷ lệ giữa chiều dài trên diện tích
* Lối sống:
Đa số các gia đình Hà Nội sống trong nhà riêng và sở hữu một hoặc nhiều xemáy Số người sở hữu ô tô còn thấp, dưới 2% Còn nhiều gia đình với thu nhập ởmức thấp nhất không thể mua được bất cứ loại phương tiện giao thông cơ giới nào.
* Văn hóa:
Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại HàNội Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ đây trên sóngphát thanh và truyền hình Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của40 nhà xuất bản trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài, làm phong phúđời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.
* Giáo dục đào tạo:
Trang 10học đầu tiên của nước ta, và nay Hà Nội là nơi tập trung 49 trường đại học và caođẳng của đất nước, với hơn 340 nghìn học sinh - sinh viên Sau cách mạng ThángTám 1945, tất cả các trường của Việt Nam đều dùng tiếng Việt.
Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tănggấp 13 lần năm học sau giải phóng Tính bình quân cứ 3 người Hà Nội có 1 ngườiđang đi học Nhiều học sinh Hà Nội đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốctế Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước được công nhận phổ cập xongcấp trung học cơ sở, có một trường đặc biệt dạy trẻ em khuyết tật.
Hà Nội cũng là nơi đào tạo nhân tài cho cả nước, đã có biết bao nhiêu cử nhân,thạc sĩ , tiến sĩ, giáo sư trưởng thành từ đây, đang có mặt ở khắp mọi miền của Tổquốc, phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phầnlàm cho nước mạnh dân giàu, nâng cao dân trí cho xã hội.
* Y tế:
Để bảo vệ sức khỏe nhân dân, y tế Hà Nội không ngừng phát triển và ứngdụng cá tiến bộ kỹ thuật hiện đại kết hợp với nền y học cổ truyền trong chữa trị,chủ động phòng bệnh và loại bỏ các bệnh xã hội So với năm 1954, số bệnh việntăng hơn bốn lần, số y, bác sỹ, y tá tăng 27 lần
1.3 Điều kiện môi trường
Thành phố đã phối hợp với Bộ xây dựng triển khai nhiệm vụ hoàn chỉnh vàtrình Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng thủ đô Tổ chức triển lãm Quyhoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội lần thứ 2 Tiếp tụcthực hiện xây dựng nhà ở phục vụ công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, xâydựng các trung tâm thương mại, chợ truyền thống Triển khai 5 dự án thí điểm hạngầm dây đi nổi ở 5 tuyến đường:
* Đường Hàng Gai – Hàng Bông – Cửa Nam* Đường Lê Duẩn
* Đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn* Đường Bạch Mai
* Đường Trần Nhân Tông
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch số 12/KH-UBND của UBND thành phố về
Trang 11triển khai các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội Tập trung chỉ đạoquyết liệt, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB đối với các côngtrình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Phấn đấu trong năm 2008, hoànthành GPMB cho 12 dự án, khởi công và triển khai xây dựng 29 công trình và cáchạng mục công trình, hoàn thành 8 công trình và hạng mục công trình Đẩy mạnhchương trình phát triển nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu của các đối tượng có thunhập thấp Khởi công xây dựng khu tổ hợp cao 65 tầng tại Liễu Giai - Đào Tấn,công viên Yên Sở, gói thầu xây lắp cầu và đường thuộc dự án đường Văn Cao – HồTây, bảo tàng Hà Nội, trường chuyên Amsterdam Số lượng cấp giấy phép xâydựng khoảng 3100 giấy phép, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hạ tầng thương mại trên địa bàn được tập trung đầu tư phát triển; triển khaiđầu tư xây dựng 27 trung tâm thương mại kết hợp chợ; thực hiện đề án chuyển đổimô hình quản lý chợ của các quận, huyện Chuẩn bị và đáp ứng tốt nhu cầu củanhân dân cả về số lượng và chất lượng hàng hóa.
1.3.1 Cơ cấu sử dụng đất
Phát triển thành phố Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc,phía Tây và Tây Nam; nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng Dự báo cơ cấu sử dụng đấtđược thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4 Dự báo cơ cấu sử dụng đất
7 Đất mục đích khác và chưa sử dụng 5,6 0,8 0,8
( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bềnvững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
1.3.2 Phát triển đô thị
Trang 12Bảng 1.5 Quy hoạch khu hạn chế phát triển của Hà Nội
Đất đai(ha)
Dân số(1000ng)
Đất đai(ha)
Khu hạn chế phát triển (thuộc 4
quận cũ trong vành đai II) 863,03.458,7 800,03.558,7
3 Quận Hai Bà Trưng (Bắc đường
( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bềnvững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020được thể hiện ở bảng 1.6
Bảng 1.6 Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tớinăm 2020
Dân sốCác chỉ tiêu thống kê
Quy mô1000 ng
Mật độdân số(ng/ha)
Tầng cao
tb (tầng) HSSĐ1 5 phường quận Tây
1,4 2,252 Khu vực quận Cầu
-Giấy 203,0 80,0 45 - 50 3,3 - 5,0
1,35 1,753 Khu vực quận
-Thanh xuân 180,0 108,0 50 - 55 2,8 - 3,3
1,4 1,824 Khu vực Nam
-Thăng Long 110,0 50,0 40 - 45 3,5 - 5,0
1,4 2,255 Khu vực Nam
-Đ.M.Khai 137,0 115,0 45 - 50 2,8 - 3,3
1,26 1,65
-( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vữngvùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
Trang 13Khu vực phát triển mới Bắc sông Hồng được thể hiện ở bảng 1.7
Bảng 1.7 Khu vực phát triển mới Bắc sông Hồng
Các khu vực quyhoạch
Quy hoạch
Dân số(1000 ng)
Đất XD đôthị (ha)
Dân số(1000 ng)
Đất XD đôthị (ha)Khu Hà Nội mới
1 Bắc Cầu Thăng Long 127,0 100 - 1500 311 3.850
4 Khu vực đô thị Gia
( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vữngvùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
Trang 14Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thành phố Hà Nội - Phế thải xây dựng
2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Trong qúa trình thực hiện khóa luận, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu củacác cơ quan sau:
- Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường Hà Nội- Sở quy hoạch kiến trúc
- Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long- Trung tâm Khoa học và Môi trường Hà Nội- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Trung tâm thông tin thư viện - Khoa môi trường - Trường Đại học Khoa họcTự nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội.
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa.
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng, phương pháp này nhằm mục đíchso sánh, kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu đã thu thập được, bổ sung nhữngvấn đề còn thiếu sót Để phương pháp khảo sát thực địa đạt kết qủa tốt, chúng tôi đãthực hiện một số yêu cầu sau:
Trên bản đồ vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng, qua đó xem xét khảo sát lạinhững nơi cần thiết dựa vào mục đích của đề tài.
Quá trình khảo sát ở các tuyến đã được dự kiến thì thông tin muốn thu thậpđược đúng yêu cầu phải ghi chép đầyđủ, trung thực, mức độ chính xác cao:
- Quan sát việc tiến hành thu gom phế thải xây dựng của công ty Môi trườngThăng Long.
- Khảo sát các điểm tập kết phế thải xây dựng của 9 quận trong thành phố HàNội.
Trang 152.2.3 Phương pháp phân tích đo đạc tính toán
Qua phương pháp này chúng tôi đã tính toán được lượng phế thải phát sinh củamỗi công trình trong các khâu:
- Giải phóng mặt bằng- Đào móng
trong đó S là diện tích công trình
h là chiều sâu cần đào của móng
và thể tích của phế thải cần vận chuyẻn bằng 1,5 lần thể tích móng
của công trình Vpt=1,5V (Vpt thể tích của phế thải cần vận chuyển)
* Để ước tính được lượng bùn thải trong qúa trình khoan cọc nhồi ta dùng côngthức sau:
V=pi.R2.l trong đó R là bán kính cọc nhồi, l là chiều dài cọc nhồi
2.2.4 Phương pháp bản đồ
Trong qúa trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng bản đồ hành chính của HàNội để phân tích, bố trí lập các điểm tập kết và xử lý phế thải xây dựng
2.2.5 Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu đã thu thập được, chỉnh lý thốngkê lại chúng từ đó lập ra các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, đưa ra những lời bình luận,nhận xét.
Trang 17Chương 3 – HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝPHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các
hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích haykhi con người không muốn sử dụng nữa.
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm:
Chất thải rắn Nguồn phát sinhRác thải sinh hoạt
Khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, chợ, siêuthị ), cơ quan, công sở, trường học, khu công cộng (nhà ga,bến tàu…)
Rác thải công nghiệp Các nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế biến, các làngnghề thủ công, các phòng thí nghiệm…
Rác thải y tế Các bệnh viện, các phòng khám tư nhân
Rác thải xây dựng Khu xây dựng và khu phá dỡ các công trình xây dựng
Rác thải xây dựng chỉ phát sinh khi có nhu cầu xây dựng mới hoặc khi phá dỡcác công trình xây dựng cũ nát, xuống cấp.
Thành phần của rác thải xây dựng bao gồm: gỗ, thép, bê tông, đất, cát, gạch,ngói, vôi, vữa v.v…
3.1 Hiện trạng phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội3.1.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do phế thải xây dựng gây ra
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc tại thành phố HàNội, đặc biệt là ô nhiễm bụi đã ở mức báo động Tại hội thảo đề xuất các giải phápchống bụi trên địa bàn Hà Nội tổ chức đầu tháng 10/2006, kết quả quan trắc nồngđộ bụi được công bố như sau: (trung bình 24h)
- Tại 2 quận Đống Đa, Long Biên nồng độ bụi đo được là 0,8mg/m3- Quận Tây Hồ nồng độ bụi đo được là 0,78 mg/m3.
- Quận Hoàng Mai nồng độ bụi đo được là 0,72 mg/m3
- Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm được coi là ít ô nhiễm nhất nhưng nồng độ bụitrong không khí cũng lên đến 0,52 - 0,67 mg/m3
Trang 18Theo TVCN 5937 - 1995, (sửa đổi 2005) tiêu chuẩn về chất lượng không khíxung quanh, nồng độ bụi lơ lửng cho phép là 0,3mg/m3 (trung bình 24h) Như vậy,nồng độ bụi ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần Bụiphát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ các phương tiện chở vật liệuxây dựng rời, chở phế thải xây dựng, các công trình xây dựng không chấp hành cácquy định về việc đảm bảo VSMT lĩnh vực xây dựng, đổ đất thải PTXD không đúngnơi quy định v.v
Theo thống kê của sở giao thông công chính, tại 4 điểm là khu vực đuôi cá, đêsông Hồng, đường Láng - Hoà Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 75% số xe tảichở vật liệu xây dựng rời không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kínkhít, không có nắp đậy thùng hoặc nắp đậy không kín, chở vật liệu quá tải, để vậtliệu rơi vãi ra đường, gây bụi bẩn, ô nhiễm không khí xung quanh.
Tốc độ đô thị hoá của thành phố ngày càng tăng, nhu cầu xây dựng tăng nênphát sinh nhiều phế thải Do các chủ công trình muốn giảm bớt chi phí vận chuyểnđất thải, phế thải, vật liệu xây dựng nên đã thuê đủ loại đối tượng (xe thồ, xe ôtôben loại trọng tải nhỏ ) vận chuyển Các đối tượng này thường tìm những địa điểmgần công trình để giảm chi phí Vì lợi ích, các lái xe ngang nhiên vi phạm việc đổphế thải không đúng nơi quy định Việc đổ trộm phế thải thường diễn ra vào banđêm vì vậy rất khó phát hiện.
Phế thải đổ không đúng nơi quy định ở khắp mọi nơi: trên hè đường, lấn chiếmlòng đường, lấn chiếm ven hồ, lòng hồ, bãi sông, lòng sông: Sông Hồng, sông TôLịch, các mương thoát nước trong ngõ xóm gây tắc nghẽn dòng thoát nước, xâm lấnhành lang an toàn giao thông (đường quốc lộ, đường ra ngoại thành…) gây tai nạncho các phương tiện qua lại, làm ô nhiễm đất canh tác (đường Láng, đường PhạmVăn Đồng, đường Tây Tựu vào bãi Trại Gà…).
3.1.2 Tình hình quản lý rác thải tại thành phố
3.1.2.1 Công tác quản lý các loại chất thải của Thành phố.
Theo định nghĩa tại điều 1 Quy định quản lý rác thải của Thành phố Hà Nộiban hành kèm theo QĐ 3093/QĐ-UB ngày 21/9/1996 thì rác thải đô thị bao gồm 4loại chính sau đây:
Trang 19- Rác thải sinh hoạt
- Rác thải công nghiệp- Rác thải y tế
- Rác thải xây dựng.
Tình hình quản lý các loại rác thải đô thị tại các quận, huyện trong những nămqua được thực hiện như sau:
Văn bản quản lýQuyđịnhcủa nhànước vềchi phí
xử lý
Biện phápvà nơi xử lý
Đơn vịchuyên mônquản
Kết qủa quảnlýchungriêng
1 Rác ytế
QĐ 3093QĐ - UB
QĐ155/QĐ -
QĐ -YT
Phân loại tạicơ sở xử lýtại XN chếbiến phế thảiCầu Diễn
- Quản lý tốt- Thu gom xửlý đạt ≥ 80%
QĐ3093/QĐ -
QĐ3093/QĐ -
- Chôn lấp- Bãi NamSơn Sóc Sơn
- Quản lý tốt- Thu gom xửlý ≥ 85%3 Rác
QĐ 3093QĐ-UB,
QĐ-152/QĐ - UB
Có Khu liên hiệpxử lý Nam
- Q.lý chưa tốt- Thu gom xử
Trang 20Văn bản quản lýQuyđịnhcủa nhà
Biện phápvà nơi xử lý
Đơn vịchuyên môn
Kết qủa quảnlýchungriêng
p 155/QĐ TTg
QĐ3093 QĐ-
QĐ14/07 QĐ-
Chưa có
TP quy định một bãi đổ tạm thời tại bãi Yên Sở Thanh Trì nhưng hiện tượng đổ không đúng noi quy định vẫn diễn ra tại nhiều nơi
Nhiều thành phần tham gia
- Quản lý chưa tốt
-Thu gom đảm bảo vệ sinh khoảng 20%
Từ việc phân tích các chỉ số quản lý cơ bản trên có thể nhận thấy cho đến thờiđiểm hiện nay 3 loại rác thải: rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệptại các quận nội thành đều đã được các cấp chính quyền đầu tư, quan tâm quản lý,nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường Riêng rác thải xây dựng do chưa có quy địnhcụ thể, cơ chế quản lý, lực lượng chuyên trách phù hợp với tốc độ đô thị hoá củaThành phố nên công tác quản lý loại chất thải này còn nhiều tồn tại Tình trạng gâyô nhiễm do các loại chất thải này trong thời gian qua được đánh giá là nghiêm trọngđối với các Quận trong nội thành làm ảnh hưởng đến chất lượng VSMT và tăng chingân sách cho việc khắc phục hậu quả ô nhiễm
3.1.2.2 Cơ chế quản lý phế thải xây dựng
* Đối với các công trình xây dựng
Hiện tại các chủ đầu tư, chủ công trình xây dựng tự quản lý chất thải xây dựngtừ nguồn phát sinh đến nơi đổ thể hiện ở việc:
Trang 21+ Các công trình, các dự án chưa chấp hành việc ký kết hợp đồng thu gom,vận chuyển, xử lý với các đơn vị chuyên ngành, tự vận chuyển hoặc thuê những đốitượng có xe vận chuyển với giá rẻ để tự thực hiện việc xử lý chất thải cho côngtrình của mình.
+ Thành phố đã quy định 1 bãi xử lý chất thải chung nhưng chưa có côngtrình dự án nào đăng ký với đơn vị được giao quản lý bãi về khối lượng phế thảiphát sinh được vận chuyển đến bãi để xử lý theo đúng kỹ thuật.
* Đối với chất thải vô chủ
Chất thải đổ không đúng nơi quy định mà đổ ở nơi công cộng, đường giaothông, sông, mương, hồ… thuộc trách nhiệm của Sở Giao thông công chính vàUBND các Quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo vệ sinh khu vực côngcộng.
3.2 Hiện trạng phát sinh và xử lý PTXD trên địa bàn thành phố3.2.1 Khối lượng phế thải phát sinh
Tốc độ đô thị hoá của thành phố ngày càng tăng, nhu cầu xây dựng tăng nênphát sinh nhiều phế thải Hiện nay, toàn thành phố thường xuyên phát sinh từ 800 -1000m3 đất thải, phế thải xây dựng trong một ngày, trong đó có 400 - 500 m3 đấtthải, phế thải, đổ không đúng nơi quy định Và khối lượng đất thải, phế thải đổkhông đúng nơi quy định đã được thành phố thu dọn.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố vẫn còn 14 điểm nóng về nạn đổ phế thảixây dựng không đúng nơi quy định như đường Lạc Long Quân, giáp ranh giữa quậnCầu Giấy và quận Tây Hồ, khu vực đường chùa Hà, gần công viên Nghĩa Đô,đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, đường Láng Hạ kéo dài, phường Nhân Chính,khu vực giáp ranh giữa Thanh Xuân và Cầu Giấy, đường 32, mương gần phố VạnBảo, phố Nguyên Hồng, phố Kim Ngưu, ngã ba Thanh Nhàn – Võ Thị Sáu, đêNguyễn Khoái, chùa Hà, đầu nút Ngã Tư Sở v.v… khối lượng phế thải xây dựng vôchủ tại các khu vực này được Sở Giao thông công chính, UBND các quận giao chocác đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực vệ sinh môi trường thu dọn, vận chuyển vềbãi đổ quy định của Thành phố, cụ thể:
Trang 22Năm 2005: 280.000m3 (800 m3/ngày)Năm 2006: 198.000 m3 (550 m3/ngày)6 tháng đầu năm 2007: 68.000 m3 (370 m3/ngày)
* Khối lượng phế thải xây dựng được xử lý chôn lấp đúng nơi quy định :
Từ năm 1994 – 2004 xử lý được 985.500m3 tại bãi Lâm DuTừ năm 2002 – 2007 xử lý được 821.250m3 tại bãi Phú Diễn
Từ tháng 11 năm 2006 đến nay xử lý được 880.000m3 tại bãi Yên Sở Với cáccông trình xây dựng trên địa bàn các Quận không đưọc cấp phép xây dựng thì phầnlớn khối lượng phế thải xây dựng này sẽ không được vận chuyển về bãi xử lý theoquy định mà sẽ đổ bừa bãi tại các khu vực công cộng lấn chiếm ven hồ, lòng hồ, bãisông, lòng sông, các mương thoát nước trong ngõ xóm, xâm lấn hành lang an toàngiao thông (đường quốc lộ, đường ra ngoại thành…), làm ô nhiễm đất canh tác, gâycản trở giao thông, làm mất mỹ quan thành phố.
3.2.2 Năng lực thu gom - vận chuyển - xử lý phế thải xây dựng
a) Lực lượng không chuyên nghiệp* Lao động ngoại tỉnh:
Lao động ngoại tỉnh là một trong những lực lượng thu gom - vận chuyển phếthải xây dựng rất phổ biến trên địa bàn Thành phố Lực lượng này từ các tỉnh nhưNinh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa v.v , tranh thủ những ngày nôngnhàn đến Hà Nội tìm việc làm thêm, họ tụ tập thành từng nhóm từ 5 - 20 người tạicác điểm như cầu Lủ, đường Nguyễn Trãi, đường Bưởi, cầu Mai Động, đường TamTrinh v.v… để chờ việc làm.
Do đặc thù là lực lượng lao động thủ công có tính cơ động cao, khả năng thựchiện được các hợp đồng nhỏ lẻ trong ngõ hẹp, ở những vị trí không thuận tiện choxe cơ giới, chi phí thực hiện hợp đồng rất thấp do khối lượng phế thải ký hợp đồngthu gom thường đổ không đúng nơi quy định (đem phế thải ra khỏi công trình) Đâylà lực lượng cần phải được các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế hiệntượng đổ PTXD không đúng nơi quy định trên địa bàn Thành phố.
Trang 23* Lực lượng xe cơ giới không chuyên nghiệp tham gia vận chuyển
Đây là lực lượng không chuyên nghiệp chủ yếu tập trung vào việc kinh doanhvận tải kết hợp vận chuyển phế thải xây dựng nên không quan tâm đến chất lượngmôi trường mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận Hơn nữa các phương tiện vận tải thủcông, không có khả năng vận chuyển xa do vậy lực lượng này thường đổ bừa bãi rasông, hồ, mương và ven đê, đường cao tốc… Vì tính chất thủ công nên phế thải xâydựng do lực lượng này thu gom – vận chuyển thường không thể vận chuyển đi xa,không thể đem đến các bãi đổ quy định của Thành phố nên 100% khối lượng phếthải của lực lượng này thực hiện đều đổ không đúng nơi quy định.
b) Lực lượng chuyên nghiệp vệ sinh môi trường:
Bảng 1.8 - Các đơn vị chuyên nghiệp tham gia vận chuyển.
Stt Đơn vị tham gia vận
Trang thiết bị
Ô tô Máy xúc Thùngcontainer1 Công ty CPDV môi trường Thăng
6 Xí nghiệp môi trường Gia Lâm 2
7 Xí nghiệp môi trường Thanh Trì 2 18 Xí nghiệp môi trường Từ Liêm 1
[Nguồn:công ty CPDV môi trường Thăng Long]
Tổng năng lực hiện có của các đơn vị chuyên ngành: 112 xe chuyên dùng,năng lực vận chuyển trung bình 1.500 tấn/ngày.
3.3 Bãi chôn lấp và công nghệ xử lý của thành phố
Từ năm 1994 đến nay các bãi xử lý phế thải xây dựng được bố trí trên địa bànThành phố Hà Nội đều là các bãi tạm thời, chưa có bãi được đầu tư quy mô lâu dàiđáp ứng cho nhu cầu phát sinh phế thải xây dựng của Thành phố
Trang 24Chất thải xây dựng phát sinh từ các công trình trong Thành phố được vậnchuyển về bãi, dùng làm vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng, sau khi san lấp đến coscao độ cho phép đơn vị được giao quản lý bãi bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tưđể tiếp tục triển khai dự án theo tiến độ được Thành phố phê duyệt Các vị trí đượcquy định làm bãi đổ phế thải xây dựng của Thành phố trong những năm qua cụ thểnhư sau:
TTĐịa điểmDiện tích(ha)
Thời gian triểnkhai
Ước tính khốilượng san lấp
[Nguồn: công ty CPDV môi trường Thăng Long]
3.4 Lực lượng và chế tài xử lý
3.4.1 Các lực lượng xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng:
- Lực lượng thanh tra GTCC của Sở, Quận, Huyện.- Lực lượng thanh tra xây dựng quận, huyện.
- Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Sở xây dựng, UBND các quận, huyện.- Cảnh sát môi trường
3.4.2 Các chế tài xử lý vi phạm vệ sinh môi trường trong xây dựng:
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trang 25Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đôthị và quản lý sử dụng nhà.
Khoản 5 điều 10 QĐ 3093/QĐ-UB ngày 21/9/116 của UBND Thành phố HàNội về việc ban hành quy định quản lý rác thải của thành phố Hà Nội.
Điều 5, 8 QĐ 02/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 của UBND Thành phố HàNội về việc thực hiện các biện pháp giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng trên địa bànthành phố Hà Nội.
- Không có cơ chế để quản lý được lực lượng vận chuyển chất thải xây dựng.- Quy trình quản lý vệ sinh môi trường nói chung và chất thải xây dựng nóiriêng của lực lượng thanh tra xây dựng và thanh tra giao thông công chính chưa phùhợp (chỉ kiểm tra khi công trình đã thực hiện xong phần phá dỡ và phần nền móng)
- Quy trình quản lý chất thải xây dựng trong quy trình duyệt dự án, cấp phépxây dựng còn mang tính hình thức, thủ tục hành chính
- Chi phí xử lý chất thải xây dựng chưa được tính vào chi phí trực tiếp trongđịnh mức xây dựng cơ bản các công trình xây dựng.
- Quy định về nghiệm thu thanh toán khối lượng thu gom, vận chuyển chấtthải xây dựng chưa đủ căn cứ pháp lý như lộ trình vận chuyển chất thải xây dựng từcông trình đến bãi xử lý quy định, nghiệm thu khối lượng tại bãi xử lý quy định củaThành phố.
3.5 Cơ chế hoạt động
3.5.1 Nhiệm vụ quản lý chất thải
Chất thải xây dựng của Thành phố phải được quản lý tại cả 3 khâu “nguồn
Trang 263.5.2 Trách nhiệm quản lý:
a) Sở giao thông công chính
Là cơ quan chuyên môn được UBND Thành phố giao nhiệm vụ thống nhất
quản lý chất thải xây dựng trên địa bàn Thành phố gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:- Phối hợp với UBND các Quận, Sở Quy hoạch kiến trúc, đơn vị được Thànhphố giao nhiệm vụ quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng các trạm trung chuyểnchất thải xây dựng trong các quận nội thành.
- Quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng kỹ thuật các trạm trung chuyển chất thảixây dựng trong các Quận nội thành.
- Phối hợp với UBND các Quận, Sở Tài chính xây dựng các định mức kinhtế kỹ thuật, đơn giá thu gom – trung chuyển chất thải xây dựng từ các công trìnhxây mới sửa chữa cải tạo nhà ở, sửa chữa hè đường cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quậnđến trạm trung chuyển.
- Chủ trì phối hợp với các Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, UBND cácQuận, huyện và doanh nghiệp lập dự án đầu tư các bãi xử lý chất thải xây dựng củaThành phố Nghiệm thu xác nhận khối lượng chất thải xây dựng vận chuyển về bãilàm cơ sở cho các chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán chi phí xử lý chất thải xâydựng và là cơ sở kiểm tra xử lý các vi phạm về quản lý chất thải xây dựng của lựclượng thanh tra xây dựng, thanh tra Giao thông công chính Thành phố, quận.
- Chỉ đạo lực lượng chuyên môn, chuyên ngành xử lý các vi phạm vệ sinhmôi trường trong xây dựng, khắc phục giải quyết các tồn tại về ô nhiễm môitrường