j) Các chủ đầu tư các đơn vị tư vấn
4.1. Xây dựng hệ thống thu gom chất thả
Thu gom chất thải là qúa trình thu nhặt rác thải từ những nguồn phát sinh khác nhau, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp rác thải.
Thu gom chất thải rắn (CTR) trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi vì chất thải phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả ở các khu đất trống. Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phức tạp thêm cho công tác thu gom.
CTR phát sinh phân tán (không tập trung) và tổng khối lượng CTR gia tăng làm cho công tác thu gom trở nên phức tạp hơn, bởi chi phí nhiên liệu đầu vào và nhân công cao. Trong tổng số tiền chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và đổ bỏ CTR, chi phí cho công tác thu gom chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí. Do vậy công tác thu gom là một trong những vấn đề cần xem xét, bởi vì chỉ cần cải tiến một phần trong hoạt động thu gom thì có thể tiết kiệm đáng kể chi phí chung. Công tác thu gom được xem xét ở bốn khía cạnh sau:
Chi phí thu gom (50%) Chi phí vận chuyển (4%) Chi phí chôn lấp (12%) Chi phí thiết bị (19%) Các chi phí khác (15%)
1- Các loại dịch vụ thu gom
2- Các hệ thống thu gom, loại thiết bị sử dụng và yêu cầu về nhân công của các hệ thống đó
3- Phân tích hệ thống thu gom, bao gồm các quan hệ toán học có thể sử dụng tính toán nhân công, số xe thu gom;
4- Phương pháp tổng quát để thiêt lập tuyến thu gom.
Để hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải cho từng khu vực đạt hiệu qủa cao nhất, các nhà quản lý phải nắm vững tình hình từng khu vực cụ thể để có thể vạch tuyến thu gom hợp lý nhất, lịch trình cho từng chuyến thu gom ngắn nhất. Từ đó có thể xác định nhu cầu về nguồn nhân lực, thời gian và phương tiện vận chuyển cần thiết. Thông thường bố trí tuyến thu gom là bài toán thử dần, không có quy luật chung để áp dụng cho tất cả các trường hợp. Vì vậy bài toán vạch tuyến thu gom hiện nay vẫn là qúa trình tìm tòi, chủ yếu sử dụng khả năng phán đoán.
Một số nguyên tắc chung hướng dẫn khi vạch tuyến thu gom như sau:
Xác định những chính sách, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom;
Khảo sát đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu gom, loại xe thu gom:
Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần đường phố chính. Sử dụng những rào cản địa lý và tự nhiên như la đường ranh giới của tuyén thu gom;
Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu từ đỉnh dốc và đi tiến xuống dốc khi xe đã thu gom được chất tải nặng dần;
Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến đặt ở gần bãi đổ nhất;
CTR phát sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngày;
Các nguồn có khối lượng CTR phát sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời gian đầu của ngày công tác;
Những điểm thu gom nằm rải rác (nơi có khối lượng CTR phát sinh nhỏ) có cùng số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng một chuyến trong cùng một ngày.
Với việc xây dựng tăng rất nhanh từ năm 2007 – 2015, nhu cầu xử lý phế thải xây dựng phát sinh là rất lớn thì việc đầu tư đồng bộ từ chính sách quản lý đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đơn vị chuyên môn để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng vệ sinh môi trường theo đúng các quy định của Nhà nước và Thành phố là việc làm cần thiết đối với một Thành phố có tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội.
Từ việc phân tích hiện trạng công tác quản lý chất thải trên địa bàn Thành phố, để quản lý tốt công tác vệ sinh môi trường lĩnh vực xây dựng cần xác định cụ thể hạng mục quản lý VSMT trong lĩnh vực xây dựng đồng thời có sự quy hoạch đồng bộ kỹ thuật hạ tầng bãi chôn lấp PTXD, các trạm trung chuyển tới việc nghiên cứu công nghệ xử lý, cơ chế chính sách đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động để đảm bảo chất lượng VSMT giai đoạn trước mắt cũng như phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Hà Nội.