Quy hoạch và đầu tư các trạm trung chuyển phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)

j) Các chủ đầu tư các đơn vị tư vấn

4.2.Quy hoạch và đầu tư các trạm trung chuyển phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố

bàn thành phố

Trung chuyển là hoạt động mà trong đó CTR từ các xe thu gom nhỏ được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến trạm thu hồi phế liệu, hoặc đến bãi đổ. Các hoạt động trung chuyển và vận chuyển cũng được sử dụng kết hợp hay liên kết với những trạm thu hồi phế liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay vận chuyển phần vật liệu không thể tái chế đến bãi chôn lấp.

* Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển

Thông thường, CTR được vận chuyển trực tiếp từ nguồn phát sinh đến bãi chứa hoặc cơ sở tái chế. Thế nhưng hầu hết các nơi tiếp nhận CTR cuối cùng này được bố trí ngày càng xa thành phố, thậm trí là những nơi cách xa tuyến giao thông chính, nếu vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp thì không khả thi vì chi phí vận chuyển khá cao.

Ngoài ra hoạt động trung chuyển là một hoạt động cần thiết trong tất cả các trạm thu hồi phế liệu. Trạm trung chuyển rác là một khâu không thể thiếu của các cơ sở tái chế hoặc tái chế kết hợp trung chuyển rác. Ngay cả những bãi chôn lấp chất thải rắn cũng cần có trạm trung chuyển để tiếp nhận lượng rác do các xe thu gom chở đến, sau đó từ các xe chuyên dụng chở đến các ô chôn lấp.

Vì vậy có thể kết luận rằng các trạm trung chuyển rác là cần thiết bởi những lý do sau:

1- Hạn chế tối đa sự xuất hiện các bãi rác hở không hợp pháp do khoảng cách vận chuyển khá xa.

2- Vị trí của tuyến đổ cách xa bãi thu gom.

3- Việc sử dụng các loại xe thu gom vừa và nhỏ không thích hợp cho việc vận chuyển rác đi xa.

4- Có nhiều tổ chức thu gom rác quy mô nhỏ từ các khu dân cư. 5- Sự hiện hữu của khu vực thu gom CTR có mật độ dân cư thấp.

6- Việc hoạt động của các xe thu gom dùng thùng chứa luân chuyển cho các khu thương mại.

7- Việc sử dụng phương thức vận chuyển rác từ nguồn bằng khí nén hoặc bằng dòng nước.

8- Khi có sự thay đổi phương tiện vận chuyển: đường bộ - đường sắt, đường bộ - đường thủy v.v...

Ngày nay, hầu hết các khâu tiếp nhận rác cuối cùng đều được bố trí cách xa thành phố, khu vực dân cư. Với khoảng cách xa như thế, cộng thêm chi phí nhân công, chi phí hoạt động và nhiên liệu cao, việc tồn tại trạm trung chuyển rác là cần thiết. Việc lựa chọn này chung quy là do tính kinh tế. Bởi vì để vận chuyển rác đi càng xa, xe có tải trọng càng lớn sẽ có chi phí trên một đơn vị khối lượng càng thấp. Như vậy cần trạm trung chuyển để nhận rác từ các phương tiện vận chuyển nhỏ và giao cho các phương tiện vận chuyển lớn để chở rác đến bãi đổ cuối cùng.

* Trạm trung chuyển nên được bố trí ở những nơi có vị trí như sau:

- Gần khu vực phục vụ

- Dễ dàng tiếp cận với tuyến đường giao thông chính và các trạm điều phối xe - ảnh hưởng của nó đến cộng đồng dân cư và môi trường do các hoạt động của trạm trung chuyển là thấp nhất. Thêm vào đó nếu trạm trung chuyển được xây dựng để xử lý CTR như thu hồi vật liệu và sản xuất năng lượng thì tất cả những hoạt động này phải được đánh giá và kiểm soát.

hay trạm trung chuyển phải dựa trên bài toán phân tích chi phí kinh tế - kỹ thuật giữa các yếu tố trên. Phương pháp này có thể áp dụng trong những trường hợp cần phải lựa chọn giữa một số vị trí khả thi để xây dựng trạm trung chuyển.

* Các yêu cầu quy hoạch các điểm trung chuyển phế thải xây dựng

Sử dụng các điểm hiện là nơi thường xuyên đổ trộm PTXD để lập các điểm trung chuyển PTXD nhằm quản lý chống tái đổ bừa bãi.

Địa điểm của trạm phù hợp với quy hoạch chi tiết của quận.

Là điểm trung tâm của địa bàn các Quận hoặc phường phù hợp khả năng hoạt động của thiết bị thu gom thủ công.

Có mặt bằng từ 700m2 đến 1.000m2 có thể lắp đặt thiết bị, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện, nước, đường giao thông thuận tiện đáp ứng cho xe trung chuyển >10 tấn hoạt động tốt và tối ưu hoá vận tải.

* Lựa chọn vị trí lập các điểm tiếp nhận, trạm trung chuyển PTXD trên địa bàn thành phố

St

t Quận Số điểm Địa điểm

1 Quận Ba Đình 2

- Khu vực đường Bưởi (đoạn cuối đường Đội Cấn)

- Khu vực sân vận động đường Hồng Hà 2 Quận Hoàn Kiếm 1 - Khu vực đối diện số nhà 162 Trần Quang

Khải

3 Quận Hai Bà Trưng 2 - Cửa khẩu Vân Đồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vỉa hè giáp công viên Tuổi Trẻ 4 Quận Đống Đa 4 - 80 phố Chùa Láng

- 157 phố Chùa Láng - Cầu Đông Tác

- Khu vực hồ Ba Mẫu

5 Quận Cầu Giấy 4

- Đối diện số nhà 131 phố Quan Hoa - Đối diện số nhà 139 Nguyễn Ngọc Vũ - Đối diện số nhà 47 Nguyễn Khang - Trạm y tế phường Yên Hòa

Đơn giá thu dọn và vận chuyển phế thải xây dựng đến các điểm tập kết phế thải xây dựng trên địa bàn các quận (triển khai từ ngày 05/04/2008) như sau:

Bảng 1- Đơn giá thu gom phế thải trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng:

Stt Trọng tải xe thu gom Đơn giá thu gom (đồng/chuyến)

1 1 tấn 47.000

2 1,5 tấn 71.000

3 2 tấn 94.000

4 2,5 tấn 118.000

[Nguồn: sở giao thông công chính]

Bảng 2 - Đơn giá thu gom phê thải trên địa bàn quận Hoàn Kiếm:

Stt Trọng tải xe thu gom Đơn giá thu gom (đồng /chuyến)

1 1 tấn 59.000

2 1,5 tấn 88.000

3 2 tấn 117.000

4 2,5 tấn 147.000

Một phần của tài liệu Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 34 - 38)