Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PVI sài gòn

89 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khóa luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PVI sài gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÓA LUẬN TN ĐẠI HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH II o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT[.]

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH II

Trang 3

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Học Viện Công NghệBưu Chính Viễn Thông cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô Khoa QuảnTrị Kinh Doanh 2 đã tận tình truyền dạy những kiến thức quý báu cho em trong suốtthời gian học tại trường, nguồn kiến thức đó sẽ là tài sản vô giá trong công việc tươnglai của em.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Mỹ Hạnh đã choem những ý kiến quý báu và tận tình chỉ bảo em suốt quá trình hoàn thành bài khóaluận tốt nghiệp này.

Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn đãtạo điều kiện cho em học hỏi Các anh chị đã giúp đỡ, cung cấp kinh nghiệm thực tiễn,số liệu vào tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2020

Sinh viên: Trần Thị Quỳnh TrangLớp: D16CQQM01-N

Trang 4

BH BẢO HIỂM

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 3

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 3

1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm 3

1.1.2 Nội dung và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm .6

1.1.2.1 Nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 6

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm 9

1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP BẢO HIỂM 11

1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh về số lượng 11

1.2.1.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 11

1.2.1.2 Phân tích sản lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm 12

1.2.1.3 Phân tích doanh thu doanh nghiệp bảo hiểm 14

1.2.1.4 Phân tích chi phí doanh nghiệp bảo hiểm 16

1.2.1.5 Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh 20

1.2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm 21

1.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh về chất lượng 24

1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 25

1.3.1 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh 25

1.3.2 Các phương pháp phân tích kết quả kinh doanh 26

1.3.3 Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 28

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2014-2018 31

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒN 31

2.1.1 TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI 31

2.1.2 CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒN 312.1.2.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn31

Trang 6

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

PVI SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2014-2018 35

2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PVI Sài Gòn về số lượng 35

2.2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty PVI Sài Gòn 35

2.2.1.2 Phân tích sản lượng sản phẩm của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn 37

2.3.1.3 Phân tích doanh thu Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn 40

2.2.1.4 Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh Công ty PVI Sài Gòn 49

2.2.1.5 Phân tích lợi nhuận của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn 56

2.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn về chấtlượng 57

2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2014-2018 582.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn 58

2.3.2 Một số ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Công ty 60

3.1.2 Xu hướng phát triển thị trường bảo hiểm trong tương lai 63

3.1.3 Phương hướng nhiệm vụ năm 2020-2021 63

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 64

3.2.1 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động, kiện toàn công tác quản lý 64

3.2.2 Tổ chức hoạt động đầu tư từ vốn nhàn rỗi 66

3.2.3 Có chính sách phát triển thương hiệu, thu hút khách hàng 70

3.2.4 Tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng bồi thường, quản trị chặtchẽ công tác doanh thu và chi phí các nghiệp vụ 73

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 77

3.3.1 Đối với công ty 77

3.3.2 Đối với nhà nước 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 7

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động 34Hình 2.2: Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PVISài Gòn từ năm 2014-2018 41Hình 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm gốc Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn từ năm 2014-2018 44Hình 2.4: Cơ cấu doanh thu từ các nghiệp vụ của Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn từnăm 2014-2018 (%) 46Hình 2.5: Tổng chi phí của Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn 51Hình 2.6: Tình hình lợi nhuận sau thuế Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn từ 2014-2018 56

Trang 8

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2014-2018 35

Bảng 2.2 Số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác hàng năm của Công ty 39

Bảng 2.3: Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm PVISài Gòn từ năm 2014-2018 40

Bảng 2.4: Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty PVI SàiGòn từ năm 2014-2018 42

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn từ2014-2018 43

Bảng 2.6: Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn 48

Bảng 2.7: Thu khác Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn từ 2014-2018 49

Bảng 2.8: Cơ cấu chi phí của Công ty Bảo Hiểm PVI Sài Gòn từ 2014- 2018 50

Bảng 2.9: Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm Công ty PVI Sài Gòn 52

Bảng 2.10: Cơ cấu chi phí hoạt động tài chính Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn 55

Bảng 2.11: Tình hình lợi nhuận của Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn từ 2014-2018 56

Bảng 2.12: Thống kê tình hình khai thác bảo hiểm của Công ty PVI Sài Gòn 57

Bảng 2.13: Một số chỉ số đánh giá khả năng kinh doanh của Công ty bảo hiểm PVI SàiGòn từ năm 2014-2018 58

Bảng 3.1 Dự kiến doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2020 -2021 69

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế - xã hội những năm 2014-2018 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàncầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tốkhó lường Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc về kinh tế thìkinh tế nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Những khó khăn và thách thức đó đã tác động không nhỏ đến thị trưởng bảohiểm Việt Nam Để tồn tại, phát triển và giữ vững vị thế, các doanh nghiệp phải khôngngừng đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý kinh tế, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí,chuẩn bị về mọi mặt để chủ động cạnh tranh trên thị trường Vì thế mà phân tích hoạtđộng kinh doanh giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó có tác dụng giúp doanh nghiệphiểu rõ tình hình doanh thu, lợi nhuận và các vấn đề liên quan tới hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó phát hiện được những lợi thế, khó khăn, những nguyênnhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, qua đó có những thông tin đểcũng cố, phát huy hoặc khắc phục, cải tiến quản lý giúp doanh nghiệp ổn định kinhdoanh và phát triển Xuất phát từ đòi hỏi thiết thực khách quan đó, em đã chọn đề tài:

“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PVI Sài Gòn” để

nghiên cứu và tìm hiểu Qua đó giúp cho công ty thấy được những điểm mạnh vànhững hạn chế để phát huy hay khắc phục nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinhdoanh.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua năm nămtừ 2014-2018 Qua đó giúp cho công ty thấy được những điểm mạnh, những hạn chếđể phát huy hay khắc phục nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập trực tiếp từ tài liệu củaphòng tài chính- kế toán, phòng quản lý nghiệp vụ tại Công ty Bảo Hiểm PVI SàiGòn…Tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban về các vấn đềcần nghiên cứu Ngoài ra còn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các nguồn khácvà khảo sát thực tế tại Công ty về số liệu những năm gần đây để làm cơ sở cho việctiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phương pháp phân tích: Có nhiều phương pháp phân tích song em chọn cácphương pháp: Hồi quy và tương quan; chỉ số; thay thế liên hoàn… để sử dụng nhiềunhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠTĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm

a Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập cơ bản của nền kinh tế, có tư cáchpháp nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường vì mục đích tối đa hóa lợinhuận và sự phát triển của xã hội “Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp đượcthành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm”.

Doanh nghiệp bảo hiểm là một loại doanh nghiệp dịch vụ, hoạt động của nó cũngnhằm mục đích sinh lời Điểm khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cácdoanh nghiệp khác là ở chỗ: Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp chấp nhận rủi rocủa người được bảo hiểm; nó có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởnghoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nếu người muabảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp Như vậy, muốn phân biệt phải dựa vàođặc điểm hoạt động kinh doanh của DNBH.

b Phân loại doanh nghiệp bảo hiểm

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế đa dạng, phong phú các hoạt động kinh tế xã hội Trong nền kinh tế đó có nhiều thành phần kinh tế tham gia Vì vậy, các tổ chứckinh tế cũng phù hợp với thành phần kinh tế đó Cụ thể trong thị trường bảo hiểmthường bao gồm các hình thức tổ chức như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước

Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước là doanh nghiệp do Nhà Nước thành lập, đầu tưvốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu Doanh nghiệp bảo hiểm Nhà Nước làmột pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

-Công ty cổ phần bảo hiểm

Công ty cổ phần bảo hiểm là loại doanh nghiệp do các cổ đông tham gia đóng gópvốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu trái phiếu và có trách nhiệm hữu hạn Đâylà doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng vớisố vốn góp.

Trang 12

-Công ty bảo hiểm tư nhân

Công ty bảo hiểm tư nhân là công ty bảo hiểm do cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật Công ty được thành lậptheo luật công ty.

-Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập đểkinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên Thànhviên tổ chức tương hỗ vừa là bên mua bảo hiểm Về mặt pháp lý, họ vừa là hội viên,vừa là những người được bảo hiểm.

-Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh

Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh được thành lập trên cơ sở góp vốn của cácdoanh nghiệp (trong nước và nước ngoài) Vị trí các bên trong doanh nghiệp phụ thuộcvào mức vốn góp Các thành viên trong doanh nghiệp hưởng lợi nhuận cũng như chịuthua lỗ tương ứng mức vốn góp.

-Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài

Đây là doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư vốn, hoạt động tại nước sở tại, theopháp luật của nước sở tại, đồng thời chịu sự chỉ đạo của công ty mẹ ở chính quốc.

-Tổ chức Lloyd’s

Lúc đầu Lloyd’s là một tổ chức bảo hiểm tương hỗ của các nhà bảo hiểm hàng hảiLondon, được thành lập năm 1720 Theo thời gian, Lloyd’s càng phát triển và trở nênnổi tiếng nhờ bảo hiểm những rủi ro đặc biệt.

Trong thị trường bảo hiểm còn có các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Doanhnghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếnhư:

 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Nhà Nước Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm

 Công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm Công ty hợp doanh môi giới bảo hiểm

 Doanh nghiệp tư nhân môi giới bảo hiểm Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh

 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài

Các tổ chức như đại lý bảo hiểm, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểmlà các tổ chức phụ thuộc, không đủ tư cách để gọi là doanh nghiệp bảo hiểm.

c Đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 13

Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình

Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết màcông ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng Khách hàng đóng phí để đổi lấy những camkết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai.

Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua các giácquan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra màu sắc, hình dáng, kích thướchay mùi vị của sản phẩm Họ cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quan nhưcầm nắm, sờ mó, ngửi hoặc nếm thử…

Để khắc phục những khó khăn đó, cũng là để củng cố lòng tin của khách hàng, cácdoanh nghiệp bảo hiểm tìm cách tăng tính hữu hình của sản phẩm; chú ý những lợi íchcó liên quan đến dịch vụ; sử dụng những người nổi tiếng, có uy tín tuyên truyền dịchvụ; phát triển hệ thống đại lý chuyên nghiệp; xây dựng uy tín của công ty bảo hiểm;tăng cường vai trò quan trọng của hoạt động marketing Như vậy, lòng tin và chấtlượng dịch vụ khách hàng chính là chìa khóa để bán sản phẩm bảo hiểm.

Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược

Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được quyết địnhsau khi đã biết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó Như vậy, các doanh nghiệp sảnxuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua các máy móc, nguyên vật liệu, thuênhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đếnngười tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoảntiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được Còndoanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước củangười tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểmkhi xảy ra sự cố bảo hiểm Do vậy, không thể tính được chính xác hiệu quả của mộtsản phẩm bảo hiểm vào thời điểm bán sản phẩm.

Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự chấpnhận của Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủtheo hợp đồng Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bánmột hợp đồng bảo hiểm.

Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào ra thịtrường Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua chấp nhận, công ty bảohiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn Khi rủi ro xảy ra cho một sốkhách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi.Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu được nhỏ bé Côngty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu không đủ chi nếu như nhóm khách hàng đó cótỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực.

Trang 14

Mặt khác, chu trình kinh doanh ngược còn có tác dụng chi phối trách nhiệm đềphòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm khi họ đã được một hợp đồng bảohiểm bảo vệ Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sauđó sẽ được giảm đi (hay nói cách khác, khách hàng sẽ được giảm phí), ngược lại, nếutỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau.

Tâm lý người mua hàng không muốn tiêu dùng dịch vụ này

Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được nhậnquyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn gấp bội lần so với số phíphải đóng.

Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý Do chiphối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang nặng yếu tố tâm linh, nên nói chungngười mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủiro có thể được bảo hiểm, điển hình nhất là trong bảo hiểm tử vong hay thương tật.

Nhưng ngược lại, người mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm như một chiếcbùa hộ mệnh, giúp họ yên tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự đảm bảo về mặtvật chất khi điều không may xảy ra Người bán cũng dễ bị ý nghĩ chiều lòng, thỏa mãnnhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần thiết cho việc lực chọn và đánh giánhững rủi ro có thế đảm nhận.

Trong khi tiến hành giao dịch chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm phải chú ý tớiđặc điểm này để thuyết phục khách hàng khi họ nói không quan tâm đến rủi ro vàkhông mong muốn rủi ro xảy ra đối với họ Bởi lẽ, tất cả đều không mong muốnnhững tai nạn, tổn thất xảy ra Mặt khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho những điềukhông mong muốn này Thông qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng như giảiquyết bồi thường tổn thất tại địa phương, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sựcần thiết tham gia bảo hiểm.

1.1.2 Nội dung và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

1.1.2.1 Nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểma Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lời Ở đâyDNBH chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở người mua bảo hiểmđóng phí bảo hiểm cho người bảo hiểm (DNBH), DNBH bồi thường (hoặc trả tiền bảohiểm) cho những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người thụ hưởng.

Cũng giống như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ngoài việc đáp ứng chocác nhu cầu an toàn của con người thì lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanhbảo hiểm Bởi vậy, có một số nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kinhdoanh bảo hiểm.

Trang 15

Nguyên tắc 1: “Số đông bù số ít” Đây là nguyên tắc xuyên suốt, không thể

thiếu được trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm thương mại nào Theo đó hậu quả của rủiro xảy ra đối với một hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động đượctừ rất nhiều người có khả năng cùng gặp phải rủi ro như vậy.

Nguyên tắc 2: “Rủi ro có thể được bảo hiểm” Mặc dù công ty BH cung cấp

các dịch vụ bảo hiểm cho những cá nhân và tổ chức có nhu cầu nhưng không phảitrong mọi trường hợp công ty BH đều chấp nhận các yêu cầu bảo hiểm Theo nguyêntắc này, rủi ro có thể được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trướcđược, nhằm tránh cho công ty BH phải bồi thường cho những tổn thất thấy trước màvới nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn tới phá sản Đồng thời nó cũng giúpcác công ty BH có thể tính được các mức phí chính xác, lập nên được một quỹ BH đầyđủ để đảm bảo cho công tác bồi thường Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các công tyBH mà ngay chính những người tham gia bảo hiểm cũng thấy công bằng hơn khinguyên tắc này được áp dụng.

Nguyên tắc 3: “Phân tán rủi ro” Mặc dù quỹ BH là một quỹ tài chính lớn,

được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc số đông và như vậy vớitư cách là người huy động và quản lý quỹ, các công ty BH có khả năng thực hiệnnhiệm vụ chi trả bảo hiểm Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào công ty BH cũngluôn đảm bảo được khả năng này Điều này có thể thấy rất rõ với những quỹ BH huyđộng được còn chưa nhiều trong khi đó giá trị bảo hiểm lại rất lớn hoặc với nhữngtrường hợp có rủi ro liên tiếp xảy ra gây tổn thất lớn.

Một kinh nghiệm trong hoạt động của các DNBH là không nhận những rủi ro quálớn, vượt quá khả năng tài chính của công ty Tuy nhiên để tránh được điều tối kỵ làphải từ chối bảo hiểm, đồng thời vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh, các DNBHáp dụng nguyên tắc phân tán rủi ro Có hai phương thức phân tán rủi ro được sử dụng:Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm Đồng bảo hiểm là nhiều nhà bảo hiểm cùng nhận bảođảm cho một rủi ro lớn Còn kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của DNBH chuyểnmột phần (hoặc toàn bộ) rủi ro đã chấp nhận cho DNBH khác, ngược lại, nhận bảohiểm một phần hoặc toàn bộ rủi ro mà doanh nghiệp khác đã chấp nhận Thông quahoạt động chuyển tái và nhận tái, DNBH vừa ổn định kinh doanh vừa thu lợi nhuận,vừa phát triển mối quan hệ kinh tế với các nước.

Nguyên tắc 4: “Trung thực tuyệt đối” Theo nguyên tắc này đòi hỏi DNBH

phải có trách nhiệm cân nhắc các điều kiện, điều khoản để soạn thảo hợp đồng để đảmbảo quyền lợi cho cả hai bên, từ đó góp phần tăng thêm tính hữu hình của sản phẩmbảo hiểm – một sản phẩm dịch vụ Chất lượng sản phẩm bảo hiểm có đảm bảo hay

Trang 16

không, giá cả có hợp lý hay không, quyền lợi của người được bảo hiểm có đảm bảođầy đủ công bằng hay không… đều chủ yếu dựa vào sự trung thực của phía DNBH.

Ngược lại, nguyên tắc này cũng đặt ra yêu cầu đối với người tham gia bảo hiểm,là phải trung thực trong việc khai báo rủi ro khi tham gia bảo hiểm, để giúp DNBH xácđịnh mức phí phù hợp với rủi ro mà họ đảm nhận Thêm vào đó các hành vi gian lậnnhằm trục lợi bảo hiểm khi thông báo, khai báo các thiệt hại để đòi bồi thường sẽ đượcxử lý theo pháp luật

Nguyên tắc 5: “Quyền lợi có thể được bảo hiểm” Nguyên tắc này yêu cầu

người tham gia BH phải có lợi ích tài chính bị tổn thất nếu đối tượng được bảo hiểmgặp rủi ro Nói cách khác, người tham gia BH phải có một số quan hệ với đối tượngđược BH và được pháp luật công nhận Mối quan hệ có thể biểu hiện qua quyền sởhữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng,cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năngBH cho tài sản của người khác hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từmột đơn bảo hiểm.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, trong mỗi một loại hình bảo hiểm sẽ có thêmcác nguyên tắc khác phù hợp với đặc điểm của từng loại: nguyên tắc bồi thường,nguyên tắc khoán…

b Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất

DNBH không chỉ có trách nhiệm bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm dorủi ro tai nạn bất ngờ gây ra nhằm giúp người được BH ổn định kinh tế, khôi phục sảnxuất và đời sống, mà còn tiến hành các biện pháp đề phòng rủi ro và tổn thất trước khitai nạn xảy ra.

Thông qua phân tích nguyên nhân của những rủi ro tai nạn bất ngờ, DNBH rút rađược những biện pháp cần thiết để cùng khách hàng thực hiện nhằm đề phòng tổn thấtxảy ra

c Giám định tổn thất

Giám định tổn thất là nhiệm vụ, là một khâu quan trọng trong chu trình hoạt độngkinh doanh BH Sau khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm về tai nạn rủiro xảy ra, giấy yêu cầu giám định và các giấy tờ khác liên quan, DNBH phải cử giámđịnh viên đến hiện trường cùng các thành viên liên quan để xác định tính chất, nguyênnhân mức độ thiệt hại… Điều quan trọng của công tác giám định là xác định nguyênnhân rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không? Tổn thất thực tế là bao nhiêu đểlàm căn cứ bồi thường.

Trang 17

d Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

DNBH không chỉ phải giám định tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của mình mà còn có thể làm đại lý giám định tổn thất cho doanh nghiệp khác.

Căn cứ biên bản giám định, đối chiếu với hợp đồng BH, doanh nghiệp xem xétgiải quyết bồi thường theo các nguyên tắc quy định Giải quyết bồi thường phải nhanhchóng, kịp thời, đúng thủ tục nhằm giúp người bị hại nhanh chóng khắc phục được hậuquả của rủi ro tai nạn bất ngờ Nếu có sự tranh chấp giữa người bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm về số tiền bảo hiểm, việc giải quyết sẽ được chuyển cho các cơ quan cóthẩm quyền theo luật định.

e Quản lý quỹ và đầu tư vốn

Mục đích kinh doanh bảo hiểm hay tái bảo hiểm là lợi nhuận Do đó quản lý bảohiểm và đầu tư vốn (tức nguồn quỹ bảo hiểm thu được do người tham gia đóng phí) làhết sức quan trọng Quản lý quỹ tức quản lý thu chi đúng tiến độ Thu phải thu đúng,thu đủ, triệt để khai thác các nguồn thu, chi đúng chế độ kịp thời, tiết kiệm nhất là chibồi thường, chi quản lý…Nguồn quỹ thu được chi đến phải đem đầu tư sinh lời Làhoạt động kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm tìm thị trường đầu tư vừa sinh lời cao,vừa đảm bảo không mất vốn.

Trên đây là năm nội dung hoạt động quan trọng, chủ yếu của DNBH Ngoài radoanh nghiệp có thể tham gia vào các hoạt động khác mà pháp luật cho phép.

Thông thường, các DNBH hoặc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoặc kinh doanhbảo hiểm phi nhân thọ chứ không cùng một lúc kinh doanh cả hai loại hình bảo hiểm.Bởi vì, hai loại hình bảo hiểm đó có đặc trưng khác nhau, cần tập trung trí tuệ chuyênsâu để đạt hiệu quả cao Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cũng không cho phépmột doanh nghiệp kinh doanh cả hai loại hình bảo hiểm

1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH vì mục đích lợi nhuận Vì vậymọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu.Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu Để đạtmục tiêu đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tính đến những đặc điểm sau:

a Đối tượng kinh doanh đa dạng

- Bảo hiểm thương mại có đối tượng bảo hiểm là tài sản, trách nhiệm dân sự vàcon người.

- Bảo hiểm tài sản: BH ô tô, xe máy, BH máy bay, BH tàu thủy, BH vận chuyểnhàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu, BH đầu máy và toa xe, BH tài sản cá nhânvà doanh nghiệp, BH tín dụng.

Trang 18

- Bảo hiểm con người: BH nhân thọ, BH tai nạn lao động, BH tai nạn hànhkhách, BH tai nạn học sinh, sinh viên…

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: BH trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới, BH tráchnhiệm dân sự chủ tàu, BH trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng không…

Mỗi đối tượng BH bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể Mỗi nghiệp vụ là mộthoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm bảo hiểm ra thịtrường và thu về phí bảo hiểm (giá bảo hiểm) Phí đó được tính toán trên cơ sở khoahọc đảm bảo thu bù chi, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước và có lãi cho doanh nghiệp.Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong kinh doanh bảo hiểmcàng phát huy tác dụng; do đó mục đích lợi nhuận sẽ đạt được.

b Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn

Ngoài nguồn vốn của DNBH bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãiđầu tư…Trong đó, vốn điều lệ phải đảm bảo như mức vốn pháp định do pháp luật quyđịnh Vốn pháp định lớn là do đặc thù của kinh doanh bảo hiểm- kinh doanh rủi ro Đểnhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm khi DNBH làm ăn không hiệuquả, không có đủ tiền trả cho khách hàng, Nhà nước sẽ lấy từ vốn điều lệ của doanhnghiệp để giải quyết cho họ.

c.Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệpvụ bảo hiểm.

Do kinh doanh bảo hiểm có sự tích lũy rủi ro nên tất cả các khoản tiền đượctrích ra từ phí bảo hiểm phục vụ cho mục đích bồi thường hay chi trả bảo hiểm thựchiện các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm chính là các quỹ dự phòng nghiệp vụ Dựphòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, được tríchlập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đãđược xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết Việc thành lậpcác quỹ dự phòng nghiệp vụ không chỉ là yêu cầu có tính chất kỹ thuật bảo hiểm, màcòn là sự bắt buộc mang tính pháp lý đối với DNBH Sự bắt buộc này góp phần bảo vệquyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức trách nhiệm của DNBH, đồngthời tạo điều kiện để tập trung nguồn vốn để đầu tư

d Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn gắn kết với hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm,nó góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô doanh nghiệp,tăng quỹ phúc lợi đồng thời tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội.

Trang 19

Nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và tựnguyện, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng, vốn nhàn rỗi từ dự phòngnghiệp vụ bảo hiểm.

e Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy địnhcủa luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

1.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANHNGHIỆP BẢO HIỂM

1.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh về số lượng

1.2.1.1 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cảdoanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là: Doanh thu và lợinhuận Ngoài ra, để phân tích lợi nhuận, người ta thường phân tích thêm chi phí để dễhình dung.

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanhtrong một thời ký nhất định (thường là 1 năm) Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác cóliên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm Chỉtiêu này bao gồm các bộ phận cấu thành: Doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểmvà tái bảo hiểm; thu nhập từ đầu tư và các khoản thu khác

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm là tất cả các khoản chi phục vụ cho toàn bộquá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm

Dựa vào kết quả thu, chi sẽ tính được lợi nhuận mà doanh nghiệp bảo hiểm thuđược trong năm Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu- Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpCác chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng có thể tính riêng cho từng nghiệpvụ bảo hiểm Nhưng khi tính toán cần đảm bảo các nguyên tắc: Những khoản thu, chinào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó(như phí bảo hiểm, chi bồi thường, số tiền bảo hiểm chi trả…); những khoản thu, chigián tiếp (chi quản lý doanh nghiệp, thu nhập đầu tư…) phải được phân bổ theo tỷ lệgiữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.

Kết quả kinh doanh từng nghiệp vụ và của cả doanh nghiệp bảo hiểm có thể phântích theo các hướng:

- Phân tích cơ cấu doanh thu và chi phí bảo hiểm

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận

- Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian…

Trang 20

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận là một trong nhữnghướng phân tích chủ yếu, nhưng phải xác lập được mối liên hệ giữa các nhân tố(nguyên nhân) ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận (kết quả) Sau khi xác lập đượcmối liên hệ sẽ lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp Có nhiều phương pháp phântích song các phương pháp: Hồi quy và tương quan; chỉ số; thay thế liên hoàn… đượcsử dụng nhiều nhất.

1.2.1.2Phân tích sản lượng sản phẩm dịch vụ bảo hiểma Khái niệm sản phẩm bảo hiểm

Từ các góc độ khác nhau, có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về sản phẩm bảohiểm Xét trên góc độ những thứ cơ bản nhất mà khách hàng nhận được khi mua sảnphẩm thì sản phẩm bảo hiểm có thể được định nghĩa là: Sự cam kết của doanh nghiệpbảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi cócác sự kiện bảo hiểm xảy ra Định nghĩa này xuất phát từ việc khi mua bảo hiểm, bằngviệc trả một khoản tiền nhất định – nộp phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cấp cho hợpđồng bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm) xác nhận rằng doanh nghiệp bảo hiểm sẽbồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho họ khi xảy ra các sự kiện như đã thỏa thuận.

Tuy nhiên, xét trên góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm thì có thể định nghĩa mộtcách đơn giản: Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm mà doanh nghiệp bảo hiểm bán Cácdoanh nghiệp bảo hiểm được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là tiến hành kinhdoanh các sản phẩm bảo hiểm.

Thông thường khi nói tới sản phẩm bảo hiểm người ta thường đồng nghĩa với“nghiệp vụ bảo hiểm” Nói tới sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp là phải nói tới“đơn vị sản phẩm cụ thể”, tức là nói tới “một chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằngđơn vị độ lớn, giá cả, vẻ bề ngoài và các thuộc tính khác”

b Phân loại sản phẩm bảo hiểm

- Theo đối tượng bảo hiểm: Theo tiêu thức này, sản phẩm các doanh nghiệp bảohiểm phi nhân thọ triển khai được chia thành: nhóm sản phẩm bảo hiểm con người phinhân thọ; nhóm sản phẩm bảo hiểm tài sản; nhóm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dânsự.

- Theo nhóm khách hàng: Theo tiêu thức này, các sản phẩm bảo hiểm phi nhânthọ được chia thành hai nhóm lớn: Nhóm các sản phẩm dành cho các cá nhân và nhómcác sản phẩm dành cho các tổ chức (cho nhu cầu công việc)

- Theo loại hình sản phẩm: Bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành các nhóm sảnphẩm bảo hiểm riêng lẻ và nhóm các sản phẩm bảo hiểm trọn gói

Trang 21

- Theo phương thức phân phối sản phẩm: bảo hiểm phi nhân thọ được chia thànhnhóm các sản phẩm phân phối qua kênh phân phối truyền thống và nhóm các sảnphẩm phân phối qua kênh “phản hồi trực tiếp”

c Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm

Ngoài những đặc điểm chung của một sản phẩm dịch vụ thì sản phẩm bảo hiểmcòn có một số đặc điểm riêng như:

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi

Một trong những đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mongđợi Điều này thể hiện ở chỗ đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần túy, mặcdù đã mua sản phẩm nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để đượcdoanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm Bởi vì rủi ro một khi đã xảyra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền màdoanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được.

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình kinh doanh đảo ngược”

Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trêncơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bảo hiểm, phí bảo hiểm – giá cả củasản phẩm bảo hiểm được xác định trên những số liệu ước tính về các chi phí có thểphát sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi hoa hồng, chi táibảo hiểm…Trong đó, khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi bồi thường Khoản chinày được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương laivề tần suất và quy mô tổn thất Việc sử dụng số liệu thống kê trong quá khứ để xácđịnh giá cả cho sản phẩm bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằmgiúp doanh nghiệp có thể bù đắp các chi phí có thể phát sinh và thu được lợi nhuậnhợp lý.

- Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí củangười tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảohiểm xảy ra, các doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường haychi trả Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc có ít rủi ro xảy ra, doanhnghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suấthoặc quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ Điều này cónghĩa là nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, hiệu quả kinh doanh có thể xácđịnh được khá chính xác ngay tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ, thì trong lĩnh vựckinh doanh bảo hiểm, hiệu quả kinh doanh khó có thể xác định được ngay tại thờiđiểm sản phẩm được bán.

Trang 22

d Sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm

Sản lượng của sản phẩm bảo hiểm được đo lường bằng số hợp đồng bảo hiểm màdoanh nghiệp khai thác được Khi doanh nghiệp tìm kiếm được khách hàng và thựchiện kí kết hợp đồng chi trả bảo hiểm với khách hàng đồng nghĩa với việc doanhnghiệp bán được một sản phẩm bảo hiểm (một nghiệp vụ bảo hiểm)

1.2.1.3 Phân tích doanh thu doanh nghiệp bảo hiểma Khái niệm

DNBH trong khuôn khổ những quy định pháp lý được phép thực hiện nhiều hoạtđộng khác nhau: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, đại lý giám định xétgiải quyết bồi thường, đầu tư vốn…

Như vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh của DNBH không chỉ bó hẹp trong khuônkhổ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm mà nó có thể được xếp thành ba loại:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm- Hoạt động đầu tư tài chính- Hoạt động khác

Theo đó, doanh thu bảo hiểm của DNBH là: doanh thu từ hoạt động bán sản phẩmbảo hiểm và cung cấp dịch vụ, tiền lãi từ hoạt động đầu tư và các khoản thu nhập khácngoài các hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm và đầu tư.

b Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Đây là nguồn thu cơ bản và đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của DNBH.Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tính bằng số tiền phải thu sau khi đãtrừ đi các khoản chi để giảm thu phát sinh trong kỳ từ các hoạt động kinh doanh bảohiểm Doanh thu kinh doanh bảo hiểm bao gồm các khoản thu sau đây:

Tiền thu phí bảo hiểm gốc: là toàn bộ phí BH thu từ các hoạt động BH đã ký kếttrong kỳ.

Tiền thu nhận tái bảo hiểm: là toàn bộ tiền phí nhận tái bảo hiểm thu từ các hợpđồng tái bảo hiểm trong kỳ.

Tiền thu nhượng tái bảo hiểm: là toàn bộ các khoản tiền thu về hoa hồngnhượng tái bảo hiểm và khoản thu khác từ hoạt động tái bảo hiểm trong kỳ.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp đứng ra làm đại lý cho các DNBH khác trong việcgiám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lýhàng bồi thường 100%, số tiền phải thu từ các hoạt động này cũng được tính vàodoanh thu phát sinh trong kỳ của DNBH.

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, DNBH có thể gặp phải trường hợphàng bán bị trả lại, hoặc DNBH áp dụng chính sách giảm giá hàng bán Đây được coi

Trang 23

là các khoản chi làm giảm thu phát sinh trong kỳ, là các khoản thu phát sinh trong kỳnhưng phải trả lại, bao gồm:

Hoàn phí bảo hiểm: khi hoạt động bảo hiểm bị giải ước, khách hàng có thể đượchoàn lại một phần phí bảo hiểm đã đóng với mức hoàn lại đã được quy định trướctrong hợp đồng

Giảm phí bảo hiểm đối với những khách hàng lớn, hoặc khách hàng ít bị tổnthất nhằm cạnh tranh lôi kéo và giữ khách hàng.

Tương tự như vậy, đối với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm cũng có hoàn phí vàgiảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn và giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm phải dựa trên nguyên tắc số lớn và phân tán rủi ro Vì vậyđể bảo vệ chính mình, các DNBH thực hiện tái bảo hiểm Khi đó, DNBH phải chuyểnmột phần phí bảo hiểm đã thu từ hoạt động bảo hiểm gốc cho công ty nhận tái bảohiểm gọi là phí nhượng tái bảo hiểm Phí nhượng tái bảo hiểm cũng được coi là mộtkhoản chi làm giảm thu phát sinh trong kỳ (không phải là chi phí).

c Doanh thu hoạt động tài chính

DNBH không chỉ có nhiệm vụ quản lý thu chi quỹ tài chính bảo hiểm, mà cònphải tương đối lớn phải đem đầu tư cho nên nguồn thu từ hoạt động tài chính là rấtđáng kể Đối với nhiều DNBH thì gần như toàn bộ chi phí hoạt động và lợi nhuận là từnguồn thu này Các khoản thu từ hoạt động tài chính bao gồm:

Thu từ lãi đầu tư chứng khoán, cho vay thế chấp, đầu tư bất động sản, góp vốnliên doanh hoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.

Thu lãi trên số tiền ký quỹ Để đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm trongtrường hợp công ty bảo hiểm bị phá sản Nhà Nước yêu cầu các doanh nghiệp phải sửdụng một phần vốn điều lệ của mình để ký phát triển quỹ tài chính này Do các DNBHluôn có trong tay một lượng tiền nhàn rỗi

Quỹ tại một ngân hàng và DNBH được hưởng lãi trên số tiền ký quỹ đó.

Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán Do DNBH thường đầu tưtiền nhàn rỗi vào chứng khoán với giá trị đầu tư lớn, để tránh sự mất giá của chứngkhoán dẫn đến giảm giá trị khoản đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán bảohiểm, các DNBH phải lập dự phòng giảm giá chứng khoán Và trong trường hợpkhông cần sử dụng đến hoặc sử dụng không hết thì sẽ được hoàn nhập vào doanh thu.

Cổ tức được chia, lãi được chia từ vốn góp liên doanh liên kết Đây là khoản thunhập không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nên khi nhận được các khoản thu nàyDNBH không phải tính vào doanh thu hoạt động tài chính để tính thuế thu nhập trongkỳ.

Trang 24

Thu nhập khác là các khoản thu về cho thuê bất động sản, thuê văn phòng, tiềngửi ngân hàng không kỳ hạn, chênh lệch ngoại tệ và các khoản thu nhập khác.

d Thu từ hoạt động khác

Thu nhập khác trong DNBH là các khoản thu từ những hoạt động xảy ra khôngthường xuyên ngoài các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hoạt động tài chính, baogồm: Thu về thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định; Thu về tiền phạtkhách hàng do vi phạm hợp đồng; Tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu được cáckhoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mấtchủ được tính tăng thu nhập; Thu về các khoản thuế được ghi giảm, được hoàn lại.

1.2.1.4 Phân tích chi phí doanh nghiệp bảo hiểma Khái niệm

Với đặc thù của kinh doanh bảo hiểm một ngành dịch vụ kinh doanh rủi ro thì chiphí của DNBH được định nghĩa là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải chi, phải tríchtrong kỳ (thường là một năm) bao gồm: chí phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiphí hoạt động tài chính và chi phí cho các hoạt động khác.

b Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Chi phí kinh doanh bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi tiền, khoản trích nảy sinhtrong quy trình hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm củaDNBH trong kỳ Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là khoản chi cơ bản củadoanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm:

Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm

Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là các khoản chi bằng tiền và các khoảntrích để trực tiếp thực hiện sản xuất dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm trong kỳ kinhdoanh của DNBH.

Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểmbao gồm:

Chi bồi thường: là khoản tiền mà DNBH trả trực tiếp theo cam kết trên hợpđồng bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm của cáchợp đồng bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm Đây là khoản chi phí luôn chiếm tỷ trọng lớnnhất và quan trọng nhất trong tổng chi Chi bồi thường bao gồm:

Chi bồi thường bảo hiểm gốc: là những khoản tiền mà DNBH chi trả trực tiếpcho người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện bảohiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm gốc.

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm: là khoản chi mà DNBH phải trả cho công tynhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm khi xảy ra tổn thất rơi vào tráchnhiệm nhận tái bảo hiểm.

Trang 25

Chi hoa hồng: là khoản chi mà DNBH trả cho các trung gian bảo hiểm hoặccông ty nhượng tái bảo hiểm khi nhận được các dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm Chihoa hồng bao gồm:

Chi hoa hồng bảo hiểm gốc: là khoản tiền DNBH trả cho các đại lý, môi giớihoặc cộng tác viên khi các trung gian này mang lại các hợp đồng bảo hiểm choDNBH Hoa hồng bảo hiểm gốc phụ thuộc vào tổng phí bảo hiểm và tỷ lệ hoa hồngđược ấn định bởi các quy định pháp luật hoặc của DNBH.

Hoa hồng nhận tái bảo hiểm: là khoản tiền DNBH trả cho công ty nhượng táibảo hiểm khi công ty này chuyển nhượng dịch vụ cho doanh nghiệp Hoa hồng nhậntái bảo hiểm được xác định trên cơ sở phí nhận tái và tỷ lệ hoa hồng được thỏa thuậngiữa DNBH và công ty nhượng tái bảo hiểm.

Do hoạt động kinh doanh bảo hiểm có “sự đảo ngược chu kỳ kinh doanh” nêntrong cơ cấu chi phí của DNBH có một khoản chi đặc thù đó là chi trích lập quỹ dựphòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ: là khoản chi theo quy định của chế độ pháplý tài chính, DNBH phải trích vào cuối niên độ nhằm để đảm bảo thanh toán cho ngườiđược bảo hiểm về những rủi ro và tổn thất trong tương lai Mặc dù tiền này vẫn nằmtrong tay DNBH nhưng không thuộc về doanh nghiệp, đây là khoản nợ DNBH sẽ phảitrả trong tương lai.

Trong kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, các khoản chi dựphòng nghiệp vụ chủ yếu gồm: Dự phòng phí bảo hiểm, Dự phòng bồi thường, Dựphòng dao động lớn Còn trong các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ các khoản dự phòngkỹ thuật chủ yếu mà doanh nghiệp phải trích là: Dự phòng toán học, Dự phòng phí bảohiểm chưa được hưởng, Dự phòng đảm bảo cân đối, Dự phòng cam kết chia lãi.

Chi giám định tổn thất: là khoản tiền DNBH phải chi ra để thực hiện việc giámđịnh các tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm: là các khoản chi cho công việc thuthập thông tin, điều tra, và thẩm định về đồi tượng bảo hiểm trước khi doanh nghiệp kýkết hợp đồng bảo hiểm hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm với kháchhàng.

Chi đề phòng hạn chế tổn thất: là khoản chi cho việc tổ chức các biện phápphòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất đối với những đối tượng bảo hiểm được DNBHbảo đảm theo các hợp đồng.

Chi đòi người thứ ba: là khoản tiền DNBH bỏ ra để khiếu nại những người gâyra thiệt hại cho người được bảo hiểm mà theo luật, DNBH được thế quyền người đượcbảo hiểm để đòi bồi thường.

Trang 26

Chi xử lý bồi thường 100%: là khoản chi DNBH bỏ ra để bán thanh lý nhữngđối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ (chủ yếu là tổn thất toàn bộ ước tính) đã đượcbồi thường và DNBH được quyền thu hồi.

Chi quản lý đại lý: là khoản chi cho công việc tìm kiếm, tuyển dụng lựa chọn,đào tạo, huấn luyện và giám sát quá trình hành nghề của đại lý bảo hiểm.

Chi phí bán hàng trong bảo hiểm.

Chi phí bán hàng là khoản chi ra trong quá trình bán các sản phẩm bảo hiểm.Trong thực tế, các DNBH thường gộp khoản chi phí này vào khoản chi phí quản lýdoanh nghiệp Tuy nhiên về bản chất đây là khoản chi chỉ nảy sinh trong khâu bánhàng trực tiếp của DNBH, do vậy đối với những doanh nghiệp bảo hiểm mà thực hiệntrực tiếp việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm với quy mô lớn thì đây là khoản chiquan trọng và cần thiết phải có sự quản lý theo dõi riêng Chi phí bán hàng trong bảohiểm bao gồm:

Chi phí nhân viên: là khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương,tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác cho các nhân viên trực tiếp bán sản phẩm bảohiểm.

Chi phí dụng cụ, đồ dùng: là trị giá của các công cụ, dụng cụ đồ dùng, phục vụcho quá trình bán sản phẩm bảo hiểm.

Chi phí ấn chỉ: là chi phí cho việc mua và quản lý các ấn chỉ trong khai thácquản lý các hoạt động bảo hiểm

Chi khấu hao tài sản cố định: là các khoản tiền để trả cho các đơn vị cá nhânbên ngoài do cung cấp dịch vụ, lao vụ cho quá trình bán sản phẩm bảo hiểm

Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi khác trong quá trình bán sản phẩm bảohiểm, bao gồm: chi quảng cáo thương mại hóa sản phẩm bảo hiểm, chi tiếp khách, tổchức hội nghị, tuyên truyền…

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cho việc quản lý điều hành,quản lý kinh doanh chung, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan hoạtđộng của DNBH

Cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chủyếu là: Chi phí nhân viên quản lý; Chi phí vật tư quản lý; Chi phí đồ dùng văn phòng,Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý, Chi trích dự phòng giảm giá hànghóa tồn kho, nợ phải thu khó đòi; Chi phí dịch vụ mua ngoài; Chi phí bằng tiền khác;Thuế và các khoản phí, lệ phí, lãi vay.

Trang 27

Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, DNBH có các khoản phải thunhưng lại không được coi là doanh thu mà là khoản để giảm chi phát sinh trong kỳ,bao gồm:

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: khi có tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảohiểm, DNBH phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bên tham gia bảo hiểm.Nhưng nếu hợp đồng bảo hiểm này đã được tái bảo hiểm, DNBH sẽ được công ty nhậntái bảo hiểm trả cho một phần số tiền đã bồi thường theo cam kết trong hợp đồng táibảo hiểm Đây được coi là thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, làm giảm chi bồithường bảo hiểm gốc.

Thu đòi người thứ ba bồi hoàn: theo nguyên tắc “thế quyền” trong bảo hiểm,nếu tổn thất xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba, bảo hiểm vẫn bồithường tổn thất đó nhưng sẽ thế quyền người được bảo hiểm đòi bên thứ ba.

Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%: trong kinh doanh bảo hiểm, nếu có tổnthất toàn bộ (bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính) thuộc phạmvi bảo hiểm, DNBH bồi thường 100% giá trị thiệt hại Tuy nhiên giá trị còn lại của đốitượng bảo hiểm hay giá trị của hàng đã xử lý bồi thường 100% là thuộc về DNBH vàđây cũng được coi là khoản thu làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc của DNBH.

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ các khoản chi phí cho các hoạt động về tàichính của DNBH trong kỳ Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

Chi phí hoạt động đầu tư vốn

Khoản chi này bao gồm các khoản: chi phí môi giới, chi thủ tục phí ngân hàng,chi thù lao cho các tổ chức đầu tư tín thác, chi giao dịch khác, trích dự phòng giảm giátài sản đầu tư.

Những hoạt động đầu tư chủ yếu mà DNBH tiến hành là: Hoạt động mua, bánvà nắm giữ chứng khoán các loại; Hoạt động tham gia góp vốn liên doanh liên kết;Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động cho vay, gửi tiền tại các tổ chức tíndụng; Các hoạt động tài chính khác.

Lãi trả cho các chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: là khoản tiền doanh nghiệpbảo hiểm cam kết chắc chắn trả cho chủ hợp đồng theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đãký kết.

Cần phân biệt lãi trả theo cam kết với khoản lãi chia thêm cho chủ hợp đồng.Lãi chia thêm là khoản tiền doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chia thêm cho khác hàngtừ lợi nhuận của doanh nghiệp, đây là khoản lãi được chia không có sự đảm bảo chắcchắn của doanh nghiệp.

Trang 28

Chi phí cho thuê tài sản: là các khoản chi bằng tiền phát sinh trong việc DNBHcho thuê tài sản các tổ chức cá nhân bên ngoài

Chi phí khác

Chi phí hoạt động khác là những khoản chi cho những hoạt động xảy ra khôngthường xuyên của DNBH trong kỳ Chi phí hoạt động khác gồm: chi về nhượng bánthanh lý tài sản cố định, chi phí cho việc thu hồi khoản nợ thu khó đòi đã xóa nay thuhồi được, chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi phí do kế toán ghi nhầm hoặc bỏ sótkhi ghi sổ kế toán, giá trị còn lại của tài sản cố định khi mang đi thanh lý nhượngbán…

1.2.1.5 Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanha Khái niệm

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừmọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động,thuế Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhaugiữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là côngtác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh Mụctiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạtđộng của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tấtcả vì lợi nhuận.

Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đicác khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm baogồm:

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Đây là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉtiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm trong kìbáo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm trừ toàn bộ các khoản chi dành cho hoạt động kinh doanhbảo hiểm như các khoản phí bồi thường, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp phân bổ cho các nghiệp vụ bảo hiểm trong kì Đây là khoản lợi nhuận chủ yếucủa doanh nghiệp bảo hiểm.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính phản ánh kết quả của hoạt động tài chính củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đicác chi phí phát sinh từ hoạt động này.

Trang 29

- Lợi nhuận khác:

Ngoài lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận từ hoạt động tàichính thì doanh nghiệp bảo hiểm còn có một số các lợi nhuận khác thu về từ các hoạtđộng như thanh lý tài sản cố định, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng của khách hàng;Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí của kỳ trước; Khoản nợphải trả nay mất chủ được tính tăng thu nhập; Thu về các khoản thuế được ghi giảm,được hoàn lại…

1.2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu, chi phí và lợi nhuậncủa doanh nghiệp bảo hiểm

a Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa đối với hoạt động của các DNBH vì cơ sởhoạt động kinh doanh bảo hiểm là quy luật số lớn, lấy “số đông bù số ít” Doanh thucủa DNBH chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó có các nhân tố cơ bản sau:

Mức phí bảo hiểm: Đây là nguồn thu đầu tiên và có vai trò quyết định đối với hoạt

động của DNBH Việc định phí của các DNBH được dựa trên các nhân tố:

+ Xác suất rủi ro: Đây là cơ sở khoa học không thể thiếu khi DNBH định phí bảo

hiểm Xác suất rủi ro cao thì mức phí cũng phải cao và ngược lại.

+ Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm thể hiện phạm vi trách nhiệm đối với

các rủi ro được DNBH nhận bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm càng nhiều, phạm vi bảohiểm càng mở rộng, phí bảo hiểm càng cao do khả năng chi trả bồi thường của DNBHcàng lớn.

+ Thời hạn bảo hiểm: hợp đồng bảo hiểm luôn được giới hạn về mặt thời gian.

Khi thời hạn bảo hiểm dài có nghĩa là khả năng gặp rủi ro lớn hơn và tất nhiên mứcphí cũng phải tăng lên Trong bảo hiểm nhân thọ, việc tính phí bảo hiểm chịu ảnhhưởng lớn của thời hạn bảo hiểm Bảo hiểm nhân thọ không chỉ mang tính rủi ro màcòn mang tính tiết kiệm, khi định phí còn phải tính đến giá trị thời gian của đồng tiền.

+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm của DNBH Đây

cũng là nhân tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí bảo hiểm Đối với phầnlớn các nghiệp vụ, các sản phẩm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm được tính toán trên cơsở những nhân tố này và tỷ lệ phí bảo hiểm.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: vì chi phí quản lý, điều hành doanh nghiệp là

một bộ phần cấu thành phí bảo hiểm toàn phần.

+ Ngoài ra, khi định phí bảo hiểm, DNBH không thể bỏ qua một số nhân tố quan

trọng khác như tình hình cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, lợi nhuận từ hoạtđộng đầu tư của doanh nghiệp, quy định của pháp luật về mức phí sàn, phí trần…

Trang 30

Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm: đối với DNBH đây là nhân tố rất quan

trọng ảnh hưởng tới doanh thu Để cạnh tranh, DNBH có thể giảm phí bảo hiểm nhưngtổng doanh thu của doanh nghiệp vẫn không bị giảm và thậm chí còn tăng vì lượngkhách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp cũng tăng lên khi phí giảm Khi số lượngkhách hàng tham gia bảo hiểm lớn còn làm cho việc định phí của DNBH đảm bảođược quy luật số đông.

Quy định của pháp luật: hoạt động của DNBH không nằm ngoài khuôn khổ pháp

luật và chịu sự tác động của pháp luật Doanh thu của DNBH sẽ bị ảnh hưởng khi NhàNước quy định mức phí trần, mức phí sàn Thị phần của DNBH có thể tăng, giảm dẫntới doanh thu bị ảnh hưởng khi Nhà Nước thực hiện chính sách đóng cửa hay mở cửathị trường bảo hiểm Một số quy định của pháp luật làm tăng lượng khách hàng thamgia bảo hiểm, ví dụ: quy định bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giớiđối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với ngườilao động, bảo hiểm cháy… điều đó rất có lợi cho các DNBH vì khách hàng tham giatăng sẽ làm cho doanh thu phí tăng.

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm

Bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bản thân hoạt động đầu tư cũng tạo radoanh thu cho DNBH Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn ảnh hưởng đến việc định phísản phẩm bảo hiểm Những sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế có tỷ lệ lãikỹ thuật cao mà hoạt động đầu tư không đáp ứng được sẽ rất khó cho các DNBH phinhân thọ tung những sản phẩm đó ra thị trường.

b Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Đối với DNBH, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là khoản chi phí cơ bản vàluôn chiếm tỷ trọng lớn, do đó khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí củaDNBH, trước hết phải kể đến một số nhân tố cơ bản sau:

Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm: Giá trị

thiệt hại thực tế này sẽ quyết định số tiền bồi thường của DNBH, là khoản chi chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng chi của doanh nghiệp Nó được xác định dựa trên:

- Mức độ thiệt hại thực tế: khi định phí bảo hiểm, phải dựa vào xác suất rủi ro

tính theo số liệu thống kê quá khứ, còn số tiền bồi thường phát sinh lại phụ thuộc vàomức độ thiệt hại thực tế xảy ra trong năm nghiệp vụ Mức độ thiệt hại thực tế có thểcao hơn mức dự đoán do có nhiều yếu tố khách quan không lường trước được tácđộng, làm cho mức độ rủi ro tăng lên xét cả về số vụ và mức độ thiệt hại bình quânmột vụ, dẫn đến số tiền bồi thường cũng tăng cao hơn so với dự kiến Ngược lại, mứcđộ thiệt hại thực tế cũng có thể thấp hơn mức dự đoán của DNBH, từ đó làm giảm chiphí bồi thường Khi quản lý chi phí, DNBH phải đặc biệt chú ý tới nhân tố này.

Trang 31

- Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của DNBH

về phạm vi rủi ro bảo hiểm, phạm vi không gian và thời gian, phạm vi số tiền bảohiểm Chính vì vậy phạm vi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền bồi thường hoặcchi trả tiền bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm càng rộng, mức độ thiệt hại thực tế của đốitượng bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm càng lớn và ngược lại.

Công tác quản lý rủi ro:

Đây là nhân tố có tính chủ quan, ảnh hưởng lớn đến số tiền chi trả, bồi thường củaDNBH Nếu DNBH làm tốt công tác này, mức độ thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảohiểm sẽ giảm, kéo theo số tiền bồi thường hay chi trả bảo hiểm cũng giảm Số tiền bồithường hay chi trả bảo hiểm giảm có thể lớn hơn nhiều so với chi phí DNBH bỏ ra đểthực hiện công tác quản lý rủi ro Nếu công tác quản lý rủi ro làm không tốt thì hậuquả là ngược lại

Tình hình trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là hành vi của người tham gia bảo hiểm cố tình gian dối, lừađảo, có ý định ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc sau khi rủi ro xảy ra đối với đốitượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt số tiền bồi thường của bảo hiểm mà lẽ ra họ khôngđược hưởng Có nhiều hình thức trục lợi bảo hiểm như: hợp lý hóa ngày và hiệu lựcbảo hiểm khi rủi ro xảy ra vào thời điểm đã hết hiệu lực hợp đồng; lập hồ sơ đòi bồithường nhiều lần không tuân theo nguyên tắc “đóng góp” trong bảo hiểm tài sản; khaităng mức độ thiệt hại… ngoài ra, các hành vi trục lợi của khách hàng bảo hiểm còn cósự tiếp tay của nhân viên bảo hiểm, của các cơ quan chức năng có liên quan Các hànhvi này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, làm tăng chi phí của DNBH.Đồng thời, hành vi trục lợi bảo hiểm còn ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội, kỷ cươngpháp luật, làm nhiễu thông tin và mất uy tín của DNBH.

Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ

Các quỹ dự phòng nghiệp vụ được tính là một khoản chi và chiếm tỷ trọng tươngđối lớn trong các DNBH DNBH phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định củapháp luật, đây là một khoản chi rất đặc thù và nhạy cảm đối với DNBH Mặc dù dựphòng nghiệp vụ là một khoản chi, nhưng thực chất DNBH vẫn nắm giữ lượng tiềnnày Và chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc trích lập dự phòng nghiệp vụ cũng làmảnh hưởng đến tổng chi từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của DNBH.

Quy định của pháp luật: quy định của pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến

doanh thu mà còn ảnh hưởng đến chi phí của DNBH Ví dụ: Nhà Nước quy định vềlập dự phòng nghiệp vụ, hay Nhà Nước khống chế mức trả hoa hồng của DNBH chocác đại lý và môi giới bảo hiểm.

Trang 32

Tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm:

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí quản lý của doanh nghiệp Để đảmbảo nguyên tắc dàn trải và phân chia rủi ro, để phân phối sản phẩm đến tận tay kháchhàng, các DNBH thường phải hoạt động trên phạm vi địa lý rộng Điều đó yêu cầudoanh nghiệp phải có một bộ máy tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán, với nhữngtrang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác quản lý Vì vậy,một mô hình tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý, bao gồm cả tổ chức mạng lưới đại lý,môi giới hay cộng tác viên bảo hiểm, sẽ giúp DNBH tiết kiệm được các chi phí quảnlý của mình

c Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhbảo hiểm, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác Trong đó lợi nhuận từhoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chủ yếu, thường chiếm tỷ trọng lớn và làtrọng tâm quản lý của doanh nghiệp Do đó, muốn tăng được lợi nhuận, doanh nghiệpcần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta tập trung đi sâu vàonghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức:

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - giá thành toàn bộsản phẩm tiêu thụ trong kỳ

Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộcchủ yếu vào hai nhân tố là doanh thu tiêu thụ sản phẩm và chi phí, giá thành của sảnphẩm.

1.2.2 Phân tích kết quả kinh doanh về chất lượng

Chất lượng của kết quả kinh doanh được biểu hiện thông qua chất lượng của sảnphẩm kinh doanh Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chất lượng của sản phẩm được thểhiện thông qua một số yếu tố như:

Tình hình khai thác bảo hiểm:

Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm là tổ chức kinh doanh các nghiệpvụ bảo hiểm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Kết quả của khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: Sốlượng khách hàng tham gia bảo hiểm (số hợp đồng bảo hiểm đã được kí kết, số giấychứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), số phí bảo hiểm thu được… Như vậy,doanh nghiệp khai thác được càng nhiều hợp đồng bảo hiểm (bán được nhiều bảohiểm) chứng tỏ nghiệp vụ bảo hiểm đó được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Trang 33

Tình hình kiểm soát tổn thất

Kiểm soát tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệpbảo hiểm Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trongmỗi vụ cũng giảm, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thườnghoặc chi trả Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin củakhách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm.

Tình hình giám định và bồi thường tổn thất

Giám định và bồi thường tổn thất là khâu quan trọng quyết định tới uy tín và hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểmthường đề ra tiêu chuẩn: “nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hợp pháp và đáp ứng đượcyêu cầu ngày càng cao của khách hàng” Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết bồithường, trình độ, kinh nghiệm và thái độ phục vụ của cán bộ giải quyết bồi thường,công tác kiểm tra, giám sát và tinh thần hợp tác của khách hàng tham gia bảo hiểm

1.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

1.3.1 Sự cần thiết khách quan của phân tích hoạt động kinh doanh

Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữacũng còn những tiềm ẩn, còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉthông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được Từ đó ta sẽ có cáchkhai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thông qua phân tích hoạt động doanhnghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đócó những giải pháp thích hợp để cải tiến trong hoạt động quản lí để mang lại kết quảcao hơn Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng, nó có tác dụng:

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinhtế đã xây dựng.

- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế củadoanh nghiệp

- Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.

- Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyếtđịnh quản trị trong ngắn hạn và dài hạn

- Giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh Phân tíchhoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tácdụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh Thông quaphân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, côngtác tổ chức tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính…giúpdoanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng

Trang 34

phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp Nó là công cụquan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này làm cho hoạt động chung củadoanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao Để hoạt động kinh doanhđạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt độngkinh doanh Dựa trên các tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dựđoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanhphù hợp.

1.3.2Các phương pháp phân tích kết quả kinh doanh

Khi phân tích tình hình doanh thu và chi phí DNBH có thể sử dụng kết hợp cácphương pháp thống kê và toán kinh tế, trong đó có cả phương pháp truyền thống vàcác phương pháp hiện đại Việc lựa chọn phương pháp phân tích phụ thuộc chủ yếuvào mục đích, yêu cầu; vào hệ thống chỉ tiêu và mối liên hệ giữa các hiện tượng, cácyếu tố phân tích; vào thời gian, không gian và nguồn tài liệu phân tích…

Các phương pháp phân tích cụ thể bao gồm rất nhiều loại, song có thể tổng quátthành 4 loại sau đây:

a Phương pháp chi tiết

Mọi kết quả kinh doanh trong DNBH đều cần thiết và có thể chi tiết theo nhữnghướng khác nhau Thông thường trong phân tích, phương pháp phân tích được thựchiện theo các hướng:

- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu để biểu hiện về mặt lượng và xácđịnh cơ cấu của từng bộ phận trong tổng thể Qua đó đánh giá mức độ đạt được và vaitrò của từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích Ví dụ, doanh thu phí bảo hiểm có thểchi tiết theo nghiệp vụ, theo đối tượng, theo loại hình kinh doanh và tính chất của rủiro được bảo hiểm…

- Chi tiết theo thời gian để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được về một chỉ tiêunào đó theo tiến độ thời gian đã đặt ra, từ đó giúp DNBH tìm ra các biện pháp hữuhiệu trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh của mình nhằm hoàn thành kế hoạch đặt ra.

- Chi tiết theo không gian nhằm đánh giá kết quả thực hiện của từng bộ phận,từng đơn vị, qua đó phát hiện các bộ phận, các đơn vị tiên tiến hay yếu kém trong việcthực hiện các mục tiêu kinh doanh Phương pháp này không chỉ giúp đánh giá thựctrạng ở từng đơn vị, từng bộ phận mà còn phát hiện được khả năng tiềm tàng để mởrộng thị trường, triển khai sản phẩm mới, tuyển dụng đại lý bảo hiểm…chẳng hạn sốđơn bảo hiểm hỏa hoạn đã cấp có thể chi tiết theo đơn vị hành chính, vùng, thành thịvà nông thôn, các đơn vị trong cổ đông và ngoài cổ đông tham gia bảo hiểm…

Trang 35

b Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinhdoanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Khi vận dụngphương pháp này phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Xác định gốc so sánh: Gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu củaquá trình phân tích Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉtiêu thì gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (tháng trước, quý trước và nămtrước…) Khi nghiên cứu tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong các khoảngthời gian của một năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý) Khiđánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đặt ra, thì trị số thực tế sẽ được so sánhvới mục tiêu đề ra…Các trị số của chỉ tiêu của kỳ trước, kế hoạch, mục tiêu hoặc cùngkỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc Thời kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích.Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn tiếnhành so sánh giữa các đơn vị, bộ phận về một chỉ tiêu nào đó Khi ấy, gốc so sánh cóthể là mức độ đạt được của một đơn vị tiên tiến nào đó hoặc là mức độ đạt được bìnhquân của cả DNBH Ví dụ, so sánh mức thu nhập bình quân của một cán bộ nhân viênchi nhánh bảo hiểm A so với mức thu nhập bình quân của cả doanh nghiệp bảo hiểm.

- Điều kiện so sánh: khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo các điều kiện vềnội dung kinh tế của chỉ tiêu, phương pháp và đơn vị tính toán… nội dung kinh tế củachỉ tiêu thường có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi phân chia lại các đơn vị, bộ phậnquản lý hoặc thay đổi chính sách quản lý Nếu có sự thay đổi phải tính toán lại trị sốgốc theo nội dung mới để so sánh Khi so sánh mức độ đạt được về một chỉ tiêu nàođó, các đơn vị, các bộ phận khác nhau cần đảm bảo tính chất “so sánh được” giữachúng Tính “so sánh được” hay còn gọi là “tổng thể đồng chất” thể hiện tính thốngnhất ở phương hướng và điều kiện kinh doanh, thời gian và đơn vị tính toán

- Mục tiêu so sánh: là xác định mức biến động tuyệt đối, tương đối và xuhướng biến động của mỗi chỉ tiêu phân tích Mức biến động tuyệt đối được xác địnhtrên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ, còn mức biến động tương đối là kếtquả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với trị số kỳ gốc Hoặc giữa trị số kỳ phân tích vàtrị số kỳ gốc nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, màchỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô và chỉ tiêu phân tích Nếu sử dụng một chuỗicác so sánh liên tục về một chỉ tiêu nào đó theo thời gian, có thể thấy rõ xu hướng củasự biến động.

c Phương pháp loại trừ

Có nhiều trường hợp khi phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, cầnnghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại

Trang 36

trừ Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này, thì loại trừảnh hưởng của nhân tố khác Chẳng hạn, khi phân tích doanh thu phí bảo hiểm vật chấtxe cơ giới, có thể quy về sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: số xe tham gia bảo hiểm, phíbảo hiểm bình quân mỗi loại xe, cơ cấu các loại xe tham gia bảo hiểm Rõ ràng, cả 3nhân tố đó cùng đồng thời ảnh hưởng đến doanh thu phí bảo hiểm vật chất thân xe cơgiới; nhưng để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnhhưởng của hai nhân tố kia.

Phương pháp loại trừ thể hiện rõ nhất khi phân tích “chỉ số tổng hợp” hoặc “chỉsố bình quân” về một chỉ tiêu nào đó Hoặc cũng có thể dựa vào phương pháp “sốchênh lệch” hay phương pháp “thay thế liên hoàn” để loại trừ Tuy nhiên, khi sử dụngphương pháp loại trừ phải chú ý đến điều kiện vận dụng, chẳng hạn các nhân tố cóquan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số (hay thương số)và việc sắp xếp trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quyluật “lượng biến dẫn đến chất biến”.

d Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh của DNBH đều có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận,các mặt, các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Để lượng hóa các mối quanhệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, có thể sử dụng phổ biến các mối liên hệ sau đâyđể phân tích

- Liên hệ cân đối (như: cân đối thu chi, cân đối giữa tài sản cố định với tài sản

lưu động, cân đối giữa vốn chủ sở hữu với tổng ngồn vốn…)

- Liên hệ cùng chiều và ngược chiều (như: chi phí tuyên truyền quảng cáo với

doanh thu phí bảo hiểm, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất với chi bồi thường…)

- Liên hệ trực tiếp với liên hệ gián tiếp

- Liên hệ tuyến tính và phi tuyến tính

- Liên hệ một chiều và liên hệ nhiều chiều

- Liên hệ thực (liên hệ tương quan hay liên hệ hàm số)

1.3.3 Một số chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảohiểm là phân tích kết quả đạt được trong từng khâu công việc, cũng như kết quả vàhiệu quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Các chỉtiêu phân tích được đặt trong một thời kỳ nhất các khâu, các yếu tố và các điều kiện cụthể của quá trình hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó, xác định các đặc trưng về mặtsố lượng, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, mối liên hệ ràng buộc giữa các hiện tượng và các yếutố phân tích Kết quả phân tích biểu hiện xu hướng, nhịp điệu phát triển, tính chất, mức

Trang 37

độ chặt chẽ của các mối liên hệ và nguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố, các bộ phậnđến kết quả và hiệu quả kinh doanh nói chung

Để đảm bảo nội dung phân tích cần phải sử dụng nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khácnhau, có tính đến những điều kiện đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Đểphân tích kết quả hoạt động kinh doanh, người ta thường lựa chọn những chỉ tiêu như:

- Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô, mức độ đạt được của kết quả kinhdoanh hay của một yếu tố nào đó, như: Số hợp đồng bảo hiểm, doanh thu phí bảohiểm, lượng vốn, tổng số đại lý bảo hiểm…

- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả sử dụngtừng yếu tố riêng biệt của doanh nghiệp bảo hiểm như: Năng suất lao động, hiệu quảsử dụng vốn, năng suất khai thác của các đại lý

1.3.3.1 Các chỉ số đánh giá lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợinhuận Có thể sử dụng để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với cácdoanh nghiệp khác

Sự biến động của tỷ số này phản ảnh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu=lợinhuận sau thuếdoanhthu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ mộtđồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu=lợi nhuận sauthuếvốn chủ sở hữu

Các nhà đầu tư luôn qua tâm đến tỷ số này của doanh nghịêp, bởi đây là thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đặt vốn vào công ty.

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng chi phí cho hoạt động kinh doanh, thông qua đó ta có thể thấy khả năng sinh lời của chi phí bỏ ra.

Tỷ suất lợi nhuận trênchi phí =lợi nhuận sau thuếtổngchi phí

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Trang 38

Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng ngân quỹ đầu tư đo lường khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trêntổngtài sản=lợi nhuận sau thuếtổng tài sản

Trang 39

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ PHÂN TÍCH KẾTQUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

PVI SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2014-20182.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒN2.1.1 TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI

Tổng Công ty Bảo hiểm PVI (Bảo Hiểm PVI) được thành lập ngày 01/08/2011bởi Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (nay là Công ty cổ phần PVI)với tư cách là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty cổ phần PVI sởhữu 100% vốn điều lệ Theo Điều 4 Giấy phép thành lập và hoạt động số 63GP/KDBH ngày 28/06/2011 của Bộ tài chính, Bảo Hiểm PVI được kế thừa toàn bộquyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọcủa Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam kể từ khi thành lập Ngoài cácyếu tố về mặt pháp lý, Bảo Hiểm PVI được kế thừa từ Tổng Công ty Cổ phần Bảohiểm Dầu khí Việt Nam trước đây:

- Toàn bộ hệ thống nhân sự liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhânthọ

- Toàn bộ hệ thống khách hàng và đối tác.

- Toàn bộ hệ thống kinh doanh và cơ cấu tổ chức hiện tại- Toàn bộ kênh tái bảo hiểm quốc tế có xếp hạng cao- Sự ủng hộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

2.1.2 CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒN

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và sự phát triển của Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn

Công ty bảo hiểm PVI Sài Gòn (gọi tắt là PVI Sài Gòn) là một trong 25 chinhánh của Tổng Công ty bảo hiểm PVI, được thành lập theo Giấy phép điều chỉnh số42/GPĐC1/KDBH ngày 8 tháng 5 năm 2007 do Bộ Tài chính cấp tại Hà Nội sau khiTổng Công ty PVI chuyển đổi hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hìnhTổng Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

PVI Sài Gòn hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đãđược Ban lãnh đạo Tổng Công ty PVI thông qua Lĩnh vực hoạt động kinh doanhchính của PVI Sài Gòn gồm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tưtài chính.

Trang 40

TÊN ĐƠN VỊ: CÔNG TY BẢO HIỂM PVI SÀI GÒNLOGO:

Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Central Park, 117-119-121, P Bến Thành, Q.1 TP.HCM Tel: (028) 39333668

Fax: (028) 39333670

Những năm qua, Bảo hiểm PVI Sài Gòn luôn ý thức việc xây dựng thươnghiệu, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng Với phươngchâm “Trung thành, tận tụy với khách hàng” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh cũng như định hướng phát triển của Tổng công ty Những cam kết vềchất lượng dịch vụ được đưa ra phải được thực thi một cách nhất quán, xuyên suốt từtập thể lãnh đạo xuống đến từng cán bộ, nhân viên, các dịch vụ của Bảo hiểm PVI luônđược khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnhtranh, là nhà bảo hiểm chuyên nghiệp Với phương châm đó, Bảo hiểm PVI nói chungvà PVI Sài Gòn nói riêng đã không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ.Trong công tác giải quyết khiếu nại, PVI Sài Gòn luôn tích cực hỗ trợ khách hàngtrong công tác tư vấn và xây dựng chương trình quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổnthất Năm 2017, Bảo hiểm PVI Sài Gòn đã giải quyết gần 16.000 vụ bồi thường manglại sự yên tâm và hài lòng cao nhất cho khách hàng Bảo Hiểm PVI Sài Gòn đã giảiquyết nhiều vụ tổn thất lớn với số tiền bồi thường lên tới hàng chục tỷ đồng như tổnthất cầu Cần Thơ, tổn thất rơi trực thăng tại Vũng Tàu…

Ngay trong đầu năm 2017, Bảo Hiểm PVI cũng đã tạo tiếng vang với việc trởthành nhà bảo hiểm đứng đầu liên doanh bảo hiểm thân tàu biển 2017 của Tổng côngty Hàng Hải Việt Nam Ngoài ra, Bảo Hiểm PVI còn là doanh nghiệp bảo hiểm tiênphong trong việc cung cấp chương trình bảo hiểm ra thị trường nước ngoài như các dựán đóng giàn khai thác tại Hàn Quốc, bảo hiểm cho các hoạt động khai thác ở vùngchồng lấn PM3 giữa Malaysia – Việt Nam, bảo hiểm cho các dự án tìm kiếm, khai thácdầu khí tại Algeria, Nga, Cuba, Trung Quốc… mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đấtnước Thực hiện cam kết của mình với khách hàng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, Bảohiểm PVI luôn phối hợp cùng các bên có liên quan kịp thời xác định nguyên nhân tổnthất, tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng

Ngày đăng: 26/11/2022, 16:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan