1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm nhiệt độ 12 cặp huyệt nguyên ở người trưởng thành pot

6 440 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 200,08 KB

Nội dung

TCNCYH 25 (5) - 2003 Nghiên cứu đặc Điểm nhiệt độ 12 cặp huyệt nguyênNGƯời tRƯởng Thành Nguyễn Thị Vân Anh 1 , Phạm Thị Minh Đức 2 , Hoàng Bảo Châu 1 1 Khoa Y học cổ truyền, 2 Bộ môn Sinh lý học Trờng Đại học Y Hà Nội Chọn ngẫu nhiên 120 đối tợng khoẻ mạnh và chia làm hai nhóm, 60 đối tợng lứa tuổi 20 - 25 (30 nam, 30 nữ); 60 đối tợng lứa tuổi 50 - 67 (30 nam, 30 nữ) để nghiên cứu về nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên. Kết quả cho thấy: nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái cơ thể không có sự khác biệt (p > 0,05) cả hai nhóm tuổi và cả hai giới. giới nữ, nhóm tuổi 20 - 25 nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên nửa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn hẳn so với nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt (p < 0,01; 0,001). Cùng lứa tuổi, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của nam cao hơn nữ, đặc biệt lứa tuổi 50 - 67 (p < 0,001). Cùng giới, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên lứa tuổi 50 - 67 thấp hơn so với lứa tuổi 20 - 25, sự khác biệt này đặc biệt rõ rệt nữ (p < 0,001). I. đặt vấn đề Châm cứu, một phơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổ truyền đã chứng tỏ là một trong những phơng pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến nay, bản chất của các huyệt, các đờng kinh cũng nh cơ chế tác dụng lên cơ thể khi kích thích các huyệt còn có nhiều điểm cha rõ ràng hoặc cha thống nhất. Theo Y học cổ truyền, huyệt là : "nơi thần khí hoạt động vào, ra". Trong cơ thể có rất nhiều huyệt và đợc chia làm 3 loại: huyệt của kinh, huyệt ngoài kinh và huyệt A thị. Trong các huyệt của 12 cặp kinh chính có những loại huyệt có tác dụng đặc biệt, mỗi loại có chức năng và tác dụng giống nhau, trong đó12 cặp huyệt Nguyên. Huyệt Nguyênhuyệt đại diện cho kinh chính, là nơi nguyên khí của cơ thể đến và dừng lại đó. Mỗi huyệt Nguyên có tác dụng chữa các chứng h/thực của tạng phủ thuộc kinh mạch đó, đồng thời còn có tác dụng trong chẩn đoán bệnh tạng/phủ, kinh lạc [1, 2, 6, 9]. Cũng đã có một số tác giả nghiên cứu đặc điểm sinh học cũng nh chức năng một số huyệt Nguyên nh Hoàng Khánh Hằng nghiên cứu về huyệt Hợp cốc [3], Nguyễn Thị Ngọc Thu nghiên cứu về huyệt Thần môn [9] ,Vũ Hữu Lợi nghiên cứu 12 cặp huyệt Nguyên trên trẻ nhỏ [6]. Những công trình này bớc đầu đã cho thấy một số đặc điểm của những huyệt này, cũng nh tác dụng của chúng đến các hệ thống cơ quan [3, 9]. Đặc biệt công trình của Vũ Hữu Lợi đã cho thấy một số đặc điểm về nhiệt độ, cờng độ dòng điện của 12 cặp huyệt Nguyên trên trẻ nhỏ và so sánh với trẻ viêm não Nhật Bản [6]. Tuy vậy, 3 công trình này mới chỉ đề cập đến một vài đặc điểm hoặc mới chỉ nghiên cứu trên trẻ nhỏ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. So sánh nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của bên phải và trái cơ thể. 2. Khảo sát nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của phụ nữ trởng thành theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. 3. Mô tả nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên theo tuổi và giới II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 1. Đối tợng nghiên cứu: Chia hai nhóm: - Nhóm 1: Gồm có 60 đối tợng tuổi từ 20- 25 khoẻ mạnh, bình thờng, không mắc các bệnh cấp tính. 39 TCNCYH 25 (5) - 2003 + 30 đối tợng nam , đợc đo nhiệt độ 1 lần + 30 đối tợng nữ, đợc đo nhiệt độ 2 lần: Lần1 vào ngày thứ 5 - 10 của chu kỳ kinh nguyệt Lần2 vào ngày thứ 20- 22 của chu kỳ kinh nguyệt - Nhóm 2: Gồm 60 đối tợng tuổi từ 50 - 67 khoẻ mạnh bình thờng, không mắc các bệnh cấp tính. + 30 đối tợng nam + 30 đối tợng nữ đã mãn kinh 2. Thông số nghiên cứu Nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên + 6 huyệt tay: Hợp cốc, Dơng trì, Uyển cốt, Thái uyên, Đại lăng, Thần môn + 6 huyệt chân: Xung dơng, Khâu kh, Kinh cốt, Thái bạch, Thái xung, Thái khê 3. Phơng tiện nghiên cứu - Máy huyệt Neurometer - Type điện thế 6V - Máy đo nhiệt độ Electro Thermometer của Nhật Bản - Phòng đo: Có nhiệt độ khoảng 27 - 28 0 C và độ ẩm là 60 - 80%. Thời gian đo nhiệt độ từ 8 giờ đến 10 giờ 30' 4. Phơng pháp nghiên cứu Các đối tợng đợc đa vào phòng đo, ngồi nghỉ 15 phút. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ các huyệt Nguyên t thế nằm ngửa theo các bớc sau: - Xác định huyệt: theo phơng pháp Y học cổ truyền, sau đó dùng máy huyệt để xác định vị trí huyệt (theo nguyên lý: huyệt là nơi có lợng thông điện cao hơn hẳn vùng da xung quanh). [7] - Đo nhiệt độ bằng máy Electro Thermometer. Cách đo: đặt đầu đo vào vị trí huyệt cần đo, đầu đo chỉ chạm nhẹ vào da vùng huyệt, đọc kết quả khi kim đồng hồ ngừng dao động. 5. Xử lý số liệu Các số liệu đợc xử lý theo phơng pháp thống kê y sinh học với t - test ghép cặp bằng chơng trình Epi Infor 6.0. III. Kết quả 1. Nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên bên phải và bên trái cơ thể Bảng 1: So sánh nhiệt độ ( o C) giữa bên phải và bên trái của 12 cặp huyệt Nguyên của Nhóm 1 (tuổi 20 -25) Nữ (n = 30) Nam (n = 30) TT Tên huyệt Phải Trái p Phải Trái p 1 Hợp cốc 32,19 0,29 32,20 0,31 > 0,05 32,26 0,65 32,25 0,63 > 0,05 2 Dơng trì 32,21 0,31 32,20 0,30 > 0,05 32,28 0,65 32,27 0,63 > 0,05 3 Uyển cốt 32,21 0,29 32,10 0,30 > 0,05 32,22 0,55 32,22 0,53 > 0,05 4 Thái uyên 32,25 0,33 32,26 0,31 > 0,05 32,24 0,64 32,23 0,65 > 0,05 5 Đại lăng 32,14 0,33 32,13 0,32 > 0,05 32,23 0,60 32,24 0,61 > 0,05 6 Thần môn 32,09 0,30 32,08 0,31 > 0,05 32,21 0,64 32,23 0,63 > 0,05 7 Xung dơng 31,19 0,65 31,20 0,63 > 0,05 31,53 0,64 31,52 0,63 > 0,05 8 Khâu kh 31,03 0,63 31,02 0,63 > 0,05 31,38 0,68 31,37 0,60 > 0,05 9 Kinh cốt 30,21 0,82 31,23 0,81 > 0,05 30,87 0,80 30,88 0,80 > 0,05 10 Thái bạch 30,35 0,77 30,36 0,75 > 0,05 30,98 0,83 30,96 0,85 > 0,05 11 Thái xung 31,92 0,63 31,91 0,63 > 0,05 31,35 0,60 31,34 0,60 > 0,05 12 Thái khê 31,04 0,69 31,05 0,68 > 0,05 31,45 0,60 31,46 0,61 > 0,05 40 TCNCYH 25 (5) - 2003 Từ bảng 1 ta có nhận xét: Nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) nam và nữ nhóm 1, và khi xét đến nhóm 2 cũng có kết quả tơng tự. Do vậy ta có thể lấy kết quả chung của cả hai phía để so sánh giữa các nhóm nghiên cứu. 2. Nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt Bảng 2: So sánh nhiệt độ ( o C) 12 cặp huyệt Nguyên giữa nửa trớc và nửa sau chu kỳ kinh nguyệt (ckkn) TT Tên huyệt Nửa trớc ckkn (n=30) Nửa sau ckkn (n=30) p 1 Hợp cốc 32,18 0,29 32,48 0,29 < 0,001 2 Dơng trì 32,21 0,31 32,52 0,24 < 0,001 3 Uyển cốt 32,10 0,30 32,35 0,29 < 0,001 4 Thái uyên 32,25 0,32 32,55 0,26 < 0,001 5 Đại lăng 32,13 0,32 32,40 0,27 < 0,001 6 Thần môn 32,09 0,31 32,36 0,32 < 0,01 7 Xung dơng 31,19 0,64 31,64 0,46 < 0,01 8 Khâu kh 31,04 0,62 31,44 0,46 < 0,01 9 Kinh cốt 30,24 0,82 30,80 0,59 < 0,01 10 Thái bạch 30,35 0,75 30,84 0,58 < 0,01 11 Thái xung 30,92 0,63 31,39 0,40 < 0,01 12 Thái khê 31,05 0,69 31,65 0,43 < 0,01 Bảng 2 cho thấy, lứa tuổi 21-25, nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên nửa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn hẳn nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt (p < 0,001-0,01). 3. Nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên theo tuổi và giới Bảng 3: Nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của tất cả các nhóm ( o C) Nhóm 1 (20 - 25 tuổi) Nhóm 2 (50 - 67 tuổi) TT Tên huyệt Nữ trớc ckkn (n = 30) (1) Nữ sau ckkn (n = 30) (2) Nam (n = 30) (3) Nữ (n = 30) (4) Nam (n = 30) (5) 1 Hợp cốc 32,18 0,29 32,48 0,29 32,25 0,64 31,80 0,40 32,18 0,36 2 Dơng trì 32,21 0,31 32,52 0,24 32,28 0,64 31,74 0,41 32,12 0,38 3 Uyển cốt 32,10 0,30 32,35 0,29 32,22 0,54 31,59 0,43 31,93 0,39 4 Thái uyên 32,25 0,32 32,55 0,26 32,24 0,64 31,81 0,40 32,21 0,37 5 Đại lăng 32,13 0,32 32,40 0,27 32,24 0,60 31,62 0,42 32,05 0,36 6 Thần môn 32,09 0,31 32,36 0,32 32,22 0,53 31,49 0,44 31,89 0,39 7 Xung dơng 31,19 0,64 31,64 0,46 31,53 0,63 30,51 0,54 31,13 0,46 8 Khâu kh 31,04 0,62 31,44 0,46 31,38 0,58 30,34 0,58 30,93 0,44 9 Kinh cốt 30,24 0,82 30,80 0,59 30,88 0,80 29,43 0,65 30,18 0,48 10 Thái bạch 30,35 0,75 30,84 0,58 30,97 0,84 29,79 0,62 30,44 0,48 11 Thái xung 30,92 0,63 31,39 0,40 31,34 0,60 30,23 0,59 30,81 0,48 12 Thái khê 31,05 0,69 31,65 0,43 31,46 0,61 30,38 0,54 30,96 0,50 41 TCNCYH 25 (5) - 2003 Cùng lứa tuổi: p 1-2 < 0,001- 0,01 p 4-5 < 0,001 p 1-3 (6 huyệt tay) > 0,05 p 1-3 (6 huyệt chân) < 0,05 Cùng giới: p 1-4 < 0,001 p 2-4 < 0,001 p 3-5 (6 huyệt tay) > 0,05 p 3-5 (6 huyệt chân ) < 0,01- 0,001 Bảng 3 cho thấy : - Cùng lứa tuổi , nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên nam cao hơn nữ, tuy nhiên lứa tuổi 21-25 , 6 huyệt tay sự khác biệt cha có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) - Cùng giới, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên lứa tuổi 50 - 67 thấp hơn so với lứa tuổi 21 - 25 , đặc biệt nữ sự khác biệt này rất rõ rệt (p < 0,001) , còn nam sự khác biệt của các huyệt ở chân rõ hơn tay. IV. Bàn luận 1. Về nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái cơ thể. Qua kết quả thu đợc bảng 1, chúng tôi nhận thấy nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên không có sự khác nhau giữa bên phải và bên trái cơ thể (p > 0,05) tất cả các nhóm. Theo lý luận của Y học cổ truyền, tay chân phải thuộc dơng, tay chân trái thuộc âm, trên cơ thể khoẻ mạnh không có bệnh tật thì âm dơng luôn luôn trạng thái cân bằng [2]. Các nhóm nghiên cứu của chúng tôi là đối tợng khoẻ mạnh, không có các bệnh cấp tính. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nh Đỗ Công Huỳnh, Hoàng Khánh Hằng, Vũ Hữu Lợi, [5, 8], khi nghiên cứu về đặc điểm của huyệt bên phải và bên trái cơ thể 2. Đặc điểm về nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên trong chu kỳ kinh nguyệt Qua kết quả bảng 2, chúng tôi nhận thấy ở lứa tuổi 21-25, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn hẳn nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt (p < 0,01; 0,001). Theo Y học cổ truyền, phụ nữ nửa trớc và sau chu kỳ kinh nguyệt có khác nhau. nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, thận khí thịnh, thiên quý đến, khí huyết sung mãn trong các đờng kinh, đặc biệt là khí dơng [2, 9] nên nhiệt độ của 12 cặp huyệt Nguyên thời kỳ này cao hơn so với nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt. Theo Y học hiện đại, nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do có tác dụng của progesteron làm tăng chuyển hoá, nên thân nhiệt của ngời phụ nữ tăng hơn so với nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 0,3- 0,5 0 C. Trên thực tế ngời ta đã ứng dụng hiểu biết này để xác định ngày phóng noãn dựa trên phép đo thân nhiệt [4]. Kết quả một lần nữa đã cho thấy, huyệt là nơi phản ánh các hoạt động chức năng của cơ thể trong đó có hoạt động chuyển hoá. 3. Đặc điểm về nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên theo giới và tuổi Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy, cùng giới, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên lứa tuổi 50-67 thấp hơn so với lứa tuổi 20-25, sự khác biệt này đặc biệt rõ rệt nữ (p <0,001) . Theo lý luận của Y học cổ truyền, trong quá trình phát dục, tinh giữ vai trò quan trọng. Vì tinh tàng trữ thận, nên tác dụng của tinh tiên thiên đợc nội kinh gọi là thận khí, quá trình phát dục của đời ngời trải qua nhiều giai đoạn, trong đó lứa tuổi từ 21 - 35 (nữ) đến 24 - 40 (nam) là giai đoạn trởng thành, thận khí quân bình, khí dơng đang thịnh. Ngợc lại giai đoạn suy thoái là lứa tuổi 35 - 49 (nữ) đến 40 - 64 tuổi (nam) giai đoạn này thiên quý kiệt, dơng khí suy giảm, do vậy nhiệt độ cơ thể giảm dần. Cùng lứa tuổi, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của nam cao hơn nữ, đặc biệt lứa tuổi 50- 67 (p < 0,001). Theo lý luận của Y học cổ truyền, nam thuộc dơng, thuộc khí, thuộc nhiệt, nữ thuộc âm, thuộc huyết, thuộc hàn. Do vậy, cùng lứa 42 TCNCYH 25 (5) - 2003 tuổi thì nhiệt độ nam có xu hớng cao hơn nữ. Mặt khác quá trình phát dục của nam và nữ có khác nhau giai đoạn suy thoái, nam 40 - 64 tuổi thận khí suy dần, trong khi đó giai đoạn này của nữ sớm hơn (35 - 49 tuổi). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn nam và nữ có tuổi trung bình nh nhau. Vì vậy, sự khác biệt giữa nam và nữ cùng lứa tuổi về nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên là điều hợp lý. Theo Y học hiện đại, thân nhiệt là kết quả của quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Có nhiều yếu tố ảnh hởng đến chuyển hoá nh tuổi, giới, dinh dỡng, lao động, luyện tập, vai trò của hoạt động nội tiết, bệnh tật, trong đó tuổi, giới, bệnh tật là những yếu tố ảnh hởng rõ rệt đến chuyển hoá cơ sở. Cùng tuổi thì chuyển hoá cơ sở của nam cao hơn nữ, do tác dụng tăng chuyển hoá của testosteron mạnh hơn các hormon sinh dục nữ. Cùng giới chuyển hoá cơ sở giảm dần theo tuổi. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các kiến thức kinh điển [3]. Khác với kết quả của Vũ Hữu Lợi khi nghiên cứu trên trẻ lứa tuổi 3 đến 10. lứa tuổi này, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của nam và nữ không có sự khác biệt (p>0,05). Điều này có thể lý giải là trẻ nhỏ cha chịu ảnh hởng của các hormon sinh dục, do vậy không thấy có sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai giới. Cùng với kết quả nghiên cứu về đặc điểm huyệt của các tác giả khác [5, 8, 11], kết quả nghiên cứu về nhiệt dộ của 12 cặp huyệt Nguyên một lần nữa cho thấy: huyệt là một cấu trúc đặc biệt vừa phản ánh các hoạt động chức năng của cơ thể, vừa có liên hệ với các cơ quan trong cơ thể. Do vậy, khi tác động vào huyệt có thể dẫn tới những thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể. V. Kết luận - Nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên giữa bên phải và bên trái cơ thể không có sự khác biệt (p > 0,05) hai nhóm tuổi và cả hai giới - giới nữ nhóm tuổi 20 - 25 nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên nửa sau chu kỳ kinh nguyệt cao hơn hẳn so với nửa trớc chu kỳ kinh nguyệt (p < 0,01; 0,001). - Cùng lứa tuổi, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của nam cao hơn nữ, đặc biệt lứa tuổi 50-67 (p < 0,001). Cùng giới, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên lứa tuổi 50-67 thấp hơn so với lứa tuổi 20-25, sự khác biệt này đặc biệt rõ rệt nữ (p < 0,001). Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế chơng trình quốc gia Y học dân tộc (1996). Tài liệu nghiên cứu biên dịch về linh khu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2. Hoàng Bảo Châu (1995), Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội 3.Trịnh Bỉnh Dy (1999)." Chuyển hóa và điều nhiệt", Sinh lý học tập I, NXB Y học, trang 60 -100. 4. Phạm Thị Minh Đức (2001), "Sinh lý sinh sản", Sinh lý học tập II, NXB Y học, trang 119 - 164. 5. Hoàng Khánh Hằng, Phạm Thị Minh Đức (1998). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của huyệt Hợp cốc lứa tuổi từ 6 đến 14. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 5 (1), tr 22 - 28. 6. Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc (2000), Châm cứu học Trung Quốc. Ngời dịch: Bác sỹ Hoàng Quý, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 7 - 10. 7. Đỗ Công Huỳnh (1985). Phơng pháp xác định huyệt bằng châm cứu. Tạp chí T liệu Y học quân sự, Cục quân y, 2 (127), tr. 50 - 52. 8. Vũ Hữu Lợi (1998 - 1999). Đánh giá hoạt động của hệ kinh lạc bằng xác định cờng độ dòng điện và nhiệt độ 12 cặp huyệt nguyên. Kỷ yếu các chơng trình nghiên cứu khoa học 1998 - 1999, Hà Nội. 9. Đinh Văn Mông dịch và giải nghĩa (1988). Nạn kinh dịch giải. Bệnh viện Y học dân tộc Đắc Lắc và Hội y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh kết hợp xuất bản, tr. 117 - 126. 10. Lê Văn Sửu (1995). Chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh bằng đo nhiệt độ kinh lạc. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 43 TCNCYH 25 (5) - 2003 11. Nguyễn Thị Ngọc Thu (2001). Nghiên cứu đặc điểm huyệt Thần môn và ảnh hởng của châm cứu huyệt này lên điện não đồ và một số chỉ số tuần hoàn. Luận văn thạc sĩ y học, bảo vệ tại Đại học Y Hà Nội. Summary Study particular trait of temperature of 12 couples of Yuan point in adult 120 healthy subjects were selected and divided into two groups to study temperature of 12 couples of Yuan point: 60 subjects aged between 20 - 25 (30 males, 30 females); 60 subjects aged from 50 to 67 (30 males, 30 females). The results showed that: - There were no differences in temperature of 12 couples of Yuan point of the left and right body (p > 0.05) in both groups of age and sexes. - In females aged 20 to 25, temperature of 12 couples of Yuan point of the second stage of menstruation was markedly higher than those of the first one (p< 0.01; 0.001). - Within the same age-group: Temperature of 12 couples of Yuan point in males was higher than those in females, especially in the group from 50 to 67 of age (p < 0.001). - In the same sex: Temperature of 12 couples of Yuan point of the group aged 50 to 67 was lower than those of the group aged 20 to 25, especially in females (p < 0.001). 44 . TCNCYH 25 (5) - 2003 Nghiên cứu đặc Điểm nhiệt độ 12 cặp huyệt nguyên ở NGƯời tRƯởng Thành Nguyễn Thị Vân Anh 1 , Phạm Thị Minh. lứa tuổi, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên của nam cao hơn nữ, đặc biệt ở lứa tuổi 50 - 67 (p < 0,001). Cùng giới, nhiệt độ 12 cặp huyệt Nguyên ở lứa tuổi

Ngày đăng: 20/03/2014, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w