Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
PHÂN TÍCHĐẶCĐIỂM BẢN ĐỒGIÁCMẠCBÌNHTHƯỜNG
Ở NGƯỜITRƯỞNGTHÀNHTẠIBỆNHVIỆNMẮTTPHCM
Phạm Nguyên Huân *, Lê Minh Thông *
TÓM TẮT
Mục tiêu : Phântích các dữ liệu có được từ máy đobảnđồgiácmạc ORBSCAN II trên giácmạcbình
thường ởngườitrưởngthành 18-40 tuổi bằng cách phântíchbảnđồgiácmạc theo độ chênh ởmặt trước và
mặt sau giác mạc, bảnđồ theo độ cong trục mặt trước giácmạc
Đối tượng và phương pháp: Phântích tiền cứu cắt ngang được thực hiện trên 476 mắt (282 cá thể)
bằng cách đobảnđồgiácmạc với máy Orbscan II. Bảnđồđộ chênh thẳng góc mặt trước và mặt sau giác
mạc được phân loại thành kiểu bờ đều, bờ không đều, bờ không hoàn toàn, kiểu đảo và kiểu không xác đònh.
Độ cong theo trục được phânthành 5 nhóm: tròn, bầu dục, nơ đối xứng, nơ không đối xứng và kiểu không
xác đònh.
Kết quả : Độ cầu tương đương trung bình là –2.29
±
1.38 D. Trò số K mô phỏng là 44.39
±
1.50 và
43.42
±
1.42 D. Có sự tương quan kém giữa độ cầu tương đương và công suất giácmạc vùng 3mm, 5mm, và
7mm. Từ trung tâm ra ngoại vi, công suất giácmạc giảm dần và tính không đều của giácmạc tăng dần ở cả
mặt trước và mặt sau giácmạc Trong bảnđồđộ chênh mặt trước, kiểu đảo chiếm đa số (42.7%), kế đến là
kiểu bờ không hoàn toàn (38.2%), bờ đều (12.8%), bờ không đều (3.6%) và kiểu không xác đònh (2.7%).
Trong bảnđồđộ chênh mặt sau kiểu đảo cũng chiếm đa số (53.3%) kế đến là kiểu bờ không hoàn toàn (32.8
%), bờ không đều (9.7%), bờ đều (2.5%) và kiểu không xác đònh (1.7%). Kiểu nơ không đối xứng chiếm tỷ lệ
cao nhất (33%) trong các bảnđồđộ cong theo trục, sau đó là kiểu nơ đối xứng (24.6%), bầu dục (18.1%),
tròn (15.5%), và không xác đònh (8.8%)
Kết luận : Kết quả về độ chênh và độ cong giácmạc từ máy Orbscan ởgiácmạcbìnhthườngngười
trưởng thành giúp ta có một chuẩn để từ đó so sánh với các giácmạcbệnh lý.
SUMMARY
ANALYZING TOPOGRAPHIC CHARACTERISTICS IN ADULTS’ NORMAL CORNEAS
AT HCMC EYE HOSPITAL
Pham Nguyen Huan, Le Minh Thong * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 8
* Supplement of No 1 * 2004: 145 – 149
Purpose: To map the elevation (anterior and posterior corneal surface) and axial curvature of the
normal corneas with the Orbscan topography system.
Methods: Prospective study in 476 eyes of 282 normal subjects were investigated using the Orbscan II
system. The anterior and posterior corneal elevation maps were classified into regular ridge, irregular ridge,
incomplete ridge, island and unclassifed patterns, and the axial power maps were grouped into round, oval,
symmetric bow-tie, asymmetric bow-tie, and irregular patterns.
Results: The mean spherical equivalence (SE) is –2.29
±
1.38 D The mean sumulated keratometry
(Sim K) was 44.39
±
1.50 and 43.42
±
1.42 D. There’s a poor correlation between SE and mean corneal
* Bộ môn Mắt - Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt
145
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
power at 3mm, 5 mm, and 7mm zones. There was a decrease in the refractive power of the corneal and an
increase in the irregularity from the center to the periphery of the cornea in both the anterior and posterior
corneal surfaces. Island (42.7%) was the most common elevation pattern obserbved in the anterior corneal
surface, followed by incomplete ridge (38.2%), regular ridge (12.8%), irregular ridge (3.6%) and unclassified
(2.7%). Island(53.3%) was the most common topographic pattern in the posterior corneal surface, following
by incomplete ridge (32.8 %), irregular ridge(9.7%), regular ridge(2.5%) and unclassified pattern (1.7%).
Asymmetric bow-tie pattern was the most common axial power pattern in the anterior cornea (33%).
Followed by symmetric bow-tie(24.6%), oval (18.1%), round (15.5%), and irregular pattern(8.8%)
Conclusions: The information on corneal elevation and axial corneal curvature obtained with the
Orbscan corneal topography system from normal corneas provides a reference for comparision with disease
corneas.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các phương pháp đođạc hình dạng, công suất
giác mạc đóng vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật
khúc xạ, cũng như trong nghiên cứu, chẩn đoán một
số bệnh lý giác mạc. Những máy móc hiện có chủ
yếu đo được mặt trước giác mạc, chiếm phần lớn
công suất giác mạc, tuy nhiên, mặt sau giácmạc
cũng là một thànhphần trong các bề mặt quang học
của nhãn cầu, đóng vai trò quan trọng trong một số
trường hợp bệnh lý. Máy đobảnđồgiácmạc Orbscan
là một công cụ có thể đánh giá mặt trước lẫn mặt sau
giác mạc, vì thế nó giúp ta hiểu thêm về cấu trúc và
chức năng của giácmạc một cách chính xác hơn.
Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích khảo
sát những thông số bìnhthường của mặt trước lẫn
mặt sau giác mạc.
ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Bệnh nhân tới khám tại Khoa Lasik – Bệnhviện
Mắt TP. HCM gồm 282 ngườitrưởngthành (114 nam
và 168 nữ) (476 mắt – 229 mắt phải và 247 mắt trái)
Với tiêu chuẩn:
Tuổi từ 18 –40
Không có tiền sử đeo kính tiếp xúc, phẫu thuật,
chấn thươngở mắt, không bò kích ứng ở mắt, khám
không thấy bất thườngởphần trước nhãn cầu
Độ khúc xạ cầu chủ quan từ –4 đến 2 D, và độ
loạn thò < 2D, với thò lực chỉnh kính tối đa là ≥ 10/10
Hệ thống máy đobảnđồgiácmạc Orbscan
(Orbscan, Inc, Salt Lake City, UT, USA) được tiến
hành trên mỗi cá thể tuần tự như sau:
Đặt cằm và trán vào chỗ cố đònh, mắt nhìn vào
điểm đònh thò
Người khám điều chỉnh sao cho giácmạc nằm
giữa màn hình rồi quét
Máy đobảnđồgiácmạc Orbscan ghi nhận các
chỉ số : Sim K1, Sim K2, công suất trung bình của
giác mạc, chỉ số không đều ở các vùng 3, 5, 7 mm.
Máy còn ghi nhận độ chênh thẳng góc mặt trước và
mặt sau giácmạc (so với mặt cầu chuẩn “best-fit
sphere”) độ cong theo trục của giácmạc bằng cách
phân tích 40 lớp quét khắp bề mặtgiác mạc, mỗi lớp
quét có 240 dữ liệu điểm.
Độ chênh mặt trước và mặt sau giácmạc được
biểu hiện qua bảnđồ với thang màu chuẩn hóa với
bước màu là 5μm và được phânthành 5 kiểu theo
Naufal SC (1997)
2
gồm : Kiểu bờ đều, bờ không đều,
bờ không hoàn toàn, kiểu đảo và kiểu không xác đònh
Độ cong theo trục ởmặt trước giácmạc được
phân loại theo bảng phân loại của Bogan
5
(1990) với
thang màu chuẩn hoá như trong nghiên cứu của
Pflugfelder
6
với bước màu là 1.5 D. Bao gồm các kiểu:
Tròn, bầu dục, hình nơ đối xứng, nơ không đối xứng,
và kiểu không xác đònh.
Xử lý số liệu
Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm
SPSS 10.0.
Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt
146
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặcđiểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm TB - ĐLC
Tuổi (n = 282) 26.59 ± 6.73
Độ cầu tương đương (n=476) -2.29 ± 1.38
Sim K1 44.39 ± 1.50
Sim K2 43.42 ± 1.42
Bảng 2: Các chỉ số thu thập từ máy
n = 476
Vùng
3mm
TB (ĐLC)
Vùng
5mm
TB (ĐLC)
Vùng 7mm
TB (ĐLC)
Độ loạn thò (D) 0.97
(0.61)
0.91
(0.62)
1.00 (0.71)
Bề mặt trước GM
Chỉ số không đều 1.33
(0.57)
1.68
(0.58)
2.37 (0.72)
CS Trung bình 48.83
(1.55)
48.46
(1.49)
48.02
(1.46)
Bề mặt sau GM
Chỉ số không đều 0.47
(0.10)
0.61
(0.14)
0.81 (0.23)
CS Trung bình -6.66
(0.23)
-6.39
(0.21)
-6.20
(0.21)
Kết hợp 2 mặt
Chỉ số không đều 1.20
(0.54)
1.51
(0.53)
2.16 (0.68)
CS Trung bình 43.88
(1.42)
43.53
(1.36)
43.13
(1.36)
Có sự tương quan kém giữa độ cầu tương
đương và công suất trung bìnhgiácmạcở vùng 3,
5, 7 mm
Có sự gia tăng chỉ số không đều và giảm công
suất trung bìnhgiácmạcởmặt trước lẫn mặt sau
từ trung tâm ra ngoại vi. Sự khác biệt này là có ý
nghóa thống kê (p< 0.05). Điều này chứng tỏ giác
mạc bìnhthương có hình dạng lồi (prolate).
So sánh các chỉ số không đều và công suất
trung bình giữa mắt phải và mắt trái của những cá
thể được tiến hành đo cả 2 mắt thấy không có
khác biệt (p > 0.05) và độ chênh lệch công suất
trung bình giữa 2 mắt không quá 1.2 D
Bảng 3: Độ khác biệt về công suất giữa mắt trái và
mắt phải
n=194 TB - ĐLC
Độ chênh lệch CSGM vùng đk 3mm 0.277 ± 0.233
Độ chênh lệch CSGM vùng đk 5mm 0.221 ± 0.200
Độ chênh lệch CSGM vùng đk 7mm 0.219 ± 0.179
Phân bố các kiểu bảnđồgiácmạc
Bảng 4: Phân bố bảnđồ GM theo độ chênh
Mặt trước
GM
Mặt sau GM
Kiểu phân loại
N % N %
Kiểu bờ đều 61 12.8 12 2.5
Kiểu bờ khôn
g
đều 17 3.6 46 9.7
Kiểu bờ khôn
g
hoàn toàn 18 38.2 156 32.8
Kiểu đảo 20 42.7 254 53.3
Kiểu khôn
g
p
hân loa
ï
i 13 2.7 8 1.7
Tổn
g
co
ä
n
g
47 100.0 476 100.0
Kiểu đảo là kiểu chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở những cá
thể tiến hành đobảnđồ của 2 mắt, chúng tôi thấy sự
phân bố theo bảnđồđộ chênh giữa mặt trước và mặt
sau là độc lập với nhau (p <0.05) có nghóa là một
người có bảnđồđộ chênh mặt trước là kiểu đảo
không nhất thiết bảnđồđộ chênh mặt sau phải là
kiểu đảo hay một kiểu nhất đònh nào đó. Kiểu đảo
cũng là kiểu đặc trưng cho một giácmạc có dạng lồi
(prolate) các kiểu bờ đều, bờ không đều, bờ không
hoàn toàn cũng phản ánh một phần của dạng lồi này.
Bảng 5: Phân bố bảnđồgiácmạc theo độ cong
Mặt trước GM
Kiểu phân loại
N %
Kiểu tròn 74 15.5
Kiểu bầu dục 86 18.1
Kiểu nơ đối xứng 117 24.6
Kiểu nơ không đối xứng 157 33.0
Kiểu không phân loại 42 8.8
Tổng cộng 476 100.0
Bản đồgiácmạc kiểu nơ không đối xứng chiếm
tỷ lệ cao nhất. Và kết quả này tương tự như kết quả
của các tác giả trước đó như Bogan, Pflugfelder, và
đặc biệt là Kanpolat tiến hành nghiên cứu trên 114
mắt chính thò hoàn toàn, tác giả hy vọng kiểu tròn và
bầu dục sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng kết quả vẫn
cho thấy kiểu nơ đối xứng và không đối xứng chiếm
đa số. (29.0% và 33.3%).Sự phân bố của chì số không
đều và công suất mặt trước giácmạc theo độ cong
theo trục là không có khác biệt. (p > 0.05)
Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt
147
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
So sánh giữa hai phân nhóm chính thò
và không chính thò
Ngoài ra so sánh giữa 2 phân nhóm chính thò và
không chính thò cho thấy không có sự khác biệt về
chỉ số Sim K1, Sim K2, công suất trung bình, và chỉ
số không đều. (p> 0.05) Đối với phân loại bảnđồgiác
mạc, ở cả hai phân nhóm đều thấy kiểu đảo chiếm tỷ
lệ cao nhất trong phân bố bảnđồ theo độ chênh, và
kiểu nơ không đối xứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong
phân bố bảnđồ GM theo độ cong.
Bảng 6: Phân bố theo bảnđồđộ chênh của hai phân
nhóm
Mặt trước GM Mặt sau GM
Kiểu phân loại
N % N %
Không chính thò (n=421)
Kiểu bờ đều 56 13.3 11 2.6
Kiểu bờ không đều 15 3.6 44 10.5
Kiểu bờ không hoàn toàn 157 37.3 137 32.5
Kiểu đảo 180 42.8 223 53.0
Kiểu không phân loại 13 3 6 1.4
Chính thò (n=55)
Kiểu bờ đều 5 9.1 1 1.8
Kiểu bờ không đều 2 3.6 2 3.6
Kiểu bờ không hoàn toàn 25 45.5 19 34.6
Kiểu đảo 23 41.8 31 56.4
Kiểu không phân loại 0 0.0 2 3.6
Bảng 7: Phân bố theo bảnđồđộ cong của hai phân
nhóm
Mặt trước GM
Kiểu phân loại
N %
Không chính thò (n= 421)
Kiểu tròn 68 16.2
Kiểu bầu dục 75 17.8
Kiểu nơ đối xứng 107 25.4
Kiểu nơ không đối xứng 137 32.5
Kiểu không phân loại 34 8.1
Chính thò (n= 55)
Kiểu tròn 6 10.9
Kiểu bầu dục 11 20.0
Kiểu nơ đối xứng 10 18.2
Kiểu nơ không đối xứng 20 36.4
Kiểu không phân loại 8 14.5
Sự phân bố bảnđồgiácmạc theo các phân loại
không phụ thuộc vào độ khúc xạ của nhãn cầu. Điều
này phù hợp với các nghiên cứu cho rằng độ khúc xạ
của nhãn cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố : độ cong
giác mạc, độ sâu tiền phòng, độ cong của thủy tinh
thể và chiều dài trục nhãn cầu, các yếu tố này tương
tác lẫn nhau.
KẾT LUẬN
Có nhiều phương pháp đánh giá giácmạc một
cách đònh tính lẫn đònh lượng như giácmạc kế,
keratoscopy, máy đobảnđồgiác mạc. Trước khi hệ
thống Orbscan ra đời, máy đobảnđồgiácmạc chủ
yếu dựa vào nguyên lý Placido, và những máy này
cho phép đánh giá khoảng 8000 điểm dữ liệu của giác
mạc. Và hình ảnh bảnđồ được biểu hiện là một bản
đồ theo độ cong chứ không phải một bảnđồ thực sự
(true map). Máy đobảnđồgiácmạc Orbscan giúp ta
khảo sát mặt trước, mặt sau giác mạc, tạo ra bảnđồ
theo độ chênh (là một bảnđồ thực), lẫn bảnđồgiác
mạc theo độ cong.
Đối với giácmạcbìnhthườngởngườitrưởng
thành các chỉ số bảnđồgiácmạc không phản ánh
chính xác công suất khúc xạ của nhãn cầu.
Giác mạc là một cấu trúc phức tạp có dạng lồi với
độ cong giảm dần từ trung tâm ra ngoại biên.
Khi khảo sát một bảnđồgiác mạc, cần so sánh
giữa mắt trái và mắt phải, trong một số bệnh lý giác
mạc, ta có thể phát hiện những thay đổi ở giai đoạn
sớm đặc biệt là ởmặt sau giác mạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Thông – Giáo trình Nhãn Khoa – Nhà xuất
bản Giáo Dục - 1997
2. Naufal SC, Hess JS – Rasterstereography-based
classification of normal corneas – Journal Cataract
and Refractive Surgery 1997, Vol 23, 222 – 230
3. Tatsuro Tanabe, Tetsuro Oshika - Standardized color
– coded scales for anterior and posterior elevation
maps of scanning slit corneal topography –
Ophthalmology 2002 ; 109:1298 – 1302
4. Bogan SJ, Waring GO – Classification of normal
corneal topography based on computer-assisted
videokeratography – Archives of Ophthalmology 1990;
108:945-949
5. Z Liu, AJ Huang, SC Pflugfelder – Evaluation of
corneal thickness and topography in normal eyes
using the Orbscan corneal topography system. -
British Journal of Ophthalmology 1999; 83:774-778
6. Wilson SE, Klyce SD - Standardized color – coded
scales for corneal topography – Ophthalmology 1993;
100: 1723-1727
7. Lucio Buratto – The clinical atlas of corneal
topography – SLACK Incorporated – 1996
Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt
148
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
8. Kanpolat Ayfer – The evaluation of normal corneal
topography in emmetropic eyes with Computer –
assisted Videokeratography – The CLAO Journal 1997
; 23 : 168 –171
10. ORBSCAN presentations – CD ROM 2000 – Bausch &
Lomb
11. Yaron S. Rabinowitz – Corneal Topography : Optics
and Clinical application – Duane’s Clinical
Ophthalmology - Lippincott-Raven Publishers – 1997
9. Rabinowitz YS – Videokeratography database of
normal human corneas – British Journal of
Ophthalmology 1996; 80: 610 – 616
12. Francesco Carones – Corneal Disorders : Clinical
diagnosis and management Chapter 4 : Corneal
topography – W.B. SAUNDERS COMPANY – 1998
Chuyên đề Tai Mũi Họng – Mắt
149
. Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM BẢN ĐỒ GIÁC MẠC BÌNH THƯỜNG
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN MẮT TPHCM
Phạm Nguyên Huân. Phân tích các dữ liệu có được từ máy đo bản đồ giác mạc ORBSCAN II trên giác mạc bình
thường ở người trưởng thành 18-40 tuổi bằng cách phân tích bản đồ