1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

197 1,9K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 881 KB

Nội dung

Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân của tiền nhân, Phật giáo có thểđóng góp giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như: sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hó

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



ĐỖ NGÂY

TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO

VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN

Chuyên ngành : Tôn giáo học

Mã số : 62 22 90 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS Nguyễn Hùng Hậu

2.TS Nguyễn Quốc Tuấn

Trang 2

HÀ NỘI – 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung, số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Ngây

Trang 3

MỤC LỤC

Bìa phụ i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan tư liệu 7

1.2 Các vấn đề đã được nghiên cứu 12

1.3 Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án 22

1.4 Những vấn đề đặt ra 29

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 31

2.1 Cơ sở lý luận triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần 31

2.2 Cơ sở thực tiễn trong triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần 69

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 93

3.1 Đặc điểm triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần 93

3.2 Nội dung triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần 125

Chương 4 GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRIẾT LÝ NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 155

4.1 Giá trị nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần 155

4.2 Bài học triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần đối với Phật giáo hiện nay 165

C PHẦN KẾT LUẬN 176

D NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 181

E DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183

Trang 5

A MỞ ĐẦU

I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Phật giáo nói riêng và các tôn giáo trên thế giới nói chung trong quátrình phát triển luôn phải đối đầu với những mâu thuẫn: thần thánh-thế tục,thiêng liêng hóa-giải thiêng liêng, xuất thế-nhập thế v.v Những mối quan hệnày tiềm ẩn, xuyên suốt, là nhựa sống và là mắt xích nối kết giữa tôn giáo –thế tục, giữa cái tục và cái thiêng Và chúng sẽ dâng lên cao trào khi bối cảnh

xã hội tạo áp lực ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong thì hai chỉnh thể này sẽhợp thành một luồng sức mạnh đoàn kết, hòa nhập để cùng tồn tại và pháttriển tạo nên những nét son lịch sử (Như vậy, những mâu thuẫn này thườngnổi lên, trở thành nhu cầu cấp bách khi quan hệ tôn giáo và xã hội thế tục cóvấn đề ảnh hưởng tới sự sống còn của tôn giáo) Và mỗi lần như vậy, hìnhnhư tôn giáo và xã hội thế tục lại càng hiểu nhau, nhích lại gần nhau hơn Sựchủ động nhích lại gần, tiếp cận thực tế sống động và vận dụng tư tưởng tôngiáo vào giải quyết các vấn đề của xã hội thế tục của tôn giáo được gọi là

nhập thế; và cả tôn giáo và xã hội thế tục đều phải tham gia bàn bạc và hành

động

Một mặt, tôn giáo không tự sinh ra mà là kết quả của chính nhu cầu tinh thần của xã hội thế tục Là hình thái ý thức của xã hội, không tôn giáo nào có thể tồn tại và phát triển mà tách rời khỏi xã hội thế tục Mặt khác, tôn giáo

luôn khẳng định tính siêu việt (khoảng cách) của nó đối với xã hội thế tụcbằng quá trình thần thánh hóa, thiêng liêng hóa của mình, song tính thiêngliêng ấy không thể tự thân nó chiêm ngưỡng mà phải tạo được sức hấp dẫnđối với xã hội thế tục (thế gian); thậm chí, ở mức độ tích cực tôn giáo (nếutôn giáo có quan hệ tốt với xã hội thế tục,) có thể chia sẻ, bù đắp và góp phần

Trang 6

giải quyết tốt nhiều vấn đề của thế tục thì uy tín, vai trò và sức lan tỏa của tôngiáo càng được củng cố, phát huy.

Với Phật giáo nói chung, tư tưởng nhập thế đã có rất sớm ngay từ thờiđức Phật Riêng Phật giáo Việt Nam, thời Lý - Trần một đỉnh cao trong việc

áp dụng thành công triết lý này thông qua hành trạng của các vị vua, quan vàcác thiền sư tiêu biểu mà sử liệu còn ghi nhận cho đến ngày nay

Nhập thế của Phật giáo là hành động đem đạo vào đời, là truyền traochân lý mà đức Phật đã chứng ngộ và tuyên thuyết cho những ai mong cầuhạnh phúc và hướng đến lộ trình giải thoát tâm linh trong đời sống hiện thực

Dù đã trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại, dù kinh qua bao biến cố thăng trầm vàthịnh suy theo dòng lịch sử nhân loại, Phật giáo không những được duy trì màcòn vượt qua mọi biên giới để vươn đến những vùng đất mới Kết quả là Phậtgiáo đã và đang hiện diện ở khắp các châu lục cũng như hầu hết các quốc giatrên thế giới Để đạt được điều này, thế hệ nối tiếp thế hệ những người Phật tử(xuất gia và tại gia) đã tích cực thực hiện tinh thần nhập thế một cách hợpthời, hợp lý và hiệu quả Nói cách khác, thành quả này đến từ triết lý nhập thếtích cực của Phật giáo nói chung

Thế kỷ XXI là thời kỳ hậu hiện đại Xu thế toàn cầu hóa, đa phươnghóa trên mọi lĩnh vực khoa học, chính trị và nền kinh tế tri thức; cùng với sựphát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (khiến) đang từng bước xóanhòa đi lằn ranh văn hóa giữa các cộng đồng, các quốc gia và vùng lãnh thổtrở nên càng mờ nhạt Hệ quả tất yếu là sự giao lưu, ảnh hưởng và thậm chí làxung đột giữa các nền văn hóa đã xảy ra thường xuyên Trong trào lưu khôngthể cưỡng lại này, sự biết tiếp thu những yếu tố tích cực, gạn lọc những yếu tốtiêu cực khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác trở thành yếu điểm sống còncủa một nền văn hóa Với xã hội Việt Nam ngày nay, vấn đề giữ gìn, phát huybản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những tinh

Trang 7

hoa của các nền văn hóa khác đã trở nên hết sức bức thiết như kết luận Hộinghị lần 10 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX xác định rõ:

Trong quá trình mở của hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại…[23,tr.4].

Để thực hiện được mục tiêu này, cần có sự quan tâm và tham gia củamọi thành phần dân tộc, mọi tầng lớp xã hội, trong đó, các tôn giáo, đặc biệt

là các tôn giáo dân tộc, đóng một vai trò quan trọng

Với lịch sử hơn 2000 năm gắn bó, thăng trầm cùng dân tộc Việt Nam,Phật giáo luôn đóng góp những gì tinh túy nhất cho đất nước trong mọi lãnh vựcnhư: chính trị, giáo dục, nghệ thuật, y học, tâm linh… và đặc biệt là với nền vănhóa dân tộc Nối tiếp truyền thống hộ quốc an dân của tiền nhân, Phật giáo có thểđóng góp giải quyết nhiều vấn nạn mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt như:

sự xuống cấp về đạo đức và lối sống tha hóa của một bộ phận không nhỏ cácthành phần xã hội; sự lạm dụng thái quá vật chất để thỏa mãn nhu cầu cá nhân,

đề cao chủ nghĩa tiêu thụ; sự lãng phí và phá hủy trong khai thác tài nguyênthiên nhiên; sự vị kỷ, mất đoàn kết dẫn đến sự vô tâm với quyền lợi cộng đồng…bằng triết lý nhập thế tích cực để góp phần vào công cuộc phát triển đất nướcbền vững, trong đó, Phật giáo chú trọng đến việc xây dựng con người thông quaNăm nguyên tắc đạo đức căn bản và triết lý Trung đạo

Với những nguyên tắc đạo đức trên và vị trí văn hóa của mình, Phậtgiáo hoàn toàn có thể góp phần vào việc định hướng tư duy và điều chỉnhhành vi của cộng đồng xã hội nếu biết vận dụng những phương thức phù hợp

Trang 8

theo tinh thần nhập thế Trên thực tế, Phật giáo Việt Nam đã và đang bền bỉdấn thân vào nhiệm vụ xây dựng con người nói trên thông qua các hoạt độngnổi bật, điển hình như các Khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên, chủnhân tương lai của đất nước; những lớp học đạo đức tại chùa; những chươngtrình từ thiện xã hội v.v trên khắp ba miền của Tổ quốc Những hoạt độngnày đang được triển khai ngày càng sâu rộng trên khắp mọi miền Tổ quốc và

đã đạt được nhiều thành quả

Tinh thần nhập thế của Phật giáo đã được thể hiện từ những ngày đầuPhật giáo du nhập vào Việt Nam, mà rõ nét nhất là vào hai thời đại Lý – Trần

Từ những suy nghĩ trên đã dẫn chúng tôi đến việc chọn đề tài: “Triết lý nhập

thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần” làm luận án cho chương trình

tiến sỹ tôn giáo học với mong muốn khơi dậy những giá trị mà tiền nhân đãdày công gầy dựng và bồi đắp để đóng góp vào sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh,

cổ súy cho chủ trương bảo tồn và phát huy tinh hoa nền văn hóa truyền thốngcủa dân tộc

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục đích của luận án nhằm phân tích và tìm ra một số nội dung cơ bảntriết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam trước thời Lý – Trần Trên cơ sở đórút ra giá trị và bài học từ triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần.Nhằm mục đích vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn hiện nay

Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ của Luận án phải thực hiện là:

(1) Khái lược lịch sử tổng quan lịch sử nghiên cứu về nhập thế của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần nói riêng.

(2) Phân tích và tìm ra cơ sở lý luận của Phật giáo trước thời Lý – Trần làm tiền đề cơ sở cho triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý –Trần.

Trang 9

(3) Hệ thống một số nội dung cơ bản của triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần

(4) Nêu một số giá trị mang tính dân tộc, cộng đồng và cá nhân của triết lý nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần.Từ đó, đưa ra bài học lịch sử cho Phật giáo Việt Nam hiện nay

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là nội dung “Triết lý nhập thế

của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần”, trên cơ sở triết lý nhập thế Phật giáo

của các vị thiền sư và vua quan thời Lý – Trần Tuy nhiên, trong phạm vi đề tàinày, luận án chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ một số nội dung triết lý nhập thế

cơ bản sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành triết lý nhập thế

- Đặc điểm và nội dung triết lý nhập thế

- Giá trị và bài học lịch sử của triết lý nhập thế

IV CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng

Luận án có sử dụng phương pháp liên chuyên ngành khoa học xã hội:Tôn giáo học, sử học, văn học, đạo đức học, triết học kết hợp với các phươngpháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu

V ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, luận án đã khảo sát, phân tích bức tranh tổng quan về bối

cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ

IX Qua đó, chúng tôi phân tích và phân kỳ lịch sử Phật giáo đồng hành vớidân tộc, từ đó, làm tiền đề cho cơ sở lý luận để hình thành triết lý nhập thếcủa Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần

Trang 10

Thứ hai, luận án đã phân tích, làm rõ một số cơ sở thực tiễn của xã hội

thời Lý – Trần, qua đó, tác giả đưa ra sự ảnh hưởng sâu đậm về triết lý nhậpthế của Phật giáo trong từng giai đoạn, thông qua sự dấn thân của các vị thiền

sư đối với dân tộc và vua quan có tâm mộ đạo

Thứ ba là, từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong triết lý nhập thế của Phật

giáo Việt Nam thời Lý – Trần Tác giả đưa ra một số đặc điểm cơ bản tronggiáo lý nhà Phật về lý tưởng giác ngộ và tinh thần triết lý nhập thế, tác giả làm

sáng tỏ lý tưởng người thực chứng được Thiền – Mật – Tịnh, làm nổi bậc

được hành động lợi ích thiết thực cho cộng đồng và dân tộc của các bậc caotăng chứng ngộ triết lý nhập thế trong giai đoạn Lý – Trần

Thứ tư, tác giả phân tích tinh thần bình đẳng đối với mọi tầng lớp trong

xã hội, xây dựng đại đoàn kết dân tộc và dấn thân phụng sự nhân dân thôngqua hành trạng của các vị Thiền sư và chư vị tiền bối để làm nổi bậc nội dungtriết lý nhập thế của thời đại này

Thứ năm, từ sự phân tích hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn đến đặc

điểm và nội dung của triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần,

cụ thể hóa bằng những kết quả đạt được, tác giả rút ra các bài học mang giá trịtriết lý, từ đó, xây dựng bài học lịch sử cho Phật giáo Việt Nam hiện nay

VI Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN

Luận án, có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy vàhọc tập về tư tưởng Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý-Trầnnói riêng ở các cơ sở đào tạo đại học

VII KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận án gồm bốnchương,8 tiết

Trang 11

B NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tư liệu

1.1.1 Tư liệu quan niệm nhập thế nói chung của Phật giáo

Trong quá trình thực hiện công trình luận án, chúng tôi đã sử dụngnhững tư liệu bàn về triết lý Phật giáo nói chung và triết lý của Phật giáo ViệtNam thời Lý Trần nói riêng Số lượng các công trình khảo cứu, luận giải vềchủ đề triết lý nhập thế Phật giáo hết sức khiêm tốn, phần lớn các bài hội thảo,bài đăng trên tập chí nghiên cứu,chưa có các công trình nghiên cứu về triết lýnhập thế một cách hệ thống và mang tính đồ sộ Chúng tôi, dựa trên nhữngbản dịch và sách triết học, qua đó phân tích, đối chiếu và tổng hợp xây dựngnội dung này

Thích Minh Châu(dịch),(1982), Tương ưng bộ kinh, Trường cao cấp

Phật học Việt Nam tại Tp HCM, ấn bản

Thích Nhất Hạnh(1966), Hoa sen trong biển lửa, Hội Phật tử Việt kiều

hải ngoại xuất bản

Thích Nhất Hạnh (Phật lịch 2548), Đạo Phật đi vào cuộc đời, Nxb Lá Bối Albert Schweitzer, do Phan Quang Định (dịch) (2003), Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, Nxb, Văn hóa Thông Tin.

Lê Mạnh Thát (chủ biên), (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển,

Trang 12

Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, Tp HCM tại hội trường của Học Viện Phật GiáoVạn Hạnh tại TP HCM, với sự tham dự hơn 200 chư tôn đức Tăng Ni, cácnhà học giả và Phật tử từ quốc tế đến với chủ đề:“ Phật giáo nhập thế trongthế kỷ XXI”, Ngoài ra, chúng tôi sử dụng tài liệu qua Đại Lễ Phật Đản LiênHợp Quốc 2008 tại Việt Nam, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, 13 – 17 tháng

5 năm 2008, Vesak Chương Trình Đại Lễ Và Hội Thảo, Học viện Phật giáoViệt Nam tại Tp HCM xuất bản

Những tài liệu này, phong phú, công phu, nghiêm túc; là đối tượngchúng tôi căn cứ triển khai một cách triệt để, xây dựng triết lý nhập thế củaPhật giáo nói chung, theo lập trường lý tưởng giác ngộ của Phật Đà

1.1.2 Tư liệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là lịch sử thời

kỳ Lý – Trần

Để xác chứng lại tư liệu sử, để có cái nhìn tổng quan về bối cảnh lịch sửPhật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, để thể nghiệm sự song hành và gắn bó vớidân tộc, ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tâm linh của con người Việt Nam từkhi du nhập hình thành và phát triển đến ngày nay Lịch sử Phật giáo gắn liềnvới lịch sử dân tộc Việt Nam Tác giả đã tham khảo các công trình như sau:

Mật Thể, (1943), Việt Nam Phật giáo sử lược

Trần Văn Giáp, (do Tuệ sỹ dịch), (1968), Phật giáo Việt Nam từ khỏi nguyên đến thế kỷ 13, Nxb, tu thư Vạn Hạnh

Lê Mạnh Thát, (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I, từ khỏi nguyên đến thời Lý Nam Đế, Nxb Thuận Hóa – Huế.

Lê Mạnh Thát,(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập II, từ Lý Nam

Đế (544) đến Lý Thái Tổ (1054), Nxb Tp Hồ Chí Minh.

Lê Mạnh Thát, (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thái Tổ(1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb Tp Hồ Chí Minh.

Trang 13

Nguyễn Lang,(1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, (tập một &hai), Nxb

Văn học – Cty Phát hành sách Hà Nội

Nguyễn Lang, (1977), Việt Nam Phật giáo sử luận, (tập ba), Nxb Lá

Bối in lần hai, tại Paris

Viện sử học (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời kỳ Lý – Trần, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

VKHXHVN (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, (tập I, II), Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội

Nhìn chung, nghiên cứu triết lý Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, theongười viết luận án này, về mặt tư tưởng, lịch sử, tư liệu văn hóa thì những tàiliệu nêu trên có giá trị liên quan Chúng tôi căn cứ vào tài liệu nhằm xác minh

về lịch sử Phật giáo Việt Nam mang tính thống nhất về lịch sử, mạnh dạn đềxuất những phương thức tiếp cận mới khi khảo cứu lịch sử triết lý nhập thế củalịch sử Phật giáo Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử của dân tộc kế thừathành tựu của những người đi trước, qua đó, người viết cố gắng trình bày có hệthống, có sức thuyết phục

1.1.3 Tư liệu về văn học Phật giáo Việt Nam, đặc biệt thời Lý – Trần

Tìm hiểu triết lý nhập thế của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việcxây dựng nền độc lập dân tộc thời Lý – Trần là một vấn đề được nhiều ngườiquan tâm Tiếp cận góc độ văn học Phật giáo có nhiều công trình nghiên cứu,các tác phẩm sâu đây có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi trong luận án này

Viện văn học,(1977), Thơ văn Lý – Trần, Tập I Quyển thượng Nxb

Khoa học Xã hội, Hà nội

Viện văn học,(1989),Thơ văn Lý – Trần, Tập II Quyển trung Nxb Khoa

học Xã hội, Hà nội

Viện văn học,(1978),Thơ văn Lý – Trần, Tập III Quyển hạ Nxb Khoa

học Xã hội, Hà nội, 1978

Trang 14

Lê Mạnh Thát,(2001, 2002), Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, tập

I, II và III, Nxb Tp Hồ Chí Minh

Lê Mạnh Thát,(1999), Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb Hồ Chí Minh.

Lê Mạnh Thát,(2010), Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Phương Đông.

Lê Mạnh Thát, (2004), Toàn Tập Trần Thái Tông, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ

Nhất Hạnh, (1998), Thiền sư Tăng Hội (sơ tổ của thiền tông Việt Nam thiền tập tại Giao Châu đến thế kỷ thứ ba), Nxb Lá Bối giữ bản quyền.

Ngoài ra còn có các tác phẩm như: Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Thánh đăng ngữ lục Khi trích dẫn chúng tôi tham khảo các bản dịch khác có

liên quan

Tài liệu này, từ các tác phẩm văn học nêu trên đã khá bổ biến trong giớinghiên cứu khoa học Tuy nhiên, các tác phẩm phần lớn chú trọng tư tưởngThiền học và văn học Thông qua đó, chúng tôi kiến giải sự ảnh hưởng của triết

lý nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần tác động vào đường lối xây dựng chính trị,ngoại giao cũng như xây dựng nền độc lập chủ quyền quốc gia

1.1.4 Tư liệu về tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt tư tưởng Phật giáo thời Lý – Trần

Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb

KHXH, Hà Nội Bằng phương pháp luận triết học, tác giả trình bày tư tưởngViệt Nam qua từng giai đoạn từ du nhập đến dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi,

Trang 15

Vô Ngôn Thông, v.v… với sự trình bày rõ ràng về thế giới quan và nhân sinhquan Thông qua tác phẩm này, chúng tôi tiếp thu về kết cấu để trình bày nộidung luận án theo phương pháp luận triết học.

Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb, KHXH, Hà

Nội Đây là một công trình công phu để truyền tải nội dung tư tưởng Phậtgiáo, đồng thời, tác giả cũng liên hệ đến sự đóng góp của Phật giáo vào dântộc Tác phẩm này đã cho chúng tôi một số ý tưởng, cách lập luận cũng như ýnghĩa thực tiễn

Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục, (trọn bộ) Nxb Tp

Hồ Chí Minh, (1998) Tác giả đã trình bày sự liên hệ giữa Phật giáo và dântộc qua các giai đoạn lịch sử một cách chi tiết và rõ nét Bộ sách này tập hợpkhá nhiều thông tin và luận chứng mới để bổ sung cho các sử kiện của dân tộccũng như sự phát triển Phật giáo

Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập I, (tư tưởng Việt Nam từ đầu cao nguyên đến cuối thời Lý) của Viện Triết học, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội,(2002) Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, tập II, (tư tưởng Việt Nam thời Trần – Hồ) của Viện Triết học, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội,(2004).

Đây là tác phẩm văn tuyển tư liệu Bộ sách này chủ yếu trình bày tư tưởngtriết học của các vị vua, quan và các vị thiền sư Qua tác phẩm này, chúng tôi

kế thừa về tư liệu để dẫn chứng cho bài viết của mình

Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử của

Trần Văn Giàu, Tập I, Nxb Tp Hồ Chí Minh, (1993) Tác giả chia lịch sử Phậtgiáo Việt Nam thành năm giai đoạn Với cách phân kỳ này, tác giả đã dựatrên sự kiện lịch sử dân tộc để trình bày Phật giáo Chúng tôi nhận thấy cáchphân kỳ này khá tổng quát và khách quan trong việc thể hiện mối liên hệ giữadân tộc và Phật giáo

Trang 16

Những công trình này đã nhiều ít đề cập tới triết lý nhập thế Phật giáo vànhững ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống tâmlinh của con người, nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển và góp phần bảo

vệ nền độc lập dân tộc Việt Nam nói chung và Phật giáo Việt Nam thời Lý –Trần nói riêng

1.2 Các vấn đề đã được nghiên cứu

Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu lịch

sử, triết lý và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, trong đó, triết lýnhập thế, tuy là chủ đề không mới, nhưng để bàn sâu về nó thì còn nhiều việcphải làm Riêng về triết lý nhập thế Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần thì chưa

có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào được công bố Trước hết, chúng tôilược khảo tổng quan tư liệu bàn về nhập thế Phật giáo nói chung và Phật giáoViệt Nam thời Lý – Trần nói riêng từ những công trình đi trước có liên quanđến mục đích và nhiệm vụ đặt ra cho đề tài luận án này, có thể tạm phân chiathành một số nhóm vấn đề như dưới đây

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu về nhập thế Phật giáo nói chung

Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc, do Lê Anh Minh, (dịch,

2010), Nxb Đại học Sư phạm Tp HCM Tác giả đưa ra vấn đề xuất thế vànhập thế trong lịch sử triết học Trung Quốc, bàn về các trường phái triết lýNho giáo, Đạo giáo và Phật giáo nói chung (từ trang 21 đến trang 26) Từquan điểm về triết học xuất thế là:

…sự lìa bỏ cái gọi là tấm lưới ràng buộc của trần thế; và do đó, nếu thành tựu tối cao của một thánh nhân cần phải thực hiện, thì ngài phải lìa bỏ xã hội, thậm chí phải dứt bỏ sự sống Chỉ như thế thì họ mới đạt được giải thoát sau cùng” và triết học nhập thế là: “…chú trọng những gì hiện hữu trong xã hội, chẳng hạn như nhân luân (human relations) và nhân sự (human affairs) Thứ triết học này chỉ nói về các

Trang 17

giá trị đạo đức, và không thể hoặc không muốn nói tới các giá trị siêu đạo đức”, tác giả đi đến nhận định: “Xét từ quan điểm của triết học nhập thế thì triết học xuất thế thật quá lý tưởng, không thực dụng, và tiêu cực Xét từ quan điểm của triết học xuất thế thì triết học nhập thế quá hiện thực, quá hời hợt Nó có thể tích cực, nhưng nó cũng giống như sự rảo bước của một người lầm đường: càng đi nhanh thì càng lạc lối,

và kế đó, tác giả nói về khía cạnh triết lý để trở thành Thánh nhân bằngmối quan hệ giữa xuất thế và nhập thế hình thành đối tượng phụng sự cho

nhân gian bằng nhận định: “Triết học Trung Quốc cho rằng ai tổng hợp thành công nhập thế và xuất thế, không chỉ trong phương diện lý thuyết mà còn trong hành động thực tế nữa, thì chính là một thánh nhân Thánh nhân thì vừa xuất thế vừa nhập thế Thành tựu tâm linh của một thánh nhân Trung Quốc tương đương với thành tựu của đức Phật trong Phật giáo và thành tựu của các thánh trong tôn giáo phương Tây”[48,tr.34-24] Theo chúng tôi, việc

đồng nhất quan niệm về xuất thế và nhập thế giữa các triết gia Trung Quốcvới phương Tây và cả với Phật giáo là điều bất khả Đơn cử với Phật giáo,một người để được xem là Thánh thì sự thành tựu của người đó cũng đã vượt

xa các phạm trù nhập thế - xuất thế vì ít nhất cũng phải từ hàng A-la-hán trởlên[133,tr.1398] Mà theo Phật giáo, bắt đầu từ địa vị thánh đến quả vị Phậtđòi hỏi một quá trình dày công thành tựu nhiều công hạnh một cách trọn vẹn

sự tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn Đã thế thì sao có thể so sánh thànhtựu của các thánh nêu trên với đức Phật? Điều này hoàn toàn đối lập với quanniệm về thánh của các tôn giáo khác của phương Tây, nhất là với Thiên chúagiáo La Mã với rất nhiều các vị được phong thánh Do đó, không thể so sánh

sự thành tựu của đức Phật với sự thành tựu của các thánh Trung Quốc, vàcàng không thể với các thánh của tôn giáo phương Tây như tác giả nhận định

Trang 18

Chúng tôi cho rằng, hoặc tác giả quá chủ quan trong nhận định, hoặc tác giảchưa được tiếp xúc với triết lý Phật giáo chính thống khi đưa ra những nhận định

và so sánh như trên? Vì thế, với tác phẩm này, chúng tôi chủ yếu tiếp thu về góc

độ mối quan hệ xuất thế và nhập thế của các thánh Trung Quốc chứ không liên hệvới triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam vì những dị biệt kể trên

Thích Minh Tuệ viết, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật

giáo Tp Hồ Chí Minh, Ấn hành, (PL 2536 – 1993) Đây là tác phẩm chủ yếuviết về tổng quan bức tranh lịch sử Phật giáo Việt Nam Tuy không phải là tácphẩm chú trọng viết về nhập thế Phật giáo mà chỉ trình bày sơ lược (từ trang

474 đến 480) về các thiền sư và vua quan trên phương diện nhập thế để bảo

vệ nền độc lập dân tộc nhưng tác giả cũng đã liệt kê tương đối đầy đủ nhữngnhân vật nổi bật của Phật giáo từ khởi nguyên cho đến 1975 Theo tác giả:

Các thiền sư luôn luôn có quan điểm quần chúng Với tinh thần

“nhập thế”, thiền sư tham dự các mặt hoạt động của đất nước, nhân dân Kể từ các triều đại từ Đinh, Lê, Lý, Trần trở về sau, tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam vô cùng rõ nét Các nhà tu vừa là thiền sư, vừa là nghệ sĩ, vừa là nhà chính trị ngoại giao, vừa là người

nông dân chít khăn mỏ quạ, xuống đồng cày cấy…[89,tr.476-477].

Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 8, (2008), Nguyễn Thị Minh Ngọc viết

“Phật giáo dân gian: Con đường nhập thế của Phật giáo Việt Nam”, tác giả

trình bày khái quát vấn đề dựa trong Hội thảo liên hữu Phật giáo quốc tế tổchức trong 3 ngày từ ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2006, tại số 750 NguyễnKiệm, Phú Nhuận, Tp HCM tại hội trường của Học Viện Phật Giáo Vạn

Hạnh tại TP HCM với chủ đề: “Phật giáo nhập thế trong thế kỷ XXI” Bên

cạnh việc liệt kê lại các ý tưởng tham luận trong cuộc hội thảo, tác giả đặcbiệt chú trọng đến Phật giáo dân gian như một hình thức phổ biến trong sinhhoạt tín ngưỡng của số đông người dân Việt Nam ngày nay với những thống

Trang 19

kê và nhận định khá lý thú và cởi mở Bài viết chỉ ra nhiều hình thức của Phậtgiáo tế tự, một trong các phương diện nhập thế của Phật giáo để đáp ứng nhucầu tín ngưỡng và tâm linh của quần chúng như một cách giới thiệu.

Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 3, (2001), nhà nghiên cứu Phật học Minh

Chi viết: “Về xu thế thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo” Trong cả bài, dù

tác giả không đề cập đến nhập thế hay xuất thế nhưng đã minh định một cách rõnét tinh thần nhập thế của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam thời hiệnđại Các ý tưởng và phương thức mà tác giả đưa ra về vấn đề đạo Phật dấn thânvào những sự nghiệp thế tục mang tính toàn diện với nhận định:

Đạo Phật không phải là thế tục hóa, mà là siêu việt thế tục để có thể trọn đời, và hết lòng phục vụ thế gian Một con người đam mê đủ thứ, từ tiền bạc, quyền lực cho tới sắc đẹp, danh vọng thì sẽ cái gì cũng

vơ vét cho mình, cho gia đình mình Dồn cả tâm sức để lo cho bản thân

và gia đình mình, còn đâu tâm sức mà lo cho người khác nữa?

[148,tr.27]

Theo chúng tôi, nhận định này có thể là chủ quan nhưng không phiếndiện vì nó lột tả và lý giải rõ ràng những đóng góp của giới Phật giáo tronglịch sử dân tộc, đỉnh cao là hình ảnh Bồ-tát Quảng Đức ngồi hiên ngang trongngọn lửa tượng trưng cho sự bạo tàn mà dân tộc và Phật giáo Việt Nam phảihứng chịu dưới thời Ngô Đình Diệm Bài viết trên của tác giả cũng đã có ýnói đến tinh thần nhập thế của Phật giáo gắn liền với tiến trình “dân tộc hóa”của Phật giáo Việt Nam Vì vậy, trong Luận án này, chúng tôi sẽ tiếp thunhững quan điểm của tác giả, nhất là về tinh thần và các hoạt động nhập thếcủa Phật giáo cận đại trong mối tương quan với vấn đề “dân tộc hóa” Phậtgiáo với mong muốn một ý kiến để Phật giáo Việt Nam mang đậm bản sắcdân tộc hơn

Trang 20

Tạp chí Khoa học xã hội, số 9, (2006), (trang 58 – 66) do GS TS Đỗ

Quang Hưng với chủ đề: “Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa” Trong bài viết này, tác giả đã trình bày khảo lược tình hình tôn giáo thế giới đang diễn ra mang tính “toàn cầu hóa” hiện nay, tác giả đã tách

biệt sự khác nhau giữa thế tục hóa của phương Tây và nhập thế của Phật giáoViệt Nam, tác giả đã làm tỏ một số nét trong triết lý nhập thế Phật giáo Việt

Nam: “Đặc điểm cơ bản nhập thế của Phật giáo Việt Nam là không hề đồng nhất với khái niệm tục hóa (sécularisation) của phương Tây trên hai mặt: tách quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực nhà nước và tục hóa đời sống tăng

lữ Về cơ bản, xu hướng nhập thế của Phật giáo Việt Nam đặc biệt từ thế kỷ

XX là hướng tới một đạo Phật dấn thân vì xã hội (Bouddhisme engagé socialement)” Quan điểm trên của tác giả đã phần nào khái quát được sự

khác biệt giữa nhập thế Phật giáo Việt Nam với sự thế tục hóa ở phương Tây

Đó chính là một nét đặc thù của nhập thế Phật giáo Việt Nam Chúng tôi, căn

cứ với quan điểm này nhằm mục đích phát huy và hình thành quan điểm cụthể về mặt triết lý cũng như ứng dụng hiện nay

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu về nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần

Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 11, (2009), GS.TS Nguyễn Tài Thư

viết: “Xu thế nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông” Thông qua

bài viết này, tác giả làm toát lên triết lý nhập thế của Trần Nhân Tông với

phương châm “đạo pháp dân tộc” trong quá trình xây dựng bảo vệ nền độc

lập và chủ quyền quốc gia, trong đó Phật giáo có vai trò quan trọng Rồi tácgiả đúc kết về vua Trần Nhân Tông:

… Nhưng ở các nhân vật này hàm chứa hai con người riêng biệt: con người triều thần và con người Phật tử Lúc ra giúp việc triều đình thì con người triều thần xuất hiện, lúc trở về tu hành thì con người Phật tử hiện ra Hai mặt đó chưa thống nhất trong một con người Còn

Trang 21

Trần Nhân Tông thì lúc làm vua vẫn mang tư tưởng Phật giáo, lúc đã xuất gia vẫn mang nặng nỗi niềm nhập thế.

Đây là một nhận định lôi cuốn và mới mẻ về Trần Nhân Tông khi tácgiả nhìn nhận về cả hai vai trò quan trọng trong cuộc đời ông: vừa là vua vừa

là nhà tu hành Một điểm đáng chú ý trong bài viết này là dường như tác giảmuốn chính trị hóa các hoạt động của Trần Nhân Tông, do đó, mọi hoạt độngcủa ông đều được nhìn nhận dưới nhãn quan theo chiều hướng chủ quan củatác giả Theo chúng tôi, đó là một cách nhìn đúng nhưng chưa đủ Nguyênnhân của vấn đề này đến từ việc tác giả cố gắng lý giải những quan niệm vàhoạt động của Trần Nhân Tông theo cách thông thường nhất Với việc ông bỏngôi vua, truyền ngôi cho con để làm Thái thượng hoàng1, tác giả cho rằng

Trần Nhân Tông không thể vừa “vứt bỏ ngôi vua như chiếc giày rách, không chút thương tiếc” lại vừa “còn có ý thức trách nhiệm với xã hội, với sự thống trị của dòng họ Trần” Theo chúng tôi, nếu chúng ta quan niệm đúng đắn về

Phật giáo và đặc biệt là Thiền tông thì không những hai yếu tố trên hoàn toàn

có thể song hành trong một người mà còn có thể đạt kết quả tốt nhất Cần lưu

ý rằng Trần Nhân Tông không chỉ là một vị sư mà ông là thiền sư, và cũngkhông phải tùy tiện khi đời sau gọi ông là Phật Hoàng

Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4, (1998), Hoàng Thị Lan viết: “Vài nét về tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần” Tác giả đã trình

bày được tinh thần nhập thế Phật giáo trong mối quan hệ hỗ tương giữa đạopháp và dân tộc Tuy nhiên, có thể do những hạn chế về mặt tìm hiểu giáo lýnhà Phật, đặc biệt là với những thuật ngữ Phật giáo, nên có nhiều chỗ còn mơ

hồ, thậm chí dễ gây ngộ nhận, như bài viết có đoạn:

1 Tác giả viết: “Có người nhân sự kiện này, nhận định rằng Nhân Tông đã vứt bỏ ngôi vua như vứt bỏ chiếc giày rách, không chút thương tiếc Thực tế không phải như vậy Dù đi tu, ông vẫn còn có ý thức trách nhiệm

Trang 22

Nếu như Phật giáo nguyên thủy phương pháp tu hành khổ hạnh

tu tâm diệt dục mong tìm được sự giải thoát ở cõi Niết Bàn thanh tịnh siêu phàm, thì ở đây các thiền sư Việt Nam lại tìm sự giải thoát ở ngay trong tâm mình, ngay giữa cuộc sống hiện tại, gắn việc Đạo với việc Đời Nếu như Phật giáo nguyên thủy chủ trương giải thoát bằng cách

xa lệch cuộc sống phàm tục thì các Thiền sư Việt Nam lại chủ trương giải thoát bằng cách gia nhập vào cuộc sống, với các hoạt động thực tế

để góp phần xây dựng cuộc sống đời thường [153,tr.38].

Cụm từ “Phật giáo nguyên thủy” không biết được tác giả sử dụng với

ý nghĩa gì, là Phật giáo vào thời đức Phật hay một hệ phái Phật giáo còn đếnngày nay? Dù có là gì chăng nữa thì cũng không có một Phật giáo nào chủ

trương “phương pháp tu hành khổ hạnh tu tâm diệt dục”, và cũng không thể

có một Phật giáo “mong tìm được sự giải thoát ở cõi Niết Bàn thanh tịnh siêu phàm” như tác giả nhận xét vì Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo thời đức Phật,

chủ trương sự giải thoát hay Niết-bàn không phải ở một nơi trừu tượng nào

mà phải ở chính trên thế gian này Giáo lý đức Phật mục đích là đưa conngười giác ngộ - giải thoát chính tự thân, từ đó, giúp mọi người cùng giảithoát Do vậy, hành trạng của các thiền sư dấn thân vào đời cần phải được

hiểu là “giúp mọi người giải thoát” Ở vào trình độ tâm linh đó thì việc các thiền sư “gia nhập vào cuộc sống” hay “xa lệch cuộc sống phàm tục” cũng

không ảnh hưởng gì thêm đến sự giác ngộ của họ

Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 4, (1998), Dương Thúy Mỹ viết: “Tìm hiểu

tư tưởng nhập thế qua một vài bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh” Bằng văn

phong khá lôi cuốn cùng sự hiểu biết về Phật học, tác giả đã phác họa mộtbức tranh toàn cảnh về đường truyền Phật giáo từ Ấn Độ đến Việt Nam, thờiVạn Hạnh thiền sư Tuy nhiên, nội dung của bài viết này có lẽ thích hợp hơn

với chủ đề: “Tìm hiểu một vài bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh” vì tác giả chủ

Trang 23

yếu phân tích và nhận định về các bài thơ của Vạn Hạnh thiền sư chứ không

đặt trọng tâm vào “Tìm hiểu tư tưởng nhập thế” như chủ đề ngoài một ý: “… ông đã thể hiện tinh thần nhập thế tích cực” [153,tr.44] trong khi phân tích ý

thơ Do vậy, chúng tôi thấy không có gì để phân tích thêm về bài viết này

Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 5, (1999), Nguyễn Thị Hương (NCS K13

– Học viện CT - QG Hồ Chí Minh) viết “Triết lý nhập thế nét đặc sắc của Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần” (từ trang 26 đến 29) Tác giả đã khái quát

được tinh thần nhập thế từ thời đức Phật, và trình bày mối quan hệ thời Lý –Trần, từ đó, so sánh và đưa ra quan niệm Thiền tông nói chung và Thiền tôngViệt Nam nói riêng Dù vậy, những phân tích về Phật giáo và Thiền tông như:

Theo Thiền tông ai cũng có thể thành Phật, nếu làm điều thiện, dứt điều ác Với chủ trương luân hồi, nghiệp báo – Phật giáo đã đẩy lùi sự cứu độ, giải thoát chúng sinh ở những tiền kiếp khác nhau, còn thiền tông không chấp nhận chủ trương bi quan đó Bằng quan niệm

“đốn ngộ”, Thiền tông đã xóa bỏ nghiệp báo, cắt đứt sợi dây luân hồi,

để đưa đến cho con người một tinh thần lạc quan hơn: có thể lên ngay cõi Phật – tức là tìm được hạnh phúc ở trần thế

Không phải theo Thiền tông mà là theo đức Phật, ai cũng có thể thành

Phật qua câu nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” Những

giáo lý cơ bản về luân hồi, nghiệp nhân – quả báo vốn dĩ là những sự thật củacuộc đời đã được đức Phật đã chỉ ra, qua đó, Ngài hướng dẫn chúng ta conđường tu tập giác ngộ để thoát khỏi tất cả những ràng buộc hệ lụy Thế nên dùthuộc tông phái Phật giáo nào, với thái độ tiếp nhận lạc quan hay bi quan,những sự thật trên vẫn là sự thật, và Thiền tông càng không phải là ngoại lệ

Do vậy, luận điểm: “Với chủ trương luân hồi, nghiệp báo – Phật giáo đã đẩy lùi sự cứu độ, giải thoát chúng sinh ở những tiền kiếp khác nhau, còn thiền tông không chấp nhận chủ trương bi quan đó.” là một sự xuyên tạc, gán ghép

Trang 24

vội vàng và thiếu suy nghĩ của tác giả Điểm đặc biệt quan trọng trong Phậtgiáo, kể cả các tông phái Thiền, là đạt được sự thanh tịnh nội tâm chứ khôngchỉ có làm lành, lánh dữ Nói cách khác, theo Phật giáo, một chúng sinh, dùlàm lành lánh dữ qua vô lượng kiếp cũng không thể thành Phật nếu không đạtđược sự thanh tịnh về nội tâm, chứ không như sự nhầm lẫn nghiêm trọng khi

tác giả cho rằng “nếu làm điều thiện, dứt điều ác” là có thể thành Phật

Về nhập thế Phật giáo, bằng cách so sánh việc dấn thân vào đời của cácthiền sư Việt Nam, đặc biệt là của hai vua Trần, với con đường tìm đạo của đức

Phật và với tư tưởng thiền tông Trung Hoa rồi kết luận: “…nhập thế để góp phần giải quyết vấn đề dân tộc, đó là đặc điểm cơ bản, là nét đặc sắc của Thiền tông Việt Nam thời Lý - Trần Triết lý nhập thế đó là sự phản ánh khát vọng đấu tranh cho con người khỏi mọi khổ đau, để con người tìm hạnh phúc trong cuộc sống hiện thực” Chúng tôi, tiếp thu ý kiến này, và làm sáng tỏ tinh

thần nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần

Tác phẩm, Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,

Nxb Văn hóa – Thông Tin, do HT.Thích Giác Toàn, PGS.TS Trần Hữu

Tá(chủ biên) (2010), trang 464, tác giả Phước Tâm viết đề tài “Tư tưởng nhập thế của Tuệ Trung qua bài “Phật Tâm Ca” Bài viết này đã đi đúng trọng tâm

trên tinh thần nhập thế, tác giả đã giải quyết được nguyên nhân hình thành vàkết quả của triết lý nhập thế Phật giáo với phương châm phụng sự đạo pháp

và dân tộc:

Tuệ Trung một đời chuyên tâm tham thiền học đạo, không màng đến những phù hoa thế gian, nhưng gặp những lúc đất nước nguy nan(tức lúc bấy giờ, giặc Nguyên Mông xâm chiếm bờ cõi nước Nam),ông tích cực tham gia kháng chiến ở cả ba trận chiến (1257,1285,1288)? Vì bảo vệ quốc thổ, ông đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, do thế đã được triều đình khen thưởng Tuy nhiên, ông

Trang 25

đối với chốn quan trường không chút hứng thú, ngày ngày lấy thiền duyệt làm vui Ông không xuống tóc xuất gia, mà lấy thân phận cư sĩ, tích cực tham gia hoạt động Phật sự, cứu đời, giúp người như các nhà xuất gia đích thực, và cuối cùng ông đắc pháp với thiền sư Tiên Dao.

… và đồng thời càng hiểu rõ thêm tư tưởng nhập thế của Phật giáo thời nhà Trần Việt Nam[87,tr.465-466]

Trên tinh thần từ bi – vô ngã – vị tha, vô chấp, chúng tôi, tiếp thu quanđiểm này để phát huy một cách hệ thống tư tưởng trong triều đại Lý – Trần

Từ đó, làm nổi bật triết lý nhập thế hơn

Bên cạnh, những đề tài được nêu trên, từ năm 2006 đến nay, nhiều hộithảo khoa học về thời kỳ Lý – Trần đã được tổ chức tại nhiều địa phương:

Năm 2006, trường Đại học khoa học xã hội nhân văn Thành phố Hồ

Chí Minh tổ chức hội thảo với chủ đề: “Tư tưởng Việt Nam thời Lý Trần”

Năm 2008, Viện khoa học xã hội Việt Nam cùng Giáo hội Phật giáo

Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông, cuộc đời và sự nghiệp, kỷ niệm 700 năm ngày nhập Niết Bàn 1308 - 2008” tại tỉnh Quảng Ninh.

Năm 2010, tại Bái Đính, tỉnh Ninh Bình , Viện Nghiên cứu Tôn giáo

và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê”

Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Viện nghiên cứu Tôn giáo

và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề: “Phật giáo thời

Lý với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội” tại Thiên Đường Bảo Sơn, Hà Nội.

Năm 2010, Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp Hồ Chí Minh cùng vớiHội nghiên cứu & giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa

học với chủ đề: “Văn Học Phật Giáo Với 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội”,

tại Khu du lịch Resort Phương Nam, Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương

Trang 26

Năm 2010, tháng 12, do Trường Đại Học khoa học xã hội &nhân Văn

Hà Nội và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo với chủ đề:

“Chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang và Thiền Phái Trúc Lâm Trong Qúa Trình Phát Triển Phật Gíao Việt Nam”, tại Hội Trường tỉnh Bắc Giang

Năm 2011, tháng 5 ngày 10, do Viện Nghiên cứu Tôn giáo - ViệnNghiên cứu Phật học & Trường ĐH Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức với chủ để:

“Phật Tích Trong Tiến Trình Lịch Sử”, tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du,

Lý là: chỉ rõ và lý giải cái lẽ sống đúng của sự thật cuộc đời.

Triết lý là tuệ giác thực chứng để hiểu biết cái lẽ sống đúng sâu xa tận

cùng của bản chất nhân sinh và vũ trụ

Như vậy, triết lý Phật giáo thường chỉ cho những nhà minh triết thựcchứng thông qua sự trải nghiệm các giá trị chân lý và nắm bắt được quy luật

tự nhiên và quy luật xã hội, từ đó, đưa ra lẽ sống tốt phù hợp với lợi ích củamình và người, sống tốt không chỉ hiện tại và cho cả tương lai

Cho nên, khi nghiên cứu triết lý là tìm hiểu về giá trị “chủ trương, quan niệm” được lặp đi lặp lại mang tính hành động hiện thực trong suốt chiều dài

lịch sử của dân tộc đó, thể hiện trong dân gian bao gồm những ẩn dụ, ca dao,tục ngữ,văn thơ, danh ngôn, điểm tích v.v… là biểu hiện lên hình ảnh để diễn

tả lên triết lý Triết lý thể hiện chân lý đúng thông qua hành động, thái độ củacon người, như các vị vĩ nhân, Thiền sư, các vị anh hùng dân tộc Ngoài ra,

Trang 27

triết lý thể hiện qua hoạt động, hành động như: triết lý võ thuật, lễ hội, phongtục, tập quán, nghệ thuật v.v… Cho nên, triết lý mang tính phổ thông hơn,đại chúng hơn, mềm dẻo hơn, sinh động hơn, nó mang tính trí tuệ thể hiện sựphi thường; giàu trí tuệ nghệ thuật hơn khoa học, giàu trực giác hơn lý luận;não sáng tác thì ít, nhưng mang tính bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất

tài tình, ví dụ như Thiền sư Vạn Hạnh triết lý “Nhậm vận”, “vô bố úy” Chính

đặc điểm này khác triết học Triết học với tư cách là một khoa học độc lập,chủ yếu là phạm trù, khái niệm Cho nên, triết học thường gắn liền với tínhchặt chẽ và thể hiện thường khô khan, cứng nhắc, trong khi đó triết lý làngược lại Theo chúng tôi, đây là thuật ngữ có tính nội hàm truyền tải nộidung và bản chất mà các vị thiền sư và vua quan thời Lý – Trần đã vận dụng

và thể hiện thành công và hình thành nên giá trị nhân văn sâu sắc và gọi là

“Triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần”

Nhập thế là “vào gánh vác việc đời, không xa lánh cõi đời” Theo nhà

Phật, việc một Phật tử thực hành đạo của Bồ tát được gọi là nhập thế Một nềnPhật giáo được xây dựng bởi những người như vậy gọi là Phật giáo nhập thếhay Phật giáo dấn thân

Xuất thế là “vượt ra ngoài thế tục, ra khỏi cõi đời bụi trần” Theo nhà

Phật, người xuất thế là phải vượt ra ngoài tất cả những phạm trù đối đãi

thường tình của thế tục như “có - không”, “phiền não – bồ đề”, “vọng niệm – chân như” Như vậy, người xuất thế luôn thực chứng trí tuệ và công đức vẹn

toàn, thong dong tự tại ở thế gian, nhằm tùy duyên đem lại lợi lạc cho quầnsinh, nhưng đến một giai đoạn nhất định, thường ẩn dật để thường nghiệm đờisống chứng ngộ tâm linh đích thực của mình

A La Hán là các bậc Thánh khi giáng xuống cõi trần vẫn phải thiền

định lại mới đắc quả A La Hán Bậc A La Hán đã thoát khỏi phiền não, được

Trang 28

tự do tự tại, hoàn mỹ về mặt đạo lý, làm chủ được tư tưởng của mình, thôngsuốt về hai phương diện thế gian và xuất thế gian

Thuyết địa linh là quan niệm về khả năng dự đoán, tiên liệu về vận mệnh

của đất nước, bằng sự chứng nghiệm và trí tuệ sáng suốt và lối suy luận sắc bén

thiên tài của các vị Thiền sư, đã thấy trước và dự báo tương lai “thịnh - suy”

của dân tộc, hay tiên đoán được: âm mưu xâm lược của kẻ thù; vận mệnh thayđổi của từng triều đại trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc.Điều này, thểhiện qua: Thiền sư La Quý (852 -936) đã thấy âm mưu của Cao Biền phá hoạikhí tượng đế vương của đất Cổ Pháp, điều này đồng nghĩa với thủ tiêu chủquyền quốc gia của đất nước Việt, xóa bỏ nguyện vọng độc lập của đất nướcViệt, không bao giờ cho người Việt làm vua nước mình, tức làm chủ nước

mình; Thiền sư Vạn Hạnh (? - 1025) với bài thơ sấm nói về việc “Thập bát tử đăng tiên” là dự báo lên ngôi nhà Lý, tiên đoán sự ra đời nhà Trần và việc tái

xuất hiện của nhà Lê trên vũ đài chính trị Việt Nam, đáp ứng lại yêu cầu chínhthống hóa bằng sấm văn sự lên ngôi của người anh hùng Lam Sơn Lê Lợi

Đức hiếu sinh là quan niệm của Thiền sư Viên Thông(1080 -1151),

ông đã đưa ra vấn đề an nguy của đất nước, kêu gọi người lãnh đạo quốc giaphải dùng đến “đức hiếu sinh” để cho hợp lòng dân (hiếu sinh chi đức hiệp vudân tâm) Nghĩa là đưa ra chủ trương về dân chủ, yêu cầu người lãnh đạo phảikính dân, sợ dân; yêu cầu người lãnh đạo phải cẩn thận trong mọi việc, phảicẩn thận với chính bản thân mình, tức là yêu cầu họ phải thường xuyên cảnhgiác với tính chủ quan của bản thân, phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ramột quyết định, vì quyết định đó liên hệ đến sự an nguy của đất nước

Tùy tục là triết lý của Thường Chiếu (? - 1203)là chỉ ra vấn đề kết hợp

thân sinh diệt của con người với thân Phật, không thể có sự tách rời giữa thânthể giác ngộ với thân sinh diệt của con người, mà còn nêu rõ nét vai trò củaxác thân trong quá trình tìm cầu tuệ giác Nói cách khác, không thể giác ngộ

Trang 29

nếu chối bỏ xác thân, nghĩa là chân lý phải được nhận ra trong chính cuộcsống của mỗi con người chứ không phải ở đâu xa cả.

Hòa quang đồng trần là tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ, nghĩa là

chủ trương là hỗn tục hòa quang để có thể làm long thịnh Phật pháp; phải lănlộn vào đời sống trần tục, đem ánh sáng đạo màu hòa vào trong đời sống ấy

để cho đời sống ấy càng thêm sáng tươi, chuẩn bị cho sự ra đời một nền Phậtgiáo mới dưới ánh sáng giác ngộ của Trúc lâm Điều Ngự Trần Nhân Tông

Cư trần lạc đạo là triết lý của Trần Nhân Tông, nghĩa triết lý bài này là

“ở đời mà vui đạo”, mang tính chất rất thực tế rằng ở đời chính cần chu toàn

trách nhiệm với tha nhân, với xã hội, với đất nước; vui đạo là người Phật tửthì dù có dấn thân làm bất cứ công việc gì hay đảm nhận bất kỳ công tác nàocũng không vì thế mà đánh mất lý tưởng giải thoát của mình

Mật tông là một tông phái của Phật giáo, chủ yếu sử dụng thần chú

(mật ngữ) trong tu tập và hành đạo Theo truyền thống này, các mật ngữ chứađựng những ý nghĩa thâm sâu và năng lượng huyền diệu Việc chuyên chúhành trì mật ngữ là để liễu ngộ những ý nghĩa bí mật (mật nghĩa) và đạt đượccác năng lượng này

Tịnh độ tông là Pháp môn này chú trọng tha lực, nương vào thần lực,

hạnh nguyện và sự tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà và Tây phương Thánh chúngtheo 48[xem:133,tr.1453-1454] lời nguyện của Ngài để giải thoát, tức vãngsanh về thế giới Cực Lạc do Ngài làm giáo chủ Đức Phật A Di Đà có ba danhhiệu: Vô lượng thọ (thọ mạng vô cùng), Vô lượng quang (ánh sáng khắp soi)

và Vô lượng công đức (công đức vô lượng) Dựa trên ba danh hiệu đó, thế giớiCực Lạc được mô tả là nơi có sự sống vĩnh cửu và giải thoát hoàn toàn đaukhổ, trở thành mục đích cao cả và hấp dẫn đối với người Phật tử mọi thời đại

Để thành tựu Pháp môn tịnh độ, cần căn cứ vào ba nguyên tắc Một là, Tín: Tin tuyệt đối là có Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc Hai là, Nguyện: Nguyện

Trang 30

vãng sanh về thế giới Cực Lạc Ba là, Hạnh: Thực hành câu niệm Phật một

cách miên mật, nhất tâm, nhất ý, không để tạp niệm làm tán tâm

Cùng với sự phát triển của Mật tông và Tịnh độ tông, Thiền tông đóng

vai trò chủ đạo của Phật giáo trong giai đoạn này Theo Tự điển Phật học Hán

Việt, Thiền là “Thiền na, nghĩa tịch tĩnh thẩm lự là để tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, lấy tịch tĩnh để thấu tỏ tư duy, đạt tới trạng thái Định - Tuệ quân bình”[133,tr.1271] Điều đó có nghĩa, Thiền là một phương

pháp tu tập để giác ngộ Vai trò của Thiền tông với Phật giáo nói chung, như

Suzuki nhận định: “Nếu Phật giáo là một toà nhà xây dựng trên căn bản của

lý giác ngộ do Phật tự chứng và đã hoàn tất con người của Phật, thì dĩ nhiên Thiền là cột trụ trung ương chống đỡ toàn cơ cấu Thiền là trực hệ của truyền thống Phật giáo thừa tiếp giác tâm của Phật”[76,tr.67] Như vậy, hiểu và

sống được Thiền là nhìn thấy sự vật hiện tượng một cách như thật qua cácphạm trù vô thường, vô ngã, vô trụ, chân như v.v… Khi các vị Thiền sư đạtđến trình độ này, họ không còn bị ràng buộc tư duy hữu ngã, mà đã trở về cội

nguồn vốn có trong tâm thức, thấy được Phật tính, tức là giác ngộ, “Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng

ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được”[76,tr.9] Thiền đứng trên nguyên tắc “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Vì “bất lập văn tự” nên chúng ta không thể dùng phương pháp quy nạp, diễn

dịch hay logích ngôn ngữ để xác định rõ về nội tại của người chứng ngộ.Dưới cái nhìn của vị Thiền sư, bản thể tuyệt đối của các sự vật hiện tượng làphi khái niệm Mà đã là phi khái niệm thì cũng là giới hạn cuối cùng của ngônngữ hay nói cách khác, nó vượt ngoài chức năng của ngôn ngữ

Năm giới là: không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không

nói dối, không sử dụng các chất làm say người Xem tham khảo [Kim Cương

Trang 31

Tử(chủ biên),(2008),Từ điển Phật học Hán Việt,(tái bản) Nxb Khoa học xãhội, trang 792.]

Trung đạo có nghĩa là bất nhị (không hai), là tuyệt hết đối đãi, là mục

song phi song chiến, là đạo trung hòa không thiên lệch về một phía

Tam vô lậu học là “ba phần học của hàng vô lậu, những người tu học

một cách trong sạch để tự giải thoát” Ba phần học là:

Thứ nhất: vô lậu học giới Tức là học tập và thực hành giới luật, để dẫn

đến đời sống vô lậu, đời sống giải thoát Giới nói theo tiếng Phạn là Sìla, nó cókhả năng phòng hộ các căn, không cho các trần cấu quấy nhiễm Và nó cũng cókhả năng phòng hộ ba nghiệp, không để cho ba nghiệp hành động một cách sailầm dẫn đến những kết quả khổ đau Giới ngoài ý nghĩa phòng hộ, nó còn làđộng cơ thúc đẩy ba nghiệp thực hành mọi thiện pháp Như vậy, “Sìla” haygiới được biểu hiện như là luân lý, đạo đức, và học tập giới, chính là học tậpđời sống đạo đức, bằng cách chuyển đổi mọi ác nghiệp thành thiện nghiệp

Thứ hai:Vô lậu học định Tức là học tập và thực hành thiền định dẫn

đến đời sống giải thoát, không còn bị vướng mắc ở trong sinh tử luân hồi.Thực tập thiền định vô lậu, tức là làm cho thân tâm đình chỉ mọi khát ái, haynói cách khác mọi khát ái đang khô dần ở trong tâm hồn của người đang thựchành thiền định vô lậu

Thứ ba: Vô học tuệ Tức là trí tuệ vô lậu, trí tuệ vô lậu là con đường

dẫn thoát khổ đau và sinh tử, con đường đưa đến giác ngộ.Trí tuệ vô lậu nàyphát sinh không phải do sự suy luận hay học hỏi mà chính do sự hành trìthanh tịnh giới

Nhìn một cách sâu sắc và tế nhị, thì lằn mức giữa Giới, Định, Tuệ thật

khó phân định, vì trong đời sống tu tập để hướng đến giải thoát và Niết-bàn,thì ba yếu tố ấy không thể nào tách biệt khỏi nhau, chúng là thế chân vạc, nếuthiếu một thì hai cái kia không thể có mặt

Trang 32

Tập nghiệp là huân tập những thối quen xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại Ngũ dục là tiền tài – sắc đẹp – danh vọng – ăn uống - ngủ nghĩ.

Mười điều thiện gồm: Thân là; không sát sinh; không trộm cướp; không tà dâm Miệng là; không nói lời dối trá, thêm bớt; không nói lời ly gián; không nói lời trao chuốt, phù phiếm; không nói lời độc ác Ý nghĩ là:

không tham lam, không sân hận; không si mê

Vô ngã nghĩa là Vô là không, Ngã là bản ngã tức là không có cái ta thực

thể cố định trong mỗi con người Thân thể con người là hợp thể của hai thành

phần sắc thân vật chất và tâm linh tinh thần Sắc thân: do đất, nước, gió, lửa hợp thành, còn tâm linh thì do các yếu tố: thọ, tưởng, hành, thức và Đức Phật

có dạy: “Cái gì do nhiều duyên hợp thành thì không có thực thể” Hai thành

phần vật chất và tâm linh luôn quyện chặt với nhau và từ đây sinh ra ảo giác

về cái ta rất thật đồng thời về tính cố chấp vào đó rất mãnh liệt cho nên mỗingười đều có cảm giác cái ta khác với mọi người mọi vật bên ngoài Chính từđây sinh ra lòng ích kỷ chỉ muốn lợi mình hại người và vô số tâm bất thiệnkhác: kiêu mạn, đố kỵ, ác độc, hận thù, tham lam v v Vô ngã thì không chấpvào vật chất và tinh thần trên, mà thực chứng được chân lý về giác ngộ - giảithoát, đi đến quả vị Phật

Vô trụ là pháp không có dự tính Do không dự tính, cho nên không bám

víu vào đâu, tùy theo duyên mà nổi lên, cho nên gọi là vô trụ

Siêu linh hay còn gọi là huyền bí, siêu tâm linh, hay paranormal là một

thuật ngữ được đặt ra để gọi tên cho những hiện tượng nằm ngoài phạm vihiểu biết bình thường hoặc khoa học hiện tại không thể giải thích hay đolường được

Đà-La-Ni (DhẠrani) DhẠrani có nghĩa là tổng trì Đà-La-Ni là một

cánh cửa cũng nhắm tới việc thiết lập sự thông cảm giữa mình và các bậc đạinhân, tức là Phật và Bồ Tát để tiếp nhận năng lượng của các vị này Nghĩa Đà

Trang 33

La Ni là một dạng năng lực tiếp thu của trí mà qua đó hành giả có thể hiểu vàNgộ được giáo nghĩa từ các vị Phật hoặc các Bồ Tát Hành giả có thể hiểu rõChân Nghĩa của giáo lý một cách toàn vẹn Do đó, Đà-La-Ni là cánh cửa mở

ra cho ta, giúp ta tiếp nhận được năng lượng của những người lớn hơn chúng

ta, đi trước chúng ta, những người có thể yểm trợ cho chúng ta Sự thành tựucủa Đà La Ni này, chúng ta có thể thấy được qua các kinh điển, trong đó mô

tả về các vị Bồ Tát hoặc Tỳ Kheo nào đó đắc Thiền vừa khi nghe xong lờigiảng của Đức Phật

Cho nên,Tổng trì tam-ma-địa là giữ gìn tu thiền hết sức cẩn thận

Vô giá hội hay 無遮大會 Vô giá đại hội đều có nghĩa là đại thí hội, hội

bố thí lớn, là một sinh hoạt tôn giáo thông tục của Phật giáo Hội bố thí nàythường được tổ chức ở nơi rộng lớn khoáng đãng

1.4 Những vấn đề đặt ra

Tuy nhiên, có thể nói, cho tới nay, chưa có công trình nào xem xét mộtcách toàn diện và hệ thống về tư tưởng triết lý Phật giáo Việt Nam thời Lý –Trần, trên phương diện của triết học chính trị về vai trò đạo pháp dân tộc Một

số vấn đề được đề cập ở mức độ hạn chế hoặc ở những khía cạnh cụ thể màchưa đưa ra được cái nhìn tổng thể với những luận cứ khoa học xác đáng.Luận án này trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả của những nghiên cứu đitrước, từ đó chúng tôi tập trung giải quyết các vấn đề như:

Trang 34

- Các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra nhiều cách phân kỳ, từ nhiều cách đó, chúng tôi hệ thống lại, xây dựng cơ sở lý luận qua từng trình độ nhận thức của từng giai đoạn lịch sử cụ thể của dân tộc cho sự hình thành triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần đóng góp xây dựng dân tộc.

- Trên cơ sở hình thành lý luận và thực tiễn, tác giả căn cứ vào lịch

sử và các bộ kinh, hành trạng và các kinh nghiệm tu chứng của các

vị Thiền sư và vua Từ đó, chúng tôi làm sáng tỏ quan niệm nhập – xuất thế, qua đó, hình thành đặc điểm triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần là gì.

- Tiếp thu thành tựu nghiên cứu từ các tác giả trước, thẩm định lại lịch sử về mặt Phật giáo đồng hành với dân tộc, nhưng chúng tôi đồng thời hướng các nguồn tư liệu có được vào phục vụ công việc hình thành nội dung triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần.

- Bảo tồn và phát huy những giá trị triết lý nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần, góp phần xây dựng xã hội ổn định về chính trị, trật tự về xã hội và đời sống hiện thực của một con người hiện nay.

- Phát huy tinh thần đạo pháp dân tộc, nhằm khơi dậy tinh thần dựng nước và giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Trang 35

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN TRIẾT LÝ NHẬP THẾ

CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN 2.1 Cơ sở lý luận triết lý nhập thế của Phật giáo thời Lý – Trần

Triết lý nhập thế Phật giáo thời Lý – Trần là hệ tư tưởng biểu hiện rõnét mối quan hệ thống nhất giữa đạo pháp và dân tộc Nó phản ánh một thời

kỳ dài dân tộc ta xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kéo dài khoảng 400năm Đây được xem là thời kỳ thịnh vượng nhất và cũng hào hùng nhất củalịch sử dân tộc với những thành tựu về kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, vănhóa, giáo dục, tín ngưỡng… mà chúng ta còn bảo tồn đến ngày nay Từ nềntảng này, triết lý Phật giáo Lý – Trần đóng vai trò chủ đạo về đường lối xâydựng giang sơn Đại Việt Ngược lại, nền triết lý này cũng phản ánh hình tháikinh tế xã hội và đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đó.Đặc biệt, triết lý Phật giáo Lý – Trần đã để lại cho đời sau nhiều bài học vàgiá trị lịch sử trong việc xây dựng đạo pháp - dân tộc

2.1.1 Cơ sở triết lý nhập thế của Phật giáo trước thời Lý – Trần

Lịch sử dân tộc Việt Nam có nhiều giai đoạn chuyển biến về hệ tưtưởng nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng, trong đó, thời Lý – Trần (từkhoảng đầu thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) là một giai đoạn đặc biệt chịu sự chiphối hệ tư tưởng Phật giáo Với tư cách là thượng tầng kiến trúc, triết lý Phậtgiáo bị quy định bởi hạ tầng cơ sở, tồn tại xã hội Đây là thời kỳ Phật giáo cóthể mệnh danh là quốc giáo Cơ sở lý luận triết lý nhập thế Phật giáo ViệtNam thời Lý – Trần, được hình thành qua các phân kỳ như sau

Trang 36

Trước hết, chúng tôi khái quát về phân kỳ Phật giáo Phân kỳ lịch sử

có ý nghĩa rất quan trọng trong phương pháp luận sử quan Bởi vì, nó mangtính logic nội tại cần thiết cũng như ý nghĩa của hình thái ý thức xã hộitrong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Bằng phương pháp luận và thế giớiquan của chủ nghĩa duy vật biện chứng và dựa theo cách phân kỳ của cáctác giả đi trước, chúng tôi nhìn lịch sử Phật giáo Việt Nam không đứng trêngóc độ triều đại hay theo các dòng thiền Theo chúng tôi, chính hình tháikinh tế - xã hội là cơ sở của phân kỳ Phật giáo Xét đến cùng thì Phật giáo,với tư cách là kiến trúc thượng tầng trong đa số các đời vua Lý – Trần,luôn phản ánh và chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng theo từng hình tháikinh tế - xã hội Từ trước đến nay, phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam cómấy xu hướng như sau:

Một là, cách phân kỳ lịch sử Phật giáo Việt Nam sắp xếp theo triều

đại, xem Phật giáo như bộ phận của triều đại Điển hình cho cách phân kỳ

của Thích Mật Thể: Việt Nam Phật giáo sử lược, đã khái quát lịch sử Phật

giáo Việt Nam thành các thời kỳ:

1 Thời đại Phật giáo du nhập: Phật giáo đời Bắc thuộc.

2 Phật giáo Hậu Lý Nam Đế và Bắc thuộc thứ ba.

3 Phật giáo đời nhà Đinh và đời Tiền Lê.

4 Phật giáo đời nhà Lý.

5 Phật giáo đời nhà Trần.

6 Phật giáo đời nhà Hồ đến đời thuộc Minh

7 Phật giáo đời Hậu Lê

8 Phật giáo thời đại Nam Bắc phân tranh

9 Phật giáo trong thời kỳ cận đại (Triều Nguyễn)

10.Phật giáo hiện đại [111].

Trang 37

Theo quan điểm trên, tác giả trình bày Phật giáo như một bộ phận củatriều đại, lấy triều đại làm chuẩn, gắn Phật giáo theo sự thịnh suy của mỗitriều đại Cách phân kỳ này nêu rõ được vai trò Phật giáo trong từng triều đại

cụ thể Song, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện rõ nét vị trí của mình trongsuốt chiều dài lịch sử hơn hai nghìn năm từ khi du nhập vào Việt Nam, vẫnkhông ngừng tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc, chứ không hẳn theo sựthịnh suy của triều đại Bởi vì, mỗi triều đại chỉ có vai trò và sứ mệnh trongmỗi giai đoạn lịch sử nhất định Nói cách khác, một triều đại chỉ có thể tồn tạikhi nó đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử mà dân tộc đặt ra; nếu ngược lại, tất sẽ

có một thể chế mới lên thay thế để thực thi nhiệm vụ đó

Cách nhìn nhận Phật giáo như là một bộ phận của mỗi triều đại khôngnêu rõ được sự đóng góp của Phật giáo cho dân tộc, mà là cho chính triều đại

đó Sự thịnh suy của Phật giáo theo sự hưng vong của từng triều đại cụ thể là

có, nhưng đó chỉ có tính nhất thời Chúng ta biết rằng, lịch sử là quá trình vậnđộng, là kết quả hoạt động thực tiễn của con người thì ý thức là sự phản ánhhoạt động thực tiễn đó Nhưng đối với Phật giáo như là trào lưu tư tưởng vănhóa thì lịch sử như một quá trình vận hành có ý thức được thể hiện rõ nét hơn

ở Phật giáo Từ cách tiếp cận đó, để nhìn lịch sử Phật giáo như là bộ phậntrong quá trình vận động chung của dân tộc Một cách tổng thể, Phật giáokhông hoàn toàn phát triển phụ thuộc vào các triều đại, mà gắn liền với sự vậnđộng chung của dân tộc Sự minh chứng hùng hồn cho luận cứ trên chính làhình ảnh các vị Thiền sư Vạn Hạnh, Pháp Thuận, trưởng lão La Quí An, PhùVân, v.v với những đóng góp to lớn cho dân tộc, nhưng họ không lệ thuộcvào một triều đại nhất định, mà trải qua các triều đại Đinh - Lê - Lý như lịch

sử ghi nhận cho đến ngày nay Trên nền tảng “từ bi - vô ngã - vị tha”, Phật

giáo tùy thuộc vào những biến cố lịch sử mà uyển chuyển thích nghi phục vụdân tộc Cho nên, Phật giáo phục vụ dân tộc chứ không phục vụ triều đại, dù

Trang 38

rằng có nhiều giai đoạn, sự liên hệ giữa triều đại và Phật giáo là rất khắn khít.Triều đại nào thực sự đem lại lợi ích cho nhân dân và phục vụ sứ mệnh dântộc thì Phật giáo phò tá để góp phần cùng chung xây dựng dân tộc; nếu mộttriều đại nào đó không đặt lợi ích và quyền lợi của dân tộc, của quốc gia lêntrên, thì Phật giáo không phục vụ mà còn đấu tranh vì quyền lợi dân tộc vàPhật giáo Có thể thấy điều này qua sự sụp đổ của triều đại tiền Lê dưới thờivua Lê Long Đĩnh; qua hình ảnh các nhà sư như Phạm Sư Ôn [110,tr.295] vìquyền lợi nhân dân đấu tranh vào thời vua Trần Dụ Tông hay gần đây hơn là

sự diệt vong của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm vào năm 1963.Như thế, việc lấy triều đại làm chuẩn để phân kỳ và nghiên cứu Phật giáo khó

có thể làm sáng tỏ hết những đóng góp của Phật giáo đối với dân tộc

Hai là, cách phân kỳ Phật giáo theo dòng thiền của Trần Văn Giáp trong công trình Phật giáo Việt Nam, từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII, (vào thời

kỳ Pháp thuộc, Tuệ Sỹ dịch từ bản tiếng Pháp năm 1967, do Tu thư đại họcVạn Hạnh ấn hành) [27] Trần Văn Giáp trình bày lịch sử Phật giáo theo trình

tự của các dòng thiền: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường vàTrúc Lâm Yên Tử v.v Cách trình bày này đã nêu rõ lịch sử Phật giáo quaquá trình du nhập, hình thành và phát triển, tuy nhiên, không thấy được đạoPhật thể nhập vào sự vận động chung của dân tộc như thế nào Trong khi đó,đạo Phật đóng góp không chỉ cho nền văn hóa dân tộc mà còn cho nhữngcuộc vận động cách mạng giành độc lập trong suốt chiều dài lịch sử, tiêubiểu là các triều đại Đinh – Tiền Lê - Lý - Trần Vì vậy, phương pháp nàykhông cho thấy sự tương quan giữa Phật giáo với dân tộc

Giáo sư Trần Văn Giàu (1973, tái bản năm 1992) trong tác phẩm Hệ ý thức

phong kiến, chia lịch sử Phật giáo Việt Nam thành 5 giai đoạn:

1 Thời kỳ Bắc thuộc.

2 Trong thời đầu của nền độc lập

Trang 39

3 Phật giáo Việt Nam dưới thời Lý - Trần

4 Trong thời Lê

5 Đến thời Nguyễn [29].

Với cách phân kỳ này, ông đã nêu được ý nghĩa Phật giáo đồng hànhvới dân tộc, nhưng do tư liệu dẫn chứng còn hạn chế nên có chỗ vẫn chưathực sự thuyết phục

Trong tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (1973),

Nxb Lá Bối, Sài Gòn,[xem: 49], đã nhìn ra những khiếm khuyết trên Ông đãkết hợp vừa trình bày theo dòng thiền, vừa trình bày theo triều đại bằng phươngpháp sử quan tổng hợp và đan xen, vừa mang phương pháp sử, vừa mang tínhluận lý Phật học để làm nổi bật tinh thần đạo Phật hòa nhập vào sự vận độngchung của dân tộc Tuy nhiên, những sự kiện lịch sử trong đó chưa có nhữngphân tích cụ thể để thấy được Phật giáo phục vụ cho dân tộc như thế nào

Từ các phân kỳ trên, sau này, Lê Mạnh Thát viết Lịch sử Phật giáo Việt Nam (gồm tập I, II, III, Nxb Tp HCM, năm 1999, 2001, 2002) tập hợp

nhiều nguồn tài liệu gốc, phong phú và rõ ràng Qua đó, tác giả trình bày Phậtgiáo như là một bộ phận trong sự vận động chung của dân tộc trong suốtchiều dài lịch sử Theo tác giả, Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thờihiện đại được chia làm năm giai đoạn Trong từng giai đoạn đó, Phật giáo vàdân tộc đều có sự tương quan mật thiết với nhau

Chúng tôi kế thừa mà không hoàn toàn theo kết cấu của công trình này.Đồng thời, phần nào chúng tôi cũng dựa trên cơ sở phân kỳ Phật giáo của giáo

sư Trần Văn Giàu như đã nêu trên, từ đó, tiếp thu tìm hiểu, nghiên cứu kháiquát đến giai đoạn nhà Lý – Trần để xây dựng tiền đề tư tưởng triết học Phậtgiáo vào thời này

Giai đoạn thứ nhất, Phật giáo từ những năm đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ VI Phật giáo bước đầu du nhập và phát triển tại trung tâm Luy

Trang 40

Lâu, một trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất nước ta, theo Nguyễn Lang:

“những vị tăng sĩ đi theo thương thuyền này lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu tại Giao Chỉ”[49,I,tr.23].Vào khoảng thế kỷ II Tây lịch, một nhân vật

Phật giáo nổi tiếng xuất thân tại trung tâm Luy Lâu là Mâu Tử với tác phẩm

Lý hoặc luận rất có giá trị về mặt lịch sử và tư tưởng trong sự thích nghi của

Phật giáo với văn hóa bản địa Tác phẩm này không những mang tinh thầnđoàn kết dân tộc mà còn phát huy được triết lý nhà Phật

Khoảng thế kỷ thứ III, thời kỳ Ngô Tôn Quyền, người đại diện truyền bá

tư tưởng Phật giáo là Khương Tăng Hội Ông là người gốc Trung Á, gia đìnhnhiều thế hệ ở Ấn Độ, cha ông làm nghề buôn bán, trao đổi hàng hóa qua lạinhiều lần ở đất Giao Chỉ Về năm sinh của ông chưa có tài liệu sử nào đề cập

đến, nhưng ông mất năm 280 Theo Trần Văn Giáp: “Sau khi song thân mất, lúc vừa 10 tuổi ông đã xuất gia tại Giao Chỉ, tu học tại đây và làu thông Tam tạng thánh điển”[27,tr.54] Sau khi xuất gia, Khương Tăng Hội đã tiếp thu nền giáo dục rất phong phú và trở thành người hiền tài: “Ngài giảng nghĩa Tam tạng kinh điển thật rõ ràng, khảo sát lục thư với tinh thần vô cùng khoáng đạt, đọc nhiều sách thiên văn và cả những sách không thuộc nội điển (Đồ vỹ là thông hiểu về bói toán), có tài về hành chánh (có tài về biện ư xu cơ chỉ cho quan chức trọng yếu Trung Ương) và là một thiên tài văn chương”[27,tr.53] Qua đó, chúng ta

nhận thấy Khương Tăng Hội không chỉ học Tam tạng kinh điển, mà còn tinh

thông cả thiên văn, đồ vỹ v.v Theo Lê Mạnh Thát: “Nội dung giáo dục Phật giáo Việt Nam vào thời Khương Tăng Hội, như thế không phải là nền giáo dục thuần túy Phật giáo hay tôn giáo, mà là một nền giáo dục tổng hợp toàn diện, có thể nói đại diện cho nền giáo dục Việt Nam thế kỷ thứ III”[102,I,tr.317] Chính

nền giáo dục này đã tạo ra một bước phát triển xây dựng ý chí tự cường của dân

tộc, chống lại sự đồng hóa văn hóa Trung Quốc:“nền giáo dục này không chỉ giới hạn trong chức năng truyền giáo, đào tạo ra những con người Phật giáo,

Ngày đăng: 19/03/2014, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w