1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUAN AN TIEN SI TRIET HOC

240 985 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Tuy nhiên, năng lực tư duy biện chứng của sinh viên sư phạm hiệnnay còn biểu hiện những hạn chế nhất định như chưa thực sự có phương pháptiếp cận đối tượng khoa học, khả năng nhận thức v

Trang 1

-

 -HOÀNG THÚC LÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG

Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Trang 2

Hà Nội, 2011

Trang 3

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

 -HOÀNG THÚC LÂN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG

Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Hà Nội, 2011

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

HOÀNG THÚC LÂN

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh công nghệ cao, sự phát triểnnhanh chóng của các phát minh khoa học đã làm xuất hiện sự tăng lên theocấp số nhân của tri thức nhân loại, trong khi tri thức cũ lại nhanh chóng bị lạchậu nên để không bị tụt hậu so với khu vực và thế giới cần phải cập nhậtnhững thông tin cần thiết để mở rộng và tiếp cận nhanh chóng những tri thứcmới của nhân loại Muốn đạt được điều đó con người phải được trang bị vàphát huy vai trò của năng lực tư duy biện chứng trong nhận thức và hoạt độngthực tiễn

Hơn nữa cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong xu thế hộinhập quốc tế đã và đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nước ta nóichung và sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng Sự chuyển đổi cơ chế quản lýkinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa cũng đòi hỏi nền giáo dục phải tạo ra nguồn nhân lực chấtlượng cao, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, khắc phục dần những thiếu hụt về điều kiện, tiền đề của chủ nghĩa

xã hội mà chúng ta đang xây dựng và hướng tới

Thực tế nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông trung họchiện nay cho thấy, đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp tới giáo dục nhân cách, phẩm chất, lý tưởng, kỹ năng và phươngpháp tư duy, hành động cho học sinh Tuy nhiên, những năm gần đây chấtlượng giáo dục phổ thông còn có những diễn biến vô cùng phức tạp, thiếutoàn diện, còn chạy theo chủ nghĩa thành tích, đề cao chuyên môn khoa học

cơ bản, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng lao động, phẩm chất côngdân chân chính Ở một số trường phổ thông hiện tượng học sinh vô lễ với thầy

cô, vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức, bạo lực học đường đang là tiếng

Trang 6

chuông báo động đối với toàn xã hội Thực tế đó phần nào cho thấy một bộphận giáo viên trung học phổ thông còn non kém chuyên môn, phương pháp

tư duy thiếu linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, thiếu toàn diện về nhân cách nêncần phải nhận thức và xác định rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhữnghạn chế trên

Nền giáo dục và đào tạo của nước ta những năm qua đã đạt được nhữngthành tựu to lớn Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp so với khu vực vàthế giới Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu củathực tiễn Việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cơ bản củangành giáo dục, trong đó có ngành sư phạm Đối với việc đào tạo nguồn nhânlực, ngành sư phạm có vai trò quan trọng vì đó là ngành tạo ra bản thân người

đi giáo dục Sinh viên đại học sư phạm cần phải có trình độ chuyên môn cao

để đào tạo nguồn lực lao động tương lai của đất nước Muốn vậy, một mặt họcần nỗ lực học tập, mặt khác cần có phương pháp tư duy đúng đắn Trong thờiđại ngày nay phương pháp tư duy như vậy chỉ có thể là phương pháp tư duybiện chứng duy vật Nắm chắc và vận dụng sáng tạo phương pháp tư duy này,sinh viên đại học sư phạm sẽ lĩnh hội và truyền đạt tốt hơn kiến thức chuyênmôn cho các thế hệ người học mai sau Trong những năm qua tuy các trườngđại học sư phạm đã có nhiều cố gắng trong đổi mới nội dung chương trình vàphương pháp đào tạo, nhưng chất lượng và hiệu quả giáo dục vẫn chưa thực

sự đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội Không ít sinh viên sư phạm sau khitốt nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về chuyên môn cũng như phương pháp dạyhọc Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó là sự yếu kém về nănglực tư duy biện chứng duy vật của sinh viên đại học sư phạm

Để khắc phục những hạn chế trên cần phải chú ý tới việc nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay Bởi lẽ, sinhviên đại học sư phạm là lực lượng tiếp nối sự nghiệp trồng người nên phảiđược rèn luyện và phát triển toàn diện đặc biệt là năng lực tư duy biện chứng

Trang 7

Năng lực tư duy biện chứng là điều kiện quan trọng và cần thiết để sinh viên

sư phạm rèn luyện, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình đápứng yêu cầu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mai sau trở thành công dân có ích cho

xã hội Tuy nhiên, năng lực tư duy biện chứng của sinh viên sư phạm hiệnnay còn biểu hiện những hạn chế nhất định như chưa thực sự có phương pháptiếp cận đối tượng khoa học, khả năng nhận thức và vận dụng phương phápluận duy vật biện chứng cũng như các nguyên tắc, phạm trù, quy luật củalôgíc biện chứng vào học tập và rèn luyện còn kém hiệu quả; còn mắc phải sailầm rời rạc, máy móc, thiển cận, xem xét sự vật cứng nhắc, thiếu mềm dẻonên không phản ánh chính xác đối tượng, ảnh hưởng xấu tới kết quả đào tạo.Thực tế đó đòi hỏi các trường sư phạm phải xác định rõ nguyên nhân đểkhắc phục những hạn chế trên, góp phần tạo nên thế hệ giáo viên tương lai cóchuyên môn vững vàng và có bản lĩnh chính trị kiên định, có đạo đức nhàgiáo mẫu mực Nên nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu và làmsáng tỏ vai trò, thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển nănglực tư duy biện chứng ở sinh viên sư phạm Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp

cơ bản khắc phục những hạn chế trên Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay”

làm đề tài luận án tiến sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề tư duy, tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện chứng đã và đangđược tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độkhác nhau và được công bố trên các tài liệu sách, báo, luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩtrong và ngoài nước

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tầm cỡ đề cậpđến những vấn đề phép biện chứng, vấn đề nhận thức và lôgíc của triết họcduy vật biện chứng Rôdentan khi phân tích về vị trí lôgíc biện chứng trong

cuốn sách “Nguyên lý lôgíc biện chứng” và “Những vấn đề về phép biện

Trang 8

chứng trong bộ Tư bản của Mác” Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962; tác giả cho

rằng, tư duy là công cụ mạnh mẽ của con người dùng để nhận thức và cải tạothế giới Ông đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu đối tượng,vai trò của lôgíc học đối với quá trình tư duy, chỉ ra những hạn chế của lôgíchình thức, phân biệt mối quan hệ và sự khác nhau giữa lôgíc hình thức vàlôgíc biện chứng Theo ông, lôgíc biện chứng là lôgíc của sự biến hoá, pháttriển nên nó đã khắc phục được những hạn chế của lôgíc hình thức, nó mởđường cho tính năng động, mềm dẻo của quá trình tư duy, phản ánh sự vậnđộng, phát triển của bản thân hiện thực Bên cạnh đó, ông còn phân tích sâusắc mối quan hệ giữa lôgíc và hiện thực khách quan, khẳng định những quyluật của lôgíc không thuần tuý là những quy luật của bản thân tư duy mà suycho cùng nó là kết quả của sự khái quát những quy luật của thế giới hiện thực

Do đó, những quy luật của phép biện chứng cũng chính là những quy luật củalôgíc biện chứng và tư duy biện chứng

Vấn đề tư duy biện chứng được bàn đến trong quá trình nghiên cứu lịch sử

phép biện chứng Trong cuốn “Lịch sử phép biện chứng” tập thể tác giả thuộc

Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã tập trung phân tích sựphát triển của phép biện chứng gắn liền với sự phát triển của tư duy biệnchứng, trong đó phép biện chứng duy vật là hình thức cao nhất của tư duybiện chứng Bên cạnh đó, sự đấu tranh giữa phương pháp tư duy biện chứng

và phương pháp tư duy siêu hình, sự chiến thắng của phương pháp tư duybiện chứng duy vật đã được trình bày một cách hệ thống; đồng thời chỉ rõ tínhchất phản khoa học của phép biện chứng duy tâm và sự phụ thuộc của tư duybiện chứng duy vật vào điều kiện kinh tế xã hội và các thành tựu khoa học đểkhẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của tư duy biện chứng duyvật trong việc lý giải các vấn đề thực tiễn đặt ra

Khi nghiên cứu về lôgíc học hình thức, trong cuốn sách Đ.PGorki, Lôgíc học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1974; tác giả cho rằng chỉ có thể tư duy đúng đắn

Trang 9

khi chúng ta vận dụng những tư tưởng có nội dung chân thực và đã đượcchứng minh phù hợp với những qui luật của lôgíc học Tác giả T.I.Ôidecman

(chủ biên) Lịch sử phép biện chứng mác xít - Giai đoạn Lênin”, Nxb Tiến bộ

Mát xcơva, 1987 Tác giả đã chỉ rõ sự sự phát triển của phép biện chứng gắnliền với sự phát triển tư duy biện chứng, trong đó phép biện chứng duy vật làhình thức phát triển cao nhất của tư duy biện chứng Đồng thời, tác giả khẳngđịnh sự phụ thuộc của phép biện chứng duy vật vào điều kiện kinh tế xã hội

và các thành tựu của khoa học nên nó mang tính khoa học, cách mạng, đúngđắn trong nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới

A.P.Séptulin đã đi sâu phân tích chức năng phương pháp luận của họcthuyết triết học Mác - Lênin, khẳng định và lý giải phép biện chứng với tưcách là phương pháp luận nhận thức Ông đã phân tích và tập trung luận giảibản chất và những nguyên tắc của phương pháp biện chứng Trên cơ sở đó đề

ra những yêu cầu, định hướng đối với chủ thể nhận thức trong quá trìnhnghiên cứu khách thể; đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa phương pháp biệnchứng với phương pháp của các khoa học cụ thể Ông đi đến khẳng địnhphương pháp nhận thức biện chứng là kết quả của lịch sử phát triển nhậnthức, các quy luật của hoạt động nhận thức được thể hiện qua các quy luật vàphạm trù của phép biện chứng Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giớichủ thể tư duy phải tuân thủ các nguyên tắc của phép biện chứng

Tác giả E.V.Ilencôv trong cuốn “Lôgíc học biện chứng” trình bày các quanđiểm triết học viết dưới dạng bút ký đã phân tích, luận chứng một cách có hệthống, sâu sắc về cuộc tranh luận trong lịch sử triết học giữa các trào lưu triếthọc duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình về bản chất của tư duy vàkhoa học về tư duy Trên cơ sở đó, ông đã chỉ rõ những sai lầm và hạn chế,cũng như những đóng góp của các nhà triết học trước đó về các vấn đề triếthọc Theo ông đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng: “Lôgíc học biệnchứng nghiên cứu không chỉ là khoa học về “tư duy” mà còn là khoa học về

Trang 10

sự phát triển của tất cả các sự vật, vật chất lẫn tinh thần” [52, tr 20] Ông cònkhẳng định mâu thuẫn trong quá trình hình thành và phát triển của môn khoahọc này: mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết một cách đúng đắn, khoahọc với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thống nhất biện chứnggiữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học và chỉ có cách hiểu nhưvậy mới cho chúng ta cách tiếp cận đúng đắn để đi đến nghiên cứu và thấyđược hết giá trị, ý nghĩa của môn khoa học này.

Trong nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, làm sáng tỏ

những vấn đề về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành của tư duy và tư duy biện chứng duy vật; mối quan hệ giữa nội dung và phương

pháp, trình độ và năng lực của tư duy, các nguyên tắc và quy luật của tư duy

và tư duy biện chứng duy vật; mối quan hệ giữa tư duy hình thức và tư duy

biện chứng Tác giả Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải: “Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1998 Tập thể tác giả đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề tưduy, bản chất và đặc điểm chủ yếu của tư duy khoa học cũng như một số đặctrưng của tư duy khoa học trong giai đoạn mới của cách mạng khoa học công

nghệ Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp: “Ý nghĩa của phép biện chứng Hêghen” (Tạp chí Triết học, số 4/2000), phân tích bản chất của

phép biện chứng của Hêghen và giá trị lịch sử của nó đối với sự ra đời của

phép biện chứng duy vật mácxít; “Vấn đề tư duy trong triết học Hêghen” Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Các tác giả đã tập trung phân tích,phê phán quan điểm sai lầm của Hêghen về tư duy, chỉ ra những “hạt nhânhợp lý” của nó cho sự ra đời của tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin

sau này Đoàn Thế Hùng, Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng mácxít,

(Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội 2004), đã khái quát lịch sử và điều kiệnhình thành, phát triển tư duy biện chứng duy vật từ thời cổ đại đến giai đoạnLênin Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ rõ tiền đề lý luận và vai trò của lôgíc học

Trang 11

đối với tư duy biện chứng duy vật; đồng thời phân tích và làm sáng tỏ bảnchất, đặc trưng và thực chất của tư duy biện chứng duy vật; Bùi Thanh Quất,

Bùi Trí Tuệ, Nguyễn Ngọc Hà, Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgíc biện chứng (Tạp chí Triết học số 7/2001) Nhóm tác giả đã

phân tích đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của lôgíc học biệnchứng Các tác giả cho rằng tư duy biện chứng vừa là đối tượng nghiên cứu,vừa là công cụ nghiên cứu của lôgíc biện chứng; nghiên cứu lôgíc biện chứng

có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà khoa học tự nhiên trong việc khái quátcác tri thức chuyên ngành, khắc phục tính tự phát của tư duy, nghiên cứu khoa

học; Nguyễn Mạnh Cương, Về bản chất tư duy (Tạp chí Triết học số 1/2004)

đã phân tích, làm rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, lịch sử hình thành và pháttriển tư duy biện chứng duy vật Tác giả đã phân tích sự phụ thuộc của tư duyvào hệ thống tri thức và hoạt động thực tiễn của mỗi chủ thể Đặc biệt tác giả

đã phân tích, chỉ ra mối quan hệ biện chứng, sự khác nhau giữa tư duy chínhxác và tư duy biện chứng duy vật trong quá trình nhận thức; Nguyễn Bá

Dương, Về đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật (Tạp chí Triết học số 5/

1991) Tác giả đã đi sâu phân tích năm đặc trưng cơ bản của tư duy biệnchứng duy vật (như tư duy biện chứng là loại hình tư duy phát triển cao nhất

so với các hình thức tư duy trong lịch sử; phản ánh hiện thực đang vận động,biến đổi; phản ánh đúng sự vận động, phát triển và những mâu thuẫn vốn cócủa thế giới khách quan; tư duy biện chứng có tính khách quan; nó là tư duykhoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến đấu cao, luôn tạo ra sản phẩmkép) Trên cơ sở đó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tư duy biện

chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới; Trần Đình Thoả, Một số vấn đề tư duy biện chứng mác xít (Tạp chí Triết học số 2/ 2002) Tác giả đã tiếp cận lịch

sử hình thành, phát triển của tư duy biện chứng, so sánh tư duy biện chứngvới các hình thức tư duy khác để chỉ rõ sự khác biệt của tư duy biện chứngduy vật với các hình thức tư duy khác ở các đặc trưng cơ bản: tính khách

Trang 12

quan; tính toàn diện; tính lịch sử; sự thống nhất giữa lịch sử và lôgíc; quátrình đi từ trừu tượng đến cụ thể Các công trình nghiên cứu này đã góp phầnlàm sâu sắc hơn những vấn đề chung nhất về tư duy biện chứng duy vật vàgợi mở ra nhiều vấn đề mới cần nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn.

Về tư duy của đội ngũ cán bộ nước ta Từ đổi mới tới nay, đã có nhiều

công trình nghiên cứu về đổi mới nội dung và phương pháp tư duy chỉ rõnguyên nhân và các giải pháp khắc phục những căn bệnh trong tư duy của độingũ cán bộ nước ta, đặc biệt là năng lực tư duy ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp

cơ sở Tác giả Đào Duy Tùng, Bàn về đổi mới tư duy, Nhà xuất bản sự thật,

Hà Nội, 1986 Bài viết đã tập trung phân tích sự cần thiết phải đổi mới tư duy,

tư duy lý luận về nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chỉ ra phươnghướng, biện pháp để đổi mới tư duy, đặc biệt là tác giả đã nhấn mạnh sự kếthợp đổi mới nội dung, phương pháp tư duy phải nắm vững tư duy biện chứngmác xít, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận, kiểm tra lại

hệ thống tri thức; tích cực nghiên cứu lịch sử tư duy dân tộc và tư duy nhân

loại; Tác giả Nguyễn Văn Linh “Đổi mới tư duy và phong cách tư duy”, Nhà

xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987, đã tập trung phân tích và chỉ rõ những hạnchế của tư duy lý luận của Đảng trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp.Trên cơ sở đó luận giải sự cần thiết phải đổi mới tư duy và phong cách tư duycủa Đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo nước ta; đồng thời tác giả đưa ra những

nội dung cần thực hiện đổi mới tư duy GS Nguyễn Ngọc Long: “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy” (Tạp chí Cộng sản, số 10/1987)

đã tập trung phân tích bản chất và những yếu tố cấu thành năng lực tư duy lýluận; sự cần thiết phải phát triển năng lực tư duy lý luận trong thời kỳ đổi mới

đất nước; Tác giả Hồ Văn Thông, Một số vấn đề tư duy và đổi mới tư duy hiện nay ở nước ta (Tạp chí cộng sản, số 10/1987) đã đưa ra một số nét cơ

bản của tư duy trong mối quan hệ với hoạt động nhận thức và thực tiễn Tácgiả cho rằng đổi mới tư duy hiện nay cần quán triệt và vận dụng chủ nghĩa

Trang 13

Mác - Lênin, nhất là vận dụng những quy luật cách mạng xã hội chủ nghĩa

phù hợp với điều kiện thực tiễn đất nước; Tác giả Nguyễn Đăng Quang, Quan

hệ giữa đổi mới tư duy và đổi mới phương pháp tư duy (Tạp chí Cộng sản số

10/1987) đã chỉ rõ vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa nội dung vàphương pháp tư duy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Bên cạnh đó, cónhiều công trình nghiên cứu bàn về bản chất tư duy, năng lực tư duy, cũngnhư tính tất yếu và định hướng chủ yếu trong đổi mới tư duy của các nhà lãnh

đạo Đảng và Nhà nước Tác giả Trần Văn Phòng, Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

(Luận án phó tiến sĩ Triết học, Hà Nội 1994) Tác giả đã đi sâu phân tích vàlàm sáng tỏ những hạn chế trong tư duy lý luận của đội ngũ này là “bệnh kinhnghiệm” và đề xuất những giải pháp căn bản khắc phục căn bệnh này; Hồ Bá

Thâm, Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp

xã hiện nay (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội, 1994) Tác giả tập trung phân tích làm rõ khái niệm năng lực

tư duy, vai trò của năng lực tư duy đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vàmối quan hệ giữa điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể tư duy Trên

cơ sở phân tích thực trạng và những yếu kém về năng lực tư duy của đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng

lực tư duy của họ; Nguyễn Đình Trãi, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng viên lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh (Luận án

tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994),

đã tập trung phân tích tính tất yếu và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tưduy lý luận cho đội ngũ cán bộ giảng viên lý luận Mác - Lênin ở trường chínhtrị tỉnh; phân tích và làm sáng tỏ đặc thù để đi vào nghiên cứu thực trạng tưduy lý luận của đội ngũ cán bộ này Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơbản nhằm nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ giảng viên lý luận

Mác - Lênin ở trường chính trị tỉnh; Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Vai trò của tư

Trang 14

duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội, 2001) Tác giả đã tập trung phân tích lịch sử hình thành và đặc điểmcủa tư duy biện chứng duy vật, đưa ra định nghĩa về tư duy biện chứng duyvật của đội ngũ cán bộ kinh tế hiện nay; đồng thời phân tích vai trò của tư duybiện chứng duy vật đối với đội ngũ cán bộ kinh tế và đánh giá thực trạng của

tư duy biện chứng duy vật ở đội ngũ này để đề xuất những giải pháp cơ bảnnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế

ở nước ta hiện nay; Trần Thành, Tư duy lý luận với hoạt động của người cán

bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003) Tác giả tập trung phân tích hệ thống bản chất và kết cấu của tư duy lýluận, vai trò của tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ; Dương

Minh Đức, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Bắc Giang)”, (Luận án tiến sĩ

Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006) đã đưa rađịnh nghĩa năng lực tư duy lý luận và sự cần thiết phải nâng cao năng lực tưduy lý cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay; qua đó đề xuấtmột số giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa năng lực tư duy lý luận cho đội

ngũa này; Vũ Văn Viên, “Nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - một yếu tố quan trong để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng” (Tạp chí Triết học, số 12/2007) Tác giả khẳng định nâng cao năng lực

tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là yếu tố quan trọng để nâng caonăng lực lãnh đạo của Đảng Trên cơ sở đó làm rõ khái niệm năng lực tư duykhoa học, vai trò của nó đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như các bộphận hợp thành nó, tác giả nhấn mạnh một số biện pháp cơ bản để nâng caonăng lực tư duy khoa học của đội ngũ cán bộ lãnh đạo

Nguyễn Đức Quyền, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Lạng Sơn (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã

Trang 15

hội, Hà Nội, 2010) Tác giả đã đi sâu phân tích tầm quan trọng của tư duy lýluận đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và đánh giá thực trạng tư duy lýluận của đội ngũ này; phân tích và làm sáng tỏ nguyên nhân hạn chế và nhữngyếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy của họ Trên cơ sở đó, tác giả đề ra cácgiải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tronggiai đoạn hiện nay.

Trong lĩnh vực quân sự, vấn đề tư duy biện chứng cũng đã được nhiều nhà

khoa học quan tâm nghiên cứu trong các bài viết, luận văn thạc sĩ và luận án

tiến sĩ Tác giả Đào Văn Tiến: Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam, (Luận án tiến sĩ triết

học, Học viện Chính trị quân sự, Bộ quốc phòng, 1998), đã đi sâu phân tích

và làm sáng tạo các khái niệm cơ bản như tư duy sáng tạo là gì, cấu trúc của

tư duy sáng tạo, phân biệt sự nhau giữa tư duy sáng tạo với tư duy siêu hình,

tư duy biện chứng duy tâm Tác giả đã chỉ rõ đặc đặc điểm của tư duy sángtạo của đội ngũ cán bộ sĩ quan cấp phân đội Trên cơ sở đó, tác đi sâu khảo sátthực trạng và nguyên nhân hạn chế tư duy sáng tạo, đề xuất một số giải pháp

cơ bản phát triển tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội trongnhững năm tới

Tác giả Nguyễn Bá Dương, Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính

trị quân sự, Bộ quốc phòng, 2000) Tác giả phân tích và làm sáng tỏ bản chất,đặc trưng vai trò của quá trình phát triển tư duy biện chứng duy vật của sĩquan cấp phân đội trong nhận thức nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc hiện nay; đồngthời khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng, giải pháp phát triển tưduy biện chứng duy vật của sĩ quan cấp phân đội trong nhận thức nhiệm vụ

bảo vệ tổ quốc; Phạm Thanh Sơn, Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực

tư duy của đội ngũ cán bộ quan đội trong thời kỳ mới (Tạp chí Nhà trường

Trang 16

quân đội, số 4/2005) đã đề xuất một số biện pháp tăng cường rèn luyệnphương pháp tư duy biện chứng duy vật cho đội ngũ cán bộ; kết hợp chặt chẽgiữa học tập nhà trường với rèn luyện đơn vị, phát huy khả năng tự học; tăngcường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận quốc phòng - quân sự; từng bướchoàn thiện cơ chế, tổ chức, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội vớinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa để nângcao năng lực tư duy cho đội ngũ cán bộ quân đội trong giai đoạn hiện nay.

Trần Văn Riễn, Phát triển tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự hiện nay, (Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện

chính trị quân sự, Hà Nội, 2009) Tác giả phân tích hệ thống lý luận về tư duybiện chứng duy vật và thực chất phát triển tư duy biện chứng duy vật của họcviên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuật quân sự Trên cơ sở phân tích thựctrạng phát triển tư duy biện chứng duy vật và những yếu tố tác động đến tưduy biện chứng và yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển

tư duy biện chứng duy vật của học viên đào tạo sĩ quan khoa học kỹ thuậtquân sự

Nghiên cứu tư duy biện chứng của học sinh, sinh viên ở nước ta Gần đây,

có nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu vấn đề rèn luyện, phát triển tưduy biện chứng cho học sinh, sinh viên theo nhiều góc độ khác nhau Chẳng

hạn, Vũ Văn Viên, Rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy khoa học cho học sinh, sinh viên (Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 2/1992) đã tập

trung phân tích và làm sáng tỏ nét đặc thù và sự cần thiết phải phát triển tưduy khoa học cho học sinh, sinh viên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; tácgiả đã chỉ ra những hạn chế của tư duy khoa học ở các đối tượng này và đềxuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tư duy khoa học của học sinh,

sinh viên hiện nay; Trần Viết Quang, Phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên thông qua giảng dạy triết học Mác - Lênin (Luận văn thạc sỹ Triết

học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996) Tác giả tập trung phân

Trang 17

tích và làm sáng tỏ hệ thống khái niệm tư duy, tư duy lý luận, những yếu tốảnh hưởng tới tư duy lý luận; đặc biệt tác giả tập trung phân tích vai trò củagiảng dạy triết học Mác - Lênin trong rèn luyện tư duy lý luận cho sinh viên

và đề xuất các giải pháp cơ bản phát huy vai trò tư duy lý luận thông qua dạy

học triết học Mác - Lênin; Những yêu cầu về rèn luyện, nâng cao năng lực tư duy cho sinh viên hiện nay (Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 3/

1996) Tác giả đã tập trung phân tích về thực trạng năng lực tư duy ở sinhviên hiện nay và chỉ rõ đặc thù tư duy sinh viên; đồng thời đề xuất những yêucầu cần thực hiện để phát triển năng lực tư duy của họ; Nguyễn Xuân Tạo,

Rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy lý luận cho sinh viên trong quá trình dạy học (Luận văn thạc sĩ Triết học Viện triết học, 1998) Tác giả đã phân tích

một cách có hệ thống về tư duy lý luận ở sinh viên và làm sáng tỏ tầm quantrọng của quá trình dạy học đối với việc rèn luyện năng lực tư duy lý luận chosinh viên Qua đó, khảo sát, đánh giá những mặt được và chưa được trong quátrình rèn luyện tư duy lý luận cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học; đềxuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò dạy học trong rèn luyện tư

duy lý luận cho sinh viên; Triết học với việc xây dựng năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm ở nước ta hiện nay, (Luận án tiến sĩ Triết học,

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008) Tác giả đã phân tíchnhững vấn đề lý luận chung về năng lực tư duy biện chứng, đặc thù của nghềdạy học, những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy biện chứng; đồng thờitập trung phân tích thực chất và đặc thù giảng dạy triết học với việc bồidưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm Trên cơ

sở đó, tác giả tập trung khảo sát và làm rõ thực trạng phát huy vai trò giảngdạy triết học trong bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinhviên sư phạm; đi sâu phân tích nguyên nhân hạn chế của việc giảng dạy triếthọc để đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hơn nữa vai trò giảngdạy triết học trong bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh

Trang 18

viên sư phạm nước ta hiện nay; Nguyễn Thanh Hưng, Góp phần rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, (Luận văn thạc sỹ khoa học Giáo dục, Trường

Đại học Vinh, 2003) đã tập trung phân tích đặc thù học sinh trung học phổthông và những yêu cầu cần phải rèn luyện tư duy lôgíc cho họ; đặc biệt luậnvăn đã chỉ rõ biện pháp pháp phát huy vai trò của dạy học hình học trong rènluyện tư duy biện chứng cho người học ở trường trung học phổ thông hiện

nay; Hoàng Thúc Lân, Triết học Mác - Lênin với việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên (Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96/2004), Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng (Luận văn thạc sỹ Triết học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên thông qua phát huy vai trò giảng dạy Triết học Mác - Lênin (Tạp chí lý luận Khoa học Giáo dục, số 160/2007); Vai trò tư duy biện chứng đối với sinh viên đại học nước ta (Tạp chí Triết học số 4/2007), Tư duy biện chứng và vai trò của nó trong đào tạo đại học (Tạp chí Giáo dục số 181/2008) Tác giả đã tập trung phân tích và làm

sáng tỏ hệ thống lý luận về tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện chứng;đặc thù và vai trò của giảng dạy Triết học Mác - Lênin trong nâng cao nănglực tư duy biện chứng duy vật cho sinh viên đại học, cao đẳng Việt Nam hiệnnay Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữanăng lực tư duy biện chứng duy vật thông qua phát huy vai trò của giảng dạy

triết học Mác - Lênin; Trần Đình Phụng: “Phương pháp phát triển năng lực

tư duy lý luận trong dạy học triết học cho sinh viên trường Đại học An Giang”, Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Giáo dục Chính

trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2007) đã tập trung phân tích vàlàm sáng tỏ phương pháp giảng dạy triết học nhằm phát triển năng lực tư duybiện chứng cho sinh viên Đại học An Giang; thiết kế một số bài giảng triết

Trang 19

học kiểu mẫu nhằm nâng cao chất lượng dạy học triết học trong phát triển tưduy lý luận cho sinh viên đại học An Giang hiện nay Trên cơ sở đó khảo sátthực tiễn, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học triết học hiện nay Như vậy, vấn đề tư duy biện chứng đã được các nhà khoa học trong vàngoài nước bàn đến ở nhiều góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu trên

đã góp phần làm rõ đặc trưng của của tư duy lý luận, tư duy biện chứng duyvật, thực trạng, thực chất, biểu hiện, đặc trưng và những giải pháp phát triển

tư duy lý luận, tư duy biện chứng duy vật cho cán bộ, học sinh, sinh viên ởnước ta hiện nay Tuy nhiên, phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật ởsinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay thì chưa có công trình nào trựctiếp đề cập, cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

a Mục đích

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tư duy biệnchứng ở sinh viên đại học sư phạm nước ta hiện nay

Về mặt lý luận: Làm rõ khái niệm tư duy biện chứng, năng lực tư duy biện

chứng, đặc điểm, vai trò và những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tưduy biện chứng ở sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay

Về mặt thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển năng lực tư duy

biện chứng ở sinh viên sư phạm hiện nay; tìm hiểu nguyên nhân hạn chế nănglực tư duy biện chứng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triểnnăng lực tư duy biện chứng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

sư phạm trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

b Nhiệm vụ

- Phân tích bản chất, đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật

- Phân tích đặc điểm và thực chất phát triển năng lực tư duy biện chứng ởsinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay và những yếu tố ảnh hưởng tớiviệc phát triển năng lực tư duy biện chứng ở đối tượng này

Trang 20

- Phân tích thực trạng phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên đạihọc sư phạm nước ta trong thời gian qua.

- Phân tích yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơnnữa hiệu quả của việc phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên đạihọc sư phạm nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tư duy biện chứng duy vật ở sinh viên

đại học sư phạm Việt Nam hiện nay

b Phạm vi nghiên cứu:

- Luận án tập trung phân tích và làm sáng tỏ thực trạng phát triển năng lực

tư duy biện chứng duy vật ở sinh viên đại học sư phạm hệ chính quy trong cáchoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

- Luận án chỉ tập trung khảo sát một số trường đại học sư phạm ở miền bắc

b Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp: quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổnghợp, lịch sử - lôgíc, hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê, điều tra xã hộihọc…

6 Đóng góp mới của luận án

- Nghiên cứu hệ thống lý luận đặc điểm, yêu cầu, vai trò của việc phát triểnnăng lực tư duy biện chứng ở sinh viên sư phạm Việt Nam hiện nay

Trang 21

- Đánh giá thực trạng của việc phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinhviện đại học sư phạm Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực tư duy biệnchứng ở sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu thamkhảo cho việc nghiên cứu các giải pháp đổi mới nội dung chương trình,phương pháp giảng dạy ở các trường đại học sư phạm nói chung và với môn

“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” ở các trường đại học

sư phạm nước ta hiện nay; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đàotạo đội ngũ nhà giáo tương lai của đất nước

- Luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảngviên, sinh viên sư phạm để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, những công trìnhnghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài, luận án bố cục 3 chương 13 tiết

Trang 22

Chương 1 NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Tư duy biện chứng và năng lực tư duy biện chứng

1.1.1 Tư duy biện chứng

Tư duy là sản phẩm của dạng vật chất sống có tổ chức cao, phức tạp nên

nó là hoạt động cơ bản, riêng biệt của loài người Vấn đề tư duy luôn đượccác nhà triết học quan tâm nghiên cứu từ thời cổ đại đến nay Vì vậy, tư duyđược các trường phái triết học trong lịch sử bàn đến và trở thành nội dungquan trọng trong vấn đề cơ bản của triết học

Nhận thức của con người ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng chỉ khi nào đisâu vào bản chất, quy luật bên trong của hiện thực khách quan mới đạt tớitrình độ tư duy trừu tượng hay nhận thức lý tính Tư duy là: “Giai đoạn caocủa quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của

sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý”[138, tr 1070]

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư duy là sản phẩm của mộtdạng vật chất sống có tổ chức cao; được hình thành trong quá trình nhận thức

và hoạt động thực tiễn của con người Tư duy là sự phản ánh sáng tạo thế giớikhách quan vào bộ óc con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn Ph.Ăngghencho rằng: “Nếu người ta đặt câu hỏi tư duy, ý thức là gì, chúng từ đâu đến thìngười ta thấy chúng là sản phẩm của bộ óc con người” [77, tr 55]

Tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát,gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới Ở giai đoạn nhận thức lý tính, sựvật được tư duy con người phản ánh khái quát, gián tiếp trong các khái niệm,phán đoán và suy lý Nên khái quát hoá và trừu tượng hoá là hai đặc điểm cơbản của tư duy, có mối liên hệ mật thiết với nhau Tính khái quát, gián tiếp

Trang 23

của tư duy biểu hiện ở chỗ, nó đi từ “một hình thức liên hệ và phụ thuộc lẫnnhau này đến một hình thức khác sâu sắc hơn, chung hơn” [64, tr 290].

Xét về bản chất, tư duy là một quá trình sáng tạo Tính sáng tạo là sự hình

thành tri thức mới mang tính qui luật chi phối sự phát triển của các sự vật.Trong quá trình nhận thức chân lý, chủ thể tư duy phải biết đặt ra các vấn đềmới và huy động sáng tạo vốn tri thức đã có, bao gồm cả kinh nghiệm sống,kinh nghiệm nghề nghiệp, tri thức lý luận chung và sự am hiểu cần thiết đểgiải quyết chúng bằng phương pháp thích hợp đem lại hiệu quả cao Vốn trithức này có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức, thiếu nó chủ thể sẽkhông có tư duy sáng tạo Ngoài ra, sự tham gia tích cực của tưởng tượng vàtrực giác trong sự sáng tạo của tư duy ở trình độ tư duy lý luận khoa học cũngthể hiện tính sáng tạo của tư duy

Tư duy còn mang bản chất xã hội Khi tư duy xem xét về giới tự nhiên, về

lịch sử xã hội đã đem lại cho con người sự hiểu biết phong phú, đa dạng, phứctạp về sự vận động, biến đổi, phát sinh và tiêu vong của các sự vật, hiện tượngtrong thế giới khách quan Tư duy trừu tượng hướng vào việc tìm ra chân lý,nắm bắt những mối liên hệ khách quan, bản chất, phát hiện ra tính qui luật chiphối sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Nhờ tư duy trừu tượng mànhận thức của con người đi từ sự hiểu biết ngẫu nhiên, bề ngoài đến quan hệ

có tính tất nhiên, bản chất của các sự vật, hiện tượng Tư duy giúp chúng tanhận thức sự vật trong chỉnh thể thống nhất chứ không dừng lại ở sự hiểu biếtriêng lẻ, tách rời các bộ phận của sự vật, hiện tượng Hơn nữa, tư duy còn bịquy định bởi tính chất và trình độ của phương thức sản xuất của mỗi dân tộc,mỗi thời đại và là kết quả của cá nhân, cộng đồng, của tập thể lao động trong

xã hội loài người Do vậy, nghiên cứu tư duy không thể xem nhẹ bản chất xãhội của nó mà phải dựa trên cơ sở kinh tế, văn hoá đặc thù của chế độ xã hội

Tư duy của con người có mối liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Tư duy và

ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau, kết quả và hình thức biểu đạt

Trang 24

của tư duy được ghi lại nhờ ngôn ngữ, nên ngôn ngữ là cái vỏ vật chất và hìnhthức biểu hiện, phương tiện của tư duy Đồng thời, ngôn ngữ là hiện thực trựctiếp của tư tưởng, phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin giữa người vớingười để thu nhận và lưu trữ những tri thức của tư duy, của các thế hệ nối tiếptrong lịch sử Tư duy phản ánh sự vật có chức năng khái quát, tạo dựng thôngtin, còn ngôn ngữ có chức năng biểu đạt sự vật và là công cụ chuyển tải thôngtin Tư duy là nội dung, quyết định việc sử dụng ngôn ngữ, ngược lại ngônngữ có tính độc lập tương đối tác động trở lại tư duy, ngôn ngữ đa dạng,phong phú giúp tư duy linh hoạt, mềm dẻo, ngôn ngữ nghèo nàn làm cho tưduy cứng nhắc và bị khúc xạ, méo mó, sai lệch nội dung của tư duy Tư duyhình thành, phát triển trong quá trình nhận thức và sự hoàn thiện của bộ nãongười; cùng với sự phát triển của thực tiễn, tư duy cũng có quá trình phát triểnriêng của mình Quá trình đó đi từ thấp đến cao theo các quy luật khách quancủa nhận thức, gắn liền với hai phương pháp tư duy đối lập đó là phươngpháp siêu hình và phương pháp biện chứng Cuộc đấu tranh giữa phươngpháp biện chứng và phương pháp siêu hình diễn ra trong suốt quá trình pháttriển của tư duy triết học Phương pháp tư duy siêu hình xem xét, nghiên cứu

sự vật trong trạng thái cô đọng, tĩnh tại, biệt lập, không vận động, không pháttriển với lối tư duy cứng nhắc “chỉ thấy sự vật riêng biệt mà không nhìn thấymối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những

sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy chỉthấy trạng thái tĩnh của sự vật mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy,chỉ thấy cây mà không thấy rừng” [77, tr 37] Phương pháp tư duy siêu hìnhchưa đáp ứng được những đòi hỏi của nhận thức, nó bị phương pháp tư duybiện chứng phủ định và thay thế Phương pháp tư duy biện chứng với lối tưduy linh hoạt, mềm dẻo, nghiên cứu thế giới trong sự vận động, biến đổi, pháttriển và tiêu vong của sự vật, không chỉ thấy sự vật trong trạng thái tĩnh màcòn thấy sự vật trong trạng thái động Khẳng định tính đúng đắn của tư duy

Trang 25

biện chứng, Ph.Ăngghen đã nêu một cách vắn tắt cái cốt lõi trong quan điểmbiện chứng: “Phương pháp biện chứng là phương pháp, là điều căn bản, là nóxem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mốiliên hệ qua lại lẫn nhau của chúng trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phátsinh và sự tiêu vong của chúng” [77, tr 38].

Triết học Mác - Lênin phân biệt rõ biện chứng khách quan và biện chứngchủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng tự thân vốn có của thế giớikhách quan, còn biện chứng chủ quan là tư duy biện chứng Sở dĩ có tư duybiện chứng vì tư duy phản ánh đúng biện chứng khách quan vốn có của sựvật Tư duy biện chứng được tạo thành bởi những quy luật biện chứng, lấy sựvật làm cơ sở và vận dụng biện chứng của sự vật vào trong tư duy để nhậnthức đúng bản chất của nó

Biện chứng chủ quan phản ánh và bị quy định bởi biện chứng khách quan.Ph.Ăngghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộgiới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì là

sự phản ánh, sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thôngqua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thườngxuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập nàythành mặt đối lập kia hoặc lên những hình thức cao hơn đã quy định sự sốngcủa giới tự nhiên” [77, tr 694]

Tư duy biện chứng là một phạm trù lịch sử luôn vận động, biến đổi, phát

triển, hoàn thiện cùng với sự phát triển sản xuất vật chất và sự tiến bộ của tưduy con người Quá trình hình thành, phát triển của tư duy biện chứng đã trảiqua ba hình thức: tư duy biện chứng tự phát cổ đại; tư duy biện chứng duytâm, tư duy biện chứng duy vật

Tư duy biện chứng cổ đại là yếu tố biện chứng tự phát, dừng lại ở trình độthấp, cảm tính, thông qua quan sát, mô tả, lấy những yếu tố tự nhiên để giảithích tự nhiên, chưa đi sâu vào việc mổ sẻ, phân tích, khái quát bản chất, quy

Trang 26

luật về thế giới khách quan Ở phương đông có tư tưởng nhân quả của Phậtgiáo, tư tưởng Âm - Dương, Ngũ hành, Đạo ở Trung Quốc cổ đại Ở phươngtây tư tưởng biện chứng được thể hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại nhưHêraclit, Xôcrat, Platon, Arixtốt Ph.Ăngghen nhận xét: “tư duy biện chứng

xuất hiện với tính chất thuần phát tự nhiên của nó” [5, tr 55] Tư duy siêu

hình bước sang thế kỷ XVII - XVIII khoa học tự nhiên đặc biệt là cơ học,thiên văn học và toán học phát triển mạnh mẽ, khoa học thực nghiệm mới thật

sự bắt đầu phát triển, đặt ra yêu cầu phải đi sâu phân tích, chia giới tự nhiênthành những bộ phận riêng biệt, cố định để nghiên cứu; nên triết học thời kỳnày mang tính chất siêu hình, máy móc Do vậy, khi đánh giá về tư duy siêuhình Ph.Ăngghen nhận xét: “những người tư duy siêu hình nói có là có, không

là không; ngoài cái đó ra chỉ là trò xảo quyệt Đối với họ thì sự vật hoặc là tồntại hoặc là không tồn tại; một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa làmột cái khác Cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau;

nguyên nhân và kết quả cũng đối lập hẳn với nhau” [77, tr 37] Chính vì vậy,

tư duy siêu hình chỉ tồn tại trong một giới hạn lịch sử nhất định, nên bị tư duybiện chứng duy tâm phủ định và thay thế Sự thay thế đó là tất yếu kháchquan trong tiến trình nhận thức, khám phá thế giới hiện thực Cuối thế kỷXVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên chuyển từ giai đoạn sưu tập sanggiai đoạn chỉnh lý tài liệu, đến giai đoạn nghiên cứu quá trình phát sinh, pháttriển của các sự vật, phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp yêucầu nhận thức khoa học cần thay vào đó là phương pháp tư duy biện chứngduy tâm Tư duy biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ triết họcCant, phát triển lên đỉnh cao trong phép biện chứng của Hêghen Trong

“Chống Đuy rinh”, Ph.Ăngghen nhận xét: công lao lớn ở Hêghen là ở chỗ

“ông là người đầu tiên đã coi toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thầnnhư một quá trình, nghĩa là luôn vận động, thay đổi, biến hoá và phát triển, vàtrong đó ông đã cố tìm ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và phát triển ấy”

Trang 27

[6, tr 38] Hêghen vượt lên tư duy biện chứng cổ đại và tư duy siêu hình thế

kỷ XVII, XVIII, kế thừa, chọn lọc những yếu tố hợp lý của các hình thức tưduy trước đó Hêghen xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối” để sáng lập nên hệthống triết học của ông thể hiện khá rõ nét nội dung của tư duy biện chứngtrên các lĩnh vực lôgíc học, triết học tự nhiên, triết học tinh thần Ph.Ăngghenkhẳng định: toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần được trình bày như mộtquá trình, nghĩa là luôn vận động, biến đổi, biến hoá và phát triển và ông đã

cố gắng vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và phát triển ấy

Đặc biệt ông đã trình bày phép biện chứng của khái niệm, qua đó ông dựđoán phép biện chứng của hiện thực V.I.Lênin nhận xét: “Hêghen đã chứngminh rằng những hình thức lôgíc và những quy luật lôgíc không phải là mộtcái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh thế giới khách quan Nói đúng hơn, khôngphải là ông đã chứng minh như vậy, mà là đã đoán thấy một cách tài tình nhưvậy” [64, tr 191] Mặc dù có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển

tư duy biện chứng, nhưng tư duy biện chứng của Hêghen còn duy tâm, thầnbí; mâu thuẫn sâu sắc giữa hệ thống và phương pháp trong triết học của ông

có khuynh hướng quay về quá khứ, xa rời hiện thực

Tư duy biện chứng duy vật mácxít được hình thành trên cơ sở phê phán,

chọn lọc các hình thức tư duy trước đó, khẳng định tính đúng đắn, khoa họccủa mình Tư duy biện chứng duy vật mácxít lấy hiện thực khách quan làmđối tượng phản ánh, chứ không phải nó sản sinh ra hiện thực khách quan nhưquan niệm của Heghen Chính vì vậy C.Mác viết: “Phương pháp biện chứngcủa tôi không những khác phương pháp của Heghen về cơ bản, mà còn đốilập hẳn với phương pháp ấy nữa Đối với Heghen quá trình tư duy mà ông tathậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là

vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bênngoài của tư duy mà thôi Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vậtchất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”

Trang 28

[79, tr 35] Khẳng định tư duy biện chứng mácxít là tư duy biện chứng duyvật trong Bút Kí triết học V.I.Lênin viết: “biện chứng của sự vật sản sinh rabiện chứng của ý niệm, chứ không phải ngược lại” [64, tr 209].

Khi bàn về tư duy biện chứng mác xít, tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ địnhnghĩa: “tư duy biện chứng mác xít là tư duy phản ánh những mối liên hệ, sựvận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan”[131, tr 26] Theo chúng tôi định nghĩa này chưa chỉ rõ sự khác biệt cơ bảngiữa tư duy biện chứng duy vật mácxít với tư duy kinh nghiệm và tư duy lýluận; mà tập trung làm sáng tỏ tính đặc thù của tư duy cán bộ kinh tế Tác giảNguyễn Đa Phúc cho rằng: “tư duy biện chứng chẳng những có sự khác biệt

về chất so với tư duy siêu hình, mà còn có sự phân biệt với tư duy lôgíc hìnhthức Tư duy biện chứng và tư duy lôgíc hình thức là hai loại hình tư duy theohai lôgíc khác nhau: lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng; lôgíc biện chứngchính là tư duy biện chứng” [106, tr 25] Theo chúng tôi nếu hiểu như vậy sẽrơi vào sai lầm định nghĩa mất cân đối, quá hẹp, cắt xén, làm đơn giản hoá tư

duy biện chứng Kế thừa, tiếp thu các định nghĩa trên, theo chúng tôi tư duy biện chứng duy vật mác xít là loại hình tư duy đòi hỏi chủ thể không chỉ phản ánh sáng tạo những mối liên hệ, sự vận động phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà còn phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn khái niệm, phạm trù, quy luật và những phương pháp luận của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả.

Tư duy biện chứng duy vật mácxít là sự thống nhất giữa thế giới quan duyvật và phương pháp luận biện chứng, tạo nên sự khác biệt về chất so với cácloại hình tư duy khác Nên để có tư duy biện chứng duy vật mácxít, chủ thểnhận thức phải nắm vững, vận dụng linh hoạt những nguyên lý, qui luật,phạm trù của phép biện chứng duy vật, các nguyên tắc, các khái niệm, phạmtrù của lôgíc học vào giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong nhậnthức và thực tiễn Khác với tư duy siêu hình, tư duy biện chứng duy vật

Trang 29

mácxít phản ánh các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phong phú, đa dạng,giữa các yếu tố, các bộ phận tạo nên sự vận động, biến đổi và chuyển hóakhông ngừng Nếu tư duy siêu hình tuyệt đối hóa sự vật trong trạng thái bấtbiến, không vận động, không biến đổi thì tư duy biện chứng duy vật mácxítlại phản ánh sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát sinh, phát triển khôngngừng theo các quy luật khách quan vốn có của chúng Tư duy biện chứngduy vật mácxít xoá bỏ triệt để những hạn chế của tư duy siêu hình, kiên quyếtphê phán phương pháp biện chứng duy tâm của Heghen, coi tư duy có trước,sáng tạo ra thế giới khách quan…

Tư duy siêu hình luôn có định kiến với mâu thuẫn, đi tìm nguồn gốc của sựvận động ở bên ngoài đối tượng ngược lại tư duy biện chứng duy vật mácxítthừa nhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn, coi mâu thuẫn là nguồn gốc của

sự vận động và phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Tư tưởng về mâuthuẫn là tư tưởng cơ bản, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, khi bàn vềvấn đề này V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là họcthuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhâncủa phép biện chứng” [64, tr 240]

Tư duy biện chứng duy vật mácxít mang tính khách quan Tính khách quan

trước hết phải là sự tái hiện chân thực và phản ánh đúng quy luật khách quan,chi phối sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng V.I.Lênin khẳng định:

“Tính khách quan của sự xem xét không phải thí dụ, không phải dài dòng màbản thân sự vật tự nó” [64, tr 293] Tư duy biện chứng duy vật mácxít đòi hỏiphản ánh chân thực những thuộc tính, những mối liên hệ, những quy luật vậnđộng, phát triển của bản thân sự vật Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng sự phùhợp giữa nội dung và đối tượng phản ánh không phải là sự phù hợp đơn giản,

có thể đạt được trong chốc lát, mà là sự phù hợp mang tính biện chứng, giúp

tư duy từng bước đạt tới chân lý khách quan Tư duy biện chứng duy vậtmácxít là tư duy linh hoạt, mềm dẻo, phản ánh toàn diện quá trình nhận thức

Trang 30

và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới vật chất Điều này đượcV.I.Lênin khẳng định trong Bút kí triết học: “Những khái niệm của con người

là chủ quan, trong tính trừu tượng của chúng trong sự tách rời của chúngnhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”[64, tr 223 - 224] Như vậy, tính khách quan trong sự xem xét sự vật vừa làmột đặc trưng cơ bản, lại vừa là đòi hỏi của phương pháp tư duy biện chứngduy vật mácxít

Tư duy biện chứng duy vật mácxít phản ánh thế giới một cách toàn diện.

Tính toàn diện đòi hỏi phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của chúng,trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể; trong sự phát triển cụ thể của nó,phải nhận thức, đánh giá đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ, phânbiệt mối liên hệ cơ bản, ngẫu nhiên, không cơ bản để tập trung giải quyết đạtkết quả cao Trong tác phẩm “Lại bàn về công đoàn” V.I.Lênin viết: “Muốnthực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát, nghiên cứu tất cả các mặt,tất cả các mối liên hệ “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó Chúng ta không thểlàm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xéttất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và cứng nhắc” [65,

tr 364] Tính toàn diện của tư duy biện chứng duy vật mácxít khác với chủnghĩa chiết trung ở chỗ, chủ nghĩa chiết trung cũng làm ra vẻ chú ý tới nhiềumặt của sự vật, hiện tượng nhưng lại lắp ghép chúng một cách máy móc vềnguyên tắc quy vào làm một Tính toàn diện của tư duy biện chứng duy vậtcũng khác với thuật ngụy biện ở chỗ, thuật ngụy biện cũng làm ra vẻ chú ý tớinhiều mặt của sự vật, hiện tượng nhưng lại đánh tráo vấn đề theo kiểu cái cơbản thì làm thành cái không cơ bản, cái không cơ bản thì làm thành cái cơ bản

Tư duy biện chứng duy vật mácxít phản ánh xu hướng phát triển không ngừng của các sự vật, hiện tượng; còn tư duy siêu hình, tuy thừa nhận sự vận

động, thậm chí cũng thừa nhận sự chuyển hoá nhưng thực chất chỉ là sựchuyển hoá tuần hoàn giữa các sự vật Tư duy biện chứng duy vật mácxít

Trang 31

phản ánh đúng quá trình vận động, phát triển không ngừng của sự vật, hiệntượng V.I.Lênin chỉ rõ: “Những khái niệm này phải được mài sắc, gọt giũa,mềm dẻo, năng động, tương đối liên hệ với nhau thống nhất trong những mặtđối lập để có thể bao quát vũ trụ” [64, tr 155 - 156] Tư duy biện chứng duy

vật mácxít do biện chứng khách quan qui định nên các phạm trù, khái niệm

của tư duy biện chứng duy vật phải mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển để phảnánh biện chứng khách quan của sự vật, hiện tượng

Tư duy biện chứng duy vật mácxít phản ánh sự vật, hiện tượng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể Nó xem xét các mặt, các mối liên hệ và sự

phát triển của sự vật bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể, trongmột không gian, thời gian, quan hệ xác định Do vậy, tư duy phản ánh sự vậtđảm bảo tính chân thực của nó cũng phải thay đổi theo sự vật Nguyên tắclịch sử cụ thể giữ vai trò quan trọng nhất của tư duy biện chứng duy vậtmácxít Khi đánh giá chính xác một vấn đề phải biết đặt nó vào từng hoàncảnh, từng quan hệ cụ thể nếu không tư duy sẽ gặp phải sai lầm Như vậy,phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể là linh hồn của phương pháp tư duy biệnchứng duy vật mácxít

Tư duy biện chứng duy vật mácxít có tính thực tiễn cao thể hiện sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, giữa nhận thức và thực tiễn C.Mác khẳng định:

“Sự tranh cãi về tính hiện thực hay không hiện thực của tư duy tách rời thựctiễn là một vấn đề kinh viện thuần tuý” [75, tr 10] Mọi tri thức của conngười được khẳng định là chân thực đều phải thông qua thực tiễn kiểmnghiệm Do đó, có thể khẳng định rằng thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất đểkiểm tra chân lý vừa mang tính tương đối, vừa mang tính tuyệt đối, chỉ cóthực tiễn là yếu tố duy nhất để kiểm tra chân lý; đồng thời, thực tiễn cũngluôn vận động, biến đổi, chuyển hoá, không ngừng cùng với thời gian Do đó,

tư duy của con người cũng phải vận động, biến đổi theo cho phù hợp với thựctiễn Thực tế cho thấy, nếu tư duy thoát ly hiện thực sẽ trở thành trừu tượng,

Trang 32

trống rỗng, sẽ “chết yểu” và hoàn toàn vô nghĩa Chỉ có tư duy biện chứngduy vật mácxít mới biểu hiện tính thực tiễn nhằm mục đích cải tạo thế giớiphục vụ con người.

Tư duy biện chứng duy vật mácxít mang bản chất khoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến đấu cao Tư duy biện chứng duy vật giải quyết hiệu

quả các vấn đề thực tiễn, tạo ra tri thức mới đáp ứng yêu cầu nhận thức củacon người Qua các quy luật, các nguyên tắc của mình, tư duy biện chứng duyvật mácxít phản ánh đúng đắn quy luật của thực tiễn, dự báo xu hướng vậnđộng, biến đổi trong tương lai của các sự vật, hiện tượng Với tư duy biệnchứng duy vật mácxít không có gì là cố định, bất biến, mọi sự vật, hiện tượng,mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ luôn vận động, biến đổi, chuyển hoá, pháttriển không ngừng Do vậy, tư duy biện chứng duy vật mácxít mang bản chấtkhoa học, cách mạng luôn đấu tranh, kế thừa, loại bỏ các hình thức tư duytrong lịch sử vạch đường đi cho mình để khẳng định giá trị khoa học cáchmạng…

Tư duy biện chứng duy vật mácxít đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể Đây là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng

giúp chủ thể tư duy quán triệt cái cụ thể tái tạo ra nó Thông qua cái cụ thể tưduy biện chứng duy vật mácxít thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trongnhận thức và hành động C.Mác khẳng định: “Phương pháp đi từ trừu tượngđến cụ thể chỉ là phương pháp nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể vàtái tạo ra nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy” [76, tr 877- 878]

Tính kế thừa, chọn lọc là một đặc điểm riêng biệt của tư duy biện chứng so với tư duy siêu hình Nếu như tư duy siêu hình trong quá trình phản ánh xoá

bỏ, phủ định sạch trơn cái cũ thì tư duy biện chứng luôn xuất phát từ cái cũ,

kế thừa, chọn lọc ưu điểm, hạt nhân hợp lý của cái cũ và loại bỏ cái lạc hậu,lỗi thời so với hiện thực khách quan Tính kế thừa, chọn lọc trong sự phát

Trang 33

triển là điều kiện, tiền đề để cái mới có thể cao hơn cái cũ Sự khác biệt cơbản giữa tư duy siêu hình và tư duy biện chứng còn thể hiện ở chỗ, tư duysiêu hình luôn định kiến, phủ nhận mâu thuẫn, tư duy biện chứng duy vật thừanhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn, coi mâu thuẫn là nguồn gốc của sựvật động, phát triển của sự vật Thừa nhận sự tồn tại khách quan của mâuthuẫn là tư tưởng cơ bản, hạt nhân của tư duy biện chứng duy vật V.I.Lêninviết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thốngnhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”[64, tr 240]

Tư duy biện chứng duy vật có mối quan hệ mật thiết với tư duy lý luận và

tư duy khoa học, chúng vừa thống nhất, lại vừa có sự khác biệt với nhau.Mặc dù tư duy biện chứng duy vật là tư duy lý luận song không đồng nhất với

tư duy lý luận, vì rằng tư duy biện chứng duy vật là tư duy lý luận phát triển ởtrình độ cao, tự giác, sáng tạo, thống nhất giữa thế giới quan duy vật vàphương pháp luận biện chứng Do vậy, tư duy lý luận chỉ trở thành tư duybiện chứng khi nó xuất phát và phản ánh đúng quy luật vận động, phát triểncủa hiện thực khách quan, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các nguyên tắc, quyluật của tư duy biện chứng duy vật vào nghiên cứu quá trình vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng Tư duy biện chứng duy vật là tư duy khoa họcnhưng không đồng nhất với tư duy khoa học, vì rằng không phải mọi loạihình tư duy khoa học đều đạt tới tư duy biện chứng duy vật Chẳng hạn tư duysiêu hình cũng là tư duy khoa học nhưng không trở thành tư duy biện chứng

vì thiếu phương pháp luận biện chứng, hay tư duy biện chứng của các khoahọc cụ thể phải đạt đến sự thống nhất biện chứng giữa thế giới quan duy vậtvới phương pháp biện chứng trong tư duy mới thực sự đạt tới trình độ tư duybiện chứng duy vật

Như vậy, tư duy biện chứng duy vật mácxít là loại hình tư duy phát triển ởtrình độ cao nhất của tư duy nhân loại Nó luôn hàm chứa nội dung hiện thực,

Trang 34

phản ánh đúng bản chất của quá trình vận động, phát triển của thế giới kháchquan vốn như nó đang tồn tại Tư duy biện chứng duy vật mácxít là tư duysáng tạo, nhưng không phải mọi tư duy sáng tạo đều mang đầy đủ ý nghĩa của

tư duy biện chứng duy vật mác xít, chẳng hạn tư duy biện chứng duy tâm củaHeghen là một thí dụ Để có tư duy biện chứng duy vật, chủ thể nhận thức cầnphải nắm vững nguyên tắc phương pháp luận biện chứng, có tư duy lôgíc, vốnsống và vốn hiểu biết cao, có năng lực tổng kết thực tiễn hiệu quả…

1.1.2 Năng lực tư duy biện chứng duy vật

Khái niệm năng lực tư duy ở nước ta, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ VI phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm năng lực và nănglực tư duy Theo từ điển tiếng Việt, khái niệm năng lực là “khả năng, điềukiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó ở mức

độ cao, hoặc năng lực được hiểu là những phẩm chất của con người tạo khảnăng hoàn thành có kết quả một quá trình hoạt động nhất định” [138, tr 639].Tác giả Bùi Văn Huệ nghiên cứu khái niệm này dưới góc độ tâm lý học chorằng năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợpvới những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảohoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy [47, tr 174] Tác giảCung Kim Tiến định nghĩa năng lực theo nghĩa rộng: “Năng lực là toàn bộnhững đặc tính tâm lý của cá thể, điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiệncho hoạt động sống của cá thể; hiểu theo nghĩa đặc biệt thì năng lực là toàn bộnhững đặc tính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp với một hìnhthức hoạt động nghề nghiệp nhất định được hình thành trong lịch sử” [135, tr 753].Như vậy, khái niệm năng lực nói chung được cấu thành bởi những yếu tố

sau: thứ nhất, năng lực là khả năng và điều kiện chủ quan để hình thành một hoạt động nào đó của chủ thể Thứ hai, năng lực là khả năng và điều kiện tự nhiên sẵn có - cơ sở để hình thành hoạt động nào đó của chủ thể Thứ ba,

năng lực là tổng hợp những phẩm chất tâm - sinh lý tạo cơ sở và khả năng

Trang 35

hình thành một hoạt động nào đó của chủ thể Theo chúng tôi mỗi cá nhân cụthể có rất nhiều năng lực tiềm ẩn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yếu tố tựnhiên, sinh học, gen di truyền, vai trò của bộ não… Bên cạnh đó, năng lực cònphụ thuộc vào môi trường xã hội và điều kiện sống, vốn tri thức của con người.Năng lực tự nhiên của con người phải được xã hội hoá thông qua môitrường xã hội, rèn luyện trong thực tiễn để tạo điều kiện phát huy tác dụng,nếu không sẽ bị thui chột Khác với con người, năng lực của loài vật là tổnghợp những bản năng loài được truyền lại thông qua cơ chế di truyền, chọn lọc

tự nhiên, thói quen cá thể Do vậy, cuộc sống bầy đàn, “cộng đồng” quần thể,điều kiện tự nhiên tốt nhất để kích thích năng lực của chúng phát triển

Năng lực của con người mang tính lịch sử, gắn liền với trình độ phát triểncủa hình thái kinh tế xã hội, của hệ thống giáo dục thích ứng Vì thế, mỗi thời

kỳ lịch sử khác nhau năng lực tư duy được phát triển ở các trình độ khácnhau Trong đời sống xã hội có những năng lực gắn liền với tính đặc thù ởnhững cá thể riêng lẻ do năng khiếu bẩm sinh, di truyền tạo thành nhữngngành nghề đặc biệt như hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, nghệ thuật… hoặcnhững ngành nghề tư duy khoa học rất cao, nó chỉ có ở một số ít cá nhân,những nhà khoa học thiên tài, đầu ngành

Qua trên, chúng tôi có thể hiểu rằng năng lực là tổng hợp những khả năngvốn có, những phẩm chất, đặc tính tâm - sinh lý của con người khi có nhữngđiều kiện thích hợp nó sẽ phát huy sức mạnh

Năng lực tư duy với tư cách là một phạm trù triết học chiếm vị trí vô cùng

quan trọng trong nhận thức khoa học Kể từ đổi mới tới nay (1986) đã cónhiều nhà nghiên cứu đề cập tới phạm trù tư duy dưới nhiều góc độ khácnhau Một số tác giả đề cập tới khái niệm năng lực tư duy, coi đó là một vấn

đề quan trọng khi bàn về đổi mới tư duy ở nước ta GS Nguyễn Ngọc Long đãbàn trực tiếp về khái niệm năng lực tư duy với hàm ý nói về tác dụng cơ bản

Trang 36

của năng lực tư duy Nội hàm của khái niệm năng lực tư duy bao gồm tổnghợp những phẩm chất trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nhận thức thế giới và bản thâncon người, đảm bảo cho hành động sáng tạo của mình [70, tr 48].

Nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ triết học cũng đề cập tới khái niệmnăng lực tư duy ở những góc độ khác nhau Tác giả Hồ Bá Thâm cho rằng,

“Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởngtrừu tượng hoá, khái quát hóa và xử lý tri thức Trong quá trình phản ánh, táitạo, phát triển và vận dụng chúng vào những tình huống thực tiễn nhất định”[123, tr 8] Tác giả đã đi sâu phân tích khả năng thu thập và xử lý thông tincủa chủ thể trong quá trình phản ánh khái quát hóa, trừu tượng hóa bản chấtcủa sự vật Tác giả Nguyễn Đa Phúc coi năng lực tư duy “Là tổng hợp nhữngphẩm chất tâm - sinh lý của con người nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức vàcải tạo thế giới trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định” [106,

tr 10 -11] Ở đây, tác giả đã đi từ khái niệm năng lực để định nghĩa khái niệmnăng lực tư duy và nhấn mạnh khả năng nhận thức, cải tạo thế giới của conngười trong mỗi giai đoạn lịch sử Tác giả Dương Minh Đức lại coi năng lực

tư duy “là khả năng sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn cả nội dung và phươngpháp tư duy phát hiện vấn đề và xây dựng được những phương án tối ưu đểgiải quyết vấn đề đó” [26; tr 32] Tác giả tập trung làm rõ khái niệm năng lực

tư duy bao gồm năng lực lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các phương pháp, hìnhthức tư duy và khả năng sử dụng thành thạo cả nội dung, phương pháp tư duytrong quá trình nhận thức thể hiện qua các khái niệm, phán đoán, suy luận;chúng có mối liên hệ mật thiết không tách rời nhau, giữ vai trò quan trọngtrong tư duy khoa học, thiếu nó tư duy trừu tượng không diễn ra

Theo chúng tôi, năng lực tư duy là khả năng nắm bắt, vận dụng những tri thức vào cuộc sống của con người Năng lực tư duy là năng lực phản ánh cao

bằng suy nghĩ, liên tưởng, phát hiện và xử lý thông tin trong những tìnhhuống, những hoàn cảnh cụ thể Năng lực tư duy không đơn giản chỉ dựa vào

Trang 37

năng lực sinh lý, thần kinh của bộ não mà còn thể hiện trên hai lĩnh vực nhậnthức và thực tiễn Tức là chủ thể vừa phải có năng lực khái quát hoá những trithức, vừa phải cụ thể hoá thành mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể để

xử lý tốt những tình huống thực tế Các phương pháp, hình thức tư duy tạothành cơ chế vận hành trong hoạt động nhận thức và cũng là công cụ, phươngthức để hiện thực năng lực tư duy Trong tư duy thường sử dụng các phươngpháp phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, lịch sử - lôgíc… hoặc hình thứctrừu tượng hoá, khái quát hoá, liên tưởng để đi sâu vào bản chất của sự vật,đây vừa là qui luật hoạt động, vừa là công cụ của tư duy Nếu xem xét nănglực tư duy ở góc độ này thì ta có thể hiểu một cách khái quát, năng lực tư duy

là lực lượng tinh thần đang nhận thức, là cơ chế đang vận động, là sự tổnghợp của các qui luật tư duy trên cơ sở qui luật của đời sống hiện thực

Năng lực tư duy có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức thế giớicủa con người Một mặt, nó giúp chủ thể tư duy huy động, sử dụng thành thạotoàn bộ trí lực để nhận thức bản chất, phương thức tồn tại của sự vật Mặtkhác, nó cụ thể hoá nhận thức đó để chỉ đạo hành động thực tiễn của conngười Năng lực tư duy phải là nghệ thuật sử dụng cả tri thức và phương pháptheo đúng qui luật… Nâng cao khả năng và nghệ thuật sử dụng tri thức,phương pháp tư duy đúng qui luật chủ thể phải rèn luyện, mài giũa thông quathực hành để biến năng lực đó thành phẩm chất, sức mạnh của tư duy, tạo ra

sự nhạy cảm, tinh tế, minh mẫn, chính xác, linh hoạt trong tư duy

Thực tế cho thấy, năng lực tư duy không đồng nhất với trình độ học vấn,trình độ tư duy Người có trình độ học vấn cao cũng chưa hẳn là có năng lực

tư duy cao Tất nhiên, nếu không có trình độ học vấn nhất định thì cũng sẽkhó có năng lực tư duy thật sự Khi nói tới trình độ tư duy là nói tới mức độ,cấp độ, phát triển và đạt được về nội dung và phương pháp tư duy Trình độ

tư duy thấp là trình độ tư duy tiền khoa học còn trình độ tư duy cao là trình độ

tư duy khoa học Nội dung và phương pháp tư duy có quan hệ biện chứng với

Trang 38

nhau Trình độ tri thức càng cao, hiểu biết của con người càng sâu sắc, phongphú sẽ giúp cho phương pháp tư duy ngày càng hoàn thiện Khi lựa chọnphương pháp tư duy chủ thể phải căn cứ vào đối tượng và qui luật kháchquan, đối tượng khác nhau phải sử dụng phương pháp khác nhau Vì vậy, khinghiên cứu về mối quan hệ giữa phương pháp và đối tượng V.I.Lênin khẳngđịnh: “Phương pháp là nguyên lý bên trong là linh hồn của đối tượng” [63, tr 237].Thực tế cho thấy, nếu tri thức của chủ thể về lĩnh vực cần nghiên cứu cònhạn chế thì dù họ có được trang bị phương pháp tư duy tốt đến đâu đi nữacũng không thể đạt được trình độ tư duy cao Tuy nhiên, chúng ta không nêntuyệt đối hoá nội dung tư duy hay phương pháp tư duy mà phải thấy được mốiquan hệ hỗ trợ giữa chúng Nội dung tư duy xét ở góc độ, khía cạnh nào đó làkết quả của phương pháp tư duy Kết quả của tư duy thu nhận được ở mức độcao hay thấp, sâu sắc hay không sâu sắc, bộ phận hay chỉnh thể… phụ thuộcvào trình độ và phương pháp tư duy tương ứng Nếu trình độ tư duy thấp,không khoa học thì phương pháp tư duy thường mang nặng tính kinh nghiệm,trực quan, bề ngoài, không biết gạt bỏ yếu tố đơn lẻ, ngẫu nhiên, thứ yếu đểnắm lấy những mối liên hệ, những thuộc tính bên trong của sự vật, hiệntượng Ngược lại, trình độ tư duy cao sẽ giúp cho chủ thể nắm bắt bản chấtbên trong của sự vật, hiện tượng thuận lợi hơn Trên tinh thần đó, có thểkhẳng định rằng trình độ cao nhất của tư duy là tư duy biện chứng duy vật,đỉnh cao nhất của quá trình nhận thức, là sự thống nhất chặt chẽ giữa chủnghĩa duy vật và phương pháp luận biện chứng.

Năng lực tư duy thuộc về năng lực của từng người về từng lĩnh vực và cóthể được biểu hiện thành từng kiểu, từng loại năng lực tư duy khác nhau: nănglực tư duy nghệ thuật, năng lực tư duy khoa học, năng lực tư duy lãnh đạo,quản lý, hoặc xét theo cấp độ có năng lực tư duy kinh nghiệm, năng lực tưduy lý luận, năng lực tư duy biện chứng

Trang 39

Năng lực tư duy biện chứng là khả năng chủ thể huy động và sử dụng linh

hoạt, mềm dẻo tri thức vào giải quyết hiệu qủa vấn đề nảy sinh trong cuộcsống Tuy nhiên, năng lực tư duy biện chứng còn ít được các nhà khoa họcbàn tới ở nước ta trong những năm gần đây Trong luận án tiến sĩ Triết học,tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã bàn tới khái niệm năng lực tư duy biệnchứng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế “Năng lực tư duy biện chứng làtổng hợp tất cả các phẩm chất của tư duy ở trình độ cao, là khả năng đưa ranhững quyết định đúng đắn, hợp lý, kịp thời của chủ thể Đó là khả năng lãnhđạo, tổ chức để biến quyết định thành hiện thực” [131, tr 20] Ở đây, tác giả

đã bàn tới năng lực tư duy biện chứng ở góc độ hẹp, mang tính đặc thù củađội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế nên mới chỉ dừng lại ở một số khía cạnh sau:thứ nhất, năng lực tư duy biện chứng là tổng hợp tất cả các phẩm chất của tưduy ở trình độ cao Thứ hai, năng lực tư duy biện chứng là khả năng đưa ranhững quyết định kịp thời của chủ thể

Tác giả Trần Viết Quang cho rằng: “Năng lực tư duy biện chứng là tổnghợp những phẩm chất của tư duy, thể hiện ở khả năng nắm vững và vận dụngmột cách chủ động, nhuần nhuyễn, sáng tạo phương pháp và phương phápluận biện chứng duy vật cũng như các nguyên tắc, phạm trù của lôgíc biệnchứng mácxít nhằm giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nhận thức vàthực tiễn đang đặt ra” [108, tr 29] Ở đây tác giả chưa đi sâu vào việc phântích năng lực tổng kết thực tiễn, vốn tri thức của chủ thể mà chủ yếu đề cậptới năng lực sử dụng phương pháp luận biện chứng, tư duy lôgíc của chủ thểnhận thức Tác giả cho rằng, nâng cao năng lực tư duy biện chứng thực chất lànâng cao trình độ hiểu biết về lôgíc học và khả năng vận dụng phương phápluận biện chứng duy vật mácxít vào quá trình nâng cao tri thức khoa học, tổngkết thực tiễn, khái quát lý luận để giải quyết hiệu quả vấn đề thực tiễn

Kế thừa những quan điểm trên, theo chúng tôi, năng lực tư duy biện chứng duy vật là tổng hợp tất cả các khả năng, phẩm chất của tư duy và sự thống

Trang 40

nhất biện chứng giữa vốn tri thức, tư duy lôgíc và phương pháp luận biện chứng duy vật ở chủ thể nhận thức nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả vấn đề trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Như vậy, cấu trúc của năng lực tư duy biện chứng duy vật theo chúng tôi là

sự thống nhất biện chứng giữa năng lực nhận thức và vận dụng phương phápluận biện chứng, tư duy lôgic, vốn tri thức của chủ thể và năng lực tổng kếtthực tiễn Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn tư duy biện chứng duy vật,chúng ta có thể giải quyết đúng đắn những vấn đề của nhận thức và thực tiễnđặt ra Thực tế nhiều người tự cho rằng mình nắm vững tư duy biện chứngduy vật nhưng lại không giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra.Những người như vậy không phải là người có tư duy biện chứng duy vật; bởi

vì họ có thể không nắm vững tư duy biện chứng duy vật hoặc nắm đượcnhưng không có khả năng vận dụng thì tư duy biện chứng của họ chưa đượcphát triển; tri thức về tư duy biện chứng chỉ là những tri thức chết Do vậy, đểphát triển được năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm chúng tacần chú ý phát triển khả năng nắm vững, vận dụng nhuần nhuyễn tư duy biệnchứng vào học tập, nghiên cứu và thực hành, thực tập sư phạm

1.2 Đặc điểm và yêu cầu phát triển năng lực tư duy biện chứng ở sinh viên đại học sư phạm Việt Nam hiện nay

Trường đại học sư phạm đóng vai trò là máy cái trong đào tạo đội ngũ cán

bộ, giáo viên Việt Nam để tiếp nối sự nghiệp trồng người, thực hiện mục tiêugiáo dục và đào tạo nước nhà Mục tiêu giáo dục hiện nay là “đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [4, tr 5] Sinh viênđại học sư phạm là những người sẽ trở thành giáo viên trong tương lai; họ

Ngày đăng: 19/03/2014, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w