III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN
2. Kiến nghị với các ngân hàng
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng,ngân hàng vừa là trung gian vay tiền, vừa thực hiện chi trả tiền hàng theo lệnh, vừa làm
đảm bảo cam kết thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, đó là nhiệm vụ của ngân hàng. Ngân hàng muốn tăng lợi nhuậnthì phải cải tiến mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua đó mà làm công tác thanh toán dễ dàng hơn,góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Vì thế :
- Ngân hàng phải hiện đại hoá công nghệ thanh toán theo hướng hoà nhập với cộng đồng thế giới. Rút ngắn thời gian giao dịc, giảm bớt chi phí giao dịc.
- Ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại. Để phát triển và mở rộng nghiệp vụ thanh toán của mình, các ngân hàng phải tích cực đổi mới về nhiều lĩnh vực nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu la công cụ sắc bén giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh trong đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ chủ động dành lấy những điều khoản thanh toán cho phù hợp và hiệu quả nhất.
- Tăng cường quản lý và sử dụng tốt các phương thức thanh toán quốc tế, đặc biệt là bảo lãnh mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi ngoại tệ hợp lý.
- Ngân hàng nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một giải băng có biên độ từ 2,5% - 3% làm khung giao dịch, có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu của thị trường.
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: ngoài những phương thức thanh toán quốc tế truyền thông đang được ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng, hiện nay trên thị trường tài chính thế giới còn áp dụng nhiều loại hình dịch vụ như FACTORING ( bao tiêu thanh toán ), FORFAITING ( mua bán nợ thương mại quốc tế) mà ở Việt Nam chưa được các ngân hàng sử dụng phổ biến. Ngoài ra ngân hàng còn phải tư vấn cụ thể cho các doanh nghiệp nếu như họ có yêu cầu.
- Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phức tạp, đòi hỏi nghành phải đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm thanh toán quốc tế ngân hàng.
- Các ngân hàng thương mại nên xác lập trong nội dung hợp đồng Option thêm quyền được mua ngoại tệ khi doanh nghiệp không thực hiện quyền lựa chọn, do đối với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam khi thực hiện hợp đồng
quyền lựa chọn ngoài ý nghĩa về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái còn có nhu cầu cần đảm bảo có đủ số lượng ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu khi đến hạn.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài trên cơ sở vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học cùng với việc tìm hiểu thực tế tại công ty trong thời gian thực tập, có thể rút ra một kết luận sau đây:
• Khái niệm chung về thanh toán quốc tế và rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế. Trình bày khái quát vai trò của việc phòng ngừa rủi ro, các giải pháp nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng.
• Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác thanh toán quốc tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) và tìm hiểu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty trong những năm qua.
• Trên cơ sở phân tích sự tác động, ảnh hưởng và vai trò của hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và dựa trên tình hình thực tế về công tác phòng ngừa tại công ty, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế tại công ty trong điều kiện Việt Nam hiện nay. • Giao dịch trong thương mại quốc tế không ngừng được mở rộng, các doanh
nghiệp Việt Nam ngày càng phải đối đầu với nhiều rủi ro lớn hơn do đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Rủi ro tài chính trong công tác thanh toán quốc tế của công ty cũng không phải là ngoại lệ. Dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình trong nước thì dường như các doanh nghiệp Việt Nam “ngại” phòng chống rủi ro tài chính, chưa quan tâm một cách cụ thể về điều này như các công ty đa quốc gia đã và đang làm rất tốt. Có lý giải về điều này là do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có giám đốc tài chính như thông lệ thế giới, tức là chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của thị trường để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Và lý do khác là vai trò của ngân hàng hiện nay trong việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn các dich vụ giải pháp phòng ngừa thích hợp chưa thật hiệu quả. Do vậy, nếu không lường hết các biến động của thị trường và xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro thích hợp, các doanh nghiệp nước ta sẽ gặp phải khó khăn thật sự trước những công ty nước ngoài vốn có truyền thống phòng ngừa rủi ro - điều mà hầu như đã trở thành bản năng của bất kỳ doanh nghiệp nào trong môi trường cạnh tranh toàn cầu..
Những kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ lã những đóng góp nhỏ, giới hạn trong phạm vi một công ty. Chắc chắn rằng sẽ còn rất nhiều vấn đề cần phải tiếp
tục được nghiên cứu sâu hơn để không ngừng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tài chính trong thanh toán quốc tế tại công ty TOCONTAP nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói chung. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, nhận xét góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn có được sự hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Mai Thế Cường và lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ phòng XNK 6 cũng như các phòng ban liên quan khác của công ty cổ phần XNK Tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Bảng 1 – Nguyên nhân điển hình dẫn đến rủi ro trong thanh toán bằng L/C
Nguyên nhân Số loại rủi ro điển hình trong thanh toán L/C
%
1. Sự giả mạo chứng từ và thông tin không chuẩn xác
3 9,09
2. Các bên không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ quy định trong L/C.
12 36,37
3. Sai sót trong nội dung của bộ chứng từ thanh toán.
8 24,24
4. Sai sót trong nội dung của L/C, xuất trình trễ so với hiệu lực.
4 12,12
5. Không thống nhất trong chuyển nhượng chứng từ thanh toán.
3 9,09
6. Lý do khác. 3 9,09
Cộng 33 100
(Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, Nguyễn Anh Tuấn, Nxb LDXH,2006)
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường (2004), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- FDI , Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
2. PGS.TS. Đỗ Đức Bình (2004), Giáo trình Kinh Tế Quốc Tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường (2005), Giáo trình Kinh Doanh Quốc Tế, nhà xuất bản thống kê, Nhà xuất bản thông kê Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Văn Thanh (2004), Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống kê Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
6. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2006), Thanh toán quốc tế, NXB Tổng hợp Tp.HCM.
7. Quản trị rủi ro, Đại Học KTQD Tp.HCM(1998).
8. TS.Nguyễn Minh Kiều (2006), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
9. Kinh tế và dự báo (Số 3/2007), tr 33. 10.Thời báo kinh tế Việt Nam.
11.Tạp chí tài chính. 12.Tạp chí Thương mại.
13.Báo cáo tổng kết công tác các năm 2005 – 2007 của công ty TOCONTAP. 14.Các website của:
Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn