Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Bùi Thị Hồng Nhung Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10 Người
Trang 1Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp
Bùi Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Công nghệ Luận văn ThS chuyên ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60 48 10
Người hướng dẫn: TS Lê Văn Phùng
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Nghiên cứu, phân tích và thiết kế Hệ thống Thông tin Quản lý Hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp-ERP trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng, các ưu nhược điểm, từ đó tập trung nghiên cứu phân tích và thiết kế một số quy trình cơ bản và cần thiết nhất như: Quy trình quản lý nhân sự-tiền lương, quy trình quản lý mua bán vật tư, quy trình quản lý kho và quy trình quản lý tài sản cố định
Keywords: Hệ thống thông tin, Phần mềm hệ thống, Quản lý doanh nghiệp, Quản lý
nguồn lực
Content
MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu Hệ thống quản lý Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP
Ngày nay khi máy tính ngày càng rẻ hơn, mạnh hơn và thân thiện với con người hơn, các nhà quản lý đã sớm nhận thấy máy tính không chỉ đơn thuần là một công cụ trợ giúp nâng cao năng suất mà đã trở thành công cụ chủ đạo giúp doanh nghiệp tạo sự chuyển biến triệt để trong cách làm việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải thiện đáng
kể mối quan hệ với khách hàng
Từ những năm 60 đến nay, trên thế giới đã có nhiều hệ thống quản lý được áp dụng cho các doanh nghiệp:
MRP – Material Requirement Planning – Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
MRPII – Manufacturing Resource Planning – Hoạch định nguồn lực sản xuất
ERP – Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Trang 2 ERM – Enterprise Resource Management – Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
CRM – Client Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng
SCM – Supply Chain Management – Quản trị dây chuyền cung cấp
MRP và MRPII: Hệ thống MRP được phát triển từ giữa những năm 60, đến giữa những năm
70 thì chuyển qua hệ thống MRPII MRP chủ yếu đưa ra các tính toán về nguyên vật liệu cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất, MRPII chú trọng vào khái niệm quản lý, bao gồm quản lý lao động và chi phí Thời kỳ này các hệ thống chạy trên các hệ thống máy lớn Mainframe và máy Mini
ERP: Đến những năm 90, cùng với sự phát triển của công nghệ phần cứng và mạng máy tính
dựa trên cấu trúc Client – Server sử dụng máy chủ PC thay cho máy lớn trở thành phổ biến, các hệ thống MRP nhường chỗ cho hệ thống mới là ERP ERP không chỉ giới hạn trong quản
lý sản xuất mà còn bao trùm lên toàn bộ các hoạt động chính của doanh nghiệp như: Kế toán, Quản trị nhân lực, Quản trị hậu cần, Quản trị hệ thống bán hàng
Thập kỷ 90 là thời kỳ hoàng kim của ERP tất cả các công ty đa quốc gia và đại đa số các công ty tại các nước phát triển đều đã triển khai ERP Đầu thế kỷ 21 thế giới bắt đầu nói nhiều đến bước phát triển tiếp theo của ERP là ERM cùng các hệ thống khác tận dụng tiến bộ của công nghệ Internet là CRM và SCM
ERM: ERM tuy gần với ERP về cách viết nhưng là khái niệm rộng hơn, nó không phải là
một bước tiến hóa về chức năng hay kỹ thuật như MRP tiến hóa lên ERP, ERM thực chất là một bộ công cụ quản lý doanh nghiệp mà phần mềm chỉ là một bộ phận Các công cụ khác có thể hoàn toàn mang tính quản lý như: Huấn luyện, Kỹ thuật quản trị dự án các yếu tố phi máy tính của ERM là điểm tiến hóa rất quan trọng, nhiều dự án ERP không thành công là do thiếu yếu tố này
CRM: Đặt trọng tâm vào khả năng giao tiếp với bên ngoài (Khách hàng, Nhà cung cấp )
của một hệ thống quản lý CRM quản lý từ phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị và bán hàng đến các hoạt động tiếp thị như chiến dịch tiếp thị trực tiếp qua Email, quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng CRM còn phân tích nhiều chiều về khách hàng để giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động phát triển sản phẩm và bán hàng
SCM: Được định nghĩa là quá trình từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung
cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận hàng
Tóm lại: Trong các hệ thống phần mềm quản lý nói trên, thì ERP là quan trọng nhất, đó là
xương sống của mọi hệ thống quản lý trong các công ty lớn trên thế giới Tất cả các công ty
đa quốc gia hiện nay sẽ ngừng hoạt động nếu hệ thống ERP của họ bị trục trặc vì bằng cách thủ công, công ty không thể kiểm soát được hàng trăm chi nhánh và hàng triệu giao dịch diễn
Trang 3ra hàng ngày trên khắp thế giới Với các công ty vừa và nhỏ, ERP cũng là công cụ chính để
họ tăng hiệu quả quản lý
2 Hiện trạng ERP ở Việt Nam và những bất cập
Ở Việt Nam hiện còn tụt hậu khá xa trong tổ chức sản xuất, phân phối và triển khai ERP Số lượng các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu cũng đã đưa ra được sự lựa chọn nhất định cho nhiều đối tượng khách hàng Tuy nhiên, chưa hãng phần mềm ERP của Việt Nam nào xây dựng được một hệ thống ERP mạnh và chuyên nghiệp Các công ty lớn trong nước cũng mới chỉ bắt đầu bắt tay vào xây dựng sản phẩm Các hãng phần mềm của Việt Nam chủ yếu làm đại lý Hệ thống phân phối sản phẩm cho các hãng sản xuất ERP của nước ngoài, nên chỉ tác động được vào một khoảng hẹp các khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài
Việc triển khai ERP cho các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa triển khai ERP với nhiều lý do chủ quan và khách quan sau:
Nhận thức: Các đối tượng triển khai ERP chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen chi trả một số tiền lớn để mua một hệ thống phần mềm quản lý các hoạt động của họ Phần lớn chỉ dừng lại ở mức triển khai một số phần mềm kế toán và một số phần mềm quản lý khác cho các bộ phận trong công ty
Quy trình quản lý: Để triển khai được hệ thống ERP đòi hỏi doanh nghiệp phải có
các quy trình chặt chẽ, khoa học trong mọi hoạt động Muốn áp dụng được ERP trước hết phải chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chưa có quy trình nghiệp vụ rõ ràng, cụ thể do đó không phải doanh nghiệp nào cũng dùng được ERP
Yêu cầu triển khai cao: ERP là một hệ thống phức tạp, do vậy khi triển khai phải
đảm bảo các điều kiện cần thiết như cơ cấu nhân sự bao gồm cả phía triển khai và khách hàng, cán bộ tư vấn quản lý, tư vấn kỹ thuật, tư vấn hệ thống Công việc triển khai được chia làm nhiều giai đoạn: Phân tích và lập kế hoạch, thiết kế, chuyển đổi dữ liệu, chạy thử, chuyển giao
3 Mục tiêu, phạm vi của đề tài
Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu, phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin quản lý Hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) được thực hiện với mục đích làm cơ sở bước đầu cho việc xây dựng sản phẩm phần mềm ERP phục vụ, hỗ trợ và hiện đại hoá các công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp
Phạm vi: ERP là hệ thống quản lý bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên
do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và thiết kế một số quy trình cơ bản và cần thiết nhất, bao gồm:
Quy trình quản lý Nhân sự - Tiền lương
Quy trình quản lý Mua – Bán vật tư
Trang 4 Quy trình quản lý Kho
Quy trình quản lý Tài sản cố định
References
Tài liệu tiếng Việt:
[1] Đặng Văn Đức (2002), Phân tích thiết kế hướng đối tượng bằng UML, NXB Giáo dục,
Hà Nội
[2] Lê Văn Phùng (2004), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kiến thức và thực hành,
NXB Lao động, Hà Nội
[3] Nguyễn Văn Vỵ (2006), Bài giảng Phân tích thiết kế hướng đối tượng, Trường Đại học
Quốc Gia, Hà Nội
[4] Bộ tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2001
[5] Bộ luật Lao động, 1994
Tài liệu tiếng Anh:
[6] Scheer, A., & Habermann, F (2000), Enterprise resource planning: Making ERP a success
[7] Thearon Willis (2006), Beginning Visual Basic®2005 Databases, Wesley
[8] Booch, G., Rumbaugh, L and Jacobson, I (1998), The Unified Modeling Language User Guide, Wesley
Trang web:
[9] www.cio.com/erp
[10] www.erp.ittoolbox.com
Bộ công cụ:
[1] Rational Rose 2000 Enterprise Edition
[2] Microsoft Visual Studio NET 2005