Cơ cấu tổ chức và mạng lưới:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội (Trang 31 - 38)

2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức NHTMCPQĐ:

Với mục tiêu xây dựng chiến lược kinh doanh mới theo định hướng Ngân hàng không ngừng xây dựng đổi mới mô hình theo chiều hướng tích cực. Điển hình có sự phân tách rõ ràng giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của hội sở chính và các chi nhánh theo mô hình tổ chức hoạt động của các Ngân hàng.

Mô hình tổ chức của NHTMCPQĐ là sự kết hợp hài hoà giữa mô hình tổ chức của cac NHTMCPQĐ cỡ lớn với cơ cấu tổ chức của các NHTMCPQĐ cỡ vừa và nhỏ tạo ra mô hình giá trị mới phù hợp với quy mô hoạt động của các NHTMCPQĐ ở Việt Nam, qua đó NHTMCPQĐ có thể vừa quản lý vừa điều hành, vừa sử dụng một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có.

Mô hình tổ chức:

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Các uỷ ban cao cấp

Tổng Giám đốc

Phòng kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội

Công ty chứng khoán Thăng Long

Công ty AMC

Phòng đầu tư & dự án

Khối Treasury

Khối khách hàng cá nhân

Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối quản lý tín dụng

Phòng KHTH & Pháp chế

Trung tâm công nghệ thông tin

Khối tổ chức - nhân sự - hành chính

Phòng tài chính kế toán

Phòng nghiên cứu phát triển &Xây dựng chính sách

2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Đại hội đồng cổđông: là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội. Mỗi

cổ đông đại diện cho một lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyết định được thực hiện theo sự nhất trí của đa số cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra chủ tịch hội đồng cổ đông, ban kiểm soát.

Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là :

Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về các kết quả kinh doanh, quyết định các vấn đề liên quan đến chủ trương định hướng phát triển Ngân hàng...

Thành lập công ty trực thuộc, chia tách, sát nhập, hợp nhất... Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy chế, quỹ lương...

Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật; Thông qua phương án mua, góp vốn cổ phần.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi miễn bằng thể thức bỏ phiếu hoặc biểu quyết. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công tác xây dựng chính sách, quy chế, các mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát trong toàn bộ hệ thống.

Tổng giám đốc: có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh.

Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy, kiểm tra hoạt động kinh doanh.

Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý trong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý của Ngân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh.

Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,

quản trị và điều hành NHTMCP Quân đội. Thành viên của ban kiểm soát không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị.

Văn phòng: có chức năng làm các công việc như :Lễ tân, đối ngoại, quản lý đội xe.... Quản lý tài sản làm việc, trang thiết bị văn phòng và các khoản chi phí văn phòng, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ.

Phòng nhân sự - hành chính:

 Quản lý lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên, lập kế hoạch tổ chức đào tạo nội bộ và gửi cán bộ đi đào tạo, văn thư, lưu trữ…

 Tham mưu cho ban lãnh đạo xây dựng mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy các cấp của hệ thống phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước.

 Thực hiện công tác tuyển dụng lao động, bộ sung nguồn nhân lực theo yêu cầu công tác trên cơ sở kế hoạch được Hội đồng quản trị và Ban giám đốc duyệt. Tham mưu cho ban lãnh đạo sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu công tác.

 Xây dựng các quy chế về tổ chức, lao động tiền lương, độ phụ cấp hàng năm, xây dựng chế độ tiền lương theo định kỳ. Phối hợp với phòng Kế toán – tài chính xây dựng đơn giá tiền lương toàn hệ thống theo quy định của liên bộ và tiến hành thực hiện đơn giá cho các đơn vị thành viên.

 Xây dựng biên chế lao động của Ngân hàng và trình Tổng Giám đốc để đăng ký với Bộ lao động thương binh xã hội.

 Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Phòng kế hoạch tổng hợp và pháp chế:

 Xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng theo định kỳ.

 Phân tích và đánh giá các hoạt động của nền kinh tế, thị trường đối thủ để đề xuất các giải pháp, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.

 Tham gia bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng trên cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp. Giúp Tổng Giám đốc xây dựng và hoàn thiện trong tổ chức

và hoạt động của toàn hệ thống NHTMCPQĐ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Phòng tài chính kế toán:

 Quản lý tài khoản của khách hàng, trực tiếp hạch toán, thống kê và thanh toán, xây dựng cá chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quỹ tiền lương.

 Phòng kế toán và kho quỹ đựơc tổ chức thành các bộ phận giao dịch với khách hàng: Bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.

 Tổ chức các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán theo nguyên tắc chung và theo quy định của ngành.

 Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như: tài khoản thanh toán, tài khoản nguồn vốn… hạch toán theo chế độ hạch toán báo cáo sổ, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, tính lãi tiền gửi, tiền vay, thu các phí dịch vụ…

 Chịu trách nhiệm về tổ chức và quản lý về vốn, tài sản của hệ thống NHTMCPQĐ.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao cho.

Phòng công nghệ thông tin: có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giải pháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng.

 Quản lý hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.

 Chịu trách nhiệm quản lý và bảo mật các dữ liệu, thông tin trên máy tính của hệ thống Ngân hàng.

 Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao cho.

Phòng quản lý tín dụng:

 Tái thẩm định các hồ sơ vượt hạn mức phán quyết, soạn thảo các quy trình, quy chế về tín dụng, quản lý các thông tin tín dụng.

 Thực hiện các nhiệm vụ cho vay (nội tệ và ngoại tệ) để đầu tư vào các thành phần kinh tế.

 Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận phòng giao dịch trực thuộc.

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho.

Phòng tín dụng cá nhân:

 Thực hiện cho vay cá nhân với mục đích tín dụng hoặc kinh doanh.

Phòng tín dụng doanh nghiệp:

 Thực hiện cho vay doanh nghiệp, thực hiện thẩm định tín dụng, theo dõi tình hình khoản vay.

Phòng marketing: tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng; duy trì khách

hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới; xây dựng phong cách chăm sóc khách hàng.

 Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá các hoạt động, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

 Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc.

 Thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, xây dựng, triển khai chương trình chăm sóc khách hàng.

Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế: phòng có chức năng

Quản lý và bảo đảm sự hoạt động an toàn, hiệu quả trong việc cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống.

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của chứng từ và các lệnh thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng

Xử lý các lệnh thanh toán (hạch toán, thực hiện lệnh...) Đảm nhiệm dịch vụ ngân hàng đại lý và quan hệ quốc tế.

Phòng kiểm toán nội bộ: phòng có chức năng

Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc thực hiện quy chế chính sách của Ngân hàng và các quy định của pháp luật trong toàn hệ thống.

Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng quy trình, quy chế đảm bảo giảm thiểu rủi ro trình hội đồng quản trị phê duyệt.

Kiểm toán hoạt động của Ngân hàng, phối kết hợp với bộ phận kế toán tài chính trong công tác quyết toán tài chính cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Xây dựng các báo cáo độc lập gửi ban điều hành, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hỗ trợ ban kiểm soát trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn hệ thống.

Phòng ngân quỹ: quản lý kho quỹ và duy trì hợp lý lượng tiền mặt và giấy tờ có giá đảm bảo khả năng thanh toán cho các quầy giao dịch, thực hiện chi trả hoặc thu nhận các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn.

 Quản lý tài sản nợ - có.  Quản lý vốn.

 Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.

Công ty chứng khoán Thăng Long:

 Thực hiện môi giới chứng khoán.

 Tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán.  Tư vấn cổ phần hoá.

Công ty AMC:

 Quản lý tài sản nợ đọng.

 Quản lý và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay.

 Quản lý một số dự án đầu tư của NHTMCPQĐ và sửa chữa chi nhánh toàn hệ thống theo mô hình giao dịch chuẩn do Khối khách hàng cá nhân xây dựng.

Công ty quản lý quỹ (HFM)

 Lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

 Quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán…

Phòng Treasury: có chức năng nhiệm vụ của Treasury là kinh doanh tiền tệ:

Hoạt động vay và cho vay (thiếu tiền thì vay về, thừa thì cho vay ra) Kinh doanh ngoại hối: kinh doanh ngoại tệ và ký quỹ

Quản lý dự trữ bắt buộc; quản lý thanh khoản

Giá vốn nội bộ: cung cấp giá vốn nội bộ để tính toán chính xác hiệu quả của từng hoạt động, từng cá nhân, không làm thay đổi lợi nhuận của Ngân hàng, giảm thiểu rủi ro.

Các chi nhánh cấp II của Ngân hàng Quân đội nhìn chung có quy mô nhỏ, nhân sự ít, do vậy tính chuyên môn riêng biệt là chưa có mà thường hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, mỗi cán bộ có thể kiêm nhiệm nhiều chức năng, từ thẩm định ban đầu, quyết định và theo dõi sau khi đã ra quyết định.

Các chi nhánh cấp I thì nhìn chung có quy mô lớn hơn, đã có sự chuyên môn hoá ở một vài bộ phận, mức độ độc lập của chi nhánh với hội sở là tương đối cao, hạn mức tín dụng đối với chi nhánh cũng cao hơn so với chi nhánh cấp II.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần quân đội (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w