Sự Ả Rập hoá Ai Cập là một quá trình văn hóa đã bắt đầu với việc du nhập Đạo Hồi và ngôn ngữ Ả rập sau khi người Ả rập Hồi giáo chinh phục họ vào thế Afro-kỷ thứ 7.. Người Ai Cập qua nhi
Trang 1BÀI TIỂU LUẬNMARKETING QUỐC TẾ
Đề tài :
GVGH: THS QUÁCH THỊ BỬU CHÂU NHÓM SVTH:NHÓM ĐỀ TÀI 3
TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2012
Trang 2ĐỀ TÀI 3 : NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI
TRƯỜNG VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả
RẬP XÊ-ÚT ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING QUỐC TẾ
thành
1 Nguyễn Thị Ngọc Ý Tìm tài liệu, tổng hợp bài, góp ý 100%
2 Đinh Hoàng Uyên Linh Tìm tài liệu, ghi đĩa,
3 Trần Thị Hồng Nhung Tìm tài liệu, ghi đĩa, làm power point 100%
4 Huỳnh Thị Yến Thảo Tìm tài liệu, lời mở đầu, kết thúc, góp ý 100%
5 Nguyễn Thị Bích Thảo Tìm tài liệu, góp ý 100%
6 Lê Minh Thành Tìm tài liệu, chỉnh power point 100%
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1 GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG 1
1.1 CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC AI CẬP 5
1.1.1 Giới thiệu về nước Ai Cập 5
1.1.2 Giới thiệu về văn hóa nước Ai Cập 8
1.2 CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC Ả RẬP XÊ-ÚT 18
1.2.1 Giới thiệu về đất nước Ả Rập Xê-Út 18
Trang 4VÀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP VÀO HAI THỊ TRƯỜNG NÀY 24
2.1 Ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix (4P) 24
2.1.1 Sản phẩm 24
2.1.2 Giá cả: 29
2.1.3 Phân phối 33
2.1.4 Xúc tiến thương mại, quảng cáo 40
2.2 Ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường 47
2.2.1 Chính sách thương mại của Arập Xêút 48
2.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê ở Ai Cập 51
2.2.3 Các hình thức thâm nhập thị trường khác 53
LỜI KẾT
LỜI MỞ ĐẦU
Ở mỗi quốc gia, đều có những đặc điểm văn hóa, phong cách và tập quán riêng của mình Vì vậy bất kì quốc gia nào muốn mở rộng mối quan hệ hay hợp tác kinh tế với các quốc gia khác, đều phải tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, văn hóa xã hội của nước bạn, để từ đó lựa chọn những phương thức thâm nhập
và hình thức đầu tư kinh tế thích hợp nhất
Và theo đánh giá của các nhà kinh tế và các nhà văn hóa cũng đều cho rằng văn hoá ở mỗi quốc gia vừa là mục tiêu cũng vừa là động lực của sự phát
Trang 5phổ biến đến hoạt động marketing thông qua hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong Marketing của một quốc gia để đưa ra các quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, đầu tư hay cách thức thâm nhập thị trường, hoạt động 4P….
Trong các khu vực kinh tế, hiện nay, khu vực Trung Đông là một khu vực nóng, không chỉ vì nơi đây đang có tình hình chính trị nổi bật mà còn là khu vực
có nền kinh tế đầy tiềm năng Trong đó hai quốc gia có nền văn hóa cũng như nền kinh tế thu hút nhiều sự quan tâm của các quốc gia khác trên thế giới đó là
Ai Cập và Ả Rập Xê Út (Ả Rập Saudi) Hai đất nước này chứa đựng nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc, bên cạnh đó có những lợi thế kinh tế cạnh tranh tiềm ẩn, càng đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta sẽ rút ra nhiều điều đáng quan tâm đến môi trường văn hóa của hai quốc gia này, các yếu tố văn hóa ấy có sự tác động cũng khá mạnh mẽ đến các hoạt động marketing ở hai nơi này
Trang 81 GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG
Trung Đông là một khu vực ẩn chứa nhiều huyền thoại và có phần nào hơi máy móc Trước khi thực hiện ý định kinh doanh ở Trung Đông trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nghi thức ngoại giao, hình thức - thủ thuật kinh doanh, văn hóa kinh doanh , các quy ước cụ thể và kỹ năng đàm phán của khu vực này Nếu kiến thức thị trường này không được trang bị tốt thì rất có thể sẽ là rào cản cho công việc kinh doanh và giao dịch của chúng ta
Khi thực hiện công việc kinh doanh tại khu vực Trung Đông, cần phải ghi nhận tới tính đa dạng tuyệt vời trong khu vực Cũng giống như bất kỳ một tôn giáo thông thường nào, ngôn ngữ và văn hóa là đặc điểm chung tạo nên nét đặc trưng riêng cho khu vực này
Trang 9 Hồi giáo
Người ta không thể nói về văn hóa Trung Đông mà không đề cập đến Hồi giáo Hồi giáo lan truyền đến tất cả các giai cấp trong xã hội Nó cung cấp, hướng dẫn, tạo giá trị và là quy tắc cho cuộc sống cá nhân, quan hệ cộng đồng
và cả cách hành xử trong kinh doanh Trong phạm vi bài giới thiệu ngắn gọn này, bạn cần nghiên cứu riêng về đạo Hồi trước khi thực hiện công việc kinh doanh tại Trung Đông Chúng ta có thể xem xét một vài ví dụ cụ thể về các biểu hiện của đạo Hồi có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn
Người Hồi giáo phải cầu nguyện năm lần một ngày Giờ cầu nguyện được các nhà thờ hồi giáo thông báo cầu nguyện (azan) Không phải tất cả người Hồi giáo phải đi đến nhà thờ Một số cầu nguyện tại nhà hoặc ngay tại văn phòng Hàng ngày, các cuộc hẹn và các cuộc họp phải được sắp xếp một cách thích hợp với thời gian cầu nguyện Thứ Sáu là ngày cầu nguyện cộng đồng và bắt buộc tất cả nam giới phải tham dự
Khi kinh doanh ở Thị trường Trung Đông nên cố gắng tránh tháng lễ Ramadan Người Hồi giáo nhịn ăn, nhịn uống hoặc hút thuốc từ bình minh đến hoàng hôn Trong giờ làm việc, nhìn chung các công việc đều được giảm bớt hoặc sắp xếp lại tùy theo tính chất công việc của công ty hoặc tổ chức thương mại
Có hai lễ hội chính của người Hồi giáo cần lưu ý Lễ Eid al-Fitr sau tháng Ramadan và Lễ Eid al-Adha sau cuộc hành hương hàng năm Vào những ngày lễ này người dân được nghỉ khoảng ba ngày Tốt nhất là khi kinh doanh ta nên tránh hai lễ hội quan trọng này của người hồi giáo
Gặp gỡ và chào hỏi
Câu chào hỏi truyền thống của người hồi giáo là "Alaykum Asalamu" (peace with you) Nếu bạn không phải là người Hồi giáo thì không nên sử dụng
Trang 10câu nói này Tuy nhiên, nếu bạn đã trót sử dụng thì bạn sẽ nhận được câu trả lời tương ứng là (and peace be with you)
Khi kinh doanh tại Trung Đông, lúc gặp gỡ các bên luôn bắt tay nhau và người ta có thể nắm tay bạn một lúc lâu Nghi thức Hồi giáo quan niệm rằng khi bắt tay người ta phải giữ tay lại lâu và chờ cho đến khi đối phương bỏ tay ra thì mới thôi Lưu ý luôn luôn bắt tay bằng tay phải Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bàn tay của bạn được nắm lâu trong khi bạn muốn kết thúc Bắt tay nhau ở nam giới là rất phổ biến và không mang ý nghĩa tượng trưng như ở Phương Tây
Người Ả Rập không coi trọng hình thức hóa tên khi kinh doanh và nói chung họ giao dịch với nhau bằng tên họ Ví dụ: Mr John Smith sẽ được gọi là
Mr John Các tước danh của người Ả Rập thường là: Sheikh (một bậc trưởng lão, học giả, nhà lãnh đạo), Sayyid (hậu duệ của tiên tri Muhammad) và Hajji (một trong những người đã thực hiện cuộc hành hương)
Giới tính
Vai trò của nam giới và phụ nữ được xác định rất rõ ràng trong văn hóa Ả Rập Giới tính vẫn còn được phân biệt ở một số khu vực nhất định Nếu bạn là nam giới được giới thiệu với một người phụ nữ, bạn nên chờ đợi và quan sát nếu
họ có sẵn lòng bắt tay với bạn hay không Nếu không thì bạn đừng cố gắng bắt tay với họ Tuyệt đối không được “trêu ghẹo”hoặc “liếc mắt đưa tình” với phụ
nữ
Giao dịch cá nhân
Nhiều người phương Tây đã từng sống hoặc làm việc ở Trung Đông có thể sử dụng các từ ngữ hỗn độn, vô tổ chức và bực bội, thậm chí nói tục khi thảo luận về hoạt động kinh doanh ở đây Mặc dù đây là một vấn đề của nhận thức, nhưng thực tế nó đang diễn ra ở khu vực này trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau Đây cũng làm một trở ngại và rất nhiều người thất bại khi đàm phán hoặc giao dịch
Người Ả Rập không phân biệt nghề nghiệp và quan hệ cá nhân Kinh doanh thường xoay quanh mối quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, niềm tin và
Trang 11danh dự Nhìn chung họ ưu tiên những vấn đề cá nhân trên tất cả Do vậy quan
hệ kinh doanh được xây dựng trên tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau là rất tốt
Nếu bạn có bạn bè hoặc các mối quan hệ ở đúng nơi đúng chỗ thì các quy định trên có thể được xử lý linh hoạt, điều này cũng có nghĩa là công việc của bạn được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả Hệ thống công việc của bạn
sẽ được ưu tiên xử lý trên cơ sở quan hệ tình cảm và không bao giờ bị lãng quên Mặc dù điều này nó có vẻ thiên vị song nó là một trong những bí quyết nên được khai thác khi kinh doanh tại Trung Đông
Lời nói
Văn hóa nói của người Trung Đông thường có giá trị hơn và trái ngược với các thỏa thuận ký kết trước đó Lời nói thường đi liền với danh dự của họ Hợp đồng chỉ được xem như là biên bản ghi nhớ hơn là một sự ràng buộc, hợp đồng cố định Do vậy bạn chỉ nên hứa những gì duy nhất mà bạn có thể làm được nếu không điều này sẽ dẫn đến việc mất danh dự của bạn
Hội nghị và đàm phán
Không nên sắp xếp cuộc hẹn quá xa vì nếu có sự thay đổi cá nhân sẽ dẫn đến việc phải thay đổi cuộc hẹn Sau khi cuộc hẹn đã được bố trí, bạn nên xác nhận lại với khách bằng điện thoại trước một vài ngày
Cuộc gặp gỡ ban đầu là để xây dựng mối quan hệ Xây dựng lòng tin và thiết lập quan hệ là điều kiện tiên quyết chính cho việc kinh doanh tại Trung Đông Khi cuộc hẹn đã được xác định, bạn nên tranh thủ tìm hiểu người mà bạn
dự kiến sẽ xây dựng mối quan hệ kinh doanh sau này
Các cuộc hẹn của bạn có thể bị đối tác thay đổi, bạn phải kiên nhẫn và chuẩn bị sẵn tinh thần cho tình huống này Trong quá trình đàm phán hoặc thảo luận người Ả Rập vẫn có thể sử dụng điện thoại và người khác có thể vào phòng họp mà không thông báo trước, hoặc đưa ra các ý kiến riêng theo chương trình nghị sự của họ Thông thường các cuộc họp thường được sắp xếp bàn tròn, không theo một khuôn mẫu nhất định và không có cấu trúc riêng theo chương
Trang 12trình nghị sự hay mục tiêu nhất định nào đó và các câu hỏi được đưa ra tức thì ngay bất cứ khi nào
Sự đúng giờ là mong muốn của mọi người nước ngoài Mặc dù người Ả Rập thường nhấn mạnh việc đó song hiếm khi họ thực hiện được Tuy nhiên nếu bạn đến muộn thì đừng hốt hoảng, một câu xin lỗi lịch sự vẫn được chấp nhận
Trong quá trình đàm phán, nên nhớ rằng người Ả Rập là nhà kinh doanh
và là nhà đàm phán rất xuất sắc Họ mặc cả ở khắp mọi nơi, dù là ở cửa hàng hoặc trong phòng đàm phán Các quyết định được thực hiện từ từ; thủ tục hơi quan liêu và có xu hướng chậm trễ Không nên sử dụng chiến thuật áp lực cao vì
nó sẽ phản tác dụng
1.1 CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC AI CẬP
1.1.1 Giới thiệu về nước Ai Cập
Tên nước: Ai Cập có tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập , là một nước cộng hòa nằm ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á
Trang 13- Dân số: 81.015.887 người (năm 2011)
- Ngôn ngữ: tiếng A-rập
- Tôn giáo: Hồi giáo là quốc đạo
- Quốc khánh: 23/7/1952
- Tổng thống: Hiện tại đang bỏ trống
- Thủ tướng: Kamal el-Ganzouri
- Tiền tệ: ̣ Pound Ai-cập; 1EGP = 3 448 (19/03/2012)
Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng
hạ lưu của khu vực sông Nin, sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700km Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng 15-25 km, ở phía Bắc có nơi rộng đến 50km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ Chính vì vậy, nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới Cũng chính vì vậy, nhà
sử học Hy Lạp Hêrôđốt nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin"
Trang 14Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía
Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển
Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Sahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác
Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như, đá badan, đá hoa cương, đá mã não vv.v Kim loại thì
có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào
Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng Sunni và Hồi giáo được coi là quốc đạo
Ai Cập có nền văn hoá lâu đời với bề dày
5000 năm lịch sử Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh đầu tiên và trong nhiều thiên niên kỷ, Ai Cập vẫn duy trì được những nét văn hoá đa dạng và ổn định, ảnh hưởng cả văn hoá châu Âu, Trung Đông và nhiều nước châu Phi khác Ai Cập cũng chịu ảnh hưởng của văn
Trang 15hoá Thiên chúa giáo, Hồi giáo Ngày nay văn hoá Ai Cập vẫn là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
Để bước đầu kinh doanh thành công tại quốc gia này, trươc tiên, ta phải tìm hiểu rõ các nét văn hóa kinh doanh nơi đây Sau đây là những nét văn hóa kinh doanh cơ bản tại quốc gia Hồi giáo này
1.1.2 Giới thiệu về văn hóa nước Ai Cập
1.1.2.1 Về con người
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Ả rập, nhưng thời cổ đại,
cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với gần 81 triệu người Hầu hết dân số tập trung dọc theo hai bờ sông Nin (nhất là tại Alexandria và Cairo) và tại Châu thổ và vùng gần Kênh đào Suyê Từ thời cổ đại, đặc biệt trước khi Thượng và Hạ Ai Cập thống nhất, những ảnh hưởng từ Bắc Phi và Địa Trung Hải đã trở thành thống trị ở phía bắc, trong khi người Ai Cập ở phía Nam vẫn giữ quan hệ với người Nubians và Ethiopians
Dù có những khác biệt đó, người Ai Cập hiện đại đang ngày càng có quan
hệ gần gũi hơn với nhau và đều là con cháu của xã hội Ai Cập cổ, luôn gắn với nông nghiệp và đông đúc so với các vùng xung quanh
1.1.2.2 Về ngôn ngữ
Trang 16Người dân Ai Cập đã sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Asiatic trong suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Ả rập hiện đại Sự Ả Rập hoá Ai Cập là một quá trình văn hóa đã bắt đầu với việc du nhập Đạo Hồi và ngôn ngữ Ả rập sau khi người Ả rập Hồi giáo chinh phục họ vào thế
Afro-kỷ thứ 7 Cho nên Ai Cập là nước thuộc giới Ả-rập và ngôn ngữ của họ là tiếng Ả-rập Các nhóm dân tộc thiểu số ở Ai Cập gồm một lượng nhỏ bộ tộc Ả rập Bedouin sống ở phía đông và phía tây sa mạc và Bán đảo Sinai, người Siwis ở
Ốc đảo Siwa nói ngôn ngữ Berber Viện hàn lâm ngôn ngữ Ả rập của Ai Cập là
nơi chịu trách nhiệm chỉnh lý ngôn ngữ Ả rập trên khắp thế giới
Người Ai Cập qua nhiều thế kỷ đã chuyển đổi ngôn ngữ của họ từ tiếng Ai Cập sang tiếng Ai Cập Ả Rập hiện đại (cả hai đều thuộc hệ ngôn ngữ
Á Âu), trong khi vẫn duy trì những bản sắc văn hóa lịch sử vốn đã tách biệt họ hẳn với các nhóm
cư dân khác trong vùng Hầu hết cư dân Ai Cập là những người Hồi giáo Sunni và có một thiểu số khá quan trọng người Thiên chúa giáo Ai Cập có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Chính thống giáo Ethiopia Ở vùng Nubia, kéo dài từ Ai Cập sang Sudan, phần lớn dân số nói tiếng Nubia cổ, nhưng cũng theo đạo Hồi
Lối nói của họ có phần chỉn chu, hoa mỹ, họ cũng ít khi muốn làm người nghe phật lòng vì lối nói của mình Khi tiếp xúc với người dân phải tránh sử dụng tiếng lóng và những thành ngữ không phù hợp với văn hoá nơi đây
Bạn nên ghi danh thiếp bằng tiếng A-rập bên cạnh tiếng Anh
1.1.2.3
Về tôn giáo
Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Ai Cập
Trang 17là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần lớn thuộc dòng Sunni và Hồi giáo được coi là quốc đạo Người theo Cơ Đốc giáo chiếm khoảng 10% dân số, phần lớn là dòng Coptic với 9%, 1% còn lại gồm Công giáo, Hy Lạp Chính thống, Syri Chính thống, và Armenia Chính Thống, phần lớn sống tại Alexandria và Cairo Hiện vẫn còn một cộng đồng Do Thái nhỏ, với khoảng
300 người Ai Cập
Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập thờ rất nhiều thứ cho nên tôn giáo Ai Cập là sùng bái đa thần Họ sùng bái các loài động vật, biểu tượng thiên nhiên, con người Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp với nhau và tạo thành những thần mới Thần linh của tôn giáo này chưa được hệ thống hoá , giữa chúng thiếu quan hệ hữu cơ với nhau Một vị thần thường không mang đặc trưng rõ rệt mà thường có sự kết hợp với một vị thần khác Trong các vị thần Ai Cập, được sùng bái nhất là thần Mặt Trời (Re) và thần Minh Vương (Osiris) đều mang hình động vật rồi dần dần trở thành nửa người nửa thú Người Ai Cập cũng rất coi trọng việc thờ người chết Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là "can" (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác
Từ đó, linh hồn tồn tại độc lập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng Linh hồn tồn tại đến khi thi thể người chết hủy nát thì mới chết hẳn Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thể xác và con người sẽ sống lại Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác
Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như Phượng hoàng, nhân sư Con nhân sư (Sphynx) là con vật đầu người mình thú Người Ai Cập tin rằng loài vật này sống trong sa mạc gần đó Con nhân sư
Trang 18được quan niệm là kẻ bảo vệ đắc lực chống lại mọi thế lực thù địch và hung hãn
Vì vậy, tượng nhân sư thường được đặt trước đền miếu
Tôn giáo đã được định nghĩa như là một niềm tin và sự tôn kính cho một sức mạnh siêu nhiên, quyền hạn được coi là thống đốc của vũ trụ Tìm hiểu vê tôn giáo Ai Cập là một quá trình đem niềm tin khám phá lâu dài vì nó phức tạp
và cổ kính
1.1.2.4 Thói quen và cách cư xử
Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi
Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập Tên người Ai Cập được viết bằng tiếng Ả-rập, không sử dụng
hệ chữ latinh như tiếng Anh nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác Cũng có khi cách phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của họ Vì vậy, nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay
Có thể nói rằng tác phong làm việc trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán của người Ai Cập rất dễ làm cho bạn mất kiên nhẫn vì tác phong làm việc của họ rất chậm Việc trễ hẹn hay không đến cuộc hẹn là thường xuyên diễn ra Để đưa ra một quyết định, đối tác Ai Cập có thể cần nhiều
Trang 19thời gian hơn bình thường Để đạt được mục tiêu của mình khi làm ăn với đối tác Ai Cập bạn thực sự phải là người rất kiên nhẫn và biết cách thông cảm với lề lối, thói quen làm việc của họ.
Cũng cần phải lưu ý rằng giờ làm việc ở Ai Cập thường có sự thay đổi và khác nhau giữa các công ty Họ sẽ không đàm phán về công việc kinh doanh vào ngày thứ 6, đây là điều kiêng kỵ của người Hồi giáo Các công ty sẽ nghỉ làm 2 ngày vào thứ 5 và thứ 6 hoặc thứ 6 và thứ 7 Mùa đông thường phải làm việc ít hơn mùa hè
Trong ăn uống
Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi sẽ không được ăn thịt lợn và uống rượu (tuy nhiên họ vẫn được ăn cá
và các loại thịt đã được giết
mổ theo đúng quy trình của đạo Hồi) Khác với một số nước, ở Ai Cập bạn không được ăn hết thức ăn ở trên đĩa mà phải để lại một ít, điều này cho thấy bạn đã ăn
đủ, thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà.Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào
thức ăn là một điều cấm kỵ, nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon
Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận người Ai Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập khác Chính vì theo đạo Hồi giáo
Trang 20nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ, mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn Bởi vậy, khi giao dịch với các đối tác Ai Cập bạn phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín đáo, giản dị.
Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn cả vẫn là bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi hay bộ vét nhẹ nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay Phụ nữ cần mặc những trang phục hết sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy ngắn
đã đạt đến trình độ rất cao Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu
Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận người Ai Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới Ả-rập khác Chính vì theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt
Trang 21khe, đặc biệt là với phụ nữ, mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn Bởi vậy, khi giao dịch với các đối tác Ai Cập bạn phải nhớ ăn mặc sao cho thật kín đáo, giản dị.
Cả nam giới và nữ giới đều phải thận trọng trong ăn mặc nhưng phù hợp hơn cả vẫn là bộ comple hay những bộ quần áo giao dịch lịch thiệp như áo sơ mi hay bộ vét nhẹ nhàng, cũng cần hết sức hạn chế mặc áo cộc tay Phụ nữ cần mặc những trang phục hết sức kín đáo và đơn giản, không được mặc váy ngắn
1.1.2.6 Giáo dục
Với tư cách là nền văn minh phát triển nhất thời cổ đại, Ai Cập là trung tâm văn hoá và giáo dục Các sinh viên không chỉ từ Hy Lạp mà
từ khắp nơi đổ về đây thụ giáo Điều này còn kéo dài nhiều thế kỷ và đến đầu công nguyên Nền giáo dục Ai Cập bao gồm việc tu dưỡng mười đức hạnh (cần thiết để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu) và bảy môn học giúp cho việc giải phóng linh hồn: Ngữ pháp, Tu từ học, và Lô gích học giúp thanh lọc những gì phi lý; Số học và Hình học là khoa học về không gian và trật tự siêu nghiệm, chìa khoá giải các vấn đề
về tồn tại và vạn vật; Thiên văn học nghiên cứu liên hệ giữa con người với vũ trụ cùng các quy luật về số phận; Âm nhạc nghiên cứu sự hài hoà của linh hồn con người với thần linh Còn ngày nay, không chỉ nổi tiếng là quê hương của những
kỳ quan vĩ đại nhất trên thế giới mà Ai Cập còn được biết đến bởi rất nhiều trường đại học có truyền thống lâu đời nhất Đó là nơi giao thoa, gặp gỡ giữa cái
cổ xưa và sự hiện đại Hơn nữa, chi phí học tập lại rất rẻ
Trang 22Hệ thống giáo dục đại học của nước này được công nhận trên toàn thế giới ở cả phương Đông và phương Tây và những sinh viên tốt nghiệp ở đây có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu" Hiện Ai Cập có khoảng 750.000 sinh viên nước ngoài đang theo học Môi trường thân thiện và chất lượng giáo dục cũng có sức hút mạnh mẽ Có đến 38 trường đại học lớn, 1.115 trường cao đẳng cũng như rất nhiều các học viện khác tạo cho sinh viên những cơ hội có một không hai nghiên cứu những chuyên ngành hiện đại.
Tình trạng lạm phát đã đẩy chi phí sinh hoạt ở Ai Cập lên cao trong một vài năm qua nhưng học phí vẫn ở mức thấp so với Châu Âu và Mỹ
Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và qui luật dâng nước của sông Nin Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirus) bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng Hơn nữa khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày Họ lấy khoảng cách thời gian
Trang 23ấy là một năm Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm để ăn tết Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch) Một năm được chia làm
3 mùa, mỗi mùa 4 tháng Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc, mùa Thu hoạch
Như vậy lịch của Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỷ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện Tuy nhiên, lịch sử Ai Cập cổ đại so với lịch mặt trời còn thiếu mất 1/4 ngày, nhưng lúc bấy giờ, họ chưa biết đặt ra năm nhuận
• Toán học
Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nin làm ngập và do cần phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng, từ sớm, người Ai Cập
đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học
Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị) Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ
số của họ tương đối phức tạp
Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng
và trừ liên tiếp Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất
hiện ẩn số x được gọi là aha nghĩa là "một đống", ví dụ một số ngũ cốc chưa
biết được số lượng thì gọi là "một đống ngũ cốc" Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân Về hình học, người Ai Cập
đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số p là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông Khi giải những bài toán hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim tự tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học
Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy Papyrus, trong đó, tài liệu
cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN (thời Trung vương quốc) Tài liệu này viết trên một tờ giấy rộng 8cm, dài 544cm
Trang 24Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải là do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên
mà là do sự không bình thường của mạch máu Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh Tuy người Ai Cập chưa biết được sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu
Các tài liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da v.v Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột, hoặc cho nôn mửa Các thày thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh
Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ Hêrôđôt cho biết rằng khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: "ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh Khắp nơi đều có rất nhiều thày thuốc: Người này chuyên chữa mắt, người kia chữa bệnh đau đầu, người thứ ba chữa răng, một người nữa chữa bệnh đau dạ dày, một người khác nữa chữa các bệnh trong nội tạng"
*** Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lý học, hóa học cũng có những hiểu biết đáng kể Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim tự tháp mà cho đến nay vẫn rất bền vững lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học
Trang 25Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới.
1.2 CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚC Ả RẬP XÊ-ÚT
1.2.1 Giới thiệu về đất nước Ả Rập Xê-Út
Trang 26- Tên quốc gia: Vương quốc Ả Rập Saudi (tiếng Ả Rập: ةيبرعلا ةكلمملا
ةيدوعسلا), còn gọi là Ả Rập Xê Út, là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập.
- Thủ đô: Riyadh
- Vị trí địa lý: Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc, với Iraq
về phía bắc và tây bắc, với Kuwait, Qatar, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, với Oman về phía nam và đông nam, với Yemen
về phía nam, còn Vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ nằm về phía tây Ả Rập Saudi thường được gọi là "xứ của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng"
vì hai thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáo, Mecca và Medina, nằm trong quốc gia này
- Khí hậu: Khô và nóng, phần lớn là sa mạc và bán sa mạc với các ốc đảo chiếm gần một nửa diện tích đất nước
- Diện tích: 2.217.949 km2
- Dân số: 25,731,776 triệu người (2010)
- Ngày quốc khánh: 23/9/1932
- Đứng đầu nhà nước: Quốc vương ABDALLAH bin Abd al-Aziz Al
Saud (kiêm Thủ tướng)
- Tôn giáo: 100% dân số theo đạo Hồi
- Ngôn ngữ: Tiếng Ả rập
- Tiền tệ: Rial (SR); 1 USD = 3,745 SR
1.2.2 Giới thiệu về văn hóa nước Ả Rập Xê-Út
Văn hóa của Ả Rập Xê-Út gần như tương đồng với nền văn hóa của đất nước Ai Cập.
Bên cạnh những tiềm năng phát triển về kinh tế, thì tập quán giao tiếp kinh doanh tại Ả-rập Xê-út là một yếu tố quan trọng dẫn đến giao dịch thành công tại thị trường này, đặc biệt là khi Ả-rập Xê-út là một đất nước với phong tục Hồi giáo rất nghiêm ngặt, có nhiều đặc điểm văn hóa liên quan đến giao tiếp kinh doanh cần lưu ý
Trang 27 Ngôn ngữ
Doanh nhân người Ả rập hiện tại đa phần có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo, nhưng đương nhiên bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được trái tim và lý trí của
họ nếu bạn biết tiếng Ả rập
Thói quen và cách ứng xử
Một số doanh nhân Ả-rập Xê-út có thể không sẵn lòng sắp xếp một cuộc hẹn cho đến sau khi đối tác của họ đặt chân đến nước mình Khách thương nhân nên thông báo với chủ nhà Ả rập về kế hoạch và lịch trình của mình và tốt hơn hết là lập thời gian cho một cuộc họp cụ thể ngay khi đến Ả-rập Xê-út Thương nhân cũng cần lưu ý đến những ngày lễ thánh như Ramadan, Hajj và những khoảng thời gian nghỉ cầu nguyện trước khi lên kế hoạch cuộc họp
Doanh nhân Ả-rập Xê-út sẽ không hoàn tất bất kỳ cuộc đàm phán nào mà không có buổi họp gặp mặt trực tiếp Trang phục thích hợp tại mỗi cuộc họp là điều thiết yếu bởi nó thể hiện sự tôn trọng đối với người họp mặt cùng Danh thiếp để trao đổi tại cuộc họp thường được in bằng tiếng Anh ở một mặt và mặt còn lại in bằng tiếng Ả rập Các buổi họp diễn ra trong không khí cởi mở và nhẹ nhàng, các bên vừa tham gia thảo luận vừa thưởng thức trà và cà phê Các thương gia Ả-rập Xê-út muốn tạo cảm giác thoải mái với các đối tác thương mại của mình trước khi ký kết hiệp định hay hợp đồng
Trang 28Người Ả-rập Xê-út khá chú trọng đến nghi lễ chào hỏi khách Khi vào một cuộc họp, một người Ả rập sẽ chào đón từng người bằng cách bắt tay khi đứng, và trông đợi người khách đáp lại hành động tương tự Người Ả-rập Xê-út rất coi trọng nếu vị khách học được một số cụm từ Ả rập thích hợp để nói trong lúc này.
Cũng cần lưu ý đến cách xưng hô của người Ả-rập Xê-út Trong tiếng Ả rập, một người được gọi bằng tên và bất kỳ chức danh nào của anh ấy hoặc cô
ấy Một cái tên là “Dr Ahmed Bin Al-Rahman” sẽ được đề là “Dr Ahmed” Từ
“bin” hoặc “ibn” có nghĩa là “con trai của” và có thể xuất hiện một số lần trong tên của một người, bởi một cái tên Ả rập biểu thị gia phả của người đó Một cấu trúc tên phổ biến khác bao gồm chữ “Abd” được theo sau bởi thuộc ngữ của Chúa với mạo từ “al-“ Do đó, “Dr Abd-Al-Rahman Al-Hajj” sẽ được gọi là
“Dr Abd Al-Raman” và không giống như “Dr Abd” hay “Dr Abd Al” Các Bộ trường Ả rập thường được gọi là “ngài” và các thành viên Hoàng gia được gọi là
“hoàng tử/công chúa”
Nhiều doanh nhân Ả-rập Xê-út có kinh nghiệm tốt về giao thương, làm ăn với các nước phương Tây và khả năng tiếng Anh tốt Họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi cuộc họp và nắm bắt nhanh những chi tiết quan trọng xung quanh các cuộc đàm phán, dựa nhiều vào trí nhớ hơn là giấy tờ và ghi chép Người Ả-rập Xê-út
Trang 29rất mến khách và sẽ làm nhiều điều để khách hàng cảm thấy được chào đón và thoải mái.
Về tác phong khi tham gia đàm thoại, người Ả-rập Xê-út có xu hướng đứng gần người đối thoại với mình hơn những người đến từ Mỹ, Bắc Âu và Đông Á Khoảng cách khi đối thoại của họ cũng tương tự như người Mỹ Latin
và Nam Âu Người Ả rập cũng sẽ sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh vào khía cạnh họ quan tâm hoặc để khẳng định sự chú ý của họ Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bước lùi lại vì hành động này có thể được hiểu là sự khước từ hoặc bác bỏ những điều đang nói tới
Một số thông lệ xã hội sau đây được dùng rất phổ biến ở Ả-rập Xê-út Người Ả-rập Xê-út có thông lệ dùng tay phải trong tất cả các cuộc họp, bao gồm việc bắt tay, ăn, uống và chuyển đồ vật cho người khác Vung tay trong lúc nói chuyện có thể bị coi là không lịch sự Việc quay lòng bàn chân về phía người nói chuyện cùng cũng bị cho là mất lịch sự Sẽ bị coi là khiếm nhã nếu hỏi về vợ và con gái của một người, chỉ nên hỏi chung chung về gia đình và con cái Khi được mời uống trà hoặc cà phê, nên uống ít nhất một cốc nếu không muốn bị cho là bất lịch sự Khi uống xong nên đung đưa chiếc cốc để ra hiệu không muốn dùng thêm nữa
Nếu đang hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út trong lễ Ramadan thì tốt nhất là nên cố nhịn ăn hoặc uống khi đến công ty của người đang trong kỳ ăn kiêng Khi được mời về nhà, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy có sự tách biệt riêng giữa các quý ông với các quý bà Lần mời đầu tiên thường thuần túy là xã giao, hầu như không đả động gì đến công chuyện làm ăn, mà phải đợi đến lần
thứ hai hoặc thứ ba
Trang phục
và phong cách
Trang 30Hiếm ở đâu mà trang phục và phong cách phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như trong thế giới Ả rập Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, không nên nhiều màu sắc sặc sỡ, đừng nên có phát biểu, bình phẩm hay sử dụng những
gì liên quan đến tôn giáo mà người Ả rập có thể hiểu nhầm là không tôn trọng tôn giáo của họ hay đề cao tôn giáo khác trước tôn giáo của họ Phụ nữ phải vận váy dài quá gối hoặc mặc quần, áo cũng không được hở hang quá Khoe dáng vóc và màu da trước đối tác người Ả rập thường phản tác dụng nhiều hơn là có tác dụng
Hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út có khó khăn hơn đối với phụ nữ ở một số góc độ Phụ nữ phải ăn mặc kín đáo, váy dài được xem là trang phục phù hợp nhất Tay áo nên dài đến khuỷu tay hoặc dài hơn và không lộ đường viền cổ
áo Người đàn ông theo đạo Hồi thường không bắt tay với phụ nữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ cơ thể lúc đối thoại như khi nói chuyện với doanh nhân nam
Kể cả người đã có nhiều trải nghiệm với văn hóa phương Tây cũng vẫn e dè khi tiếp xúc với doanh nhân nữ
Thời gian
Người Ả rập đòi hỏi đối tác hẹn đến làm việc đúng giờ, nhưng trong làm việc lại thường không có khái niệm về thời gian mà tùy hứng kéo dài hay kết thúc sớm Họ cũng không thích thú gì khi thấy bạn có biểu hiện sốt ruột hay lo lắng cho cuộc hẹn tới Họ muốn chứng tỏ họ làm chủ về thời gian chứ không phải chịu áp lực về thời gian do đối tác gây ra Bạn nên chú ý điều này khi lên lịch làm việc với các đối tác người Ả rập