Luận văn : Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chếvận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau.Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhànước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãinộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chiphí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc của thị trường, chưa kích thíchđược tính chủ động sáng tạo của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất.Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗkéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực.
Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thịtrường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhànước ban hành các chế độ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điềukiện để các doanh nghiệp chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về cáchoạt động của mình Từ khi có quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo mô hìnhTổng công ty 90 và Tổng công ty 91, hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp được cải thiện Nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi tạo điều kiệnmở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91.Nhiệm vụ chính yếu của Tổng công ty là sản xuất thép, lưu thông sản phẩm théptrên thị trường trong cả nước, nhập khẩu một số sản phẩm thép trong nước chưasản xuất được, cân đối cung và cầu các mặt hàng sản phẩm thép cho nền kinh tế.Từ khi được sắp xếp lại, nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung vàomột đầu mối quản lý, mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài và
Trang 2trong nước, Tổng công ty đã từng bước ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp ổnđịnh các sản phẩm thép cho nền kinh tế, làm ăn có lãi.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Thép Việt Nam, vậndụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng côngty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn
tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nângcao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường.
Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công tyThép Việt Nam.
Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua, trên cơ sở
định hướng của Tổng công ty, Luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp,kiến nghị với Nhà nước và với Tổng công ty Thép Việt Nam nhằm nâng cao lợi nhuậncủa Tổng công ty trong năm 2000 và những năm tiếp theo.
Để thực hiện Luận văn tốt nghiệp, em sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư: Phân tích, tổng hợp, so sánh, và diễn dịch để hệ thống lại số liệu, các chỉtiêu đánh giá của Tổng công ty nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, đềcập trong Luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2001
Trang 3Phạm Thị Hải
Trang 4Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách phápnhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sởhữu doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận và phát triển
Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động Có thể phânloại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu Dựa vào hình thứcsở hữu, các doanh nghiệp được chia thành:
- Doanh nghiệp Nhà nước
- Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 5- Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhà nước: Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước “Doanh
nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổchức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao cho Doanh nghiệp Nhà nước cótư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm vềtoàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước hoạtđộng chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động côngích là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộngtheo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốcphòng, an ninh.
Công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần): là doanh nghiệptrong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tươngứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của côngty trong phạm vi phần góp của mình.
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: gồm doanh nghiệp liên doanh, doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệpdo hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồngliên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nướcngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tácvới doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà
Trang 6đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầutư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
b - Hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp Doanhnghiệp kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khảnăng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nângcao thu nhập của người lao động, tích luỹ để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mởrộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất nước pháttriển Để sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyênnhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệpkhác ở trong và ngoài nước Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải cómối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế.
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Chủ yếu giải quyết các vấn đề ssau đây:
- Chiến lược đầu tư:
- Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh;- Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo trạng tháicân bằng tài chính.
- Quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn để đưa ra các quyết định thu chi chophù hợp.
Các hoạt động trên nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất, sản xuất kinhdoanh không ngừng tăng trưởng và phát triển.
Trang 7c- Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước hiện nay
Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chiếm địa vị thống trị trên hầu hếtcác lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt độngtrong điều kiện được bao cấp của Nhà nước như:
- Mua vật tư theo giá hạ;
- Được cấp vốn, trang bị máy móc thiết bị và vay vốn theo lãi suất thấp;- Được trả lương không đầy đủ cho người lao động, phần còn lại được Nhà
nước bao cấp ngoài lương;- Được bao tiêu sản phẩm…
Do vậy, trên sổ sách lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhànước có thể có hoặc có thể rất lớn Nhưng nếu tính đủ chi phí như tính đủnguyên giá tài sản cố định và khấu hao tài sản đủ tỷ lệ quy định; Tính đủ giánguyên vật liệu, động lực, ngoại tệ nhập khẩu; Tính đủ tiền lương không bao cấpbằng hiện vật bằng bù lỗ bên ngoài của Ngân sách Nhà nước thì thực chất đó làlãi giả, lỗ thật Ngược lại, cũng có trường hợp đơn vị được Nhà nước bù lỗ, songtrên thực tế thì có lãi vì việc bù lỗ không căn cứ vào hoạt động xác thực củadoanh nghiệp mà căn cứ vào định mức được duyệt.
Thực hiện đường lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đổi mới cơ chế,chính sách, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để cácdoanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu qủa Doanh nghiệp Nhà nước là mộtbộ phận quan trọng của nền kinh tế Nhà nước, phải giữ vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế nhiều thành phần Đó là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nướctrong sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang 8Từ cuối năm 1994 Nhà nước tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, cácdoanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức, sắp xếp lại theo quy mô lớn trên cơ sở tậptrung để tạo tiền đề tích tụ trong hoạt động kinh doanh Thủ tướng Chính phủ đãthành lập 17 Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình tập đoàn kinhdoanh lớn theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọitắt là Tổng công ty 91) và uỷ quyền cho các Bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập 76 Tổng công ty Nhà nướchoạt động theo mô hình Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chínhphủ (gọi tắt là Tổng công ty 90).
Các Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 được thành lập đã nắm trọn cácngành kinh tế kỹ thuật trọng yếu của quốc gia như: hàng không, hàng hải, bưuchính viễn thông, xi măng, sắt thép, xăng dầu, than, điện…Sau khi được sắp xếplại, hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được nâng lênrõ rệt Tuy nhiên đối với những Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanhkém hiệu quả, Nhà nước xét thấy thực sự không cần phải giữ lại thì thực hiện cổphần hoá, bán đấu giá, khoán, cho thuê hoặc giải thể.
1.1.2- Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận
1.1.2.1- Lợi nhuận
a Các quan điểm về lợi nhuận :
Từ trước tới nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận Ta có thểthấy được điều này qua các quan điểm về lợi nhuận sau :
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp: là khoản chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụhàng hoá và dịch vụ với chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó Việc tính toánthu nhập hay chi phí đã chi ra là theo giá cả của thị trường mà giá cả thị trườngdo quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ quyết định
Trang 9+ Lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêuchất lượng tổng hợp đánh giá hiệu qủa kinh tế các hoạt động SXKD của doanhnghiệp
+ Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doanh thu bán hàng hoá và dịch vụtrừ đi toàn bộ chi phí sản xuất (chi phí về tiền thuê lao động, tiền lương, tiềnthuê nhà cửa, tiền mua vật tư ) thuế hàng hoá và các thứ thuế khác hầu nhưcòn lại được gọi là lợi nhuận Có thể biểu diễn qua biểu sau :
Biểu 1 : Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận.
Doanh thu bán hàng và dịch vụ Lãi gộp
Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trước thuếTổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuậnthuần túy
b- Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp :
Trong doanh nghiệp, có nhiều loại hình lợi nhuận khác nhau, ta có thể kháiquát thành các loại lợi nhuận sau :
+ Lợi nhuận trước thuế + Lợi nhuận sau thuế
1.1.2.2- Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp :
Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phongphú và đa dạng, do đó lợi nhuận đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Thứ nhất: Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là
khoản chênh lệch giữa doanh thu về tiêu thụ và chi phí của khối lượng sản phẩmhàng hoá lao vụ thuộc các hoạt động sản xuất kinh doanh chính phụ của doanhnghiệp
Trang 10Thứ hai : Lợi nhuận của các hoạt động liên doanh liên kết là số chênh lệch giữa
thu nhập phân chia từ kết qủa hoạt động liên doanh liên kết với chi phí củadoanh nghiệp đã chi ra để tham gia liên doanh
Thứ ba: Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ tài chính là chênh lệch giữa các
khoản thu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
Thứ tư : Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là lợi
nhuận thu được do kết quả của hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinhtế trên
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bấtkỳ một doanh nghiệp nào Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chếthị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định làdoanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận Vì thế lợi nhuận được coi là một trongnhững đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giáhiệu quả sản xuất kinh doanh Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt độngcủa doanh nghiệp Việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọngđảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc
Lợi nhuận của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là chỉtiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu qủa của qúa trình kinhdoanh, của tất cả các mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh ấy, nó phản ánhcả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh, của hoạt động kinhdoanh Công việc kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận nhiều từ đó lợi nhuận cókhả năng tiếp tục quá trình kinh doanh có chất lượng và hiệu quả hơn Trongtrường hợp ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nếukéo dài có thể dẫn đến phá sản
1.2- PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢINHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 111.2.1- Các phương pháp xác định lợi nhuận của Doanh nghiệp
Như ta đã biết lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của cácmặt hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêuthụ sản phẩm hàng hoá và chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó
Ta có thể xác định được lợi nhuận theo công thức sau: Tổng lợi
nhuận trước thuế
= doanh thu Tổng - Tổng chi phí sảnxuất kinh doanh Hay :
Tổng lợinhuận trước
thuế
= doanh thu Tổng - Chi phí cốđịnh +
Chi phíbiến đổi
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được về bán hàng hoá và dịch vụ
- Chi phí cố định: là những khoản chi phí không thay đổi theo khối lượng côngviệc hoàn thành, không thay đổi khi sản lượng thay đổi như khấu hao tài sản cốđịnh, tiền thuê đất, máy móc thiết bị, phương tiện kinh doanh, tiền lương, bảohiểm xã hội của cán bộ công nhân viên (lao động gián tiếp trong doanh nghiệp ).- Chi phí biến đổi: là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với sự tăng hoặc giảmcủa sản lượng như tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương công nhân trực tiếp sảnxuất Chi phí biến đổi nói chung tỷ lệ với khối lượng hàng hoá sản xuất hay muavào để bán
Tổng lợinhuận sau
thuế
= doanh thu Tổng - Tổng chi phí sảnxuất kinh doanh + biến đổi Chi phí
Các khoản thuế phải nộp bao gồm :
- Thuế doanh thu = Tổng doanh thu x tỷ lệ thuế doanh thu phải nộp
Trang 12nhập khẩu
- Thuế vốn =
Vốn sản xuất dongân sách nhà nước
Như vậy ta có thể xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau :
Tổng lợi nhuận củadoanh nghiệp =
Tổng lợi nhuậntừ sản xuất kinh
Số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi thuế lợi tức được gọi là lợi nhuận thuầntúy của doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết: Toàn bộ doanh thu, giá thành toàn bộ và thuế đều đượcxác định dựa trên cơ sở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán đơn vị, giá thànhđơn vị và mức thuế đơn vị sản phẩm tiêu thụ Do đó tổng lợi nhuận tiêu thụ còncó thể được tính theo công thức sau :
Trang 13m : Số loại thuế
Qua công thức xác định lợi nhuận trên ta có thể thấy rõ được sự ảnh hưởngcủa từng nhân tố sản lượng tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng, giá thành sản phẩm và cácloại thuế đến tổng số lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp Ta có thể xét sự ảnhhưởng của các nhân tố trên qua việc phân tích dưới đây:
a- Nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ:
Trong trường hợp các nhân tố khác không biến động (nhân tố về giá cả, giáthành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ, thuế ) thì sản lượng tiêu thụtăng giảm bao nhiêu lần tổng số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu.Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quảnlý kinh doan nói chung và quản lý tiêu thụ nói riêng Việc tăng sản lượng tiêuthụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâuchuẩn bị tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm
b- Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ:
Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc xác định chínhsách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp Mỗi loại mặt hàng có tỷtrọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lãicao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc dù tổng sảnlượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể vẫn tăng
i=l
Trang 14Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thịtrường Về ý muốn chủ quan thì doanh nghiệp nào cũng muốn tiêu thụ nhiềunhững mặt hàng mang lại lợi nhuạan cao song ý muốn đó phải đặt trong mốiquan hệ cung cầu trên thị trường và những nhân tố khách quan tác động
c- Nhân tố giá bán sản phẩm:
Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhbình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định Trong trường hợp nàygiá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi Do việcthay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan củadoanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chấtlượng nói riêng Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ Từphân tích trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm làbiện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Mặt khác việc thay đổigiá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh đây là tácđộng của yếu tố khách quan
d- Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ:
Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí màdoanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh Giá thành sản phẩmcao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹthuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhưsản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ lànhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
e- Nhân tố thuế nộp ngân sách:
Ảnh hưởng của thuế đối với lợi nhuận là không theo cùng một tỷ lệ Việc tănggiảm thuế là do yếu tố khách quan quyết định (chính sách, luật định của nhànước) Với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm nhưngdoanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước
Trang 151.2.2- Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp :
Lợi nhuận tạo ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh một phần được trích nộpvào ngân sách nhà nước, một phần để lại doanh nghiệp
Phần trích nộp vào ngân sách nhà nước biểu hiện ở hình thức nộp thuế lợi tứcđối với bất kỳ một doanh nghiệp nào (tỷ lệ nộp thuế lợi tức đối với các doanhnghiệp sản xuất thường là 25% và 45% đối với các doanh nghiệp cung cấp dịchvụ)
Phần để lại doanh nghiệp được trích vào 3 qũy đó là qũy khuyến khích phát triểnsản xuất, qũy phúc lợi và qũy khen thưởng theo các tỷ lệ sau:
- Qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh > 35% - Qũy phúc lợi và khen thưởng < 65%
Việc trích lợi nhuận vào qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanhgiúp cho doanh nghiệp có tích lũy tạo khả năng tái sản xuất mở rộng nhằm pháttriển quy mô sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp sẽ có khảnăng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng caokhả năng cạnh tranh từ đó có điều kiện tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, đạtlợi nhuận cao hơn
Còn phần trích vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng nhằm mục tiêu tạo racông cụ khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và trìnhđộ, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống củangười lao động, là động lực giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệphơn.
1.3- CÁC CHỈ TIÊU TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁPTĂNG LỢI NHUẬN
1.3.1- Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
a- Ý nghĩa của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
Trang 16Khi tính toán hiệu qủa của hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta không thểcoi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuấtkinh doanh và cũng không chỉ dùng chỉ tiêu này để so sánh chất lượng hoạtđộng của các doanh nghiệp khác nhau Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chínhcuối cùng nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, đồngthời các nhân tố này lại tác động lẫn nhau Như do điều kiện sản xuất kinhdoanh, điều kiện vận chuyển hàng hoá, điều kiện thị trường tiêu thụ, thời điểmtiêu thụ có khác nhau cũng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau Hơn nữa quy mô của các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hoávà dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng sẽ khác nhau Ở những doanhnghiệp lớn có thể công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn lớnhơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý lại rất tốt Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Các chỉ tiêu tỷsuất lợi nhuận chính là các chỉ tiêu sinh lời kinh doanh biểu hiện mối quan hệgiữa lợi nhuận và chi phí sản xuất thực tế hoặc với nguồn lực tài chính để tạo ralợi nhuận Đồng thời cũng thể hiện trình độ năng lực kinh doanh của nhà kinhdoanh trong việc sử dụng các yếu tố đó Như vậy ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệtđối còn phải dùng các chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận
b- Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
* Tỷ suất lợi nhuận của vốn:
Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao gồmcác vốn cố định và vốn lưu động
Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
Tổng số lợi nhuận Tổng vốn sản xuất kinh doanh
Trang 17Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đã chira (trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao vàvốn lưu động là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thànhphẩm)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốnsản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏidoanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu củaquá trình sản xuất kinh doanh
* Tỷ suất lợi nhuận của giá thành :
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩmhàng hoá và dịch vụ tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng chi phí sử dụng trong việc tạo ralợi nhuận Điều này cho phép doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành để nângcao hiệu quả kinh doanh
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng:
Là một chỉ số phản ánh kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng
Công thức:
Tỷ suất doanh lợi =
Tổng số lợi nhuậnTổng doanh thu tiêu thụ
hàng hoá & dịch vụ
Trang 18Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận theo lao động :
Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công) sử dụngtrong quá trình sản xuất kinh doanh Điều này có tác dụng khuyến khích cácdoanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợpđồng lao động
1.3.2- Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận ở phần trênta có thể đưa ra một số biện pháp chính nhằm tăng lợi nhuận trong các doanhnghiệp như sau:
a- Tăng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu trong nước và quốc tếtrên cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ:
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng vàphong phú, dễ biến động Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tănglượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợinhuận của doanh nghiệp Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cầnchuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanhđược tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cânđối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suấtlao động
Trang 19Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ: Nhu cầu thịtrường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, phấnđấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là điềukiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám caocho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng nâng cao khả năng cạnh tranhtrên thị trường Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi bản thândoanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng
b- Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao:
Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ những mặthàng tiêu thụ khác nhau Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợi nhuậnlớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sản xuấtmặt hàng đó nhiều hơn Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các doanhnghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu mặt hàngrất đa dạng và phong phú Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi thấp, có mặthàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng việc tăng mặthàng thu được lợi nhuận cao
c- Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhằm tăng lợinhuận của doanh nghiệp:
Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành làtổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí chínhnhư: Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi phí tiềnlương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định (thể hiện qua việc khấu hao tàisản cố định hàng năm được tính vào giá thành) do vậy để hạ giá thành sản phẩmcần phải giảm các nhân tố chi phí trên:
- Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng: Cần phải cải tiến định mức
tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật
Trang 20liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quảnvà tiết kiệm nguyên vật liệu
Ảnh hưởng của biện pháp này đến việc hạ giá thành sản phẩm được tính theocông thức:
Chỉ số hạgiá thành dogiảm chi phí
NVL
= Chỉ số địnhmức NVL x
Chỉ số tỷtrọng NVL
trong giáthành sảnphẩm
- Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm:
Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăngnhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chứclao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình độngười lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cách ápdụng hình thức lương hưởng đúng mức
Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ chophép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm Do đó khoản mục chi phí và tiềncông trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương tronggiá thành sản phẩm
Ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương sẽ được tính toán theo công thức:
Chỉ số hạ giáthành sản phẩmdo tăng năng suất
lao động
Chỉ số tiềnlương bình
quân -1 x
Chỉ số chi phí tiềnlương trong giá thành
sản phẩm Chỉ số tăng
năng suất laođộng
- Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm:
Trang 21Giảm chi phí cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻtiền, cũ kỹ mà phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sảnphẩm sản xuất ra Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố địnhtrong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sảnphẩm Như vậy để tăng lượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sảnxuất, tăng năng suất lao động
Ảnh hưởng của biện pháp này được xác định theo công thức :
Chỉ số giảm giáthành do giảm chi
phí cố định =
Chỉ số chi phí
cố định -1 x
Chỉ số chi phí cố địnhtrong giá thành sản
phẩmChỉ số sản
lượng
Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sảnphẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu(không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm)
d- Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm giảm chiphí tiêu thụ:
Để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm
tốt khâu tiêu thụ sản phẩm Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào,công tác sản xuất có hiệu quả đến mấy mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽkhông có lợi nhuận Để thực hiện tốt công tác này cần có những biện pháp xúctiến bán hàng như quảng cao, khuyến mãi các kênh tiêu thụ phân phối hợp lý,làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng
1.4- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VÀ TÍNH TẤTYẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1.4.1- Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 22Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cảcác mặt hàng sản xuất kinh doanh Dưới đây ta đi sâu vào xem xét cụ thể từngnhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
a- Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường:
Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nêndoanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng hoádịch vụ Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợinhuận Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép cácdoanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung lớn Điềuđó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệtquan trọng là tăng tổng số lợi nhuận Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giábán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịchvụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hóa haytổng số lợi nhuận thu được
Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoátiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệpcông nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể muavới khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất Muốn vậy các doanhnghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhấtlà cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịchvụ, cải tiến phương thức bán hàng
b- Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh:
Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạttới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bịtốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất Các đầu vào được lựa chọn tối ưusẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phísản xuất và giá thành sản phẩm giảm Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các
Trang 23doanh nghiệp công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năngtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vàonhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất.Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gianchế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ
Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất nhưlao động ( số lượng, chất lượng, cơ cấu ) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuấtđược thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hànhquá trình sản xuất (tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý).
c- Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm:
Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thựchiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật đểchế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Qúa trình này tiến hành tốt hay xấuảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chấtlượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra sảnphẩm hàng hoá dịch vụ đó
Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chứcsản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đếnchất lượng của sản phẩm tiêu thụ
d- Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ :
Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theoquyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bánhết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quátrình tái sản xuất mở rộng tiếp theo
Trang 24Lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thựchiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Do đó tổ chức tiêu thụkhối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả nănglợi nhuận Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượngcác mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tácquảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng
e- Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp làmột nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Quátrình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơbản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạchkinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điềuchỉnh các hoạt động kinh doanh Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinhdoanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sảnphẩm, giảm chi chí quản lý Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trênphải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạtđược lợi nhuận cao của mình Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng kháchquan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tếvĩ mô của Nhà nước
f- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước:
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống Kinh tế quốc dân, hoạt động của nóngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởinhững chính sách kinh tế của Nhà nước (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,chính sách tỷ giá hối đoái )
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứukỹ các nhân tố này Vì như Chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay
Trang 25đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sáchtiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc vay vốn của doanh nghiệp
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanhnghiệp công nghiệp Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau Việc nghiên cứu cácnhân tố này cho phép xác định các yêu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởngđến lợi nhuận của doanh nghiệp Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng caolợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước
1.4.2- Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp:
a- Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiênmà họ quan tâm đó là lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhhiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn củadoanh nghiệp Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận,nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu qủa, thu không đủ bù đắp chi phí đãbỏ ra thì doanh nghiệp đó đi đến chỗ phá sản Từ trước đến nay nước ra có hàngloạt các Xí nghiệp, Doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệuquả, trong đó có cả Xí nghiệp nhà nước, tư nhân Đặc biệt trong điều kiện hiệnnay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tốcực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp:
- Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng
- Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiệnnăng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý
Trang 26sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơchế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghivới cơ chế thị trường
- Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càngvững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiềusâu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ,tăng khả năng cạnh trạnh từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanhnghiệp
- Sản xuất kinh doanh có hiệu qủa và đạt lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng caothu nhập, cải thiện đời sống người lao động Ngoài phần tiền công mà mỗi laođộng nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động, lợi nhuận của doanhnghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua phần phốiphối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng Chính yếu tố kinh tế đó sẽ tạo nên sựgắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp
- Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, tráchnhiệm với xã hội Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho Nhà nướcthực hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước tạo điều kiện cho đấtnước phát triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnước Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thândoanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển
b- Đối với nhà nước:
Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu qủa đạt được lợinhuận cao thì Nhà nước cũng có lợi:
- Tăng nhiều sản phẩm cho xã hội
- Chất lượng tăng, giá bán hạ làm ổn định nền kinh tế - Tăng nguồn thu cho ngân sách
- Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế
Trang 27Để khắc phục tình trạng nói trên, ngày 04 tháng 7 năm 1994, Thủ tướngChính phủ đã có Quyết định số 344/TTg hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổngcông ty Kim khí, đưa chức năng sản xuất và kinh doanh mặt hàng sản phẩm thépvào trong sự quản lý tập trung, thống nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Trang 28Thực hiện chủ trương về thí điểm thành lập các Tập đoàn kinh doanh, ngày 29tháng 4 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 225/TTg thành lập lạiTổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước
Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: VIETNAMSTEEL COPPORATION (VSC)
Địa chỉ: Số 91, Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thành phố HàNội
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được
Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91- môhình Tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước Tổng công ty Thép Việt Nam làdoanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt Chứcnăng, nhiệm vụ của Tổng công ty đã được quy định rõ trong quyết định thànhlập của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh thép, một số kim loại khác và các loạikhoáng sản có liên quan theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách củaNhà nước về phát triển các kim loại này; bao gồm xây dựng kế hoạch phát triển,đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu,tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép; tiếnhành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính sách Nhànước.
Căn cứ vào quyết định trên, Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinhdoanh mặt hàng sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước bao gồm các khâu
Trang 29từ khai thác nguyên liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến phân phốivà tiêu thụ sản phẩm Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổngcông ty như sau:
- Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho sản xuấtluyện kim.
- Sản xuất gang, thép, sản phẩm thép sau cán, fero hợp kim, vật liệu chịu lửa - Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đếnsản xuất thép, xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế tạo máy
- Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị phục vụ sản xuất thép và cácngành liên quan khác
2.1.3- Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành Tổng công ty được thực hiện theo Luật
Doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 03/CP, ngày 25/01/1996 của Chínhphủ phê chuẩn Điều lệ Tổng công ty Về cơ cấu tổ chức, Tổng công ty có bộ
Trang 30máy quản lý và điều hành của Tổng công ty, 14 đơn vị thành viên và 7 doanhnghiệp liên doanh với nước ngoài, 1 doanh nghiệp liên doanh trong nước
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Namđang được áp dụng là cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay (trực tuyến chức năng).Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của tập thểlãnh đạo chuẩn bị các quyết định đối với cấp dưới Người lãnh đạo doanh nghiệpchịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động và toàn quyền quyết định trongphạm vi doanh nghiệp Việc truyền lệnh, ra các quyết định, chỉ thị vẫn theotuyến đã quy định, người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng (Phòng, Ban chuyênmôn) Tổng công ty không ra lệnh trực tiếp, chỉ thị cho đơn vị thành viên cấpdưới Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị quyết định cholãnh đạo Tổng công ty (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc) quản lý, điều hànhcác đơn vị thành viên Tổng công ty Đồng thời các bộ phận chức năng có nhiệmvụ theo dõi, giám sát, đôn đốc hoặc hướng dẫn các đơn vị thành viên Tổng côngty trong việc thi hành các mệnh lệnh, quyết định của lãnh đạo Tổng công ty.
Bên cạnh mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng, để linh hoạt, chủ độngtrong điều hành công việc và phát huy được trí tuệ, năng lực của đội ngũ chuyêngia, Tổng công ty còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạngma trận, tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiêncứu, xây dựng dự án, phương án, chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vựccụ thể (Hình 1).
2.1.3.1- Hội đồng quản trị Tổng công ty
Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động củaTổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhànước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt
Trang 31động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nướcgiao.
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổnhiệm Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên, trongđó 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty, 1 thành viên kiêm Trưởng bankiểm soát công ty, 2 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài chính, đầu tư, kinhdoanh, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.
2.1.3.2- Ban kiểm soát Tổng công ty.
Ban kiểm soát có 4 thành viên, gồm Trưởng ban là ủy viên Hội đồng quảntrị và 4 thành viên giúp việc Thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồngquản trị bổ nhiệm.
2.1.3.3- Tổng giám đốc Tổng công ty
Tổng giám đốc Tổng công ty là ủy viên Hội đồng quản trị do Thủ tướngChính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty vàchịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng chính phủ và trướcpháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty Tổng công ty có 2 Phó tổnggiám đốc do Bộ trưởng Bộ công nghiệp bổ nhiệm
Kế toán trưởng Tổng công ty: do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm Kế
toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài chính Tổng công ty, giúp Tổng giámđốc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ và thống kê củaTổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị vàtrước pháp luật về nhiệm vụ của mình.
Trang 322.1.3.4- Bộ máy giúp việc Tổng công ty
Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, đó là các phòng: Tổ chứcLao động, Kế toán Tài chính, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Kế hoạch và đầu tư,Kỹ thuật, Văn phòng và 1 Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài do Tổng giámđốc Tổng công ty thành lập Các phòng, Trung tâm thực hiện chức năng thammưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong điều hành hoạt động củaTổng công ty.
2.1.3.5- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Tổng công ty có 14 đơn vị thành viên, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinhtế độc lập, bao gồm 4 Công ty sản xuất thép và vật liệu xây dựng, 8 Công tythương mại, 1 Viện nghiên cứu công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹthuật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Tổng công ty vàchịu sự quản lý, điều hành của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty Ngoàira Tổng công ty còn có 6 đơn vị Liên doanh với nước ngoài, nhằm nâng caochất lượng của sản phẩm thép đáp ứng được nhu cầu thép của thị trường.
2.1.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Thép Việt Nam
Việc tổ chức bộ máy kế toán Tổng công ty đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, đơn
giản, hoạt động có hiệu quả, kết hợp sự chỉ đạo sâu sát của Kế toán trưởng nhằmnâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hoá từng phần việc, đồng thời có thểđảm nhận phần việc khác (Hình 2)
Phòng kế toán Tổng công ty: gồm có 1 Kế toán trưởng, 2 phó phòng, 1 Tổ
trưởng tổ tổng hợp toàn ngành, 9 kế toán viên, mỗi người có nhiệm vụ và chứcnăng riêng bao gồm:
Trang 33
+ Kế toán tổng hợp toàn ngành (Lập Báo cáo tài chính, Thuế nộp NSNN) + Kế toán phụ trách văn phòng (Kế toán Ngân hàng, Bảo hiểm, Xuất nhậpkhẩu, thuế, Tiền mặt, Thủ quỹ)
+ Kế toán phụ trách tổ đầu tư XDCB (Thẩm định các quyết toán công trìnhDTXDCB…)
- Hình thức ghi chép kế toán: Ở Tổng công ty Thép Việt Nam, đối với các
đơn vị thành viên việc ghi chép kế toán theo cả 3 hình thức, nhưng chủ yếu là
ghi chép theo hình thức Nhật ký - Chứng từ, Hàng tồn kho được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.(Hình 3)
2.2- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNGTY THÉP VIỆT NAM
2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuấthàng hoá Vốn là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại giá trị thặngdư Do vậy, quản lý sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dungquan trọng của quản trị tài chính
Dựa vào bảng 1, ta thấy, vốn kinh doanh của Tổng công ty được hình thànhtừ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp, tự bổ sung, vốn góp liên doanh Vốn đầutư xây dựng cơ bản có được từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồnkhác.
Trong giai đoạn 1998-2000, vốn của Tổng công ty tăng khá nhanh Năm1998, vốn kinh doanh đạt 1.352.521 triệu đồng Mặc dù trong năm 1999 cuộc
Trang 34khủng hoảng tài chính tiền tệ tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta song Nhà nước đãhỗ trợ bằng nhiều cơ chế nên Tổng công ty đã từng bước khắc phục được khókhăn, vốn kinh doanh tăng 43.834 triệu đạt 1396.355 triệu vào cuối năm 1999.Điều đáng nói ở đây là tuy vốn kinh doanh tăng song vốn do ngân sách Nhànước cấp lại giảm, (giảm 35,116 triệu đồng) Kết quả đó chứng tỏ Tổng công tyngày càng tự chủ hơn Tuy vậy, vốn tự bổ sung của Tổng công ty lại giảm (giảm7.556 triệu đồng) do Tổng công ty hoạt động hiệu quả không cao, không tíchlũy được Năm 1999, vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng chủ yếu do tăngvốn liên doanh 86.506 triệu đồng Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng 3.393triệu đồng song tăng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 6.021 triệuđồng.
Năm 2000 là năm Tổng công ty hoạt động hiệu quả nhất trong giai đoạn1998-2000, vốn kinh doanh tăng 14.038 triệu đồng đạt 1.410.393 triệu đồng vào31/12/2000 Vốn kinh doanh tăng chủ yếu do tăng phần tự bổ sung 9.304 triệuđồng và vốn liên doanh 9.084 triệu đồng trong khi vốn ngân sách Nhà nước cấptiếp tục giảm (giảm 4.350 triệu đồng) Điều này cho thấy trong năm 2000, Tổngcông ty làm ăn hiệu qủa, có lợi nhuận, tự tích luỹ bổ sung được cho vốn kinhdoanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn Vốn đầu tư xây dựng cơ bảntăng 3.008 triệu đồng do ngân sách Nhà nước cấp
Dựa vào số liệu Bảng 2 ta thấy, tài sản lưu động của Tổng công ty khá lớn2.709.265 triệu đồng, chiếm 70,4% trong tổng tài sản Điều này phản ánh vốncủa Tổng công ty trước đây phần lớn sử dụng vào hoạt động kinh doanh thươngmại (vốn này được hình thành từ Tổng công ty Kim khí trên 1.100 tỷ đồng).
Năm 1998, thị trường tiêu thụ thép gặp khó khăn nên Tổng công ty khôngtiêu thụ được nhiều hàng, hàng tồn kho lớn 1.254.866 triệu đồng chiếm 46,3%tài sản lưu động Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, Tổng công ty cho khách hàng
Trang 35thanh toán chậm trả nên khoản phải thu lớn, khoảng 1.226.194 triệu đồng,chiếm 45% tài sản lưu động Vì một số công ty liên doanh sản xuất thép kết thúcgiai đoạn xây dựng đi vào hoạt động và Tổng công ty đã đầu tư chứng khoán dàihạn nên các khoản đầu tư dài hạn lớn, chiếm 51,2% tài sản cố định và đầu tư dàihạn.
Năm 1999, Tổng công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ được hàng tồn đọng trong khốilưu thông làm hàng tồn kho giảm 33%, khoản phải thu giảm được 13,9% Tỷtrọng nợ phải trả của Tổng công ty cũng giảm 25% và nợ ngắn hạn giảm 24%phản ánh độ tự chủ về tài chính của Tổng công ty tăng lên đáng kể.
Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty dựa vào bảng 2, biểu 1, ta có:Về khả năng thanh toán, tỷ suất thanh toán hiện hành của Tổng công ty luônluôn lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2, điều này chứng tỏ Tổng công ty hoàn toàn có khảnăng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn hiện tại cũng như dự kiến trong tương lai,khả năng tài chính của khối lưu thông tốt hơn khối sản xuất (riêng tình hình tàichính của Công ty gang thép Thái Nguyên còn chưa ổn định cần có biện phápxử lý kịp thời và thanh toán hợp lý các khoản nợ ngắn hạn)
Hệ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm: năm 1998 là 0,64, năm 1999là 0,57, năm 2000 là 0,52 song vẫn còn cao (>0,5) điều đó chứng tỏ còn mất cânđối trong cơ cấu tổng tài sản
Hệ số cơ cấu vốn có xu hướng tăng: năm 1998 là 0,35, năm 1999 là 0,42 năm2000 là 0,47 song như vậy vẫn còn thấp (<0,5) do vay ngắn hạn, huy động vốn,nợ chiếm dụng tăng điều này một mặt phản ánh Tổng công ty tích cực tìm cácnguồn vốn bên ngoài song cũng dễ dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong kinhdoanh.
Trang 362.2.2- Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Từ khi Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập và hoạt động theo môhình Tổng công ty Nhà nước trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép vàTổng công ty Kim khí, sản xuất đã gắn với tiêu thụ, lượng thép sản xuất ra đápứng được nhu cầu số lượng và chất lượng của thép xây dựng trên thị trường Sảnlượng thép cán tăng dần qua mỗi năm từ 190.000 tấn/năm vào năm 1992 đến đạt442.744 tấn/năm vào năm 1998 tăng 2,33 lần ( Xem bảng 3) Tuy vậy vào giữaquý II năm 1998, do thay đổi chính sách của Nhà nước về các yếu tố đầu vàonên giá thành sản xuất cao mà giá bán thép trong nước hầu như không thay đổi.Do đó các chỉ tiêu chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch.
lượng-Tiêu thụ-Tồn kho
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam)
Sang năm 1999, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chững lại, các công trìnhđầu tư và vốn đầu tư giảm sút song nhờ có các biện pháp điều hành của Chínhphủ như Quyết định 37/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý ngoại tệ làm
Trang 37giá phôi giảm mạnh tạo cơ sở hạ giá thành nên tốc độ tăng sản lượng của Tổngcông ty được phục hồi đạt 464.296 tấn vượt 4,96% so với năm 1998, khối lượngtiêu thụ tăng 2%.
Năm 2000, đầu tư nước ngoài giảm sút, đầu tư trong nước gặp khó khăn,tuy vậy Nhà nước có nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh cácbiện pháp kích cầu, tạo điều kiện cho ngành thép ổn định và phát triển sản xuất.Sản lượng thép cán gần như giữ nguyên so với năm trước, sản lượng tiêu thụtăng 1,72%.
Bên cạnh tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì tình hình tồn kho củaTổng công ty ngày càng tăng (năm 1999 tăng 40,42% so với năm 1998, năm2000 tăng 14,21% so với năm 1999) Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu dẫnđến chất lượng thấp hơn so với các loại thép trên thị trường quốc tế Hơn nữa,Tổng công ty chỉ sản xuất được các loại sản phẩm dài chủ yếu là thép thanh tròntrơn, thanh vằn, cuộn Các loại thép góc, thép hình chữ I, hình chữ U còn hạnchế và chưa sản xuất được các sản phẩm thép dẹt như thép tấm, thép lá Cơ cấuchủng loại mặt hàng còn đơn điệu chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu thép trongnước.
2.2.3- Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu
Trong những năm gần đây, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựngcông nghiệp, xây dựng dân dụng ngày càng tăng nên nhu cầu của thị trường vềthép xây dựng tăng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng Tuy vậy, tình hình sảnxuất thép trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu này Trước thực trạng đó,Tổng công ty Thép Việt Nam một mặt đầu tư nâng cấp cho các công ty sản xuấtnhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, mặt khác phát triển hệ thống
Trang 38thương mại kinh doanh rộng khắp cả nước, chiếm thị phần đáng kể ở thị trườngViệt Nam.
Năm 1998, khối thương mại của Tổng công ty Thép Việt Nam tiêu thụ được758.889 tấn thép trong đó có mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được Tuyvậy lượng tồn kho cũng còn khá lớn (khoảng 127.581 tấn) (xem bảng 4).
Năm 1999, Tổng công ty áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp, bảolãnh chậm trả, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, liên doanh lưu thông phối hợp vớinhau về sản xuất và tiêu thụ nên các đơn vị lưu thông đã thiết lập mối liên hệtrực tiếp thường xuyên với khối sản xuất và liên doanh Do vậy, khối lưu thôngtiêu thụ được 311.650 tấn thép sản xuất trong nước, chiếm 28% tổng lượng thépbán ra của các đơn vị sản xuất và liên doanh, chiếm 41% tổng lượng hàng kinhdoanh, cung cấp 134.400 tấn phôi thép cho các đơn vị sản xuất Lượng bán racủa Tổng công ty tăng 25% so với năm 1998 Về xử lý hàng tồn đọng, đến31/12/1999 đã tiêu thụ được trên 66.000 tấn góp phần giảm hàng tồn kho từ127.581 tấn (01/01/1999) xuống 51.152 tấn trong đó có một số công ty giảmmạnh như: Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội, Công ty kim khí HảiPhòng
Năm 2000, tình hình thị trường thép đã bắt đầu ổn định, nhu cầu đầu tư xâydựng được phục hồi trở lại Tổng khối lượng mua vào của khối thương mại đạt1.149.007 tấn trong đó có 334.420 tấn thép nội chiếm 30% tổng lượng thép dođơn vị sản xuất, liên doanh bán ra trong năm Một số đơn vị tiêu thụ tạo đượcmối liên hệ trực tiếp với khách hàng, với cơ sở xây dựng nên hiệu quả cao Songvẫn còn nhiều đơn vị bán chậm trả cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn vớikhối lượng lớn, nợ kéo dài, vốn bị chiếm dụng cao.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: nhìn chung Tổng công ty xuất khẩu íthơn nhập khẩu Chủ yếu xuất khẩu một số sản phẩm từ gang, thép cuộn như bệ
Trang 39nắp cống Song kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng giảm nên Tổng công tycần quan tâm đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Về hàngnhập khẩu, chủ trương chung của Tổng công ty là hạn chế hàng nhập, đẩy mạnhtiêu thụ thép trong nước nên kim ngạch nhập khẩu có xu hướng giảm nhẹ.
Tổng công ty nhập phôi thép để tạo nguyên liệu cho khối sản xuất và một sốmặt hàng khác Song trong giai đoạn 1998-2000, do tỷ giá thay đổi nên giá nhậpkhẩu tăng trong khi giá bán ít thay đổi nên nhiều hàng nhập về như thép tấm,thép lá trong tình trạng dư thừa, tồn kho lớn.
2.2.4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn 1998 - 2000, với hệ thống cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và cơchế quản lý toàn diện của Tổng công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của các đơnvị thành viên, các chỉ tiêu kinh tế tài chính của Tổng công ty đều khả quan Tìnhhình kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện ở bảng 5.
Trong bảng 5, giá trị sản xuất công nghiệp là tổng giá trị các sản phẩm do cácnhà máy trong khối sản xuất tạo ra Qua số liệu, ta thấy giá trị sản xuất côngnghiệp và doanh thu của Tổng công ty trong từng khối đều có xu hướng tăng.Năm 1999, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4% đạt 1.875.182 triệu so với năm1998 Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp tăng ít hơn chỉ có 1,42% đạt1.901.736 triệu Do thị trường thép tồn đọng nhiều nên Tổng công ty cắt giảmsản lượng Doanh thu của Tổng công ty cũng tăng song doanh thu của khốithương mại tăng nhiều hơn doanh thu của khối sản xuất.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước: trong những nămqua còn nhiều hạn chế Số nộp ngân sách của Tổng công ty chủ yếu là thuế tiêuthụ, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
Trang 40biệt, còn thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ Vì Tổng công typhải đối mặt với những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và thépcũng là mặt hàng xây dựng cần vốn lớn và quay vòng vốn chậm nên lợi nhuậncủa Tổng công ty còn thấp Riêng trong năm 2000, số nộp ngân sách của Tổngcông ty tăng 92% đạt 203.892 triệu, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổngcông ty dần ổn định, lợi nhuận tăng, số thuế lợi tức nộp cũng tăng.
Từ năm 1998 trở đi, lợi nhuận của Tổng công ty có chiều hướng tăng trưởng.Năm 1998,Tổng công ty còn làm ăn thua lỗ (lỗ 4.351 triệu) song sang năm 1999đã có mức tăng trưởng, lợi nhuận cao, lãi 43.746 triệu tiếp tục tăng 7% trongnăm 2000 đạt 46.727 triệu Do vậy đời sống của người lao động mà cụ thể là thunhập bình quân đầu người được cải thiện, Tổng công ty có khả năng tham giacác công việc từ thiện xã hội như: ủng hộ đồng bào lũ lụt 1,3 tỷ đồng, ủng hộcho trẻ em nghèo vượt khó 30 triệu đồng
Tóm lại, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là khả quan,các chỉ số đều có xu hướng tăng trưởng Tuy vậy, so với tiềm lực và khả năngcủa Tổng công ty thì những con số ấy còn hạn chế
2.3-TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.3.1- Phân tích chung tình hình lợi nhuận
2.3.1.1- Cơ cấu lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường Sự biếnđộng của kết quả kinh doanh được thể hiện ở bảng 6
Bảng 6: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế