Đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam

MỤC LỤC

Cơ cấu khoản giảm trừ, giá vốn , chi phí bán hàng quản lý, lãi kinh doanh trong doanh thu từ hoạt động sản xuất

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Phương hướng chủ yếu là đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có; đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu song hiện nay chưa sản xuất được như thép tấm, thép lá, thép cán nguội, tôn mạ thiếc.  Phôi thép là nguyên liệu để sản xuất thép cán mà Tổng công ty phải nhập khẩu một lượng đáng kể do vậy để giảm giá thành cần huy động các nguồn vốn để đầu tư các dự án sản xuất phôi thép và cán thép như nhà máy sản xuất. Đặc biệt trong tình trạng cung lớn hơn cầu, các đơn vị sản xuất phải cùng Tổng công ty bàn bạc, thỏa thuận với các liên doanh để thực hiện điều tiết sản lượng và giá bán tránh cạnh tranh cục bộ làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Đối với các loại vật tư nguyên nhiên liệu chủ yếu ( phôi thép, thép phế, than, điện cực, gạch chịu lửa, dầu. FO.) cỏc đơn vị cần xõy dựng cơ chế mua chặt chẽ nhằm theo dừi sự biến động về giá để lựa chọn nhà cung cấp và thời điểm mua hàng hợp lý nhằm phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.  Thực hiện sơ chế nguyên liệu trước khi đưa vào luyện để giảm tiêu hao nguyên liệu: nâng cao chất lượng của gang, gạch chịu lửa, áp dụng các biện pháp cơ giới trong bảo dưỡng lò, đặc biệt tăng cường sử dụng phun ô - xy để cường hóa quá trình nấu chảy thép, rút ngắn thời gian mẻ nấu. Chẳng hạn như Công ty gang thép Thái Nguyên cần tiến hành phục hồi lò cao số 2, lò cốc, máy thiêu kết, cải tạo lò điện 30 tấn và các công trình phụ trợ để sử dụng trên 60% gang lỏng trong phối liệu luyện thép.

Ngoài ra ngành thép tiếp tục đầu tư để nghiên cứu sử dụng nguyên liệu sẵn có như sử dụng quặng sắt có hàm lượng kẽm và măng gan cao để sản xuất gang thép, sử dụng than an-tra-xit , các chất trợ dung cho luyện kim, sản xuất các loại phe - rô chất lượng cao như phe -rô măng gan, phe-rô si-líc.  Các nhà máy mới xây dựng phải đạt trình độ quốc tế về năng suất, chất lượng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật để độc chiếm thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu, có khả năng mở rộng hợp tác sản xuất thép với các nước ASEAN. Tổng công ty phải tổ chức tốt công tác điều tra diễn biến thị trường trong và ngoài nước, dự đoán thật sát nhu cầu, thiết lập mối quan hệ thường xuyên ổn định với các công trình xây dựng lớn để cung cấp đầu ra.

Vì vậy, Tổng công ty cần thực hiện bảo lãnh chậm trả cho các đơn vị lưu thông mua hàng của các đơn vị sản xuất vừa đảm bảo được vốn lưu động cho các đơn vị lưu thông vừa điều tiết được sản lượng và cân đối được tài chính chung. Các đơn vị lưu thông ngoài nhiệm vụ nhập khẩu nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được như phôi thép cho nhà máy sản xuất còn cần mở rộng nhập khẩu các loại kim khí thị trường trong nước có nhu cầu mà chưa có khả năng sản xuất. Do đó, các công ty thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm của mình, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng trong nước chưa sản xuất được (thép tấm, thép lá, thép hợp kim phục vụ cho công nghiệp đóng tàu và nhu cầu tiêu dùng).

Chủ động huy động nhiều nguồn vốn cho phát triển: vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn vay nước ngoài mua thiết bị trả chậm với lãi suất ưu đãi, vay tín dụng trong nước, huy động các nguồn vốn khác, vốn tự có trong ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành lập các công ty liên doanh và công ty cổ phần. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra ở từng đơn vị, trong đó chú trọng công tác tiết kiệm chi phí quản lý công nợ, nghiên cứu xây dựng phương thức bán trả chậm phù hợp, vừa kích thích tiêu thụ vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh tài chính tại các đơn vị, cần xúc tiến thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ để tăng cường kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc chế độ tài chính Nhà nước và thực hiện các quy định của Tổng công ty.

Bảng 14: Mục tiêu sản lượng thép cán
Bảng 14: Mục tiêu sản lượng thép cán

Về phía Nhà nước

 Nhà nước hỗ trợ dành cho Tổng công ty vốn vay với lãi suất ưu đãi và một phần vốn ODA để đầu tư chiều sâu và tự đầu tư các dự án trọng điểm có nhu cầu cấp bách đã dự kiến.  Cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam vay bổ sung để trả nợ đối với các nhà máy mới vào sản xuất chưa đủ cân đối khấu hao và lợi nhuận để trả nợ. Để có thể hạ giá thành sản xuất, đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên cho ngành thép ( thấp hơn giá cho các ngành sản xuất dịch vụ khác) và đảm bảo cung cấp ổn định lâu dài.

Cho phép đầu tư khâu hạ nguồn, duy trì cơ chế điều hành nhập khẩu phôi thép để tránh tình trạng nhập khẩu phôi tràn lan gây tồn đọng. Ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ cho ngành thép nhập khẩu phôi, liệu cho sản xuất. Đề nghị Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý thường xuyên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

Kiểm tra lò luyện thép không có thiết bị phân tích khoa học để đảm bảo ổn định cho mác thép, không cho lò thủ công hoạt động để tránh tình trạng đưa hàng kém chất lượng vào lưu thông gây tổn hại đến tuổi thọ công trình và quyền lợi của người sử dụng. Hiện nay các loại thép sản xuất trong nước như thép xây dựng, thép ống, tôn mạ cung đã vượt cầu quá lớn. Đề nghị Nhà nước tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng, hạn chế độc quyền, có chính sách kích cầu hợp lý để tăng tiêu thụ thép trong nước và hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài.

Nhà nước tiếp tục chính sách bảo hộ ngành thép sản xuất trong nước cho tới khi thực hiện đầy đủ AFTA và gia nhập WTO.  Tăng cường quản lý giá cả, có biện pháp tác động để chống phá giá đối với một số mặt hàng thép thông dụng.  Không nhập khẩu thép xây dựng, đưa vào danh mục mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu đối với thép sản xuất từ nguyên liệu trong nước.

 Bỏ chỉ tiêu hạn ngạch phôi thép và các loại thép khác trong nước chưa sản xuất được, thay thế cơ chế điều hoà nhập khẩu bằng chính sách thuế và phụ thu.  Không cấp thêm giấy phép cho các dự án đầu tư những mặt hàng đang dư thừa.