1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf

83 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 320,46 KB

Nội dung

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” 1 1 MỤC LỤC 2 2 LỜI NÓI ĐẦU Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh khác nhau thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm, lãi nộp Nhà nước, lỗ Nhà nước chịu. Lợi nhuận đó chưa phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất và yêu cầu thực tế nghiêm khắc của thị trường, chưa kích thích được tính chủ động sáng tạo của người quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó có tình trạng lãi giả, lỗ thật. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực. Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ban hành các chế độ chính sách, sắp xếp lại các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ về các hoạt động của mình. Từ khi có quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp được sắp xếp lại theo mô hình Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91, hoạt động kinh doanh của các doanh 3 3 nghiệp được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu làm ăn có lãi tạo điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty 91. Nhiệm vụ chính yếu của Tổng công ty là sản xuất thép, lưu thông sản phẩm thép trên thị trường trong cả nước, nhập khẩu một số sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được, cân đối cung và cầu các mặt hàng sản phẩm thép cho nền kinh tế. Từ khi được sắp xếp lại, nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tập trung vào một đầu mối quản lý, mở rộng liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài và trong nước, Tổng công ty đã từng bước ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm thép cho nền kinh tế, làm ăn có lãi. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Tổng công ty Thép Việt Nam, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”. Ngoài lời nói đầu và kết luận, Luận văn tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua, trên cơ sở định hướng của Tổng công ty, Luận văn tốt nghiệp đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị với Nhà nước và với Tổng công ty Thép Việt Nam nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong năm 2000 và những năm tiếp theo. 4 4 Để thực hiện Luận văn tốt nghiệp, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, và diễn dịch để hệ thống lại số liệu, các chỉ tiêu đánh giá của Tổng công ty nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu, đề cập trong Luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2001 Phạm Thị Hải 5 5 Chương I TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 LỢI NHUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường a- Doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đang tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp, tối đa hoá lợi nhuận và phát triển. Ở nước ta hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động. Có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào ngành nghề, hình thức sở hữu. Dựa vào hình thức sở hữu, các doanh nghiệp được chia thành: - Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn 6 6 - Doanh nghiệp tư nhân - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước: Theo Điều 1 Luật Doanh nghiệp Nhà nước “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao cho. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý”. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần): là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần góp của mình. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà 7 7 đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. b - Hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu, trong khả năng nguồn lực hiện có của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cao nhất, nâng cao thu nhập của người lao động, tích luỹ để đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng thu nhập quốc dân và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Để sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải mua nguyên nhiên liệu, các bộ phận, linh kiện rời hay bán thành phẩm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Như vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có mối quan hệ tương hỗ với các thành viên khác trong nền kinh tế. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ yếu giải quyết các vấn đề ssau đây: - Chiến lược đầu tư: - Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh; - Sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp; - Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính. - Quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn để đưa ra các quyết định thu chi cho phù hợp. Các hoạt động trên nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất, sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng và phát triển. 8 8 c- Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước hiện nay Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chiếm địa vị thống trị trên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong điều kiện được bao cấp của Nhà nước như: - Mua vật tư theo giá hạ; - Được cấp vốn, trang bị máy móc thiết bị và vay vốn theo lãi suất thấp; - Được trả lương không đầy đủ cho người lao động, phần còn lại được Nhà nước bao cấp ngoài lương; - Được bao tiêu sản phẩm… Do vậy, trên sổ sách lợi nhuận và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước có thể có hoặc có thể rất lớn. Nhưng nếu tính đủ chi phí như tính đủ nguyên giá tài sản cố định và khấu hao tài sản đủ tỷ lệ quy định; Tính đủ giá nguyên vật liệu, động lực, ngoại tệ nhập khẩu; Tính đủ tiền lương không bao cấp bằng hiện vật bằng bù lỗ bên ngoài của Ngân sách Nhà nước thì thực chất đó là lãi giả, lỗ thật. Ngược lại, cũng có trường hợp đơn vị được Nhà nước bù lỗ, song trên thực tế thì có lãi vì việc bù lỗ không căn cứ vào hoạt động xác thực của doanh nghiệp mà căn cứ vào định mức được duyệt. Thực hiện đường lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu qủa. Doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Nhà nước, phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đó là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa. 9 9 Từ cuối năm 1994 Nhà nước tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước đã tổ chức, sắp xếp lại theo quy mô lớn trên cơ sở tập trung để tạo tiền đề tích tụ trong hoạt động kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 17 Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh lớn theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 91) và uỷ quyền cho các Bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập 76 Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 90). Các Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90 được thành lập đã nắm trọn các ngành kinh tế kỹ thuật trọng yếu của quốc gia như: hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, xi măng, sắt thép, xăng dầu, than, điện…Sau khi được sắp xếp lại, hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên đối với những Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, Nhà nước xét thấy thực sự không cần phải giữ lại thì thực hiện cổ phần hoá, bán đấu giá, khoán, cho thuê hoặc giải thể. 1.1.2- Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận 1.1.2.1- Lợi nhuận a. Các quan điểm về lợi nhuận : Từ trước tới nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Ta có thể thấy được điều này qua các quan điểm về lợi nhuận sau : + Lợi nhuận của doanh nghiệp: là khoản chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Việc tính toán thu nhập hay chi phí đã chi ra là theo giá cả của thị trường mà giá cả thị trường do quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ quyết định. 10 10 [...]... số 225/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô hình Tổng công ty Nhà nước Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: VIETNAM STEEL COPPORATION (VSC) Địa chỉ: Số 91, Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập và. .. từ sản xuất kinh + động kinh doanh doanh khác Khi đã tính toán được tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp ta còn phải xác định số thuế lợi tức doanh nghiệp phải nộp Thuế lợi tức phải nộp Tổng số lợi = Tỷ lệ thuế lợi tức x nhuận phải nộp Số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi thuế lợi tức được gọi là lợi nhuận thuần túy của doanh nghiệp Như chúng ta đã biết: Toàn bộ doanh thu, giá thành toàn bộ và thuế đều... động Công thức: Tỷ suất lợi nhuận của vốn Tổng số lợi nhuận Tổng vốn sản xuất kinh doanh = 18 18 Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đã chi ra (trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao và vốn lưu động là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn sản. .. vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thứ tư: Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả của hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế trên Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh. .. hàng Công thức: Tổng số lợi nhuận Tỷ suất doanh lợi = Tổng doanh thu tiêu thụ hàng hoá & dịch vụ 19 19 Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận * Tỷ suất lợi nhuận theo lao động : Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương (tiền công) sử dụng trong quá trình sản. .. công nghệ và 1 Trường đào tạo công nhân kỹ thuật, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp của Tổng công ty và chịu sự quản lý, điều hành của Tổng công ty theo Điều lệ Tổng công ty Ngoài ra Tổng công ty còn có 6 đơn vị Liên doanh với nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thép đáp ứng được nhu cầu thép của thị trường 2.1.4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty Thép Việt. .. phương pháp kê khai thường xuyên.(Hình 3) 2.2- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.2.1- Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuất hàng hoá Vốn là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại giá trị thặng dư Do vậy, quản lý sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những... thiện và nâng cao mức sống cho người dân - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế 28 28 Chương II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển Công nghiệp sản xuất thép là ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, bởi thép là vật liệu chủ yếu cho nhiều ngành công. .. Lợi nhuận trước thuế + Lợi nhuận sau thuế 1.1.2.2- Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp : Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, do đó lợi nhuận đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Thứ nhất: Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệch giữa doanh. .. kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý 27 27 sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường - Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, . CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” 1 1 MỤC LỤC 2 2 LỜI NÓI ĐẦU Lợi nhuận là mục tiêu. công ty, em nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại. trạng lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty Thép Việt Nam. Trên cơ sở thực trạng kinh doanh của Tổng công ty trong những

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép cán - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép cán (Trang 38)
Bảng 7: Lợi nhuận sau thuế - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 7 Lợi nhuận sau thuế (Trang 46)
Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 8 Tỷ suất lợi nhuận (Trang 47)
Bảng 10: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 10 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất (Trang 51)
Bảng 12: Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 12 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động lưu thông (Trang 55)
Bảng 14: Mục tiêu sản lượng thép cán - Đề tài “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam” pdf
Bảng 14 Mục tiêu sản lượng thép cán (Trang 66)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w