Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam. (Trang 34 - 36)

Nam

Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính gắn liền với sản xuất hàng hoá. Vốn là tiền trong lĩnh vực kinh doanh góp phần đem lại giá trị thặng dư. Do vậy, quản lý sử dụng vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng của quản trị tài chính.

Dựa vào bảng 1, ta thấy, vốn kinh doanh của Tổng công ty được hình thành từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp, tự bổ sung, vốn góp liên doanh. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản có được từ nguồn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác.

Trong giai đoạn 1998-2000, vốn của Tổng công ty tăng khá nhanh. Năm 1998, vốn kinh doanh đạt 1.352.521 triệu đồng. Mặc dù trong năm 1999 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta song Nhà nước đã hỗ trợ bằng nhiều cơ chế nên Tổng công ty đã từng bước khắc phục được khó khăn, vốn kinh doanh tăng 43.834 triệu đạt 1396.355 triệu vào cuối năm 1999. Điều đáng nói ở đây là tuy vốn kinh doanh tăng song vốn do ngân sách Nhà nước cấp lại giảm, (giảm 35,116 triệu đồng). Kết quả đó chứng tỏ Tổng công ty ngày càng tự chủ hơn. Tuy vậy, vốn tự bổ sung của Tổng công ty lại giảm (giảm 7.556 triệu đồng) do Tổng công ty hoạt động hiệu quả không cao, không tích lũy được. Năm 1999, vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng chủ yếu do tăng vốn liên doanh 86.506 triệu đồng. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng 3.393 triệu đồng song tăng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung 6.021 triệu đồng.

Năm 2000 là năm Tổng công ty hoạt động hiệu quả nhất trong giai đoạn 1998-2000, vốn kinh doanh tăng 14.038 triệu đồng đạt 1.410.393 triệu đồng vào 31/12/2000. Vốn kinh doanh tăng chủ yếu do tăng phần tự bổ sung 9.304 triệu

đồng và vốn liên doanh 9.084 triệu đồng trong khi vốn ngân sách Nhà nước cấp tiếp tục giảm (giảm 4.350 triệu đồng). Điều này cho thấy trong năm 2000, Tổng công ty làm ăn hiệu qủa, có lợi nhuận, tự tích luỹ bổ sung được cho vốn kinh doanh của mình và ngày càng trở nên tự chủ hơn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 3.008 triệu đồng do ngân sách Nhà nước cấp.

Dựa vào số liệu Bảng 2 ta thấy, tài sản lưu động của Tổng công ty khá lớn 2.709.265 triệu đồng, chiếm 70,4% trong tổng tài sản. Điều này phản ánh vốn của Tổng công ty trước đây phần lớn sử dụng vào hoạt động kinh doanh thương mại (vốn này được hình thành từ Tổng công ty Kim khí trên 1.100 tỷ đồng).

Năm 1998, thị trường tiêu thụ thép gặp khó khăn nên Tổng công ty không tiêu thụ được nhiều hàng, hàng tồn kho lớn 1.254.866 triệu đồng chiếm 46,3% tài sản lưu động. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, Tổng công ty cho khách hàng thanh toán chậm trả nên khoản phải thu lớn, khoảng 1.226.194 triệu đồng, chiếm 45% tài sản lưu động. Vì một số công ty liên doanh sản xuất thép kết thúc giai đoạn xây dựng đi vào hoạt động và Tổng công ty đã đầu tư chứng khoán dài hạn nên các khoản đầu tư dài hạn lớn, chiếm 51,2% tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Năm 1999, Tổng công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ được hàng tồn đọng trong khối lưu thông làm hàng tồn kho giảm 33%, khoản phải thu giảm được 13,9%. Tỷ trọng nợ phải trả của Tổng công ty cũng giảm 25% và nợ ngắn hạn giảm 24% phản ánh độ tự chủ về tài chính của Tổng công ty tăng lên đáng kể.

Về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Tổng công ty dựa vào bảng 2, biểu 1, ta có: Về khả năng thanh toán, tỷ suất thanh toán hiện hành của Tổng công ty luôn luôn lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2, điều này chứng tỏ Tổng công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn hiện tại cũng như dự kiến trong tương lai,

khả năng tài chính của khối lưu thông tốt hơn khối sản xuất (riêng tình hình tài chính của Công ty gang thép Thái Nguyên còn chưa ổn định cần có biện pháp xử lý kịp thời và thanh toán hợp lý các khoản nợ ngắn hạn).

Hệ số nợ trên tổng tài sản có xu hướng giảm: năm 1998 là 0,64, năm 1999 là 0,57, năm 2000 là 0,52 song vẫn còn cao (>0,5) điều đó chứng tỏ còn mất cân đối trong cơ cấu tổng tài sản.

Hệ số cơ cấu vốn có xu hướng tăng: năm 1998 là 0,35, năm 1999 là 0,42 năm 2000 là 0,47 song như vậy vẫn còn thấp (<0,5) do vay ngắn hạn, huy động vốn, nợ chiếm dụng tăng điều này một mặt phản ánh Tổng công ty tích cực tìm các nguồn vốn bên ngoài song cũng dễ dẫn đến tình trạng mất tự chủ trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w