1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư

89 564 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 495 KB

Nội dung

Luận văn : Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ODA Viện trợ phát triển chính thức ODF Tài chính phát triển chính thức GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Tổng sản phẩm quốc dân

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc DAC Uỷ ban Viện trợ Phát triển

NGOs Các tổ chức Phi Chính phủWB Ngân hàng Thế giới

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AfDB Ngân hàng Phát triển Châu Phi

IBRC Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản NIB Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu

IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế

UNCDF Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc GEF Quỹ môi trường toàn cầu

IFAD Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tếKFAED Quỹ phát triển kinh tế Ảrập của Côoet NDF Quỹ Phát triển Bắc Âu

OFID Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECUNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc ILO Tổ chức Lao động quốc tế

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp WHO Tổ chức Y tế Thế giới

UNODC Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc AFD Cơ quan phát triển Pháp

UNHCR Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

Trang 2

WFP Chương trình lương thực thế giới

UNIDO Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc UNAIDS Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDSFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

CG Hội nghị những nhà tài trợ chính Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐKKD Đăng ký kinh doanh DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

F/S Văn kiện dự án đầu tư

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

1 Bảng 2.1 Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ

2 Bảng 2.2 Cơ cấu giải ngân vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 44

3 Bảng 2.3 Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời

2 Hình 2.1 Giá trị vốn ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam giai

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, bên cạnh đó chúng ta đang tiếnhành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì vậy nhu cầu về vốn đầu tư là rấtlớn Tuy nhiên, do trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, thu nhập quốc dân bìnhquân đầu người thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế gần như không đáng kể nênvốn đầu tư là một trong những khó khăn lớn đặt ra cho việc thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội hiện nay

Trong khi khẳng định nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định, ViệtNam đã coi nguồn vốn nước ngoài có vị trí quan trọng Cùng với vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài (FDI), nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốnquý Quý bởi thời gian vay thường kéo dài hàng chục năm, thời gian ân hạn dài,lãi suất thường thấp hơn nhiều so với vay thương mại và có khoảng 10% tổng sốlà viện trợ không hoàn lại Nguồn vốn ODA có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựphát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, thông qua nguồnviện trợ này mà chúng ta có thể xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao trìnhđộ nguồn nhân lực, hỗ trợ cải cách chính sách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, xoáđói giảm nghèo… còn các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận với khoa họccông nghệ hiện đại, tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến

Tuy nhiên, báo cáo kết quả giám sát lĩnh vực ODA của Uỷ ban Đối ngoạicũng như đánh giá của Thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hộicùng thống nhất quan điểm: Việc sử dụng vốn ODA về cơ bản là có hiệu quảnhưng cơ chế quản lý, giám sát, sử dụng nguồn vốn này còn nhiều vướng mắclàm hạn chế hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài Báo cáo thẩmtra của Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội đã nêu lên nhiều nhược điểmtrong công tác quản lý nguồn vốn ODA cần sớm khắc phục Dựa trên ý nghĩa

đó, em lựa chọn đề tài: “Quản lý các dự án ODA ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự ánODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụsau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về nguồn vốn ODA và vấn đề quản lýdự án ODA.

- Đánh giá công tác quản lý dự án ODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư trêncơ sở phân tích thực trạng, từ đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của nhữngtồn tại đó.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án ODA.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động quản lý các dự ánODA.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau:

- Về không gian: Chỉ nghiên cứu các dự án ODA do Bộ Kế hoạch và Đầutư quản lý thực hiện.

- Về thời gian: Từ năm 2001 đến nay.

- Về giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ vi mô những vấn đềquản lý dự án ODA.

Trang 6

4 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề được chia làm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý các dự án ODA và sự cần thiết phảithực hiện quản lý các dự án ODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chương 2: Thực trạng quản lý các dự án ODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tưthời gian qua.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự ánODA tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới.

Trang 7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA VÀ SỰ CẦNTHIẾT PHẢI THỰC HIỆN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA

TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) làmột trong những nguồn lực từ bên ngoài có những ưu việt nổi trội (viện trợkhông hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi) rất phù hợp để hỗ trợ các nước đang pháttriển, nhất là các nước nghèo xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội Từ giữathế kỷ 20 việc tranh thủ thu hút và sử dụng nguồn lực ODA đã góp phần tíchcực vào việc giảm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các quốc gia và nâng cao đờisống cho người dân ở các nước nghèo và nước đang phát triển.

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC ODA

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ODA

1.1.1.1 Khái niệm

Lịch sử hình thành nguồn vốn ODA: Viện trợ phát triển chính thức đã có từ

rất lâu đời, nhưng sau chiến tranh thế giới thứ II, loại hình viện trợ này mới thựcsự phổ biến và được quốc tế hoá

Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước bị tàn phá nặng nề về kinh tế(chủ yếu là các nước Châu Âu), trong khi đó Mỹ không những không bị suy sụpbởi chiến tranh mà còn giàu lên trông thấy Với sức mạnh về mọi mặt của mình,nổi bật nhất là về kinh tế, Mỹ đã đưa ra kế hoạch Marshall, vừa để trợ giúp cácnước Tây Âu phục hồi kinh tế, vừa để chi phối, kiểm soát các nước này và ngănchặn việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô Trong thời kỳ từ năm 1947 đến1951 Mỹ đã rót khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của mình vào côngcuộc tái thiết Tây Âu Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nướcchâu Âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế và thành lập Tổ chức Hợp

Trang 8

tác kinh tế châu Âu, về sau trở thành Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD).

Được thúc đẩy bởi những tính toán lợi ích về mặt kinh tế và chính trị, Mỹtìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua việc tăng cường viện trợ ODAcho các nước đang phát triển, những quốc gia ở Thế giới thứ ba trong thập niên1950 Đồng thời, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRC), tiền thâncủa Ngân hàng Thế giới (WB) cũng bắt đầu chuyển trọng tâm từ công cuộc táithiết châu Âu sang quá trình phát triển ở Thế giới thứ ba Các tổ chức chuyênbiệt của Liên hợp quốc, ví dụ như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO),Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô trongcác thập niên 1950 và 1960.

Cùng với sự hình thành đông đảo các tổ chức đa phương là sự ra đời củarất nhiều tổ chức viện trợ tại các nước phát triển Tây Âu cũng như ở các nơikhác Trong vòng 20 năm tiếp theo, chương trình viện trợ song phương từ cácnước cung cấp viện trợ khác còn tăng hơn rất nhiều so với của Mỹ Trong khuônkhổ hợp tác và phát triển, các nước OECD đã lập ra những uỷ ban chuyên môn,trong đó có Uỷ ban Viện trợ Phát triển (DAC), nhằm giúp các nước đang pháttriển đẩy nhanh phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thập niên 1970 còn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của viện trợ nướcngoài từ các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC mới nổi lên Trong thập niên 1980,Nhật Bản tăng nhanh viện trợ nước ngoài, vượt qua Mỹ trở thành nước cung cấpviện trợ lớn nhất thế giới vào cuối thập niên này Đầu thập nhiên 1990, viện trợcho các nước đang phát triển tăng rất nhanh, tuy nhiên, đến những năm đầu thếkỷ 21 này, hầu hết các quốc gia phát triển đều liên tục cắt giảm viện trợ donhững khó khăn về kinh tế trên toàn cầu, và thế giới phải liên tục xử lý, đươngđầu với những tình huống cấp bách như viện trợ chống thiên tai (động đất, sóngthần, sâu bệnh, hạn hán…) Gần đây chủ nghĩa khủng bố đã làm cho thế giớiphải chi tiêu ngày càng nhiều tiền của hơn vào lĩnh vực này.

Trang 9

Hiện nay đồng thời với việc cung cấp ODA song phương (trực tiếp), cácnước còn chuyển giao ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chứcviện trợ đa phương Các tổ chức đó bao gồm: Các tổ chức thuộc hệ thống Liênhợp quốc như: Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhiđồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình lương thực thế giới (WFP), QuỹDân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nôngnghiệp và Lương thực (FAO); Liên minh Châu Âu (EU); Các tổ chức Phi Chínhphủ (NGOs); Các tổ chức tài chính quốc tế, gồm: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàngPhát triển Châu Phi (AfDB), Quỹ Viện trợ của OPEC; Quỹ Côoét…

Các khái niệm ODA:

Theo DAC: “Viện trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn hỗ trợchính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điềukiện ưu đãi; ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém pháttriển (và các tổ chức nhiều bên), được các cơ quan thừa hành của Chính phủ, cáctổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ Vốn ODA phát sinhtừ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành - được tổchức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một Hiệp địnhquốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết Hiệpđịnh quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế”.

Theo WB: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức (ODF)trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phảichiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”.

ODF là tài trợ phát triển chính thức, là tất cả các nguồn tài chính màChỉnh phủ các nước phát triển và tổ chức đa phương dành cho các nước đang vàkém phát triển, loại vốn vay này gồm có ODA và các hình thức ODF khác, trongđó ODA chiếm tỷ trọng lớn.

Theo định nghĩa của UNDP: “ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợkhông hoàn lại và các khản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là:

Trang 10

Do khu vực chính thức thực hiện, chủ yếu nhằm thúc đẩy kinh tế và phúc lợi,cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay thì có phầnkhông hoàn lại ít nhất là 25%)”.

Theo Nghị định số 17/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2001 củaChính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triểnchính thức định nghĩa: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) là hoạtđộng hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài và các tổchức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia”.

Như vậy, có rất nhiều cách định nghĩa về ODA, song tóm lại ta có thểđịnh nghĩa ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là nguồn vốn từcác cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kémphát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính (thông qua các cơ quanchính thức) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xãhội của các nước này”.

1.1.1.2 Đặc điểm

Có thể tổng quát ODA có 5 đặc điểm chính sau:

ODA do Chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho cáccơ quan chính thức của một nước.

ODA không cấp cho những dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ

nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tàichính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ.

ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi Tính ưu đãi thể hiện ở: Thời gian vay

thường kéo dài 40 năm, thời gian ân hạn lên tới 10 năm mới phải trả lãi1, lãi suấtthường thấp hơn nhiều so với vay thương mại (chỉ khoảng 1,5%/năm) và cókhoảng 10% tổng số là viện trợ không hoàn lại

Trang 11

Như vậy, bản chất của viện trợ ODA mang tính nhân đạo, thể hiện nghĩavụ đồng thời là sự quan tâm giúp đỡ của các nước đối với nhau, tăng cường thúcđẩy mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp giữa các quốc gia hoặc giữa các tổ chức quốctế với các quốc gia.

Tuy nhiên, ODA không chỉ đơn thuần là việc giúp đỡ hữu nghị mà còn

mang tính ràng buộc, là một công cụ có hiệu quả để thiết lập và duy trì lợi ích

kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ

Các nước viện trợ sử dụng ODA để khuyến khích sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển theo hình mẫu mà họ mong muốn Ví dụ,khuyến khích phát triển kinh tế thị trường, tự dó hoá thương mại, mở cửa đầutư… Bên cạnh đó, việc “ràng buộc” viện trợ song phương với việc mua trangthiết bị từ nước cung cấp viện trợ đã làm giảm bớt giá trị thực sự của nhữngkhoản viện trợ này cho các nước đang phát triển2 Mục đích của viện trợ có điềukiện là cho phép các nhà sản xuất ở nước tài trợ giành được những hợp đồngtrong khoản mua sắm bằng viện trợ nước ngoài Thông thường, các nhà tài trợthường yêu cầu các nước nhận viện trợ phải dùng 50% viện trợ để mua hàng hoávà dịch vụ của họ Viện trợ có điều kiện còn mở ra cơ hội đặt hàng trong tươnglai cho các nhà xuất khẩu ở nước cung cấp ODA Một khi nước tiếp nhận việntrợ lắp đặt máy móc thiết bị từ một nhà cung cấp nhất định, họ chắc chắn sẽquay lại nhà cung cấp này để mua linh kiện, phụ tùng thay thế.

-ODA còn như một công cụ để thực hiện ý đồ chính trị đối ngoại, xác địnhvai trò và ảnh hưởng chính trị của các nước phát triển tại các quốc gia và khuvực tiếp nhận Như Mỹ là một trong các quốc gia thường xuyên sử dụng cácđiều kiện chính trị để “mặc cả” với các quốc gia tiếp nhận viện trợ Nhật Bảndùng ODA để bình thường hoá quan hệ với các nước Đông Nam Á, mở rộng

2 Trung bình viện trợ có điều kiện làm giảm khoảng 20% giá trị của nó Hơn nữa, các công tycủa các nước tài trợ được hưởng lợi từ việc viện trợ có điều kiện lại là những nhóm lợi íchluôn vận động hành lang cho cho các dự án viện trợ cần nhiều đầu vào từ các nước tài trợ chodù các dự án này không phải là thích hợp nhất theo quan điểm của nước nhận viện trợ.

Trang 12

giao lưu chính trị - văn hoá với các nước này nhằm tìm kiếm sự ủng hộ chotham vọng trở thành trung tâm văn hoá - chính trị của thế giới

Ngoài ý đồ chính trị, các quốc gia phát triển còn gắn viện trợ với việc giảiquyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo.

ODA có khả năng tạo thành gánh nợ Do tính chất ưu đãi của ODA nên

khi sử dụng nó người ta không ý thức ngay được gánh nặng nợ nần trong tươnglai Nhiều dự án ODA thường không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất, kinhdoanh, nhất là cho xuất khẩu Chính vì thế, những nước sử dụng ODA không cóhiệu quả có thể có sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian sẽ rơi vàocảnh nợ nần hết sức nặng nề.

1.1.2 Phân loại nguồn vốn ODA

Có nhiều cách để phân loại nguồn vốn ODA, song dựa vào các căn cứ cụthể, ta có cách phân loại như sau:

Căn cứ theo tính chất của khoản viện trợ: Có 2 loại:

+ Viện trợ thông thường: Viện trợ cho các nước cần vốn cho mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội hoặc có nhu cầu cải thiện tình hình tài chính quốcgia; được thực hiện tại Hội nghị thường niên các nhà tài trợ Với loại hình việntrợ này, vai trò của các nhà tài trợ thể hiện ở 2 mặt: Tư vấn và phân tích kỹthuật; và tài trợ cho các chương trình, dự án cụ thể.

+ Viện trợ khẩn cấp: Viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế

cho các trường hợp nền kinh tế của một nước bị đe doạ nghiêm trọng do thiêntai, địch hoạ… hoặc do khủng hoảng đột xuất về kinh tế.

Căn cứ theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại:

+ Viện trợ không hoàn lại: Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà

bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự ántheo sự thoả thuận giữa các bên; có thể coi viện trợ không hoàn lại như mộtnguồn thu của Ngân sách Nhà nước, được sử dụng theo hình thức Nhà nước cấpphát lại cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trang 13

Viện trợ không hoàn lại được sử dụng ưu tiên cho những chương trình vàdự án thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Y tế; giáo dục; các vấn đề xã hộinhư xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt…hoặc hỗ trợ cho các chương trình, dự án phát triển và tăng cường năng lực thểchế; bảo vệ môi trường môi sinh, quản lý đô thị; nghiên cứu khoa học và côngnghệ; hỗ trợ ngân sách; thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằmhỗ trợ Chính phủ sở tại hoạch định các chính sách hoặc cung cấp thông tin chocác nhà đầu tư bằng các hoạt động thanh tra khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiệntrạng xã hội kinh tế kỹ thuật các ngành, các vùng lãnh thổ.

Ngoài ra ODA không hoàn lại còn hỗ trợ cho các hoạt động sản xuấttrong một số trường hợp cá biệt, trước hết là các dự án góp phần tạo việc làm;giải quyết các vấn đề xã hội ở nước nhận viện trợ…

Viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới 2 dạng: Hỗ trợ kỹ thuật (cáctổ chức tài trợ thực hiện việc chuyển giao công nghệ, hoặc truyền đạt nhữngkinh nghiệm xử lý, bí quyết kỹ thuật… cho nước nhận ODA) và Viện trợ nhânđạo bằng hiện vật (các nước tiếp nhận ODA dưới hình thức hiện vật).

+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi), chiếm tỷ trọng

cao trong tổng số vốn ODA trên thế giới: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay mộtkhoản tiền (tuỳ theo quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thờigian trả nợ thích hợp Tín dụng ưu đãi là nguồn thu phụ thêm để bù đắp thâmhụt Ngân sách Nhà nước, vì vậy nó được sử dụng dưới hình thức tín dụng ưu đãiđầu tư cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, hoàn trả lại cho Nhà nước cả vốnvà lãi để trả nợ nước ngoài.

Tín dụng ưu đãi thường để ưu tiên đầu tư cho các chương trình quốc gia,đặc biệt là các dự án và chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tếxã hội thuộc các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ lợi,thông tin liên lạc, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước; bù đắp thâmhụt cán cân thanh toán quốc tế… hoặc hỗ trợ để Chính phủ nước tiếp nhận quảnlý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống tài chính hay chuyển đổi

Trang 14

hệ thống kinh tế (điều chỉnh cơ cấu) hoặc dùng để xoá đói giảm nghèo, tạo điềukiện thuận lợi cho nước nhận ODA phát triển mạnh hơn cả về kinh tế và đờisống kinh tế - xã hội.

Những điều kiện ưu đãi thường là: Lãi suất thấp, thời hạn vay nợ dài (từ20 – 30 năm), có thời gian không trả lãi hoặc hoãn trả nợ (thời gian ân hạn) từ10 – 12 năm.

+ ODA cho vay hỗn hợp: Kết hợp một phần ODA không hoàn lại

và một phần tín dụng ưu đãi theo các điều kiện của bên cung cấp; hoặc kết hợptới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần vốn vay ưu đãi vàmột phần tín dụng thương mại.

Căn cứ theo mục tiêu sử dụng: Có 4 loại:

+ Hỗ trợ cán cân thanh toán (thường là viện trợ nhân đạo bằnghiện vật – còn gọi là viện trợ hàng hoá): Gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ

trợ Ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện qua các dạng: Chuyển giaotiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA (ít gặp) và hỗ trợ nhập khẩu (Chính phủnước nhận ODA tiếp nhận một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với cáckhoản cam kết, bán cho thị trường nội địa và thu nội tệ).

+ Tín dụng thương mại: Thông thường nước cung cấp yêu cầu bên

tiếp nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn vay chỉ để mua hàng ở nướccung cấp.

+ Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước cung cấp và

nước nhận viện trợ ký Hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xácđịnh khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào; chẳng hạn viện trợ cho sự pháttriển chung của giáo dục, phát triển khoa học.

+ Viện trợ dự án: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện

ODA Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là “phải có dự án cụ thể, chi tiết vềcác hạng mục sẽ sử dụng ODA”

Trang 15

Có 2 loại: Viện trợ cơ bản (cấp cho những dự án xây dựng đường xá, cầucống, đê đập hoặc kết cấu hạ tầng… thường có kèm thêm một phần của viện trợkỹ thuật dưới dạng chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra những hoạt động nào đóhoặc soạn thảo xác nhận các báo cáo cho các tổ chức viện trợ); Viện trợ kỹ thuật(gồm: Viện trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật, lập kếhoạch cố vấn cho các chương trình, hỗ trợ các lớp đào tạo tham quan, khảo sát ởnước ngoài…)

Căn cứ vào nhà tài trợ: ODA có 2 loại:

+ ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này

đến nước kia (nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thôngqua hiệp định được ký kết giữa hai hay nhiều Chính phủ Tuy nhiên, viện trợsong phương thường có những ràng buộc về điều kiện cho vay, chẳng hạn bênviện trợ sẽ đảm nhận việc đào tạo chuyên gia, cố vấn về các vấn đề có liên quanđến việc tiếp nhận và sử dụng vốn vay cho các nước nhận, ngược lại nước nhậnviện trợ phải mua máy móc, hàng hoá của các nước viện trợ; theo các nhà phântích kinh tế những người hưởng lợi từ những khoản viện trợ này là những nhàsản xuất của nước viện trợ mà các sản phẩm của họ đang mất địa vị cạnh tranhtrên thị trường quốc tế.

Xu hướng hiện nay là loại hình ODA có ràng buộc đang tăng lên, thườngcó 3 loại ràng buộc: Ràng buộc về chính trị (nước cung cấp muốn nước tiếpnhận đi theo đường lối đối nội, đối ngoại mà nước cung cấp đặt ra); Ràng buộcvề điều kiện kinh tế (những điều kiện ràng buộc được đưa ra nhằm mục đíchđảm bảo lợi ích kinh tế của nước cung cấp như: Bên nhận phải ưu tiên cho cáccông ty bên cấp ODA trong việc nhận thầu các công trình sử dụng vốn ODAhoặc nước nhận ODA phải dành phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để chi tiêucho các khoản ở nước cung cấp như mua hàng hoá, dịch vụ, thiết bị…; Ràngbuộc về điều kiện kinh tế - chính trị (nước cấp ODA đưa ra những điều kiệnnhằm mục đích tác động đến chính sách kinh tế - xã hội của nước nhận theochiều hướng mà bên cung cấp mong muốn).

Trang 16

+ ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc

tế (IMF, WB, ADB…) hay tổ chức khu vực (KFAED - Quỹ phát triển kinh tếẢrập của Côoet – Kuwait Fund for Arab an Economic Development, EU…)hoặc của Chính phủ một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưngthực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF… Có thể cáckhoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bênnhận viện trợ.

Nguồn ODA đa phương chiếm khoảng 20% trong tổng số ODA trên thếgiới, nhưng được hình thành từ sự đóng góp của các nước thành viện của mỗi tổchức Vì vậy, điều kiện mà các tổ chức đa phương đặt ra chủ yếu có lợi cho cácnước đóng góp (đặc biệt cho những nước có mức đóng góp cao); hầu như cácnhà tài trợ đều dựa vào tỷ lệ đóng góp của mình trong quỹ đa phương để gây áplực buộc bên nhận phải thực hiện những đòi hỏi của mình.

1.1.3 Vai trò của ODA đối với các nước đang phát triển

ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, đólà công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở những tác động sau:

- ODA bù đắp sự thiếu hụt vốn trong nước, qua đó tạo điều kiện để nềnkinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững Các nước đang phát triển luôn ởtình trạng thiếu vốn trầm trọng nên ODA là nguồn vốn bổ sung cho quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội ODA đã trở thành một nguồn vốn quan trọng đáp ứngnhững nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách và cán cân xuất nhập khẩu Tìnhtrạng thiếu vốn đầu tư được ODA bù đắp để Chính phủ thực hiện những kếhoạch phát triển Theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đangphát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư đến điểm mà ở đósự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tựduy trì và phát triển.

- Đối với những dự án phát triển hạ tầng cơ sở, ODA giúp các quốc giađang phát triển có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn

Trang 17

lớn, mức sinh lời thấp như đường xá, cầu, cảng, sân bay… nhưng lại là nhữngdự án mang lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn, đặt nền móng cho sự phát triển về lâudài thông qua lĩnh vực đầu tư chính là xây dựng - nâng cấp cơ sở hạ tầng kinhtế, tạo ra sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm thu hútcùng một lúc cả 2 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và ODA chocông cuộc phát triển kinh tế

- Đồng thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triểnnông nghiệp, xoá đói giảm nghèo… Những công trình cơ sở hạ tầng về giaothông nông thôn, điện khí hoá nông thôn, mở rộng mạng điện thoại về nôngthôn… là những dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhưng lại mang ý nghĩaphát triển xã hội một cách sâu sắc nếu chúng được hỗ trợ từ nguồn ODA Thôngqua ODA, nước tiếp nhận có thể giải quyết rất nhiều việc làm cho người laođộng, một trong những vấn đề xã hội rất nhạy cảm đối với hầu hết các nướcđang phát triển Đó là do số lượng việc làm được hình thành từ chính quá trìnhtriển khai các dự án ODA, và nhiều dự án đầu tư trong nước hoặc FDI kèm theođược triển khai và điều đó dẫn đến nhu cầu tuyển dụng lực lượng lao động củanước sở tại.

- Thông qua các dự án ODA, các nước đang phát triển có điều kiện trangbị, tiếp nhận những công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả những lĩnhvực mũi nhọn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, làmtiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế tạo khác Đây thực sự làcơ hội lớn cho các quốc gia đang phát triển, bởi lẽ có nhiều loại công nghệ màcác nước này không thể có được qua phương thức thương mại thuần tuý do cácrào cản bảo vệ công nghệ của các nước phát triển Đồng thời, hàng loạt bí quyếtcông nghệ cũng được chuyển giao.

- ODA hỗ trợ các nước tiếp nhận hoàn thiện các thể chế và chính sách từkhâu hoạch định đến các biện pháp thực thi ODA giúp các nước nghèo cải cáchhành chính kinh tế thông qua các chương trình viện trợ dự án, làm cho cơ chếquản lý kinh tế ở những nước này tiếp cận với những chuẩn mực chung quốc tế.

Trang 18

- ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của cácđịa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Nguồn vốn nàytrực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệmôi trường…

- ODA giúp các nước đang phát triển đảm bảo một môi trường đầu tư tốt(cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật ổn định… ) từ đótăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện để mởrộng đầu tư phát triển trong nước Các nhà đầu tư khi đầu tư vào các nước đangvà chậm phát triển thường e ngại đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xãhội, các dự án cải cách chính sách kinh tế… do các dự án này đòi hỏi vốn lớn,yêu cầu theo dõi và quản lý trong thời gian dài, lãi suất thấp và thu hồi vốnchậm; mà họ thường đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có quy mô vừa phải, dễquản lý, lãi suất cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh Do có nguồn vốn ODA màmôi trường đầu tư tại các nước đang phát triển được cải thiện, đảm bảo tính ổnđịnh của dự án đầu tư, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao nên đây sẽ là sứchút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tỷ lệ xấp xỉ2USD/1USD viện trợ phát triển chính thức, đồng thời cũng tạo động lực cho cácnhà đầu tư trong nước.

- Thông qua bên cung cấp ODA, nước nhận viện trợ có thêm cơ hội thamgia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ cáctổ chức này Nước viện trợ ODA đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa nước cầnvốn với các tổ chức quốc tế.

1.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án ODA

Khái niệm dự án: Có nhiều cách định nghĩa dự án Tuỳ theo mục đích mà

nhấn mạnh một khía cạnh nào đó Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểuvề dự án: Cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động” Theo cách hiểu “tĩnh” thì dự ánlà hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới Theo cách

Trang 19

hiểu thứ hai “động” có thể định nghĩa dự án như sau: “Theo nghĩa chung nhất,dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiệnvới phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạora một thực thể mới”

Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án như sau: “Dự án lànhững nỗ lực có thời gian nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịnh vụ duy nhất”.

Khái niệm quản lý dự án: “Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều

phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảmbảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt vàđạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằngnhững phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.

Khái niệm quản lý dự án ODA: “Quản lý ODA là quá trình lập kế hoạch,

tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thu hút và sử dụng ODA nhằm đạt được mụctiêu của bên tài trợ và bên nhận tài trợ”.

1.2.2.Đặc điểm của quản lý dự án ODA

1.2.2.1 Đặc điểm của quản lý dự án nói chung

Quản lý dự án có một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời Tổ chức quản lý dự ánđược hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn Trong thời giantồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng banchức năng Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bốtrí lại máy móc thiết bị.

- Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng.Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án là những ngườicó trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên mônnhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án Tuy nhiên, giữa họ thường nảysinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thoả mãn cácyêu cầu kỹ thuật.

Trang 20

1.2.2.2 Đặc điểm riêng của quản lý dự án ODA

- Có sự tham gia của 2 bên trong quá trình quản lý: Bên tài trợ và bên nhậntài trợ Trong đó, bên tài trợ là những quốc gia phát triển với tiềm lực về vốn,công nghệ mạnh, còn bên nhận tài trợ là những nước đang và kém phát triển.

- Hoạt động của dự án ODA phải tuân thủ các quy định của 2 bên Mỗibên đều có những quy định riêng về việc thu hút, cung cấp, giải ngân và sử dụngODA, bên cạnh đó còn có những Hiệp định quốc tế quy định về tài trợ ODA,Hiệp định được ký kết giữa 2 bên chi phối quá trình quản lý các dự án ODA.

- Các bên liên quan trong vấn đề quản lý dự án ODA thường là những chủthể khác nhau về quốc tịch do đó ngôn ngữ, văn hoá, trình độ quản lý cũng khácnhau Từ đó dẫn đến những xung đột trong quá trình quản lý.

- Quản lý dự án ODA phải đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và nhàtài trợ, bao gồm:

+ Mục tiêu của chủ đầu tư và nhà tài trợ+ Thời gian, chi phí và chất lượng của dự án

+ Những yêu cầu xác định (nhu cầu) và những yêu cầu không xácđịnh (mong muốn).

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án ODA

Trang 21

ảnh hưởng để tỷ lệ giải ngân, làm chậm tiến độ dự án và tác động rất nhiều đếnquản lý dự án.

- Môi trường thực hiện dự án: Môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội, môitrường chính sách và quốc tế Các yếu tố này ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức dựán, do đó nó cũng ảnh hưởng tới quản lý dự án.

- Hệ thống chính sách, pháp luật của các bên tham gia và các Hiệp địnhđược ký kết Nếu hệ thống chính sách, pháp luật của các bên có nhiều điểmtương đồng và Hiệp định ký kết cuối cùng đạt được sự nhất trí cao giữa các bênthì sẽ giúp cho việc quản dễ dàng hơn, ít có xung đột Tuy nhiên, nếu hệ thốngpháp luật giữa các bên có điểm mâu thuẫn thì dễ dấn đến việc dự án bị tạmngừng, treo dự án nếu không tìm được cách giải quyết thoả đáng.

- Mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các bên Nếu mối quan hệ nàytốt đẹp, ổn định thì sẽ góp phần thúc đẩy công tác quản lý tốt các dự án ODA vàngược lại, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý theo chiều hướngkhông tốt.

- Quá trình quản lý cần phải tính đến mức độ hấp thụ vốn của nước nhậnviện trợ Mức độ hấp thụ vốn ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thời gian của dự án,giải ngân nhanh hay chậm là phụ thuộc vào yếu tố này

Trang 22

- Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ dự án Đây là một yếu tố quantrọng quyết định đến chất lượng của quản lý Các cán bộ quản lý cần phải nhậnthức đầy đủ tầm quan trọng và tính chất của ODA để thực sự làm chủ việc khaithác và sử dụng nguồn vốn ODA.

- Công tác quản trị rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để có thể racác quyết định kịp thời và chính xác nhằm đốc thúc thực hiện công việc, xử lýcác vướng mắc, điều chỉnh những sai lệch Có một hệ thống thông tin liền mạch,thông suốt giữa các bộ phận, các cấp quản lý của các bên hay của các bên lẫnnhau sẽ giúp cho việc quản lý chính xác và ít xung đột Do đó cơ sở hạ tầng vàkhoa học công nghệ được sử dụng để giúp cho quá trình quản lý ảnh hưởng rấtnhiều đến chất lượng quản lý.

1.2.4 Nội dung quản lý dự án ODA

Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bấtđịnh nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số giai đoạnđể quản lý thực hiện Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặcnhiều công việc Tổng hợp các giai đoạn này được gọi là chu kỳ của dự án Chukỳ dự án xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời hạn thực hiện dựán Chu kỳ dự án xác định những công việc nào sẽ được thực hiện trong từngpha và ai sẽ tham gia thực hiện Nó cũng chỉ ra những công việc nào còn lại ởgiai đoạn cuối sẽ thuộc về và không thuộc về phạm vi dự án.

Quản lý dự án ODA bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kếhoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chiphí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêuxác định.

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án ODA hình thành một chu trìnhnăng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phảnhồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày ở hình 1.1 sau:

Trang 23

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án ODA

1.2.4.1 Lập kế hoạch

Lập kế hoạch dự án là giai đoạn chứa đựng những công việc phức tạp vàquan trọng nhất của một dự án Lập kế hoạch tốt cho phép hoàn thành các mụctiêu đề ra và thực hiện dự án thành công Trong giai đoạn này bên tiếp nhậnODA phải trải qua các bước sau:

- Tổ chức và tham dự Hội nghị những nhà tài trợ chính (CG - ConsultanceGroup), tại đây đại biểu của nước xin viện trợ sẽ nêu những yêu cầu về viện trợcủa nước mình, đồng thời cam kết một số vấn đề theo yêu cầu của bên tài trợ.Thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị CG do bên tiếp nhận phối hợp với WBđề nghị.

- Thẩm định dự án: Quá trình thẩm định dự án có khi do phía nhận việntrợ thực hiện, nhưng cũng có khi cả 2 bên cung cấp và tiếp nhận cùng phối hợpthẩm định.

Kết thúc giai đoạn này, tiến trình thực hiện dự án có thể được bắt đầu.Thành công của dự án phụ thuộc vào chất lượng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng củacác kế hoạch trong giai đoạn này.

Lập kế hoạch- Thiết lập mục tiêu- Dự tính nguồn lực- Xây dựng kế hoạch

Điều phối thực hiện- Bố trí tiến độ thời gian- Phân phối nguồn lực- Phối hợp các hoạt động- Khuyến khích động viên

Giám sát- Đo lường kết quả- So sánh với mục tiêu- Báo cáo

- Giải quyết các vấn đề

Trang 24

1.2.4.2 Thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc cầnthực hiện như giải phóng mặt bằng, xét thầu xây lắp và mua sắm trang thiết bị,báo cáo tiến độ thực hiện dự án và rút vốn Đây là giai đoạn chiếm nhiều thờigian và nỗ lực nhất Những vấn đề cần xem xét trong giai đoạn này là những yêucầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh, đánh giá lựa chọn nhà thầu thực hiện từnggói công việc của dự án.

Quản lý trong giai đoạn này chính là quá trình phân phối nguồn lực baogồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lýtiến độ thời gian Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian, lập lịch trình cho từngcông việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bốtrí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.

Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý bao gồm việc thiếtlập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toànbộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở cácnguồn lực cho phép và những yêu cầu về chất lượng đã định Mục đích của quảnlý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngânsách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cầncho công việc dự án.

Nguồn lực sử dụng cho dự án bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiếtbị, nguyên vật liệu… và trong quản lý dự án, yếu tố thời gian được xem là mộtloại nguồn lực rất quan trọng, đặc biệt, khi xem xét mối quan hệ của thời gianvới các yếu tố nguồn lực khác Một trong những mục tiêu quan trọng nhất củaquản lý dự án là đúng tiến độ, tiến độ thời gian sẽ được thực hiện đúng nếu cóđủ quy mô nguồn lực cần thiết

Ngân sách dự án trình bày kế hoạch chi và thu của dự án Nó được chi tiếttheo các khoản mục và từng công việc của dự án Bằng việc lập ngân sách, cán bộ

Trang 25

quản lý dự án có thể cụ thể hoá mục tiêu dài hạn, các kế hoạch để thực hiện mụctiêu đó và phân phối các nguồn lực cần thiết Trên cơ sở so sánh giữa chi phí vàkết quả có thể kiểm soát và điều phối các hoạt động dự án Đồng thời, cán bộquản lý dự án có thể điều chỉnh ngân sách cho phù hợp mục tiêu và nguồn lực.

Kết thúc giai đoạn này, các hệ thống được xây dựng và kiểm định, dự ánđược vận hành.

1.2.4.3 Giám sát, đánh giá dự án

Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tìnhhình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướngmắc trong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giádự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm,kiến nghị các pha sau của dự án.

Quản lý dự án trong giai đoạn này là việc đo lường, thu thập, ghi chép, sosánh đối chiếu và phân tích thông tin về tiến độ thời gian, chi phí và tiến trìnhthực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất nhữngbiện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án Giám sát đượcthực hiện ở cấp độ điều hành và thực hiện liên tục

Đánh giá dự án là quá trình xác định, phân tích một cách hệ thống vàkhách quan các kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự ántrên cơ sở các mục tiêu của chúng.

Kết thúc toàn bộ chu trình dự án là việc thanh toán và nghiệm thu côngtrình.

1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODA Ở BỘ KẾHOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1.3.1 Từ phía các nhà tài trợ

Thuần tuý về mặt kinh tế, ODA là khoản đầu tư ra nước ngoài của cácnước cung cấp ODA với mục đích có lợi cho họ, dù là đầu tư trực tiếp hay gián

Trang 26

tiếp, do việc đầu tư vốn trong nước không dễ dàng Để bành trướng, phát triểnkinh tế, cần những mảnh đất đầu tư mới mà ODA là một trong những biện pháp.Vì vậy các nhà tài trợ rất quan tâm đến việc đồng vốn họ bỏ ra được sử dụngnhư thế nào, nhất là ở các nước phát triển

Bên cạnh đó, ODA là nguồn tài trợ được các nước phát triển trích từ thunhập quốc dân của mình để thực hiện “nghĩa vụ” đối với các nước nghèo Dođó, thực chất ODA là một khoản đầu tư dài hạn tại các nước nghèo nhằm thu lợidưới nhiều hình thức khác nhau Thế nên bên cung cấp viện trợ đã đưa ra quyđịnh về hình thức, phương thức cung cấp ODA, các văn bản quy phạm pháp luậtđể theo dõi, quản lý nguồn vốn này; Quá trình vận động, đàm phán, quản lý, sửdụng ODA phải thông qua đàm phán, đạt những điều kiện do nhà tài trợ đưa ra,giải ngân phải theo tiến độ thực hiện chương trình dự án, chịu sự giám sát của cảhai bên và nguồn vốn có thể bị cắt nếu sử dụng kém hiệu quả.

Từ đó bên viện trợ đã quản lý được một cách chặt chẽ quá trình chuchuyển của luồng vốn này Vì vậy, việc quản lý các dự án ODA hay quản lý đốivới khoản đầu tư mà các nhà tài trợ thực hiện tại các nước đang phát triển đã trởthành yêu cầu khách quan Vì nó xuất phát từ yêu cầu quản lý nguồn vốn ngânsách của nước tài trợ, mặt khác là từ yêu cầu nâng cao thu nhập quốc dân củangười dân nước tài trợ về các hợp đồng đầu tư dưới hình thức ODA

Ngoài mục đích kinh tế mà các nước cung cấp ODA muốn đạt đến còn cócả mục đích về chính trị Đây lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm, do đó, yêu cầuphải quản lý chặt chẽ các dự án ODA càng trở nên cần thiết để đạt được mụctiêu chính trị đã đề ra.

1.3.2 Từ phía nước tiếp nhận tài trợ

Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng ODA, kể cả ODA không hoàn lại, khôngphải là “thứ cho không”, do đó trách nhiệm hoàn trả là của bên đi vay Xét chocùng cả ODA vốn vay và vốn ODA không hoàn lại đều là các khoản vay trướcvà trả sau bằng vật chất hoặc bằng trách nhiệm Như vậy, dù có hay không có sự

Trang 27

hỗ trợ của bên cho vay, thì trách nhiệm quản lý sử dụng ODA chủ yếu vẫn làcủa bên đi vay, cụ thể là vai trò quan trọng của Nhà nước, chủ thể trực tiếp sẽphải trả nợ Vì vậy, về cả hai khía cạnh tài chính và chính trị, Nhà nước sẽ làngười chịu trách nhiệm trả nợ cũng như về hiệu quả kinh tế và chính trị cuốicùng Nhất là trong điều kiện khi còn tình trạng tham nhũng và thất thoát lớntrong sử dụng ODA thì rõ ràng quản lý nhà nước về ODA vừa là yếu tố mangtính chủ quan vừa là đòi hỏi của thực tế khách quan

Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn có độ nhạy cao về kinh tế và chính trị,nó chịu ảnh hưởng cả từ quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia với nhau vàgiữa quốc gia tiếp nhận với cả thế giới Do đó, phía tiếp nhận cần phải quản lýchặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này để không làm ảnh hưởngđến quan hệ đối ngoại với các quốc gia thế giới Nếu quản lý tốt, quốc gia tiếpnhận có thể tiếp tục được cung cấp ODA sau khi dự án hoàn thành Tuy nhiên,nếu trong quá trình triển khai, thực hiện dự án ODA quản lý không được làm tốt,mối quan hệ hai bên xung đột thì sẽ khó khăn cho các dự án này trong quá trìnhthực hiện các giai đoạn sau và có thể bị ngừng trệ khi bên tài trợ không cam kếtcấp vốn nữa

ODA không phải là nguồn vốn cho không, do đó cần phải quản lý các dựán ODA nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, giảm gánh nợ cho Nhà nước,nhất là nguồn vốn ODA thường không đầu tư trực tiếp cho sản xuất xuất khẩutrong khi việc trả nợ lại phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt độngxuất khẩu Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với cácnước tiếp nhận trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chếcủa những quốc gia tiếp nhận, trình độ và kinh nghiệm quản lý trong khâu xâydựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưahợp lý, khả năng đàm phán thuyết phục các nhà tài trợ chưa cao, khả năng khảosát, xây dựng dự án khả thi và tiền khả thi còn kém nên xảy ra hiện tượng, tìnhtrạng theo dự án thì đem lại hiệu quả cao nhưng khi đầu tư, sử dụng vốn thì rơivào tình trạng thua lỗ.

Trang 28

Do vậy, nếu vốn ODA sử dụng và thu hút ở nước tiếp nhận không hiệuquả thì không những các nước này không khai thác được những ưu đãi, nhữngmặt tích cực của vốn ODA phục vụ cho kế hoạch tăng trưởng, phát triển kinh tếmà còn đẩy họ vào tình trạng nợ nần tăng thêm, khi đó sẽ xuất hiện thêm lỗhổng lớn trong tài khoản vốn do nguồn thu ngoại tệ từ ODA không còn, trongkhi đó phải xuất ngoại tệ trả nợ nước ngoài Vì thế, cán cân thanh toán quốc tế bịthâm hụt trầm trọng, gây ra đồng tiền bị sụt giá.

Thực tế đã chỉ rõ chỉ khi nào đạt được sự thống nhất trong mối quan hệgiữa các bên liên quan thì mới thu được hiệu quả cao Do đó, cần phải thốngnhất ý chí, quan điểm giữa các bên trong quá trình thu hút, giải ngân và sử dụngnguồn vốn ODA thì nguồn vốn này mới được sử dụng hiệu quả và đúng mụctiêu đề ra.

Chính vì vậy, vấn đề quản lý các dự án ODA được đặt ra mang tính kháchquan và cần tổ chức thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụngvốn ODA phục vụ quá trình tăng trưởng và phát triển của nước tiếp nhận vốnODA Nếu nước tiếp nhận vốn ODA tổ chức quản lý các dự án ODA tốt thì cácdự án này sẽ là một nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào quá trình tăngtrưởng nhanh của nền kinh tế Ngược lại, nếu quản lý không tốt thì vốn ODA trởthành ghánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai.

Tóm lại chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốnODA, quản lý nguồn vốn ODA và sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn ODA.Đây là căn cứ quan trọng cho việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nguồnvốn quan trọng này đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.

Trang 29

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

2.1.1 Lịch sử hình thành Bộ KH&ĐT

Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Uỷban Kế hoạch Quốc gia, đến ngày 9 tháng 10 năm 1961 Uỷ ban Kế hoạch Quốcgia được đổi tên thành Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Ngày 1 tháng 11 năm 1995,thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP thànhlập Bộ KH&ĐT trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhànước về Hợp tác và Đầu tư Hiện nay Bộ KH&ĐT có trụ sở tại số 2 Hoàng VănThụ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Trải qua chặng đường hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bộ KH&ĐTqua từng thời kỳ đã gắn bó với vận mệnh Tổ quốc, luôn luôn xứng đáng với lòngtin cậy của Đảng và Nhà nước Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua từng thờikỳ đã thực sự là công cụ chủ yếu của Nhà nước để quản lý, điều hành và pháttriển kinh tế - xã hội Hiện nay đội ngũ cán bộ của Bộ đã lớn mạnh nhiều, cơ cấu

Trang 30

bộ máy của Bộ đã được hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộđã được xây dựng và đang vận hành một cách tích cực, có hiệu quả trong côngtác nghiên cứu tổng hợp kế hoạch, làm tròn chức năng tham mưu cho Đảng vàNhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Hiện nay, hướng vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đến 2010

-Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủnghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp - Bộ KH&ĐT cùng với hệ thống các cơ quan nghiên cứu kinh tế, kế

hoạch và đầu tư trong cả nước đang tổ chức nghiên cứu Kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010), tiếp tục cụ thể hoá các nội dung củaChiến lược 10 năm 2001 - 2010 và tìm giải pháp để kế hoạch 5 năm (2006 -2010) không chỉ dừng lại ở mức đạt các mục tiêu Chiến lược 10 năm mà cònphải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển đột phá mới, duy trì tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển,tạo thêm nhiều việc làm với năng suất và chất lượng cao hơn, nâng cao rõ rệt đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo được nền tảng để đẩy nhanh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, giữ vững ổn định chính trịvà trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnhthổ và an ninh quốc gia

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT

Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ, có trách nhiệm thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11năm 2002 của Chính phủ Có thể nêu ra những chức năng, nhiệm vụ chính củaBộ KH&ĐT như sau:

1 Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, cácdự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộcphạm vi quản lý nhà nước của Bộ; các chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng lãnh thổ; các cân đối chủ yếu

Trang 31

của nền kinh tế quốc dân; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định.

2 Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch vàđầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

3 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt vàcác văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ

4 Về đầu tư trong và ngoài nước: Trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch,danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoàivà điều chỉnh trong trường hợp cần thiết; giúp Chính phủ quản lý đối với hoạtđộng đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, củaViệt Nam ra nước ngoài

Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư Thẩm định,cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền Hướng dẫn, theo dõi, kiểmtra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiệndự án đầu tư theo thẩm quyền Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội củahoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Chính phủ với cácnhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài Tổng hợp chung về lĩnh vựcđầu tư trong và ngoài nước.

5 Về quản lý ODA: Chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sửdụng ODA; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử dụng ODA trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điềuphối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODAvà danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA

Trang 32

Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán ký kết điều ước quốc tế khungvề ODA Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngânvốn ODA Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầumối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấnđề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình vàhiệu quả thu hút, sử dụng ODA

6 Về quản lý đấu thầu: Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạchđấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; theo dõi việc tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu đã đượcChính phủ phê duyệt Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việcthực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; quản lý hệ thống thông tin vềđấu thầu

7 Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất: TrìnhChính phủ, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, kế hoạch pháttriển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tựkhác trong phạm vi cả nước Hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch pháttriển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt

Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tưphát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì, phối hợpvới các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quản lý đối với cáckhu công nghiệp, khu chế xuất

8 Về doanh nghiệp (DN) và đăng ký kinh doanh (ĐKKD): Chủ trì, phốihợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiếnlược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước(DNNN); cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp xếp DNNN và pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc các thành phần kinh tế; thựchiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước

Trang 33

Tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN và tình hình pháttriển DN của các thành phần kinh tế khác của cả nước Làm thường trực của Hộiđồng khuyến khích phát triển DNNVV.

Thống nhất quản lý nhà nước về công tác ĐKKD; hướng dẫn thủ tụcĐKKD; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện ĐKKD và sau ĐKKDcủa các DN tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thựchiện ĐKKD thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin vềĐKKD trong phạm vi cả nước

9 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụngtiến bộ khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạmvi quản lý của Bộ.

10 Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộcphạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

11 Quản lý nhà nước các dịch vụ công, các hoạt động của hội, tổ chứcphi Chính phủ trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý củaBộ theo quy định pháp luật.

12 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng,tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực kế hoạch và đầu tưthuộc thẩm quyền của Bộ.

13 Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiềnlương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý; đào tạo bồi dưỡng về chuyênmôn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý của Bộ.

14 Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sáchđược phân bổ theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT

Trang 34

Cơ cấu tổ chức của Bộ KH&ĐT được quy định trong Nghị định củaChính phủ số 61/2003/NĐ-CP ban hành ngày 6 tháng 6 năm 2003, bao gồm:

Bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ KH& ĐT quy định cụ thể các nhiệm vụ và biênchế cho từng đơn vị của Bộ; Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộmáy và quy chế hoạt động của các tổ chức giúp việc; chịu trách nhiệmtrước Chính phủ về các hoạt động và quản lý toàn bộ hoạt động của Bộ  Các Thứ trưởng: Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lĩnh

vực công tác được phân công.

Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

Có 21 tổ chức giúp việc cho Bộ trưởng, gồm:1 Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.

2 Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.3 Vụ Tài chính, tiền tệ.

4 Vụ Kinh tế công nghiệp.5 Vụ Kinh tế nông nghiệp 6 Vụ Thương mại và dịch vụ.7 Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.

8 Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất.9 Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư.

10 Vụ Quản lý đấu thầu.11 Vụ Kinh tế đối ngoại.12 Vụ Quốc phòng - An ninh.13 Vụ Pháp chế.

14 Vụ Tổ chức cán bộ.

15 Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường.

Trang 35

16 Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội.17 Cục Đầu tư nước ngoài.

18 Cục Phát triển DNNVV.19 Thanh tra.

5 Báo Đầu tư.

Bộ còn chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồnODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mụcchương trình, dự án ưu tiên vận động ODA.

Trang 36

Bộ phải chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khungvề ODA; đại diện cho Chính phủ ký kết Điều ước quốc tế khung về ODA vớicác Nhà tài trợ.

Bên cạnh đó công tác hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bịchương trình, dự án ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thứcsử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự ánODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ cũng do BộKH&ĐT đảm nhận.

Bộ theo dõi, hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán Điều ước quốc tế cụthể về ODA với các nhà tài trợ.

Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạchgiải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hàng năm đối với các chương trìnhdự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách; tham gia cùng Bộ Tàichính về giải ngân, cơ chế trả nợ, thu hồi vốn vay ODA.

Bộ chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA; làm đầu mốixử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề cóliên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệuquả thu hút, sử dụng ODA

2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ODATẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

2.2.1 Nhân tố khách quan

Nguồn vốn ODA giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinhtế xã hội của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì vậy, cần phảiquản lý các dự án ODA sao cho có hiệu quả Tuy nhiên, để quản lý các dự ánODA có hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan.Có thể nêu ra 4 nhân tố khách quan chủ yếu sau đây:

Trang 37

Thứ nhất, chiến lược, mục đích cung cấp ODA trong từng thời kỳ của nhà

tài trợ Các nhà tài trợ khi cung cấp ODA thì thường có 3 mục tiêu: Mục tiêu kinhtế, mục tiêu chính trị và mục tiêu nhân đạo Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế,ODA sử dụng như là một trong những cầu nối để đưa ảnh hưởng của nước cungcấp sang các nước đang phát triển ODA được dùng để thiết lập các mối quan hệngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận Bên cạnh đó, đi kèm với các nguồnODA là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lượng vốn đầu tư tư nhân đikèm lớn gấp 5 lần lượng vốn ODA và trong đó có phần không nhỏ của việc dichuyển ODA ban đầu Ngoài ra nguồn vốn ODA còn là phương tiện để giúp cácnước cung cấp viện trợ thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cáchdễ dàng hơn, hàng hoá của nước ngoài có thể vào thị trường trong nước thông quanước tiếp nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu Có thể nói,mục tiêu kinh tế của các nước cung cấp ODA là khá rõ ràng, mục tiêu này trongmỗi giai đoạn có thể khác nhau nên tiêu chí cung cấp ODA khác nhau Tuy nhiên,những nước thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ và kinh nghiệm quản lý để tạo lậpcác tiền đề phát triển, các nước đang và chậm phát triển vẫn cần nhận được sự hỗtrợ của các nước phát triển thông qua ODA, nhưng vấn đề mà các nước tiếp nhậnODA cần quan tâm là biết sàng lọc, quản lý thật tốt để có được các nguồn vốnnày và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao nhất.

ODA không phải là sự giúp đỡ “hào hiệp, vô tư”, giúp xoá đói giảmnghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ởcác nước nhận viện trợ mà ODA được sử dụng như là công cụ chính trị của cácnước phát triển Như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là “những công cụquan trọng thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ” và “việntrợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ” Do vậy cácnước tiếp nhận càng phải quản lý thật chặt nguồn vốn này, không nên chỉ chútrọng vào số lượng huy động được mà còn phải quan tâm đến sự đánh đổi để cóđược nguồn vốn ODA, không để quá phụ thuộc vào các nước cung cấp ODA.

Trang 38

Như vậy, ngoài tính chất trục lợi thì những toan tính chính trị cũng là tiêuchí cung cấp ODA của các nhà tài trợ Bởi vậy, việc tiếp nhận và sử dụng cóhiệu quả ODA là cả một vấn đề phức tạp, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh

đạo của các nước tiếp nhận ODA, trong đó có Việt Nam Trong các mục tiêu

cung cấp ODA của các nhà tài trợ, mục tiêu vì các chương trình, dự án xoá đói,giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trường là một phần quantrọng của viện trợ Mục tiêu này đã góp phần không nhỏ vào các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội ở các nước thế giới thứ ba Do đó càng phải đảm bảonguồn vốn này được quản lý chặt chẽ, giúp nâng cao đời sống người dân vàgiảm hố ngăn cách giàu nghèo giữa các vùng, các quốc gia.

Thứ hai là các cơ chế, chính sách của Việt Nam và nhà tài trợ về quản lý dự

án ODA Nhìn chung, giữa quốc gia tiếp nhận và quốc gia tài trợ ít có trường hợpcùng áp dụng một mô hình tổ chức quản lý chung nào đó Cơ chế chính sách quảnlý nguồn vốn ODA của các nước tài trợ hoặc tổ chức cung cấp ODA đa phươngthay đổi sẽ ảnh hưởng đến tình hình thực hiện những dự án ODA của nước đi vayvà ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của nước này Tương tự, phía Việt Namcũng có những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sửdụng nguồn vốn ODA Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp với phía cho vaysẽ góp phần thúc đẩy công tác quản lý tốt nguồn vốn ODA, giảm bớt xung độtgiữa các bên.

Thứ ba là các Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức tài trợ ODA.

Bất kỳ dự án ODA nào cũng bao gồm 2 phần:Phần vật chất giúp phát triển cơsở hạ tầng và phần chính sách kèm theo Chính sách chính là “Hiệp định vay”.Nội dung phản ánh đầy đủ tôn chỉ và mục đích hoạt động của tổ chức tài trợcũng như các qui định về các điều khoản cho vay: thời hạn vay, đồng tiền, lãisuất, lịch trả nợ lãi và gốc, quy định về giải ngân, mua sắm, đấu thầu, kế toán,kiểm toán, chế độ kiểm tra, báo cáo… Song song với Hiệp định vay là các vănbản quy phạm do các tổ chức song phương và đa phương ban hành liên quanđến từng nội dung trên và buộc các nước đi vay phải tuân thủ thực hiện Chính

Trang 39

những Hiệp định, và những văn bản quy phạm pháp luật này ảnh hưởng rất lớnđến quá trình quản lý, nội dung quản lý đối với từng dự án, từng lĩnh vực tài trợvà từng nhà tài trợ.

Chẳng hạn, WB chủ thuyết rằng, ngành điện phải được tư nhân hoá và cácdoanh nghiệp trong ngành phải hoạt động trên cơ sở doanh lợi, nếu Việt Nammuốn nhận thêm viện trợ cho ngành này Họ yêu cầu phải thay đổi giá điện vàkhông chấp nhận giá điện bao cấp Ban đầu, Chính phủ đồng ý với điều kiệnnày, vì nước ta rất cần vốn cho phát triển Hơn nữa, Chính phủ cũng nhận thứcsâu sắc rằng, trong nền kinh tế thị trường, ngành điện phải hoạt động theo quyluật của thị trường và giá điện không thể được bao cấp Nhưng thực tế, khôngthực hiện được vì dư luận xã hội Đối với một nước nghèo như Việt Nam, giáđiện là vấn đề xã hội, bởi phần lớn người dân không thể chịu được giá cao

Hoặc trước đây, IMF khi cho vay bao giờ cũng kèm theo một bộ chínhsách mà Việt Nam phải theo Mà nếu không theo, IMF lập tức cắt viện trợ Vídụ, mới đây, họ dừng một khoản viện trợ 150 triệu USD? Để nhận khoản việntrợ này, họ yêu cầu Việt Nam phải cổ phần hoá hay kiểm toán Ngân hàng Nhànước Điều này chúng ta chưa làm được, vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làcơ quan quản lý nhà nước, chứ không hoạt động như một ngân hàng thương mại.Hoặc với ADB, họ yêu cầu phải thành lập một Hội đồng Nước quốc giathì mới đồng ý giải ngân cho xây dựng một hồ thuỷ lợi ở Tây Nguyên Vì nhiềulý do, ta không thể thực hiện được yêu cầu này Vì vậy, hai bên không gặp nhau.Nói chung, các khoản viện trợ bao giờ cũng kèm theo chính sách, mà nóilà áp đặt hay điều kiện cũng được.

Khi đồng ý tiếp nhận gói viện trợ nào đó, ta phải chú ý xem những chínhsách đi kèm có phù hợp hay không thì mới tiếp nhận Còn nếu nhận khoản việntrợ đó, rồi không thực hiện chính sách kèm theo thì không ổn

Thứ tư, mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các tổ chức

tài trợ Nhìn chung, trong những năm gần đây, viện trợ nước ngoài giảm mạnh,

Trang 40

song nguồn ODA dành cho Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, đó là do mối quan hệkinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước trên thế giới được cải thiện rấtnhiều Đặc biệt là Nhật Bản, đây là tổ chức tiếp tục tài trợ cho Việt Nam nhiềunhất Vì mối quan hệ ngoại giao đặc biệt giữa 2 quốc gia và cũng vì muốn nângtầm ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, nhờ những nỗ lựccủa Việt Nam trong những năm gần đây đã cải cách cơ cấu kinh tế, có nhiều thànhcông mới trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà các tổ chứctài trợ quốc tế như WB, ADB cũng tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam cho nhữngchương trình phục vụ lợi ích cộng đồng, nông nghiệp nông thôn và y tế giáo dục.Vì vậy, ta phải xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau và thực hiện nghiêmtúc những điều đã cam kết, đối thoại và chia sẻ thông tin với các nhà tài trợ thì mớiđạt được sự thống nhất trong quá trình quản lý.

2.2.2 Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố khách quan, tình hình quản lý các dự án ODAcòn chịu tác động của nhiều nhân tố chủ quan, bao gồm:

Một là cấu trúc tổ chức, quản trị, điều hành nguồn vốn ODA Thường có

3 loại cấu trúc tổ chức trong quản lý dự án ODA: Cấu trúc tổ chức trên cơ sởphòng ban chức năng, cấu trúc dạng dự án và cấu trúc dạng ma trận Tuỳ từngđặc trưng, hoàn cảnh, môi trường thực hiện dự án cũng như lĩnh vực, quy môcủa dự án mà cấu trúc tổ chức quản lý cũng khác nhau Nếu dự án ODA là loạidự án lớn, dài hạn, quan trọng và độc lập, nên sử dụng cấu trúc tổ chức dạng dựán Nếu dự án ODA là loại dự án nhỏ, có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các dựán, công việc khác, nên sử dụng cấu trúc tổ chức theo chức năng Nếu dự ánODA là loại dự án phức tạp, nhiều rủi ro, có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với cácdự án, công việc khác, nên sử dụng cấu trúc tổ chức dạng ma trận Cấu trúc tổchức sẽ ảnh hưởng đến cách thức quản lý từng dự án và có thể làm chậm hoặcđẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án.

Hai là mức độ hấp thụ vốn ODA trong từng thời kỳ của Việt Nam Nghĩa

là nói đến khả năng tiếp nhận và giải ngân nguồn vốn ODA trong từng giai đoạn

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án ODA - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Hình 1.1 Chu trình quản lý dự án ODA (Trang 23)
Hình 2.1: Giá tr? v?n ODA cam k?t tài tr? cho Vi?t nam giai đo?n 2000 - 2007 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Hình 2.1 Giá tr? v?n ODA cam k?t tài tr? cho Vi?t nam giai đo?n 2000 - 2007 (Trang 43)
Bảng 2.1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2005 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 2.1 Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2005 (Trang 44)
Bảng 2.2: Cơ cấu giải ngân vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 2.2 Cơ cấu giải ngân vốn ODA thời kỳ 2001 - 2005 (Trang 46)
Bảng 2. 3: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2007 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 2. 3: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2007 (Trang 48)
Bảng 2.4 : Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993 - 2007 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 2.4 Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo vùng lãnh thổ thời kỳ 1993 - 2007 (Trang 50)
Hình 2.2: Các khâu trong chu trình ODA - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Hình 2.2 Các khâu trong chu trình ODA (Trang 51)
Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 -2007 - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
Bảng 3.1 Cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 -2007 (Trang 71)
Trong bảng 3.2 dưới đây là cơ cấu dành vốn ODA dự kiến cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA cho đến năm 2015. - Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư
rong bảng 3.2 dưới đây là cơ cấu dành vốn ODA dự kiến cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA cho đến năm 2015 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w