Từ phía các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 25 - 26)

Thuần tuý về mặt kinh tế, ODA là khoản đầu tư ra nước ngoài của các nước cung cấp ODA với mục đích có lợi cho họ, dù là đầu tư trực tiếp hay gián

tiếp, do việc đầu tư vốn trong nước không dễ dàng. Để bành trướng, phát triển kinh tế, cần những mảnh đất đầu tư mới mà ODA là một trong những biện pháp. Vì vậy các nhà tài trợ rất quan tâm đến việc đồng vốn họ bỏ ra được sử dụng như thế nào, nhất là ở các nước phát triển.

Bên cạnh đó, ODA là nguồn tài trợ được các nước phát triển trích từ thu nhập quốc dân của mình để thực hiện “nghĩa vụ” đối với các nước nghèo. Do đó, thực chất ODA là một khoản đầu tư dài hạn tại các nước nghèo nhằm thu lợi dưới nhiều hình thức khác nhau. Thế nên bên cung cấp viện trợ đã đưa ra quy định về hình thức, phương thức cung cấp ODA, các văn bản quy phạm pháp luật để theo dõi, quản lý nguồn vốn này; Quá trình vận động, đàm phán, quản lý, sử dụng ODA phải thông qua đàm phán, đạt những điều kiện do nhà tài trợ đưa ra, giải ngân phải theo tiến độ thực hiện chương trình dự án, chịu sự giám sát của cả hai bên và nguồn vốn có thể bị cắt nếu sử dụng kém hiệu quả.

Từ đó bên viện trợ đã quản lý được một cách chặt chẽ quá trình chu chuyển của luồng vốn này. Vì vậy, việc quản lý các dự án ODA hay quản lý đối với khoản đầu tư mà các nhà tài trợ thực hiện tại các nước đang phát triển đã trở thành yêu cầu khách quan. Vì nó xuất phát từ yêu cầu quản lý nguồn vốn ngân sách của nước tài trợ, mặt khác là từ yêu cầu nâng cao thu nhập quốc dân của người dân nước tài trợ về các hợp đồng đầu tư dưới hình thức ODA.

Ngoài mục đích kinh tế mà các nước cung cấp ODA muốn đạt đến còn có cả mục đích về chính trị. Đây lại là một vấn đề hết sức nhạy cảm, do đó, yêu cầu phải quản lý chặt chẽ các dự án ODA càng trở nên cần thiết để đạt được mục tiêu chính trị đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 25 - 26)