Giải pháp đối với công tác quản lý dự án ODA ở Bộ KH&ĐT

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 77 - 81)

5 Y tế Giáo dụ c Xã hội 1062,67 483,70 78,97 10,

3.2.2. Giải pháp đối với công tác quản lý dự án ODA ở Bộ KH&ĐT

Đưa ra quy hoạch phát triển các ngành chủ yếu phải chuẩn xác, làm nền tảng cho đầu tư có hiệu quả.

Có một quy hoạch phát triển tổng thể hợp lý sẽ giúp cho việc đầu tư và quản lý đầu tư hiệu quả. Đối với một số lĩnh vực sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài lớn, cần phải nghiên cứu chính sách huy động vốn và hoàn trả nợ chung toàn ngành trong từng giai đoạn để đảm bảo cân đối nguồn trả nợ nước ngoài. Đặc biệt đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông phải có phương pháp thu phí có hiệu quả để hoàn trả nợ nước ngoài theo cam kết. Chú trọng cả đến quy hoạch phát triển vùng để có được sự phát triển đồng đều giữa các vùng trên cả nước.

Bộ KH&ĐT với tư cách là cơ quan đầu mối về ODA của Chính phủ đảm trách vai trò đầu tầu cho quá trình hài hoà thủ tục giữa phía Việt Nam và các nhà tài trợ.

Một trong những khó khăn cho công tác quản lý các dự án ODA là thủ tục, quy trình tài trợ cũng như thực hiện dự án của 2 bên tài trợ và bên nhận tài trợ khác nhau. Do đó cần phải tiến tới hài hoà các thủ tục này. Tuy nhiên, hài hoà không có nghĩa là hoà đồng. Hài hoà thủ thục ODA trên cơ sở các quy định pháp lý của Chính phủ và nhà tài trợ, phát huy được tính đa dạng và thế mạnh của mỗi bên mới là cách làm phù hợp với thực tiễn.

Để hài hoà có thể diễn ra trên thực tế, những nguyên tắc sau đây cần được thực hiện:

+ Chính phủ phải làm đầu tầu trong quá trình thực hiện các hành động hài hoà thủ tục.

+ Chính phủ phải có “các khung” làm cơ sở để hài hoà thủ tục trong các hoạt động thực tiễn.

+ Chính phủ và các nhà tài trợ đều có các quy định, quy trình rõ ràng và công khai về thực hiện ODA.

+ Các quan niệm về hài hoà thủ tục và các công cụ thực hiện ODA cần được chia sẻ và đạt được nhận thức chung giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.

+ Hài hoà thủ tục có thể được tiến hành giữa Chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở song phương hoặc giữa nhóm các nhà tài trợ với Chính phủ. Trên một số vấn đề hài hoà thủ tục có thể được tiến hành giữa Chính phủ và Cộng đồng các nhà tài trợ.

Công việc thẩm định, đánh giá dự án phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ và tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đều có trách nhiệm tham gia, nhằm phân tích làm rõ tương quan giữa kết quả đạt được trên thực tế so với mục tiêu cần đạt được, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc nhằm tìm ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng thông qua công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán, thẩm định phiếu giá trong khâu thanh toán. Phân định rõ trách nhiệm chính của các ngành đối với công tác này ở mọi khâu.

Quản lý chặt chẽ việc phân chia gói thầu, việc thay đổi thiết kế sau đấu thầu, các yếu tố phát sinh sau đấu thầu hoặc khoán gọn, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán cũng phải được quản lý chặt chẽ để ngăn chặn các khe hở trong quản lý. Quản lý chặt chẽ việc chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu và chỉ định thầu, ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc chủ đầu tư nhằm hạn chế sự chi phối các hoạt động đấu thầu hoặc thanh quyết toán công trình. Quản lý chặt chẽ giá cả công trình và thời gian xây dựng. Chỉ tiêu thời gian xây dựng phải trở thành chỉ tiêu pháp lệnh trong kế hoạch đầu tư hàng năm.

Hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA

Hiện nay hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA còn chưa có những tiêu chuẩn cụ thể trong các văn bản pháp quy hiện hành, do đó các biện pháp nhằm giải quyết các vướng mắc nảy sinh không được đưa ra xử lý kịp thời gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án. Do đó các công việc cần tiến hành nhằm hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA là:

+ Xây dựng kho dữ liệu về ODA làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá ODA, thống kê, báo cáo và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý, đơn vị thụ hưởng ODA và nhà tài trợ.

+ Ban hành một số chỉ tiêu về ODA trong hệ thống thống kê Nhà nước. Thiết lập hệ thống chỉ tiêu báo cáo ở các cấp tuỳ theo mức độ tổng hợp khác nhau từ Ban QLDA lên đến Chính phủ.

+ Ban hành chế độ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA và sớm đưa vào vận hành hệ thống thí điểm theo dõi và đánh giá quốc gia về các chương trình, dự án ODA.

+ Áp dụng một số chế tài như không xem xét yêu cầu mở rộng dự án hoặc kéo dài thời gian thực hiện nếu cơ quan chủ quản không có các báo cáo về tình hình thực hiện dự án theo quy định, báo cáo quyết toán về tài chính chương trình, dự án ODA phải kèm theo báo cáo đánh giá kết thúc dự án…

+ Tăng cường công tác kiểm toán, tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện.

Việc triển khai hệ thống theo dõi và đánh giá một cách thường xuyên sẽ khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện các dự án ODA, mặt khác hệ thống này sẽ cung cấp những thông tin phản hồi nội bộ kịp thời giúp cho công tác quản lý tốt hơn và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Quản lý nợ nước ngoài chặt chẽ.

Công tác quản lý nợ cần đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ cần nghiên cứu thành lập cơ chế liên ngành về quản lý nợ nước ngoài để điều phối các cơ quan chính phủ trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài. Hình thành kênh trao đổi thông tin giữa các cơ quan có trách nhiệm, giúp cho Chính phủ thường xuyên nắm được tình hình tổng hợp về vay trả nợ nước ngoài, trên cơ sở đó khống chế chặt chẽ hạn mức vay nợ nước ngoài của toàn quốc gia.

Nâng cao tính chủ động của các Bộ, Ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ.

Vai trò của Bộ chủ quản dự án, đặc biệt cần thiết có sự chỉ đạo kịp thời trong các thời điểm dự án gặp khó khăn, cùng với các nhà tài trợ tháo gỡ về quy trình thủ tục để thực hiện giải ngân bảo đảm theo thông lệ và trong vòng 56 ngày.

Tất cả các ngành, địa phương và đơn vị sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài phải tính toán và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với nước ngoài và chị trách nhiệm chính trong quá trình sử dụng vốn.

Chuyên nghiệp hoá đội ngũ quản lý dự án.

Trong thời gian qua tuy công tác đào tạo, tuyển chọn đội ngũ cán bộ dự án đã được chú trọng song chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ quản lý dự án ODA, đặc biệt là ở cấp tỉnh để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng những yêu cầu quản lý mà dự án ODA đòi hỏi. Sẽ cần phải có “nghề quản lý dự án” chứ không phải là tình trạng bán chuyên trách như hiện nay. Cần phải đào tạo thêm cả về kiến thức về ODA, những nhà tài trợ và chính sách họ áp dụng; Nghiệp vụ quy trình, thủ tục của nhà tài trợ cũng như của nước ta,; Nắm vững hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế; Nâng cao trình độ về ngoại ngữ và ngoại giao.

Đây là những kiến thức và yêu cầu tối thiểu cần thiết đối với cán bộ dự án nhằm nâng cao khả năng thực hiện dự án và chủ động trong việc khắc phục, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo quá trình thực hiện dự án được nhanh chóng, thông suốt.

Hợp tác chặt chẽ hơn với giới truyền thông và cộng đồng nhằm chống tham nhũng.

Việc chống tham nhũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự phối hợp của giới truyền thông và quần chúng. Đây là hai đối tượng có thể giúp các cơ quan, ban ngành hữu quan giám sát hoạt động của Ban QLDA và đưa ra những ý kiến, phản hồi trung thực, khách quan nhất. Từ đó giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những điều chỉnh hợp lý và kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w