Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng ODA, kể cả ODA không hoàn lại, không phải là “thứ cho không”, do đó trách nhiệm hoàn trả là của bên đi vay. Xét cho cùng cả ODA vốn vay và vốn ODA không hoàn lại đều là các khoản vay trước và trả sau bằng vật chất hoặc bằng trách nhiệm. Như vậy, dù có hay không có sự
hỗ trợ của bên cho vay, thì trách nhiệm quản lý sử dụng ODA chủ yếu vẫn là của bên đi vay, cụ thể là vai trò quan trọng của Nhà nước, chủ thể trực tiếp sẽ phải trả nợ. Vì vậy, về cả hai khía cạnh tài chính và chính trị, Nhà nước sẽ là người chịu trách nhiệm trả nợ cũng như về hiệu quả kinh tế và chính trị cuối cùng. Nhất là trong điều kiện khi còn tình trạng tham nhũng và thất thoát lớn trong sử dụng ODA thì rõ ràng quản lý nhà nước về ODA vừa là yếu tố mang tính chủ quan vừa là đòi hỏi của thực tế khách quan.
Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn có độ nhạy cao về kinh tế và chính trị, nó chịu ảnh hưởng cả từ quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia với nhau và giữa quốc gia tiếp nhận với cả thế giới. Do đó, phía tiếp nhận cần phải quản lý chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này để không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các quốc gia thế giới. Nếu quản lý tốt, quốc gia tiếp nhận có thể tiếp tục được cung cấp ODA sau khi dự án hoàn thành. Tuy nhiên, nếu trong quá trình triển khai, thực hiện dự án ODA quản lý không được làm tốt, mối quan hệ hai bên xung đột thì sẽ khó khăn cho các dự án này trong quá trình thực hiện các giai đoạn sau và có thể bị ngừng trệ khi bên tài trợ không cam kết cấp vốn nữa.
ODA không phải là nguồn vốn cho không, do đó cần phải quản lý các dự án ODA nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, giảm gánh nợ cho Nhà nước, nhất là nguồn vốn ODA thường không đầu tư trực tiếp cho sản xuất xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu. Nguồn vốn ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp nhận trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế của những quốc gia tiếp nhận, trình độ và kinh nghiệm quản lý trong khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, khả năng đàm phán thuyết phục các nhà tài trợ chưa cao, khả năng khảo sát, xây dựng dự án khả thi và tiền khả thi còn kém nên xảy ra hiện tượng, tình trạng theo dự án thì đem lại hiệu quả cao nhưng khi đầu tư, sử dụng vốn thì rơi vào tình trạng thua lỗ.
Do vậy, nếu vốn ODA sử dụng và thu hút ở nước tiếp nhận không hiệu quả thì không những các nước này không khai thác được những ưu đãi, những mặt tích cực của vốn ODA phục vụ cho kế hoạch tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn đẩy họ vào tình trạng nợ nần tăng thêm, khi đó sẽ xuất hiện thêm lỗ hổng lớn trong tài khoản vốn do nguồn thu ngoại tệ từ ODA không còn, trong khi đó phải xuất ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Vì thế, cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt trầm trọng, gây ra đồng tiền bị sụt giá.
Thực tế đã chỉ rõ chỉ khi nào đạt được sự thống nhất trong mối quan hệ giữa các bên liên quan thì mới thu được hiệu quả cao. Do đó, cần phải thống nhất ý chí, quan điểm giữa các bên trong quá trình thu hút, giải ngân và sử dụng nguồn vốn ODA thì nguồn vốn này mới được sử dụng hiệu quả và đúng mục tiêu đề ra.
Chính vì vậy, vấn đề quản lý các dự án ODA được đặt ra mang tính khách quan và cần tổ chức thực hiện tốt nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA phục vụ quá trình tăng trưởng và phát triển của nước tiếp nhận vốn ODA. Nếu nước tiếp nhận vốn ODA tổ chức quản lý các dự án ODA tốt thì các dự án này sẽ là một nguồn ngoại lực quan trọng góp phần vào quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Ngược lại, nếu quản lý không tốt thì vốn ODA trở thành ghánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai.
Tóm lại chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn ODA, quản lý nguồn vốn ODA và sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn ODA. Đây là căn cứ quan trọng cho việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nguồn vốn quan trọng này đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.
CHƯƠNG 2