Lịch sử hình thành Bộ KH&ĐT

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 29 - 30)

Ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia, đến ngày 9 tháng 10 năm 1961 Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia được đổi tên thành Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP thành lập Bộ KH&ĐT trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Hiện nay Bộ KH&ĐT có trụ sở tại số 2 Hoàng Văn Thụ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Trải qua chặng đường hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bộ KH&ĐT qua từng thời kỳ đã gắn bó với vận mệnh Tổ quốc, luôn luôn xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ đã thực sự là công cụ chủ yếu của Nhà nước để quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay đội ngũ cán bộ của Bộ đã lớn mạnh nhiều, cơ cấu

bộ máy của Bộ đã được hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ đã được xây dựng và đang vận hành một cách tích cực, có hiệu quả trong công tác nghiên cứu tổng hợp kế hoạch, làm tròn chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Hiện nay, hướng vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đến 2010 -

Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp - Bộ KH&ĐT cùng với hệ thống các cơ quan nghiên cứu kinh tế, kế hoạch và đầu tư trong cả nước đang tổ chức nghiên cứu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 8 (2006 - 2010), tiếp tục cụ thể hoá các nội dung của Chiến lược 10 năm 2001 - 2010 và tìm giải pháp để kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) không chỉ dừng lại ở mức đạt các mục tiêu Chiến lược 10 năm mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển đột phá mới, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm với năng suất và chất lượng cao hơn, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 29 - 30)