HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM TS LÝ THỊ HẢI YẾN (Chủ biên)
Trang 2HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
TS LÝ THỊ HẢI YẾN (Chủ biên)
PGS.TS DƯƠNG VĂN QUẢNG - TS LÊ HẢI BÌNH
Trang 3MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản
Lời mở đầu
PHAN 1
cAc VAN DE CO BAN
VE TRUYEN THONG VA QUAN HE QUOC TE Chuong 1 KHAI QUAT VE TRUYEN THONG VA TUYEN TRUYEN I Truyén théng II Tuyén truyén trong quan hé quéc té Chuong 2
KHAI QUAT VE QUAN HE QUOC TE
1 Khái niệm quan hệ quốc tế II Đặc trưng của quan hệ quốc tế
IH Các mốc lớn trong lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thế kỷ XX
IV Những xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế hiện nay
Chương 3
VAI TRÒ, MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
I Vai trò của truyền thông trong quan hệ quốc tế II Mối quan hệ giữa truyền thông và quan hệ quốc tế
Trang 4GIÁO TRÌNH TRUYEN THONG VA QUAN HE Quéc TE PHAN 2 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN 157 Chuong 4 CƠ SỞ TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 159
1 Tiếp cận từ hướng nghiên cứu lý thuyết truyền thông 167
II, Tiếp cận từ hướng nghiên cứu lý thuyết quan hệ
quốc tế 170
III Khung phân tích đánh giá ảnh hưởng của truyền
thông tới quan hệ quốc tế 175
Chương 5
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG NGHIÊN CỨU
TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 187
1 Quan sát trong khoa học xã hội và nhân văn 188
H Quan sát trong quan hệ quốc tế 195
Chương 6
KỸ NĂNG VÀ YÊU CẦU CỤ THỂ TRONG
NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 206
1 Khái niệm cảm nhận về thời cuộc — 906
H Cảm nhận về thời cuộc của nhà ngoại giao 207
III Cảm nhận về thời cuộc của nhà báo ` 910
PHẦN 3
MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG
VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ 213
Chương 7
Trang 5MỤC LỤC
Chương 8
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THƠNG TỚI _ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ QUA MỘT SỐ SỰ KIỆN
I Cuộc chiến chống khủng bố của các phần tử hồi giáo
cực đoan từ sau sự kiện 11/9
II Cuộc khủng hoảng tranh biếm họa nhà tiên tri
Muhammad
TII, Phong trào mùa xuân Arab năm 2011 Chương 9
MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ TRUYỀN THÔNG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
I Dy bao về tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế trong 10 năm tới
Trang 6LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Truyền thông và quan hệ quốc tế là hai lĩnh vực luôn có sự tương tác và phát triển song hành Truyền thông tác động đến thế giới ở nhiều
khía cạnh khác nhau, từ các mục tiêu chính trị, văn hóa, các vấn đề xã
hội, , đến chính sách đối ngoại quốc gia Truyền thông đưa tin và phan ánh mọi diễn biến xảy ra trong quan hệ quốc tế, và ngược lại đời sống chính trị quốc tế cũng gắn liền với những gì đang được truyền thông
nêu ra
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, tham khảo và nắm vững những kiến thức liên quan tới lĩnh vực truyền thông và quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Giáo trình
truyền thông và quan hệ quốc tế của Học viện Ngoại giao do TS Ly Thi Hai Yến chủ biên
Nội dung của cuốn sách được chia thành 3 phần với 9 chương:
Phần 1: Các vấn để cơ bản về truyền thông và quan hệ quốc tế; Phần 2: Một số vấn đề về phương pháp tiếp cận;
Phần 3: Một số nội dung nghiên cứu truyền thông và quan hệ quốc tế
Trong mỗi chương, ngoài việc trình bày các vấn đề lý thuyết và thực tiễn, còn có các câu hỏi ôn tập giúp bạn đọc có thể ôn tập lại các nội dung kiến thức đó Đây là giáo trình dành cho học viên, sinh viên
chuyên ngành truyền thông, quan hệ quốc tế và là tài liệu tham khảo
hữu ích đối với những bạn đọc quan tâm tìm hiểu vấn đề này Mặc dù
tập thể tác giả và Nhà xuất bản đã có nhiều cố gắng trong quá trình
Trang 7GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE Quéc TẾ
còn hạn chế, thiếu sót, tập thể tác giả và Nhà xuất bản rất mong nhận
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu lịch sử, cũng như nghiên cứu quá trình phát triển của
loài người thời tiền sử trước khi văn tự ra đời chỉ căn cứ vào di chỉ khảo
cổ và những di vật tìm thấy hay được lưu giữ trong các hang động Văn
tự từ khi ra đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong đời sống nhân loại
cũng như trong nghiên cứu Con người đã cố gắng ghi và lưu giữ lại
trên mọi vật dụng có thể: hang động, mu rùa, bảng đất sét, thẻ tre, giấy
cói (papyrus) hoặc truyền khẩu lại mọi sự kiện, hiện tượng và kinh
nghiệm sống đã trải qua
Chỉ khi kỹ thuật in được phát minh và giấy in được làm ra, loài người thực sự mới bước vào thời đại văn minh, chấm dứt thời kỳ trung cổ tăm tối và dã man Kể từ đây lịch sử diễn ra, kinh nghiệm sống trải
qua, tri thức không những được ghi lại để lưu trữ mà còn được truyền
tải với một số lượng ngày càng lớn Hai phát minh trên được nhiều nhà
nghiên cứu nhìn nhận là cuộc cách mạng in
Và khi phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII - báo in - đã hình thành một nhận thức mới về thân
phận của mỗi cá nhân, trước tiên là về sự tự do suy nghĩ, hành động,
phát ngôn Lúc đầu, báo in chỉ làm chức năng thông tin, thay thế cách thức truyền khẩu, cáo thị theo một chiều từ bộ máy cai trị đến người dân và đáp ứng nhu cầu quản trị của vương quốc Dần dần báo in trỏ _ thành công cụ không chỉ truyền tải thông tin hành chính, mà còn là phương tiện ghi lại và truyền tải những gì diễn ra trong cuộc sống, sâu xa hơn nữa là suy nghĩ của người truyền tin và ý nguyện của người
Trang 9mm GIAO TRINH TRUYEN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Từ đây xuất hiện cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận nói chung
và tự do báo chí nói riêng kéo dài hàng thế kỷ ở châu Âu Lúc đầu, giai cấp tư sản mới hình thành đi đầu trong cuộc đấu tranh vì tự do báo chí, chống lại sự cấm đoán, kiểm duyệt của nhà vua và nhà thờ Sau khi lên cầm quyền, chính giai cấp tư sản lại tìm cách hạn chế tự do báo chí với đủ thứ lý do: lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia,
xâm phạm đời tư Trong những năm diễn ra Chiến tranh lạnh, cuộc
tranh cãi về vai trò của truyền thông lại càng gay gắt hơn Trong trật tự đối đầu lưỡng cực kéo dài 50 năm, báo chí là công cụ tuyên truyền của giai cấp cầm quyền, hay chỉ là phương tiện truyền thông dựa trên
tự do báo chí?
Có thể nói, kể từ khi có báo in, mỗi phương tiện truyền thông mới
ta đời gắn liền với một giai đoạn lịch sử với một quan niệm mới về giao tiếp, truyền thông Nhìn nhận vai trò của truyền thông trong nghiên cứu quan hệ quốc tế là một cách tiếp cận mới về quan hệ quốc tế Nó vừa là cách tiếp cận lịch sử, vừa là cách tiếp cận chức năng Ö đây, lịch sử quan hệ quốc tế được nhìn nhận gắn liền với sự ra đời của các phương tiện truyền thông Chẳng hạn, muốn hiểu thấu đáo hai cuộc chiến tranh thế giới dưới góc độ quan hệ quốc tế không thể không lật lại những trang
báo ấn hành trong những năm tháng đó Qua báo chí, người dân hiểu
được phần nào tại sao hai cuộc chiến tranh đó xảy ra; sự kiện nào đưa đến việc Mỹ tuyên bố chiến tranh với phe Trục năm 1942 và tạo ra bước ngoặt đối với kết cục cuộc chiến và nhất là đối với dòng chảy của lịch sử và quan hệ quốc tế từ đầu thập niên 40 của thế kỷ XX cho đến nay Hay
nghiên cứu vai trò của đài lá thanh sẽ giúp ta hiểu phần nào về quan
hệ quốc tế trong những thập kỷ Chiến tranh lạnh và sự hình thành của
ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm trong thời kỳ hậu Chiến tranh
lạnh Hơn thế nữa, bước vào đầu thế kỷ XX, các phương tiện truyền thông đã được sử dụng như công cụ tuyên truyền trong quan hệ quốc tế và truyền tải ý thức hệ nổi trội của từng thời đại
Kể từ khi tự do báo chí được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và
Trang 10LOI md BAU
công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông được nhìn nhận như
“quyền lực thứ tư” trở thành công cụ tuyên truyền, đấu tranh tư tưởng
và truyền tải ý thức hệ nổi trội của một giai đoạn lịch sử liên quan đến
các sự kiện trong quan hệ quốc tế và của giai cấp cầm quyền Đồng thời, truyền thông cũng góp phần phản ánh bản chất của quan hệ quốc tế ở một giai đoạn lịch sử nhất định
Nghiên cứu quan hệ quốc tế qua truyền thông là xèm xét quan hệ quốc tế đã được ghỉ lại, đánh giá, rồi thông tin và truyền tải như thế
nào Thực tế là việc sử dụng đài phát thanh như một công cụ tuyên
truyền đã trở nên nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai Và phải
thừa nhận rằng tuyên truyền qua đài phát thanh đã góp phần không
nhỏ làm thay đổi cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai và quan hệ quốc tế kể từ đó đến nay, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
Trong thời đại thông tin kỹ thuật số, các phương tiện truyền thông
đại chúng cho phép theo dõi và đánh giá một cách “nóng hổi”, tức thì
quan hệ quốc tế Thậm chí, nhiều sự kiện quốc tế quan trọng như các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu, một thảm họa thiên nhiên, một vụ khủng bố, thậm chí một cuộc chiến tranh đều được truyền tải trực tiếp
qua các phương tiện truyền thông đại chúng
Nghiên cứu quan hệ quốc tế qua các phương tiện truyền thông đại chúng chắc chan sé lam rõ hơn mối quan hệ hữu cơ giữa truyền thông và chính trị quốc tế
Cuốn sách được biên soạn để làm tài liệu giảng dạy, học tập và
tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc các chuyên ngành truyền thông quan hệ quốc tế Đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản do
đó không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tập thể tác giả mong
nhận được ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, sinh viên, đồng
nghiệp cùng những độc giả quan tâm tới cuốn sách này để sửa chữa, bổ
sung và hoàn thiện hơn cho lần xuất bản sau
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về: TS Lý Thị Hải Yến, Khoa Truyền thông & Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao hoặc email:
Trang 12Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TRUYEN THONG vA TUYEN TRUYEN
MUC DICH HOC TAP
Đau khi học chương này, người học sé:
‹ Hiểu rõ khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông quốc tế, truyền thơng tồn cầu, tun truyền
« Mơ tả đặc điểm của truyền thông đại chúng và truyền thông quốc tếtruyền thơng tồn cầu, tun truyền
+ Đánh giá mối liên hệ giữa truyền thông quốc tế và quan hệ quốc tế
« Danh giá vai trò của tuyên tuyển, từ đó xác định tầm quan trọng của tuyên truyền, một công cụ truyền thông trong quan hệ quốc tế
- Hiểu rõ bản chất của truyền thông quốc tế và xu hướng vươn lên trở thành quyền lực mềm vượt lên trên khuôn khổ các quốc gia trong quan hệ quốc tế của truyền thông
Từ khóa: truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền
Trang 13GIÁO TRÌNH TRUYỀN THÔNG VÀ 0UAN HỆ QUỐC TẾ
I TRUYEN THONG
1 Khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng,
truyền thông quốc tế, truyền thơng tồn cầu
Truyền thông (communication) có gốc từ tiếng Latinh
“communiecare” có nghĩa là chia sẻ (to share), truyền tải Truyền
thông được mô tả như truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một ngườư/một nhóm người sang một người hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc ký hiệu, tín hiệu Tuy nhiên, cũng không dễ dàng để đi đến một thuật ngữ thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, bởi vì các định nghĩa về truyền thông cũng nhiều và phức tạp như chính bản thân nội hàm của khái niệm này Từ cách đây nửa thế kỷ (năm 1970)
Franke Dance thuộc Đại học Denver (Mỹ) đã nêu ra khoảng 120
định nghĩa khác nhau về truyền thông Còn theo Từ điển Oxford, truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin thông qua việc nói, viết hoặc sử dụng một số phương tiện khác Truyền thông là quá trình trong đó thông tin được trao đổi bởi các cá nhân thông qua một hệ thống biểu tượng, tín biệu hoặc tính cách chung EM Grifũn trong cuốn Bước đầu tìm hiểu lý thuyết truyền thông cho rằng truyền thông là quá trình liên quan mật thiết tới việc sáng tạo và giải nghĩa thông điệp mà qua đó tạo ra sự phản hồi! Truyền thông có 4 cấp độ: truyền thông nội nhân, truyền thông
liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là cấp độ cao nhất của truyền
thông, được coi là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối sâu
sắc và toàn diện đến mọi tiến trình và lĩnh vực của đời sống xã hội Trong một xã hội hiện đại như ngày nay, mọi thiết chế, tổ chức, đơn vị, thậm chí đến cả cá nhân đều quan tâm khai thác và
1 Xem EM Griffin: A first look at communication theory, McGrawHill,
Trang 14Phần 1: CÁC VẤN ĐỀ CŨ BẢN Vé TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
sử dụng truyền thông đại chúng như một công cụ và một phương thức hữu hiệu không thể thiếu Mặt khác, công chúng cũng dựa
vào truyền thông đại chúng để bày tỏ, tham gia ý kiến về các vấn đề xã hội và thực hiện quyền được thông tin, quyền tự do ngôn
luận của mình Truyền thông đại chúng cũng là nơi hàm chứa
nhiều thông tin, kiến thức bổ ích và thú vị để công chúng khai thác, sử dụng
Do tác động và chi phối đến số đông nên truyền thông đại
chúng cũng được hiểu theo nhiều quan niệm rất khác nhau tùy
theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận vấn đề Trong cuốn sách Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, PGS.TS Nguyễn
Văn Dững đã nêu định nghĩa truyền thông đại chúng như sau!:
Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về những chủ đề mà họ quan tâm, với tần suất
ngày càng gia tăng
Dưới góc độ tiếp cận các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông truyền tải thông điệp tới đông đảo quần chúng nhân dân
Từ đó, truyền thông đại chúng dù nhìn từ phương diện kênh
hay phương diện giao tiếp, đều có thể được hiểu là chỉ toàn bộ các hoạt động giao tiếp ở cấp độ đại chúng, trong đó hệ thống
các phương tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng trong xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực
hay cộng đồng quốc tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo, tập hợp,
giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia
giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội đã và đang đặt ra
1 PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và T8 Đỗ Thị Thu Hằng: Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
Trang 15zn _ GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUuéc TẾ
Truyền thông quốc tế được hiểu là hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải và lan truyền thông tin xuyên biên giới quốc gia Hoạt động truyền thông quốc tế gắn liền với mục đích của chủ thể (quốc gia) trong truyền bá tin tức Ở góc nhìn này, truyền thông quốc tế có thể được coi như song trùng với thông tin đối ngoại (ví dụ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thông tin đối ngoại là hình thức phổ biến của truyền thông quốc tế) Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, thông tin đối ngoại chỉ là một bộ phận của truyền thông quốc tế (hay nói cách khác, thông tin đối ngoại có thể được coi là truyền thông quốc tế, song truyền thông quốc tế không phải là thông tin đối ngoai’)
Ngày nay, truyền thông quốc tế gắn liền với tính toàn cầu, thậm chí một số quan điểm còn cho rằng truyền thông quốc tế cũng có thể được gọi với một thuật ngữ khác là truyền thông toàn
cầu, bao hàm trong đó toàn bộ các hoạt động truyền thông đại
chúng diễn ra ở các địa bàn, các cộng đồng khác nhau trên thế giới Với quan điểm này, truyền thông quốc tế vừa là hoạt động có chủ đích của chủ thể quốc gia trong quan hệ quốc tế (khi nó trong vai trò của thông tin đối ngoại), vừa không có tính chủ đích cụ thể (khi nó chỉ toàn bộ các hoạt động truyền thông xuyên biên giới thuần túy Ví đụ như các thông tin mang tính giải trí, các dòng
thông tin luân chuyển xuyên biên giới, được cộng đồng tiếp nhận
và truyền đi như một sự luân chuyển bất tận, mà không thể xác
định rõ nguồn phát của nó với đa dạng các hình thức định đạng
tin tức khác nhau
Tuy nhiên, vẫn có những cách hiểu khác để phân định rõ ràng hai thuật ngữ truyền thông quốc tế và truyền thơng tồn
cau Theo chung téi, ban than tw international communication
1 Nguyén Thi Héng Nam (Chu bién): Truyén thông quốc tế - Lý luận và thực
Trang 16Phan 1: CAC VAN BE CO BAN VETRUYEN THONG VAQUANHEQUécTé [EAM
(truyền thông quốc tế), trở nên phổ biến từ cuối thế ky XIX, và ngay từ thời điểm đó đã được dùng để chỉ các hoạt động truyền thông có tính chất giữa/xuyên biên giới (các) quốc gia, hay truyền
thông giữa/trong các quốc gia - dân tộc; điều này cũng có nghĩa
là vẫn có sự liên quan đến các vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia,
sự kiểm soát các nguồn thông tin và vai trò nổi trội của các chính phủ trong truyền thông Trong khi đó, thuật ngữ “ toàn cầu” bao
hàm sự thu hẹp dần vai trò của quốc gia và chủ quyền quốc gia, khác với thuật ngữ “quốc tế” bao hàm trong đó các khái niệm
song phương, đa phương, quốc nội “Toàn cầu” bao hàm cái gì đó
rộng lớn về mặt địa lý hơn là “quốc tế” và không xuất phát từ quốc gia Điều này được phản ánh bởi chính quá trình toàn cầu
hóa khi mà toàn cầu hóa đang tạo ra các dòng thông tin xuyên
biên giới quốc gia mà không cần để ý xem các nguồn phát có mục đích đối ngoại hay không, hay nói cách khác hoạt động truyền thông đó có xuất phát từ chủ ý/hay chịu sự quản lý của các chủ
thể quốc gia - nhà nước hay không
Như đã thấy, trong thuật ngữ truyền thông toàn cầu, khái niệm liên quốc gia không còn xuất hiện Truyền thông được nhìn nhận gần như không có ngăn cách cả về địa lý, thông tin, người nhận, thậm chí cả về chủ quyền quốc gia Xét về bản chất, truyền
thơng tồn cầu địi hỏi các nhà nghiên cứu và các nhà truyền
thông phải nhìn nhận lại các khái niệm quyển lực cứng, quyền lực mềm, cũng như quyền lực của thông tin và ngoại giao bởi vì nội hàm của các khái niệm trên đã thay đổi không còn giống như được xác định trong các lý thuyết về truyền thông, cũng như về quan hệ quốc tế Truyền thơng tồn cầu bao ham: (i) Su chuyển
giao tri thức, ý tưởng từ các trung tâm quyền lực đến ngoại vị Trong đó, khái niệm trung tâm quyền lực vượt khỏi khái niệm
Trang 17Ea | GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE Quéc TE
của công nghệ giải trí; (ii) Tác nhân thực hiện bá quyền văn hóa không mang một quốc tịch rõ ràng, và mặc dù bị chỉ phối bởi nơi nó sinh ra (quốc gia), nhưng luôn hành động vì lợi ích của chính nó (Đó là các tập đồn truyền thơng và giải trí)
Toàn cầu hóa mọi phương diện là một xu thế khách quan và không một ai có thể cản trở và đi ngược lại được Truyền thơng
tồn cầu vừa là kết quả, vừa là công cụ có tác dụng thúc đẩy
nhanh tiến trình toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là khát vọng hay nỗi sợ hãi của con người và các quốc gia? Điều này phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi cá nhân
Tóm lại, với những cách hiểu trên, đôi lúc truyền thông quốc tế có thể được coi như đồng nghĩa với truyền thơng tồn cầu Nhưng xét một cách rạch ròi, thì đây vẫn là hai khái niệm khác nhau
2 Sơ lược lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng
Lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng gắn liền với những phát minh về khoa học kỹ thuật của con người, từ việc phát minh ra máy in dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp
in ấn ở thế kỷ XIV-XV, đến phát minh vĩ đại nhất ở thế kỷ XX
là sự xuất hiện của internet (mạng toàn cầu www), dẫn đến sự ra đời của báo mạng điện tử, truyền hình vệ tỉnh và mạng điện thoại không dây Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, loài người đã lần lượt chứng kiến sự ra đời của 7 loại/nhóm phương tiện
truyền thông đại chúng cơ bản Trong đó, gồm có: nhóm in ấn (prints), ra đời từ những năm 1500; nhóm ghi 4m (recordings), ra đời vào những năm 1900; điện ảnh (cinema) ra đời năm 1910; phát thanh (radio) ra đời năm 1920; truyền hình (television)
ra đời từ những năm 1930 và trỏ nên phổ biến từ những năm 1950; internet ra đời từ những năm 1969 nhưng tới năm 1990
Trang 18Phân 1: CÁC VẤN ĐỂ C BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ea
ra đời đầu những năm 2000 (các mốc thời điểm được tính dựa
trên thời gian phổ biến của các loại phương tiện truyền thông đại chúng này'!
Theo J Scott và G Marshall, chính nhờ vào những tiến bộ
kỹ thuật trong các ngành công nghiệp điện tử và khoa học trong
những năm 1860-1930 mà các phương tiện truyền thông đại
chúng mới thực sự hình thành Tốc độ ứng dụng của các phương tiện này càng về sau càng nhanh, có tính ưu việt và mức độ tiếp cận công chúng rộng rãi hơn
3 Đặc trưng của truyền thông đại chúng và truyền thơng quốc tế/truyền thơng tồn cầu
3.1 Đặc trưng của truyền thông đại chúng:
- Đối tượng tác động rộng lón: Đông đảo công chúng trong xã
hội, không phân biệt trình độ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, tuổi
hay giới tính Chúng ta chỉ biết đến họ như “số đông”, gọi chung là công chúng mà không biết rõ về từng cá thể nếu không có các cuộc điều tra công chúng và thu thập dữ liệu về từng nhóm công chúng chủ yếu của mỗi loại hình truyền thông
- Tính gián tiếp và công khai: Khi thông tin được xuất bản, mọi cá nhân đều có cơ hội tiếp xúc thông qua việc tiếp nhận nội
dung thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng Do
đó, những thông điệp và nội dung truyền thông đại chúng có thể
tác động tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người, làm lay
động, chỉ phối, lũng đoạn, kêu gọi, thúc đẩy và tổ chức cho họ tham gia giải quyết các vấn đề đã và đang được đặt ra
- Tính phổ cập và đại chúng: Thông tin trên truyền thông hướng tới số đông, nên bảo đảm phải được xây dựng phù hợp và dễ hiểu, dễ tiếp nhận cho đại đa số công chúng Tính chất đại
1 Xem Tomi T Ahonen: “Mobile as 7% of the mass media: Cellphone,
Trang 19Ea | GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
chung cua truyền thông đại chúng yêu cầu thỏa mãn được trình
độ chung của công chúng Do đó, các thông điệp phát ra phải bảo đảm sự rõ ràng, không dễ gây hiểu nhầm, để công chúng hiểu ngay lập tức, nhằm tạo một nhận thức chung, đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn Điều này đòi hỏi thông điệp phải được thiết kế phù hợp để công chúng không thấy khó khăn khi tiếp nhận (dễ dàng giải mã thông điệp) Đây thực chất là một yêu cầu rất cao, đòi hỏi ở nhà truyền thông không chỉ có trình độ, năng
lực, kinh nghiệm mà còn có khả năng hòa nhập vào các nhóm
công chúng và năng khiếu thể hiện
- Tính phong phú, đa dạng, đa chiều: Sự đa dạng, phong phú
thể hiện ở nội dung thông tin bao gồm tất cả những gì diễn ra trên thế giới, cho đến những vấn đề gần gũi với mỗi cá nhân,
phản ánh đầy đủ sự vật, hiện tượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cơng chúng Ngồi ra, khi kỹ thuật truyền thông thay đổi,
liên tục có những đổi mới, thì các dạng thức của truyền thông
cũng ngày càng phong phú hơn Trong xã hội thông tin, khi mô
thức truyền thông chuyển đổi từ đơn nguồn đến đa tiếp nhận thì tính phong phú, đa dạng sẽ còn tiếp tục tăng lên Do đó, nếu biết khal thác những thế mạnh đặc trưng của các kênh truyền thông
sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đa chiều trong việc thu hút sự
tham gia của công chúng xã hội vào quá trình xây dựng và phát triển bền vững Ngoài tính đa dạng, phong phú, truyền thông cũng có đặc tính nhiều chiều, phản ánh các quan điểm khác nhau trong xã hội về cùng một vấn đề Thông tin phong phú, đa dạng đã là một yêu cầu khó, thông tin nhiều chiều càng khó khăn hơn Bởi vì nó còn đòi hỏi môi trường pháp lý, tư duy chính trị và văn hóa giao tiếp của cộng đồng!
Trang 20Phản 1: CÁC VẤN ĐỀ 0 BAN VE TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ Wea
- Tinh muc đích trong truyền thông: Hoạt động truyền thông
là hoạt động có mục đích Trong truyền thông đại chúng, mục
đích là nhằm thông tin để đáp ứng nhu cầu hiểu biết của cơng
chúng, ngồi ra còn có mục đích định hướng dư luận, giáo dục và nâng cao tính chân thiện mỹ trong cộng đồng Theo PGS.TS
Nguyễn Văn Dững: tính mục đích ở đây trước hết được ưu tiên là
mục đích chính trị Mục đích chính trị này có thể biểu hiện trực
tiếp qua các khẩu hiệu, quyết tâm chính trị, hoặc gián tiếp qua
tầng nấc trung gian và bằng nhiều hình thức khác nhau”! Việc
này khác hoàn toàn so với giao tiếp gia đình Giao tiếp gia đình thì linh hoạt và uyễn chuyển hơn; trong khi đó, giao tiếp trên
các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính định hướng
và xác định rõ nét hơn “Không phải ngẫu nhiên, ở giai đoạn đầu trong lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng, khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà xã hội học người Đức thuộc trường
phái Frankfurt lại phê phán gay gắt khả năng biến công chúng thành “những khối đại chúng” và nguy cơ phá hủy các quan hệ
sinh động của đời sống cộng đồng bởi áp lực của phương tiện truyền thông công cộng, khi hệ thống này bị thao túng bởi lập trường chính trị tư sản”? Tuy vậy, truyền thông đại chúng không
chỉ có mục đích chính trị là chính, mà còn có các mục đích khác
như: giải trí, giáo dục, giao tiếp đại chúng
Tóm lại, nếu ví truyền thông đại chúng là một sân khấu chính
trị - xã hội, thì trên sân khấu ấy sẽ phô diễn tất cả những luồng
diễn ngôn với đa dạng nội dung, giọng điệu, màu sắc và mục đích tới công chúng số đông và công chúng mục tiêu của nó
1 Xem PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và TS Đỗ Thị Thu Hằng: Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng co ban, Sdd, tr 142
Trang 21ra | GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE Quéc TE
3.2 Dac trưng của truyền thông quốc tếtruyền thơng
tồn cầu
Như đã trình bày ở trên, truyền thông chỉ tham gia vào quan hệ quốc tế khi bản thân nó trở thành một kênh giao tiếp trên
phạm vi liên quốc gia (nter - nations), hay toàn cầu (global) Theo Thussu Daya Kishan, khi truyền thông phát triển và mức
độ phủ sóng của các phương tiện xuyên qua các quốc gia, các rào cản biên giới và lãnh thổ, thông điệp truyền thông tiếp cận đến
công chúng trên toàn cầu, thì đó được coi là hoạt động truyền
thông xuyên quốc gia hay truyền thông quốc tế! Cách định nghĩa này tuy có phần đơn giản, dễ hiểu, nhưng sự ảnh hưởng của truyền thông tới các quốc gia lại không đơn giản chỉ là sự truyền phát và nhận thông tin, mà còn bao hàm trong đó cả những ảnh hưởng sau đó do quá trình truyền phát và tiếp nhận thông tin đó mang lại Hoạt động truyền thông quốc tế/truyền thơng tồn cầu là việc sử dụng truyền thông đại chúng để truyền bá và phát tán tin tức từ quốc gia này tới các quốc gia khac Do đó, các nguồn thông tin luân chuyển khắp bề mặt toàn cầu có thể giống nhau về nội dung tin tức, nhưng lại rất khác nhau về mục đích truyền thông Vì thế, tính mục đích là đặc tính nổi bật của truyền thông quốc té/truyén thông toàn cầu
Xét về đặc tính mục đích trong truyền thông quốc té/trun thơng tồn cầu, có thể thấy khởi phát từ việc truyền đạt thông tin ban đầu, truyền thông quốc tế/truyền thơng tồn cầu là các
hoạt động truyền thông có khi có tính mục đích cụ thể, cũng có khi nó chỉ là các thông tin đi qua biên giới quốc gia? Tính mục
đích thể hiện ở chỗ các hoạt động truyền thông của quốc gia luôn
1 Xem D K Thussu: International communication: Continuity and change, London Arnold Publisher, 2003, p.1
Trang 22Phan 1: CAC VAN Dé CO BAN vé TRUYEN THÔNG VÀ 0UAN HỆ 0UỐC TẾ
có mục đích tuyên truyền chính trị, đi sau đó là mục đích kinh tế,
văn hóa, ví dụ như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) hay Đài tiếng nói
nước Nga có mục tiêu là hướng tới cơng chúng nước ngồi, do đó
đây rõ ràng là hoạt động truyền thông có tính định hướng, tuyên
truyền chính trị Đặc tính công khai hay coi mục đích chính trị là mục tiêu hàng đầu bên cạnh các mục tiêu khác là hiển nhiên của
truyền thông quốc tế/truyền thơng tồn cầu cũng thể hiện rất rõ ràng trong các định dạng tin tức quốc tế, điều mà tất cả chúng ta
đều có thể thẩm định qua cách đưa tin của các hãng tin tức quốc gia như kể trên
Bên cạnh đó, một số nội dung trong truyền thông quốc tế?
truyền thơng tồn cầu cũng có thể không có tính mục đích chính trị Chẳng hạn như những hoạt động truyền thông văn hóa, phim ảnh, hay các hoạt động khác mà ngày nay do phương tiện truyền thông phát triển, công chúng thu nhận được các tin tức, nhà
truyền phát tin khi đưa tin không có mục đích về chính trị, mà chỉ là nhằm giúp công chúng (cả trong và ngoài nước) giải trí Tuy nhiên, xét về tác động lâu dài, thì mọi hoạt động truyền thông đều ít nhiều tác động và mang lại sự thay đổi về nhận thức, do đó, truyền thông quốc tếftruyền thông toàn cầu cũng sé tác động
đến cơng chúng nước ngồi (chẳng hạn như sự tiếp thu và thu
nhận những nét văn hóa ngoại lai đang trở nên phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông ngày nay) Nên cuối cùng,
dù có mục đích hay không có mục đích (chính trị) từ ban đầu,
truyền thông quốc tế/truyền thông toàn cầu đều có ảnh hưởng tới
các quốc gia khác mà nó đi qua Các nhà nghiên cứu cho rằng, đó
chính là những hệ lụy về mặt văn hóa mà truyền thông quốc tế! truyền thơng tồn cầu đem đến các quốc gia khác! Với các quốc
1 Xem Robert 8 Fortner: International communication - history, conflict and
Trang 23Ea — GIÁO TRÌNH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
gia phát đi thông điệp, thì đó là sự truyền bá văn hóa, những giá tri tinh than, được coi như một thứ sức mạnh mềm trong ảnh hưởng tới quốc gia tiếp nhận Với các quốc gia bị tác động, thì đó
là sự “xâm thực về văn hóa” - nơi mà văn hóa ngoại lai có thể làm
biến đổi và chuyển hóa văn hóa bản địa, về lâu dài sẽ tác động đến sự chuyển dịch về giá trị, văn hóa và nhận thức của cả xã hội đó Ổ bình diện này, truyền thông quốc tế và truyền thông toàn cầu có thể coi như là hai thuật ngữ hoán đổi cho nhau
Nội dung tin tức của truyền thông quốc tế/truyền thơng tồn cầu rất đa dạng, bao gồm tin tức giải trí, các vấn đề thời sự -
chính trị quốc tế, các chương trình tin tức được phát sóng trên đài
phát thanh, truyền hình, các bản tin nguyên liệu (tin do các hãng thông tấn cung cấp dịch vụ cho đối tác), và cả tin tức đến từ các cá nhân trong cộng đồng quốc tế, ở các nước khác nhau trên thế giới
Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thông và
quan hệ quốc tế, chính là nghiên cứu sự tương tác của truyền thông quốc tế/truyền thơng tồn cầu tới các quan hệ quốc tế ở khía cạnh tương tác quốc gia và cả sự vượt lên trên những quy chuẩn quốc gia để tạo ra những mối liên kết toàn cầu, tạo ra một
đời sống toàn cầu riêng, luật chơi riêng vượt lên trên mọi quy
chuẩn giữa quốc gia với quốc gia Trong tương la1, các yếu tố như sự bùng nổ dân số thế giới, gia tăng các hoạt động truyền thông
liên văn hóa, sự thay đổi cách thức giao tiếp đại chúng dưới tác động của công nghệ thông tin, sự bùng nổ của thông tỉn, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn và dân chủ, tác động của truyền
Trang 24Phan 1: CAC VAN BE CO BAN VE TRUYEN THONG VA QUAN HE QUOC TE Ea
độc lập với các nhà nước, tạo ra một quyền lực riêng, thậm chí
siêu quyền lực vượt lên trên mọi khuôn khổ/định chế có sẵn
II TUYÊN TRUYỀN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ |
Tuyên truyền luôn được sử dụng như công cụ truyền thông
chính trị trong quan hệ quốc tế Vì thế, hiểu biết về tuyên truyền là điều cần thiết, giúp lý giải, phân tích tốt các hoạt động, sự kiện trong quan hệ quốc tế
1 Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là một từ Latin, bắt nguồn từ từ “propagare”, có nghĩa là để truyền bá hay tuyên truyền, vì vậy tuyên truyền có nghĩa là điều gì đó được phổ biến hay để phổ biến (cai gi do)
Từ này có nguồn gốc từ sự xuất hiện một cơ quan hành chính mới
của Giáo hội Công giáo (Giáo đoàn) vào năm 1622, được gọi là
Congregatio de Propaganda Fide (Thánh Bộ truyền bá đức tin), hay nói một cách không chính thức là tuyên truyền (propaganda)
Hoạt động của tổ chức này là nhằm “tuyên truyền” đức tin Công
giáo tới các nước không theo Công giáo Từ những năm 1790, thuật ngữ này đã bắt đầu được sử dụng để tuyên truyền các hoạt
động thế tục Đến giữa thế kỷ XIX, thuật ngữ này bắt đầu mang một ý nghĩa miệt thị, khi nó được sử dụng trong các lĩnh vực chính trị Tuyên truyền là một phương thức thể hiện đặc thù của truyền thông Nói cách khác, tuyên truyền cũng là một phần của truyền thông Truyền thông gắn liền với chính trị và các quan hệ quốc tế Nói đến truyên truyền là nói đến mục đích của việc sử
dụng truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi chính
trị của đối phương theo chủ ý mong muốn của người truyền tải thông điệp đó Vì thế, hoạt động tuyên truyền có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động khác trong quan hệ quốc tế
Trang 25GIÁO TRÌNH TRUYỂN THƠNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Theo Đại từ điển Bách khoa Liên Xô, thuật ngữ tuyên truyền
có hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng chính trị, triết học, khoa học, nghệ -
thuật nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng Theo nghĩa hẹp,
tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây
dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với thế giới
quan ấy Với quan điểm này, tuyên truyền chính là tuyên tuyển chính trị, tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình
thành ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tính tích cực xã hội
Năm 1927, trong cuốn sách có tựa đề Propaganda technique in the World War I' (tạm dịch: Kỹ thuật tuyên truyền trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất), Harold Lasswell' cho rằng tuyên truyền thuần túy liên quan tới việc kiểm soát quan điểm bằng
cách sử dụng những biểu tượng, câu chuyện, tin đồn, những báo cáo, những hình ảnh và các hình thức khác của truyền thông để
đạt được mục đích của mình Với quan niệm đó, H Lasswell cho rằng, nhiệm vụ của tuyên truyền là: 1)Huy động/ khơi dậy lòng
căm thù đối với quân thù; 2)Duy trì quan hệ tình bạn giữa các
nước đồng minh; 3) Duy trì quan hệ tình bạn và nếu có thể để
giành được sự hợp tác từ các bên trung lập; 4) Nhằm làm suy yếu kẻ thù
Phát triển dựa trên quan điểm này, tới năm 1937, Harold Lasswell đã bổ sung khái niệm này theo một nghĩa rộng hơn
Theo như ông mô tả, tuyên truyền là “kỹ thuật gây ảnh hưởng lên hành động của con người bằng sự điều khiển của những sự
1 Cuốn sách trước đây là luận án tiến sĩ của Harold Lasswell Khi được xuất bản năm 1997, cuốn sách này bị coi là “một cuốn sách quỷ quyệt/ma thuật, nên được tiêu hủy nhanh chóng” vì đã gây ra nỗi sợ hãi bằng những kỹ thuật tuyên
Trang 26Phan 1: CAC VAN DE CO BAN VE TRUYEN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
mô tả/biểu hiện Những sự mô tả/biểu hiện này có thể ở dạng tiếng nói, chữ viết, hình ảnh hay âm nhạc”, Khái niệm này được cho là quá rộng, vì phạm vi tuyên truyền theo ông có thể bao gồm cả lĩnh vực quảng cáo và được coi như là sự thuyết phục
Nhà tâm lý học Roger Brown giải quyết vấn đề này bằng việc phân biệt giữa tuyên truyền và thuyết phục? Brown định nghĩa
thuyết phục như “sự điều khiển biểu tượng để tạo nên hành động
của người khác” Những nỗ lực mang tính thuyết phục được gọi
là tuyên truyền “khi hành động đó có lợi cho người thuyết phục nhưng không mang lại những lợi ích tốt nhất cho người được
thuyết phục”
Có nhiều cách phân chia các dạng tuyên truyền: Dựa theo
mục đích, người ta chia tuyên truyền thành tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật ; Dựa theo cách thức, dạng thức
tuyên truyền có tuyên truyền trực tiếp; tuyên truyền gián tiếp; Dựa theo phân loại trên cơ sở lý thuyết truyền thông, có tuyên truyền cá nhân, tuyên truyền nhóm và tuyên truyền tới cộng đồng/xã hội (đại chúng)
Từ các cách hiểu trên, có thể rút ra định nghĩa: Tuyên truyền
(propaganda) là việc phổ biến một chủ trương, một học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần
chúng hoạt động theo một đường lối để đạt một mục đích nhất
định của nhà tuyên truyền Nói một cách khác, tuyên truyền là một hình thức của truyền thông, dùng việc phổ biến thông
tin nhằm thay đổi thái độ và hành vi của công chúng trước một
thực tế nào đó nhằm đạt được chủ ý/mong muốn của nhà truyền
thông Tuyên truyền chính trị để đạt được mục đích chính trị,
1 Lasswell, Harold Duright (1937): Propaganda technique in the World War, ISBN 0-262-62018-9, S 214-22, 1937
Trang 27ma GIÁO TRÌNH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ tuyên truyền kinh tế để đạt được mục tiêu kinh tế mà nhà tuyên truyền đặt ra
Theo V.L Lênin, tuyên truyền là một trong ba bộ phận cơ
bản cấu thành hệ tư tưởng (gồm: công tác lý luận, công tác tuyên
truyền, công tác cổ động) Trong đó, công tác tuyên truyền và công tác cổ động tương ứng với quá trình truyền bá hệ tư tưởng,
đường lối chính sách tới quần chúng nhân dân, thúc đẩy quần
chúng tích cực hành động nhằm hiện thực hóa đường lối, hệ tư
tưởng và chính sách ấy!
Tuyên truyền còn được định nghĩa một cách giản dị, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, là “đem một việc gì nói cho đân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”
Qua đây có thể thấy hai khía cạnh quan trọng của lý thuyết truyền thông bắt nguồn từ tuyên truyền: khía cạnh thứ nhất là làm thay đổi thái độ (attitude change) Những phương pháp hiệu
quả nào làm thay đổi thái độ của con người? Khía cạnh thứ hai là về những tác động chung (general effects) của truyền thông đại chúng Những tác động nào mà truyền thông đại chúng đã ảnh hưởng đến những cá nhân và xã hội? Vì thế tuyên truyền và truyền thông gắn liền với nhau Trong sân khấu diễn ngôn của báo chí - truyền thông, các đẳng phái, đối thủ chính trị sử dụng công cụ tuyên truyền thông qua hành động diễn ngôn để thể hiện sức mạnh và lôi kéo cử tri, công luận về phía mình Trong cuộc chiến tranh lraq vào năm 2003, Chính quyền Bush (Mỹ) và Chính phủ Blair (Anh) đã viện dẫn những lý do mà hầu hết là dối trá và sai lầm để biện minh cho sự can thiệp quân sự chống
lại Irag khi tuyên truyền Iraq sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt
1 Xem Lương Khắc Hiếu: Nguyên lý công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2008, t.1, tr.1
2 Hồ Chí Minh: Tbàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011,
Trang 28Phan 1: CAC VAN DE CO BAN VE TRUYEN THÔNG VÀ 0UAN HỆ QUỐC TẾ
Điều đó cho thấy, tuyên truyền ngay từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn luôn là công cụ truyền thông gắn liền với các âm mưu, mục đích chính trị trong quan hệ quốc tế
2 Lịch sử ra đời của tuyên truyền
Thuật ngữ tuyên truyền xuất phát từ Giáo đoàn Truyền giáo
Dic tin (Congregation for the Propagation of Faith), dudc Nha
thờ Cơ Đốc giáo thiết lập năm 1622 Đây là giai đoạn của cuộc cải cách (Reformation) mà ở đó những nhóm khác nhau thoát ra khỏi Nhà thờ Cơ Đốc giáo, và nhiệm vụ tuyên truyền của Giáo đoàn là nhằm chống lại cuộc cải cách tôn giáo (Counter - Reformation)
Đó là cuộc đấu tranh giữa khoa học và tôn giáo Chẳng hạn như
Galileo, người đã quan sát thông qua một kính viễn vọng cho
rằng trái đất quay xung quanh mặt trời Tư tưởng này đi ngược
lại với những giáo lý của Nhà thờ Cơ Đốc giáo và thực tế là một trong những mệnh đề bị cấm của Nhà thờ Galileo đã bị xét xử và bị kết án bởi toà án năm 1633 và bị buộc phải từ bỏ những lời tuyên bố của mình rằng trái đất quay quanh mặt trời
Tuyên truyền được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh Tuyên truyền thời chiến được đề cập đến đầu tiên trong
cuốn sách Nghệ thuật chiến tranh (The Art of War) của Sun Thu
trước Công nguyên Nội dung tuyên truyền trong cuốn sách được vận dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất hiệu quả vì con
người lúc đó còn “ngây thơ” về tuyên truyền Một trong những kỹ
thuật hiệu quả nhất, cụ thể là trong việc đạt được mục tiêu đầu
tiên của H Lasswell nhằm khơi đậy lòng căm thù đối với kẻ thù là việc sử dụng những câu chuyện tàn ác (atrocity storles), được
lan truyền bởi cả hai phía Ví dụ các nước hiệp ước rất thành công
trong việc khơi dậy lòng căm hận đối với người Đức bằng một câu
Trang 29Ea | GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
chuyện tàn ác thường xuyên được kể trong những bài phát biểu
tại những rạp chiếu phim ở Mỹ bởi “những diễn giả 4 phút” (our-
minute men), những diễn giả với những cuộc nói chuyện được định sẵn thời gian là 4 phút (Mock và Larsen, 1939) Phần lớn những câu chuyện mang tính tàn ác như vậy là giả dối, nhưng
chúng đã làm cho tuyên truyền trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đạt hiệu quả vì con người tin vào chúng Trải qua hơn 100 năm, ngày nay, tuyên truyền đã phát triển tới một hình thái tỉnh
Vị và cao cấp hơn, còn gọi là siêu tuyên truyền - một dạng thức
của hình thái chiến tranh thông tin trong thế kỷ XXI (xem thêm Chương 3 mục Những năm đầu thế ky XXI - Ky nguyên chiến tranh thông tin trong quan hệ quốc tê)
3 Một số phương thức tuyên truyền phổ biến
3.1 Khẩu hiệu (slogan)
Mục đích: tập hợp những đám đông rộng lớn có cùng cảm xúc chung Ví dụ: “Just do it” (Nike’s), “have you driven a Ford lately?”, “Always Coca-Cola”, “Four more years”, “Once you pop you cant stop” Khẩu hiệu thường ngắn, gọn, súc tích hoặc có giai điệu, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng Trong khẩu hiệu thường đi kèm động từ kêu gọi thực hiện/ hành động Được sử dụng trong
quảng cáo và chính trị
3.2 Đặt tên (Name Calling)
Trang 30Phan 1: CAC VAN Dé CO BAN VE TRUYEN THONG VA QUAN HE quéc TE
3.3 Nhấn mạnh sự tốt đẹp (Glittering Generality - GG) GG gợi ra/liên tưởng sự vật với một “từ tốt đẹp” được sử dụng để làm chúng ta chấp nhận và ủng hộ sự vật đó mà không cần kiểm chứng Ví dụ những tên gọi quảng cáo sản phẩm như: Gold
Medal Flour, Imperial Margarine, Wonder Bread, Super Shell, Superior Dairy hoặc những sản phẩm ngũ cốc được đặt những
cái tên có liên quan đến trẻ con Thỉnh thoảng những nhà quảng cáo sử dụng phương thức GG để quảng cáo sản phẩm của họ,
nhưng chất lượng sản phẩm lại không như trong quảng cáo hoặc
có thể chứa đựng sự giả dối Ví dụ một số những nhà sản xuất dầu gội đầu được Ủy ban Thương mại Mỹ yêu cầu đưa ra bằng chứng khi tuyên bố rằng những sản phẩm của họ chứa “những thành phần tự nhiên”, một lời tuyên bố được tâng bốc trong quảng cáo Nhưng “những thành phần tự nhiên” hóa ra chỉ có dầu dừa và
nước lọc
Trong chính trị và kinh doanh: Chẳng hạn như người Mỹ gọi một bộ luật được đưa ra là một bộ luật “quyền để làm việc” là một cách thức hiệu quả để bộ luật được thông qua dễ dàng hơn Hay
Quốc hội Mỹ tự nhận họ là một “nhóm nói sự thật” (truth squad) khi tuyên truyền chống lại Hiệp ước Kênh đào Panama (nhằm
trì hoãn việc chuyển giao quyển quản lý kênh đào cho người dân Panama) Tổng thống Eranklin D Roosevelt quyết định gọi
chương trình cải cách của ông là “New Deal” để nhấn mạnh rằng
ông đang sửa chữa từ những sai lầm kinh tế cũ
8.4 Truyền cảm hứng (Transfer)
Truyền cảm hứng mang lại sự uy thế? uy quyền, sự thừa
nhận, và uy tín của sự vật nào đó được tôn trọng, kính trọng sang một sự vật khác để làm cho sự vật này được chấp nhận hơn
Trang 31_ GIAO TRINH TRUYEN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
ngưỡng mộ, kính trọng Truyền cảm hứng có thể diễn ra thông
qua việc sử dụng những vật mang tính biểu tượng 3.5 Chiing thuc (Testimonial)
Chứng thực được sử dụng khi có sự công nhận/xác nhận của
người được kính trọng hoặc bị thù hận nào đó cho rằng một ý
tưởng hay một chương trình hay một sản phẩm được đưa ra là xấu hay tốt; là kỹ thuật phổ biến trong quảng cáo và trong các
cuộc vận động chính trị Chẳng hạn như một công ty kinh doanh
rượu của Mỹ tên là Gallo thuê một nhân vật nổi tiếng là Peter Ủstinov quảng cáo cho rượu của mình Nhưng ngoài loại rượu trên bàn mà ông này đang quảng cáo và ngợi ca về chất lượng, thì công ty còn sản xuất một số loại rượu khác nữa nhưng vẫn chưa
được Peter Ustinov kiểm chứng Trong quảng cáo, Peter Ustinov nói rằng ông chủ Công ty rượu Gallo là bạn của ông và niềm đam
mê của người đàn ông này là sản xuất rượu ngon Nhưng thực tế, Peter Ustinov chưa bao giờ biết chủ của Gallo là ai cho đến khi
Peter Ustinov được thuê làm quảng cáo cho công ty
3.6 Nhấn mạnh sự gần gũi, vì con người (Plain Folks) Nhấn mạnh sự gần gũi, vì con người là phương phấp qua đó một diễn giả cố gắng thuyết phục công chúng rằng ông ta và những ý tưởng của ông là tốt bởi vì chúng “gần gũi, vì con
người” Phương thức này được sử dụng phổ biến hơn trong lĩnh
vực chính trị, sau này được mở rộng ra trong lĩnh vực quảng cáo Ví dụ trong quảng cáo các sản phẩm làm đẹp, một cô người mẫu
nói: “đừng ghét tôi vì tôi xinh đẹp Điều đầu tiên trong buổi sáng
là tôi cũng giống như bạn” Quảng cáo thương hiệu những sản
phẩm bánh nướng của địa phương vẽ lên hình ảnh những phong
cảnh gợi nhớ quê hương, trong khi một loạt quảng cáo cho một thương hiệu kem địa phương miêu tả những con bò nghĩ rằng
Trang 32Phân 1: CAC VAN DE CO BAN VE TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
Trong chính trị, người ta cũng sử dụng su gần gũi để tiếp
cận công chúng, chẳng hạn như vào tháng 4/1992, những chuyên
gia chính trị cố gắng giúp Bill Clnton trúng cử tổng thống đã phát hiện thấy rằng hơn 40% những cử tri không thích ứng cử
vién Bill Clinton Bill Clinton thậm chí được nhìn nhận như một chính trị gia “mờ nhạt”, “lừa bịp dư luận bằng lối nói lưu lốt, người khơng nói thẳng thắn/chân thực Bà Hillary Clinton thậm chí được yêu thích ít hơn vì bà là mẫu phụ nữ chạy theo quyền
lực, luôn muốn điều khiển mọi việc Chuyên gia thăm dò ý kiến,
nhà chiến lược chính và tư vấn truyền thông của Clinton đã đồng
ý để xây dựng một hình ảnh mới cho ông bà Bill Clñnton như “một
nhà tư tưởng trung thực, thân thiện với người vợ ấm áp và yêu thương của ông”
3.7 Lựa chọn lập luận (Card Stacking)
Lựa chọn lập luận liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng sự
thật hay sự dối trá, sự minh họa hay sự phớt lờ/bỏ qua, và những tuyên bố có lý hay phi lý để đưa ví dụ tốt nhất hay xấu nhất có thể đối với một ý tưởng, chương trình, con người hay sản phẩm Lựa chọn lập luận về cơ bản giống với kỹ thuật của việc tạo ra
một quan điểm nào đó (có thể xuyên tạc) Nó lựa chọn những lập luận hoặc bằng chứng hỗ trợ cho một quan điểm và phớt lờ/ bỏ qua những lập luận không có tác dụng hỗ trợ cho quan điểm đó Những lập luận được lựa chọn có thể đúng hoặc sai Phương
thức này chắc chắn hiệu quả nhất khi những lập luận là sự thật,
nhưng những lập luận đúng khác bị bỏ qua, bởi vì sau đó thật
khó để phát hiện sự thật
3.8 Hiệu ứng đâm đông (Bandwagon)
Hiệu ứng đám đông là phương thức mà người tuyên truyền
cố gắng để thuyết phục chúng ta rằng tất cả nhóm/đám đông của
chúng ta đã đồng ý/tán thành ý kiến/chương trình/nội dung mà
Trang 33| GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN Hé QUỐC TẾ
đông đó Hiệu ứng đám đông được sử dụng trong quảng cáo như
việc quảng cáo chất khử mùi mô tả sản phẩm như “sự lựa chọn của mọi người” Hay ví dụ cụ thể hơn như một quảng cáo cho sản phẩm đồ nướng Sara Lee với thông điệp: “Không có ai là không thich Sara Lee” McDonald’s khoe khoang về hàng tỷ chiếc bánh hamburger của mình được bán hết Hãng Pepsi quảng cáo: “Thế hệ Pepsi” đang uống đồ uống của họ
Hiệu ứng đám đông còn được sử dụng trong thời chiến để thuyết phục rằng một người nào đó đang hy sinh thậm chí cả tính
mạng của mình cho cuộc chiến Các quốc gia cần những người anh hùng để nâng cao nhuệ khí trong cuộc chiến Nếu họ chưa có một người anh hùng, họ có thể lựa chọn một người thích hợp và phóng đại những chiến công của anh ta, biến anh ta trở thành
người anh hùng trong lòng dân tộc họ Một quảng cáo tuyển
quân cho quân đội Mỹ đưa ra hình ảnh một nhóm những thanh
niên trẻ tuổi tươi cười trong những bộ quân phục và nói: “Đi theo những người đã tham gia vào quân đội”
3.9 Sử dụng âm nhạc
Âm nhạc được sử dụng rất hiệu quả trong quảng cáo trên
phát thanh và truyền hình Là phương thức tuyệt vời trong việc
tạo ra những trạng thái cụ thể, được sử dụng để làm cho công chúng nhận diện sản phẩm Thậm chí một số bài hát được sử dụng trong quảng cáo đã trở thành những bài hát phổ biến/được
yêu thích
Trong chính trị, âm nhạc được sử dụng để khuấy động công
chúng Ví dụ: các đời Tổng thống Mỹ sử dụng bài hát “Hail to the Chief (Chào đón lãnh tụ) để tạo ra tâm trạng/bầu không khí
được kính trọng Âm nhạc được sử dụng để khuấy động phong
Trang 34Phan 1: CAC VAN Dé CO BAN VE TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ Ea
4 Hiệu quả của các phương thức tuyên truyền
- Các phương thức tuyên truyền đưa ra những thông tin một
chiều có hiệu quả nhất đối với những người ban đầu có xu hướng đông ý với lập luận trong thông điệp hay những người có trình độ giáo dục thấp hơn (thường là phương thức lựa chọn lập luận) - Các phương thức tuyên truyền đưa ra những thông tin hai chiều có hiệu quả nhất đối với những người ban đầu có xu hướng phân đối lập luận trong thông điệp hay những người có trình độ
giáo dục cao hơn
- Đối với phương thức chứng thực (testimonial): Nguồn có độ tin cậy cao tạo ra sự thay đổi thái độ lớn hơn nguồn có độ tin cậy
thấp nhưng nguồn có độ tin cậy cao cụ thể chỉ làm thay đổi thái độ của ít hơn một nửa số người mặc dù tất cả những người này nhận thông điệp từ nguồn có độ tin cậy cao đó
- Đối với công cụ hiệu ứng đám đông: Những thử nghiệm chứng minh rằng trong một tình huống được giả định, phần lớn
con người có thể bị ảnh hưởng trong cách đánh giá của họ khi có
một nhóm những người khác có quan điểm khác với họ Hiệu quả
này mạnh nhất khi có số đông nhất trí chống lại quan điểm cá nhân nào đó Nếu như có một người khác nữa phá vỡ sự nhất trí
của số đông này, hiệu ứng đám đông này sẽ không còn mạnh nữa
Và thậm chí dù có sự nhất trí của đám đông thì 1/3 số người tham
gia những cuộc thử nghiệm này vẫn có quan điểm độc lập trong
cách đánh giá của họ Do đó, sự nhất trí theo hiệu ứng đám đông không phải là tuyệt đối hay mang tính ổn định
Tóm lại, phương thức tuyên truyền có thể có hiệu quả nhưng
hiệu quả ra sao với từng đối tượng là khác nhau Và điều này còn phụ thuộc vào một số những yếu tố khác (đặc điểm của đối tượng
nhận thông điệp như trình độ giáo dục và thái độ ban đầu hướng
Trang 35Zn a GIAO TRINH TRUYEN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Trong quan hệ quốc tế, các đối thủ sử dụng mọi phương thức
tuyên truyền nhằm đạt được mục tiêu chính trị Ngày nay, công
chúng có thể dễ dàng quan sát được những hoạt động này qua
truyền thông quốc tế Vì vậy, họ cũng không dễ dàng tin vào những điều mà truyền thơng nói
CÂU HỎI ƠN TẬP
1 Nêu khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông quốc tế, truyền thơng tồn cầu, tun truyền
2 Phân tích các đặc trưng của truyền thông đại chúng Lấy ví dụ minh họa
3 Phân tích các đặc trưng của truyền thông quốc tế/truyền
thơng tồn cầu Lấy ví dụ minh họa
4 Tại sao nói truyền thông quốc tế vừa là hoạt động có tính mục đích chính trị vừa không có tính mục đích chính trị? Lấy ví dụ minh họa
5 Phan tích vai trò của hoạt động tuyên truyền Phân tích so
sánh các công cụ của tuyên truyền trong quan hệ quốc tế
Trang 36Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
Đau khi học chương này, người hoc sé:
‹ Hiểu rõ khái niệm quan hệ quốc tế, chính trị thế giới « Nắm được tiến trình phát triển của quan hệ quốc tế từ đầu: thế kỷ XX đến nay
- Nhận định/dự báo xu hướng phát triển trong quan hệ quốc tế đâu thế kỷ XXI
Từ khóa: quan hệ quốc tế, chính trị thế giới, lịch sử
quan hệ quốc tế, quyền lực cứng, quyền lực mềm
I KHÁI NIỆM QUAN HỆ QUỐC TẾ
Trang 37Za GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
mệnh của các vương quốc nhược tiểu Đó là các nhà nước phong
kiến tập quyền ở Trung Quốc, Đế chế La Mã, Đế chế Byzantine, Đế chế Arab - Hồi giáo
Điều cần nhấn mạnh là các mối bang giao này mang tính chất đơn lẻ và hầu như chỉ phụ thuộc vào ý chí và tính cách của các ông vua trị vì Quan hệ bên ngoài rất sơ khai, không có quy tắc pháp lý ràng buộc và chưa thành một hệ thống Những thỏa thuận đôi khi chỉ là lời hứa, không có văn bản ký kết Hình thức quan hệ cũng rất đặc biệt, đôi khi là gửi hoàng tử kế vị làm con tin, thiết
lập quan hệ thông gia gả bán con, hoặc cống nạp, dâng thành cắt
đất Dưới triều đại nhà Trân ở Việt Nam vào thế kỷ XIV, công
chúa Huyền Trân đã được gả cho vua Chiêm Thành và hai châu Ô và Lý đã thuộc về vương triều Trần dưới dạng của hồi môn
Như vậy bang giao chỉ thuần tuý dựa trên lợi ích hai bên, ít tính đến các tác nhân và yếu tố khác và chưa thể coi đó là quan hệ quốc tế Chỉ đến khi Nhà nước - dân tộc ra đời ở châu
Âu vào thế kỷ XVI, nhất là từ sau Hội nghị Westphalia năm
1648 thì quan hệ quốc tế mới mang một nghĩa rộng và đầy đủ
như hiện nay
Ngày nay, những mối quan hệ này ngày càng trở nên đan xen
và phức tạp Hơn nữa, quan hệ càng chặt chẽ thì nội dung càng
phong phú và hình thức càng đa dạng Chính vì lẽ đó đã xuất
hiện các khái niệm như quan hệ liên minh, quan hệ đối tác, quan
hệ đối tác chiến lược, quan hệ đặc biệt
Theo Goldstein, J., Pevehouse, J., cac méi quan hệ này không
thể hiểu được trong sự cô lập, chúng được kết nối chặt chế với các
tác nhân khác (chẳng hạn như các tổ chức quốc tế, các tập đoàn
Trang 38Phần 1: CÁC VẤN ĐỂ C0 BẢN VỀ TRUYỀN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
cho xu hướng trung tâm trong quá trình toàn cầu hóa trong quan
hệ quốc tế ngày nay!
Hầu hết các học giả trên thế giới đều có chung quan điểm, quan hệ quốc tế là chỉ quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, chẳng
hạn như quan hệ song phương Pháp - Nhật Bản, quan hệ đa phương giữa các nước với nhau, như quan hệ giữa các nước EU Tuy nhiên, các năm qua, các cuộc thảo luận thường đề cập đến
hai khái niệm quan hệ quốc tế với khái niệm các mối quan hệ liên quốc gia (interstate relations) Theo Viotti, P., Kauppi, M., khi stt dụng thuật ngữ quan hệ quốc tế, về cơ bản là để chỉ mối quan hệ giữa các quốc gia (states), và nhấn mạnh rằng các quốc gia vẫn tiếp tục là nhân tố (actors) chính trên sân khấu quốc tế (world stage) Ngay các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (TME), và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng được tạo nên
bởi các quốc gia thành viên?
- Theo PGS.TS Dương Văn Quảng, quan hệ quốc tế trước hết, được sử dụng để biểu đạt các mối quan hệ mà các quốc gia thiết lập với nhau Những mối quan hệ này là đa chiều và có nội hàm
ngày càng phong phú: ngoại giao, chính trị, an ninh, quốc phòng,
kinh tế, văn hóa, xã hội Ngày nay, những mối quan hệ này ngày
càng trở nên đan xen và phức tạp Hơn nữa, quan hệ càng chặt chẽ thì nội dung càng phong phú và hình thức càng đa dạng
Chính vì lẽ đó, đã xuất hiện các khái niệm như quan hệ liên minh, quan hệ đối tác, quan hệ đối tác chiến lược, quan hệ đặc biệt ; thứ hai là quan hệ quốc tế diễn tả một trạng thái đặc trưng của xã hội quốc tế sau khi nhà nước (quốc gia) - dân tộc xuất hiện Với nghĩa thứ hai này, quan hệ quốc tế bao hàm quan
1 Xem Goldstein, J., Pevehouse, J.: International relations, Pearson Longman,
2009, p.3
Trang 39ra | GIAO TRINH TRUYEN THONG VA QUAN HE QUỐC TẾ
hệ giữa các quốc gia, đồng thời cả quan hệ giữa các chủ thể phi
nhà nước Từ đây xuất hiện các khái niệm quan hệ song phương,
quan hệ đa phương, quan hệ phi chính phủ; thứ ba là quan hệ quốc tế không chỉ là một khái niệm mà còn là một khoa học Đó là bộ môn quan hệ quốc tế Nhiều người vẫn nghỉ ngờ tính độc
lập của bộ môn khoa học này vì cho đến nay những người này cho
rằng chưa có lý thuyết về quan hệ quốc tế Hơn nữa, nghiên cứu quan hệ quốc tế vẫn phụ thuộc vào các bộ môn khoa học khác như lịch sử, luật học, chính trị học, xã hội hoc'
Cùng với khái niệm quan hệ quốc tế, thuật ngữ chính trị thế giới cũng thường được nhắc đến khi nghiên cứu quan hệ quốc tế
Viotti, P., Kauppi, M cho rang khái niệm chính trị thế giới (world politics) 14 một khái niệm bao trùm hơn (trong quan hệ quốc tế),
bởi nó phản ánh phần nhiều hiện thực ngày nay, qua việc bao gồm không chỉ các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà còn có các nhân tố (actors) xuyên quốc gia (transnational), hién tượng toàn
cầu hóa, những bất bình đẳng về xã hội và kinh tế, và những
_ chuẩn mực quốc tế đang nổi lên (emergent norms)”
Tóm lại, quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hệ giữa các
quốc gia với nhau trong cuộc đấu tranh vì lợi ích dân tộc và lợi
ích giai cấp trên phạm vi toàn thế giới Quan hệ quốc tế được biểu
hiện qua các giao tiếp, giao dịch, các tương tác qua lại giữa các quốc gia trên phạm vi xuyên quốc gia, thể hiện qua sự tương tác
(vừa hợp tác vừa đấu tranh) trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội giữa các quốc gia, nhằm thực hiện các lợi ích về kinh tế, an nĩnh, chính trị, văn hóa, xã hội
1 Xem Dương Văn Quảng: “Truyền thông và nghiên cứu quan hệ quốc tế”, Tài liệu giảng dạy dành cho sinh viên ngành truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao, 2017, lưu hành nội bộ tại Thư viện Học viện Ngoại] giao
Trang 40Phan 1: CAC VAN BE CO BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ ra
Quan hệ quốc tế có thể biểu hiện trên các lĩnh vực trao đối
hoặc cạnh tranh, hợp tác hoặc xung đột trong mọi lĩnh vực, trên
quy mô song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc quốc tế, liên chính phủ hoặc phi chính phủ Quan bệ quốc tế là một hình thái
quan hệ xã hội, song cũng có nhiều khía cạnh đặc thù, khác với quan hệ giữa các cá nhân hoặc nhóm người trong từng quốc gia
Phân tích một hình thái quan hệ quốc tế cần nhận thức được các hình thái biểu hiện và quy mô của mối quan hệ đó, tính chất và tác động của mối quan hệ đó với bên ngoài, với nước mình, các tác động tích cực và tiêu cực, cả cơ hội và thách thức
Các khái niệm trên đời hỏi cần nhận biết thế nào là chủ thể
quan hệ quốc tế, các biểu hiện của quan hệ quốc tế, quy mô của các mối quan hệ quốc tế và tính chất của các mối quan hệ quốc tế Chủ thể trong quan hệ quốc tế cũng đã có nhiều thay đổi trong các thế kỷ qua Quan hệ quốc tế đã phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử và trong mỗi thời kỳ lại có các giai đoạn phát triển nhất định Nhìn vào lịch sử, đã xuất hiện quan hệ quốc tế thời cổ đại; quan hệ quốc tế kiểu phong kiến; quan hệ quốc tế tư bản chủ nghĩa; quan hệ quốc tế xã hội chủ nghĩa; quan hệ quốc tế trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Quan hệ quốc tế là các kết quả của sự đấu tranh và hợp tác
giữa các quốc gia, các dân tộc xuất phát từ lợi ích riêng của từng dân tộc và cũng tính đến lợi ích chung của loài ngoài Do đó quan
hệ quốc tế trước hết và chủ yếu là sự giao lưu, sự tác động qua lại giữa các cách tiếp cận của các nước đối với các vấn đề quốc tế,
tức là sự tác động qua lại của việc thực hiện chính sách đối ngoại
của các nước Điểm giống nhau giữa quan hệ quốc tế với quan hệ
trong một quốc gia là tính giai cấp, là quan hệ giữa các nhóm lợi
ích khác nhau Tuy nhiên, quan hệ quốc tế có nội dung rộng lớn