HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỖ CHÍ MINH
HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
Trang 2
Giới thiệu môn học 1
Chương 1: Tổng quan về loại hình báo mạng điện tử 13
1.1 Khái nệm 13
1.2 Lịch sử ra đời báo mạng điện tử l6
1.3 Những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử 21
1.4 Quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử 48
1.5 Viết cho báo mạng điện tử 57
Chương 2: Tin trên báo mạng điện tử 69
2.1 Khái niệm 69
2.2 Đặc điểm của tin trên báo mạng điện tử 71
2.3 Phân loại tin trên báo mạng điện tử 76
2.4 Phương pháp sáng tạo tác phẩm tin trên báo mạng điện tử 80
2.5 Những yếu tố tác động tới hoạt động viết tin của nhà báo 95
Chương 3: Phỏng vấn trên báo mạng điện tử 103
3.1 Tông quan về thê loại phỏng vấn trên BMĐT 103
3.2 Quy trình sáng tạo thể loại phỏng vấn trên BMĐT 122
3.3 Kỹ năng thực hiện bài phỏng vấn trên BMĐT 137
Chương 4: Phóng sự trên báo mạng điện tử 157
4.1 Khái niệm 157
4.2 Đặc điểm của phóng sự trên báo mạng điện tử 159 4.3 Phân loại phóng sự trên báo mạng điện tử 171 4.4 Quy trinh sang tao tac pham phóng sự trên báo mạng điện tử 177
Chương 5: Bình luận trên báo mạng điện tử 198
5.1 Khai niém 198
5.2 Vai trò, đặc điểm của bình luận trên báo mạng điện tử 201 5.3 Phân loại bình luận trên báo mạng điện tử 212 5.4 Quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận trên báo mạng điện tử 218
5.5 Yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng của người viết bình luận 227
Tài liệu tham khảo 230
Trang 3GIỚI THIỆU HỌC PHẢN
1 Thông tin về giáng viên
Giảng viên 1T:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Trường Giang
- Chức danh, học hàm, học vị: Trưởng khoa, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về Báo chí — Truyền thông, Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Báo in, Bao mang
điện tử, An ninh truyền thông
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1 Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0904997876 Email: truonggiangbmdt@yahoo.com.vn
nguyenthitruonggiang@ajc.edu.vn
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Trần Thị Phương Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo in, Báo mạng điện tử, Báo chí di động
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Dién thoai: 0963385555 Email: lanphuongminh@gmail.com
tranthiphuonglan@ajc.edu.vn
Giảng viên 3: |
- Họ và tên: Đinh Hồng Anh
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
Trang 4- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính AI, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0968478640 Email: anhdh.ajc@gmail.com
dinhhonganh@ajc.edu.vn
Giảng viên 4:
- Họ và tên: Vũ Thế Cường
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo chí đa phương tiện, báo chí Mobile
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính AI, Học viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0978095260 Email: vuthecuong@ajc.edu.vn
Giảng viên 5:
- Họ và tên: Trương Thị Hoài Trâm
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
- Các hướng nghiên cứu chính: Báo mạng điện tử, Báo in, Báo chí đa nền tảng
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Phát thanh — Truyền hình, Tầng 8, Nhà hành chính A1, Học
viện BC&TT, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 0977901908 Email tramdttc@gmail.com Cúc giảng viên mời
- Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng
- Nhà báo Vũ Văn Tiến
- Nhà báo Hồ Quang Lợi
- Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - Thạc sỹ Vũ Thuý Bình
- Thạc sỹ Lê Thị Thanh Xuân
Trang 52 Thông tin chung về học phần
e Tên học phần bằng tiếng Anh: Work productions for Online News
e Mã môn học/học phần: PT03807
e Số tín chỉ: 5
e_ Học phần tiên quyết: các học phần đại cương, các học phần cơ sở ngành
e Loại học phần: bắt buộc
e_ Các yêu cầu khác đối với học phan:
Lớp học được kết nối Internet, trang bị máy chiếu, màn hình, loa, micro trợ giảng, bảng, phần Sinh viên tự trang bị máy tính cá nhân, cài đặt các phần mềm phù
hợp để phục vụ cho việc nộp bài tập nhóm cũng như bài tập lớn hoặc tiểu luận e Phân bổ giờ tín chỉ: 5TC - Giờ lý thuyết: 2.0 TC (30 tiết) - Giờ thực hành: 3.0 TC (90 tiết) se Khoa/ bộ môn phụ trách học phan: Tổ Báo mang điện tử, Khoa PT-TH 3 Mục tiêu của học phần
Học phần Tác phẩm Báo mạng điện tử trang bị cho người học những kiến thức
lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử, bao gồm: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, ưu điểm, hạn chế, quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử, cách viết
cho báo mạng điện tử Đồng thời, học phần cũng cung cấp cho người học kiến thức
về vai trò, đặc điểm, quy trình sáng tạo các thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận trên báo mạng điện tử Học phần cũng giúp người học hình thành kỹ năng thực
hiện các tác phẩm trên báo mạng điện tử
4 Chuẩn đầu ra
CĐR 1 Nắm vững khái niệm, sự ra đời và phát triển của Báo mạng điện tử
Trang 6CĐR 3 Nắm được quy trình sản xuất tác phẩm trên báo mạng điện tử
CĐR 4 Nắm vững các nguyên tắc viết cho báo mạng điện tử,
CĐR 5 Phân biệt các thể loại trên báo mạng điện tử bao gồm tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận trên các bình diện: sự ra đời và phát triển, vai trò, đặc điểm, yêu
cầu, các mô hình, dạng thức
CĐR 6 Nắm vững quy trình sáng tạo tác phẩm tin, phóng sự, phỏng vấn bình
luận trên báo mạng điện tử
CDR 7 Hình thành, hoàn thiện các kỹ năng thực hiện các tác phẩm báo mạng điện tử ở các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, bình luận; Có thé sáng tao tron ven cac tac phẩm thuộc các thể loại trên:
- Sáng tạo nội dung phù hợp với thé loại
- Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phù hợp, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố đa phương tiện trong tác phẩm
- Hoàn thiện các kỹ năng như kỹ năng ghi chép, kỹ năng phỏng vẫn, kỹ năng nghe, kỹ năng thể hiện tác phẩm (bố cục, ngôn ngữ ), kỹ năng biên tập
CDR 8: K¥ năng mềm
+ Kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
+ Kỹ năng trình bày, thuyết trình, giao tiếp
+ Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
+ Góp phần rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, phát triển năng lực
đánh giá và tự đánh giá
CDR 9: Thái độ, phẩm chất đạo đức
+ Yêu thích môn học, đặc biệt là có hứng thú đọc báo mạng điện tử, cũng như
phân tích, đánh giá các tác phâm/sản phẩm báo mạng điện tử; Sinh viên lên lớp trên 80% thời lượng môn học
Trang 7điện tử; Sinh viên khi kết thúc môn học có ít nhất một tác phẩm được đăng tải trên
các báo mạng điện tử hoặc trên trang tin của khoa PTTH tại địa chỉ www.songtre.EV + Chăm chỉ, nhiệt tình, say mê sáng tạo;
+ Tác phong làm việc chuyên nghiệp, chủ động, độc lập;
5 Tom tat nội dung học phần
Học phần có 5 chương, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về báo
mạng điện tử và một số thê loại tác phẩm trên báo mạng điện tử Cụ thé 1a: Lich str ra đời và phát triển của mạng điện tử trên thê giới và ở Việt Nam; khái niệm và đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; ưu điểm và hạn chê của báo mạng điện tử; quy
trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử; phương pháp viết cho báo mạng điện tử; khái niệm, vai trò, đặc điểm kỹ năng việt các thê loại tin, phỏng vân, phóng sự, bình
luận trên báo mạng điện tử
6 Nội dung chỉ tiết học phần
STT Nội dung Hình thức, | Phân bố thời | Yêu câu đối với | CĐR
phương gian (tiết) sinh viên pháp giảng | LT TH
dạy
1 1 Tổng quan về | Thuyết trình, | 10 10 Nghiên cứu tài| 1,2, loại hình báo mạng | Phân tích ví liệu 3,4,8, 9 điện tử 1.1 Khái nệm 1.2 Lịch sử ra đời báo mạng điện tử 1.3 Những đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử Nêu vấn đề dụ Hỏi đáp Thảo nhóm Tự luận nghiên
Trang 8
1.4 Quy trình sản trang báo mạng
xuất sản phẩm báo điện tử mạng điện tử 1.5 Viết cho bao mạng điện tử 2 |2 Thểloạitin Thuyết trình 15 Nghiên cứu tài | 5, oe Hỏi - đáp liệu 6,7,8,9 2.1 Khai niém wR Phan tich vi Trả lời các câu hỏi 2.2 Đặc điêm của ¬ dụ GV nêu ra và thảo
tin trên báo mạng ¬ -
ae Thảo luận luận về câu trả lời
điện tử ` cà
ˆ Los Làm việc của SV khác trong
2.3 Phân loại tin „ nL " nhóm diễn đàn của học trên báo mạng điện ` ` Thực hành phan tu Ắ 2 2 thực tê Đọc, tìm hiểu thê 2.4 Phương pháp ` , , a Thực hành loại tin trên báo sáng tạo tác phâm " ¬ ye tại lớp học mạng điện tử tin trên báo mạng ¬ Làm bài thực điện tử hành thực tê và tại lớp học theo yêu cầu của giảng viên
3 |3 Thể loại phỏng | Thuyết trình 20 Nghiên cứu tải | 5,
van Hỏi - đáp liệu 6,7,8,9
3.1 Khái niệm Phân tích ví Trả lời các câu hỏi
3.2 Vai trò đặc dụ GV nêu ra va thao
điểm của thể loại Thảo luận luận về câu trả lời
Trang 9phỏng vẫn trên | Làm việc của SV khác trong BMĐT nhóm diễn đàn của học 3.3 Một số trường | Thực hành phan hợp sử dụng thể | thực tế Đọc, tìm hiểu thể loại phỏng vấn trên | Thực hành loại phỏng vấn
BMDT tại lớp học trên báo mạng
3.4 Các dạng bài điện tử
phỏng vấn trên Lam bài thực
BMĐT hành thực tế và tại
3.5 Quy trình sáng lớp học theo yêu
Trang 10
tạo tác phẩm phóng | tại lớp học báo mạng điện tử
sự trên báo mạng Làm bài thực
điện tử hành thực tế và tại
lớp học theo yêu
cầu của giảng
viên
5 Thể loại bình | Thuyết trình 20 Nghiên cứu tài |5,
luận Hỏi - đáp liệu 6,7,8,9
4.1 Khái niệm
4.2 Vai trò, đặc điểm của bình luận trên báo mạng điện tử 4.3 Phân loại bình luận trên báo mạng điện tử 4.4 Quy trình sáng tạo tác phẩm bình luận trên báo mạng điện tử 4.5 Yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng của người viết bình luận Phân tích ví dụ Thảo luận Làm việc nhóm Thực hành thực tế Thực hành tại lớp học Trả lời các câu hỏi GV nêu ra và thảo luận về câu trả lời của SV khác trong diễn đàn của học phan
Doc, tim hiéu thé
Trang 11- Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (2017), Giáo trình nội bộ Tác phẩm báo
mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội 6.2 Học liệu tham khảo (HLTÑ)
- Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) (2014), Sáng fạo tác phẩm báo mạng điện
tir, NXB Chinh trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Thị Trường Giang (2016), Giáo trình Lý thuyết và Kỹ năng báo mạng
điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Thị Trường Giang và Nguyễn Trí Nhiệm (đồng chủ biên) (2014), Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử - những ván đề cơ bản, NXB Chính trị hành chính, Hà Nội
- Nguyễn Thị Trường Giang (2015), Giáo trình nội bộ Phóng sự và điều tra trên báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
- Tạ Ngọc Tấn - Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí tập I,NXB Giáo dục
- Lê Thị Nhã, Giáo trình phóng vấn báo chí (2015), NXB Thông tấn, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Tác phẩm báo chí tập 2, NXB Lý luận chính
trị, Hà Nội
- Trần Thế Phiệt (2014), Tác phẩm chính luận báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội
- Peter Eng và Jeff Hudson (2007), Tường thuật và viết tin — Số tay những điều cơ bản, Nhà xuất bản Thông tấn, người dịch: Vũ Hồng Liên, Hà Nội
Trang 12
Thi hết học phần Bài tập lớn/Tiểu luận 0,6
8 Hệ thống câu hỏi ôn tập/đề tài tiểu luận
8.1 Cầu hỏi ôn tập
1 Nêu những mốc thời gian quan trọng nhất trong lịch sử ra đời, phát triển
của báo mạng điện tử trên thế giới và Việt Nam
1 Nêu các yếu tô đa phương tiện của báo mạng điện tử
2 Nêu tính tức thời và phi định kỳ của báo mạng điện tử Tại sao nói: Tính phi định kỳ của báo mạng điện tử không mâu thuẫn với tính định kỳ của báo chí?
Các loại hình báo chí truyền thống có thê phi định kỳ không? Vì sao?
3 Các loại hình báo chí truyền thống gặp những trở ngại gì trong quá trình
tương tác với công chúng và báo mạng điện tử đã phá vỡ những trở ngại đó như thế nào?
4 Khả năng lưu trữ của báo mạng điện tử khác gì với báo in? Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tỉn trên báo mạng điện tử đem lại ích lợi gì cho công chúng?
5 Nêu những công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm báo mạng điện tử Công đoạn nào có ý nghĩa quan trọng, quyết định nhất đến chất lượng của sản phẩm
báo mạng điện tử? Vì sao?
6 Nêu những nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử Viết cho báo mạng
điện tử khác gì so với viết cho các loại hình báo chí truyền thống? Vì sao? 7 Nêu khái niệm và đặc điểm của tin trên báo mạng điện tử?
8 Phân biệt các dạng tin van, tin ngắn, tin sâu, tin tường thuật, tin tong hop va thời điểm xuất hiện của chúng?
9 Các bước cần tiến hành để sáng tạo một tin?
10 Trình bày các yêu cầu đối với việc chọn đề tài viết tin?
11 Chỉ ra các nguồn thông tin có thé khai thác để viết tin? Những chú ý khi
Trang 1312 Những tiêu chí để đánh giá một tin hay?
13 Thông tin nền là gì? Vì sao khi viết tin cho báo mạng điện tử cần chú ý khai thác thông tin nền và trích dẫn?
14 Trình bày các đặc điểm của thể loại phóng vấn trên báo mạng điện tử? 15 Nêu các dạng bài phỏng vấn trên báo mạng điện tử và đặc điểm của từng dạng? 16 Trình bày quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn thông thường Mỗi bước cần chú ý gì? 17 Trình bày quy trình sáng tạo tác phẩm phỏng vấn trực tuyến Mỗi bước cần chú ý gì?
| 18 Dé thực hiện tốt một cuộc phỏng vấn phóng viên cần rèn luyện những kỹ
nang gi? Vi sao? |
19 Đặc điểm của phóng sự trên báo mạng điện tử hiện nay |
20 Vai trd cua chi tiét trong tac pham phong su trén BMDT
21 Vai trò của cái tôi tác giả và cái tôi trần thuật trong tác phẩm phóng sự trên BMDT
22 Ngôn ngữ báo chí trong thê loại phóng sự trên BMĐT
23 Những khó khăn, thách thức nghề nghiệp của nhà báo viết phóng sự cho báo mạng điện tử
24 Các kỹ năng của một nhà báo viết phóng sự
25 Tìm hiểu phong cách của một nhà báo viết phóng sự nỗi tiếng
26 Vai trò của thể loại bình luận trên báo mạng điện tử 27 Ngôn ngữ của thể loại bình luận trên báo mạng điện tử
28 Những yêu cầu đối với nhà báo viết bình luận cho báo mạng điện tử 29 Các kỹ năng của người viết bình luận cho báo mạng điện tử
8.2 Tiểu luận/bài tập cuối lỳ
Trang 142 Phân tích tác phẩm tin đã được đăng tải (góc tiếp cận, ngôn ngữ tin, các yếu
tố đa phương tiện ); đánh giá thành công hạn chế; cách thức thực hiện dé tac pham
có chất lượng hơn
3 Sáng tạo một tác phẩm phỏng vấn hoàn chỉnh
4 Phân tích tác phẩm phỏng vấn trên một trang báo tự chọn theo các tiêu chí: đầu đề, sapo, câu hỏi và đánh giá chung chất lượng toàn bài (chỉ ra được hạn chế của
bài phỏng vấn là do đâu- do góc độ khai thác thông tin chưa cụ thé, rd rang; do câu hỏi chưa tập trung vào chủ đề hay do cách đặt câu hỏi chưa hay )
5 Sáng tạo một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh
6 Phân tích tác phẩm phóng sự đã được đăng tải (chỉ tiết đắt giá, cái tôi cá
nhân, ngôn ngữ báo chí ); đánh giá thành công hạn chế; cách thức thực hiện để tác
phẩm có chất lượng hơn |
7 Sáng tạo một tác phẩm bình luận hoàn chỉnh
8 Phân tích tác phẩm bình luận đã được đăng tải Đánh giá thành công hạn
chế; cách thức thực hiện để tác phẩm có chất lượng hơn GIÁM ĐÓC TRƯỞNG KHOA/ GIẢNG VIÊN TRƯỞNG BỘ MƠN CHÍNH
PGS,TS Trương Ngọc Nam PGS, TS Nguyễn Thị PGS, TS Nguyễn Thị
Trường Giang Truong Giang
Trang 15
Chương 1:
TONG QUAN VE LOAI HINH BAO MANG DIEN TU
1.1 Khai niém
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với
loại hinh bao chi nay: Bdo dién tir (Electronic Journal), bdo truc tuyén (Online Newspaper), bdo mang (Cyber Newspaper), bdo chi Internet (Internet Newspaper) và báo mạng điện tử
Báo điện tứ là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước
cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”
Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về
quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, đã nêu: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo
hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các
loại hình điện tử khác trên Internet”
Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12-6-1999 về sửa
đổi, bố sung một số điều của Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28-12-1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tỉn máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này
Tuy nhiên, khái niệm báo điện tử có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất trong vòng khép kín trên mạng LAN của tòa soạn hay tờ báo được “chạy” trên môi trường
Trang 16Báo trực tuyến là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành cách
gọi của quốc tế Thuật ngữ “ực tuyén” (online) trong cac tir dién tin học được dùng dé chi trang thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt
động Hiện nay, thuật ngữ này đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền
thông nhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “xuất bản trực tuyến” (online
publishing), “phương tiện truyền thông trực tuyến” (online media), “nhà báo trực tuyến” (online journalist), “phát thanh trực tuyến” (online radio), “truyên hình trực
tuyến” (online television) Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tin học nhiều hơn và chưa được Việt hóa
Báo mạng là cách gọi tắt của báo mạng Internet Đây là cách gọi không mang
tính khoa học vì nó không rõ nghĩa, không đầy đủ, đễ làm hiểu sai bản chất của thuật
ngữ Bởi Internet là mạng của các mạng (A network of networks), dưới nó còn rất nhiều loại mạng như mạng nội bộ của các tố chức, các công ty, các chính phủ Gọi tắt như thé sẽ không xác định rõ ràng ranh giới gitta khai niém “mang” va “mang Internet”
Báo Internet cũng là khái niệm được dùng khá rộng rãi Thuật ngữ này được sử dụng trong một số đề tài khoa học, hội thảo khoa học về vai trò của công nghệ thông tin đối với loại hình báo chí mới Cách gọi này là sự kết hợp tên gọi của
Internet với một tờ báo (newspaper) chính là ở chỗ: Internet cung cấp không gian với đầy đủ tiện nghi cho một tờ báo hoạt động Tờ báo lấy Internet làm phương tiện
truyền tải, lẫy các khả năng ưu việt của Internet làm lợi thế và hoạt động độc lập trên Internet Tờ báo - đưới dạng một địa chỉ web - và Internet là đôi bạn song hành trên xa lộ thông tin
Theo TS Thang Đức Thắng - Tổng biên tập báo VwExprøss thì đây là tên gọi chính xác nhất, cho phép hiểu rõ ràng đặc trưng của loại hình báo chí này' Qua thực tiễn hoạt động trong ngành, rất nhiều người đã đồng tình với cách gọi trên Tuy nhiên,
Trang 17
thuật ngữ này cũng đễ gây nhằm lẫn rằng: tất cả các trang web có mặt trên Internet
đều là báo mạng điện tử Trên thực tế, một tờ báo phát hành trên mạng đúng là một
trang web nhưng không phải trang web nào cũng là tờ báo
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyến tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao Học viện Báo chí và Tuyên truyền chọn thuật ngữ “Báo mạng điện tử” bởi nhiều lý do’:
- Nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng và các server, các phần mềm ứng dụng
- Nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại hình
báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có
cơ chế “nở” ra với số trang không hạn chế
- Tên gọi này chỉ rõ người làm báo và người đọc báo đều phải có trình độ kỹ
thuật nhất định
- Đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử
Vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại
hình báo chí mới, khắc phục được sự “thiếu” về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai Đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, trong giáo trình này sẽ sử dụng khái niệm “báo mạng điện tử” Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Imternet, có u thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời,
đa phương tiện và tương tác cao
1.TS Nguyễn Thị Thoa, Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu
Trang 181.2 Lịch sử ra đời báo mạng điện tử
1.2.1 Trên thế giới
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền để cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử Tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến trên thế giới là tờ Chicago Tribune ra doi tháng 5-1992 có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ
American online (cũng có tài liệu cho rằng tờ báo mạng điện tử đầu tiên ra đời tháng
10-1993 tại Khoa Báo chí thuộc Đại học Florida)
Năm 1994, phiên bản điện tử của tạp chí #ofwired chạy những banner quảng
cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượt cho ra
doi phién ban dién tt nhu Los Angeles Times, USA Today, New York Newsday Năm 1995, nhiều tờ báo ở chau A cũng xuất hiện trên mạng Internet như
China Daily, Utusan (Malaixia), Kompas (Ind6néxia), Asahi Simbun (Nhat Ban) Đến giữa năm 1996, ở nước Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo mạng điện tử, châu
Âu có 169 tờ, châu Á và Trung Đông có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, châu Đại Dương có 20 tờ, châu Phi có 6 tờ
Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thế giới có 1.335 tờ báo mạng
điện tử, đến tháng 9-1998 là 4.925 tờ, đầu năm 2000 là 8.474 tờ Bắt đầu từ năm 2000
trở đi các hãng thông tấn lớn như AFP, Reuter các đài truyền hình như CNN,
NBC , các tờ báo như New York Times, Washington Post đều có tờ báo mạng điện
tử của mình và coi đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí Số báo
mạng điện tử tăng lên một cách chóng mặt “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực
tuyến thực sự đã bắt đầu
Thời kỳ đầu báo mạng điện tử còn gặp phải một số rào cản như: Số lượng
người có máy tính còn ít, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật, tâm lý người đọc còn e ngại trong việc sử dụng máy móc Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và những ưu điểm vượt trội của mình, báo mạng điện tử đã trở thành
Trang 19hiện đại Hiện nay, hầu hết các tờ báo in, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã có
mặt trên Internet
1.2.2 Ở Việt Nam
Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, ngày 31-12-1997, tạp chí
Quê Hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) co dia chi http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo mạng
điện tử đầu tiên của nước ta
Đối tượng phục vụ chú yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả
quan tâm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài Sự
kiện có ý nghĩa mở đường này đã ghi một dấu ấn quan trọng trong lịch sử báo chí Việt Nam Từ đây, hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam đã
có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại vừa đặc biệt hữu dụng
Nhận thấy thế mạnh đặc biệt của báo mạng điện tử, ngay sau khi tạp chí Qué
Hương Online xuất hiện, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và
lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng Internet Ngày 21-6-1998, bao
Nhân Dân điện tử (http://nhandan.vn) chính thức phát hành trên mạng Internet Ngày
3-2-1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền (htip:/vovnews.vn) Ngày 1-9-2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử (http://vtv.vn) Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tên Phong, Lao Động,
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam đều đã có tờ báo mạng điện tử Từ
chỗ ban đầu những tờ báo mạng điện tử này gần như chỉ là phiên bản của những tờ
báo in thì nay đã phát triển độc lập hơn, có đường nét hơn, dần dần thoát ra khỏi cái
bóng bao trùm của tờ báo in và ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt trội của mình
Trang 202002, tờ báo này đã chính thức được cấp phép hoạt động báo chí và trở thành tờ báo
mạng điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam Tiép theo 1d VietNamNet
(http:/vietnamnet.vn) cũng được cấp phép ngày 23-1-2003, VnMedia
(hftp://www.vnmedia.vn) được cấp phép ngày 6-8-2003
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 12-2015, cả nước có 105
báo, tạp chí mạng điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014) Trong đó có 83 báo, tạp chí
mạng điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí mạng điện tử độc lập Số lượng cơ quan báo chí điện tử đã tăng 44 cơ quan trong vòng 5 năm qua Tổng số trang thông
tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248 Tất cả đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam
Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001
Mặc dù đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng điện tử ở Việt Nam
nhưng giai đoạn này xuất hiện chủ yếu là những trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí Về nội dung, thông tin chủ yếu được lấy từ báo in đưa lên, rất ít, thậm chí là không có thông tin do chính phóng viên báo mạng điện tử tự làm Về hình
thức, giao diện cũng như bố cục đều hết sức đơn giản, ít gây được ấn tượng Báo
mạng điện tử trong giai đoạn sơ khởi này đã gặp không ít khó khăn:
Thứ nhất, về hạ tầng công nghệ Khi đó, tốc độ truy cập Internet chỉ là 2Mb, đường truyền kém Hầu hết các trang web thông tin đều là web tĩnh thông qua phân mềm Front Page nén téc độ cập nhật thường chỉ 1 lần/ngày Điều này không chỉ gây khó khăn cho các tờ báo mạng điện tử mà còn khiến cho người sử dụng phải trả
nhiều tiền hơn cho mỗi lần truy cập
Trang 21dặt trong tâm lý tiếp nhận của công chúng cũng như cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho báo mạng điện tử phát triển còn rất hạn chế Bản thân các cơ quan báo chí cũng chỉ coi báo mạng điện tử như “con nuôi” nên cũng ít đầu tư, quan tâm Điều này khiến cho giai đoạn đầu phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam chỉ đạt được
những thành tựu khiêm tốn |
- Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005
Giai đoạn này là sự xuất hiện đến chóng mặt của hàng loạt các trang thông tin
điện tử của các cơ quan báo chí lớn Nếu trước đây, những tờ báo in có lượng phát
hành lớn ở nước ta như Thanh Niên, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Công an nhân
dân, Tiên Phong còn không mấy quan tâm đến báo mạng điện tử thì giờ đây đã thay đổi nhanh chóng Các cơ quan báo in không chỉ quan tâm mà còn đầu tư rat manh dén an ban trực tuyến Riêng tờ Thanh Nién (http://www.thanhnien.com.vn)
mỗi năm đầu tư từ 5 đến 6 tý đồng cho báo mạng điện tử Và dé tạo điều kiện cho bà
con Việt kiều dễ dàng truy cập, 7anh Niên còn đầu tư một máy chủ phiên bản tiếng Anh đặt tại New York (Mỹ) Hay báo Công an nhân dân đều đưa các ẫn pham An
ninh thế giới Văn nghệ công an của mình lên mạng tại cùng một địa chỉ http://cand.com.vn với giao diện khá hiện dai va thân thiện với người đọc Tuổi Trẻ
Thành phố Hà Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm tới phiên bản điện tử Hién Tudi Trẻ
Online (http://tuottre.vn) được đánh giá là một trong số ít tờ báo mạng điện tử chính luận hấp dẫn, có thông tin đáng tin cậy va thu hút được đông đảo bạn đọc
Đặc biệt, sự ra đời của các tờ báo mạng điện tử độc lập đã tạo ra luồng gió mới thúc đây báo mạng điện tử Việt Nam phát triển Tuy nhiên, sự phát triển nóng của báo
mạng điện tử giai đoạn này đã nảy sinh hàng loạt vấn đề Đội ngũ những người làm
báo mạng điện tử vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Tuy một số ít được đào tạo
một phần về báo mạng điện tử nhưng về cơ bản vẫn thiếu chuyên nghiệp Hân hết các tờ báo mạng điện tử (ngay cả những tờ báo mạng điện tử độc lập) thông tin cũng phụ
Trang 22- Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành cả về chất lượng và số lượng của báo mạng
điện tử Việt Nam Những trang thông tin điện tử cũng dần thoát khỏi “cái bóng” của tờ báo
mẹ, còn những tờ báo độc lập đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình trong lòng độc giả Lúc này, các tờ báo mạng điện tử đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung và hình thức nhăm xây dựng thương hiệu, phong cách riêng Giao diện các báo ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại và theo hướng tiện lợi cho người sử dụng Tïn, bài vừa phong phú, đa
dạng, vừa nhanh chóng, hấp dẫn Những thông tin copy - paste cũng dần ít đi mà thay vào đó là những tin, bài do chính đội ngũ phóng viên của báo mạng làm ra
Các ưu điểm vượt trội của báo mạng điện tử như khả năng đa phương tiện,
tương tác cao, tìm kiếm nhanh cũng ngày càng được quan tâm và tận dụng khai
thác một cách có hiệu quả Không chỉ có các tờ báo mạng điện tử thuộc đài truyền
hình, đài phát thanh đưa truyền hình, video clip hay âm thanh lên Internet, mà giờ
đây, các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in như Tuổi Trẻ Thành phố Hà Chí Minh, Nhân Dân, Thanh niên đều cung cấp các video clip bài hát, chương trình
truyền hình hay các bộ phim hấp dẫn trong trang web của mình Xu hướng này sẽ
ngày một gia tăng WiefnamnNet, VnMedia, Dân Trí đã có truyền hình trên Internet Độc giả có thể xem các phóng sự, chuyên đề, phim truyện như truyền hình truyền thống Một số tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đã lọt vào top 100 trang web được
ưa thích nhất trên thế giới (theo hệ thống xếp hạng của Alexa’)
Tuy nhiên, các tờ báo mạng điện tử hiện nay vẫn không tránh khỏi những hạn
chế, đang gặp nhiều khó khăn như: vấn đề tài chính; trình độ và trang bị kỹ thuật còn chưa theo kịp châu lục và thế giới; tốc độ truy cập còn chậm; an ninh mạng chưa cao; thông tin còn trùng lặp, độ tin cậy của thông tin chưa cao; một số tờ chạy theo
Trang 23
thông tin giật gân, câu khách; trình độ chính trị và chuyên môn của đội ngũ làm báo
mạng điện tử còn bộc lộ nhiều điểm yếu, tính chuyên môn chưa cao; mô hình tổ
chức bộ máy chưa rõ ràng, đồng bộ; thiết kế tờ báo còn đơn điệu, lạc hậu, có nơi tùy
tiện, chắp vá; chưa chú ý tới tầng lớp bạn đọc là người cao tuổi
Tóm lại, sau gần 20 năm hình thành và phát triển, báo mạng điện tử Việt Nam
đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng
Hàng triệu lượt người truy cập mỗi ngày vào các tờ báo mạng điện tử đã chứng tỏ
đây là một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thông tin, giáo dục, giải trí của mình
1.3 Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử 1.3.1 Khả năng đa phương tiện
Đa phương tiện là thuật ngữ xuất phát tir cum tir “Multimedia” trong tiếng Anh Nó xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX Năm 1965, cụm từ này được sử
dụng để miêu tả một buổi trình diễn đặc biệt có tên là “Exploding Plastic Inevitable”
- buổi biểu diễn đầu tiên có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình
diễn nghệ thuật Sau đó, cụm từ này dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
với nhiều ý nghĩa khác nhau Khoảng cuối thập kỷ 70 của thế ký XX, nó được dùng dé chỉ những trình chiếu slide trên máy chiếu có kết hợp với âm thanh Cho đến nay,
khái niệm này đã dần trở nên phổ biến để chỉ nhiều loại sản phẩm, phần mềm khác
nhau trên máy vi tính và mang Internet
Khi Internet ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện của World Wide Web vào năm
1992 đã cho phép thiết lập những trang web đơn giản được viết bằng ngôn ngữ siêu van ban HTML (Hyper Text Markup Language) Tuy nhiên, với việc phát triển
vượt bậc của công nghệ và trình độ lập trình đã giúp số lượng các “phương tiện”
Trang 24Hiện tại, tùy thuộc vào từng ngành nghèẻ, lĩnh vực mà khái niệm “đa phương
tiện” được định nghĩa khơng hồn toàn giống nhau Trong cuốn Ä⁄øl/imeđia (Đa phương tiện), tác giả Tony Feldman đã nhắc lại định nghĩa của Patrick Gabbins: “Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp liền của dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và âm thanh trong một môi trường thông tin số hóa riêng lẻ”'
Con theo Tony Cawkell đề c4p trong cuén Multimedia Handbook (Sé tay Da phương tiện) thì: “Truyền thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng truyền thông (media), vì vậy những chiếc máy tính có khả năng biến đổi và kết hợp chữ viết cùng với các hình ảnh đơn giản trong nhiều năm qua có thể coi là những chiếc “máy tính đa phương tiện” Tuy nhiên, có rất nhiều thuộc tính bổ sung đã được phát triển và đến nay thì thuật ngữ Multimedia
mang nghĩa là xử lý thông tin ít nhất đưới dạng chữ viết, đồ họa, hình ảnh (nếu
không có ảnh động hoặc viđeo động thì thường có màu) và âm thanh ”Ẻ
Một định nghĩa khác của Jonasses trong cuốn Compwfers as mindtools for schools (May tinh, céng cụ hữu ích cho trường học), đó là: “Truyền thông da phương tiện là sự tích hợp của hơn một dạng truyền thông trong việc thông tin Một
cách chung nhất, thuật ngữ này nói đến sự tích hợp của các dạng truyền thông như
chữ viết, âm thanh, đồ họa, ảnh động, video, hình ảnh và các hình khối không gian
khác trong một hệ thống máy tính”
1, 2 Dẫn theo Nguyễn Bá Mạnh: “So sánh việc sử đụng yếu tố đa phương tiện trên Tuổi Trẻ Online va BBC tiếng Việt”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2010
2 Dẫn theo Nguyễn Bá Mạnh: “So sánh việc sử dụng yếu tố đa phương tiện trên Tuổi Trẻ Online và BBC tiếng Việt”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2010
Trang 25
Trên một sản phâm báo mạng điện tử, tùy thuộc vào nội dung và yêu câu của từng tòa soạn mà việc sử dụng các yếu tố đa phương tiện cũng khác nhau Trong nhiều trường hợp, một thông tin có thể được truyền tải bằng nhiều phương tiện để người đọc tiếp cận và lựa chọn, nhưng nhiều trường hợp khác nhà báo sẽ quyết định hình thức truyền tải nào là phù hợp với nội dung thông
điệp Nhờ vậy, các sản phẩm báo mạng điện tử ngày càng hấp dẫn, thu hút
nhiều hơn sự quan tâm của công chúng
1.3.1.1 Văn ban (Text)
Mặc dù những thành phần khác trong tính đa phương tiện có sức hấp dẫn và ưu điểm vượt trội, song văn bản vẫn là thành phần không thể thiếu của báo mạng
điện tử Nhìn vào tổng thể của một tờ báo mạng điện tử thì văn bản vẫn chiếm diện
tích lớn nhất
Ban than văn bản có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung
thông điệp Nó thường được dùng để thể hiện nội đung chính, dẫn dắt bài báo và
được kết hợp với hình anh tĩnh, đồ họa dé tăng tính hấp dẫn, chân thực của thơng tin
Ngồi ra, văn bản còn được dùng để chú thích, bổ trợ, cung cấp, làm rõ nội dung thông tin cho các đoạn video, hình ảnh, đồ họa
Trang 26UMS Sam LL aah tee 1.E FIGARO-ƒ? út có: lệ + > Tech et Web
rentiolle AUtG Golf, Ima? E4 CE HOIEEVT : U'affaire DSKC> La primeira socialise > Le guerre a:
Taylor : «Aucune preuve de violence» dans l'affaire DSK Ci Réactions (33) Affaire DSK : la sortie avortée de Nafissatou Diallo 2 Réactions (33)
Báo Le Figaro của Pháp sử dụng các hiệu ứng giữa kiểu chữ, cỡ chữ trong trình bày
Kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ đóng một vai trò quan trọng nhất định
làm tăng hay giảm tính hấp dẫn của văn bản Vì vậy, việc sử dụng chúng như thế nào
đều được các nhà thiết kế tính toán kỹ Kiểu chữ được dùng trên một tờ báo mạng
điện tử thường đồng nhất, thông dụng, có sẵn trong máy vi tính khi cài đặt bất kỳ hệ điều hành nảo Điều này bảo đảm cho người đọc đọc trên máy tính nào cũng có thé xem được nội dung văn bản Thông thường, người ta dùng kiểu chữ Times New
Roman, Arial, Verdana Cỡ chữ trong văn bản được sử dụng đa dạng vừa tạo ra sự chú ý của người đọc vừa nhằm phân biệt các thành phần trong nội dung của tác phẩm như tít, sa pô, chính văn
1.3.1.2 Hình anh tinh (Still image)
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa Nó là thành phần được dùng nhiều và đóng vai trò quan trọng vào thành công của tác phẩm cũng như sản phẩm báo
mạng điện tử Một bức ảnh được chụp đúng khoảnh khắc gan liền với sự việc, sự kiện sẽ làm nỗi bật cảm xúc, nhấn mạnh những thông tin quan trọng, có giá trị đôi khi bằng
nghìn lời nói Đối với độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hấp dẫn hơn qua chữ viết Chỉ cần nhìn thoáng qua bức ảnh đi kèm tỉn hoặc
Trang 27bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài viết cũng như việc quyết định có nên đọc bài báo đó hay không
Ảnh tĩnh trên báo mạng điện tử có thê đứng độc lập, có thể kết hợp với văn
bản hoặc được dùng làm đường dẫn tới các phần nội dung khác Nó không chỉ là yếu tố làm tăng tính xác thực của các thông tin trong tác phẩm báo chí mà còn là một
_ “công cụ” giúp mắt người đọc được nghỉ ngơi, thoải mái hơn khi đọc những bài viết
dài Việc bố trí những bức ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọc không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin
Ảnh trên tạp chí 7?we phiên bản điện tử ngày 29-4-2011
Số lượng, kích cỡ và sắp xếp vị trí của ảnh tùy thuộc vào từng bài báo, từng tờ báo Thông thường một bức ảnh lớn kèm theo một bài viết quan trọng là tâm điểm
của số báo sẽ được bố trí trên trang chủ của.tờ báo mạng điện tử Ngoài ra, các ảnh còn lại sẽ có kích cỡ nhỏ hơn Ở các trang nội dung, số lượng ảnh và vị trí ảnh được sắp xếp tùy theo nội dung bài viết và quy định của tờ báo
Số lượng và kích cỡ ảnh ảnh hưởng đến độ nặng của trang báo Nó làm tốn thời
gian truy cập và giảm tốc độ tải về máy tính cá nhân Ảnh càng lớn thì thời gian chờ
đợi càng nhiều Vì vậy, không nên sử dụng quá nhiều ảnh, đặc biệt là ảnh cỡ lớn trong một bài báo, trang báo, tờ báo Nếu không có bức ảnh đó mà bài báo vẫn đẹp và đầy
đủ ý nghĩa thì người biên tập cần loại bỏ Ngoài ra, trước khi phát hành, biên tập viên
cần giảm dung lượng đến mức thấp nhất có thể mà vẫn không ảnh hưởng đến chất
Trang 28lượng bức ảnh
Hiện tại, dung lượng ảnh được sử dụng trên báo mạng điện tử thường từ vài chục đến vài trăm Kb Dung lượng này phù hợp với việc truyền tải và trình chiếu
trên môi trường Internet, bảo đảm tốc độ hiển thị ảnh nhanh với chất lượng ảnh tương đối tốt Những định dạng ảnh được dùng phố biến hiện nay trên báo mạng điện tử là GIF (Graphics Interchanger Format), PNG va JPEG (Joint Photographic
Expert Group) Sé là tiết kiệm và chuyên nghiệp nếu dưới mỗi bức ảnh có lời chú thích hoặc những thong tin liên quan bởi khi mở trang báo ra, chữ viết bao giờ cũng
xuất hiện trước
1.3.1.3 Hinh anh dong (Animation)
Slideshow anh trén BBC tiéng Viét vé dam cưới giữa Hoàng tử William
và Cong nwong Kate Middleton ngay 29-4-2011
Hình ảnh động trên báo mạng điện tử thường được thể hiện qua hai hình
thức là slideshow (trình diễn ảnh) và animation Hình thức trình diễn ảnh gồm nhiều hình ảnh khác nhau được sắp xếp theo một ý đồ nhất định Các hình ảnh sẽ
tự động hiến thị nối tiếp nhau trên màn hình giao diện nhằm diễn đạt những nội dung thông tin nhất định của bài báo Tùy theo thiết kế của từng báo mạng điện tử
mà các slide ảnh có toc độ chuyên ảnh, giao diện trình diễn khác nhau Đi kèm
Trang 29mỗi hình ảnh trong hình thức này thường có thêm phần chú thích để làm rõ hơn
nội dung, hoặc đê tạo sự liên kêt trong các bức ảnh được trình diễn
Phóng sự ảnh động trên Báo ảnh Việt Nam về sự kiện
quây bắt thành công rùa Hồ Gươm ngày 3-4-2011
Bên cạnh ảnh động được thể hiện dưới hình thức trình diễn, báo mạng điện tử còn có khả năng tích hợp một sản phẩm ảnh động khác gọi là animation Đây là những hình ảnh động được tạo ra từ sự kết hợp nhiều hình ảnh tĩnh, gần giống với nguyên lý làm phim hoạt hình Khác với ảnh động dạng trình diễn, ảnh động dạng animation là những hình ảnh được tạo nên từ các ảnh riêng lẻ, hoàn chỉnh, chuyển động mềm mại và liền mạch với tốc độ cao như một đoạn phim
Những hình ảnh động này có thể không thể sánh bằng một đoạn video thực
sự, nhưng lại là “mơ ước không bao giờ thực hiện được” của báo In Một đoạn ảnh động góp phần tăng sức hấp dẫn rất nhiều cho bài báo Mặt khác, với dung lượng không quá lớn, animation phù hợp với việc hiễn thị trên báo mạng điện tử ngay cả
trong những trường hợp cấu hình của máy tính không cao và tốc độ của đường
truyền Internet không đủ tốt để chạy một tập tin video Ngoài việc truyền tải nội dung các tác phẩm báo chí, hình ảnh động còn được sử dụng rất phô biến cho các
quảng cáo dang bang, khung trên các báo mạng điện tử hiện nay
Trang 301.3.1.4 Dé hoa (Graphic)
Cùng với hình ảnh, đồ họa xuất hiện ngày càng nhiều trên báo mạng điện tử đã tăng sự đa dạng, sinh động trong thể hiện thông tin Đồ họa là những hình được
vẽ, thiết kế bằng các chương trình, phần mềm đồ họa ứng dụng trên máy vi tính để mô tả, minh họa cho những chi tiết, ý tưởng nào đó Sự kết hợp giữa hình khối và màu sắc trong đồ họa đã tạo ra những hình ảnh, không gian có chiều sâu
phác thão thiên dịch tiêu diệt Osaraa Bin Ladan - Anti: Dally Mall
Hình ảnh đồ họa về cuộc tấn công tiêu diệt trừm khủng bố
Bin Laden cửa đặc nhiệm Mỹ được sử dụng trên Tuổi Trẻ Online
Thông tin đồ họa thực chất là hình thức diễn đạt thông tin bằng đồ thị, biểu
đồ, bảng, bản đồ, lược đồ “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn đạt chỉ tiết, sắp xếp hài hòa có ý đồ về nội dung và hình thức
Thông tin đồ họa giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dé hiểu, dễ nhớ, ấn tượng”"
Dù trong bài có thể đưa ra các số liệu cụ thể, song việc sử dụng đồ họa sẽ giúp cho độc giả thấy được sự biến thiên của số liệu và đễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả
bài viết đưa ra
Ví dụ, chỉ nhìn vào hình ảnh đồ họa trên người đọc có thể hình dung toàn bộ diễn
1 Hà Huy Phượng: “Sự độc đáo của thông tin dé hoa” trong Báo chí - những điểm nhìn từ thực
Trang 31biến cuộc tắn công tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden của đặc nhiệm Mỹ Bắt đầu là cuộc
hop chỉ đạo của Tổng thống Mỹ Barack Obama, sơ đồ nơi ở của Bin Laden, đến từng
bước đột nhập, tấn công tắt cả đều được tái hiện đầy đủ và sinh động
BANG PHAN TICH CHUNG KHOAM ‘RA RES TVSI@ AL
ERR Come bet i sty 4 fuse aD wa th
Biểu đồ được dùng nhiều trên VaExpress
Đồ thị là một trong những hình thức thông tin phi văn tự được sử dụng khá nhiều
trong tin, bài trên báo mạng điện tử Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đồ thị đem lại hiệu
quả tác động cao, giúp độc giả có được những thông tin khách quan, rõ ràng
Biểu đồ cũng được sử dụng ngày càng nhiều trên báo mạng điện tử, giúp người đọc dễ dàng nhận thấy sự tương quan giữa các sỐ liệu hơn là việc phải ghi các con số và
diễn giải đài dòng Có một số dạng biểu đồ như: Biểu đồ hình cột (cột ngang, cột dọc),
biểu đồ hình tròn Đánh giá vai trò của biểu đồ trong thông tin, Loic Hervouet cho
rằng: “Vai trò của biểu đỗ là để độc giả suy ngẫm về tầm cỡ của vấn đề”"
Cũng giống như đồ thị và biểu đồ, mục đích chủ yếu của việc sử dụng
bảng là để thể hiện một cách toàn diện nhưng dễ hiểu các thông tin bằng số liệu
Không phải diễn đạt nhiều, chỉ cần một bảng thống kê, các con số sẽ hiện lên
trước mắt người đọc một cách chỉ tiết và còn giúp họ có thể so sánh các thông số
ˆ qua nhiều thời kỳ khác nhau
1 Loic Hervouet: “Viết cho độc gia”, H6i Nhà báo Việt Nam, 1999
Trang 321.3.1.5 Âm thanh (Audio)
tá tạng ân thue TAA/SE01 5
Lai
qqooageesa
VOVNews là từ báo mạng điện tứ tích hợp rất nhiều audio
Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993,
khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả
năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua những tờ báo mạng điện tử mới
chính thức được công nhận Nhưng những sản phẩm báo chí đa phương tiện có tích
hợp âm thanh không đơn thuần giống như phát thanh thông thường Âm thanh ở đây,
chỉ là một trong số những “phương tiện” để truyền tải thông tin đến cho công chúng, bên cạnh những phương tiện khác như hình ảnh, văn bản
Việc vừa được đọc, vừa được nghe đã khiến khai thác âm thanh trên báo mạng
điện tử ngày càng nóng Bằng chứng là gần 10.000 đài phát thanh trên thế giới có trang web riêng để truyền tải chương trình của mình lên mạng Internet Không chỉ
cung cấp thông tin, nhiều trang web và báo mạng điện tử lớn còn cung cấp các chương trình giải trí, trò chơi, âm nhạc để công chúng có thể nghe hoặc tải về
Trang 33tăng sức thuyết phục, tính chính xác của các sản phẩm báo mạng điện tử, nhất là trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay ghi âm lời nhân chứng Đôi khi,
chỉ cần một đoạn audio đài vài phút cũng có tác dụng và hiệu quả thông tin hơn hắn những bài viết bằng văn bản dài lê thê nhưng câu chữ chưa thể diễn đạt hết những điều nhà báo muốn truyền tải đến công chúng
Âm thanh sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức: tiếng động, âm nhạc, bài đọc, các chương trình phát thanh dành riêng cho web, các chương trình
phát thanh phát lại từ các đài truyền thanh Những tập tin audio trên báo mạng điện tử thường được định dạng kỹ thuật số MP3, WMA với dung lượng nén phố biến
hiện nay là 128 kb/s |
1.3.1.6 Video
Sự phát triển thần kỳ của vô tuyến truyền hình trong thế kỷ XX kế từ khi ra
đời đã cho thấy vị trí và vai trò của nó trong thế giới truyền thông hiện nay Vì vậy,
việc tích hợp video là một yếu tố quan trọng giúp báo mạng điện tử vượt qua được
Trang 34Thế mạnh của video trên báo mạng điện tử là đem lại hình ảnh sống động và
chân thực bởi đó là phương tiện tốt nhất đề miêu tả hình ảnh động Nói cách khác,
nó giúp công chúng có thể theo dõi diễn biến của sự việc, có cảm nhận họ là một
phần của câu chuyện đang được diễn tả trong đó Sự sinh động qua các hình ảnh
được ghi lại với màu sắc chân thực có tác động mạnh đến người tiếp nhận Do đó,
thông tin truyền tải đến công chúng hấp dẫn và có tính thuyết phục cao
Video sử dụng trên báo mạng điện tử gồm các hình thức: video minh họa cho bài viết, video dành riêng cho web, các chương trình video phát lại từ các đài truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu Các video được sử dụng trên báo mạng điện tử hiện nay chủ yếu là định đạng FLV có dung lượng nhỏ, phù hợp với việc xem video trên Internet Ngoài ra, một số định dạng video khác
có dung lượng lớn hơn cũng được sử dụng như WMV, MPEG
Các nhà báo thường dùng video trong những sự kiện lớn có tầm quan
trọng cao, hoặc những sự việc, sự kiện thu hút được đông đảo công chúng Điều này dễ nhận thấy ở những sự kiện về chính trị hoặc liên quan đến những
nhân vật nỗi tiếng Ngày nay, khi điều kiện công nghệ ngày càng phát triển và phổ biến, rất nhiều máy điện thoại có tích hợp chức năng quay video với chất
lượng cao đã giúp cho việc ghi lại những sự việc, sự kiện dưới dạng video trở
nên hết sức dễ dàng, không chỉ với nhà báo chuyên nghiệp mà cả với công chúng Chính công chúng đã cung cấp cho báo chí rất nhiều đoạn video có giá trị cao một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất
“Trăm nghe không bằng một thấy”, rõ ràng những sản phẩm báo mạng điện tử có tích hợp những video đem đến cho công chúng sự sống động, hấp dẫn hơn nhiều so với khi chỉ có những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường Vì vậy, việc tích
Trang 351.3.1.7 Chương trinh twong tac (Interactive program)
Trước hết, cần phân biệt chương trình tương tác trên báo mạng điện tử
với tính tương tác của báo mạng điện tử Tính tương tác của báo mạng điện tử là khả năng phản hồi, trao đổi thông tin nhanh chóng và tức thời của công chúng báo mạng điện tử với tờ báo, tác giả
2 Valen ban dec HED
Trang hoạn nạ ai cũng cân đực cứu giúp
“Tài biết rằng sẽ cẻ người nghĩ răng rước Hhật giàu học VN fai tito fat phải
gu lạ, Tân Hưưa răng trong cơn hoạn xuạn thi cũng cần được giúp cả Mong ring moi người hãy cúng đáng góp để gulp nga ta Nhat mai viet que giải đoan khó khăn này, Bidz Ja Mic dể chúng tạ trả ee những gi người Nhật đã gún đã đất nuảc chúng ta vươn lên trong puật thầi mạn qua:
Tôi nghĩ VN nãa lập tổng dài nhấn tn quy gép như di từng làn gi
người dân niền Trung Cách này sẼ giáp à chó những ngưŠi không có nhuỄu: điệu kiên cũng có thể gốp Ít Tếm lòng với ngrùi dân Nhật, Bên Mỹ hẹ cũng đứng làn) ah Oy vA đã tủ được: cá triệu USD, ' ng
Vũ đồng củ sẽ càng nộ đạu của nước Nhậi - : <¬ ( Nguyễn Jloăng Thơng } (Phin se C838 Hal nor tron tùng bi man đane câu lột này ABO Sn, Nose wine, Sễ: Saga age oe ee : o
«HATO tầng tưởng uy sắt lực lượng Gad!
+Nhàt hùy kê hoạch xây hệ nhả mày hàt|
« Canberra, thiện; nhật về con kaƯời
= Mộ, Trưng côn tiỗt đông sau đất Wing!
Cả tn khác Ee gen TEM]
Một dạng thể hiện tính tương tác của báo mạng điện tử
Còn những chương trình tương tác là một trong những phương tiện truyền tải được tích hợp vào một sản phẩm báo mạng điện tử Với những chương trình này, công chúng của báo mạng điện tử có thể trực tiếp tham gia vào sản phẩm báo chí đa phương tiện, ví dụ chơi trò chơi, trả lời câu hỏi, làm trắc nghiệm và có ngay đáp án
hay tham gia những chương trình trực tuyến
Các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử ngày càng đa dạng, phong
phú và thu hút được sự quan tâm của độc giả bởi tính mới lạ và thú vị Có thể kế đến những chương trình tương tác đang được các báo mạng điện tử áp dụng ngày càng
nhiều như giao lưu trực tuyến, trả lời trắc nghiệm
Giao lưu trực tuyến là một hình thức khá mới mẻ va hấp dẫn, góp phan khẳng định thế mạnh của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác
Trang 36Với giao lưu trực tuyến, độc giả có thể tiếp nhận những thông tin về chủ đề mình quan tâm một cách trực tiếp, nhanh chóng thông qua theo dõi các câu hỏi, các câu trả lời Họ cũng có thê dễ dàng gửi câu hỏi, ý kiến tham gia thông qua box tạo sẵn phía dưới
Với sự phát triển và nâng cao của công nghệ, đường truyền, nhiều cuộc
giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử không chỉ dừng lại ở mức đơn giản là
hiển thị thông tin đưới dạng văn bản, mà còn có thể tích hợp các hình ảnh video về cuộc giao lưu đó Nhờ vậy, công chúng có cảm giác như chính mình đang
tham gia trực tiếp cuộc giao lưu đó, khoảng cách giữa những người tham gia
được thu ngắn đáng kẻ
Trả lời trắc nghiệm, giải đố, bình chọn là những hình thức tiện lợi và phát huy hiệu quả thu hút sự tham gia của công chúng báo mạng điện tử Khi
tham gia vào các hình thức tương tác này, đa số độc giả chỉ cần nhấn chuột vào
những phương án, những câu trả lời có sẵn Và ngay sau đó, độc giả có thể dễ
dàng biết bao nhiêu người cùng ý kiến với mình Tất cả các thao tác và quá
trình thực hiện diễn ra rất dé dang và nhanh chóng
Hình thức tương tác này phát huy hiệu quả rất cao trong trường hợp cần khảo sát, thu thập ý kiến của độc giả hay đối với những vấn đề, sự kiện có ý kiến trái chiều Nhờ yếu tố đa phương tiện này, nhiều tờ báo mạng điện tử có thể dễ dàng thu thập một lượng lớn ý kiến của công chúng về những cuộc bình chọn trực tuyến, những cuộc thi có bình chọn qua mạng Có thể thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng các chương trình tương tác trong các cuộc kêu gọi bầu chọn ủng hộ cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thế giới mới, bình chọn cho các thí sinh
Trang 37
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay van dé nao dưới đây?
© Đề lài xa lạ với.cuộc sống
© Diễn xuất của diễn viên kém
© Lỗi thoại nhạt nhéo, không chân thật
'l Kịch bãn không hập dẫn, phim dài lễ thế
Quảng cáo chèn trond phir đuả lồ liễu
S Ý kiến khác
Xem ket qua
Một chương trình tương tác dạng trả lời trắc nghiệm
được sử dụng trên Tuổi Trẻ Online
Phần mềm phổ biến nhất để thực hiện các chương trình tương tác hiện
nay là Adobe Flash/Flex (được 90% người dùng cài đặt trên trình duyệt) Khởi đầu chỉ là khả năng trình diễn những đoạn hình ảnh động, chương trình Flash dan được nâng cấp và có khả năng trình diễn âm thanh, video Hiện nay với hệ thống ngôn ngữ lập trình Action Seript được nâng cấp khả năng liên kết với cơ sở dữ liệu (trong bộ sản phẩm mới ra của Adobe CS§ - Flash Catalyst CS5), nhà
lập trình có thể thiết kế những trò chơi, chương trình tương tác ngay với những
đoạn flash Ngoài Adobe Flash Player, một số ngôn ngữ lập trình cũng được áp dụng vào việc xây dựng các trang web để tăng thêm tính tương tác như Java
Script, VB Script
1.3.2 Tinh tire thoi va phi dinh ky
Đối với những người làm báo mạng điện tử thì áp lực về “thời gian mạng” và nhu cầu tin tức của “cư dân mạng” trên khắp thế giới thực sự là một thách thức Bởi người đọc lúc nào cũng có mặt trên Internet, nơi này là đêm, nơi khác
lại là ngày Hơn nữa, bạn đọc luôn đòi hỏi thông tin phải nhanh, mới và nóng
bỏng Vì vậy, tính thời sự là một trong những tiêu chí mà bất kỳ tờ báo nào cũng mong đạt tới
Trang 38Để đọc những thông tin tiếp theo của báo in, bạn đọc phải chờ tới số sau, có thé là ngày hôm sau (nhật báo), cũng có thể là tuần sau (tuần báo) vì báo in còn phụ
thuộc vào tính định kỳ, thời gian in ấn và phát hành Còn để tiếp nhận tin tức trên
phát thanh, truyền hình thì khán, thính giả không phải chờ lâu như thế nhưng lại bị phụ thuộc vào khung giờ, thời lượng phát sóng, thời gian tuyến tính và kỹ thuật Tắt nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ nhưng nó hiếm khi xảy ra và chỉ có thé
xảy ra đối với những đài phát thanh, truyền hình được trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại nhất Ví dụ vụ bắt cóc con tin tại một trường trung học ở thành phố
Beslan (Nga) ngày 1-9-2004 Gần như ngay lập tức, đài truyền hình CNN đã cắt toàn
bộ các chương trình được chuẩn bị từ trước và cho truyền hình trực tiếp diễn biến sự
việc Để làm được như vậy, CNN phải có một mạng lưới phóng viên trên khắp thế
giới và họ được trang bị tất cả những điều kiện cần thiết (cả máy bay trực thăng) để
có thể đưa tin nhanh nhất
Trong khi đó, trên báo mạng điện tử, bạn đọc gần như không phải chờ đợi
Bắt kể thông tin diễn ra ở đâu, thời gian nào, đêm cũng như ngày, chỉ cần một máy
tính xách tay hoặc điện thoại di động nối mạng, các phần mềm phụ trợ (như phần
mềm tải âm thanh, hình ảnh ) thì khi sự kiện xảy ra phóng viên có thể cập nhật tin bài ngay tức khắc Khi vừa đăng bài xong, có thông tin mới lại có thê cập nhật thông tin mà không gặp phải bất kỳ khó khăn gì Trên báo mạng điện tử, mối quan hệ về
thời gian cũng thay đổi, như bị nén lại, rút ngăn rất nhiều Phóng viên tham dự và có
thể phát sự kiện ngay lập tức như người ta vẫn thường làm trong truyền hình, phát
thanh trực tiếp Cũng chỉ bằng một cái nháy chuột, bạn đọc ở đâu đó trên khắp hành tinh đã đón nhận được thông tin và tham gia vào sự kiện
Tất cả những sự kiện lớn diễn ra trong nước và trên thế giới đều được báo mạng điện tử nhanh chóng đưa tin và cập nhật liên tục Ví dụ sự kiện sóng thần ở
chau A, VnExpress dua tin lúc 0h23? ngày 27-12-2004 hay vụ tàu Thống nhất E1 bị
Trang 39cóc con tin tại Beslan (Nga), chỉ trong ngày 3-9-2004, VietNamNet đã liên tục cập nhật thông tin: Kẻ bắt cóc phóng lựu đạn, thân nhân con tin lo lắng (06:22) ngày 3-
9-2004); Nga: 20 con tin kháng cự bị bắn chết (15:51 ngày 3-9-2004); Nga: Hơn
100 con tin thiệt mạng (21:37° ngày 3-9-2004) Đến ngày 4-9-2004 thì sự việc trên kết thúc, song nhờ vào khả năng siêu liên kết mà sau một thời gian dài (tức ngày 8- 3-2005), VietNamNet lại đưa tin: Bắt 12 nghỉ phạm hổ trợ vụ thảm sát Beslan, người đọc vẫn cảm nhận được tính liên tục của thong tin
Sự kiện động đất ở Nhật Bản ngày 11-3-2011 đã được các báo mạng điện tử
liên tục đưa thông tin Cứ khoảng 20 phút, những thông tin liên quan lại được cập
nhật Trén VietNamNet bat dau bang tin Động đất 8,9 độ chấn động Tokyo lúc
01h28 PM ngày 11-3-2011, tiếp đến là Sóng thân cuốn trôi nhiễu xe, nhà cửa ở
Nhật 02h14 PM; Đồng đất, song than tan phá Nhật Bản 2h48 PM; Nhật tan tành vì
thảm họa kép 3h34 PM; Người Việt kế động đất kinh hoàng tại Nhật 4h11 PM;
Điểm lại các vụ động đất kinh hoàng tại Nhật Bản 4h1 8 PM; Toàn cảnh động đất
tàn phá Nhật Bản 4h27 PM; Trực tiếp từ vùng động đái, sóng thần Nhật 7h39`PM
Cùng với những bài viết là những hình ảnh, đoạn video của các nhà báo và độc giả gửi về Cứ thế, tất cả diễn biến của sự kiện liên lục, liên tục đến với công chúng báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử vượt qua được các rào cản mà các loại hình báo chí khác
gặp phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơn giản,
dé dang nên có thể cập nhật, bố sung bất kỳ lúc nào với số lượng là bao nhiêu
Thông tin trên báo mạng điện tử có thể sống động, nóng hỗi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây Người ta gọi báo mạng điện tử là báo giờ, bởi khả năng cập nhật thông tin kịp thời của nó
Trang 40hết mà luôn được “sống”, bởi nó có thể được kéo dài hoặc rút ngắn bất kỳ lúc nào Vì vậy, trên báo mạng điện tử, “giới hạn cuối cùng” của một bài báo chỉ là tạm thời
và tương đối
Chỉ báo mạng điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” Có thể hiểu “bài báo
mở” theo hai khía cạnh:
- Một là, bài báo sau khi đã phát hành vẫn tiếp tục được cập nhật nếu có thông
tin mới Trong trường hợp có nhiều thông tin mới về một chủ đề thì tổ chức thành các bài viết khác nhau và liên kết thành hồ sơ dữ kiện Vì đặc trưng này mà các tờ
báo mạng điện tử phải luôn tính đến việc cập nhật thông tin đều đặn, nếu không, chỉ
sau vài lần không thấy gì mới, người đọc sẽ không tìm đến nữa Tờ báo đó sẽ không
chỉ mất đi một hay vài độc giả mà hậu quả còn nhiều hơn nữa
Ở Việt Nam, bên cạnh những tờ báo mạng điện tử độc lập như VnExpress, VietNamNet, VnMedia có tốc độ cập nhật thông tin nhanh thì các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng chủ động tận dụng những khả năng và tiện ích của mình để tăng tần suất cập nhật thong tin trong ngày
Lấy ví dụ về vụ dùng súng AK bắt cóc con tin diễn ra ở Huế ngày 16-1-2010
Ngay sau khi sự việc xảy ra, một số báo mạng điện tử đã cập nhật thông tin, độc giả
khắp nơi trên thế giới đều được tiếp cận và theo dõi mọi diễn biến Đặc biệt, cứ 10
phút các báo lại cập nhật thông tin mới một lần Phóng viên Hà Linh của báo Pháp luật Thành phố Hồ Chi Minh có mặt tại hiện trường tường thuật trực tiếp sự việc
Báo đưa tin bắt đầu từ 19h30°: 7ường thuật trực tiếp: Vụ dùng súng AK bắt cóc con
tin đang điễn ra ở Huế và liên tục 10 phút san lại cập nhật thông tin (cả văn bản và
hình ảnh) Đến 5h§' ngày 17-1-2010, tên bắt cóc con tin bị bắt, báo đã Tường ?huật
trực tiếp: Đã bắt được tên bắt cóc con tin ở Huế Độc giả và đồng nghiệp cùng hồi hộp, chăm chú theo dõi, chờ đợi
- Hai là, trong bài báo mạng điện tử thường xuất hiện các đường dẫn “mở” ra