1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)

104 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 13,04 MB

Nội dung

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỂN TH ING DAI CHUNG

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN QUANG HUY

HOAT DONG TƯƠNG TÁC TRÊN BÁ0 MẠNG ĐIỆN TỬ

(Khao sat Vietnamnet va VNExpress tir thang 5/2005 đến 5/2006)

Chuyén nganh: Bao chi hoc Ma sé: 60 32 01

LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG

Trang 3

Trang

Mở đầu 221011111111 2a eereg 4

1 Tính cấp thiết của đề tài H119 111111 1111151111155 111111 H013 cà rkg 4 2 Tình hình nghiên cứu dé tai cccssccscccccceccccseesceseecsvaseeeeevstsceeeeaners 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU .- G2001 SH HS ng key 6

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu - - ckcs t2ssnnnensennereeg 7

5 Đóng góp mới về khoa học của để tài - S5 3S HH s2 1x crerseg 8 6 Y nghia If luan va thuc tién cla dé ti oes ccccscsesseecessessseeseeseesesseeecseeeen 8

7 Kết cấu của luận Văn St n1 111111111111 ng TH ng 8

Chuong 1: VAI TRO CUA HOAT DONG TUONG TAC TREN

7 08.9I683)000801002 9

1.1 Khái niệm ““tương tấC” cv 11H TH ng TT KH ng ro 9 1.2 Báo mạng điện tử và tính tương tác của báo mạng điện tử 10 1.3 Vai trò của hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử Hài 13 1.4 Hoạt động tương tác trên các báo mạng điện tử tại Việt Nam 20 Tiểu kết chương Í -¿- 5 22-22 2222522 12t E113 11 1T g1 sườn 24

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRÊN

BAO MANG ĐIỆN TỬ LH H200 re 26

2.1 Tương tác trực tiếp qua thư điện tử (E-mail) . - S5 c5 ccccsscceeo 26

2.2 Box phản hồi trực tiếp dưới mỗi bài báo He _ 30

2.3 Phản hồi thông tin qua đường dây nóng (điện thoạl) -cc 36 2.4 Phản hồi thông tin qua đường thư tÍn - - << s cv gscrt 40

2.5 Bình chọn, thăm đò dư luận ốc 43

Trang 4

HH T11 1510101000111 E1 15E 68

Chương HI: ĐỂ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LUGNG HIỆU QUÁ, HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRÊN BÁO

MẠNG ĐIỆN TỦỬ " ,ÔỎ 70

3.1 Xây dựng giao điện có khả năng tương tác CaO -c.cscscc ca 70

3.2 Thiết lập bộ phận tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp .- 72

3.3 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, phóng viên chuyên trách 74 3.4 Tạo cơ chế quản lý và tài chính cho hoạt động toà soạn .-.- 76 3.5 Đối mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ .- -GS + Sex sssxsvy 78

Tiểu kết chương 2 - 5c 2s 1x 3112k HH 1111111111111 11111 Eetxee 80 KET LUAN cccssscccscsscsssssscrsecsscsssecsscsscsscessessssscsssesssssvesssssucsssustsssuvsssssssssseeesees 83

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO J ccccccccscssccsscscsseccsssescssssesseeeeeee 87

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mạng Internet ra đời và bùng nổ phát triển vào những thập kỷ cuối của thế ki XX đã làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực đời sống của con người Internet có khả năng lưu trữ và truyền tải thông tin không có giới hạn, không chịu ảnh hưởng của rào cản không gian và thời gian Internet chứa đựng một

nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ và cho phép mọi người có thể khai thác

nguồn tài nguyên tri thức này ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào Chính từ những lợi thế đó, Internet đã trở thành môi trường đặc biệt thuận lợi cho báo chí phát

triển

Ngày 5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP “Quy chế tạm

thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam” Từ đây, báo

mạng điện tử ở nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức đi vào hoạt

động Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gần mười năm qua, Internet và báo mạng điện tử nước ta đã có bước phát triển quan trọng, ngày càng góp

phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền đối ngoại Báo

mạng điện tử đề cập khá nhanh các sự kiện xảy ra Sau khi nhận được tin đã

có thể phát tức thời trên khắp thế giới Lợi thế của báo mạng điện tử còn ở tính

tương tác qua lại, làm cho người đọc báo điện tử phải động não, đưa ra những

ý kiến trao đổi trực tiếp, tức thời Đây là phương pháp làm báo rất tích cực,

hiện đại, chỉ thực hiện hiệu quả trên báo mạng điện tử

Trang 6

Chỉ cần một máy tính nối mạng, một địa chỉ chính xác của tờ báo, công chúng hoàn toàn có thể tiếp cận ngay lập tức với những thông tin mới nhất mà mình quan tâm chỉ bằng những thao tác đơn giản Tờ báo cũng rất nhanh chóng và thuận lợi trong việc thu nhận phản hồi từ phía công chúng

Như vậy, các tờ báo mạng điện tử hiện nay đã và đang thực hiện tính

tương tác này nhu thé nao? Lam thế nào để quá trình tương tác giữa tờ báo - công chúng ngày càng nhanh và có hiệu quả cao? Đó là điều tác giả luận văn đang hướng tới nghiên cứu và chọn “Hoạứ động tương tác trên báo mang điện tử” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đây là một lĩnh vực tương đối mới trong lý luận báo chí học, một hướng

nghiên cứu đang được các nhà nghiên cứu báo chí và xã hội quan tâm

Từ khi báo mạng điện tử ra đời và phát triển ở Việt Nam, các nhà lý

luận đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhiều về lý thuyết báo mạng điện tử Tuy nhiên, về đề tài hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử một cách chuyên sâu (ở Việt Nam) thì đây là lần đầu tiên được tác giả đề cập đến Để

nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu về báo mạng

điện tử nước ngoài và ở Việt Nam Tiêu biểu là một số tài liệu:

1 Mike Ward (2004), Journalisme Online — Báo trực tuyến, Vũ Tuấn Anh dịch NXB Focal Press |

2 Randy Reddick & Elliot King (2001), The Online Journalists, Nha báo trực tuyến: Sử dụng Internet và các nguồn điện tử khác, (Sách dịch) Mạch lê Thu, Nguyễn Thị Minh Hiền, Vũ Tuấn Anh, Vũ Thế

Cường, Phạm thị Hồng Phương dịch Nxb Trường Cao đẳng

Harcourt

Trang 7

4 Nguyén Son Minh (2002), Phat thanh trén mang Internet, Luan van Thạc si KHXHNV, Trường đại học KHXH&NV, Hà Nội

5 Pham Thu An (2001), Ngôn ngữ báo chí Internet, Luận văn Thạc sĩ KHXHNV, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội

6 Hà Thu Hương (2003), Công chúng báo chí, Luận văn Thạc sĩ KHXHNV, Trường Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội

7 Nguyễn Thị Trường Giang (2004), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng

điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc si KHXHNV, Phan viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

Từ những tài liệu này, tác giả sẽ tham khảo, kế thừa các nghiên cứu khoa học, kế thừa những cơ sở lí luận về báo mạng điện tử gồm khái niệm, đặc điểm và một phần lí luận về tính tương tác của báo mạng điện tử như: diễn đàn, giao lưu trực tuyến làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận

~ + `

văn của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Đề tài nghiên cứu những hình thức hoạt động tương tác của báo mạng điện tử nhằm tổng hợp, xác định những vấn đề ly luận cơ bản về hoạt động tương tác của báo mạng điện tử Trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tương tác của các cơ quan báo mạng điện tử

3.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện những mục đích trên, tác giả luận văn cần thực hiện các

nhiệm vụ:

- Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, nhằm hệ thống hoá các khái niệm,

thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Trang 8

- _ Phân tích ưu, nhược điểm của các hình thức hoạt động tương tác của

các tờ báo khảo sát |

- Buéc dau đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tương tác của báo điện tử hiện nay

3.3 Phạm vì nghiên cứu

-_ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hình thức hoạt động tương

tác cụ thể trên báo mạng điện tử

- Pham vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:

+ Nghiên cứu chủ yếu 2 tờ Vietnamnet, VNExpress từ tháng

5/2005 đến tháng 5/2006

+ ý kiến của các chuyên gia về hoạt động tương tác của báo mạng điện tử

+ Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các tờ Nhân dân điện tử, Lao động điện tử đê làm cứ liệu so sánh

4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lí luận

Luan văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và

Nhà nước về báo chí truyền thông

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu

Khảo sát, tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động tương tác của báo

mạng điện tử (Vietnamnet, VNExpress)

Phỏng vấn sâu đối với những nhà báo trực tiếp làm về công việc này Phương pháp so sánh với các loại hình báo chí khác

Trang 9

sâu và tương đối hệ thống về hoạt động tương tác cụ thể của báo mạng điện tử,

góp một phần nhỏ bé vào kho tàng lí luận báo chí Việt Nam

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Lý luận:

Về phương diện lí luận, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào

nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử, do đó luận văn là công trình khoa học chuyên sâu và tương đối hệ

thống về thực tiễn này trên báo mạng điện tử 6.2 Thực tiễn:

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu, khảo sát tổng kết, đánh giá hoạt động tương tác trên các báo mạng điện tử và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo báo chí, cơ quan báo chí và những người quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Gồm mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương sau đây:

Chương I: Vai trò của hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử

Chuong II: Thuc trạng hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử

Chương IHH: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử

Trang 10

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

1.1 Khái niệm tương (tác

Ne ff ZA

Từ điển tiếng Việt định nghĩa động từ "tương tác" là “sự ác động qua lại lẫn nhau” ví dụ như quan hệ tương tác giữa hai vật hay sự tương tác giữa ánh sáng và môi trường [36, tr 1081]

ZN

Đại từ điển Webster đã định nghĩa động từ "tương tác" (to interact) là “hành động qua lại; thực hiện những hành động qua lại" [3] Nếu chúng ta xem xét về sự tương tác trong cuộc sống hằng ngày, ta sẽ tìm thấy những ví dụ sát thực trong các tình huống xã hội: một cuộc đối thoại, một ván tennis, trình diễn một bản nhạc Tất cả các hình thức giải trí mang tính tương tác cao này cho thấy mỗi hình thức cần có sự cộng tác, các bên liên quan phải phối hợp hoạt động, nếu không quá trình này sẽ sụp đổ; tất cả các bên đều thực hiện quyền lực của mình đối với bên kia, tác động đến những gì bên kia làm và thông thường, có những thoả thuận (ngầm) là ai sẽ làm gì, làm như thế nào và khi nào Trong những ví dụ này, sự tương tác là một sự giao kết phức tạp và

năng động giữa 2 hay nhiều bên

Như vậy, có thể hiểu: tương tác là hoạt động, tác động qua lại lẫn

nhau của hai hay nhiều chủ thể nhằm mang đến những kết quả mới hơn trong sự vận động của xế hội

Trang 11

1.2 Báo mạng điện tử và tính tương tác của báo mạng điện tử

1.2.1 Khái miệm báo mạng điện tử

Để phân tích về hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử, trước hết, chúng ta phải hiểu về khái niệm báo mạng điện tử Trong lí luận báo chí truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về báo mạng điện tử và các tác giả đã đưa ra nhiều quan niệm về loại hình báo chí này Tuy nhiên, dù tiếp cận ở góc độ nào thì quan điểm của các nhà khoa học đều có những điểm chung: báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới, có khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh chỉ trong vòng vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế

Sau khi tham khảo các tài liệu, chúng tôi lựa chọn khái niệm về báo mạng

điện tử dưới đây làm cơ sở cho nghiên cứu của mình

Báo mạng điện tử là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố công nghệ cao như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải

thông tin dựa trên nền tẳng mạng Internet toàn cầu [29, tr 7]

1.2.2 Đặc điểm của báo mạng điện tử

Là một loại hình báo chí mới ưu việt, báo mạng điện tử có khá nhiều

đặc điểm nổi trội như tính đa phương tiện, tính tức thời và phi định kỳ, tính

tương tác cao Trong đó, tính tương tác là một đặc điểm khá nổi trội của báo

mạng điện tử

- _ lính da phương tiện:

Tính đa phương tiện là sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh sống động, màu sắc, đồ hoạ, hình khối Nói cách khác, báo mạng điện tử kế thừa được những ưu thế của các phương tiện thông tin đại chúng khác để đến được với công chúng một cách hiệu quả nhất Một trang báo mạng điện tử có thể cùng một lúc cung cấp cho người đọc một bài báo viết, một bức ảnh như trên báo in, một đoạn nhạc

Trang 12

hay một phóng sự bằng hình ảnh, âm thanh hấp dẫn, truyền cảm Tinh

đa phương tiện là một ưu thế của báo mạng điện tử Tuy nhiên, khi trình độ kỹ thuật chưa cao thì tính đa phương tiện lại là một trở ngại, hạn chế

tốc độ hiển thị của nội dung trang báo

- Tinh tic thoi va phi dinh ky:

Mục tiêu của báo mạng điện tử là phải cung cấp những thông tin

mới nhất, nhanh nhất, hấp dẫn nhất, chính xác nhất Thông tin của báo

mạng điện tử được lưu giữ dưới dạng đĩa từ với dung lượng lớn, có thể xoá đi và bổ sung thêm thông tin bất cứ lúc nào, không chỉ được cập

nhật theo giờ mà còn theo phút Như vậy, báo mạng điện tử khắc phục

được tính chậm trễ theo định kỳ của các loại hình báo chí truyền thống Thông tin của báo mạng điện tử mang tính phi định kỳ và là thông tin nóng hổi (latest) nhất, mới nhất (Fresht) Nếu vào cùng một trang báo

mạng điện tử ở những thời điểm khác nhau trong một ngày thì có thể

nhận thấy một kết cấu hoàn toàn mới, nội dung thông tin mới, hình ảnh mới, giờ sau khác so với giờ trước Điều này chứng tỏ báo mạng điện tử có kha nang dap ứng cao nhất, hiệu quả nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng

- Tính tương tác cao

Tính tương tác cao (interactive) là điểm khá nổi trội của báo

mạng điện tử Tính tương tác của báo mạng điện tử được hiểu là khả năng thông tin qua lại và thông tin đa chiều, nhanh chóng giữa người

với máy tính, giữa công chúng với toà báo, giữa các nhóm bàn luận về

một chủ đề nào đó Tính tương tác của báo mạng điện tử được hiểu ở 3

góc độ:

+ Tương tác định hướng: là sự định vị trên các văn bản, như các nút

"trang tiếp", "trở về đầu trang” + Tương tác chức năng:

Trang 13

Là sự linh hoạt của các đường dẫn cho phép người đọc khả năng tham chiếu tới các nội dung khác các siêu liên kết (hyper link) tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổ sung thông tin trong cùng một chủ đề Siêu liên kết có mặt ở mọi trang báo khiến các trang báo mạng điện tử không

tồn tại độc lập mà được gắn kết với nhau thành kho tư liệu khổng lồ

Người đọc có thể thâu nhận được lượng thông tin phong phú, sâu sắc về mọi vấn đề mà mình mong muốn Tương tác chức năng biểu thị khả năng truyền tải thông tin không hạn chế và mức độ lan toả rất rộng của thông tin báo mạng điện tử

+ Tương tác tuỳ biến:

Là tính thông minh ở các công cụ cá nhân (hộp thư điện tu), 6 các site có nội dung chia sẻ và thảo luận Tương tác tuỳ biến cho phép báo mạng điện tử tự thích ứng để đón tiếp công chúng của mình (người

truy cập vào tờ báo), nhận sự phản hồi của họ về từng tin bài, về tác giả

bài báo, về hình thức tờ báo hầu như toà soạn tức thời nhận được ý

kiến phản hồi của độc giả - ngay sau khi bài báo được đẩy lên mạng Quá trình chọn lọc, xử lý, trả lời bạn đọc cũng rất nhanh nhờ sự hỗ trợ của cơng nghệ cao Tồ soạn báo mạng điện tử cũng sử dụng hộp thư

điện tử để thiết lập các diễn đàn công cộng, thu hút ý kiến của bạn đọc

về chủ đề do toà báo nêu ra, tạo sự tranh luận qua lại, hoặc lôi cuốn, hoặc gay gắt, hoặc kéo dài trong một thời gian Tuy nhiên, kết luận vấn đề của diễn đàn là do quyền của toà soạn báo Tính tương tác cao này là điểm ưu thế của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác Nhớ nó mà công chúng cảm thấy tự tin, mạnh dạn, cảm thấy được coi trọng khi đến với báo mạng điện tử; còn toà soạn báo mạng điện tử lại có thể điều chỉnh nội dung và hình thức tờ báo sao cho phù hợp với nhu

cầu của người đọc [29, tr 7 - 9]

Trang 14

Tương tác tuỳ biến cũng chính là nội dung chủ yếu của hoạt động tương tác ứng dụng trên báo mạng điện tử, là đối tượng được nghiên cứu chính trong luận văn này Tương tác tuỳ biến có một số hình thức tương tác bao gồm tương tác qua thư điện tử, qua Box phản hồi, đường dây điện thoại nóng,

đường thư từ bưu chính, dién dan, câu lạc bộ, thăm dò dư luận Các đặc điểm

khác của tính tương tác không thuộc nội dung tương tác tuỳ biến sẽ không được đề cập đến

1.3 Vai trò của hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử

1.3.1 Thắt chặt mốt quan hệ cơng chúng - tồ báo

Cơng chúng và toà soạn báo là mối quan hệ đã được các loại hình báo chí truyền thống thiết lập từ khi báo chí mới ra đời Đối với bất cứ một loại hình báo chí nào, từ báo in đến phát thanh - truyền hình, toà soạn bao giờ cũng thành lập Ban bạn đọc, nghe, xem để tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía công chúng Nhờ có Ban bạn đọc, nghe, xem này mà mối quan hệ giữa toà soạn và bạn đọc ngày càng được thắt chặt Tuy nhiên, so với các loại hình báo chí truyền thống, Ban bạn đọc, nghe, xem chỉ là một trong những bộ phận tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa cơng chúng và tồ soạn Báo mạng điện tử nhờ khả năng tương tác cao nên mỗi quan hệ giữa công chúng độc giả và toà soạn ngày càng được thắt chặt hơn, từ việc tiếp nhận thông tin đến giao lưu với toà soạn

Trước hết, phải khẳng định môi trường của báo mang điện tử là Internet, độc giả của báo mạng điện tử là những người biết sử dụng Internet, đo đó khả năng giao lưu giữa toà soạn và độc giả của báo mạng điện tử diễn ra nhiều hơn trên môi trường Internet Đây chính là điểm đặc biệt của báo mạng điện tử so

với các loại hình báo chí truyền thống khác

Về thế mạnh, báo mạng điện tử có khả năng cập nhật thông tin liên tục, 24/24 giờ trong ngày và độc giả của báo mạng điện tử cũng có thể thưởng thức

thông tin bất cứ thời điểm nào trong ngày Trước đây, mọi người đã quen kiên

Trang 15

nhẫn đợi đọc một tin hấp dẫn nào đó trên báo giấy vào sáng sớm của một ngày mới, hoặc nhanh nhất cũng vào một giờ cố định của chương trình phát thanh hay truyền hình Bây giờ, nhiều người không thể kiên trì như vậy, có khi giữa đêm khuya, họ vào mạng Internet săn tin vừa cập nhật Sự kiện sóng thần là một ví dụ, hàng trăm nghìn người trong đêm đã truy cập vào các báo mạng

điện tử để nắm thông tin về thảm hoạ sóng thần Và cũng trong thời điểm đó,

họ có phản ứng tức thời về những thông tin nhận được tới toà soạn báo mạng

điện tir thong qua e-mail, các feedback Như vậy, cùng với việc cung cấp thông tin liên tục, tức thời đến độc giả, không có rao can về thời gian đã kéo theo hoạt động tương tác trên báo điện tử cũng không bị hạn chế về mặt thời gian

Công chúng độc giả của báo mạng điện tử có thể tiếp nhận thông tin bất cứ lúc nào Không sợ hết báo tại sạp như báo In và cũng không sợ bỏ qua chương trình như phát thanh hay truyền hình Nhược điểm duy nhất là nghẽn mạng (server busy) nhưng đây chỉ là lỗi kỹ thuật và có thể khắc phục trong thời gian ngắn nhất Không những thế, thông tin trên báo mạng điện tử được cung cấp, cập nhật liên tục, đáp ứng yêu cầu độc giả Bởi tính liên tục như vậy

nên độc giả có thể bất cứ thời gian nào đều có thể phản hồi thơng tin đến tồ

soạn Việc tiếp nhận thông tin phản hồi sẽ được phần mềm tự động tiếp nhận nhờ các tính năng ưu việc của mạng Internet, nên ngay sau khi chuyển phát,

độc giả sẽ được báo cáo về việc thông tin đã đến với toà soạn Điều này tạo

nên sự yên tâm đối với công chúng độc giả, mang lại cho họ cảm giác thấy ý kiến của mình sẽ được tồ soạn tơn trọng, lưu ý sử dụng

Về không gian, với báo mạng điện tử, độc giả có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi với một chiếc máy tính và đường truyền Internet Không gặp phải trở ngại phát hành như báo ¡in và không bị hạn chế không gian truy cập Độc giả báo mạng điện tử có thể đọc báo từ nước ngoài, từ châu lục khác và cũng nhanh chóng thực hiện việc tham gia ý kiến của mình đến toà soạn Thậm chí,

Trang 16

Có thể thấy ngay việc tiếp nhận thông tin trên báo mạng điện tử cùng lúc là việc tiếp nhận thông tin mang tính chất 2 chiều Trong đó một chiều từ tờ báo đến độc giả và một chiều ngược lại từ độc giả đến tờ báo So với loại

hình truyền hình và phát thanh truyền thống, khán thính giả chỉ có thể tiếp

nhận một cách thụ động những gì đã được lên khung phát sóng trước thì ở

báo mạng điện tử nhờ vào công nghệ Internet, độc giả có thể lựa chọn những thông tin mình muốn xem và có thể lập tức yêu cầu tồ soạn thơng tin thêm Độc giả có thể phản ứng trực tiếp đối với tin tức tiếp nhận được, có thể bày tỏ

thái độ với các thông tin mới được cập nhật Căn cứ vào đó, tờ báo sẽ quyết

định tiếp tục thông tin hay không thông tin về lĩnh vực, đề tài đó Đây là một

trong những ưu thế khiến cho báo mạng điện tử từ khi xuất hiện đã cạnh Ũ tranh khá gay gắt với báo ¡n, trở thành một loại hình báo chí được yêu Í

chuộng trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay :

Độc giả của báo điện tử nhờ vào công nghệ Internet đã có thể trò chuyện, trao đổi, nêu ý kiến của mình đến toà soạn báo một cách nhanh

chóng, thuận tiện Không những vậy, khoảng cách về không gian và thời gian

đã được dỡ bỏ tạo điều kiện cho độc giả luôn luôn có thể truy cập tờ báo khi

mình muốn Với những diễn đàn, họ có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của :

mình về cdc van dé dugc néu ra thao luan, tham chi, chinh c4 nhan méi déc |

giả đều có thể nêu ra chủ đề thảo luận Đây là điều báo in do hạn chế về trang | báo; phát thanh - truyền hình do hạn chế về thời lượng phất sóng nên không

Trang 17

cao của báo mạng điện tử Nó đã tạo nên một mối quan hệ ngày càng gắn bó,

mật thiết hơn với công chúng độc giả của mình

Tóm lại, khác với báo in, phát thanh hay truyền hình, công chúng độc giả của báo mạng điện tử luôn luôn có thể tương tác bất cứ lúc nào, nơi đâu và

nhanh nhất với toà soạn báo Khoảng cách về không gian, thời gian trong quá

trình tương tác với cơ quan báo điện tử đã được giới hạn đến mức thấp nhất,

thuận tiện nhất cho độc giả Đây cũng là ưu điểm đặc biệt của mạng Internet

và báo mạng điện tử được biết cho đến nay

1.3.2 Mở rộng nguồn thông tin

Trước khi báo mạng điện tử ra đời và cho đến nay, các loại hình báo chí

truyền thống vẫn coi trọng thu ban đọc, thông tin qua đường dây nóng là những nguồn tin hết sức tin cậy, đa dạng và phong phú đối với toà soạn và hoạt động phóng viên Khơng ít tồ soạn đã thiết lập những tổ phóng viên chuyên sử dụng để xử lý các thông tin qua đường dây nóng và kiến tạo nó trở thành một chuyên mục trên báo Nắm được thế mạnh thông tin đó, ngay khi ra đời, báo mạng điện tử đã chú trọng đến việc tiếp nhận thông tin do độc giả cung cấp Hoạt động tương tác giữa công chúng và tồ soạn càng hiệu quả, thơng tin được cung cấp đến toà soạn ngày càng nhiều Hơn hẳn các loại hình

báo chí truyền thống, bằng việc có nhiều hình thức tương tác và khả năng xố

bỏ ranh giới khơng gian, thời gian, toà soạn báo mạng điện tử có nhiều cách tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn tin khác nhau Từ việc nắm bắt nguồn tin, phóng viên sẽ triển khai thêm nhiều tin bài phong phú hơn nữa

Như đã phân tích ở trên, việc tạo ra mối quan hệ thân thiết, gần gũi với công chúng là một trong những điều kiện để mang lại những nguồn tin cho báo mạng điện tử Nguồn tin ở đây có thể chia ra thành hai mảng tách biệt Thứ nhất là thông tin do độc giả cung cấp để phóng viên tác nghiệp và thứ hai là thông tin do độc giả đã chuyển hoá thành tin hoặc bài

Trang 18

Đối với dạng nguồn tin (thông tin thuần tuý) đã được độc giả chuyển

hoá thành tin hoặc bài, các biên tập viên sau khi tiếp nhận có thể biên tập để

sử dụng Thông thường các tin tức như thế này khá độc đáo mà các cơ quan báo chí khác không có được do chỉ có độc giả trực tiếp viết tin chứng kiến hoặc nắm bắt được Các độc giả này khi đó vừa là nguồn cung cấp tin nhưng cũng là cộng tác viên của tồ soạn Thơng tin do nguồn tin này cung cấp được sử dụng như tin bài do phóng viên tác nghiệp và cũng được trả nhuận bút như bình thường Đơi khi, tồ soạn có thể nắm giữ danh sách và liên lạc với độc giả này để mời cộng tác, nhất là với độc giả có lĩnh vực chuyên môn riêng biệt hoặc ở xa, nơi phóng viên của toà soạn không tới được

Thứ hai, nhờ vào việc liên lạc với toà soạn nhanh chóng, độc giả có thể cung cấp những thông tin thô, từ đó, phóng viên sau khi tiếp nhận có thể chuyển hoá thành bài viết, hoặc từ những thông tin tiếp nhận được, phóng viên

phải xác minh, sau đó thu thập tư liệu để viết bài Thông tin theo điện này

thường không xuất hiện trong kế hoạch tin bài của phóng viên mà mang tính đột xuất cao, nhất là đối với thông tin trên các đường dây nóng

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực báo mạng điện tử, thông tin được độc giả gửi đến qua đường e-mail, đường dây nóng hay đơn thư rất nhiều và qua xác minh, đa phần đều chính xác Mỗi hoạt động tương tác này cho phóng viên một nguồn tin khác nhau Điểm đặc biệt là phóng viên có

thể đễ dàng kiểm chứng thông tin đó là sự thực hay không dựa trên việc nắm

các thông tin cá nhân độc giả cung cấp Cụ thể, các thư điện tử được gửi đến

đều có địa chỉ rõ ràng, phóng viên có thể lập tức trao đổi trở lại để tìm hiểu

thông tin hoặc đề nghị cung cấp thêm thông tin Lúc này, nguồn tin tiếp tục cung cấp cho phóng viên những thông tin bổ trợ cho thông tin ban đầu cung

cấp để có thể xử lý thành bài viết Đây được coi là nguồn tin tĩnh do thông tin mang tính chất trao đổi và sẽ được thẩm định Ngoài ra còn có các nguồn tin

nóng khác nhau

Trang 19

Đối với báo mạng điện tử (kể cả các loại hình báo chí khác), Internet là nơi cung cấp nguồn tin không thể thiếu cho người phóng viên Internet - ngoài chức năng như một nơi tham khảo thông tin khổng lồ còn giúp phóng viên biết

được những tin liên quan đến lãnh vực mình phụ trách Tùy theo lĩnh vực, sẽ

có những trang web phóng viên phải vào thăm thường xuyên để cập nhật tin tức Trang web này có thể của các cơ quan, tổ chức hay cá nhân tạo ra hoặc

giới thiệu đến cơ quan báo chí, Đó cũng được coi là một nguồn tin hữu hiệu

của phóng viên ở các trang web của cơ quan, tổ chức, phóng viên có thể nắm

được lịch công tác, biết trước những sự kiện thời sự trong tuần, trong tháng, qua đó lên kế hoạch cho các bài viết, những tin tức trong tương lai

Nguồn tin của phóng viên còn là các lĩnh vực được theo dõi Đó có thể

là các quan chức đầu ngành mình đang phụ trách, thư ký hành chính các cơ quan, giám đốc, trưởng phòng, cô tiếp tân, người phụ trách báo chí, quan hệ đối ngoại Nguồn tin tốt có thể chủ động gọi điện, e-mail cho phóng viên biết

trước một sự kiện thời sự sắp diễn ra Tuy nhiên, trong những chừng mực cụ

thể, nguồn tin có thể chi phối phóng viên Các công ty lớn thường có bộ phận

quan hệ đối ngoại Chính những nhân viên trong bộ phận này sẽ đưa danh

sách phóng viên vào làm mạng lưới quan hệ cho chính mình, vì vậy phóng

viên thường bị giội bom bởi thư mời, thông báo báo chí đủ loại, đủ kiểu Trình độ nhân viên càng chuyên nghiệp chừng nào thì thông tin họ cung cấp càng ở dạng dễ đăng báo chừng đó Do đó, phóng viên chỉ nên sử dụng những nguồn tin này mang tính chất tham khảo và tư liệu cho bài viết của mình

Bên cạnh đó, các thông tin từ diễn đàn của độc giả mang lại hoặc các kết quả bình chọn, bỏ phiếu có thể được sử dụng như những tài liệu tham khảo cho bài viết của phóng viên Những đề tài được độc giả tranh luận cũng là những đề tài cần có sự trả lời của chuyên gia trong lĩnh vực đó Lúc này,

phóng viên lập tức có thể đặt bài chuyên gia hoặc phỏng vấn họ để trả lời cho

độc giả về vấn đề đang được quan tâm

Trang 20

Tóm lại, các hoạt động tương tác rất đa dạng trên báo mạng điện tử đã mang đến những nguồn thông tin phong phú cho đội ngũ cán bộ, phóng viên của toà báo Ngoài ra, hoạt động tương tác còn tạo điều kiện cho các phóng

viên có thể xác minh độ chính xác và khai thác các nguồn tin này một cách có

hiệu quả nhất Qua đó cho thấy hoạt động tương tác có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ của phóng viên nói chung và toà soạn nói riêng 1.3.3 Góp phần bổ sung hoặc thay đổi một phần kế hoạch tuyên truyền và

phát triển tờ báo

Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho phóng viên báo mạng điện tử tác

nghiệp, độc giả của tờ báo còn dành không ít những ý kiến để yêu cầu thông tin thêm hoặc góp ý cho toà soạn báo mạng điện tử từ phương thức hoạt động

cho đến tổ chức, thông tin Những ý kiến này như một kênh điều tra xã hội

học về nhu cầu độc giả nên sẽ được thống kê, đánh giá tính khả thi để từ đó toà soạn có những bước đi thích hợp

Đối với loại ý kiến yêu cầu tồ soạn tiếp tục thơng tin về các vấn đề

đang tuyên truyền, toà soạn có thể căn cứ trên đó để chỉ đạo phóng viên triển

khai tin bài phù hợp Việc tổng hợp các ý kiến trên có thể định hướng độc giả

cần gì trong giai đoạn tiếp theo, từ đó, toà soạn lập kế hoạch tuyên truyền cụ thể về các van dé đó Ví dụ trong mùa tuyển sinh, độc giả quan tâm, cần được

thông tin về tỉ lệ chọi vào các trường đại học, trường nào sẽ tuyển những

ngành gì Đáp ứng nhu cầu đó, toà soạn chỉ đạo nhóm phóng viên giáo dục,

thậm chí, có thể tăng cường nhân lực để làm đậm các thông tin về tuyển sinh

đại học Các kế hoạch này có thể được định hướng từ trước nhưng cũng có thể phát sinh do sự kiện hoặc nhu cầu độc giả

Các ý kiến đóng góp cho toà soạn, bộ phận nghiên cứu độc giả của báo

mạng điện tử sẽ thực hiện việc tổng hợp, thống kê cụ thể cho từng loại ý kiến

đóng góp Ngoài ra, bộ phận này cũng sẽ thực hiện việc đánh gía hiệu quả của

hoạt động tương tác trên tờ báo của mình, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến

Trang 21

trang báo cũng như cải tiến phương thức trao đổi, tiếp xúc với công chúng Các kết luận, đề xuất của bộ phận này đưa ra sẽ là căn cứ quan trong cho chiến lược phát triển của tờ báo Ban lãnh đạo tờ báo có thể căn cứ một phần trên các đề xuất, đánh giá và góp ý này để xây dựng kế hoạch tuyên truyền và

phát triển trong tương lai một cách hiệu quả hơn

1.4 Hoạt động tương tác trên các báo mạng điện tử tại Việt Nam

Cùng với việc gia tăng của dịch vụ Internet tại Việt Nam, của nhu cầu tiếp nhận thông tin, số lượng các cơ quan báo chí cung cấp thông tin trực tuyến cũng tiếp tục gia tăng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các website điện tử, "con đẻ” của cơ quan báo chí và báo mạng điện tử chuyên nghiệp Theo thống kê của Bộ Văn hố Thơng tin, tính tới tháng 6-2006, cả nước đã có 88 website báo điện tử, bao gồm hai hình thức: báo mạng điện tử chuyên

nghiệp và website báo mạng điện tử của cơ quan báo chí

Báo mạng điện tử chuyên nghiệp hiện nay ở nước ta có 5 tờ đã được Bộ Văn hố thơng tin cấp giấy phép chính thức, hoạt động độc lập Đó là Vietnamnet, VNExpress, VDCMedia, Báo mạng điện tử Đảng Cộng sản Việt nam và Báo mạng điện tử Tổ quốc thuộc Bộ Văn hố Thơng tin Trong số này, VNExpress (Tin nhanh Việt Nam) và Vietnamnet là hai tờ báo được công chúng đánh giá cao, hoạt động hiệu quả nhờ phong cách chuyên nghiệp, cung

cấp thông tin liên tục, thoả mãn phần lớn các nhu cầu của công chúng Hai tờ

báo trên có đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp và tự chủ được phần lớn thông

tin cập nhật trên báo Có thể nói đây là hai tờ báo điện tử thành công nhất hiện

nay và tổ chức hoạt động chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm Báo

mang dién tu (Online Newspaper)

Các cơ quan báo điện tử còn lại là VDCMedia, Báo mạng điện tử Tổ quốc và Báo mạng điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy đã có đội ngũ phóng viên, hoạt động theo mơ hình Tồ soạn báo nhưng chưa tự chủ thông tin, sử

Trang 22

dụng phần lớn tin tức của các hãng tin, các cơ quan báo chí khác nên chưa hấp

dẫn, ít thu hút độc giả Qua thăm dò ý kiến của 500 độc giả, có 74% và 82% độc giả thường xuyên đọc tin tức trên VNExpress và VietNamnet, trong khi

đó con số này ở các báo mạng điện tử và website khác đa phần dưới 50% (Khảo sát của tác giả khi tiến hành đề tài)

Website điện tử của các cơ quan báo chí như Nhân dân Online, Tuổi trẻ Online, Tiền phong Online đang là xu hướng phát triển chủ yếu của các cơ

quan báo chí nước ta hiện nay Hầu hết các cơ quan báo chí (bao gồm cả báo in, phát thanh - truyền hình) có tiềm lực kinh tế mạnh và điều kiện phương

tiện kỹ thuật, đội ngũ cán bộ phóng viên đều đã ra các website điện tử của mình Mô hình hoạt động của các trang báo mạng điện tử này cũng tương tự như báo mạng điện tử chuyên nghiệp, từ cung cấp thông tin trực tuyến đến dịch vụ gia tăng kèm theo

Bảng 1.1: Thống kê ý kiến độc giả truy cập một số trang báo mạng điện tử (don vi tinh %) Thường xuyên | Thi thoảng | Không bao giờ Vietnamnet 82 16 2 VNExpress 74 25 1 Tuổi trẻ Online 56 27 17 Nhân dân điện tử 27 15 | 58

Tién phong Online 43 33 24

Tuy nhiên, tất cả các trang web này đều chỉ là website điện tử, "con đẻ" của các Toà soạn báo "mẹ" Sở dĩ như vậy vì số lượng thông tin cập nhật trên các website này có đến 80% là thông tin đã được đăng tải trên tờ báo mẹ Việc của đội ngũ kỹ thuật là đưa các bài viết đã xuất bản đó lên trang web, tổ chức

Trang 23

trình bày cho hấp dẫn bạn đọc Như vậy, những trang web này thực chất chỉ là trang thông tin đăng tải lại thong tin trên tờ báo mẹ là chính Tuy nhiên, cũng có một số toà soạn đã và đang từng bước cải tiến, muốn đi xa hơn trong việc biến website điện tử của tờ báo trở thành một tờ báo mạng điện tử hoàn toàn độc lập Các cơ quan đó tạo ra một đội ngũ phóng viên thường trực của Ban điện tử như Ban điện tử Báo Tiền Phong, Báo Tuổi trẻ, tác nghiệp ở những sự vụ nóng và cập nhật thông tin trực tuyến, ngay lập tức Thông tin trong trường hợp này đã thu hút sự chú ý của không ít độc giả nhưng để trở thành một tờ báo mạng điện tử chuyên nghiệp theo đúng nghĩa thì các cơ quan báo chí này còn cần một bước cải tiến dài trong thời gian tiếp theo

Hoạt động ở hình thức nào, chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp hay đơn giản chỉ là trang thông tin thuần tuý, các website và báo mạng điện tử đều chú trọng đến việc thăm đò sự quan tâm của công chúng báo chí Điều đó thể hiện

ngay trên mỗi trang web, các cơ quan báo chí đều có một bộ phận thu thập

thông tin phản hồi từ độc giả để giúp tăng cường hiệu quả tương tác giữa toà

soạn và công chúng báo chí nhằm xây dựng các trang báo mạng điện tử hiệu

quả hơn

Qua khảo sát hơn 80 trang báo mạng điện tử, website điện tử phiên bản của "tờ báo mẹ” hiện nay cho thấy, 100% các trang web này đều công khai địa chỉ thư điện tử (E-mail) và số điện thoại, địa chỉ toà soạn để công chúng báo chí có thể trực tiếp liên lạc với toà soạn Trong đó, việc trao đổi thông tin qua E-mail được coi là hoạt động tương tác có hiệu quả nhất do tính tiện dụng của nó Khi độc giả online để đọc báo, họ chỉ cần ấn vào dòng địa chỉ E-mail của

toà soạn, lập tức sẽ xuất hiện một cửa số trình duyệt để độc giả có thể gửi thư

phản hồi về thông tin mình quan tâm Các hình thức điện thoại hoặc thư qua

đường bưu điện, trao đổi trực tiếp tại toà soạn thường ít hiệu quả do công chúng báo chí điện tử sử dụng e-mail là phương tiện liên lạc chính

Trang 24

Một trong các hình thức tương tác thuận tiện khác đối với công chúng báo mạng điện tử là phần "ý kiến bạn đọc" (Feedback) ở cuối mỗi bài báo có

vấn đề, được dư luận quan tâm Cũng trong khảo sát trên chỉ có 16/80 trang

web điện tử sử dụng hình thức phản hồi thông tin này để lấy ý kiến độc giả Ngoại trừ các cơ quan báo mạng điện tử chuyên nghiệp chuyên sử dụng hình thức này, các website điện tử phiên bản báo in sử dụng nhiều gồm Tuổi trẻ

Online, báo Dân trí, Thanh niên Online Một số cơ quan báo chí cũng sử

dụng hình thức Vote (bỏ phiếu thăm đò dư luận) để tìm hiểu sự quan tâm,

quan điểm của công chúng về các vấn đề được quan tâm Thống kê trên cũng

cho thấy chỉ có 21/80 trang web sử dụng hình thức tương tác này để thăm dò

bạn đọc

Ngoài ra, một số cơ quan báo mạng điện tử như VNExpress, Vietnamnet hoặc Tuổi trẻ, Thanh niên còn cung cấp các điễn đàn (forum), các chương trình giao lưu trực tuyến thu hút sự quan tâm của công chúng Đây cũng là một hoạt động tương tác công chúng cực kỳ hiệu quả, cho thấy sự quan tâm của công chúng tới thương hiệu tờ báo, tới dịch vụ được cung cấp, tạo dựng nên uy tín cho tờ báo

Nhìn chung, cho dù là cơ quan báo mạng điện tử chuyên nghiệp hay

website điện tử phiên bản của "tờ báo mẹ” thì mỗi toà soạn đều chú trọng tới

thông tin phản hồi của độc giả báo mạng điện tử, vì tương tác chính là thế mạnh của loại hình báo chí này Tương tác trên báo mạng điện tử bắt buộc

độc giả phải động não, phải có ý kiến, chính kiến của mình về vấn đề dư luận

quan tâm Trên cơ sở nắm bắt các phản hồi đó, mỗi toà soạn sẽ có những bước đi kế tiếp đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả nhằm thu hút công chúng cho tờ báo của mình

Trang 25

Tiểu kết

Sự ra đời và phát triển của mạng Internet đã nhanh chóng kéo theo sự xuất hiện của một loại hình báo chí mới, đó là báo mạng điện tử Báo mạng điện tử là lại hình báo chí có quy trình sản xuất dựa trên nền tảng mạng Internet, được sinh ra từ ba loại hình báo chí tuyển thống và là phương tiện

truyền thông đại chúng sử dụng công nghệ kỹ thuật mạng Internet để chuyển

tải thông tin mang nội dung có ý nghĩa chính trị, xã hội theo mục đích nhất

định

Báo điện tử có những thế mạnh ưu việt mà các loại hình báo chí trước

đó không thể có Thông tin của báo mạng điện tử có tính thời sự cao, được cập nhật nhanh chóng Công chúng của báo mạng điện tử có thể tiếp nhận thông tin nhanh nhất ở bất cứ nơi náo Khả năng đa phương tiện, kết hợp giữa chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các phương tiện khác tạo nên hiệu quả truyền thông và sự hấp dẫn đặc biệt của báo mạng điện tử Nó có khả năng lưu trữ thông tin lớn, tìm kiếm dễ dàng nên ngày càng thu hút đông đảo độc giả

Báo mạng điện tử mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã phát triển mạnh

mẽ và ngày càng khẳng định vị trí không thể thiếu trong cuộc sống Trên thế

giới cho đến nay đã có hàng chục nghìn tờ báo mạng điện tử, chưa kể các trang thông tin trực tuyến Còn ở Việt Nam hiện nay cũng đã có 88 tờ báo mạng điện tử và website điện tử phiên bản của "tờ báo mẹ" Mặc dù chưa có

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cả về nhận thức cũng như cơ sở vật chất

kỹ thuật nhưng các cơ quan báo chí điện tử đã và đang làm phong phú thêm đời sống thông tin ở Việt Nam Báo mạng điện tử ngày càng cung cấp nhiều

thông tin hấp dẫn, bổ ích, được công chúng ngày càng quan tâm va đã tạo

được sự độc lập cần thiết để từng bước trở thành một tờ báo mạng điện tử

chuyên nghiệp

Trong số các đặc điểm nổi bật của báo mạng điện tử, tính tương tác là

một trong những đặc điểm tạo ra nét riêng biệt của loại hình báo chí này

Trang 26

Không những vậy, nó còn có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của tờ báo Độc giả báo mạng điện tử giờ đây không phải chờ đợi số báo mới ra hoặc các chương trình hộp thư của phát thanh truyền hình để xem ý kiến đóng góp của mình được tiếp nhận như thế nào Với báo mạng điện tử, độc giả ngay lập tức đã biết được toà soạn có nhận được ý kiến phản hồi của mình hay chưa Không những vậy, trong quá trình tương tác với báo, độc giả có thể trực tiếp tham gia thảo luận, bày tỏ các ý kiến của mình trên diễn đàn và hoà mình như một thành viên của toà soạn

Nhờ vào những hoạt động tương tác, cơng chúng và tồ soạn báo mạng điện tử đã ngày càng trở nên thân thiết hơn ý kiến bạn đọc không còn là các

phản ánh, góp ý đơn thuần mà có thể trở thành những nguồn thông tin hữu ích

cho phóng viên Đồng thời các đóng góp mang tính tích cực sẽ là căn cứ để toà soạn xem xét cải tiến thông tin cho phù hợp Trong một chừng mực nào đó, ý kiến độc giả có sự tác động đến cả kế hoạch, chiến lược phát triển của tờ báo Điều này một lần nữa khẳng định hoạt động tương tác có vai trò hết sức

quan trọng đối với tờ báo mạng điện tử trong quá trình hoạt động và phát triển

Trang 27

Chương HH

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

2.1 Tương tác trực tiếp qua thư điện tử (E-mail)

Trao đổi thông tin qua thư điện tử là hoạt động tương tác phổ biến nhất

của báo mạng điện tử VietNamnet và VNExpress Hiện nay, các cơ quan báo chí, kể cả báo in thuần tuý đều sử dụng phương tiện thư điện tử để liên lạc Tuy nhiên, ở các cơ quan báo chí khác, việc sử dụng thư điện tử để tương tác

với công chúng độc giả chưa được thực hiện Công đoạn này được giao cho

Ban bạn đọc thực hiện nên tính tương tác không cao, thậm chí, không đáp ứng được nhu cầu của độc giả Đối với hai tờ báo mạng điện tử trên, thư điện tử là

điều kiện tiên quyết, bắt buộc để nắm bắt thông tin độc giả

Trao đổi thông tin qua thư điện tử của Vietnamnet và VNExpress có nhiều hình thức rất phong phú và tiện lợi cho bạn đọc Để góp ý chung cho tờ

báo, độc giả có thể e-mail trực tiếp đến địa chỉ mail webmaster của mỗi cơ

quan báo chí này Hình thức tương tác này trước đây được sử dụng nhiều do

các toà soạn đặt địa chỉ mail webmaster thường trực trên Homepages (trang chính) Tuy nhiên, do việc phân cấp cho mỗi ban để chuyên nghiệp hoá hoạt động phóng viên, cả hai tờ báo trên đều có sự chuyển đổi bằng cách cung cấp

địa chỉ liên lạc đến thẳng các đơn vị ban, phòng trong toà soạn Pừ đây, các

trưởng ban hoặc người được phân công làm nhiệm vụ nhận các thông tin phản hồi sẽ đọc, lọc các thông tin để xử lý, trả lời bạn đọc hoặc giao phóng viên tìm

hiểu thông tin để cung cấp đến độc giả

Trang 28

Ở VNExpress, phần liên lạc với Toà soạn được đặt thường trực bên trái, ngay dưới các chuyên mục thông tin của toà soạn Mỗi chuyên mục của VNExpress tương ứng với mỗi Ban phụ trách việc đưa các tin, bài lên chuyên

mục đó Tương ứng với mỗi chuyên mục có một địa chỉ e-mail để thu nhận

các thông tin phản hồi của độc giả Cụ thể, khi độc giả đọc bài trong chuyên mục nào, nhấp chuột vào phần "Gửi toà soạn" sẽ hiện ra một cửa số liên lạc với toà soạn bạn đọc sau khi điền địa chỉ e-mail của mình, hoàn chỉnh nội dung thông tin phản hồi, thư sẽ được gửi đi Cũng trong giao diện này, ở phần "Gửi tới" có địa chỉ tất cả các đơn vị phòng, ban trong toà soạn, người đọc chỉ

việc chọn địa chỉ gửi đến, sau 1 giây, thư đã được chuyển đến địa chỉ người

nhận Cùng lúc đó, bạn đọc nhận được thông báo thư đã được gửi đến địa chỉ theo yêu cầu F os a Danh cho # WN (Ea TW Fe ees SS mử bó 4h bú Nt KC de Men Điện thoại: D91 2444 9324 chày ⁄ €Thöng tin tao qHữ năm; 402672z0n( SH Tp VớLTö3 soa

Mới Internet Exbolorer 4.0 trỡ lên, ban c6 thé nh&p truce tiếp nội dung tiéng

Viét theo kiéu Telex ma khéng can bộ gõ : Họ tên Giải tới Bạn Biên tập i Email l i I Tiêu đã

Hình 2.1: Hộp thư liên lạc toà soạn của VNExpress

Ông Phạm Hiếu, Trưởng Ban Xã hội của VNExpress, cho biết tại mỗi

ban của VNExpress, trưởng ban là người nhận thư độc giả, đọc và xử lý các : thông tin đó Cụ thể, với thông tin yêu cầu cung cấp tiếp tin tức hoặc cung cấp

Trang 29

tin, tìm hiểu thêm thông tin để đăng tải trên trang web Đối với thông tin mang tính chất trao đổi hoặc hỏi đáp, toà soạn sẽ trả lời trực tiếp đến địa chỉ e-mail

của bạn đọc Trao đổi về công việc nhận thư phản hồi này, ông Phạm Hiếu

cho biết: mỗi ngày, toà soạn nhận được hàng ngàn thư liên quan đến mọi lĩnh vực thông tin đăng tải Chỉ tính riêng trong 3 ngày từ 3-6 đến 5-6-2006 đã có khoảng 16.000 e-mail gửi đến Toà soạn cho tất cả các ban Bình quân một tháng, toà soạn có thể nhận được đến trên 100.000 e-mail gửi đến toà soan với nhiều nội dung khác nhau Hệ thống tự động nhận, chuyển mail theo địa chỉ

từng ban nhưng các lãnh đạo ban đều có thể kiểm soát, nhận được e-mail

chung của toà soạn

Khác với VNExpress, tờ Vietnamnet không sử dụng e-mail cho mỗi chuyên mục mà sử dụng các hình thức tương tác khác bằng e-mail Đó là sử dụng hộp mail webmaster, hotnews và Gửi phản hồi sau mỗi bài báo Hộp mail webmaster thường được dùng để nhận các thông tin liên lạc của cơ quan chức năng hoặc liên lạc của phóng viên với toà soạn Địa chỉ mail này được giới thiệu tại phần Toà soạn và trị sự, tuy nhiên, độc giả thường xuyên không truy cập được vào phần này do lỗi của trang web Bộ phận phụ trách nhận mail là Ban bạn đọc, sau khi nhận các ý kiến, các thành viên của ban sàng lọc trả lời các e-mail yêu cầu trả lời ý kiến phản ánh về các vấn đề, sự việc được chuyển cho các ban và các bộ phận liên quan

Trong khi đó địa chỉ mail hotnews@vasc.com.vn được coi là đường dây nóng Online của Vietnamnet luôn chạy thường trực dưới măng séc của trang báo Hộp mail này được sử dụng để nhận tin tức nóng của độc giả gửi về Thông tin qua hộp mail này chủ yếu của các cộng tác viên, có kinh nghiệm viết báo và được xử lý để đăng tải sau khi các bộ phận liên quan, phóng viên theo đối ngành, khu vực xác minh thông tin đó là chính xác Ngoài ra cũng có

các bài bình luận, chuyên luận về các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội đang

Trang 30

được quan tâm khác Tin tức gửi đến hộp mail hotnews(@vasc.com.vn nếu được sử dụng sẽ được trả nhuận bút như những bài báo của các phóng viên

Mục "gửi phản hồi" dưới mỗi bài báo của ViefNamnet có nhiều nét

tương tự như việc liên hệ toà soạn của VNExpress Cụ thể, độc giả muốn liên

_ lạc, trao đổi về nội dung thông tin bài viết, chỉ cần nhấp chuột vào "Gửi phần

hồi" sẽ có một cửa số liên lạc Điển thông tin cá nhân và nội dung muốn trao đổi (tối đa 4.000 chữ), thư sẽ được gửi đi và có báo cáo ngay với độc giả sau khoảng 1 giây Nội dung phản hồi sẽ được phóng viên nhận và xử lý (nếu có thể đăng tải) hoặc trả lời trực tiếp đến địa chỉ e-mail của ban doc Mac di

cũng là hình thức phản hồi dưới mỗi bài viết nhưng phương thức phản hồi

thông tin này hoàn toàn khác với mục "ý kiến của bạn" dưới một số bài báo

Nội dung này sẽ được đề cập đến trong phần sau

Gửi tin qua Riobils Gửi tin qua E-mail Intin KẾ J Gửi phản hồi

Hìừnh 2.2: Mục gửi phản hồi dưới mỗi bài báo của Vietnammnet

Thống kê của phóng viên Vietnamnet cho thấy mỗi bài viết được quan tâm có từ vài chục đến vài trăm e-mail phản hồi tuỳ theo độ hấp dẫn của nội dung thông tin và có đến 80% thông tin phản hồi đó là tích cực, một số có thể sử dụng làm tư liệu hoặc ý tưởng cho các bài viết liên quan đến chủ đề trao

đối

Về nhóm người đọc và phản hồi thông tin trên báo điện tử dưới hình thức e-mail, thăm dò 500 độc giả từ độ tuổi 20 đến 50 cho thấy chỉ có 8,4% độc giả gửi ý kiến của mình đến toà soạn báo mạng điện tử Phần lớn các ý kiến độc giả đều thuộc nhóm người từ 25 - 35 tuổi và là công chức Nhà nước, nhân viên văn phòng Kết quả này cho thấy, nhóm người đã đi làm, công nhân viên chức có điều kiện tiếp cận thông tin qua Internet là nhóm người có nhiều ý kiến đóng góp nhất đối với cơ quan báo mạng điện tử Lý do chính là họ có điều kiện tiếp xúc với phương tiện kỹ thuật, tiếp xúc với các nội dung thông

Trang 31

tin và có chính kiến về vấn đề quan tâm Trong khi đó, nhóm độc giả là sinh viên hoặc người trên 40 tuổi hầu như không có phản hồi ý kiến đến toà soạn 2.2 Box phản hồi trực tiếp dưới mỗi bài báo

Box phản hồi (Feedback) "ý kiến của bạn" là hình thức tương tác đặc trưng nhất của báo mạng điện tử vì chỉ ở duy nhất báo điện tử, độc giả mới có thể nêu ý kiến của mình dưới mỗi bài viết Cụ thể, ngay dưới mỗi bài báo phản ánh về các vấn đề dư luận quan tâm, các toà soạn báo đều thiết kế một box phản hồi "ý kiến của bạn" hay "ý kiến độc giả" để lấy ý kiến về vấn đề này Theo đánh giá của các phóng viên của báo mạng điện tử Vietnamnet và 'VNExpress, đây là mục có rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến vì hình thức phản hồi nhanh chóng, thuận tiện và các vấn dé đưa ra lấy ý kiến đều rất được quan

A

tam

"ý kiến của bạn” là một trong những mục đã được xây dựng từ khi hình thành website báo mạng điện tử Trong thiết kế cấu trúc website, Ban lãnh đạo của các báo mạng điện tử đã coi đây là một trong những nội dung không thể thiếu của website vì nó thể hiện được thế mạnh của tờ báo, đó là tính tương tác tức thời đối với độc giả Tuy nhiên, nó không được sử dụng rộng rãi dưới mỗi bài báo như mục “Gửi phản hồi" trên Vietnamnet hay "Gửi toà soạn" của

VNExpress Box phản hồi được đưa ra dưới bài báo khi có một bài viết về

những chủ đề nóng có khả năng thu hút được nhiều người quan tâm hoặc có thể tạo nên sự tranh luận theo nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau hoặc vấn đề

bức xúc trong xã hội Phóng viên Nguyễn Hoài Linh của toà soạn Vietnamnet

cho biết việc quyết định có hay không có đưa box phản hồi dưới mỗi bài báo

sẽ do Ban biên tập quyết định dựa trên tiêu chí trên Tuy nhiên, phóng viên và lãnh đạo ban khi gửi bài viết có thể đệ trình ý kiến lập Box phản hồi cho bài viết nếu thấy cần thiết

Trang 32

Box phản hồi sau mỗi bài viết hoạt động tương tự như e-mail liên lạc

với toà soạn Sau khi bạn đọc có ý kiến, hệ thống sẽ báo đã nhận được ý kiến của độc giả Trong khi đó, ý kiến sẽ được chuyển trực tiếp đến hộp mail của các ban (đối với VNExpress) và đến email của Ban Bạn đọc (đối với Vietnamnet) Ý kiên của bạn: Địa chỉ: E-mail: Tiêu đề: File gửi kèm: 100KB) File gửi kèm: 100KB) File gửi kèm; 100KB) _ Nội dung: lỗ] sùi tín qua Mobile 3 Gut tin qua E-mail ©) in tin gửi phản hãi h

Hinh 2.3 Box phan héi cia Vietnamnet

Đối với toà soạn VNExpress, ý kiến tại Box phản hồi được chuyển về - địa chỉ e-mail trùng với địa chỉ e-mail từng ban tương ứng tại mục Gửi toà : soạn Do đó, việc phân lọc các ý kiến phản hồi qua "ý kiến của bạn" và Thư L

toà soạn gặp nhiều khó khăn Để có thể phân biệt, trưởng ban hoặc cá nhân

Trang 33

phân loại Phỏng vấn các phóng viên phụ trách chuyên mục của VNExpress,

họ cho biết: bài viết nào khi đã đặt box phản hồi đều nhận được ý kiến độc

giả Do không có hệ thống đếm nên không thể thống kê con số chính xác ý

kiến qua box phản hồi của mỗi bài báo Mỗi bài viết có vấn đề, có thể nhận

đến hàng trăm thư độc giả mỗi ngày Bình quân các bài được đặt box phản hồi nhận mỗi ngày hàng chục ý kiến Các ý kiến này nếu hay sẽ được biên tập và

trích đăng ngay dưới bài viết, tạo cho độc giả nhìn nhận thông tin nhiều chiều

hơn về sự việc được phản ánh Số ý kiến trích đăng trên VNExpress không

nhiều do không có bộ phận chuyên môn xử lý thông tin và một phần có thể do

chủ trương của Ban Biên tập

Ví dụ như trong loạt bài về chủ đề bàn về việc cấm đăng ký xe máy của

UBND TP Hà Nội, nhiều độc giả đã thông qua hình thức này để nêu ý kiến của mình Các ý kiến phản hồi của độc giả ngày 8-12-2005 đã được VNExpress trích đăng dưới chủ đề “Cán đăng ký xe máy là che đậy yếu kém trong quản lý”

Nguoi gui: nguyen viet luat Gửi tới: Ban Biên tập

Tiêu đề: cam xe may - hanh vi xam pham hien phap

UBND thành phố Hà Nội là cơ quan công quyên lẽ ra phải là người tuân thủ, chấp hành nghiêm túc hiến pháp và pháp luật, đi đầu trong xây dựng

nhà nước pháp quyên Khi Thủ tướng đã có § kiến về việc này, Bộ Công an đã

ra lệnh huỷ bỏ, thì UBND thành phố vẫn cố tình bảo vệ quan điểm sai trái

Người gửi: Đỗ Tiến Vinh |

Gửi tới: Ban Biên tập

Tiêu đề: Tiếp tục ngừng đăng ký

Tôi không hiểu tại sao UBND TP Hà Nội lại chủ trương tiếp tục một quyết định mà ai cũng biết là chỉ có hiệu quả để báo cáo thành tích, trong khi

các ban ngành chức năng bế tắc trong việc giải quyết ùn tắc giao thông Nó

Trang 34

giống như cách đánh đố khi cấm đăng ký trong lúc nhu cầu về phương tiện di

lạt của người dân tăng lên và các phương tiện giao thông công cộng một phần

không thể tương thích được với hạ tầng giao thông của Ha Nội, một phần

chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân

Ngoài ra, VNExpress sử dụng các bài viết hay vào chuyên mục "Bạn đọc viết” nên hoạt động tương tác dưới hình thức box phản hồi không phát huy hiệu quả tối đa So với một số cơ quan báo chí khác như Tuổi trẻ Online, Dân trí, box phản hồi của các website điện tử này hoạt động hiệu quả hơn và thu

hút nhiều ý kiến hấp dẫn

Mặc dù nhận được nhiều thư như vậy nhưng quá trình phân loại thư, ý kiến box phản hồi của VNExpress cũng còn nhiều hạn chế Cụ thể, trình duyệt

e-mail của VNExpress không có chế độc lọc spam (thư rác) nên hàng ngày có

rất nhiều các spam được chuyển đến Do đó, các phóng viên phải thực hiện

việc phân loại thủ công bằng hình thức đọc tiêu đề mỗi thư Điều này dẫn đến

số ý kiến phản hồi bị bỏ qua nhiều do không check mail hoặc đọc qua loa Trong khi đó, "box phản hồi”, toà soạn Vietnamnet giao hẳn cho bộ phận ban bạn đọc xử lý, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn Về kỹ thuật, thông tin sau khi được bạn đọc post (gửi đi) sẽ được chuyển đến địa chỉ mail

toà soạn do ban bạn đọc quản lý Các phóng viên Ban bạn đọc sau đó sẽ xem

xét, sàng lọc các thông tin phản hồi dưới hình thức Feedback và biên tập để đăng tải Những ý kiến được chọn đăng sẽ chỉ biên tập phần câu chữ, không thay đổi nội dung, chủ ý của bạn đọc và tổng hợp thành một chùm ý kiến Từ

đó, dựa trên quan điểm của toà soạn về từng vấn đề để chọn đăng cho phù

hợp Cố vấn của Vietnamnet, ông Nguyễn Lương Phán, cho biết: tuỳ vấn đề

phản hồi sẽ chọn ý kiến để đăng, có vấn đề rất nhiều ý kiến nhưng có vấn đề

sẽ không được chọn đăng Tuy nhiên, nếu chọn đăng thì đây chỉ là những ý kiến độc giả chứ chưa phải sản phẩm báo chí nên toà soạn sẽ không trả nhuận bút

Trang 35

Các chuyên gia của Vietnamnet như phóng viên Huyền Trang, Thanh

Hảo, Trần Kiên cho biết mỗi Feedback có trung bình từ 100 - 300 ý kiến, thấp

nhất là 30 - 50 ý kiến Cá biệt, có những bài viết có vấn đề có thể nhận được từ

5.000 - 10.000 ý kiến phản hồi Thống kê của Ban bạn đọc - Vietnamnet cho thấy sự kiện nhận được nhiều ý kiến độc giả nhất là nhóm bài viết về vấn đề đánh thuế ô tô Chỉ tính trong 2 ngày sau khi đăng bài, toà soạn đã nhận được hơn 9.000 ý kiến của độc giả qua box phản hồi Tính trung bình 1 tuần, Ban Bạn đọc của Vietnamnct tiếp nhận và xử lý khoảng 3.500 ý kiến độc giả, tuần

nhiều nhất theo thống kê là 30.000 ý kiến

Một trong các chủ đề nhận được nhiều ý kiến độc giả phản hồi là vấn đề

“Đấu thầu cán bộ” được tờ báo đăng vào ngày 17-5-2006 Hàng trăm ý kiến độc giả phản hồi đã được toà soạn lựa chọn trích đăng như:

Ho ten: Nguyễn Tiến Dân

Dia chi: 693B/30 tran Cao Van Da Nang

Email:

Đã là đại biểu của Dân thì đừng sợ va chạm!

Tôi đông ý với ý kiến của Lê Phong Thu- Thanh Hoá, trong nhiêu cuộc họp Quốc hội và chất vấn các bộ trưởng về những vấn đề nhạy cảm, tôi chưa bao giờ nhận thấy các ông là Bí thư, Chủ tịch UBND, thành viên các cơ quan của

Đảng phát biểu chất vấn Có lẽ họ sợ va chạm hay vì nể nhau, nhưng người

dân thì cho rằng họ đồng tình ngâm với nhau tôi không đụng đến anh, thì anh cũng đừng dụng đến tôi, Nếu như vậy thì không và đừng nên nhận trách

nhiệm với dân làm đại biểu quốc hội

Nguyen Viet Phu Dia chi: Thanh Hoa

Email:

Trang 36

Tôi thấy ý kiến gọi là Đấu thầu cán bộ” nghe từ ngữ chưa hay cho lắm

nhưng đây là việc đáng chú ý Việc chọn và đề bạt cán bộ Quốc hội và chính

phú nên xây dựng thành một tiêu chí rõ ràng về tuyển chon va dé bat, thực sự

là chọn nhân tài, trí tuệ cho Quốc gia chứ tình trạng hiện nay là chọn theo ý

chu quan, thích của các cấp lãnh đạo

Việc chọn cán bộ hiện nay nói là tập trung dân chủ nhưng thực chất là chọn theo “cánh hẩu”, hợp ý thích là chính, giỏi chạy chọt mua bán chức mà thôi

Quốc hội và chính phủ nên xây dựng một qui chê, tiêu chí đánh giá thi tuyển

có tính mở, mà chọn được người giỏi, chọn theo công việc chứ không phải

chọn để vừa ý kiến của lãnh đạo cấp trên Phải có tiêu chí như kiểu thi dai học hay các hình thúc thì cử, xét tuyển nào đó mà đảm bảo công bằng, dân

chủ

Ho ten: hải phú-: nam định Email:

Việc bế trí cán bộ là khâu quyết định sự thành bại của công việc Ở ta cứ vào

"êkíp "“là được thăng tiến bất chấp tài cán, cốt sao được lòng cấp chọn lựa là

xong .Khi vào chức vụ rồi thì không có sự giám sát chặt chẽ.thường thủ trưởng lại giữ vị trí bí thư , hai cấp cao nhất trong đơn vị, họp hành để cho vui, khi cố quyển lực rồi cứ chế độ một thủ trưởng để hoành hành Đơn vị

không ai giám nói, nếu có ý kiến thì bị trù đập theo tôi phải thay đổi cơ chê

gíam sát và bổ nhiệm cán bộ Phải thi tuyển.từng vị trí công chức và lãnh đạo

Từ các ý kiến độc giả, Toà soạn đã thẳng thắn nêu ra vấn đề: việc chọn

và bổ nhiệm cán bộ đã đến lúc phải thực hiện sự đấu thầu Có đề án thi cử, có

thời gian làm thử việc, được bỏ phiếu tín nhiệm Ngay trong kỳ họp Quốc hội

này, nhân sự Quốc hội cũng đề nghị cũng phải đổi mới

Trang 37

So sánh với VNExpress, rõ ràng trong việc xử lý các ý kiến phản hồi của độc giả, Vietnamnet đã tỏ ra chuyên nghiệp hơn và tạo ra được những diễn đàn ý kiến độc giả, có sức tác động mạnh đến dư luận xã hội

Phòng vấn các chuyên gia của Vietnamnet và VNExpress cho they: tồ

soạn khơng có thống kê, không đưa ra được con số chính xác về các ý kiến

tích cực và tiêu cực của độc giả Theo ước lượng của ông Nguyễn Lương Phán, cố vấn của báo mạng điện tử Vietnamnet, tỉ lệ ý kiến phản hồi có thông tin tích cực chiếm khoảng 80%, còn con số không có tác dụng hoặc tiêu cực chỉ vào khoảng 20% Trong khi đó, phía VNExpress lại không thể đưa ra được tỉ lệ này do không thống kê chính xác và không phải 100% ý kiến của bạn đọc

đều được xử lý

Như vậy so sánh giữa VNExpress và Vietnamnet cho thấy việc sử dụng các box phản hồi (feedback) của Vietnamnet chuyên nghiệp và hiệu quả hơn Không chỉ có một ban riêng để xử lý thông tin phản hồi, Vietnamnet còn có hệ thống e-mail phản hồi, hệ thống đếm, thống kê chính xác về các vấn đề bạn

đọc quan tâm Từ đó, Toà soạn sẽ có những định hướng cụ thể cho kế hoạch

bài vở của phóng viên trong thời gian tiếp sau Có thể nói, Vietnamnet đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tương tác với độc giả thông qua mục box phản hồi, từ đó có những định hướng chính xác trong việc thông tin, tuyên truyền, tiếp tục thu

hút ngày càng nhiều độc giả cho tờ báo của mình

2.3 Phản hồi thông tin qua đường dây nóng (điện thoại)

Đường dây nóng qua điện thoại là một trong những phương thức giao tiếp giữa toà soạn với độc giả phổ biến nhất của báo in Các cơ quan báo in từ

lâu đã biết tổ chức đường dây nóng nhằm thu thập các ý kiến phản hồi của độc

giả cũng như tiếp nhận thông tin độc giả cung cấp toà soạn bên cạnh kênh 'thư tín" truyền thống Có lúc, những thông tin nhỏ thông qua đường dây nóng

là cơ sở để phóng viên triển khai thành những tin hay, những bài báo hấp dẫn

Trang 38

Thông qua đường dây nóng, nhiều vụ việc đã được các phóng viên, nhà báo phanh phui từ những cuộc điện thoại, của những người cụ thể hoặc những thông tin mang tính chất "nặc danh” ý thức được tầm quan trọng của thông tin qua đường dây nóng, các cơ quan báo mạng điện tử khi thành lập đều thiết kế một đường dây nóng riêng để thu nhận thông tin từ bạn đọc cũng như phản hồi

về toà soạn

Đường dây nóng của VNExpress được thiết lập tại hai địa phương lớn của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 2 số điện thoại tổng đài gốc, nơi đặt trụ sở hoặc văn phòng của VNExpress Số điện thoại đường dây nóng của VNExpress là số điện thoại của Thư ký Toà soạn nên mọi thông tin được cung cấp qua đường dây nóng đều do thư ký tiếp nhận Từ các thông tin nhận được do bạn đọc cung cấp, Thư ký toà soạn sẽ xử lý và giao về các ban xác

minh, triển khai tin bài nếu có thể Đối với những thông tin chỉ mang tính phản hồi sẽ được thư ký toà soạn tiếp nhận, cung cấp về các ban để rút kinh

nghiệm cho các bài báo, chuyên mục của phóng viên

Phó trưởng ban Xã hội của VNExpress, ông Ngô Việt Anh cho biết trung bình mỗi ngày đường dây nóng của VNExpress khu vực phía Bắc nhận được từ 10-20 cuộc điện thoại cung cấp thông tin Phần lớn các thông tin này

đều được phóng viên xác minh, sau đó báo cáo về tồ soạn Thơng tin qua

đường dây nóng chủ yếu là tranh chấp dân sự nên hầu như không được phóng viên triển khai thành tin, bài Theo đánh giá của bản thân các phóng viên của VNExpress, đường dây nóng của toà soạn hoạt động không hiệu quả, không trở thành kênh cung cấp thông tin cho phóng viên Nếu coi điện thoại là một hình thức cung cấp thông tin thì điện thoại cá nhân của phóng viên được sử

dụng nhiều nhất vì họ có các cộng tác viên, nguồn tin trực tiếp thông tin mỗi

khi có sự kiện hay vấn đề nóng liên quan, có thể triển khai thành tin bài Đường dây nóng của VNExpress hoạt động không hiệu quả, xuất phát

từ nhiều nguyên nhân Trước hết là về phương thức tổ chức đường dây nóng

Trang 39

Số điện thoại đường dây nóng của toà soạn được thiết kế thông qua số tổng đài nên việc kết nối cung cấp thông tin rất khó khăn do phải quay nhiều số Đặc biệt các số tổng đài thường báo bận nên người cung cấp thông tin "nản chí" mỗi khi quay số, sẽ bỏ cuộc hoặc chuyển sang cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí khác

Thứ hai, ông Phạm Hiếu cho biết: dù được coi là đường dây nóng nhưng hoạt động của các số điện thoại này chỉ gói gọn trong giờ hành chính, buổi tối và ban đêm bạn đọc không thể liên lạc do không có người trực máy Do đó, có thể thấy đường dây nóng của VNExpress được thiết kế với mục đích tốt nhưng

khâu tổ chức hoạt động và vận hành không hiệu quả, dẫn đến việc không thể

tiếp nhận được nguồn tin từ phía độc giả Về hình thức, số điện thoại đường dây nóng của VNExpress được đặt ở vị trí khó nhìn nên không thu hút độc giả Nếu như những số điện thoại này được thiết kế ở vị trí ấn tượng, tác động vào mắt độc giả ngay khi tiếp cận với trang báo thì khả năng tương tác sẽ lớn

hơn, thu hút sự chú ý hơn, dẫn đến việc sẽ có nhiều nguồn tin được thông tin

qua hình thức tương tác này

eerie

Hình 2.4: Đường dây nóng của VNExpress còn nhiều hạn chế

Trong khi đó, đường dây điện thoại nóng của toà soạn Vietnamnet được

tổ chức quy củ hơn và hoạt động mang lại hiệu quả hơn Về hình thức, số điện

thoại đường dây nóng được chạy liên tục dưới măng séc của tờ báo, thu hút

Trang 40

được độc giả từ cái nhìn đầu tiên Từ đó tạo được sự kích thích dẫn đến việc

cung cấp thông tin Về tổ chức, tại hai đầu Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, toà

soạn Vietnamnet có hai số điện thoại trực tiếp và có người trực 24/24 giờ để xử lý thông tin Sau mỗi ca trực, những người được giao trách nhiệm trực số điện thoại này đều bàn giao cụ thể cho ca sau

Ngoài ra, Vietnamnet còn có riêng một số điện thoại di động của lãnh đạo thư ký toà soạn được sử dụng vào mục đích tiếp nhận thông tin 24/24 giờ Sau khi tiếp nhận thông tin, người trực tin sẽ xem xét, chuyển tới lãnh đạo tồ soạn để phân cơng phóng viên thẩm định Trong trường hợp đặc biệt (ban đêm),

người trực có thể liên lạc trưc tiếp với phóng viên phụ trách lĩnh vực để trao đổi và triển khai các hoạt động nghiệp vụ Với phương thức tổ chức như vậy, đường

dây nóng của toà soạn Vietnamnet được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, phản ánh được tức thì thông tin của bạn đọc cung cấp Đặc biệt, trong các thông tin xã hội như cháy, tắc đường, tai nạn giao thông, đường dây nóng của Vietnamnet hoạt động đặc biệt hiệu quả và có dấu ấn tốt đối với độc giả ĐƯỜNG DẦY NÓNG ^ A a mw | Ca nude không còn ¡thưa nhận là ö ['gaem | dịch: Quá nguy |.ŠZ212 5005

: hiểm" Khoanh ng 1 năm chị tả

au khi ding tin GÐ Sở ÿ tế Hà | Chấn nuổi gia tâm nên d Nội phản đối Hà Nội có 8 dịch cúm |, ĐƯỢC mua bán thoải mất gia

{| gia cầm, chúng tồi đã nhận được cầm đã tiêm 2 mũi vắc-xin :

| rất nhiều thư phản hồi của độc | Thêm dấu hiệu virus củm 98

j giả * kháng thuốc TamiflL':: :

Người ấm không nên buôn bắn,

“ se : r * giết mổ gia cầm

| TP.HCOM lập nhiều đường dãy nóng | ss có hướng dẫn tiêu thy gia

° phòng chống dịch “cam dịp Tết

ˆ BCĐ Phòng chống dịch cúm gia cẩm TP,HCM vừa thiết lập các | Thêm 7 tỉnh "khống chế xong số điện thoại “nồng” để Kip that tiếp nhận thông tin liên quan |* dịch cúm gia cầm 4

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Thống kê ý kiến độc giả truy cập một số trang báo mạng điện tử - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Bảng 1.1 Thống kê ý kiến độc giả truy cập một số trang báo mạng điện tử (Trang 22)
Hình 2.1: Hộp thư liên lạc tồ soạn của VNExpress - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.1 Hộp thư liên lạc tồ soạn của VNExpress (Trang 28)
Hình 2.3 Box phản hồi của Vietnarmmnet - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.3 Box phản hồi của Vietnarmmnet (Trang 32)
tiếp nhận được nguồn tin từ phía độc giả. Về hình thức, số điện thoại đường dây  nĩng  của  VNExpress  được  đặt  ở  vị  trí  khĩ  nhìn  nên  khơng  thu  hút  độc  giả - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
ti ếp nhận được nguồn tin từ phía độc giả. Về hình thức, số điện thoại đường dây nĩng của VNExpress được đặt ở vị trí khĩ nhìn nên khơng thu hút độc giả (Trang 39)
Hình 2.5: Đường đây nĩng của Vietnamnet trong thời điểm xảy ra - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.5 Đường đây nĩng của Vietnamnet trong thời điểm xảy ra (Trang 40)
Hình 2.6: Mục “vote” và kết quả trên VNExpresss - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.6 Mục “vote” và kết quả trên VNExpresss (Trang 45)
Hình 2.7: Một chương trình bình chọn kéo dài nhiều năm liên (từ tháng 10-2004  tớt  nay)  trên  Vietnammnet - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.7 Một chương trình bình chọn kéo dài nhiều năm liên (từ tháng 10-2004 tớt nay) trên Vietnammnet (Trang 46)
Hình 2.8: Một thơng báo trước chương trình phỏng vấn trực tuyến - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.8 Một thơng báo trước chương trình phỏng vấn trực tuyến (Trang 49)
Hình 2.9: Trang Bạn đọc viết của VNExpress - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.9 Trang Bạn đọc viết của VNExpress (Trang 53)
Hình 2.10: Trang chủ Câu lạc bộ trực tuyến vúa Vietiaimnet - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
Hình 2.10 Trang chủ Câu lạc bộ trực tuyến vúa Vietiaimnet (Trang 57)
điện tử được thể hiện qua bảng dưới đây: - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
i ện tử được thể hiện qua bảng dưới đây: (Trang 92)
7. Khi phản hồi ý kiến đến Tồ soạn báo mạng điện tử, bạn sử dụng hình thức nào  trong  các  hình  thức  dưới  đây:  - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
7. Khi phản hồi ý kiến đến Tồ soạn báo mạng điện tử, bạn sử dụng hình thức nào trong các hình thức dưới đây: (Trang 96)
25. Các báo mạng điện tử đều cĩ sử dụng hình thức điều tra, thăm dị ý kiến, bạn  cĩ  bao  giờ  tham  gia  hay  khơng?  - Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử (khảo sát vietnamnet và vnexpress từ tháng 5 2005 đến 5 2006)
25. Các báo mạng điện tử đều cĩ sử dụng hình thức điều tra, thăm dị ý kiến, bạn cĩ bao giờ tham gia hay khơng? (Trang 99)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w