Cùng với sự phát triển của công nghệ, mạng internet và sự hội tụ truyền thông, phương thức truyền hình tương tác trở nên một gia vị không thể thiếu trong truyền hình hiện đại để kết nối
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THU TRÀ
HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN KÊNH VTV6
(Khảo sát các chương trình: Bữa trưa vui vẻ, Thư viện cuộc sống,
Có gì mới sáng nay từ 1/2014 – 6/2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ THU TRÀ
HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN KÊNH VTV6
(Khảo sát các chương trình: Bữa trưa vui vẻ, Thư viện cuộc sống,
Có gì mới sáng nay từ 1/2014 – 6/2014)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THOA
HÀ NỘI – 2014
Trang 3Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Thị Thoa Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Thông tin tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ Những kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thu Trà
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TÁC TRÊN TRUYỀN HÌNH 10
1.1 Một số khái niệm 10 1.2 Các dạng và đặc điểm các dạng tương tác trên Truyền hình 30 1.3 Vai trò của tương tác trên truyền hình 46
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRÊN KÊNH VTV6 50
2.1 Giới thiệu sơ lược về kênh truyền hình VTV6 và các chương trình thực hiện khảo sát 50 2.2 Tác động của hoạt động tương tác trong các chương trình truyền hình đến quy trình sản xuất chương trình 62 2.3 Hiệu quả thực tế của hoạt động tương tác trong các chương trình Truyền hình 82 2.4 Đánh giá thành công và hạn chế 90
Chương 3: NHỮNG XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC TRÊN TRUYỀN HÌNH 104
3.1 Những vấn đề đặt ra 104 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tương tác trên truyền hình 117
KẾT LUẬN 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
BTV : Biên tập viên CTV : Cộng tác viên
MC : Người dẫn chương trình
PR : Hoạt động quảng bá, quan hệ công chúng
PV : Phóng viên
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Truyền hình trên thế giới đã có những bước tiến lớn trong công nghệ cũng như trong nội dung và những cách thức mới trong sản xuất chương trình truyền hình, nhằm đáp ứng đời sống, nhu cầu của con người Xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn, đồng nghĩa với nhu cầu về thông tin và giải trí của công chúng ngày một tăng cao Điều này đòi hỏi những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung và những người làm truyền hình nói riêng phải nghiên cứu và sáng tạo không ngừng để có được các sản phẩm chất lượng phục vụ công chúng
Nếu như chỉ những năm trước đây, khán giả là những người thụ động tiếp nhận các chương trình truyền hình, TV có gì họ sẽ xem chương trình đó Sau đó xa hơn, họ bắt đầu thực hiện tương tác thông qua chiếc điều khiển TV khi họ thể hiện sự quan tâm, tán thành hay không tán thành, tiếp tục xem chương trình hay chuyển kênh Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu tiếp nhận của công chúng đã gấp nhiều lần so với trước Khán giả là những người chủ động tham gia vào nội dung của chương trình bằng hình thức tương tác thông qua các hình thức trao đổi, bình luận trực tiếp với chương trình hay có thể tác động trực tiếp vào kịch bản chương trình Trong nhiều năm trở lại đây, truyền hình tương tác trở thành một dạng thức khá phổ biến với những người làm truyền hình cũng như khán giả, bởi đây là cách thức giúp khán giả đến gần hơn với chương trình và khán giả cũng đóng một vai trò không nhỏ trong quy trình sáng tạo tác phẩm truyền hình
Với dạng truyền hình truyền thống, đường truyền truyền hình là một chiều Các nhà đài cho phép khán giả xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào là quyền của họ Với truyền hình tương tác, khán giả được trực tiếp tham gia vào chương trình đang phát sóng hoặc có thể làm thay đổi nội dung, kịch bản
Trang 8chương trình Khán giả ở đây là những người đang xem TV chứ không phải là
những người trong trường quay Truyền hình tương tác khác biệt với truyền
hình truyền thống ở chỗ, truyền hình truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ nhà đài đến khán giả; trong khi đó truyền hình tương tác cần một đường truyền thông tin từ khán giả tới nhà đài Và sự phản hồi tương tác của khán giả phải mang tính tức thời, có ảnh hưởng đến nội dung phát sóng Về mặt cấu trúc, mỗi TV ngoài việc thu nhận tín hiệu truyền hình, nó còn có chức năng phản hồi tín hiệu tới nhà đài một cách tức thì Cùng với sự phát triển của công nghệ, mạng internet và sự hội tụ truyền thông, phương thức truyền hình tương tác trở nên một gia vị không thể thiếu trong truyền hình hiện đại để kết nối khán giả gần hơn với chương trình truyền hình
Nền truyền hình Việt Nam, sau quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển đã có những bước tiến nhất định và trở thành một phương tiện thông tin đại chúng, một kênh giải trí có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam Với sự tiếp thu và không ngừng phát triển của Truyền hình Việt Nam, những hoạt động tương tác truyền hình đã được thực hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây Nhưng tại thời điểm này, hoạt động tương tác đang ngày càng được đẩy mạnh và có được sức hút thật
sự với khán giả, tạo được sự gắn kết giữa khán giả và chương trình truyền hình và làm gia tăng thêm chất lượng cho mỗi chương trình lên sóng Đồng thời, khả năng tương tác của chương trình với khán giả cũng là một trong những thước đo đánh giá cho sự thành bại của chương trình ấy
Ban thanh thiếu niên VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam ra đời từ năm
2007 cho đến nay là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đẩy mạnh hoạt động tương tác vào sản xuất chương trình truyền hình Ngay từ ngày đầu thành lập, lãnh đạo kênh đã đặt ra tầm nhìn và xác định một chương trình hay không chỉ hấp dẫn về nội dung, cách thể hiện mà còn được đánh giá trên yếu
Trang 9tố có được sự tiếp nhận của khán giả Bởi vậy các chương trình trên kênh VTV6 luôn đặt ra yêu cầu về hoạt động tương tác để thông qua đó những người làm chương trình có thể hiểu được tâm tư và đón nhận những chia sẻ của các khán giả trẻ Đây là đối tượng khán giả vừa khó nhưng cũng vừa dễ
để tiếp cận và kéo họ nhập cuộc vào chương trình Họ vừa năng động, vừa có những đòi hỏi cao về nhu cầu thông tin, văn hóa giải trí, vừa là những người
có khả năng tiếp cận về công nghệ kỹ thuật, và cũng rất có mong muốn được chia sẻ Trong buổi hội thảo “Truyền hình tương tác – truyền hình cho giới trẻ” do Trung tâm Đào tạo Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào tháng 11/
2013, các chuyên gia đến từ Kênh Truyền hình quốc tế Pháp (Báo cáo viên –
giảng viên là bà Barbarra Chazelle, chuyên gia của France Télévision – Đài truyền hình Pháp CFI) cho rằng: Trong thời đại bùng nổ công nghệ với sự
phát triển của truyền hình, cần phải thực hiện truyền hình tương tác Và hoạt động tương tác đặc biệt phù hợp với các chương trình tin tức và chương trình dành cho giới trẻ
Luận văn này nghiên cứu và đánh giá hoạt động tương tác trong các
chương trình truyền hình trên kênh VTV6 (khảo sát 3 chương trình Bữa
trưa vui vẻ, Thư viện cuộc sống và Có gì mới sáng nay từ tháng 1/2014 đến
tháng 6/2014) Đây là 3 trong số những chương trình nổi bật trên kênh VTV6 hiện nay đi sâu phát triển sáng tạo các hoạt động tương tác song song với việc sản xuất những nội dung hấp dẫn cho giới trẻ Và đó cũng là những chương trình tiêu biểu khẳng định được thành công bước đầu của ban biên tập kênh VTV6 trong việc đẩy mạnh tính tương tác trong các chương trình sản xuất Với đề tài này, tác giả mong muốn nhìn nhận, phân tích, đánh giá hiệu quả, hạn chế trong việc phát triển các hoạt động tương tác, nhìn nhận vai trò của hoạt động tương tác trong chương trình truyền hình, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, phát triển các chương trình trên kênh VTV6 nói riêng và các chương trình có hướng tương tác nói riêng
Trang 102 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tính tương tác là một vấn đề nằm trong lý luận truyền thông với chiều
đi và chiều phản hồi Để nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu báo chí, truyền hình trong và ngoài nước liên quan đến khung
lý thuyết truyền thông và các đề tài có đề cập đến tính tương tác:
Cuốn "Cơ sở lý luận báo chí" của tác giả Nguyễn Văn Dững, xuất bản
năm 2011, phần đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí đã đề cập đến tính tương tác của báo chí Trong đó tác giả đã đức kết khái niệm và đề cập đến tương tác xã hội, tương tác truyền thông Đây là tài liệu có giá trị cập nhật cao
về lý luận báo chí truyền thông
Sách “Tiếp thị tương tác” của tác giả Gail F Goodman nói về Bí quyết
của việc kiếm được khách hàng quan tâm đến doanh nghiệp của bạn là tìm ra những cách có ý nghĩa để tương tác với họ lâu dài Tiếp thị Tương tác giải thích chính xác cách tương tác với công chúng qua việc sử dụng truyền thông
xã hội, email, sự kiện, và các hoạt động khác để tạo kết nối sáng tạo, gây ngạc nhiên với khách hàng của bạn
Sách “Truyền hình số và Multimedia” của tác giả Nguyễn Kim Sách –
Nhà Xuất bản khoa học – kỹ thuật nói về về truyền hình số có nén và một số vấn đề có liên quan, giúp ích cho việc nghiên cứu, lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số có nén cho Việt Nam
Luận án tiến sĩ “Truyền hình tương tác cho thiếu nhi” (Interactive
Television for Young – Children: Developing Design Principles) của tác giả Ana Vitoria Jolie Hulshof bảo vệ tại trường Đại học Brighton, Anh nói về các cách thức tương tác trên truyền hình dành cho đối tượng khán giả thiếu nhi
Luận văn “Truyền hình tương tác – liệu có phải lĩnh vực truyền thông
mới tại Bồ Đào Nha” (Interactive Television – a new media industry for
Portugese) của tác giả Celia Quico tổng hợp phân tích về sự phát triển của
Trang 11hiện tại và tương lai với những sản phẩm và dịch vụ liên quan tới Truyền hình tương tác
Luận văn thạc sĩ "Các chương trình tương tác của Đài Phát thanh và
Truyền hình Quảng Ninh hiện nay" của tác giả Đỗ Thị Thúy Trà, bảo vệ tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2013 Luận văn đã khảo sát thực trạng các chương trình tương tác, đặc biệt Đài đã phát triển được chương trình tương tác phát thanh Từ đó đưa ra các đánh giá, giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng các chương trình tương tác phát thanh, đề ra giải pháp cho việc xây dựng và phát triển các chương trình tương tác truyền hình để phát huy thế mạnh của 2 loại hình này, góp phần nâng cao chất lượng chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh
Luận văn thạc sĩ “Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử” của tác
giả Trần Quang Huy, bảo vệ tại Học viện Báo chí và tuyên Truyền năm 2006 cũng đã cung cấp khá nhiều lý luận liên quan đến hoạt động tương tác
Luận văn thạc sĩ “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng
điện tử” của tác giả Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương bảo vệ tại Học viện Báo
chí và tuyên truyền Luận văn đã trình bày một cách hệ thống các khái niệm
về Báo mạng điện tử và tính tương tác như là một đặc trưng của loại hình Báo mạng điện tử; Khảo sát, phân tích hiệu quả tương tác giữa các tờ báo mạng điện tử lớn của Việt Nam đối với công chúng và tổng kết những hình thức, công cụ tương tác hiện đang sử dụng; Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục những hạn chế khi vận dụng những hình thức và công cụ tương tác trong hoạt động của loại hình Báo mạng điện tử Nhìn chung, các tài liệu trên đã đề cập đến hoạt động tương tác trên báo chí nói chung và giúp cho tác giả có thêm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài luận văn của mình
Có thể khẳng định rằng, đề tài “Hoạt động tương tác trong các chương
trình trên kênh VTV6 (Khảo sát 3 chương trình: Bữa trưa vui vẻ, Thư viện
Trang 12cuộc sống và Có gì mới sáng nay)” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu đã có từ trước
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng của các phương thức tương tác trên truyền hình ở thế giới cũng như tại Việt Nam, luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động tương tác trong các chương trình truyền hình trên kênh VTV6 (do Ban Thanh thiếu niên Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, dành cho đối tượng khán giả thanh thiếu niên), từ đó đề xuất một số giải pháp
mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tương tác trên truyền hình cho các chương trình trên kênh VTV6
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận về tương tác trên truyền hình, nhằm hệ thống hóa các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu
+ Khảo sát thực trạng hoạt động tương tác trong các chương trình trên kênh VTV6, phân tích ưu, nhược điểm hoạt động tương tác của các chương trình khảo sát
+ Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tương tác trong các chương trình trên kênh VTV6, nhằm gắn kết hơn nữa khán giả với chương trình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Hoạt động tương tác trong các chương trình trên kênh VTV6
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về hoạt động tương tác trên truyền hình nói chung và tập trung khảo sát thực trạng hoạt động tương tác trên kênh VTV6 Ban Thanh thiếu niên VTV6 là một trong những kênh truyền hình đặt ra mục tiêu chiến lược ngay từ khi hình thành hướng tới tính
Trang 13tương tác trong các chương trình Đồng thời năm 2014 là năm ghi dấu ấn đặc biệt với những đột phá trong cách thức xây dựng các hoạt động tương tác với khán giả khi xem chương trình truyền hình Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã lựa chọn đánh giá, phân tích các hoạt động tương tác cụ thể trong 3
chương trình: Bữa trưa vui vẻ, Thư viện cuộc sống và Có gì mới sáng nay
Đây là những chương trình nằm trong dải giờ thông tin và tương tác trọng điểm của VTV6
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở:
- Dựa vào phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến báo chí, truyền hình
- Lý luận về truyền hình và chương trình truyền hình; về hoạt động tương tác trên truyền hình
- Lý luận về tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình, xã hội học báo chí và lý luận của một số khoa học liên ngành
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích văn bản: Đọc, xem và phân tích các tài liệu bằng văn bản về lý luận về truyền hình, về tương tác trên truyền hình; về công chúng truyền hình…có liên quan đến đề tài
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: được sử dụng để nghiên
cứu, đánh giá về hiệu quả của các hoạt động tương tác cũng như các hình thức tương tác được thực hiện trong các chương trình truyền hình
- Phương pháp điều tra xã hội học, điều tra định lượng lấy ý kiến công
chúng bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính cho việc thu thập số liệu,
thông tin để giải quyết các luận chứng đề ra Để thực hiện đề tài luận văn, với
việc đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động tương tác từ 3 chương trình Bữa
Trang 14trưa vui vẻ, Thư viện cuộc sống và Có gì mới sáng nay?, tác giả đã phát phiếu
khảo sát cho 250 người và nhận lại phiếu khảo sát từ 231 người, trong đó có
219 phiếu khảo sát có chất lượng Tác giả luận văn đưa ra phiếu khảo sát như một hoạt động tương tác được phát trực tuyến, chia sẻ qua kênh thông tin: các trang facebook của chương trình và các khán giả Bảng hỏi tự điền bao gồm
28 câu hỏi về các khía cạnh liên quan như: tiếp cận, sự đánh giá của công chúng đối với hoạt động tương tác trên truyền hình, thói quen xem truyền hình, cách lựa chọn chương trình theo sở thích, nhu cầu…
- Phương pháp điều tra định tính: phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia + Tác giả phỏng vấn 1 số nhà báo tại Việt Nam trong việc sản xuất các chương trình có hoạt động tương tác trên truyền hình
+ Phỏng vấn 3 phóng viên, biên tập viên trong nhóm sản xuất các chương trình khảo sát về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động tương tác trên Truyền hình trong thực tiễn
+ Đại diện các cơ quan, đơn vị quản lý việc sản xuất các chương trình nói trên về tính hiệu quả của các chương trình đó
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát quá trình sản xuất các chương trình truyền hình có hoạt động tương tác (Xây dựng kịch bản, ghi hình, biên tập hậu kỳ, thu hút công chúng) + Quan sát số lượng công chúng tham gia tương tác
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài
như tương tác, điểm khác biệt giữa truyền hình truyền thống và truyền hình tương tác; sự khác biệt giữa tính chủ động và thụ động của khán giả xem truyền hình
Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng các phương thức truyền hình tương tác, luận văn cung cấp những kết quả khảo sát, đánh giá số lượng, chất lượng, hiệu quả của phương
Trang 15thức tương tác đối với khán giả truyền hình, qua đó đưa ra những đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và các cách thức mới để gia tăng tính tương tác trong các chương trình trên kênh VTV6
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tương tác trên Truyền hình
Chương 2: Thực trạng của hoạt động tương tác trong các chương trình truyền hình trên kênh VTV6
Chương 3: Những xu thế phát triển và kiến nghị, giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động tương tác trên truyền hình
Trang 16Từ khoảng những năm 1890 - 1920 đã có nhiều nhà khoa học Anh, Pháp,
Mỹ, Đức nghiên cứu về kỹ thuật truyền phát hình ảnh Năm 1887: Heinrich Hertz (người Đức) chứng minh những tính chất của sóng điện từ Năm 1890 - 1895: Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lodge (người Anh), và Alexandre Popove (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến Năm 1895: Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu về vô tuyến điện Tháng 3/1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế ra đời đầu tiên ở Anh và Pháp, dài 46
km Năm 1923: Vladimir Zworykin (người Nga) phát minh ra ống iconoscrop cho phép biến năng lượng ánh sáng thành nưang lượng điện Nhà phát minh người Anh là John L.Baird đã trình chiếu những hình ảnh truyền trực tiếp ở Luân Đôn năm 1926 và năm 1932 ông đã thực hiện việc phát các hình ảnh về cuộc đua ngựa tại Đêby (Anh) tới một rạp chiếu phim Năm 1934: Vladimir Zworykin hoàn chỉnh nghiên cứu về iconoscrop và bắt đầu ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình Năm 1935: Pháp đặt thiết bị phát sóng trên tháp Eiffel Năm 1936: Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn Năm 1939: Truyền hình Liên xô phát đều đặn hàng ngày
Truyền hình là hệ thống thu, phát hình ảnh và âm thanh bằng những thiết bị truyền dẫn tín hiệu từ qua cáp, sợi quang và quan trọng nhất là sóng điện từ
Trang 17Ở Việt Nam, truyền hình được Từ điển Tiếng Việt định nghĩa truyền hình là quá trình truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng điện vô tuyến
Trong cuốn Giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn, thuật ngữ Truyền hình được định nghĩa như sau: "Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX, nhờ sự phát triển vượt bậc của khao học kỹ thuật và công nghệ đã nhanh chóng trở thành một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội" [32, tr.5]
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001 cho rằng: "Truyền hình là một loại phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình bắt đầu từ hai từ Tele có nghĩa là "ở xa" và vision có nghĩa là "thấy được", tức là "thấy được ở xa" [34, tr.143]
Đặc trưng của truyền hình chính là hình ảnh và âm thanh Thực chất cội nguồn trực tiếp của truyền hình chính là điện ảnh Điện ảnh cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, phương thức truyền thông cũng như hệ thống phương tiện ngôn ngữ phong phú, giúp truyền hình nhanh chóng trở thành một loại hình truyền thông phổ biến, có sức truyền tải cao
Về kỹ thuật, truyền hình được hoạt động theo nguyên lý cơ bản sau: hình ảnh về sự vật được máy quay ghi nhớ lại biến đổi thành tín hiệu điện trong đó mang thông tin về độ sáng tối, màu sắc Đó là tín hiệu hình (tín hiệu video) Sau khi được xử lý, hình ảnh được truyền đi trên sóng truyền hình nhờ máy phát sóng hoặc hệ thống dây dẫn Tại nơi nhận, máy thu hình tiếp nhận tín hiệu rồi đưa đến đèn hình để biến đổi ngược từ tín hiệu hình thành hình ảnh trên màn hình Phần âm thanh cũng được thực hiện theo nguyên lý đó rồi phát tín hiệu qua loa
Trang 18Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công
cụ giải trí, thông tin Đến nay truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, định hướng dư luận xã hội So với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình là phương tiện ra đời muộn, nhưng
nó lại có công nghệ, kỹ thuật cao, hiện đại Truyền hình được thừa hưởng công nghệ và phương thức đặc trưng tạo hình và âm thanh từ điện ảnh Về mặt thể hiện báo chí, truyền hình tổng hợp được những ưu điểm của các loại hình ra đời sớm hơn như báo in, phát thanh
Nhờ có sự kết hợp và kế thừa từ rất nhiều loại hình báo chí, truyền thông khác nên truyền hình có sự hấp dẫn với công chúng hơn Tuy nhiên vì phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật nên việc sản xuất chương trình truyền hình cũng yêu cầu cao hơn các loại hình khác
1.1.2 Chương trình Truyền hình
Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của TS Trần Bảo Khánh, chương trình truyền hình được hiểu "là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận kỹ thuật - tài chính - nội dung" [22, tr.31] và "chương trình tạo thành chu trình khép kín những mắt xích trong chuỗi xích giao tiếp" [22, tr.30]
Trong tiếng Anh, chương trình là "programme", chương trình truyền hình là "programme television" Chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình Thời sự, chương trình thiếu nhi, chương trình trò chơi, chương trình ca nhạc được phân bổ theo các kênh truyền hình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua các chương trình và các thể loại tác phẩm truyền hình Có thể nói chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng truyền hình
Theo cuốn sách Giáo trình báo chí truyền hình của PGS.TS Dương Xuân Sơn [32, tr 114], chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội, chuyển tải các loại thông tin từ chương trình này đến chương
Trang 19trình khác, từ ngày này qua ngày khác nhằm phục vụ đối tượng công chúng Nội dung của nó làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề dần dần tạo thói quen trong ý thức công chúng Chương trình truyền hình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình Có thể nói nếu không có chương trình thì không còn truyền hình Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài; bộ phận lãnh đạo,
bộ phận kĩ thuật, bộ phận nội dung của chương trình, bộ phận hậu cần tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng Người tiêu dùng của sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo - tác phẩm - công chúng Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình
Chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả hoạt động của truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp đặt tác phẩm, chuyên mục, mục được gọi là chương trình Chương trình truyền hình là cầu nối giữa công chúng và những người làm truyền hình
Cho dù thuật ngữ chương trình có thể được hiểu theo nghĩa chương trình của đài, chương trình của tháng hoặc chương trình tuần thậm chí là một tác phẩm cụ thể thì đều là hình thức hóa vật chất sự tồn tại của truyền hình trong đời sống xã hội để truyền tải thông tin tới công chúng Dù ở thể loại
gì thì chương trình truyền hình đều cần có nội dung trả lời được cho câu hỏi: Cái gì? Như thế nào? Cho ai? Khi nào? Chương trình truyền hình là sự bố trí, sắp xếp hợp lý các tin bài, bảng biểu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định Chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra mà nó thường truyền tải các thông tin
Trang 20từ ngày này qua ngày khác nhằm phục vụ một đối tượng công chúng nhất định Nội dung của chương trình truyền hình trực tiếp làm sâu sắc tư tưởng, các chủ
đề, dần dần tạo nên trong ý thức công chúng thế giới quan hiện đại Tùy mỗi kênh mà số lượng chương trình khác nhau, có nội dung và cách thể hiện khác nhau, phục vụ cho nhu cầu và thị hiếu đối tượng công chúng của kênh mình
1.1.3 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung hay quy trình sản xuất chương trình truyền hình nói riêng là trình tự các bước tiến hành cần trải qua để có được một tác phẩm truyền hình Nó bao gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy Quy trình này đòi hỏi nhà báo cần phải thật tinh thông
và chính sự tinh thông, khéo léo đó là các kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo Quy trình sản xuất chương trình truyền hình là khung cơ bản, định dạng trình tự, cách thức phối hợp thực hiện các kỹ năng tác nghiệp của nhà báo
Để sản xuất ra các sản phẩm, chương trình truyền hình, luôn tồn tại quy trình sản xuất để những thành viên trong ekip thực hiện chương trình từ đó có
sự ráp nối các khâu, các công đoạn để sản xuất được một chương trình hoàn chỉnh Hàng ngày, có hàng tỉ người trên thế giới bật TV và theo dõi các chương trình truyền hình, chỉ bằng việc nhấn nút điều khiển và họ có thể tiếp nhận thông tin toàn cầu Nhưng để có được một chương trình cho khán giả theo dõi phải trải qua khá nhiều công đoạn sản xuất Xét về phương thức sản xuất, có thể chia ra làm hai loại: chương trình truyền hình trực tiếp và chương trình ghi hình hậu kỳ Với hai phương thức, cũng sẽ có hai quy trình sản xuất
có những điểm chung và cũng có những nét khác biệt
Có một quy trình chung từ khâu ý tưởng thực hiện chương trình đến khâu sản xuất với các bước:
- Bước 1: Xác định đề tài, xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề
Đây là khâu quan trọng đầu tiên mang tính chất xác định ý tưởng để
Trang 21thực hiện chương trình Đó là lúc phóng viên, biên tập viên lựa chọn hình thức chương trình để thể hiện ý tưởng của mình Việc xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề diễn ra song song với việc xác định đè tài Chủ đề là những đề tài cụ thể được xác định Còn tư tưởng chủ đề là thái độ của phóng viên đánh giá sự kiện trên cơ sở tư tưởng của mình Việc xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề rất quan trọng khi khai thác và xử lý thông tin, tài liệu Giữa vô vàn những thông tin, phóng viên, biên tập viên phải chọn lọc được những nội dung cho xuyên suốt đề tài và tư tưởng mình đã đặt ra và cần thiết cho kịch bản chương trình của mình cũng như cho các khâu sản xuất tiếp theo
đề, hay đặc biệt diễn biến trong một chương trình truyền hình thường hay thay đổi Thông thường cho đến lúc dựng được một chương trình hay tác phẩm truyền hình thì sản phẩm đó cũng khác nhiều so với kịch bản lúc ban đầu Vì thế có nhiều kịch bản chỉ hoàn chỉnh sau khi đưa vào giai đoạn hậu kỳ
Kịch bản truyền hình được xây dựng trên cơ sở các sự kiện có thật và nghệ thuật ráp nối các sự kiện bằng tư duy logic của tác giả kịch bản Kịch bản chính là yếu tố đầu tiên toát lên toàn bộ nội dung của tác phẩm và hình thức thể hiện tác phẩm
Kịch bản chính là kim chỉ nam giúp cho những người thực hiện chương trình qua đó theo dõi nội dung và triển khai vấn đề một cách rành mạch và sát
Trang 22với chủ đề tư tưởng, thông qua đó là căn cứ để phóng viên thu thập tài liệu, sử dụng những cảnh quay hợp lý, có hiệu quả của tiếng động hiện trường Bởi nhìn kịch bản, phóng viên hay các thành viên trong ekip sản xuất chương trình có thể biết mình cần thu thập tài liệu gì, phỏng vấn ai, câu hỏi như thế nào Hơn nữa, kịch bản cho ta thấy cảnh nào, chi tiết nào của sự kiện là chính hay phụ để từ đó ghi hình những cảnh quay và sắp xếp những cảnh quay một cách logic Nhờ có kịch bản mà những nội dung thông tin và cảnh quay ghi hình lại có thể được phóng viên sử dụng một cách hiệu quả
- Bước 3: Tổ chức sản xuất chương trình
Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là sự chia nhỏ rồi liên kết một cách hợp lý đội ngũ nhân sự và các trang thiết bị truyền hình đi kèm và nội dung thông tin, trên cơ sở các quy tắc nghề nghiệp và theo quy trình nhất định để tạo ra một sản phẩm phát sóng Đây là khâu mà những người thực hiện chương trình cần ráp nối các vị trí và các công việc vào với nhau Chi tiết với các công việc như: phân công nhân sự, liên hệ với nhân vật liên quan để phỏng vấn, chuẩn bị thiết bị máy móc, địa điểm để ghi hình Người phụ trách tổ chức sản xuất phải đăng ký lịch sản xuất, thiết bị Móc nối bối cảnh, địa điểm ghi hình, người tạo tình huống…Đây là khâu rất quan trọng nhằm đảm bảo mọi thứ đã được vạch ra trong kịch bản Ngoài ra trong khâu này, nhóm sản xuất cũng phải tính toán bổ sung những thiết bị, linh kiện phụ phục
vụ cho quá trình ghi hình nhằm đảm bảo thu lại mọi hình ảnh cần thiết
+ Lập kế hoạch ghi hình: Người làm công tác tổ chức là người lập phương án, kế hoạch và xác định được thời gian để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình
+ Công tác chủ nhiệm: lên dự toán, thông báo kế hoạch tài chính cho các nhóm, lấy báo giá, đàm phán về tài chính, nơi ăn nghỉ cho đội ngũ nhân
sự nếu thực hiện chương trình ở nơi khác, thanh toán di chuyển khi cần, thanh toán hợp đồng
Trang 23+ Tổ chức nhân sự: Để thực hiện một chương trình truyền hình, cần rất nhiều khâu, nhiều nhân sự để thực hiện và đảm nhận những công việc khác nhau như: Nhóm nội dung (hoàn thiện kịch bản, liên hệ nhân vật, thực hiện phóng sự, cùng đạo diễn chương trình và đạo diễn hình thống nhất format hình ảnh của chương trình ); Nhóm Đạo diễn hình - quay phim; Nhóm trợ lý ghi hình (trợ lý MC, đạo diễn, trường quay, khách mời, âm thanh, ánh sáng) Người làm công tác tổ chức sản xuất phải có khả năng bao quát nhân sự để
có sự bố trí, phân công nhân sự hợp lý, có khả năng thích hợp để vào từng vị trí công việc
+ Tổ chức hệ thống phương tiện kỹ thuật: Có thể nói trong các loại hình báo chí, truyền hình có độ phụ thuộc lớn nhất vào các thiết bị kỹ thuật công nghệ Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, người làm công tác tổ chức sản xuất đã phải lên dự trù về địa điểm ghi hình cũng như tất cả các thiết bị cần thiết cho
sản xuất Địa điểm ghi hình: với các chương trình ghi hình trong Đài cần
đăng ký thiết bị như: đăng ký trường quay và các thiết bị hỗ trợ như máy quay, ống kính góc rộng Với các chương trình ghi hình ngoài Đài: liên hệ địa điểm, tiến hành các thủ tục thuê địa điểm nếu cần Chú ý các vấn đề như
an ninh, môi trường, y tế… Đăng ký xe màu và các thiết bị hỗ trợ như máy
quay, cẩu…Chuẩn bị sân khấu (deco): phải có kế hoạch phối hợp với nhóm
Mỹ Thuật về lắp dựng sân khấu, sản xuất đạo cụ Chuẩn bị về âm thanh, ánh
sáng: bàn về nhu cầu sự dụng ánh sáng, kỹ thuật theo KB nội dung, lên kế
hoạch tập dượt chương trình với ký thuật âm thanh, ánh sáng Chuẩn bị bộ
đàm liên lạc: đảm bảo độ thông suốt trong quá trình liên lạc, lưu ý cách sử
dụng với các bộ phận Thiết bị ghi hình: Chuẩn bị đủ băng/ đĩa cho số lượng
chương trình (dự phòng băng/ đĩa phòng khi gặp sự cố), đánh băng và làm list băng, chuẩn bị nhật kí băng, khóa chốt băng sau khi ghi hình Quản lý băng tránh thất lạc với các chương trình ghi nhiều đường băng khác nhau nên làm các list băng với các màu khác nhau để phân biệt và tránh nhầm lẫn
Trang 24- Bước 4: Tiến hành ghi hình
Đây được coi là khâu trung tâm quan trọng nhất, cần sự tập trung cao nhất trong cả quy trình sản xuất chương trình - đó là khi biến những ý tưởng kịch bản trở thành những diễn biến thực tế Ở các chương trình ghi hình có hậu kỳ (đặc biệt tại trường quay), người làm chương trình mới có thể trau chuốt về mặt hình ảnh, quay phim và đạo diễn chương trình chủ động chuẩn
bị cho các thao các kỹ thuật, thao tác máy Còn với các chương trình ngoài trường quay (đặc biệt là truyền hình thực tế), việc ghi hình được thực hiện trong hoàn cảnh bị động, đòi hỏi người cầm máy quay phải chủ động thao tác máy và phán đoán, lựa chọn tốt các chi tiết cần ghi hình Với chương trình trực tiếp, ghi hình cũng là thời điểm hoàn thiện chương trình và phát sóng, quay phim và đạo diễn không thể để bất cứ sai sót nào về hình ảnh
- Bước 5: Giai đoạn hậu kỳ
Đây là giai đoạn bao gồm việc xem lại băng ghi hình, lên danh sách cảnh quay; xây dựng kịch bản dựng; dựng hình, viết và thể hiện lời bình, lựa chọn và sử dụng âm thanh; duyệt và phát sóng chương trình; lắng nghe thông tin phản hồi Đối với các chương trình sản xuất có hậu kỳ, giai đoạn hậu kỳ là yếu tố đảm bảo chất lượng của chương trình, cả về nội dung được chắt lọc thông tin hay, hấp dẫn, phù hợp với ý tưởng kịch bản và cả về kỹ thuật hình ảnh, âm nhạc Bởi nó tổ chức lại các tư liệu hình ảnh, sử dụng chất liệu ngôn ngữ, tiếng động, âm nhạc để nâng cao khả năng của hình ảnh và đưa sự kiện, nội dung đến công chúng cảm nhận một cách trọn vẹn và sinh động
Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả truyền hình có sự kết hợp của nội dung, hình ảnh, lời bình, âm thanh được sắp xếp một cách hợp lý về nội dung để truyền tải thông tin tới khán giả Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau Quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình được gọi là chương trình truyền hình Quy trình này có thể được hiểu như sau:
Trang 25Chương trình truyền hình trực tiếp là dạng chương trình truyền sự kiện tới khán giả cùng thời điểm mà nó đang diễn ra Bởi vậy quy trình sản xuất chương trình trực tiếp phức tạp hơn và đòi hỏi người thực hiện phải cẩn thận, tập trung để không xảy ra bất cứ sai sót nào lên sóng truyền hình Các khâu trong sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp chỉ khác các chương trình ghi hình ở điểm: không có giai đoạn hậu kỳ và các bước sản xuất phải chặt chẽ, kỹ lưỡng hơn Bởi giai đoạn ghi hình cũng chính là việc đưa chương trình thẳng tới khán giả Khi thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp cần chuẩn bị kỹ về kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến được các tình huống xảy ra ngoài kịch bản tức là phải kiểm soát được nội dung chương trình Còn về khâu kỹ thuật, truyền hình trực tiếp cũng cần chuẩn bị kỹ hơn về đường truyền nếu ở trường quay hay xe truyền hình lưu động Máy quay sẽ được đánh số thứ tự để đạo diễn hình dễ điều khiển quay phim và hình ảnh Tín hiệu camera sẽ được chuyển tới trường quay hoặc xe lưu động bằng đường cáp hoặc viba Tại đây đạo diễn hình sẽ xử lý tín hiệu nguồn trên bàn mixer Sau đó tín hiệu hoàn chỉnh được chuyển về trung tâm thông qua vệ tinh viễn thông và ăng ten thu vệ tinh Tín hiệu truyền qua tổng khống chế và phát tới TV mỗi gia đình
1.1.4 Công chúng truyền hình
Ghi hình Kịch bản
truyền hình
sản phẩm
TH
Thu hình
Trang 261.1.4.1 Công chúng
Công chúng theo tiếng Latin là: Auditorium; Audire là nghe, Auditor là người nghe, đó là cộng đồng người mà phương tiện truyền thông đại chúng thường hướng tới, chịu ảnh hưởng của truyền thông đại chúng
Theo Đại từ điển tiếng Việt [40] công chúng là "đông đảo mọi người xem, hoặc chứng kiến việc gì, trong quan hệ với người diễn thuyết, tác giả, diễn viên " Công cộng là "chung hoặc thuộc về mọi người" Như vậy, công chúng là đông đảo người trong mối quan hệ với "người diễn thuyết", người biểu diễn, với tác giả, tác phẩm báo chí
Thuật ngữ công chúng ban đầu xuất hiện trong hoạt động báo chí với tư cách là đối tượng tiếp nhận sản phẩm, đối tượng tác động - ảnh hưởng, khách hàng của báo chí - chủ yếu là báo in, xuất hiện ở nước Anh thế kỷ XIX, phát triển ở cuối thế kỷ XIX và trở thành mối quan tâm đặc biệt vào cuối thế kỷ
XX, nhờ trình độ văn hóa của dân cư được nâng lên rõ rệt - số người biết chữ tăng lên cũng như quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa mở rộng
Trong hoạt động báo chí, công chúng có thể hiểu là "quần thể dân cư hay nhóm đối tượng mà cơ quan báo chí hay sản phẩm báo chí (số báo, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình ) hướng vào để tác động (và trực tiếp hay gián tiếp chịu sự tác động của báo chí), nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình" [5, tr.176]
Theo TS Phạm Thị Thanh Tịnh, "công chúng báo chí là những người được các sản phẩm truyền thông tác động hoặc hướng vào để tác động Đó là độc giả của báo in, thính giả của đài phát thanh, khán giả của đài truyền hình Công chúng đó là một cộng đồng người với giới hạn nhỏ bé như làng, xã đến những cộng đồng to lớn trên phạm vi quốc tế" [37, tr.21]
Có thể thấy rằng, công chúng là đối tượng vô cùng quan trọng đối với hoạt động báo chí Công chúng là đối tượng tác động, đối tượng phản ảnh của
cơ quan báo chí Công chúng quyết định vai trò và sức mạnh tác động của báo
Trang 27chí, những nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng đối với các vấn đề báo chí tạo nên dư luận xã hội Đó là căn cứ để đánh giá năng lực, hiệu quả tác động của báo chí và thẩm định khả năng của cơ quan báo chí Có thể nói, công chúng là nguồn lực sáng tạo đối với báo chí Công chúng không chỉ đơn thuần là đối tượng chịu tác động của báo chí truyền thông mà họ là đối tượng phục vụ của truyền thông Bởi vậy, báo chí không chỉ xem công chúng là người đọc hay xem báo chí nữa mà là người tiêu dùng - những khách hàng sử dụng sản phẩm báo chí một cách chủ động theo nhu cầu, sở thích, theo thời điểm thích hợp của từng người Họ là những người tiếp nhận, tiêu thụ, phản hồi, là người đồng sáng tạo sản phẩm báo chí Điều đó dẫn đến, mỗi đơn vị báo chí khi đưa thông tin, họ luôn cần sự tư duy sáng tạo để tạo nên sự hấp dẫn, tính thuyết phục của sản phẩm báo chí với công chúng
1.1.4.2 Công chúng truyền hình
Công chúng truyền hình là những người xem truyền hình, tiếp nhận thông tin và chịu ảnh hưởng thông tin mà truyền hình mang lại Công chúng truyền hình cũng được xuất hiện khi xuất hiện truyền hình, các chương trình truyền hình Ở những giai đoạn đầu, mối quan hệ giữa truyền hình và công chúng là một chiều Khán giả là những người thụ động tiếp nhận các chương trình truyền hình, TV có gì họ sẽ xem chương trình đó Sau đó xa hơn, họ bắt đầu thực hiện tương tác thông qua chiếc điều khiển TV khi họ thể hiện sự quan tâm, tán thành hay không tán thành, tiếp tục xem chương trình hay chuyển kênh Tuy nhiên hiện nay nhu cầu tiếp nhận của công chúng đã gấp nhiều lần so với trước Trước đây khán giả để ý nhiều đến nội dung, nhưng giờ đây khán giả có xu hướng để ý đến sự trải nghiệm của họ với chương trình nhiều hơn Bởi vậy, họ có nhu cầu được bày tỏ, thể hiện quan điểm ý kiến của mình với nội dung chương trình họ theo dõi Đó là một trong những
lý do để các chương trình truyền hình phát triển các hoạt động tương tác trên truyền hình Ở trong luận văn này, công chúng truyền hình có ý nghĩa nghiên
Trang 28cứu quan trọng Bởi đây là những khán giả trực tiếp chịu tác động từ các chương trình truyền hình và quan trọng hơn, không có khán giả tương tác sẽ không tạo nên các hoạt động tương tác và không có được hiệu quả tương tác của chương trình truyền hình
Theo Từ điển tiếng Việt, "đặc điểm là nét riêng biệt dùng để phân biệt vật này với vật khác" Đặc điểm công chúng của truyền hình cũng có những nét riêng, khác biệt với công chúng của các loại hình báo chí truyền thông khác Công chúng là cộng đồng người mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng tới, chịu ảnh hưởng của truyền thông Bởi vậy, công chúng truyền hình chính là những người xem truyền hình, tiếp nhận và chịu ảnh hưởng từ thông tin mà truyền hình mang lại Bản chất của quá trình của truyền thông đó là sự trao đổi thông tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái đội phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân hay nhóm người đó Nói cách khác, đối tượng hướng đến của truyền thông chính là công chúng tiếp nhận và kết quả của quá trình này là sự nhận thức, thay đổi hành vi và có những phản hồi ngược lại từ công chúng Nhà sản xuất thực hiện bất cứ tác phẩm hay chương trình truyền hình nào, bên cạnh việc thực hiện các chức năng báo chí của mình, họ còn hướng tới nhiệm vụ thông tin tới khán giả xem TV Có nghĩa là khi thực hiện một chương trình, người làm truyền hình nhất định và chắc chắn phải nghiên cứu, xác định và hiểu nhóm công chúng của mình
Đặc điểm công chúng truyền hình trên khía cạnh nghề nghiệp: Nghề nghiệp là điều kiện chi phối khán giả lựa chọn nội dung thông tin và thể loại chương trình, kênh truyền hình nào để tiếp nhận Theo khảo sát của TS Trần Bảo Khánh trong cuốn "Công chúng truyền hình Việt Nam" thì: Số lượng người thường xuyên theo dõi truyền hình ở tất cả các nhóm nghề nghiệp là tương đối cao, khoảng từ 50 - 97%, nhưng nhóm lực lượng vũ trang là nhóm
có tỉ lệ xem thường xuyên cao nhất: 97%; nhóm hưu trí, nội trợ, thất nghiệp:
Trang 2989%; buôn bán dịch vụ: 77,8%; công nhân: 65%; học sinh sinh viên: 66,1%, nông dân: 52% Những người làm lao động chân tay có nhu cầu thông tin, giải trí, sức khỏe Người buôn bán nhỏ thiên về giá cả thị trường, thông tin đời sống Học sinh, sinh viên thiên về các chương trình giải trí, định hướng nghề nghiệp Các đài, kênh truyền hình muốn có nhiều khán giả xem truyền hình cần đi sâu vào những nội dung này để phục vụ các nhóm đối tượng khác nhau vào những khung giờ và nội dung khác nhau
Mức sống liên quan trực tiếp đến khả năng chi trả cho mục đích tiêu dùng văn hóa, đồng thời cũng phản ánh mức độ tiếp nhận và sử dụng, phản ánh phong cách tiêu dùng văn hóa của người dân, trong đó là tiêu dùng cho báo chí, truyền hình Những người có mức sống cao (khá giả, giàu có) không hẳn có nhu cầu đọc sách báo, nghe đài, tiếp nhận thông tin và tri thức nhiều, cũng như nhu cầu mua sắm các vật dụng và trang bị thiết yếu khác trong đời sống
Từ khi đổi mới, kinh tế thị trường nước ta vừa phát huy được sức mạnh sản xuất của xã hội, tăng tổng sản phẩm của xã hội và từng bước nâng cao đời sống người dân Trong những năm gần đây, mức sống của người dân Việt Nam tăng lên, mức sống của người dân nông thông cũng được cải thiện, chi tiêu bình quân đầu người tăng vọt Việc gia tăng thu nhập đó cũng khiến khả năng và nhu cầu tiếp xúc với truyền hình của người dân cũng tăng cao, họ có điều kiện để mua được TV và những dịch vụ truyền hình cao hơn Chính vì kinh tế phát triển, công việc làm ngày càng bận rộn, thời gian rảnh rỗi giảm đi, nhưng người dân lại
có nhiều điều kiện hơn và đặc biệt có nhiều nhu cầu hơn trong việc tiếp nhận và hưởng thụ các sản phẩm thông tin đại chúng Do vậy, mức sống có tác động đến nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của người dân
Đây là một trong những điều kiện tác động nhiều tới việc tiếp nhận những sản phẩm truyền thông đại chúng Xu hướng chung là người có trình
độ học vấn cao thì có khả năng theo dõi nhiều tin tức, thời sự, các chương trình thời sự, kinh tế, giáo dục, khoa học nhằm tăng thêm hiểu biết, phục vụ
Trang 30công việc Những người này có tâm lý khám phá, tìm hiểu mọi mặt của đời sống xã hội để sáng tạo, họ lại có khả năng hiểu biết để thu thập, tiếp nhận thông tin từ các phương tiện báo chí, truyền thông Những nhóm có học vấn thấp hơn nằm trong nhóm đối tượng thiên về các chương trình giải trí như ca nhạc, trò chơi truyền hình Cụ thể theo khảo sát của TS Trần Bảo Khánh trong cuốn "Công chúng truyền hình Việt Nam": Các chương trình trò chơi, giải trí, nhóm người có trình độ học vấn cao xem ít hơn nhóm người ở trình
độ trung bình (23%) và nhóm có trình độ văn hóa thấp (40%) và 42% ở nhóm không biết chữ Còn ở các chương trình thời sự chính trị, nhóm có trình độ học vấn xem nhiều hơn (47%) so với nhóm đại học: 30%, cao đẳng (37%), phổ thông (31%0, không biết chữ (27%)
Từ điển tiếng Việt định nghĩa động từ "tương tác" là "sự tác động qua lại lẫn nhau" ví dụ như quan hệ tương tác giữa hai vật hay sự tương tác giữa ánh sáng và môi trường [39, tr 108] - Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên Đại từ điển Webster đã định nghĩa động từ "tương tác" (to interact) là
"hành động qua lại; thực hiện những hành động qua lại"
Nếu chúng ta xem xét về sự tương tác trong cuộc sống hàng ngày ta sẽ thấy mỗi hình thức tương tác cần sự cộng tác, các bên liên quan phải phối hợp với nhau để hoạt động, nếu không quá trình này sẽ sụp đổ; tất cả các bên đều thực hiện quyền lực với mình đối với bên kia, tác động đến những gì bên kia làm Theo cuốn sách "Báo chí và dư luận xã hội" của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, tương tác là tác động qua lại với nhau, quan hệ hai chiều giữa các sự việc hiện tượng Có tương tác vật lý, hóa học giữa các sự vật, hiện tượng Có tương tác
xã hội - đó là quá trình tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm xã hội với tư cách
là chủ thể - khách thể trong xã hội Tương tác xã hội, theo từ điển bách khoa, là khái niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con gười chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể
Trang 31hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó Đồng thời, khái niệm đó cũng nói lên rằng mỗi quan hệ đều gắn liên với một hoạt động nhất định
Tương tác xã hội có những đặc thù riêng Mỗi cá nhân hay nhóm, trong quá trình tương tác vừa là chủ thể vừa là khách thể, đều chịu ảnh hưởng chi phối của các chuẩn mực giá trị xã hôi, tâm lý xã hội và môi trường văn hóa với những tương đồng và khác biệt Trong tương tác, mỗi người, mỗi nhóm
xã hội chịu những tác động khác nhau như lợi ích, động cơ, trình độ hiểu biết, văn hóa giao tiếp
Như vậy có thể hiểu: tương tác là hoạt động, tác động qua lại lẫn nhau
của hai hay nhiều chủ thể nhằm mang đến những kết quả mới hơn trong sự vận động của xã hội
1.1.6 Tương tác trên Truyền hình
Trong xu thể báo chí hiện đại, một trong những đặc điểm để nhận diện
đó là tính tương tác của thông tin báo chí Với lĩnh vực báo chí truyền thông, tương tác được hiểu là sự tác động, giao tiếp qua lại hai chiều giữa chủ thể và khách thể truyền thông, giữa cơ quan báo chí với công chúng Tương tác không phải là dòng thông tin phản hồi chậm chạp và rời rạc mà đồng thời diễn
ra sự trao đổi qua lại giữa chủ thể và khách thể Trong xã hội hiện đại, tương tác xã hội là phương thức cơ bản nhất để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm, tìm kiếm, trao đổi và nâng cao năg lực
sáng tạo cho mỗi cá nhân và các nhóm xã hội Tương tác xã hội trong báo chí
là đặc điểm thông tin của báo chí là đặc điểm thông tin của báo chí hiện đại, nhờ sự giúp sức của công nghệ thông tin hiện đại, cùng với sự phát triển của
xã hội trên các bình diện trình độ dân cư, thiết kế dân chủ đảm bảo và trình
độ phát triển chuyên nghiệp Trong thông tin báo chí, tương tác bình đẳng nhưng cần kỹ năng định hướng thông tin, hướng dẫn dư luận xã hội Cơ sở đánh giá hiệu quả tương tác thông tin báo chí là tạo ra sự đồng thuận xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững, phòng tránh những nguy cơ bất ổn trong
Trang 32cộng đồng, Do đó, đảm bảo tính tương tác trong thông tin báo chí về những vấn đề nêu ra, đòi hỏi người làm báo không chỉ có kiến thức, trình độ am hiểu vấn đề, mà còn có phong cách làm báo chuyên nghiệp - tôn trọng tuân thủ nguyên tắc hành nghề, có kỹ năng tác nghiệp vơi sự hiểu biết, chia sẻ với nhóm công chúng để có thể khơi nguồn và hướng dẫn dư luận xã hội [6,
tr.117, 118]
Đối với truyền hình, tương tác cho phép khán giả tương tác với nội dung nhận được, gửi đi ý kiến của họ trong các buổi tranh luận hoặc tham gia vào các trò chơi, trả lời các câu hỏi điều tra Truyền hình tương tác khác biệt với truyền hình truyền thống ở chỗ, truyền hình truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ nhà đài đến khán giả; trong khi đó truyền hình tương tác cần một đường truyền thông tin từ khán giả tới nhà đài
Theo quan điểm của Đài Truyền hình CFI - Cộng hòa Pháp, Truyền hình tương tác là dạng chương trình cho phép người xem trước màn hình có thể trực tiếp tham gia, có thể làm thay đổi kịch bản của chương trình đang được phát sóng
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững: "Truyền hình tương tác, một cách hiểu
là dạng thức truyền hình trong đó khán giả vừa với tư cách khán giả, vừa với
tư cách tham gia thông qua việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật để được giao tiếp bằng nhiều hình thức như truyền hình, internet (email, webcam, blog ), điện thoại di động, điện thoại đường dài ngay trong lúc chương trình đang phát sóng hay trước đó [4, tr 164]
Cũng có ý kiến cho rằng: Tương tác trên truyền hình là khi người xem
và nguồn phát có thể trao đổi thông tin với nhau một cách thường xuyên trong thời gian thực (Nguồn: www.nma.co.uk) Không ít người cho rằng: tương tác trên truyền hình với sự gắn liền của kênh phản hồi Thông tin không chỉ truyền từ nguồn phát tới người xem mà còn quay trở lại từ người xem đến nguồn phát (Nguồn: www.itvdictionary.com)
Trang 33Theo tác giả Mark Gawlinski trong cuốn "Sản xuất chương trình tương tác", NXB Focal Press, 2003: Tương tác truyền hình nghĩa là có thể xem tất
cả những gì khiến cho khán giả truyền hình, hoặc khán giả và người làm chương trình truyền hình, hoặc dịch vụ tham gia vào cuộc đối thoại Cụ thể hơn, hoạt động tương tác đó có thể coi là một cuộc đối thoại đưa khán giả vượt qua kinh nghiệm ngồi xem thụ động và cho họ lựa chọn và hành động - hành động đó có thể đơn giản là việc viết vào tấm thiệp rồi bỏ vào thùng thư hoặc phác họa một hình vẽ lên màn hình TV
Một số khác lại cho rằng, truyền hình tương tác đồng nghĩa với các
dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (video-on-demand hay VoD)
Đối với các nhà công nghệ, truyền hình tương tác lại hoàn toàn có nghĩa là
sự hội tụ của truyền hình với mạng thông tin toàn cầu (Internet) Điều này được phát triển theo hai hướng Hướng thứ nhất, truy cập vào Internet thông qua truyền hình nhờ việc sử dụng một thiết bị giải mã, bộ điều khiển từ xa, bàn phím Hướng thứ hai, việc truy cập vào truyền hình thông qua máy tính
Tại Hội thảo "Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: Cơ hội, thách thức
và triển vọng", Ths Lê Thu Hà - Giảng viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền cho rằng: "Truyền hình tương tác là một dạng truyền hình cho phép người xem tham gia, điều khiển các chương trình truyền hình Với dạng truyền hình truyền thống, đường truyền truyền hình là một chiều Các nhà đài cho phép khán giả xem gì, vào giờ nào, trên kênh nào là quyền của
họ Với truyền hình tương tác, khán giả được trực tiếp tham gia vào chương
trình đang phát sóng"
Đồng thời thạc sĩ Lê Thu Hà cũng đề cập đến xu hướng tham gia tương
tác của công chúng tại Việt Nam:
Khảo sát với 1.800 công chúng trên cả nước năm 2013 cho
thấy, nhu cầu tương tác đối với báo chí của công chúng Việt Nam rất cao Trong đó, khả năng tương tác tốt với công chúng của truyền hình
Trang 34là cao nhất chiếm 62.8%, ngay sau đó là báo mạng với 48.7%, báo in xếp vị trí thứ ba với 29.1% và cuối cùng là đài phát thanh chỉ chiếm 15.8% Lý do truyền hình chiếm tỷ lệ cao nhất là bởi các yếu tố âm thanh, quảng cáo và chất lượng hình ảnh tốt, sự phong phú về các chương trình gameshow, ca nhạc và giải trí, phim ảnh được chọn lọc
có định hướng Xếp vị trí thứ 2 là báo mạng điện tử do tốc độ truy cập nhanh, hình ảnh và quảng cáo cũng không kém phần bắt mắt, khả năng tương tác thuận tiện, nhanh chóng Hơn thế nữa, internet còn lập trình nên các mạng xã hội như facebook, zingme, blog, yahoo…giúp cho công chúng trong và ngoài nước có thể trao đổi, trò chuyện một cách
dễ dàng Điều này khiến cho tương tác của báo mạng điện tử không thua kém so với truyền hình Vẫn còn lượng công chúng không thể đánh giá được khả năng tương tác của mình với báo in19.2%, báo phát thanh là 25.2%, truyền hình là 14.8% và báo mạng là 25.4% Những con số này rơi chủ yếu vào công chúng thuộc vùng nông thôn, kiến thức chưa đủ hiểu biết để đánh giá được sự tương tác Điều này đặt vấn đề
về cách thức truyên tải thông tin tới công chúng hiện nay của các cơ quan báo chí đã thật sự hiệu quả và rộng khắp hay chưa
Việc công chúng không tương tác với báo chí cũng có nhiều lý
do, và lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là "vì không biết cách" chiếm 24%, và
lý do "vì ngại, lười" chiếm 21%
Bên cạnh đó, một số lý do khác như “không có phương tiện, công cụ để tương tác với báo chí” hay “tương tác không có tác dụng gì” chiếm tỷ lệ không đáng kể Điều đó cho thấy công chúng đã phản ánh đúng thực tế hiện nay, là các cơ quan báo chí muốn biết khả năng tương tác của các loại hình báo chí với công chúng như thế nào, nhưng lại không chú ý tới những cách thức giúp công chúng hiểu để tương tác
Trang 35tốt hơn với báo chí Đặc biệt là đối tượng công cúng thuộc vùng nông thôn
Còn đối tượng công chúng đánh giá được sự tương tác, mục đích chính họ tương tác với báo chí là bởi mong muốn được “chia sẻ, đồng cảm” muốn “lên án, phê phán hiện tượng tiêu cực” hay “thể hiện quan điểm cá nhân” tới độc giả cũng chiếm tỉ lệ cao trong sự tương tác
Mục đích công cúng tương tác với báo chí (%)
Chia sẻ, đồng cảm 33.3 Lên án, phê phán các hiện tượng tiêu cực 27.4 Thể hiện quan điểm cá nhân 16.9 Ủng hộ, cổ vũ người khác 13.8
Ở đây, mọi quan điểm về tương tác trên truyền hình và truyền hình tương tác được nhìn nhận là quá trình trao đổi thông tin hai chiều, có sự tác động lẫn nhau giữa các chương trình truyền hình với khán giả của mình Tương tác trên truyền hình là hoạt động cho phép người xem truyền hình trực tiếp tham gia, điều khiển hoặc tác động, làm thay đổi nội dung của chương trình truyền hình Khán giả ở đây là những người đang xem TV chứ không phải là những người trong trường quay Ví dụ, chương trình "Ai là triệu phú" đang phát sóng, nó sẽ là chương trình truyền hình tương tác nếu như khán giả (những người đang ngồi trước TV) được phép trả lời thông qua đường điện thoại hoặc đường phản hồi nào khác Truyền hình tương tác khác biệt với truyền hình truyền thống ở chỗ, truyền hình truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ nhà đài đến khán giả; trong khi đó truyền hình tương tác cần một đường truyền thông tin từ khán giả tới nhà đài Từ khi có mạng internet, nó trở thành đường phản hồi tốt nhất khiến truyền hình tương tác phát triển rầm rộ
Như vậy hiện nay, khả năng tham gia các hoạt động tương tác của công
Trang 36chúng với báo chí khá tích cực Trong đó, truyền hình và báo mạng được đánh giá rất cao Tuy nhiên việc khán giả vẫn còn ngại tham gia tương tác vẫn còn tồn tại số lượng không nhỏ, cũng sẽ khiến cho những người làm truyền hình cần tìm ra các giải pháp và sáng tạo hơn, làm phong phú hơn các cách thức tương tác trên truyền hình để thu hút khán giả xem chương trình và chịu tương tác nhiều hơn
1.2 Các dạng tương tác trên Truyền hình
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng công nghệ số
Có rất nhiều ngành giải trí khác như thị trường đĩa nhạc, báo chí… đã chuyển sang dùng công nghệ số nhiều Với truyền hình cũng vậy, có ba sự thay đổi: Thứ nhất - Cách thức sáng tạo, sản xuất chương trình, nội dung; Thứ 2 - thay đổi trong phương thức phát hành, truyền tải hình ảnh; Thứ 3 - thay đổi về các phương tiện, vật truyền tin: thiết bị đầu cuối hay giao diện kết nối internet để người nghe tận dụng tối đã các công nghệ Hiện nay ở Pháp mỗi nhà có từ 6 đến 10 màn hình : gồm ti vi, máy tính, điện thoại Tại Mỹ, thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ trung bình là: ipod - 17 phút, ipad - 30 phút, máy tính -
39 phút và TV - 43 phút Có thể thấy rằng, công chúng hiện đại, đặc biệt là giới trẻ có sự dịch chuyển, di chuyển rất cao và có xu hướng tiếp cận thông tin bằng điện thoại, các thiết bị smartphone ngày một nhiều hơn là dùng các thiết bị đầu cuối Các thiết bị đầu cuối ngày càng đa dạng, tạo mọi cơ hội giải trí cho người sử dụng Trước đây công chúng chỉ giải trí trên tivi, nhưng bây giờ người ta giải trí trên smartphone nhiều hơn Theo thống kê thanh niên Mỹ
từ 12 – 17 tuổi : xem phim trên smartphone từ 8 tiếng/ tháng Chính bởi vậy
về hình thức, công nghệ, người làm truyền hình có xu hướng tích hợp các thiết bị công nghệ di động thông minh với truyền hình để tạo ra những hoạt động tương tác để đáp ứng được thói quen của khán giả, thao tác làm việc được nhiều trên nhiều loại màn hình khác nhau
Trang 37Trước đây khán giả để ý nhiều đến nội dung, nhưng giờ đây khán giả
có xu hướng để ý đến sự trải nghiệm của họ với chương trình nhiều hơn Bởi vậy, khi xây dựng chương trình, người làm truyền hình phải hình dung ngay khán giả được đón nhận, trải nghiệm những gì từ chương trình của mình theo chu trình của một chương trình Trước chương trình tưởng tượng khán giả sẽ đón nhận chương trình như thế nào Khi chương trình phát sóng, họ sẽ cảm thấy, trải nghiệm những gì Và sau chương trình, khán giả được tác động như thế nào Đó là những lý do để hình thành nên các hoạt động tương tác trên truyền hình Về thực chất, cách đây hơn 20 năm, những hoạt động tương tác truyền hình bắt đầu được các kênh và chương trình truyền hình xây dựng nên Tính đến nay, đã có khá nhiều những hình thức tương tác được ứng dụng Dưới đây sẽ là một vài ví dụ:
- Dự án của BBC : yêu cầu khán giả trẻ đang hát hoặc đang nhảy xong đưa lên Youtube Và kết quả sẽ được trao cho clip có nhiều người bình chọn nhiều nhất
- Kênh cannal+ : có ứng dụng hiển thị các camera sân bóng Muốn xem góc nào sẽ xem được góc đó, tức là sử dụng nhiều camera một lúc
- Và cũng có các hãng quảng cáo đã quan tâm đến truyền hình trực tuyến, truyền hình xã hội có nghĩa họ nhìn thấy cơ hội doanh thu từ đây Một hoạt động của Heineken cho phép cá độ bóng đá ngay khi trận đấu diễn ra ứng dụng do Heineken cho phép người chơi được lên hạng nhiều Nó sẽ tạo
độ gây nghiện nhiều đối với người cá cược bóng đá Đây là một dạng trò chơi Sức lan tỏa từ sáng kiến của Heineken rất lớn Mỗi quảng cáo bình thường có 30” nhưng với trò chơi này người xem có thể xem logo này 90 phút như vậy hiệu quả cao hơn Với trò chơi này, người xem được trải nghiệm theo một cách mới Trò chơi này mang tính giải trí và xã hội, có thể dùng kết quả trò chơi này để chia sẻ so sánh với bạn bè mình cùng chơi
Trang 38- Kênh truyền hình Current TV của Mỹ đã được trao giải thưởng Emmy – giải thưởng danh giá cho những kênh truyền thông xuất sắc khi Current TV biết tìm ra một hướng đi khi xây dựng các chương trình truyền hình mang phong cách riêng, tận dụng các ý kiến, ý tưởng của khán giả (1/3 các chương trình của Current TV là do khán giả quan tâm, yêu thích chương trình đóng góp ý kiến)
- Với “American Idol” (Mỹ), giờ đây, khán giả đã quen thuộc với khái niệm truyền hình tương tác Chương trình đã đánh dấu tầm quan trọng của cổng kết nối bằng cách nhắc nhở gần 23 triệu lượt người xem trung bình mỗi đêm sử dụng chiếc màn hình thứ hai của mình để bình chọn cho thí sinh yêu thích
- Chương trình Super Bowl (Mỹ) năm nay cũng đã tạo ra những cột mốc quan trọng trong truyền hình xã hội khi đạt kỷ lục mới với hơn 30 triệu comment (bình luận) trên các trang mạng xã hội như: Twitter, Facebook, GetGlue, ứng dụng mạng xã hội bao gồm phim điện ảnh, show truyền hình và sách cho người dùng
- Tại Việt Nam, khái niệm về truyền hình tương tác hay hoạt động tương tác trên truyền hình manh nha xuất hiện từ những năm 2003 - 2004 Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần 23 có thêm ba thể loại mới là phim truyền hình dài tập, truyền hình tương tác, trò chơi truyền hình Khi ấy, truyền hình tương tác về thực chất, được hiểu như thể loại “đàm luận chuyên đề” - talk show (tọa đàm, gặp gỡ, giao lưu, đối thoại, bình luận truyền hình) Nhà báo Trường Phước (công tác tại ban chuyên đề của Đài truyền hình VN), trưởng ban giám khảo thể loại talk show, nhận xét: "Theo tôi, thói quen chỉ xem hình cho vui mắt của công chúng là thói quen đã qua Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền hình tương tác để mong giải quyết được những vấn
đề gì mà họ đang quan tâm Các chuyên mục như Đối thoại, Chính sách -
cuộc sống, Sự kiện - bình luận, gần đây có Người xây tổ ấm trên VTV (đi sâu
vào “tế bào” gia đình với nhiều tình huống chạm trán thử thách trong cuộc sống đời thường) được người xem gọi điện thoại, gửi thư hoặc email rất
Trang 39đông” Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, việc hiểu thể loại đàm luận, tọa đàm là truyền hình tương tác khi đó không thật chính xác Bởi truyền hình tương tác chỉ là phương thức làm truyền hình, xây dựng các hoạt động tương tác, có các nội dung mang tính chất tương tác để đưa khán giả đến gần hơn với chương trình Mặc dù vậy, các chương trình được hiểu là truyền hình tương tác lúc này đã đi vào giải quyết được nhu cầu của công chúng, mong muốn được chia sẻ, bày tỏ quan điểm với những vấn đề đặt ra trong chương trình truyền hình
Vui cùng Hugo là một trong những chương trình truyền hình đầu tiên
áp dụng hình thức tương tác với người chơi qua điện thoại Đối tượng chính
mà Vui cùng Hugo hướng tới là các bé tuổi từ 6-14 Vui cùng Hugo thuộc bản
quyền của Công ty ITE (Đan Mạch), xuất hiện thường xuyên trên các hãng truyền hình của hơn 40 quốc gia và được hàng triệu trẻ em trên thế giới yêu thích Cuộc thi gồm nhiều màn chơi khác nhau, với Hugo là nhân vật chính, gồm 6 trò chơi là Hugo leo dây, Cưỡi đà điểu, Lái trực thăng, Cầu vồng, Cơn sốt kim cương và Hugo trong đường hầm Điểm đặc biệt riêng chỉ có ở Hugo đó chính là các chương trình được phát sóng trực tiếp Những người đăng ký dự thi chỉ cần ngồi ở nhà, sử dụng truyền hình và bàn phím trên điện thoại bàn để tham gia trò chơi Trẻ em đăng ký tham dự chương trình này bằng cách sử dụng điện thoại gọi đến tổng đài 19001560 Khi được Ban Tổ chức chương trình chấp thuận, các em sẽ trực tiếp chơi trò chơi này với hình thức sử dụng các phím bấm của điện thoại (thay bàn phím máy vi tính) để di chuyển nhân vật Hugo, và có thể thắng được nhiều giải thưởng khác nhau nếu hoàn tất trò chơi Trong số tám thí sinh được chọn trong ngày phát sóng, có ba thí sinh tham gia chơi Qua hai vòng thi sẽ chọn ra người chơi xuất sắc nhất lọt vào vòng đặc biệt Đây là trò chơi truyền hình đầu tiên của Việt Nam được
truyền hình trực tiếp và có số buổi phát sóng nhiều nhất (ba buổi/tuần) Vui
cùng Hugo là chương trình sử dụng hệ thống AMS (Animation Mask System-
Trang 40Hệ thống thể hiện nhân vật hoạt hình qua mặt nạ điều khiển - thiết bị thổi hồn vào nhân vật) Theo đại diện Công ty LASTA, đơn vị phối hợp với Đài Truyền hình TPHCM sản xuất chương trình này, trong hai kỳ phát sóng trực
tiếp, Vui cùng Hugo đã nhận được hơn 60.000 cuộc điện thoại đăng ký từ các
trẻ em Việt Nam
Từ khoảng năm 2003 - 2005 là sự xuất hiện của một loạt chương trình thực hiện hình thức bình chọn cho các nội dung của chương trình (qua tin nhắn, tổng đài điện thoại, phiếu bình chọn ) Tương tác bằng tin nhắn là hình thức đơn giản nhất được các chuơng trình truyền hình tại Việt Nam sử dụng thời kỳ đầu Hoạt động này giúp cho chính khán giả truyền hình trở thành
giám khảo quyền lực của những cuộc thi truyền hình Có thể kể đến như VTV
bài hát tôi yêu (VTV3), Ngôi sao tiếng hát Truyền hình TPHCM, Sao Mai
2003, Sao Mai điểm hẹn 2004 Với hình thức bình chọn qua tổng đài, khai
sinh cho dịch vụ này là chương trình Giải trí với truyền hình, do Trung tâm Công nghệ Thông tin CDiT phối hợp với Công ty Dịch vụ Viễn thông GPC
và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện vào đầu tháng 1/2003 Người sử dụng dịch vụ có thể gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại qua tổng đài 19001570 để dự đoán kết quả bóng đá và bình chọn bài hát, ca sĩ Riêng Giải trí với truyền
hình nay cũng đã nở phình thêm nhiều chương trình khác như Đi tìm triệu
phú (tổng đài 19001789), Sống khỏe mỗi ngày (19001778), An toàn giao thông (19001776-8338) Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh trước đây cũng
có chương trình tương tự như Thử tài người hâm mộ (tổng đài 19001560), sau
đó chương trình Người dẫn chương trình truyền hình cũng mở ra 2 tổng đài
19001790 và 19001799 để người xem đài gửi tin nhắn bình chọn thí sinh đoạt giải “Én vàng” hay “Người có giọng nói truyền cảm nhất”
Sau đó vào năm 2007, một trong những chương trình truyền hình tương
tác rất thu hút khán giả là Nhật ký Vàng Anh Đây là chương trình do Hãng
phim Truyền hình Việt Nam và Đông Tây Promotion hợp tác sản xuất Kịch