- Hiểu rõ về sự cần thiết của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán, cách thức triển khai và các công cụ liên quan đến việc chọn mẫu trong khoa học kiểm toán... Phương pháp đối ch
Trang 1-Giảng viên : NCS.ThS.PHAN THANH HẢI
(Phó trưởng khoa Kế toán)
Trang 2Mục tiêu của bài 5
-Nắm được các nội dung của phương pháp kiểm toán và biết vận dụng các phương pháp này để giải quyết các bài tập.
- Hiểu rõ về sự cần thiết của kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán, cách thức triển khai và các công cụ liên quan đến việc chọn mẫu trong khoa học kiểm toán.
Trang 3Các mục của bài 5
1
Phương pháp kiểm toán chứng từ và
ngoài chứng
từ
2
Phương pháp kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán cơ
Trang 4và ngoài chứng từ
1.1.Phương pháp kiểm toán chứng từ
Khái niệm : là phương pháp được KTV thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến tài liệu thông tin sẵn
có do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp
Trang 5-Khái niệm : là phương pháp kiểm tra, xem xét sự cân bằng về mặt số
quát trước sau đó đến các cân đối cụ thể
Trang 6Phương pháp đối chiếu
Bao gồm :
- Đối chiếu trực tiếp
+ Đối chiếu ngang + Đối chiếu dọc
- Đối chiếu logic
Trang 7Phương pháp đối chiếu
Phương pháp đối chiếu ngang :
Là đối chiếu trị số của cùng một loại chỉ tiêu trên các tài liệu khác nhau hay giữa các kỳ khác nhau.
Ví dụ : + Số đầu năm nay = Số cuối năm trước
+ Các liên trên 1 chứng từ + Số KPThu, KPTrả trên sổ sách = số liệu xác nhận của đối tượng phải thu, phải trả
Trang 8Phương pháp đối chiếu dọc :
Là đối chiếu trị số chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó hay đối chiếu giữa các thành phần trong tổng thể để xem xét cơ cấu, tỷ trọng của chúng trong toàn bộ tổng thể.
Ví dụ :
+Tỷ suất Nợ = Tổng NPT/ Tổng Nguồn vốn + Tỷ suất HTK/Tổng Tài sản
+ ….
Trang 9Phương pháp đối chiếu logic
là phương pháp xem xét sự biến động của các chỉ tiêu để suy luận tính hợp lý của các con số.
- Ví dụ : Hàng tồn kho giảm thì có khả năng do Tiền mặt tăng, TGNH tăng, Phải thu tăng…
PP đối chiếu trực tiếp và logic còn được gọi chung là pp rà soát tài liệu.
Trang 10và ngoài chứng từ
1.2.Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
Khái niệm : là phương pháp được KTV thiết kế và sử dụng nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán khi các thông tin do hệ thống kế toán
xử lý và cung cấp chưa đầy đủ, chưa đảm bảo tính tin cậy
Phân loại:
Kiểm toán ngoài chứng từ
PP Kiểm Kê
PP Điều Tra
Trang 11Phương pháp kiểm kê
- Khái niệm : là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản,
vật tư, tiền vốn nhằm tìm kiếm thông tin về mặt số lượng, giá trị của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn đó.
- Quá trình kiểm kê : Chuẩn bị ; Thực hiện; Kết thúc
- Yêu cầu đối với KTV : Giám sát chặt chẽ quá trình kiểm kê
chứng từ
Trang 12Phương pháp điều tra
-Khái niệm : là phương pháp mà KTV dùng nhiều cách thức khác
nhau để xác minh lại một thực trạng hay một tài liệu nhằm đưa ra một quyết định, một kết luận kiểm toán nào đó.
- Cách thức điều tra :
+ Trực tiếp : KTV sẽ gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng
có liên quan đến vấn đề cần điều tra.
+ Gián tiếp : KTV sẽ thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập được những thông tin liên quan đến vấn đề cần điều tra
- Yêu cầu KTV : Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phỏng vấn cũng như là
chứng từ
Trang 13Phương pháp thực nghiệm
Khái niệm : là phương pháp tái diễn các hoạt động hay nghiệp vụ để
xác minh lại kết quả một quá trình, một sự việc đã xảy ra hoặc sử dụng những thủ pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành các phép thử nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí phù hợp.
Yêu cầu KTV :
Phải có chuyên môn nghiệp vụ trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề…
chứng từ
Trang 142.Phương pháp kiểm toán tuân thủ và kiểm toán cơ bản
2.1
Phương pháp kiểm toán tuân thủ
2.2
Phương pháp kiểm toán cơ bản
Trang 15 Trên cơ sở có dựa vào hay không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, hình thành 2
phương pháp KTTC: PP kiểm toán tuân thủ và PP kiểm toán cơ bản.
Phương pháp kiểm toán tuân thủ:
Mục đích của pp : Thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của DN
Căn cứ tiến hành : Dựa vào hệ thống KSNB trong quá trình kiểm toán
Áp dụng trong trường hợp rủi ro kiểm soát thấp.
Sử dụng cả thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản
Phương pháp kiểm toán cơ bản:
Mục đích của pp : Thu thập các bằng chứng liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.
Căn cứ tiến hành : dựa vào các thông tin trong BCTC và hệ thống KT của đơn vị.
Áp dụng trong trường hợp RRKS được đánh giá cao.
Sử dụng thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết.
Trang 16PP kiểm toán cơ bản
lượng lớn hơn
KTV không tin tưởng vào hệ thống KSNB.
PP kiểm toán tuân thủ
lượng ít hơn
KTV tin tưởng vào hệ thống
KSNB.
Sự khác nhau giữa PP kiểm toán cơ bản và
PP kiểm toán tuân thủ
Trang 17- KTV chủ yếu thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để
đánh giá HTKSNB của đơn vị.
- Thử nghiệm kiểm soát: là loại thử nghiệm được dùng để
thu thập bằng chứng về khả năng đảm bảo ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu của hệ thống KSNB.
2.1 Phương pháp kiểm toán tuân thủ
Trang 182.2.Phương pháp kiểm toán cơ bản
Khi áp dụng Phương pháp này KTV thực hiện 2 thủ tục :
- Thủ tục phân tích :
+ Phân tích ngang + Phân tích dọc
- Thử nghiệm kiểm tra chi tiết
+ Thử nghiệm kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
+ Thử nghiệm kiểm tra chi tiết số dư
Trang 19Phân tích ngang
-So sánh về lượng trên cùng một chứng
từ
-So sánh giữa các kỳ với nhau
-So sánh số liệu thực tế với số liệu kế
hoạch hoặc dự toán
-So sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu
trung bình ngành
-So sánh giữa các đơn vị cùng ngành,
cùng loại hình kinh doanh, cùng lãnh thổ
và có qui mô tương đương.
-Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính.
Thủ tục phân tích trong PP kiểm toán cơ bản
Trang 20Thử nghiệm chi tiết trong PP kiểm toán cơ bản Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ
- Kiểm tra chi tiết một số hay toàn
bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét
độ chính xác của các số dư.
- Chọn NV cần kiểm tra: kiểm tra
chi tiết các tài liệu, chứng từ liên
quan và xem xét quá trình luân
chuyển của chúng.
Thử nghiệm chi tiết số dư
Phân tích số dư ra thành từng bộ phận hay theo từng đối tượng, chọn mẫu để kiểm tra,
Kiểm tra đối chiếu giữa các tài liệu sổ sách của đơn vị,
Đối chiếu với tài liệu thu thập được từ người thứ 3 như: khách hàng, người bán, ngân hàng,…
Trang 213.Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán
3.1
Sự cần thiết phải chọn mẫu kiểm toán
3.3
Phương pháp chọn mẫu kiểm toán
3.2
Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu
Trang 22- Các nghiệp vụ, các khoản mục trên BCTC nhiều
- Trong kiểm toán không cần một sự chắc chắn tuyệt đối
- Thời gian và chi phí kiểm toán luôn được giới hạn
- Việc kiểm tra toàn bộ chưa chắc có thể đem lại kết quả tuyệt đối chính xác
3.1 Sự cần thiết phải chọn mẫu kiểm toán
Trang 23-Chọn mẫu : là việc lựa chọn một số phần tử được gọi là mẫu
trong tập hợp một số các phần tử gọi là tổng thể để thực hiện việc nghiên cứu trên mẫu nhằm suy rộng ra kết quả của tổng thể
-Tổng thể : là tập hợp các phần tử cần nghiên cứu nhằm đưa ra
kết luận đánh giá
-Mẫu : là các phần tử được chọn ra từ tập hợp nhiều phần tử
trong tổng thể
-Giả thiết cơ bản của việc chọn mẫu :
Mẫu chọn ra phải đại diện được cho tổng thể, đặc trưng của mẫu phải tương thích với đặc trưng của tổng thể.
3.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến chọn mẫu kiểm toán
Trang 243 Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán
3.1
Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị hiện
vật
3.2
Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ
Trang 25Kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị hiện vật bao gồm 2 kỹ thuật là chọn mẫu thống kê và phi thống kê
Chọn mẫu thống kê (chọn mẫu ngẫu nhiên): Là PP chọn mẫu
có 2 đặc điểm :
+ Số phần tử được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên
+ Sử dụng thống kê để suy ra đặc trưng của mẫu
-Chọn mẫu phi thống kê (chọn mẫu xét đoán) : Là PP chọn
mẫu không có 1 hoặc cả 2 đặc điểm trên.
3.1.PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
THEO ĐƠN VỊ HIỆN VẬT
Trang 26-Khái niệm : Là phương pháp chọn mẫu trong đó cơ hội để các phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là như nhau.
-Các kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên :
+ Bảng số ngẫu nhiên (BSNN) + Chương trình chọn số ngẫu nhiên + Chọn mẫu có tính hệ thống
CHỌN MẪU THỐNG KÊ (NGẪU NHIÊN)
Trang 27- BSNN là bảng tính từ “Bảng 105.000 số ngẫu nhiên thập
phân” của Hội đồng thương mại Mỹ Bảng được sắp xếp
theo các hàng và các cột theo kiểu bàn cờ, mỗi con số này gồm 5 chữ số thập phân
Kỹ thuật sử dụng Bảng số ngẫu nhiên
Trang 29 Bước 1 sẽ là bước KTV đi đánh số thứ tự các phiếu chi từ số 3.000 Nếu các phiếu chi đã có đánh số thứ tự thì KTV cần đi kiểm tra tính liên tục của dãy số đó.
Trang 30 Bước 2 : Định dạng tổng thể xác định được là (0001-3.000)
Trang 31Bước 3: Xây dựng mối quan hệ giữa BSNN với tổng thể đã
được mã hóa
Xác định mối quan hệ này là mối quan hệ nào 1/5; 2/5; 3/5; 4/5; 5/5…trong đó :
+ Con số 1,2,3 nằm trước gạch / chỉ đối tượng kiểm toán gồm 1,2,3 chữ số
+ Con số 5 nằm sau gạch / chỉ con số trong Bảng số ngẫu nhiên (luôn luôn là 5)
Ví dụ : Có tổng thể gồm 3000 phiếu chi Chọn mẫu theo các yêu cầu sau biết số mẫu cần chọn là 7, lộ trình xuôi theo cột, chọn 4 số đầu, điểm xuất phát dòng 1 cột 1.
Bước 3 : Mối quan hệ là 4/5 vì tổng thể có 3000 phiếu chi có 4 chữ số
Trang 32Bước 3: Xây dựng mối quan hệ giữa BSNN với tổng thể đã
được mã hóa
Xác định mối quan hệ này là mối quan hệ nào 1/5; 2/5; 3/5; 4/5; 5/5…trong đó :
+ Con số 1,2,3 nằm trước gạch / chỉ đối tượng kiểm toán gồm 1,2,3 chữ số
+ Con số 5 nằm sau gạch / chỉ con số trong Bảng số ngẫu nhiên (luôn luôn là 5)
Ví dụ : Có tổng thể gồm 3000 phiếu chi Chọn mẫu theo các yêu cầu sau biết số mẫu cần chọn là 7, lộ trình xuôi theo cột, chọn 4 số đầu, điểm xuất phát dòng 1 cột 1.
Trang 33Bước 4: Chọn lộ trình và điểm xuất phát trong BSNN
Là việc ta xác định hướng đi của việc chọn số ngẫu nhiên Có thể có các hướng sau :
+ Dọc theo cột+ Ngang theo hàng+ Xuôi từ trên xuống+ Ngược từ dưới lên
Cần lưu ý: việc xác định lộ trình này thuộc thẩm quyền phán quyết của
KTV xong cần đặt ra trước và thống nhất trong toàn bộ quá trình chọn mẫu Lộ trình chọn mẫu phải được kiểm toán viên ghi chép lại trong hồ
sơ kiểm toán để thuận lợi cho KTV khác có kiểm tra lại việc chọn mẫu thì
họ cũng làm tương tự
Trang 35Bước 5: Dựa vào BSNN để chọn các số NN phù hợp
-Phải sử dụng đúng lộ trình, điểm xuất phát và quy ước về mối quan hệ đã xác định ở các bước trước
-Chú ý nguyên tắc là số ngẫu nhiên phù hợp là số phải nằm trong định dạng của tổng thể
Ví dụ : Có tổng thể gồm 3000 phiếu chi Chọn mẫu theo các yêu cầu sau biết số mẫu cần chọn là 7, lộ trình xuôi theo cột, chọn 4 số đầu, điểm xuất phát dòng 1 cột 1.
Định dạng tổng thể là từ 0001 – 30000
Mối quan hệ 4/5, chọn 4 số đầu (Có nghĩa là trong BSNN có 5 chữ số thì chỉ chọn 4 số đầu)
Điểm xuất phát là dòng 1, cột 1 : Trong BSNN là số 10480
Lộ trình xuôi theo cột từ trên xuống
Trang 37Ví dụ tương tự :
Có tổng thể gồm 4000 phiếu chi Chọn mẫu theo các yêu cầu sau biết số mẫu cần chọn là 10 theo 2 trường hợp sau :
a/ Lộ trình xuôi theo cột, chọn 4 số đầu, điểm xuất phát dòng 2 cột 2.
b/ Lộ trình ngang theo hàng từ trái sang phải, chọn 4 số cuối, điểm xuất phát dòng 5 cột 5.
Trang 38Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống (theo khoảng cách cố định)
Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu).
Nguyên tắc của phương pháp này là kể từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được chọn, sẽ lựa chọn các phần tử cách nhau một khoảng cách cố định (khoảng cách đều nhau)
Trang 39Các bước tiến hành kỹ thuật chọn mẫu theo khoảng cách cố định
+ B1 : Xác định hệ thống mã hoá bằng các con số.
+ B2 : Định dạng tổng thể + B3 : Tính khoảng cách cố định :
Số phần tử cần chọn
+ B4 : Chọn điểm xuất phát
+ B5 : Chọn mẫu
Trang 40Ví dụ : Có tổng thể gồm 3000 phiếu chi Chọn mẫu theo khoảng cách cố định biết số mẫu cần chọn là 10.
+ B1 : Xác định hệ thống mã hoá bằng các con số Đánh số
Trang 41Kỹ thuật chọn mẫu theo chương trình vi tính
Ví dụ: khi sử dụng chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình vi
tính này, kiểm toán viên này nhập vào máy các thông tin sau :
- Giới hạn dưới của tổng thể : 0001
- Giới hạn trên của tổng thể : 7000
- Số phần tử cần chọn : 100
- Thứ tự in ra : nhỏ đến lớn
Ưu điểm của kỹ thuật này : có thể loại bỏ những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lắp và tự động phản ánh kết quả vào tờ giấy làm việc, và làm giảm sai sót chủ quan của con người trong quá trình chọn mẫu (rủi ro không do chọn mẫu), tiết kiệm thời gian
Trang 42-Khái niệm : Là phương pháp chọn mẫu trong đó cơ hội để các phần tử trong tổng thể được chọn vào mẫu là không như nhau.
-Các kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên :
+ Chọn mẫu theo khối + Chọn mẫu tình cờ
CHỌN MẪU PHI THỐNG KÊ
Trang 43*) Chọn mẫu theo khối : Là kỹ thuật chọn mẫu với sự lựa chọn các phần tử theo từng chuỗi các phần tử trong 1 kỳ, 1 dãy số, 1 dãy ký tự chữ cái theo ấn định của KTV.
Ví dụ : Chọn 30 phiếu chi trong quý I/2006 để kiểm tra Có nhiều cách chọn
*) Chọn mẫu tình cờ : Là kỹ thuật chọn mẫu mà trong đó KTV sẽ xem luớt qua tổng thể và lựa chọn các phần tử vào mẫu mà không cần chú ý đến số tiền hay đặc tính của chúng
*) Chọn mẫu theo xét đoán : Là kỹ thuật chọn mẫu mà trong đó KTV dựa vào kinh nghiệm chuyên môn của mình để lựa chọn những phần tử vào mẫu mà mình cảm thấy nghi ngờ PP này có rủi ro chọn mẫu cao
Trang 44Có 3 kỹ thuật chọn mẫu : + Kỹ thuật sử dụng BSNN + Kỹ thuật chọn mẫu theo khoảng cách cố định + Kỹ thuật chọn mẫu theo chương trình máy tính
3.2.PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
THEO ĐƠN VỊ TIỀN TỆ
Trang 45Các bước thực hiện :
+ Bước 1: Cộng dồn số tiền của các phần tử trong tổng thể, từ phần tử đầu tiên đến cuối cùng
TT Nhà cung cấp Số tiền
1 Ngân hàng INDOVINA 3.946
2 Ngân hàng P&G 17.284
3 Ngân hàng Đông Á 3.719
4 Ngân hàng Vietcombank 2.804
5 Ngân hàng Techcombank 12.097
6 Ngân hàng Sacombank 6.981
7 Ngân hàng Agribank 15.124
8 Ngân hàng SHB 4.730
9 Ngân hàng Seabank 9.880
10 Ngân hàng Phương Nam 12.600
T
T Nhà cung cấp Số tiền
Số cộng dồn
1 Ngân hàng INDOVINA 3.946 3.946
2 Ngân hàng P&G 17.284 21.230
3 Ngân hàng Đông Á 3.719 24.949
4 Ngân hàng Vietcombank 2.804 27.753
5 Ngân hàng Techcombank 12.097 39.850
6 Ngân hàng Sacombank 6.981 46.831
7 Ngân hàng Agribank 15.124 61.955
8 Ngân hàng SHB 4.730 66.685
9 Ngân hàng Seabank 9.880 76.565
10 Ngân hàng Phương Nam 12.600 89.165
Trang 46Các bước thực hiện :
+ Bước 2 : Định dạng tổng thể (Xác định kích cỡ của tổng thể từ số tiền nhỏ nhất của phần tử đầu tiên đến số tiền cộng dồn cuối cùng
T
T Nhà cung cấp Số tiền
Số cộng dồn
1 Ngân hàng INDOVINA 3.946 3.946
2 Ngân hàng P&G 17.284 21.230
3 Ngân hàng Đông Á 3.719 24.949
4 Ngân hàng Vietcombank 2.804 27.753
5 Ngân hàng Techcombank 12.097 39.850
6 Ngân hàng Sacombank 6.981 46.831
7 Ngân hàng Agribank 15.124 61.955
8 Ngân hàng SHB 4.730 66.685
Định dạng tổng thể trong ví dụ này là :
(3.946 – 89.165)