Vì vậy việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng cơng trình do Kiểm tốn Nhà nước Khu vực XII thực hiện" có ý nghĩa thiết thực, mang tính
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ạ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - năm 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4
MỤC LỤC
1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
3
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán 7
1.1.2 Các loại hình kiểm toán áp dụng trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình 7
1.1.3 Khái quát về quy trình kiểm toán đầu tư xây dựng công trình 9
11
1.2.1 Khái niệm 11
1.2.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 11
1.2.3.Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.4 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.5 Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.2.6 Báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình 13
13
Trang 51.3.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng đến
công tác kiểm toán 13
1.3.2 Đặc điểm kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình 15
1.4 15
1.5 17
1.5.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản 17
1.5.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ 18
1.5.3 Kiểm toán hoạt động 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO KTNN KHU VỰC XII THỰC HIỆN 22
22
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 25 2.2.1 Qui định về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư 25
2.2.2 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án đầu tư 27
2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XII 29
2.3.1 Thực trạng ể ự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện 29
2.3.2 Thực trạng phương pháp kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình 39
Trang 62.4 ĐÁNH GIÁ VỀ QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ
ÁN ĐẦU TƯ CỦA KTNN KHU VỰC XII 43
2.4.1 Ưu điểm trong qui trình và phương pháp kiểm toán dự án đầu tư 43
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong qui trình và phương pháp kiểm toán dự án đầu tư 45
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI KTNN KHU VỰC XII 52
53
3.1.1 Về trình tự kiểm toán 53
3.1.2.Về nội dung kiểm toán 55
3.1.3.Phạm vi kiểm toán 70
3.1.4 Hoàn thiện phương pháp kiểm toán 70
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 80
3.2.1 Đối với Kiểm toán nhà nước 80
3.2.2 Đối với Quốc hội, Chính phủ 87
3.2.3 Đối với các đơn vị được kiểm toán 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 88
KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực an ninh, quốc phòng, văn hoá, y tế, giao thông vận tải, phúc lợi
xã hội
Đầu tư xây dựng đã góp phần trong việc xây dựng cơ sở vật chất xã hội, tạo nên sự chuyển biến quan trọng về hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo ra bộ mặt mới cho xã hội, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước Hàng năm, nguồn vốn đầu tư nhà nước ngày càng tăng cao, mức chi xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong mức chi toàn xã hội Bên cạnh nguồn vốn đầu tư nhà nước còn nhiều nguồn vốn khác cùng tham gia, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng phong phú và đa dạng
Bên cạnh mặt tích cực, đầu tư xây dựng cơ bản cũng có mặt trái, đó là hiện tượng thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư, làm suy yếu nguồn lực của đất nước và gây ra những vấn đề tiêu cực trong xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
Với vị trí, vai trò của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, trong đó có Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII đã có những đóng góp tích cực trong việc kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản Hàng năm, Kiểm toán Nhà nước đều tham gia kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng
cơ bản Để công tác kiểm toán đi vào quy chuẩn, nề nếp, Kiểm toán Nhà nước
đã ban hành “Quy trình kiểm toán chung” và các quy trình kiểm toán chuyên ngành khác, trong đó có “Quy trình kiểm toán dự án đầu tư” Với việc ứng dụng quy trình kiểm toán trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, công việc của các kiểm toán viên trở nên có bài bản, khoa học và hiệu quả
Trang 10hơn Tuy nhiên, trước sự đa dạng và phức tạp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình, tình trạng thất thoát, lãng phí diễn biến theo chiều hướng gia tăng
và ngày càng tinh vi, công tác kiểm toán trong lĩnh vực dự án đầu tư xây dựng công trình đã xuất hiện những tồn tại và bất cập, hàm chứa nhiều rủi ro Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công cùng với sự thay đổi thường xuyên của các nghị định, thông tư hướng dẫn nên Quy trình kiểm toán dự án đầu tư cũng cần có những sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với điều kiện mới Vì vậy việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện" có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời
sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về qui trình và phương pháp kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước thực hiện Từ đó đưa ra những đề xuất để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình và phương pháp kiểm toán
dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu giai đoạn thực hiện kiểm toán trong đó chủ yếu nghiên cứu về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ có kết hợp kiểm toán hoạt động ở một mức độ nhất
Trang 11định đối với dự án đầu tư xây dựng công trình do chủ thể là Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp khái quát hóa, tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra thực tế để đưa ra các nhận định, đánh giá cụ thể
và công chúng toàn xã hội rất quan tâm Do đó thời gian qua đã có nhiều công trình, đề án, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán các dự án đầu tư công trình xây dựng cơ bản Trong quá trình nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số công trình, đề tài đã nghiên cứu và công
bố trong thời gian qua sau đây:
- Ứng dụng quy trình kiểm toán đầu tư dự án vào kiểm toán
Trang 12
-trình kiểm toán đầu tư dự án và những vấn đề đặt ra cho công tác kiểm toán các dự án, công trình tại địa phương, nhất là những đặc điểm đặc thù của hoạt động xây dựng công trình, dự án do các địa phương triển khai thực hiện Tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán đảm bảo phù hợp với các
hạn chế một cách hệ thống, chưa phân tích rõ nguyên nhân của tồn tại hạn chế
và các giải pháp đặt ra mới chỉ dừng lại chủ yếu ở khâu hoàn thiện quy trình
mà chưa đi sâu vào đề xuất các giải pháp thực hiện quy trình đảm bảo khả thi, hiệu quả, tiết kiệm và đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cũng chưa đề cập đến đặc điểm của hoạt động kiểm toán các dự án đầu tư công trình do các địa phương triển khai tác động đến việc xây dựng quy trình kiểm toán như thế nào cho phù hợp, hiệu quả
- Đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng phương pháp kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện bằng nguồn vốn NSNN”, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ của Kiểm toán Nhà nước, tác giả Ths Ngô Văn Quý – Năm
2005 Đề tài của tác giả Ths Ngô Văn Quý và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu và đưa ra được các phương pháp kiểm toán rất cơ bản, hữu hiệu cho các cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đề tài đã đi sâu vào phân tích từng nội dung phương pháp kiểm toán và đối tượng áp dụng, thủ tục tiến hành và kết quả đạt được Tuy nhiên,
đề tài mới tập trung sâu vào phương pháp thực hiện và đối tượng là các dự án thụ hưởng 100% vốn NSNN nên chưa có khả năng bao quát, chưa đề cập đến các dự án do NSNN địa phương triển khai và những bất cập cố hữu để có đưa
ra phương pháp kiểm toán phù hợp
Trang 13- Đề tài “Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước thực hiện ”, luận văn tiến sĩ kinh tế Học Viện Tài chính, tác
giả: NCS Trần Thị Ngọc Hân – Năm 2012 Tác giả Trần Thị Ngọc Hân đã hệ thống hóa ly luận và thực tiễn khá bài bản, sâu sắc về nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động trong các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn NSNN, đặc biệt tác giả đã xây dựng được các tiêu chí và thước đo đánh giá được tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các dự án đầu tư trong khi đây là lĩnh vực mới, có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kiểm toán hiện nay, được xã hội rất quan tâm đến kết quả kiểm toán Tuy nhiên, tác giả cũng chưa đề cập đến các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương thì các tiêu chí đo lường tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của dự án do tác giả
đề xuất có phù hợp hay không, trình tự thủ tục thực hiện như thế nào, nếu ngoài dự án cầu đường thì các dự án xây dựng công trình khác có áp dụng phù hợp hay không
- Đề tài “Nâng cao chất lượng kiểm toán chi phí thiết bị trong dự án đầu tư xây dựng của Kiểm toán Nhà nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp
bộ của Kiểm toán Nhà nước, tác giả: Ths Nguyễn Anh Tú và nhóm cộng sự - Năm 2015 Tác giả Nguyễn Anh Tú và các cộng sự đã tổng kết được kết quả kiểm toán về chi phí thiết bị qua 10 cuộc kiểm toán, qua đó đã nêu được thực trạng chất lượng kiểm toán chí phí thiết bị trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình của KTNN Đề tài đã phân tích được một số nguyên nhân, hạn chế trong kiểm toán chi phí thiết bị, đồng thời đề xuất được một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán chi phí thiết bị Đặc biệt, các kiến nghị về sửa đổi quy trình kiểm toán, chỉnh sửa quy định về đầu tư mua sắm thiết bị, tăng cường phối hợp với cơ quan hải quan… là các kiến nghị có giá trị thực tiễn khi được ứng dụng Tuy nhiên đề tài chưa nêu được tổng quan
Trang 14kiểm toán dự án đầu tư, kiểm toán thiết bị của KTNN, cũng như chưa nêu được đặc điểm của kiểm toán chi phí thiết bị; chưa có các kiến nghị để nâng cao trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán trong công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, nâng cao trách nhiệm của Hội đồng thẩm định cấp
Vụ và của KTNN trong việc lựa chọn, chưa xác định được trọng tâm trong từng cuộc kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị thiết bị chiếm tỷ trọng lớn… đặc biệt các cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước các khu vực thực hiện
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và từ những tồn tại, “khoảng trống” của công trình, đề tài đã được nghiên cứu trong thời gian qua và từ thực tế yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán các dự án công trình xây dựng tại đơn
vị KTNN khu vực XII, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình và phương
pháp kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình tại Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII” Đề tài này chưa từng được tác giả nào thực hiện trước đây, cho
nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
để hoàn thiện quy trình, phương pháp kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình do các địa phương triển khai và do Kiểm toán Nhà nước khu vực XII thực hiện Đây cũng là nhu cầu, đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của KTNN khu vực XII trong thời gian tới
Trang 15CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm về kiểm toán
Kiểm toán là “quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có
kỹ năng nghiệp vụ thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng”
1.1.2 Các loại hình kiểm toán áp dụng trong kiểm toán dự án đầu
tư xây dựng công trình
Hiện nay có nhiều loại hình kiểm toán khác nhau dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau Nếu phân loại theo chức năng thì kiểm toán được chia thành 3 loại hình cơ bản: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động
a Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán BCTC là quá trình xem xét, đánh giá và xác nhận tính hợp pháp và trung thực của các BCTC và BCQT ngân sách để xem xét các báo cáo đó được lập có phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đã được xây dựng hay không Đây là loại hình kiểm toán thông dụng nhất, các BCTC thường được kiểm toán là bảng cân đối kế toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Kiểm toán BCTC thường tập trung vào các nghiệp
vụ có tính chất rủi ro nhiều, bộc lộ nhiều sai phạm, nhiều gian lận, kiểm soát yếu và dựa trên các số liệu tài chính để đưa ra các ý kiến
Trang 16b Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán nhằm đánh giá tình hình thực hiện pháp luật và những quy định của các cấp có thẩm quyền trong quá trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán Nội dung kiểm toán tuân thủ bao gồm:
+ Đánh giá tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp;
+ Đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc xây dựng và quy trình tổ chức hoạt động của hệ thống KSNB;
+ Đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, thủ tục hạch toán kế toán, thống kê và ghi chép thông tin;
+ Đánh giá tính tuân thủ các nguyên tắc, quy trình thủ tục trong các hoạt động nghiệp vụ tài chính đối với loại hình kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Đánh giá tính tuân thủ trong các hoạt động nghiệp vụ phi tài chính đối với loại hình kiểm toán hoạt động
Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là đánh giá hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Với tư cách là phương thức chủ yếu để đánh giá độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán tuân thủ là cơ sở quan trọng để xác định mô hình cuộc kiểm toán; đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định trong quá trình hoạt động của đơn vị; thông qua
đó đánh giá tính hợp pháp của các thông tin, tính tuân thủ các quy trình, các nguyên tắc, thủ tục trong các hoạt động của đơn vị; đưa ra ý kiến tư vấn cho đơn vị được kiểm toán về công tác quản lý tài chính, tài sản công đúng luật và các quy định hiện hành, đạt hiệu quả
c Kiểm toán hoạt động
* Khái niệm: Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán nhằm kiểm tra, đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính kinh tế của một đơn vị, trong đó:
Trang 17- Tính kinh tế: Là việc giảm thiểu tối đa chi phí mua sắm các nguồn lực
đầu vào mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của hoạt động
- Tính hiệu quả: Là việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực đầu vào cho
một mức đầu ra hay tối đa hóa mức sản phẩm đầu ra với mức đầu vào cho trước Như vậy, tính hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào
và đầu ra, nó liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực
- Tính hiệu lực: Thể hiện mức độ thực hiện hoặc đạt được các mục tiêu
đề ra của hoạt động Tính hiệu lực phản ánh sự tác động kết quả của những sản phẩm dịch vụ đầu ra của hoạt động so với những mục tiêu dự định của hoạt động, điều này liên quan đến mối quan hệ giữa các mục tiêu đề ra, kết quả và mục tiêu đạt được
Theo chuẩn mực kiểm toán số 1.0.38 và 1.0.40 của INTOSAI:
Kiểm toán hoạt động liên quan đến kiểm toán tính kính tế, hiệu quả và hiệu lực, bao gồm: (a) kiểm toán tính kinh tế của các hoạt động hành chính theo đúng các quy tắc, thực hành hành chính lành mạnh và các chính sách quản lý đúng đắn ; (b) Kiểm toán tính hiệu quả của việc sử dụng nhân lực, tài lực và các nguồn lực khác bao gồm kiểm tra hệ thống thông tin, các biện pháp thực hiện và sắp xếp giám sát, và các quy trình được đơn vị được kiểm toán tuân theo để sửa chữa các thiếu sót đã được phát hiện; và (c) Kiểm toán tính hiệu lực của hoạt động liên quan đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị được kiểm toán và kiểm toán tác động thực tế so với tác động đã được dự tính của các hoạt động
1.1.3 Khái quát về quy trình kiểm toán đầu tư xây dựng công trình
a Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Khái niệm Quy trình kiểm toán: Theo Quyết định số KTNN ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước thì “Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán)
Trang 1804/2007/QĐ-quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của mỗi cuộc kiểm toán Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật kiểm toán nhà nước, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước và thực tiễn hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước bao gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán;
Bước 2: Thực hiện kiểm toán;
Bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Quy trình là quy định về trình tự, cách thức thực hiện một công việc cụ thể
ự án đầu tư xây dựng công trình
Khái niệm: Quy trình kiểm toán các quy định về trình tự, cách thức các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ thực hiện thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng
Quy trình Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình là quy trình đã được cụ thể hoá các bước công việc kiểm toán trong lĩnh vực dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy trình kiểm toán chung của Kiểm toán Nhà nước
Theo Quyết định số 04/2013/QĐ-KTNN ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Quy trình Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau:
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt
là dự án đầu tư) quy định trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành các bước công
Trang 19Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán;
Bước 2: Thực hiện kiểm toán;
Bước 3: Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán
1.2.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư, song có hai cách phân loại phổ biến là theo nguồn vốn đầu tư và theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, được quy định cụ thể tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Thứ nhất, theo nguồn vốn đầu tư:
Dự án đầu tư được phân theo các nhóm dự án sử dụng vốn NSNN; dự
án sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn
Thứ hai, theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư:
Dự án đầu tư trong nước được chia thành 4 nhóm là: (1) Dự án quan trọng Quốc gia; (2) Dự án nhóm A, (3) Dự án nhóm B, (4) Dự án nhóm C Việc phân loại dựa trên các tiêu thức về đặc điểm và quy mô của dự án:
Trang 201.2.3.Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.4 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Có hai hình thức quản lý dự án là trực tiếp quản lý dự án và thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, cụ thể:
+ Thứ nhất: Chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án mà sử dụng
bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, mô hình này áp dụng với dự án có quy mô nhỏ dưới 7 tỷ đồng;
+ Thứ hai: Chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để giúp mình tổ chức thực hiện quản lý dự án Với mô hình này BQLDA là đơn vị trực thuộc chủ đầu
tư, có tư cách pháp nhân độc lập hoặc có thể sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư
để giao dịch, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của chủ đầu tư
1.2.5 Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
+ Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục
vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
+ Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan
+ Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, ;
+ Chi phí quản lý dự án: Gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
Trang 21+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật; chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; chi phí thiết kế xây dựng công trình;
+ Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án
1.2.6 Báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình
Hệ thống BCQT dự án đầu tư bao gồm những bộ phận chính sau:
1 Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành
2 Danh mục các văn bản pháp lý liên quan
3 Tình hình thực hiện đầu tư qua các năm
4 Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành
5 Tài sản cố định mới tăng
6 Tài sản lưu động bàn giao
7 Tình hình thanh toán và công nợ của dự án
8 Bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư
9 Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
10 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
1.3.1 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng đến công tác kiểm toán
Thứ nhất, Dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế kỹ thuật và bản
vẽ thi công riêng Các công trình xây dựng luôn gắn liền với một địa điểm và
Trang 22khu vực nhất định Vì vậy, đơn giá áp dụng cho các công trình cũng khác nhau, chính từ đó, các dự án này luôn có dự toán riêng
Đặc điểm này đòi hỏi việc thẩm định tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án tuy có thể sử dụng các phương pháp tương tự nhau nhưng phải tính toán chi từng công trình các biệt Quá trình kiểm toán luôn được tiến hành riêng biệt, độc lập cho từng công trình ( hạng mục công trình) với những quy định đặc thù riêng có về thiết kế, dự toán, địa điểm, đơn giá cũng như tác động khác về môi trường, sinh thái, … Việc nghiên cứu, đánh giá các trường hợp điển hình chỉ có thể áp dụng đối với những hạng mục công trình Mà công việc kiểm toán luôn đi từ thiết kế, dự toán đến hiện trường và sản phẩm cuối cùng của dự án Do lĩnh vực đầu tư – dự án rất phức tạp, loại hình công trình, dự án đa dạng nên trên thực tế cần xác lập chuẩn mực và tiêu chuẩn cụ thể đánh giá một dự án có kinh tế hay không
Thứ hai, Đầu tư xây dựng công trình rất dễ thất thoát, lãng phí, tham
nhũng
Trong quản lý nhà nước, tham nhũng được hiểu là một hành động vượt
ra ngoài các quy định, gian lận và làm thiệt hại cho nhà nước
Vốn dùng vào đầu tư xây dựng công trình phải tuân thủ nghiêm ngặt
về trình tự đầu tư, xét duyệt, thẩm định, cấp phát, thanh toán,… và có liên quan đến rất nhiều bên, nhiều cơ quan quản lý Đồng thời, qua trình này càng thêm phức tạp và khó kiểm soát vì các vấn đề tiêu cực, tham nhũng xét đến cùng luôn đem lại những lợi ích cho các cá nhân, tổ chức tham gia quản lý dự
án nhưng lại có hại cho Nhà nước, cho nhân dân Tiêu chí tuân thủ và tiêu chí tính hiệu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt đối với kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực dự án đầu tư Việc vi phạm các quy định trong quy chế quản lý đầu tư XDCB, trong quy chế đấu thầu là những nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu vi phạm tính hiệu quả của các dự án đầu tư và xem xét việc
Trang 23tuân thủ các quy định này cũng là một trong các nội dung trọng điểm của kiểm toán đầu tư dự án
1.3.2 Đặc điểm kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình
Kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình là một trong những chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nói chung, Kiểm toán Nhà nước nói riêng Hoạt động kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình là hoạt động kiểm toán chuyên ngành, có những đặc điểm riêng biệt cơ bản như sau:
- Thứ nhất, kiểm toán BCQT dự án đầu tư là một trường hợp đặc thù
của kiểm toán BCTC
- Thứ hai, kiểm toán BCQT dự án đầu tư là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba
loại hình kiểm toán là kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động
- Thứ ba, do đặc điểm của sản phẩm XDCB nên không tồn tại khái
niệm kiểm toán năm sau đối với một dự án, một công trình, hạng mục công trình đã được kiểm toán, việc kiểm toán chỉ diễn ra một lần
- Thứ tư, hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến dự án đầu tư đa dạng
và phong phú hơn so với một doanh nghiệp, một tổ chức
- Thứ năm, bằng chứng kiểm toán trong XDCB mang tính “hiện thực”
hơn, có thể nhận biết bằng mắt thường, nhất là trong công tác bóc tách tiên lượng, dự toán
1.4
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được ban hành riêng biệt nhằm quy định các trình tự, thủ tục để tiến hành các bước công việc của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình Nhưng nó không nằm ngoài danh giới, quy định của Quy trình kiểm toán chung của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số
Trang 2407/2007/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán Nhà nước Theo Quyết định số 04/QĐ-KTNN ngày 05/4/2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì trình tự, thủ tục kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các bước công việc sau:
* Khảo sát và thu thập thông tin: Các thông tin cơ bản cần thu thập như
sự cần thiết của dự án đầu tư; Chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư; Đơn vị nhận thầu;Hình thức thi công (đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu); Đơn vị cung cấp thiết bị;Vốn đầu tư thực hiện xin quyết toán của toàn bộ công trình và từng hạng mục công trình;Tổng vốn đầu tư đã cấp từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao Tổ chức bộ máy ban quản lý;Đánh giá khái quát tình hình đầu tư xây dựng công trình
- Phương pháp thu thập thông tin: Trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn, trao đổi; thông qua các cơ quan quản lý, từ người thứ ba là những người có quan
hệ với đơn vị, từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ dư luận
* Lập kế hoạch kiểm toán:
Trên cơ sở những thông tin thu thập được để đưa ra những đánh giá về rủi ro, trọng yếu có thể gặp phải trong quá trình kiểm toán, đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ kết hợp với việc xem xét, phân tích kỹ lưỡng các thông tin đã thu thập từ đó làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán
- Kế hoạch kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản: Xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán; Xác định nội dung kiểm toán;Xác định phạm vi kiểm toán; Xác định phương pháp kiểm toán; Xác định thời gian kiểm toán; Chuẩn bị nhân sự kiểm toán; Chuẩn bị các điều kiện vật chất khác cho cuộc kiểm toán
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Bước này quy định các công việc, thủ tục Kiểm toán viên tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán
Trang 25Bước 3: Kết thúc và lập báo cáo kiểm toán
Bao gồm các công việc cụ thể:
- Lập báo cáo kiểm toán
- Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán và lưu trữ tài liệu kiểm toán:
Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
1.5
1.5.1 Phương pháp kiểm toán cơ bản
Là phương pháp được thiết lập để thu thập các bằng chứng có liên
quan đến các tài liệu do hệ thống kế toán và các bộ phận chuyên môn nghiệp
vụ cung cấp Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm, phân tích
đều do kế toán cung cấp bao gồm:
- Phân tích: Phương pháp này dựa trên cơ sở các mối quan hệ giữa các
chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để xác định những sai lệch bất bình thường hoặc tỷ lệ mất cân đối giữa các chỉ tiêu
- Đánh giá tổng quát: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu BCQT dự án đầu
tư hoàn thành, hệ thống KSNB của đơn vị, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, điều hành dự án, KTV đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện dự án, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án hoặc những bất cập, yếu kém trong hệ thống KSNB của đơn vị để từ đó xác định trọng tâm kiểm toán cho phù hợp
- Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản: Là
kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ phát sinh từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan
- Kiểm tra ngoài chứng từ: Kiểm tra hiện trường, KTV tiến hành kiểm
tra và đo đếm các kích thước cần thiết hoặc kiểm tra, chứng nhận sự tồn tại của các loại vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình
Trang 26- Tính toán: kiểm tra sự phù hợp của số liệu trong dự toán, quyết toán
A-B so với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công
1.5.2 Phương pháp kiểm toán tuân thủ
- Phương pháp cập nhật cho hệ thống: Phương pháp này được thực
hiện bằng cách kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi kết thúc để đánh giá các bước kiểm soát trong hệ thống KSNB của đơn vị
- Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát: Là các thử nghiệm chi tiết về
kiểm soát được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế kiểm soát nhằm đưa ra ý kiến đánh giá rủi ro kiểm soát làm cơ sở cho KTV giới hạn phạm vi của các thử nghiệm Phương pháp này bao gồm:
+ Quan sát: Đây là phương pháp sử dụng các giác quan để xem xét và đánh giá một sự vật, hiện tượng
+ Phỏng vấn: Là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề KTV quan tâm, người được phỏng vấn có thể ở trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán
+ Xác minh tài liệu: Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị
+ Xác nhận: Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn
1.5.3 Kiểm toán hoạt động
ạnh: tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệ
Trang 27- Nghiên cứu tình huống: Phương pháp này được sử dụng để chứng
minh những vấn đề tồn tại theo giả thuyết
- Thảo luận: Các cuộc thảo luận với đối tượng kiểm toán hoặc các
chuyên gia bên thông qua việc thảo luận có thể thu về những kiến thức về một lĩnh vực chuyên ngành qua đó giúp kiểm toán viên đưa ra những nhận định và các giải pháp hợp lý
- Phân tích đối chiếu: Chủ yếu được sử dụng để kiểm tra hướng phát
triển và các điều kiện loại trừ Việc so sánh đối chiếu được thực hiện vượt quá thời gian và không gian, giữa các kết quả và lựa chọn khác nhau
- Phân tích trước - sau: Phân tích tình trạng trước khi dự án đầu tư
được thực hiện đối chiếu so sánh với tình trạng sau khi dự án đầu tư đã được thực hiện
- Phân tích trên cơ sở hoàn thành mục tiêu: Phương pháp này được áp
dụng phổ biến trong kiểm toán hoạt động Phần lớn chúng được sử dụng để kiểm tra liệu những mục tiêu đã định có đạt được hay không và để hình thành mục tiêu thông qua việc đánh giá tổng thể xem có bất kỳ thiếu sót nào trong phần việc đã hoàn thành không
- Phân tích chi phí - lợi ích: Đây là mô hình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa chi phí và lợi ích dự án, trong đó cả chi phí và lợi ích đều được hiểu theo nghĩa tiền tệ Trong kiểm toán hoạt động, phương pháp này được áp dụng để kiểm toán các chương trình, dự án xây dựng cơ bản như xây dựng đường quốc lộ
- Phân tích chi phí hiệu quả: Xem xét đến mối quan hệ giữa chi phí và
kết quả của một dự án được thể hiện bằng các chi phí trên một đơn vị kết quả đạt được
Trang 28- Đối chiếu theo tiêu chí thống nhất: Là quá trình so sánh phương pháp,
các quy trình, thủ tục, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức này với các tổ chức khác dựa trên sự phân biệt thống nhất theo sự phân loại hoạt động tương tự nhau
Trang 29KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung nhất về kiểm toán, bao gồm cả 3 loại hình kiểm toán là Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động và dự án đầu tư, cụ thể:
Luận văn trình bày khái quái các khái niệm, sự cần thiết và mối quan
hệ của các loại hình kiểm toán, trình tự thực hiện kểm toán báo cáo tài chính; trình bày các phương pháp kỹ thuật áp dụng trong kiểm toán bao gồm các phương pháp kiểm toán tuân thủ, phương pháp kiểm toán cơ bản, phương pháp kiểm toán hoạt động và phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Đồng thời đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về dự án đầu tư như các khái niệm, đặc điểm, phân loại và trình tự thực hiện dự án đầu tư, những đặc điểm của dự án đầu tư và ảnh hưởng của nó đối với công tác kiểm toán
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO
KTNN KHU VỰC XII THỰC HIỆN
XII
Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII được thành lập theo Quyết định số 767/QĐ- KTNN ngày 17/6/2011 của Tổng Kiểm toán Nhà nước Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách tiền và tài sản nhà nước đối với các tỉnh Tây Nguyên theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước Trên cơ sở quy định của Luật KTNN, ngày 15/9/2005 Ủy ban Thường
vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11
về cơ cấu tổ chức của KTNN, theo đó, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII (KTNN KV XII) là một trong mười ba KTNN khu vực, trụ sở đóng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Luật Kiểm toán Nhà nước số 81/2015 ngày 24/6/2015 được Quốc hội khóa 13 thông qua và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII ra đời sau Kiểm toán Nhà nước 17 năm, dựa vào kinh nghiệm về tổ chức của ngành, cơ quan bước đầu đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của KTNN Khu vực Nhận thức rõ cơ quan KTNN Khu vực là một bộ phận trong tổ chức hệ thống kiểm toán Nhà nước, việc tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất Mục tiêu hoạt động của đơn vị không chỉ là kiểm tra phát hiện để tăng thu - giảm chi cho NSNN mà chính là từ thực trạng
Trang 31thu- chi ngân sách ở các địa phương, để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và giúp đơn vị hoàn thiện công tác chấp hành pháp luật
Đến nay KTNN Khu vực XII đã có 05 bộ phận được hình thành gồm
bộ phận Văn phòng; Phòng Tổng hợp và 03 Phòng Nghiệp vụ ( Phòng kiểm toán ngân sách 1, Phòng kiểm toán ngân sách 2, Phòng kiểm toán Đầu tư - dự
án ) Đến nay tổ chức bộ máy được hình thành theo chức năng nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định gồm: Văn phòng, Phòng Tổng hợp và 03 phòng Nghiệp vụ Cùng với sự lớn mạnh của Kiểm toán Nhà nước, KTNN
KV XII đã từng bước trưởng thành và ngày nay là một tronmg những đơn vị vững mạnh của ngành KTNN, góp phần khẵng định vị trí, vai trò không thể thiếu của KTNN trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước thời kỳ đổi mới
Đứng đầu KTNN Khu vực XII là Kiểm toán trưởng (Vụ trưởng); giúp việc kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng do Tổng KTNN bổ nhiệm và miễn nhiệm Hiện nay, KTNN Khu vực XII đã có 58 cán bộ công nhân viên chức, bao gồm các kiểm toán viên cao cấp, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, chuyên viên, kiểm toán viên dự bị, cán sự và người lao động
Với chức năng là cơ quan kiểm tra tài chính công, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu quyết toán NSNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật kinh tế, tài chính của các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị có quản
lý, sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN Khu vực XII đã cung cấp kết quả kiểm toán cho HĐND các địa phương, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan Nhà nước nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII cũng
Trang 32thực hiện chức năng tư vấn, góp ý cho các đơn vị được kiểm toán để chất lượng quản lý tài chính dần đi vào nề nếp
Trong những năm qua, KTNN Khu vực XII luôn hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán được giao hàng năm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra Kết quả kiểm toán được ghi nhận trong 03 năm từ 2012 đến 2014, đã kiến nghị tăng thu, giảm chi, ghi thu ghi chi, xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ và các khoản khác, với tổng số tiền 4.123 tỷ đồng, trong đó, kiến nghị tăng thu NSNN 390,8 tỷ đồng; kiến nghị giảm chi NSNN 1.142,6 tỷ đồng Đồng thời, qua kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, điều chỉnh nhiều văn bản quản lý điều hành thu, chi NSNN do các cơ quan quản lý nhà nước và do các địa phương ban hành chưa phù hợp với các luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; kiến nghị các đơn vị được kiểm toán khắc phục nhiều tồn tại, yếu kém, bất cập trong quản lý NSNN, tài chính doanh nghiệp, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên đị
Kết quả được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng cho NSNN, mà còn giúp các cơ quan nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngân sách, giúp các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền của tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý của mình đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hữu hiệu, hiệu quả hơn KTNN Khu vực XII cũng đã cung cấp những thông tin xác thực về tình hình quản lý và điều hành ngân sách cùng nhiều kiến nghị với UBND, HĐND các tỉnh và các cơ quan liên quan, các cấp ngân sách và các đơn vị được kiểm toán sửa đổi các định chế, tăng cường hiệu lực quản lý
Trang 33Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII chủ yếu tập trung kiểm toán ngân sách 04 tỉnh Tây nguyên đóng trên địa bàn Việc kiểm toán dự án đầu tư thường được tiến hành trong cuộc kiểm toán ngân sách địa phương, ít tổ chức thành một cuộc kiểm toán độc lập riêng biệt Tuy nhiên những năm gần đây, xuất phát từ tình hình thực tế, Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII đã tăng cường tổ chức cuộc kiểm toán độc lập đối với kiểm toán đầu tư dự án
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.2.1 Qui định về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng Chính
vì vậy trách nhiệm quản lý về đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương với phạm vi trách nhiệm riêng biệt trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư Chính phủ mà cơ quan chuyên môn
là Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước, các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo sự phân công của Chính phủ
Về thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn NSNN:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng Quốc gia theo Nghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp bộ quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A, B và C
- Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm
A, B và C trong phạm vi cân đối của NSĐP sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp Tùy thuộc tình hình thực tế của địa phương mà UBND cấp tỉnh
Trang 34phân cấp cho UBND cấp huyện, xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên
- Các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Hình 2.1 Sơ đồ minh hoạ quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
Phân cấp công trình
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn XD
- Quản lý chất lượng,
- Cấp, thu hồi giấy phép
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tổ chức nghiên cứu khoa học trong hoạt động XD
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động XD
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XD
-Lập nhiệm vụ quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị trên địa bàn
- Quản lý trên địa bàn theo phân cấp của CP CHÍNH PHỦ
Trang 352.2.2 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý
dự án đầu tư
Để khuyến khích đầu tư XDCB phù hợp với quy hoạch phát triển đất nước, sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả, chống tham ô, lãng phí, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đã có nhiều văn bản quản lý đầu tư XDCB được ban hành và thực thi, từ Nghị định 232/NĐ-CP ngày 6/6/81 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ quản lý XDCB (văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng), đến Nghị định 52/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về việc ban hành Quy chế đấu thầu; Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu
Để hoạt động đầu tư xây dựng đi vào nề nếp, ngày 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tư đã ban hành Luật Xây dựng; ngày 29/11/2005 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tám đã thông qua Luật Đấu thầu Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan đã ban hành nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng và Luật đấu thầu như: Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
Trang 36số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tư xây dựng thêm chặt chẽ ngày 18/6/2014 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã ban hành Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 ( Đây là luật mới để quản lý đầu tư công); ngày 18/6/2014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11; ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực
từ ngày 01/7/2014, thay thế Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11;
Ngày 26/6/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, Về quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Về quản lý Dự án đầu tư xây dựng; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015, Về quản lý chi phí đầu tư XDCT; thay thế cho các Nghị định trước đó về thi hành Luật Đấu thầu và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Bên cạnh Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn có một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng công trình như Luật Đất đai, Luật Đầu tư công, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật Môi trường, Luật Lao động, Luật Thương mại,
Việc có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý cũng với những đặc điểm phức tạp của sản phẩm xây dựng cơ bản và sự điều chỉnh, bổ sung liên tục Quy chế quản lý đầu tư xây dựng có những ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán các dự án đầu tư XDCB, các kiểm toán viên luôn phải theo dõi và cập nhật những văn bản, chính sách mới phù hợp với từng giai đoạn cụ thể
Trang 372.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC XII
công trình do Kiểm toán Nhà nước Khu vực XII thực hiện
Quy trình kiểm toán dự án đầu tư bao gồm bốn bước, từ khảo sát thu thập thông tin, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, cụ thể:
Hình 2.2 Sơ đồ minh hoạ các bước của Quy trình kiểm toán dự án đầu tư
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, mặc dù là đơn vị non trẻ, lại phụ trách địa bàn xa xôi, có điều kiện kinh tế xã hội phần lớn là đặc biệt khó khăn nên phần nào ảnh hưởng đến công tác tổ chức và hoạt động kiểm toán nói chung, kiểm toán các dự án công trình XDCB trên địa bàn nói riêng Tuy nhiên, KTNN khu vực XII thực hiện kiểm toán tuân thủ chặt chẽ các quy trình của KTNN, không ngừng vận dụng sáng tạo để đạt được kết quả kiểm toán các dự án công trình theo yêu cầu đề ra Cụ thể các bước Quy trình được thực hiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán năm
được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao, KTNN Khu vực XII tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho các Đoàn kiểm toán trong đó xác định rõ trưởng đoàn kiểm toán, các phó trưởng đoàn kiểm toán, số lượng KTV của đoàn kiểm toán, dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc trình Tổng KTNN phê duyệt
* Khảo sát và thu thập thông tin: Thông tin về đơn vị được kiểm toán ;
chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát kỹ thuật thi công,
Chuẩn bị
kiểm toán
Lập và gửi BCKT
Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán Thực hiện
kiểm toán
Trang 38nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính, kế toán; Thông tin về dự án đầu tư;
hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu; nguồn vốn đầu tư, tình hình giải ngân, thanh toán, ; các đơn vị tham gia thực hiện dự án; hệ thống các văn bản pháp luật, các văn bản khác liên quan tới việc chuẩn bị, tổ chức, điều
hành, quản lý, thực hiện dự án; Khó khăn, thuận lợi do khách quan, chủ quan
có liên quan đến dự án
* Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán để xác định trọng yếu và rủi ro kiểm toán
- Xác định trọng yếu kiểm toán: Giá trị các gói thầu xây lắp lớn
- Xác định rủi ro kiểm toán: Rủi ro tiềm tàng đối với các công tình, dự
án thường rơi vào các công việc, khối lượng xây lắp của bộ phận, hạng mục công trình dễ xảy ra gian lận, sai sót (khối lượng, hạng mục ngầm, bị che khuất ); Các đơn giá phát sinh vào thời điểm “giao thời” hiệu lực thi hành của những thay đổi về chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quản
lý đầu tư xây dựng có liên quan đến dự án;
* Lập kế hoạch kiểm toán: xác định mục tiêu kiểm toán; xác định
phạm vi và giới hạn kiểm toán; xác định nội dung kiểm toán; xác định nhân
sự đoàn kiểm toán
Bước 2: Thực hiện kiểm toán: Căn cứ nội dung và phương pháp kiểm
toán đã xác định trong kế hoạch kiểm toán được duyệt
Thứ nhất, kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý đầu tư và
xây dựng
* Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
* Kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư :
* Công tác nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng
* Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán của Nhà nước:
Trang 39Thứ hai, kiểm toán tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của dự án đầu tƣ
* Kiểm toán việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
* Kiểm toán thiết kế, dự toán xây dựng công trình
* Kiểm toán việc lựa chọn nhà thầu:
* Kiểm toán hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng xây dựng
* Kiểm toán việc quản lý thi công xây dựng:
* Kiểm toán điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng:
Thứ ba, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành
* Kiểm toán nguồn vốn đầu tư
* Kiểm toán chi phí đầu tư
- Kiểm toán chi phí xây lắp
- Kiểm toán chi phí thiết bị
- Kiểm toán chi phí khác
* Kiểm toán chi phí đầu tư tính vào giá trị công trình
* Kiểm toán giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng
* Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng
Một số nội dung khi triển khai thực hiện kiểm toán dự án đầu tƣ :
- Tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ:
+ Công tác lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tƣ
* Kiểm toán việc tuân thủ các quy định về xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư
* Kiểm toán việc tuân thủ các quy định về xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
* Kiểm toán việc tuân thủ các quy định về phân bổ vốn đầu tưa: Kiểm toán xác định nguồn vốn đầu tư; Kiểm toán tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư
+ Kiểm toán công tác thông báo, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ:
Trang 40* Kiể ủa các văn bản thông báo vốn cho các dự án với Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về phân bổ, giao
kế hoạch vốn đầu tư
* Kiểm tra, đánh giá công tác điều chỉnh kế hoạch vốn trong năm có kịp thời, đảm bảo quy định; việc điều chuyển
-+ Kiểm toán công tác thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án
Trên cơ sở các thông tin thu thập, đối chiếu với các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, số 112/2009/NĐ-
CP, số 83/2009/NĐ-CP; số 15/2013/NĐ-CP , thực hiện kiểm tra, đánh giá và
* Kiểm toán việc xác định nợ XDCB; công tác tổng hợp, phân loại và tham mưu xử lý nợ đọng XDCB
* Xác định tính đúng đắn, trung thực củ ợ đọng XDCB
* Đánh giá việc triển khai các giải pháp xử lý nợ đọng XDCB
+ Kiểm toán công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tƣ
* Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư tại địa phương theo quy định tại khoản 6, điều 15 Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ;
* Đánh giá kết quả giám sát, kết quả đánh giá tổng thể đầu tư và việc xử
lý sau giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư dựa trên Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 của địa phương