GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới từ những năm 1986, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó cũng chính là sự chuyển đổi từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, mang nhiều tính tự cung tự cấp sang một nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
Nhu cầu cần vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi theo đó gia tăng đáng kể và liên tục Trong hoàn cảnh đó, người dân đã nhận thấy nhu cầu cấp bách cần phải hợp tác, liên kiết lại để tồn tại.
Đảng và Nhà nước đã sớm nhận ra được điều này và đã có chủ trương giúp cho người dân xây dựng các tổ chức tín dụng hợp tác từ năm 1993 Bằng quyết định 390/Ttg ban hành ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tín dụng hợp tác cần được thí điểm thành lập và tổ chức lại với tên gọi Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Theo đó, Nhà nước có thái độ và chính sách khuyến khích phát triển các QTDND.
Với nhu cầu của người dân xuất phát từ điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với thái độ ủng hộ và khuyến khích của Đảng và Nhà nước cũng như với những cơ sở pháp lý nền tảng đã được ban hành thì việc phát triển các QTDND đã thực sự trở thành một tất yếu ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của QTDND, phải có sự hỗ trợ của các phần mềm để tin học hoá các nghiệp vụ đang ngày càng trở nên phức tạp trong Quỹ Do vậy, việc phát triển phần mềm cho phù hợp với điều kiện hiện tại của Quỹ là nhu cầu thiết yếu
Trang 2I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂNTRUNG ƯƠNG
1 Sự ra đời và phát triển các tổ chức tín dụng hợp tác
1.1 Sự hình thành và phát triển các nhóm tín dụng hợp tác
* Sự hình thành các nhóm tín dụng
Khi xã hội loài người chuyển từ một nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, các hàng hoá được sản xuất ra không phải để phục vụ cho chính bản thân người sản xuất mà nhằm để mua bán, trao đổi trên thị trường Sự phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất được hình thành rõ nét cộng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nhanh chóng thúc đẩy một nền kinh tế hàng hoá phát triển Trong quá trình này, con người cũng dần được giải phóng khỏi chế độ nô lệ, cưỡng bức lao động ngày xưa Họ được tự do hành nghề, tự do kinh doanhm sản xuất cho chính họ Tuy thế không ít người đã gặp không ít khó khăn để có thể tự do hành nghề, tự do kinh doanh, sản xuất để duy trì sự tồn tại của họ Đó là những người chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh, kết thúc chuyên môn hay vốn liếng Họ là những người chưa có đủ kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức chuyên môn hay vốn liếng Họ là những người thua thiệt tiềm năng, bắt buộc phải tham gia vào cuộc ganh đua không cân sức trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá và nhiều người trong số họ cũng thực sự trở thành kẻ thất bại, lâm vào tình trạng thua lỗ, thất bại, khốn cùng.
Để thoát khỏi tình cảnh trên, tốt hơn hết là hãy tự cứu lấy mình trước khi được “trời” cứu Chính những người đã, đang hay sẽ thua thiệt tiềm năng này đã đoàn kết lại, liên kết và hợp tác lại với nhau để tạo ra sức mạnh chung lớn hơn giúp họ khắc phục và xoá bỏ những thua thiệt này để vươn lên, tự
Trang 3khẳng định mình Nhóm những người cùng có chung cảnh ngộ, cùng muốn thực hiện một công việc chung nhất định nào đó vì chính những lợi ích, quyền lợi của họ vì thế đã ra đời các tổ, nhóm hợp tác Các nhóm tín dụng hợp tác theo đó đã ra đời, giúp cho các thành viên tiếp cận được với đồng vốn để thực hiện các hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng của họ, khi mà từng thành viên riêng lẻ không thể tiếp cận hay tiếp cận một cách không thoả đáng với nguồn vốn do uy tín và khả năng vay vốn hạn chế của họ cũng như sự cung cấp dịch vụ tín dụng chưa hoặc không nhiệt tình, đầy đủ của hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động chính thức Các nhóm tín dụng hợp tác này do tự nguyện, tự phát hình thành nên có thể 5 đến 7 thành viên, cũng có thể có tới hàng chục thành viên với các tên gọi khác nhau như nhóm tín dụng, hội tiết kiệm, hội cho vay, hội tiết kiệm và cho vay, hội tạm ứng, hội tín dụng và tạm ứng…
Ban đầu, các nhóm này huy động vốn từ chính trong nội bộ các thành viên của nhóm để cho chính các thành viên trong nhóm đó vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện với giá cả hợp lý cho thành viên Sau này theo thời gian, các hoạt động và hình thức huy động, góp vốn hay cho vay được mở rộng, phát triển hơn cả về hình thức, quy mô, số lượng, địa bàn…, trở nên ngày càng đa dạng và phong phú Chẳng hạn, nhóm tín dụng hợp tác cũng có thể huy động vốn ở ngoài thành viên, cho thành viên… khi số lượng thành viên nhiều hơn, quy mô, địa bàn hoạt động, đối tượng phục vụ lớn hơn, các nhóm tín dụng hợp tác này trở thành các nhóm hoạt động có tổ chức hơn với bộ máy quản lý lớn hơn, chặt chẽ hơn.
* Sự phát triển của tổ chức tín dụng
Ngày nay, do tác động tích cực và lợi ích to lớn của các nhóm tín dụng hợp tác mà các nước trên thế giới đều muốn phát huy tích cực vai trò của các nhóm này Nhiều nước định hướng hỗ trợ giúp cho các nhóm tín dụng hợp tác
Trang 4này phát triển trở thành các tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động công khai, chính thức như các tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức tín dụng hợp tác
1.2 Khái niệm cơ bản về Quỹ tín dụng nhân dân
QTDND là một tên gọi riêng của các tổ chức tín dụng hợp tác được thành lập và hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993 QTDND chịu sự điều chỉnh cơ bản bởi Luật Hợp tác xã về tổ chức bộ máy và Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam về nội dung hoạt động Theo Luật Hợp tác xã, QTDND là một hợp tác xã, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng nhằm mục tiêu hỗ trợ vì quyền lợi của mỗi thành viên Theo Luật các tổ chức tín dụng, QTDND là một loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, nên nó cũng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Trang 51.3 Mục tiêu hoạt động của QTDND
QTDND là một hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng nên mục tiêu của nó là hỗ trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng Điều đó có nghĩa, các QTDND không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích tự thân, cũng không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích công ích mà chỉ là phương tiện, công cụ của các thành viên để hỗ trợ trong các lĩnh vực như huy động, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khác Đây là mục tiêu tối cao nhất của tổ chức QTDND và là điểm khác biệt căn bản của tổ chức tín dụng hợp tác dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã so với các tổ chức kinh tế dưới các tư cách pháp nhân khác Trong khi thành viên hay chủ sở hữu, cổ đông của các tổ chức kinh tế khác thành lập doanh nghiệp trong một lĩnh vực nhất định trước tiên là để tìm cách thu về lợi nhuận tối đa cho họ thì dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã, QTDND được các thành viên xây dựng để trước tiên cung cấp dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho họ chứ không phải trước tiên là tìm cách thu được nhiều cổ tức
1.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của QTDND được quy định trong Luật và Nghị định 48/2001/NĐ-CP gồm các nguyên tắc:
Thứ nhất: Tự nguyện gia nhập và ra QTDND Thứ hai: Quản lý dân chủ và bình đẳng Thứ ba: Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Thứ tư: Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân
Thứ năm: Hợp tác và phát triển cộng đồng
Trang 7Theo quy định trong điều lệ, QTDNDTW là tổ chức tín dụng hợp tác do các QTDND cơ sở, các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác tham gia góp vốn thành lập, được Nhà nước hỗ trợ vốn để hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND Theo đó QTDNDTW là đầu mối ở cấp quốc gia của hệ thống QTDND QTDNDTW được thành lập và khai trương hoạt động ngày 5/8/1995 với sự hỗ trợ 80 tỷ đồng của Nhà nước và 20 tỷ đồng của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh QTDNDTW có 23 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố có QTDND cơ sở QTDNDTW có chức năng: Điều hoà vốn trong hệ thống, cung ứng dịch vụ, chăm sóc, tư vấn cho QTD thành viên
Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Thực hiện một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết
QTDNDTW hoạt động như một ngân hàng thương mại và nội dung hoạt động cụ thể được quy định trong điều lệ gồm các hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và một số hoạt động khác.
Trong tư cách QTDND đầu mối, vai trò điều hoà vốn cho toàn hệ thống của QTDNDTW đang dần được cải thiện theo hướng tích cực nhưng chủ yếu mới thực hiện kênh chuyển vốn từ QTDNDTW xuống QTDND cơ sở Việc gửi vốn điều hoà từ QTDND cơ sở lên QTDNDTW kết quả thực hiện còn chưa cao So với nguồn vốn các QTDND cơ sở đang gửi các tổ chức tín dụng khác là 105.863 triệu đồng thì nguồn vốn tiền gửi điều hoà còn thấp, mới điều hoà được 47.6% Một số nơi không có chi nhánh QTDNDTW đóng trụ sở, việc điều hoà vốn về còn chậm nên việc tiếp nhận vốn để cho vay thành viên chưa đáp ứng kịp thời, có QTDND có vốn dư thừa tạm thời nhưng không gửi
Trang 8điều hoà tại chi nhánh QTDNDTW vì ngại khi rút ra chậm nên gửi tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Dư nợ cho vay khách hàng không phải là QTDND thành viên chiếm 40.1% tổng dư nợ bằng 30.4% so tổng nguồn vốn hoạt động và tăng nhanh so cùng kỳ năm trước (tăng 220%) Đây là hoạt động kinh doanh có vẻ nhẹ nhàng và hiện tạo nguồn sinh lời chủ yếu cho QTDNDTW vì chênh liệch lãi suất đầu vào-đầu ra cao hơn so với cho vay trong hệ thống (hoạt động mang tính bán lẻ) Tuy nhiên những rủi ro của hoạt động kinh doanh ngoài hệ thống đem lại rất nhiều khả năng sẽ cao hơn so với kinh doanh trong hệ thống (đối tượng khác nhau, dự án khác nhau, bất cân xứng về thông tin…) Vì thế cần cân nhắc thận trọng khi quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài hệ thống, đặc biệt khi nhiệm vụ quan trọng nhất của QTDNDTW là điều hoà vốn, chăm xóc, hỗ trợ, cung cấp thông tin, sản phẩm…cho các QTDND cơ sở chưa được thực hiện một cách thoả đáng.
Nhìn chung, QTDNDTW là một tổ chức đầu mối cấp quốc gia rất quan trọng của hệ thống QTDND, được Nhà nước hỗ trợ về nguồn vốn và con người Những nhiệm vụ và chức năng thiết kế cho QTDNDTW là rất cần thiết, chuẩn đối với một Quỹ đầu mối nhằm phục vụ các nhu cầu của QTDND cơ sở Tuy nhiên trên thực tiễn, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan mà mặc dù với sự nỗ lực cao của QTDNDTW, nhiều nhiệm vụ đề ra nhằm giúp cho các QTDND cơ sở như điều hoà vốn, tư vấn chăm sóc cho QTDND thành viên, phát triển sản phẩm…vẫn chưa được QTDNDTW thực hiện một cách trọn vẹn trong trách nhiệm phục vụ toàn quốc của mình Phần vì QTDNDTW chưa có điều kiện kinh tế vươn tới đáp ứng được nhu cầu cho các QTDND nằm rải rác khắp nơi, nhất là khi chưa được thành lập mới nhiều QTDND để tạo thành một mạng lưới đầy kín, phần vì cơ chế lãi suất có lúc, có nơi còn bất cập nhưng một phần phải kể đến là do nhận thức của các cán bộ QTDNDTW về nhiệm vụ của họ đối với hệ thống còn chưa đầy đủ nên khi
Trang 9triển khai hoạt động, lợi ích của các QTDND cơ sở thực ra không được quan tâm một cách sâu sắc vì có sự ngộ nhận rằng hoạt động kinh doanh đối với các QTDND cơ sở không đem lại nhiều lợi nhuận mà chỉ mang tính hỗ trợ.
Điều này không hẳn như vậy Thứ nhất là vì nhiệm vụ của QTDNDTW đãđược ghi trong điều lệ Thứ hai là nếu biết cách làm thì cả QTDNDTW và
QTDND cơ sở đều cùng có lợi và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Chúng ta cần lưu ý ở đây QTDNDTW là một ngân hàng đầu mối cấp quốc gia của toàn bộ hệ thống QTDND - một ngân hàng của hệ thống - chứ không phải bất kỳ một ngân hàng nào Vì vậy QTDNDTW trước hết là phải xem mình là một ngân hàng hệ thống - tức là hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đối với hệ thống QTDND - trước khi được phát triển “tự do” như các ngân hàng “tự do” khác Đó cũng chính là lý do duy nhất để QTDNDTW được sinh ra và tồn tại Các hoạt động hỗ trợ của QTDNDTW đối với hệ thống nên phải trở thành tự giác, tự nguyện và thường xuyên Không thể vì những khó khăn, thậm chí rất nhiều khó khăn trước mắt mà QTDNDTW câu giờ, lảng tránh hay bỏ rơi cácd QTDND cơ sở Có như thế, QTDNDTW mới cơ được niềm tin và uy tín từ phía các QTDND cơ sở, xứng đáng là một QTDND đầu mối cấp quốc gia, là chỗ dựa vững chắc cho cả hệ thống QTDND Việc hỗ trợ về vốn, con người từ phía Nhà nước cho QTDNDTW ở đây cần phải nhằm nâng cao năng lực tự trợ giúp trong hệ thống để vượt qua các khó khăn trước mắt này, tạo ra sức mạnh chung cho cả hệ thống QTDND Và khi đó chúng ta mới có một sự liên kết thực sự Các QTDNDTW, QTDND cơ sở hoạt động tốt hơn cũng như Nhà nước cần phải rút dần vai trò bà đỡ của mình, nhường chỗ cho sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự quản lý của hệ thống Có như vậy, QTDNDTW mới có thể phát triển đúng hướng trở thành một QTDND đầu mối đích thực của hệ thống và các QTDND mới có cơ hội phát triển nhanh, tạo thành một hệ thống liên kết thực sự vững chắc và an toàn.
Trang 101.5 Đánh giá chung về QTDNDTW
a Thuận lợi
Thứ nhất : Nhân dân hưởng ứng mô hình QTDND
Xuất phát từ nhu cầu về vốn chưa được đáp ứng một cách thoả đáng của người dân cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường mà mô hình QTDND đã được đông đảo dân chúng ủng hộ Các QTDND hoạt động ngay trên địa bàn, với dịch vụ cung cấp thuận tiện, nhanh gọn và kịp thời đã đáp ứng được nhu cầu bức bách về vốn cho các thành viên Chính vì thế mà người dân rất cần và hưởng ứng mô hình QTDND - một mô hình thiết thực giúp họ giải quyết trước mắt những khó khăn về vốn và sau đó là những dịch vụ khác kèm theo Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển của QTDND.
Thứ hai: Việt Nam sẵn có truyền thống đoàn kết lâu đời và những con ngườiHTX nhiệt tình
Việt Nam là dân tộc sẵn có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, sống trong tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm nên rất phù hợp với mô hình QTDND QTDND chẳng qua chỉ là một sản phẩm của sự đoàn kết, hợp tác giữa những người cùng chung cảnh ngộ để giải quyết những khó khăn cho chính họ QTDND hoạt động hoàn toàn trên cơ sở sự hợp tác tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên nên những tố chất sẵn có truyền thống của dân tộc Việt Nam là một yếu tố rất thuận lợi
Thứ ba: Đảng và Nhà nước ủng hộ, khuyến khích mô hình QTDND
Thuận lợi hơn nhiều so với các nước khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm tới mô hình QTDND và có thái độ ủng hộ rõ ràng việc phát triển mô hình này Đảng đã có những chủ trương, đường lối phát triển
Trang 11QTDND Nhà nước thì có các chính sách hỗ trợ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho QTDND phát triển.
Thứ tư: Hỗ trợ của bè bạn quốc tế
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ trong nước, Việt Nam còn được đón nhận những sự giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn quốc tế trong việc xây dựng và phát triển mô hình QTDND, đặc biệt là sự hỗ trợ kỹ thuật thông qua các dự án của Canada và CHLB Đức trong suốt thời gian vừa qua Với những kinh nghiệm của bạn là những người thành công đi trước, Việt Nam đã có thể tránh được những bài học đắt giá, tiết kiệm được công sức, tiền của, rút ngắn được thời gian xây dựng để nhanh chóng có được một hệ thống QTDND an toàn, bền vững phục vụ cho thành viên và công cuộc phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam.
b, Khó khăn
Thứ nhất: Nhận thức khác nhau và chưa đầy đủ về mô hình QTDND
Loại hình QTDND theo mô hình tín dụng hợp tác hiện đại là hoàn toàn mới lạ ở Việt Nam nên sự hiểu biết, nhận thức và cách nhìn nhận của chúng ta về mô hình này còn rất khác nhau, chưa thống nhất, chưa đúng cũng như chưa đầy đủ.
Thứ hai: Ý thức chấp hành và thi hành pháp luật ở Việt Nam còn chưa cao
Bên cạnh việc nhận thức chưa thống nhất, đầy đủ về mô hình QTDND, ý thức chấp hành và thi hành pháp luật ở Việt Nam còn chưa cao Điều này có lý do xuất phát từ trình độ phát triển còn thấp của xã hội Việt Nam, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời kỳ quan liêu bao cấp nhiều năm Nó thể hiện bởi ý thức còn tuỳ tiện coi thường pháp luật của người dân Việt Nam Đây là một tồn tại chung ở Việt Nam nhưng ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển các QTDND