Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm non

35 21 0
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN  Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm nonSáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi trong trường mầm non

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Nguyễn Thị Dung Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa Chức vụ: Giáo viên Tài liệu kèm theo: Đĩa VCD NĂM HỌC: 2020 – 2021 MỤC LỤC PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I Những nội dung lý luận: 3 II Thực trạng vấn đề: 3 1 Đặc điểm chung: 3 2 Thuận lợi: 3 3 Khó khăn: 4 III Các biện pháp đã tiến hành: 4 1 Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc từ đó tạo niềm vui, cơ hội cho trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình … 4 2 Ứng dụng các hình 8 phương pháp tiên tiến vào hoạt động tạo 3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình 10 4 Tăng cường tổ chức các hoạt động tạo hình sáng tạo 12 5 Sáng tạo hình thức và không gian tổ chức các hoạt động tạo hình .13 6 Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh 15 IV Hiệu quả của sáng kiến:…………………………………………….…… 16 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………… … 18 1 Kết luận chung:…… ………………………………………….……………18 2 Khuyến nghị:………………………………………….…………….……….18 PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Anatole - một nhà giáo dục người Pháp đã từng nói “Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó” Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với con người, nó giúp con người tìm hiểu, nhìn nhận, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì nhìn thấy trong thế giới xung quanh, làm cho tâm hồn rung động mạnh mẽ, hơn nữa còn tạo nên những cảm xúc, tình cảm tích cực Đối với trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng, hoạt động tạo hình có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người Thông qua tạo hình như: Vẽ, tô màu, nặn, cắt, xé, dán … trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình Trong thực tế tại trường mầm non nơi tôi công tác, việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển cho trẻ, song phương pháp tổ chức chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả như mong đợi Các phương pháp hoạt động tạo hình đang được sử dụng còn mang tính áp đặt Giáo viên thường chú ý đến sản phẩm trẻ làm ra, ít chú ý đến kỹ năng tạo hình, quá trình làm ra sản phẩm Đồ dùng nguyên vật liệu hạn chế, chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm, sáng tạo, chưa thực sự nghiên cứu để “đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục”, “ Học bằng chơi, chơi bằng học” Các hoạt động tạo hình cho trẻ còn dập khuôn cố định, chưa mạnh dạn sáng tạo nội dung, phương pháp, hình thức, tiến trình tổ chức hoạt động, chưa có sự đầu tư quan tâm về tạo không gian nghệ thuật cho trẻ, chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ Bên cạnh đó là sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao, nhiều trẻ chưa biết cầm bút, chưa biết chia sẻ về sản phẩm làm ra Những yếu tố phân tích kể trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tạo hình của trẻ cũng như kết quả mong đợi cần đạt đến Đặc biệt hơn, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên trường mầm non xã Hữu Hòa thực hiện chuyên đề xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc Là một giáo viên mầm non tôi luôn chú trọng phát triển toàn diện cho trẻ đặc biệt là kỹ năng tạo hình cho trẻ Là một giáo viên tâm huyết, tôi luôn mong muốn làm như thế nào để trẻ thêm hứng thú và có kĩ năng tạo hình tốt hơn để góp phần thực hiện chủ đề năm học mà nhà trường đề ra Xuất phát từ những trăn trở đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến cho năm học này 2 * Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non nâng cao chất lượng tạo hình * Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Năm học 2020-2021 * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng khả năng taọ hình của trẻ 3-4 tuổi Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 2021 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng Vẽ số 59 Đ CĐ trẻ Đầu 18 41 năm 30% 70% Đ CĐ Đ CĐ Phối hợp nguyên liệu Đ CĐ 15 25% 44 75% 25 43% 34 57% 20 33% Nặn, xé dán Tô màu 39 67% Sắp xếp bố cục Đ CĐ 12 20% 47 80% Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy một số kỹ năng tạo hình của trẻ chưa tốt , tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các biện pháp để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn Từ đó nâng dần khả năng khả năng tạo hình của trẻ 3 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm Hoạt động tạo hình có quan hệ chặt chẽ với việc nhận thức xung quanh, bởi muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh thì phải nhận thức được nó Đầu tiên là sự làm quen trực tiếp với tính chất của nguyên liệu (giấy, bút màu, đất nặn ), sau đó trẻ nhận thức được mối liên quan giữa các hành động và kết quả (bút vẽ lên giấy được tranh, đất có thể nặn ra các con vật, ) Như vậy, trong quá trình hoạt động tạo hình, vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng, các hoạt động tâm lí của trẻ được phát huy, rèn luyện và phát triển Trong các giờ hoạt động tạo hình, qua sự phân tích, đánh giá, nhận xét sản phẩm của mình, của bạn, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển hơn,vốn từ của trẻ phong phú hơn Trẻ 3-4 tuổi là giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán…còn vụng về) Hơn nữa,vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh Hoạt động tạo hình góp phần giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp, cái tốt, củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở trẻ Hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ những đức tính như tích cực, chủ động, quan sát, lắng nghe,và thực hiện nhiệm vụ, biết tiến hành công việc đến cùng, biết khắc phục khó khăn, biết giúp đỡ bạn bè, biết vui mừng với thành tích của mình, của bạn, của tập thể II Thực trạng vấn đề 1 Tình hình chung - Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi Lớp có 59 học sinh, trong đó có: 34 học sinh nữ, 25 học sinh nam - Tổng số giáo viên trong lớp là: 05 giáo viên (04 giáo viên đã có bằng đại học sư phạm mầm non, trong đó có 01 giáo viên đã có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp thành phố 01 giáo viên trình độ trung cấp sư phạm mầm non và đã được BGH tạo điều kiện cho đi học đại học sư phạm mầm non) Với việc khảo sát và đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2 Thuận lợi: - Ban giám hiệu quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động Lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ, được đầu tư trang bị các thiết bị hiện đại 4 - Bản thân tôi nắm vững phương pháp, kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình, nhiệt tình làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, được tham gia bồi dưỡng chuyên đề tạo hình do phòng giáo dục huyện, trường tổ chức - Giáo viên trong lớp niềm nở với phụ huynh Giữa các giáo viên luôn hòa đồng, đoàn kết, thường xuyên tao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Trong các tiết học giáo viên phối hợp nhịp nhàng nâng cao chất lượng giờ học, tạo niềm vui cho trẻ - Đa số các bậc phụ huynh của lớp đều nhiệt tình ủng hộ các cô và các con trong hoạt động của lớp 3 Khó khăn: - Nguồn nguyên liệu cho trẻ tổ chức hoạt động tạo hình còn chưa phong phú, chỉ có một số nguồn nguyên liệu căn bản, chưa thu hút được hứng thú tham gia của trẻ - Một số học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng xé dán, tạo hình sáng tạo của trẻ không có Trình độ của học sinh không đồng đều, học sinh ít được áp dụng các phương pháp tiên tiến - Đa số phụ huynh hiện nay do công việc bận rộn không có nhiều thời gian dành cho con tìm hiểu về thế giới xung quanh, tham quan dã ngoại, nơi ở khu đô thị chật chội, không gian thiên nhiên còn hạn hẹp… vì thế mà sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, được tiếp xúc với các đối tượng còn hạn chế Sau khi nghiên cứu thực tế thuận lợi và khó khăn và tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng kĩ năng tạo hình của trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: III Các biện pháp 1 Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc tạo niềm vui, cơ hội cho trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình 1.1, Thay đổi bản thân để xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc Trong năm học 2020- 2021, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học với chủ đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” Hưởng ứng phong trào này, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc Trường, lớp mầm non hạnh phúc là nơi mà các cô giáo, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc Đó là nơi mà các cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết của mình, là nơi họ tích cực đưa ra các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục một cách chủ động, sáng tạo, luôn thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với các con và phụ huynh ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1) 5 Để xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi, thay đổi trong cách nghĩ, cách làm… Ví dụ : Về cách thực hiện dây chuyền, sự phối kết hợp giữa các giáo viên trong lớp - Cách làm cũ: Giáo viên được phân công vị trí 1,2,3 với các công việc khác nhau Tuần của ai người ấy làm Sự liên kết với nhau khá lỏng lẻo Hiệu suất công việc không cao vì có giáo viên phải làm những công việc thuộc sở đoản trong khi sở trường chưa được phát huy - Cách làm mới: Giáo viên trong lớp liên kết với nhau chặt chẽ hơn Trong khi tổ chức hoạt động, chúng tôi kết hợp ăn ý hài hòa, không phân biệt cô chínhcô phụ Tất cả cùng hoạt động, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành công việc Chúng tôi mỗi người đều có những một tài năng riêng như có cô hát hay, có cô múa đẹp, cô làm đồ dùng thẩm mỹ những phẩm chất ấy được kết hợp lại để tạo nên những màu sắc đa dạng, phong phú, sinh động nhằm tạo nên những giờ học hứng thú mang đến tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc cho trẻ Mỗi buổi sáng, tôi gửi lời chào đến các con bằng nụ cười trìu mến, trao một cái ôm ấm áp tình yêu thương đón những thiên thần nhỏ vào lớp, ngồi bên các con tôi khơi gợi cho trẻ kể những câu chuyện ở nhà thú vị như thế nào, hướng dẫn các con chơi những trò chơi, hát những bài hát, làm những động tác siêu nhân nhí trao gửi yêu thương để trẻ ngay từ lúc đầu tiên đến lớp các con phấn khởi, vui vẻ, các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, thấy ngày mới đầy niềm vui tràn năng lượng Khi trao cho trẻ được một niềm vui thì cô sẽ nhận được gấp bội niềm hạnh phúc và sẽ chẳng còn sự giận dữ, bùng nổ mà thay vào đó là những nụ cười nở trên môi ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.2) Không chỉ thay đổi trong tư duy, trong nếp nghĩ, nếp làm với chị em đồng nghiệp và phụ huynh, tôi nhận thấy mình cần thay đổi nhiều tư duy về các con, về những đứa trẻ hồn nhiên như những trang giấy trắng Tôi đã thay đổi, tôi đã học được rất nhiều bài học sâu sắc từ đồng nghiệp, từ phụ huynh và từ chính các con lớp mình Chính nhờ các con của mình mà tôi cảm thấy mình càng phải thay đổi Tôi học được ở các con bài học vô cùng quý giá, đó là lòng bao dung Mặc dù hôm nay có buồn phiền, la mắng các con đi chăng nữa, thì các con vẫn dành cho mình tình yêu thương đặc biệt nào đó trong sâu thẳm tâm hồn Với tất cả những điều đó, để xây dựng được lớp học hạnh phúc, bản thân tôi luôn tự nhủ sẽ cố gắng từng ngày để thật sự thay đổi, tôi mong muốn cởi bỏ tất cả mọi thứ bên ngoài để hoàn toàn vui vẻ khi đến với các con Tôi tin rằng khi mình đến với con 6 bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự sáng tạo thì không chỉ các con mà cả đồng nghiệp, phụ huynh và bản thân mình sẽ cảm đều thấy vô cùng hạnh phúc, yêu thương…Thay đổi như thế, chính bản thân giáo viên và các con đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong tất cả các hoạt động 1.2, Xây dựng môi trường tạo niềm vui, cơ hội cho trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình a Xây dựng môi trường tạo niềm vui cho trẻ Trẻ 3-4 tuổi là lứa tuổi đầu tiên của mẫu giáo Dường như trẻ sang một môi trường mới hơn đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn, nhiều kiến thức và thái độ tốt hơn Ty nhiên một số trẻ chưa hình thành thói quen hằng ngày đến lớp, đi học vẫn còn khóc nhè, thậm chí la hét đòi theo bố mẹ về, không chịu vào lớp Trẻ nhút nhát chưa thể hiện được ngôn ngữ giao tiếp của mình, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn Qua quá trình giao tiếp với trẻ tôi nhận thấy hoạt động tạo hình chính là cách mà trẻ có thể bộc lộ những xúc cảm thầm kín trong suy nghĩ nhỏ bé thông qua các sản phẩm do chính trẻ làm ra Trẻ thể hiện với mọi người suy nghĩ của mình bằng các bức vẽ, sản phẩm nặn Chính vì vậy, việc xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc sẽ tạo niềm vui, tạo cơ hội cho trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình Bởi lẽ, khi trẻ vui vẻ, hạnh phúc thì mới có thể biến những cảm xúc ấy thành những sản phẩm tạo hình đẹp, sáng tạo có tính thẩm mỹ cao Nhằm giúp các con vui vẻ, yêu thích đến lớp như đang ở trong chính ngôi nhà của mình, ngay từ đầu năm học, dưới sự hướng dẫn của ban giám hiệu, bản thân tôi kết hợp cùng giáo viên ở lớp xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, ngày, giờ để trẻ “ Vui khi tới trường, hồ hởi khi gặp bạn gặp cô, hứng thú khi tham gia hoạt động” Lớp tôi đã xây dựng biển hiệu lớp là “ Nụ cười của bé” Nụ cười trên đôi môi xinh sẽ theo bé mỗi ngày tới lớp, tạo nên hạnh phúc của cô mỗi ngày tới trường ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3) b Sáng tạo các đồ dùng tạo hình Bản thân tôi nhận thấy các nguyên vật liệu, các đồ dùng, dụng cụ tạo hình rất cần thiết nhằm giúp trẻ có thêm nhiều trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ Đối với trẻ mẫu giáo bé, do kỹ năng tạo hình vẽ, nặn xé dán còn hạn chế nên việc in dập là một hình thức tuyệt vời đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ Bên cạnh việc in tạo hình bằng các phương tiện sẵn có như in lá cây, in bàn chân, bàn tay tôi đã sáng tạo mẫu in từ các phương tiện đơn giản cho trẻ như: + Tạo các khuôn in rỗng cho trẻ: Vẽ các loại lá cây, trái cây, các phương tiện giao thông, các đồ dùng, đồ chơi quen thuộc cho trẻ lên bìa cừng và khoét 7 rỗng để tạo khuôn in cho trẻ Khi trẻ thực hiện trẻ chỉ việc đặt khuôn in lên giấy và vẽ nét theo hình dáng khuôn in để tạo hình + Tạo khuôn in sáng tạo bằng các nguyên vật liệu đơn giản: Ví dụ : Từ chai nhựa, sử dụng phần đáy chai nhựa in màu để tạo hình bông hoa, lấy thân chai, nắp chai nhựa để in hình tròn, in các nắp chai lên giấy tạo thành hình bông hoa + Sử dụng bàn chải, dĩa thức ăn để in tạo hình + Sử dụng len, nilong, quấn vào chai nhựa để trẻ in màu + Sử dụng chai nhựa, quấn quanh nắp chai một miếng mút, khi in trẻ cầm vào thân chai chấm màu để in + Sử dụng các loại dây len, ống hút, mút xốp để in tạo hình bông hoa + Sử dụng lõi giấy vệ sinh cắt theo nhiều hình dáng khác nhau để in + Sử dụng trái cây hoặc các loại củ như cà rốt khắc tạo hình để cho trẻ in màu ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3.1) + Cho nước vào các quả bóng bay, trẻ cầm quả để in màu - Cho trẻ vẽ trên các nguyên liệu khác nhau: Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy trẻ rất thích thú khi dùng que vẽ trên cát Vì vậy ngay trong lớp học tôi dùng cát màu, gạo, đất nặn, đổ vào các khay to Khi hoạt động trẻ có thể dùng ngón tay, dùng que vẽ các hình trên các nguyên vật liệu này Rất đơn giản, và trẻ có thể vẽ nhiều lần, nhiều hình, vẽ không được chỉ cần gạt tay và vẽ lại Rất đơn giản, hiệu quả, không tốn giấy mà trẻ học kỹ năng vẽ rất hiệu quả * Kết quả: Với việc sáng tạo các dụng cụ tạo hình, trẻ lớp tôi cảm thấy hấp dẫn rất nhiều khi tham gia các hoạt động tạo hình Các dụng cụ này được tôi sử dụng trong các giờ hoạt động góc, hoạt động chiều giúp trẻ tạo ra các sản phẩm theo ý thích của mình, kích thích tư duy, trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, hun đúc tình cảm, tình yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên c Sáng tạo đồ chơi phục vụ hoạt động tạo hình “Đồ chơi sáng tạo” hiện nay là một vấn đề vô cùng cấp thiết của trẻ trong từng ngôi nhà, từng mái trường Làm sao để chơi vừa đẹp vừa thể hiện được sáng tạo và gu thẩm mĩ của mình Cái đẹp không chỉ người lớn cảm nhận mà trẻ con, đặc biệt trẻ mầm non đó là thời kỳ vô cùng nhạy cảm với những “cái đẹp” xung quanh Tâm lý trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” Với những đồ dùng đồ chơi mà chính mình tạo ra trẻ càng hứng thú, tập trung vào giờ học Để thực hiện biện pháp này tôi đã thiết kế một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo để ứng dụng trong các hoạt động 8 Ví dụ 1: Thiết kế đồ chơi từ túi giấy “ Chú voi đáng yêu” *Chuẩn bị: Túi giấy, bìa màu, mắt, keo sữa * Cách tiến hành: + Bước 1: Gấp một chiếc túi: cắt một tờ giấy hình chữ nhật có kích thước 25cm - 30cm + Bước 2: Cắt 3 hình tròn có kích thước bằng nhau: có đường kính 24cm + Bước 3: Lấy hồ sữa bôi lên đây túi dán 2 hình tròn làm tai, sau đó dán hình tròn còn lại làm đầu + Bước 4: Cắt dải giấy dài 25cm-30cm rộng 5cm rồi gập gấp khúc + Bước 5: Chọn khuy hột hạt lấy hồ sữa dán làm mắt *Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động học: khám phá, văn học ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3.2) Ví dụ 2: Thiết kế đồ chơi mặt nạ giấy “ Mặt nạ nữ hoàng” *Chuẩn bị: Bìa màu, giấy màu, nhũ, keo sữa, màu nước * Cách tiến hành: + Bước 1: Đặt một cặp kính lên một tờ giấy dày hoặc bìa cát tông, dùng bút chì cẩn thận vẽ theo viền chiếc kính + Bước 2: Vẽ hai hình bên trong để làm mắt, sau đó dựa vào đường viền kính để vẽ một chiếc mặt nạ có hình vương miện và cắt ra + Bước 3: Lấy đầu bút chì chọc thủng hình con mắt rồi dùng kéo khoét theo nét vẽ Làm tương tự với mắt bên kia + Bước 4: Bẻ vuông góc phần đầu chiếc ống hút có khấc và dán vào mặt sau chiếc mặt nạ cầm tay + Bước 5: Dùng nhũ và dùng màu nước để tô điểm cho chiếc mặt nạ nữ hoàng *Ứng dụng: Hoạt động góc, hoạt động nêu gương bé ngoan, biểu diễn văn nghệ ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3.3) Ví dụ 3: Thiết kế đồ chơi từ bìa cát tông “ Chú bọ rùa dễ thương” *Chuẩn bị: Bìa màu, giấy màu, nhũ, bìa cát tông Dây, que khám họng, màu nước * Cách tiến hành: + Bước 1: Cắt hai hình tròn to đường kính 30cm làm thân, cánh, một hình tròn nhỏ làm đầu bằng bìa các – tông, vài hình tròn nhỏ làm đốm Hai sợi dây dài, hai chốt, hai que khám họng, giấy bạc + Bước 2: Cắt một hình tròn làm đôi thành hai cánh Sau đó lấy giấy bạc bọc bên ngoài bìa cáttông ( cánh, thân ) + Bước 3: Lấy bút chì chọc thủng mỗi bên một lỗ vào cánh và thân bọ rùa Sau đó lấy hình tròn nhỏ dán phía sau thân bọ rùa 18 Khi được phối hợp với các bạn tạo ra sản phẩm, trẻ có cơ hội được học hỏi ý tưởng của các bạn, chia sẻ cách thực hiện để tạo ra sản phẩm, nếu một bạn có kỹ năng không tốt có thể học hỏi từ bạn khác trong nhóm, bạn này biết vẽ, bạn kia biết tô màu, bạn khác lại biết sắp xếp bố cục Trẻ học hỏi lẫn nhau một cách hiệu quả và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên Kết quả: Khi tiến hành áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ lớp mình không còn bị gò bó trong hình thức cố định nào Trẻ có thể tự do tạo ra những sản phẩm tạo hình với nhiều hình thức khác nhau, sử dụng vô vàn các nguyên vật liệu khác nhau để tự do sáng tạo Sản phẩm tạo hình được tạo ra bên những người bạn để có thể chia sẻ những gì tốt nhất, trong những không gian mà trẻ cảm thấy thoải mái nhất giúp cho sự hoàn thiện được cao hơn Với những điều kiện phù hợp như vậy, trẻ có thể tạo nên những tác phẩm đa dạng, phong phú và đặc biệt là theo ý thích của trẻ 6 Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé” Nếu cha mẹ đi cùng với con suốt quãng đường đời đặc biệt là những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, ngay từ đầu năm học, chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý, mức độ hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 6.1) - Cách làm cũ: Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe, khả năng học tập tiếp nhận những kiến thức qua giờ đón, trả trẻ, qua bảng tuyên truyền và qua các buổi họp phụ huynh Trong các cuộc họp phụ huynh, cô giáo cũng thường chỉ nêu các nội dung cơ bản Điều này khiến cho mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường không phát huy được hết tác dụng - Cách làm mới : - + Để phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình, tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và với trẻ ba bốn tuổi nói riêng + Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi nói lên ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tạo hình tới 100% phụ huynh của lớp + Hàng tháng, tôi tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng, các buổi trò chuyện trực tiếp, các phiếu kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh Qua đó phụ huynh, thấy được sự phát triển của con em mình và có biện pháp phối hợp với 19 cô giáo kích thích trẻ tự hoạt động một cách tốt nhất ở trường mầm non cũng như ở gia đình ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 6.2) + Song song với việc gửi bài tập về nhà để phụ huynh hướng dẫn các con, tôi còn gửi đĩa về để phụ huynh mở hướng dẫn con tập vẽ theo Đặc biệt trong thời gian trẻ nghỉ tại nhà phòng chống dịch Covid 19, phụ huynh đã phối hợp rất chặt chẽ với cô giáo Tôi đã gửi rất nhiều video cho phụ huynh qua zalo và Gmail Phụ huynh đã cho con xem và tương tác với cô giáo khá nhiều Nhờ đó mà tình cảm cô trò được gắn kết, các con có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 6.3) Kết quả: Với biện pháp trên, đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn hơn về cô giáo mầm non cũng như tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ Từ đó, tôi động viên, khuyến khích phụ huynh mua thêm đồ dùng, giấy, bút, vở bé tập tô màu các chủ đề… hoặc tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí, để phụ huynh có thể dạy trẻ tô màu, xé, dán… trang trí trên các tranh ảnh giúp trẻ có nhiều kỹ năng hơn, nhắc nhở phụ huynh động viên trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế nghiên cứu áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non”, ngay từ đầu năm học, tôi đã nghiên cứu về hứng thú, về khả năng, năng khiếu tạo hình của trẻ Tôi thấy tất cả những gì áp dụng đối với trẻ đều phù hợp, các hoạt động có nội dung phong phú và gần gũi với trẻ Sau một năm áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát kỹ năng tạo hình của trẻ cuối năm Tổng Phối hợp Sắp xếp bố Vẽ Nặn, xé dán Tô màu số nguyên liệu cục 59 trẻ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đầu 18 41 15 44 25 34 20 39 12 47 30% 70% 25% 75% 43% 57% 33% 67% 20% 80% năm Cuối 53 06 52 07 56 03 47 12 50 09 90% 10% 88% 12% 95% 5% 80% 20% 85% 15% năm Bên cạnh các kết quả đạt được về kỹ năng tạo hình cho trẻ, chúng tôi còn thu được một số kết quả khác: a Đối với giáo viên 20 - Tạo được môi trường phong phú, phù hợp với nội dung chủ đề - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình, một cách tự tin, linh hoạt, gây được hứng thú với trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động học - Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ do đó cô giáo đỡ vất vả khi vào chủ đề mới b Đối với trẻ - Trẻ tỏ ra hào hứng hơn và hứng thú hơn trong các hoạt động tạo hình - Trẻ tích cực, tự tin tham gia hoạt động và nhanh nhẹn, chủ động hơn trong các hoạt động c Đối với phụ huynh - Phụ huynh đã nhận thức được ý nghĩa đúng đắn của hoạt động tạo hình Thường xuyên trao đổi với giáo viên ở lớp về việc thực hiện, kết quả thực hiện rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 21 1 Kết luận Hoạt động tạo hình trong trường mầm non là phương tiện thẩm mỹ cho trẻ Để trẻ có lòng ham mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống, mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy 3-4 tuổi nói riêng cần chú ý, tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình để trẻ cảm nhận được cái đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản như cầm bút, sử dụng các nguyên liệu phong phú tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin, chủ động học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo Để làm tốt việc này, mỗi cô giáo cần có tâm huyết với nghề, yêu mến trẻ thêm vào đó là sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện Thực hiện đề tài này cá nhân tôi xoay quanh nội dung làm sao cho trẻ học tốt hoạt động tạo hình Tôi nghiên cứu ngay từ đầu năm học, nghiên cứu về trí tuệ, về khả năng, về năng khiếu tạo hình của trẻ Tôi thấy tất cả những gì áp dụng đối với trẻ đều phù hợp, các hoạt động có nội dung phong phú và gần gũi với trẻ, tôi đã kịp thời bồi dưỡng cho trẻ về năng khiếu tạo hình và nhân rộng ra nhiều trẻ khác Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích lũy thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quý tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp Với những kinh nghiệm và biện pháp đưa ra, tôi mong muốn mang lại cho trẻ những trải nghiệm để trẻ hào hứng và tích cực hơn trong mọi hoạt động,đặc biệt là hoạt động tạo hình như câu nói “một đứa trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người tốt” Bên cạnh đó, sáng kiến đã mang lại nhiều lợi ích thu được như sau: Về lợi ích kinh tế: Các biện pháp đưa ra giúp nhà trường tiết kiệm tiền để xây dựng môi trường lớp học, tiết kiệm công sức của mọi người, mang lại hiệu quả cao cho trẻ Về sức khỏe và tinh thần: Trẻ vui vẻ, hạnh phúc, tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình, biết hợp tác, chơi với bạn, biết chia sẻ, lắng nghe và diễn đạt ý trong nhóm bạn Về lợi ích xã hội: Giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục, phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ, xây dựng mối quan hệ cởi mở, thân thiện trong trao đổi kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ với phụ huynh Thiết lập được mối quan hệ mật thiết gắn bó, sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Sáng kiến có tính khả thi cao và có khả năng áp dụng được tại nhiều đơn vị khác 22 2 Khuyến nghị - đề xuất - Bản thân tôi luôn mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy hoạt động tạo hình cho trẻ và rất mong các đồng chí trên phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, bổ sung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quý để tham khảo - Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học 20202021 vừa qua Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hữu Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2021 Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi nghiên cứu và tự làm không sao chép của ai Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./ Tác giả Nguyễn Thị Dung IV TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu 1 Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non 2 Giáo trình tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình 3 Hướng dẫn hoạt động Steam cho trẻ mẫu giáo bé 4 5 6 Tên tác giả PGS TS Lê Thanh Thuỷ Lê Đức Hiền Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Hà Nội Phạm Thị Cúc Hà Giáo dục Việt nam Phương pháp giáo dục Ngô Hiểu Huy Montessori dành cho trẻ 0-6 tuổi Tổ chức hoạt động tạo hình cho Lê Thị Thanh trẻ mầm non Bình Văn hóa-thông tin Giáo dục Việt Nam Hướng dẫn tổ chức hoạt động Vương Cảnh Tuất Đại học sư phạm tạo hình cho trẻ mầm non Hà Nội PHỤ LỤC 1 Các hình ảnh minh họa Hình ảnh 1.1: Lớp học hạnh phúc Hình ảnh 1.2: Cô và trẻ chào nhau theo cách riêng Hình ảnh 1.3 Hình ảnh khẩu hiệu của lớp Hình ảnh 1.3.2 Hình ảnh 1.3.3 Hình ảnh 1.3.4 Hình ảnh 1.4 Hình ảnh trẻ nặn bánh trôi và sản phẩm thu được Hình ảnh 2.1 Trẻ in hình từ các nguyên vật liệu Hình ảnh 2.2 Tạo hình trên mặt bạn Hình ảnh 2.3 tạo hình người từ vật liệu thiên nhiên Hình ảnh 2.4 Sự phát triển của con người Hình ảnh 2.5 Khu rừng của muôn loài Hình ảnh 4.1 Trẻ in lá cây trên mẹt tre Hình ảnh 4.2 Trẻ xếp tranh đàn cá Hình ảnh 5.1 Trẻ nặn bánh trung thu Hình ảnh 5.2 Trẻ xếp sỏi Hình ảnh 5.1 Trẻ nặn bánh trôi Hình ảnh 5.3 Nhóm tạo hình bằng màu nước Hình ảnh 5.4 Nhóm tạo bức tranh bằng lá cây Hình ảnh 6.1 Giờ đón trẻ lớp học hạnh phúc Hình ảnh 6.2 Bảng tuyên truyền Hình ảnh 6.3 Tuyên truyền tới phụ huynh qua Zalo 2 Bảng thực hiện các phương pháp tiên tiến Tháng Tên hoạt động Montessori Steam Reggio emilia 09 Đề tài “ In hình từ Dự án “ Xây trường Dự án “Tạo hình trên các nguyên vật liệu” mầm non” mặt của bạn” 10 Đề tài “ Ngôi nhà từ Dự án “ Làm cái cốc” Dự án “Sự phát triển hình và khối” của con người” 11 Đề tài “ Sự thay đổi Dự án “ Làm áo dài” Dự án “ Vẽ trên cát” của màu sắc” 12 Đề tài “ Tạo hình con Dự án “ Làm con gà” Dự án “ Ngôi nhà của vật từ sỏi, đá” muôn loài” 01 Đề tài “ Xâu hoa” Dự án “ Làm cành Dự án “ Vườn hoa” đào” 02 Trẻ nghỉ học do dịch covid-19 03 Đề tài “ Xếp ô tô từ Dự án “ Làm ô tô Dự án “ Chiếc xe đén các khối” con” từ tương lai” 04 Để tài “ Những chiếc Dự án “ Làm đài Dự án “ Vẽ họa tiết thuyền” phun nước” trên sỏi, đá” 3 Một số hoạt động tạo hình sáng tạo STT Tên hoạt động Nội dung 1 - Tạo hình với bóng - Cho nước vào trong các quả bóng bay và buộc bay lại Sau đó dùng quả bóng chấm màu và in lên giấy để tạo hình 2 - Chơi với màu nước - Làm quen với tên các màu, học cách pha màu cơ bản 3 - Chấm màu bằng - Cô vẽ sẵn thân cây và cành cây, trẻ dùng tăm tăm bông bông chấm màu tạo thành vườn hoa - Chấm màu cành hoa đào, hoa mai 4 - Làm trang ghép lá - Sử dụng lá cây ghép thành hình con cá cây 5 - In màu vân tay - Cho trẻ in màu vân tay bằng son môi để tạo bằng son môi hình 6 - In hình bàn tay, - Cho trẻ in hình bàn tay, bàn chân bằng màu bàn chân nước và tạo ra các hình khác nhau bằng cách vẽ thêm chi tiết 7 - In lá cây - Dùng lá cây in màu nước và vẽ thêm chi tiết để tạo ra các hình, sản phẩm khác nhau 8 - Tạo hình bằng cách - Cho trẻ xé giấy, vo giấy theo các cục hình vò giấy tròn sau đó dùng hồ dán để dán và tạo hình như dùng làm tóc, nhụy hoa, cánh hoa, cây xanh 9 - Gấp giấy - Gấp giấy hình bông hoa 10 - Đan nan giấy - Đan nong mốt đơn giản 11 - Chắp ghép hình - Cho trẻ chắp ghép hình đơn giản 12 - Thổi mực - Dùng ống hút thổi mực trên giấy 13 - Tạo hình với - Dùng len quấn vào chai nhựa và lăn trên giấy thanh lăn 14 - Tạo hình với dĩa ăn - Dùng dĩa ăn in màu tạo thành hình bông hoa 15 - Tạo hình với - Dùng bàn chải in màu lên giấy bàn chải ... động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non? ?? làm sáng kiến cho năm học 2 * Mục đích nghiên cứu: Tìm biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 3- tuổi trường mầm non nâng cao chất lượng tạo hình. .. cứu hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 3- tuổi nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 3- tuổi trường mầm non ... huynh động viên trẻ kịp thời trẻ có cố gắng IV Hiệu sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế nghiên cứu áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm ? ?Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu

Ngày đăng: 02/11/2022, 08:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan