Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
2,3 MB
Nội dung
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ MôitrườngViệt Nam
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ MÔITRƯỜNG NƯỚC LỤC ĐỊA CỦA
VIỆT NAM
Ngày nay, hầu như mọi người đều hiểu rằng nước là một trong những nguồn tài
nguyên thiên nhiên cơbản và quý giá nhất. Hàng loạt tài liệu khoa học công bố trong
nhiều thế kỷ vừa qua trên thế giới đã nói lên điều đó. Khoảng hơn hai trăm năm trước
đây, trong sách “Vân Đài loại ngữ”, nhà bác học ViệtNam Lê Quý Đôn đã viết:
"Vạn vật không có nước không thể sống được,
Mọi việc không có nước không thể thành được".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói tuyệt vời trong huấn thị của Người tại Hội nghị
Thủy lợi toàn miền Bắc họp tại Bắc Ninh, ngày 14-9-1959 nhưsau:
"Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, ta cũng gọi Tổ quốc là đất nước; có đất và có nước,
thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh
Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hoà với nhau để nâng cao đời
sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội"1.
Một số người cho rằng, nước trong thế kỷ XXI sẽ quý như dầu mỏ trong thế kỷ XX.
Nói nhưvậy không sai, nhưng chưa phải hoàn toàn đúng vì dầu mỏ tác động chủ yếu
về năng lượng, còn nước thì tác động đến mọi mặt của cuộc sống vật chất và tinh
thần của con người. Tài nguyên nước ngọt, ở ViệtNam tương đối phong phú, đa dạng,
nhưng lại rất phức tạp về tính chất và đang có những diễn biến mà nếu không được
quản lý tích cực và kịp thời sẽ đem lại những khó khăn to lớn cho cuộc sống của người
dân và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thuận lợi cơbản: Tài nguyên nước tương đối phong phú
Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ ViệtNam nhận được 1.944mm nước mưa,
trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một lượng
nước mặt khoảng 310 tỷ m
3
. Tính bình quân, mỗi người dân Việt, có thể hứng được
một lượng nước bằng 3.870 m
3
mỗi năm; hoặc 10,6 m3 tức 10.600 lít nước mỗi ngày.
Trong lúc tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một
ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông
nghiệp và công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày; bao gồm 340 lít cho
sinh hoạt, 2.540 lít cho nông nghiệp và 4.520 lít cho công nghiệp. Ở nước ta, tại các
đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người/ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng
100 - 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ ViệtNam là cung cấp cho nhân dân nông thôn
khoảng 70 lít/người.ngày vào năm 2010 và 140 lít/người.ngày vào năm 2020. Ở một
số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao
Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp cho mỗi người, mỗi ngày 15 lít nước.
Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.
Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, ViệtNam hiện còn
có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên
giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào nhưsông
Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công. Lượng
nước này ước tính bằng 520 tỷ m
3
, gấp 1,7 lần
lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số
sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng
Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng, chuyển một lượng
nước từ ViệtNam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy
nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ MôitrườngViệt Nam
nước hình thành trên lãnh thổ ViệtNam . Các phụ lưu của sông Mê Công, như Nậm
Rốm, Sê Kông, Sê Băng Hiêng, Sê San, Srê Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ
lãnh thổ ViệtNam vào các nước láng giềng như Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều
Tiên, Lào, Campuchia, nhưng rồi từ các nước này lượng nước đó lại chảy trở lại vào
Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng hợp hai nguồn nước mặt: nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ
nước ngoài chảy vào, nói một cách khái quát, ViệtNam có tổng lượng nước mặt trung
bình năm bằng khoảng 830 tỷ m
3
. Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ,
chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%.
Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau nhưsông, hồ, kênh,
rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa
dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.
Về sông, nước ta có 2.360 con sông với chiều dài
từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn.
Trong đó, có 9 sông có lưu vực lớn hơn 10.000km
2
là sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kỳ Cùng -
Bằng Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,
sông Ba, sông Srê Pok - Sê San, sông Đồng Nai và
sông Cửu Long. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý
nguồn nước, có thểphân chia các sông ViệtNam
thành ba nhóm: nhóm thượng nguồn ở nước ngoài,
hạ nguồn ở ViệtNam như sông Hồng, sông Mã,
sông Cả, sông Đồng Nai; nhóm thượng nguồn ở
Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Kỳ
Cùng, sông Bằng Giang; nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam,
trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở ViệtNam nhưsông Mê Công.
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên nhưhồ Ba Bể ở Bắc Kạn, với diện tích khoảng 5km
2
; Hồ
Tây ở Hà Nội, 4,5km
2
; Biển Hồ ở Gia Lai, 8km
2
; hồ Lắk ở Đắk Lắk, 10km
2
. Về hồ nhân
tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung
tích trên 500 triệu m
3
: Hòa Bình, 5.680 triệu m
3
; Trị An, 2.547 triệu m
3
; Thác Bà,
2160 triệu m
3
; Thác Mơ, 1311 triệu m
3
; Dầu Tiếng, 1.111 triệu m
3
; Yaly, 779 triệu
m
3
; Hàm Thuận - Đa Mi, 535 triệu m
3
. Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng
và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai.
Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu
của mỗi hệ thống từ 10.000ha đến 200.000ha, nhưcác hệ thống: Bắc Hưng Hải, sông
Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng.
Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Thừa Thiên - Huế), có diện tích bằng 216km
2
mặt nước; Thị Nại (Bình Định), 45km
2
;
Trường Giang (Quảng Ngãi), 36,9km
2
; Cù Mông (Phú Yên), 30,2km
2
; Nước Ngọt (Bình
Định), 26,5km
2
; Thủy Triều (Khánh Hòa), 25,5km
2
; Ô Loan (Phú Yên), 18,0km
2
; Lăng
Cô (Thừa Thiên - Huế), 16,0km
2
; Trà Ổ (Bình Định), 14,4km
2
; Đầm Nại (Ninh Thuận),
12,0km
2
.
Bảng II.1. Số liệu so sánh tài nguyên nước của một số quốc gia của Viện Tài
nguyên Thế giới - WRI (2002 - 2004)
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ MôitrườngViệt Nam
* Theo số liệu và cách tính của nước ta thì lượng nước mặt là 10.375m3/người, chênh
lệch khoảng 7%
Về nước dưới đất, tiềm năng của nước ta cũng tương đối lớn. Tổng trữ lượng có tiềm
năng khai thác được trên cả nước của các tầng trữ nước trên toàn lãnh thổ, chưa kể
phần hải đảo, ước tính gần 2000m
3
/s, tương ứng khoảng 60 tỷ m
3
/năm. Trữ lượng
này thay đổi nhiều theo các vùng: dồi dào nhất ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; khá nhiều ở Tây Nguyên và ít hơn tại các vùng núi Tây
Bắc, Đông Bắc và duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ.
Trữ lượng ở giai đoạn tìm kiếm và thăm dò sơbộ mới đạt khoảng 8 tỷ m
3
/năm, tức
khoảng 13% tổng trữ lượng. Theo kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu đã có đến
năm 1999 thì trữ lượng nước ngầm thuộc loại có thể khai thác ngay với độ tin cậy cao
(cấp A) vào khoảng 736.205m
3
/ngày; thuộc loại có thể khai thác với độ tin cậy khá
(cấp B) vào khoảng 939.625m
3
/ngày; thuộc loại đã được dự báo là có khả năng khai
thác (cấp C1), 2.007.165 và (C2), 10.848.451m
3
/ngày. Tổng lượng đã khai thác chỉ
mới vào khoảng 5% tổng trữ lượng. Trong các năm tới lượng khai thác có thể lên tới
khoảng 12 tỷ m
3
/năm. So sánh với thế giới trữ lượng nước ngầm của ViệtNam ở vào
mức trung bình.
Bảng II.2. Trữ lượng nước ngầm nhạt đã được đánh giá ở các vùng khác nhau
rên nước ta đến năm 1995
Nguồn: Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Thượng Hùng, 2003
Việt Nam cũng có tài nguyên nước nóng và nước khoáng phong phú, đa dạng về loại
hình. Tài nguyên này được đánh giá có chất lượng tốt, có khả năng và một phần đã
được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: sản xuất nước khoáng đóng chai;
thủy lý trị liệu trong y học, khai thác khí CO
2
; khai thác năng lượng địa nhiệt. Theo số
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ MôitrườngViệt Nam
liệu điều tra tới năm 1999, cả nước có khoảng 400 nguồn nước khoáng và nước nóng
đã được khảo sát, trong đó 287 nguồn đã được công nhận.
Xét theo những số liệu như đã nêu trên có thể nói rằng ViệtNam là một quốc gia
tương đối giàu tài nguyên nước. Theo tài liệu của Viện Tài nguyên thế giới công bố
năm 2002 - 2003, thì hiện nay hàng năm lượng tài nguyên nước ngọt tái tạo được
trên mặt trái đất là 40.594km
3
, trung bình cho mỗi đầu người là 6.538m
3
. Trị số trung
bình tương ứng của nước ta là 11.189m
3
, gấp 1,7 lần trung bình của thế giới. Tuy
nhiên với lượng nước này nước ta cũng chỉ thuộc vào loại tương đối phong phú về tài
nguyên nước ngọt trên đầu người. Các nước nhiều nước như Lào có tới
68.318m
3
/người; Campuchia, 30.561m
3
/người; Mianma 21.358m
3
/người. Các quốc
gia ít nước nhưTrung Quốc chỉ có 2.185m
3
/người, Hàn Quốc, 1.471m
3
/người. Nhiều
nước nghèo tài nguyên nước chỉ có khoảng 500m
3
, thậm chí 50m
3
/người.năm.
Cũng nhưtại nhiều nơi khác trên thế giới, ở nước ta tài nguyên nước không chỉ có giá
trị về cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, mà còn là nguồn năng lượng sạch,
nguồn vật liệu của rất nhiều ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, cơsở thiên nhiên
của các ngành thủy sản, giao thông, du lịch, giải trí, điều dưỡng, là nhân tố quan
trọng của sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, quyết định chất lượng của cuộc
sống vật chất và tinh thần của con người.
Tuy nhiên xét theo một số khía cạnh khác thì bên cạnh thuận lợi cơbản nói trên tài
nguyên nước của nước ta có nhiều khó khăn và phức tạp.
Khó khăn thứ nhất: 2/3 tổng lượng nước mặt của ViệtNam phụ
thuộc vào nước ngoài
Nhưtrên đã trình bày, 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ ViệtNam là
từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào và Campuchia chảy vào.
Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa,
phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này, dù
bằng cách nào cũng sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài
nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên
biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước sẽ được điều tiết theo những
chiều hướng có khi không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng
nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ
không còn nhưtrước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả
thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không
thể còn độ trong sạch nhưhiện nay.
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ MôitrườngViệt Nam
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trườngViệt Nam
Lấy sông Mê Công làm thí dụ. Mê Công là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở
châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ
50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan
tâm việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan
khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan
trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế về phần hạ lưu
sông Mê Công, cụ thể là của Ủy ban quốc tế về hạ lưu sông Mê Công trước từ năm
1957 đến năm 1975, Ủy ban lâm thời hạ lưu sông Mê Công từ năm 1975 đến năm
1995 và Ủy ban sông Mê Công (Mekong River Commission, MRC) hiện nay. Qua nhiều
đổi thay của lịch sử, thành viên của các Ủy ban này là Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam . Địa phận quản lý của các Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông Mê Công. Trung
Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một
cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Với đặc điểm nhưtrên, sông
Mê Công là một dòng sông liên quốc gia. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia
thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê Công là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam,
không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các
công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý
kiến của nhau.
Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình nào, nhưng ở
phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện,
với đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước,
hoặc đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Thủy điện Manwan, công suất lắp
máy 1.500MW, đập cao 126m, đã hoàn thành và phát điện năm 1996 là một thí dụ.
Trên các sông nhánh, Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều
công trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Các đập và hồ trên phần
sông Sê San, chi nhánh của sông Mê Công, thuộc lãnh thổ nước ta là thí dụ về các
công trình này. Nếu trong tương lai các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công sẽ sử
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trườngViệt Nam
dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 - 1.500 m3/s để tưới ruộng trong mùa khô,
hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều hơn cho nông, công
nghiệp và sinh hoạt, thì Đồng bằng sông Cửu Long của ta sẽ có nguy cơvô cùng thiếu
nước. Nạn xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng.
Vì vậy, nhìn một cách lâu dài, không thể khẳng định là nước ta sẽ luôn luôn có tài
nguyên nước phong phú với tổng lượng là 830 tỷ m3/năm, hay 10.375
m3/người.năm. Phần chắc chắn là phải dựa chủ yếu vào lượng nước hình thành trên
lãnh thổ là 310 tỷ m3/năm. Lượng nước có thể có trên đầu người sẽ phải tính theo
dân số ổn định xung quanh 100 triệu người.
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trườngViệt Nam
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trườngViệt Nam
Khó khăn thứ hai: tài nguyên nước phân bố rất không đều theo
không gian và thời gian
Lượng mưa, nhân tố chủ yếu hình thành tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta, phân
bố rất không đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa
năm là 1.944mm. Tuy nhiên, lượng mưa này phân bố rất không đều theo không gian.
Có những nơi lượng mưa này đạt 8.000mm/năm như ở Bạch Mã thuộc Thừa Thiên -
Huế; 5.000mm/năm nhưở Bắc Quang thuộc Hà Giang; Nam Châu Lĩnh thuộc Quảng
Ninh. Trong lúc có những nơi lại chỉ có 700mm/năm như ở thị xã Phan Rang, Ninh
Thuận, thậm chí chỉ có 400mm/năm như ở thị xã Phan Rí thuộc Bình Thuận. Trong
từng phạm vi lãnh thổ nhỏ hơn nhưtỉnh, huyện lượng mưa phân bố cũng rất không
đều. Trong năm 2002, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long trong 3 - 4 tháng hầu như không có giọt mưa nào. Trong năm
2003, nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung đều có tình trạng không có
mưa suốt trong 3 tháng mùa hè (Bảng II.3).
Bảng II.3. Lượng mưa trong một số tháng của năm 2002 tại một số địa điểm
(mm)
Nguồn: Niên giám Thống kê, 2002
Tại tất cả các vùng trong nước, hàng năm lượng
nước trong khoảng ba tháng mùa lũ chiếm 75 -
85% tổng lượng nước trong năm. Cùng với đó là
mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Trong mùa này,
lượng dòng chảy trên rất nhiều con sông chỉ vào cỡ
15 - 20% tổng lượng dòng chảy năm.
Lượng dòng chảy trong sông, tổng hợp cả dòng
chảy hình thành trong và ngoài lãnh thổ, cũng
phân bố rất không đều. Lấy theo số liệu của "Hồ sơ
nguồn nước, 2002" thì suất dòng chảy năm bình
quân của cả nước ta là 2,642 triệu m
3
/km
2
.năm. Vùng Đông Bắc với diện tích bằng
65.327km
2
, có lượng dòng chảy năm bằng 15,4 tỷ m
3
/năm, suất dòng chảy năm chỉ
là 0,236 triệu m
3
/km
2
. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích bằng 39.706km
2
có lượng dòng chảy năm bằng 507,9 tỷ m
3
/năm, suất dòng chảy năm khoảng
12,79m
3
/km
2
, gấp 54 lần suất dòng chảy của vùng Đông Bắc. Khác biệt giữa các vùng
khác cũng tương đối lớn.
Bảng II.4. So sánh suất dòng chảy năm của các vùng
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trườngViệt Nam
Nguồn: Niên giám Thống kê và Hồ sơnguồn nước, 2002
Trong bối cảnh chung cả nước nhưvậy, sự phân bố nước không đều theo không gian
và thời gian làm cho tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt với lưu lượng lớn, có
sức tàn phá mạnh mẽ trở nên đặc biệt trầm trọng tại một số nơi. Tỷ lệ giữa lưu lượng
tối đa và lưu lượng tối thiểu của một số con sông lên tới 1.000, thậm chí 10.000 lần.
Khó khăn thứ ba: có nhiều thiên tai gắn liền với nước
Lũ lụt là thiên tai phổ biến nhất và ác liệt nhất ở
nước ta. Theo tài liệu ghi chép của các cơ quan
quản lý nước thì trong thế kỷ XIX, chỉ riêng ở Đồng
bằng sông Hồng đã có khoảng 30 năm lụt rất lớn,
trong đó 26 năm vỡ đê tả ngạn sông Hồng, 18
năm đê hữu ngạn bị vỡ. Mỗi lần vỡ đê có thểgây
thiệt hại cho hàng chục vạn ha mùa màng, cuốn
trôi hàng ngàn làng xóm với hàng ngàn sinh mệnh
người và gia súc, hủy hoại nhiều công trình công
ích, gây dịch bệnh trên nhiều vùng.
Trong thế kỷ XX, mặc dầu hệ thống đê điều đã được tu bổ, kiên cố hóa nhưng do lũ
lớn, đã có 23 năm có sự cố vỡ đê lớn gây tai họa và tổn thất nghiêm trọng. Trận lũ vỡ
đê năm 1971 trên Đồng bằng sông Hồng đã gây thiệt hại khoảng 7 triệu tấn thóc, số
dân bị ảnh hưởng lên tới 2,71 triệu người. Lũ do bão gây ra ở miền Trung từ năm
1992 đến năm 1999 đã làm chết 2.716 người, bị thương 1.655 người, gây thiệt hại
kinh tế trên 8.000 tỷ đồng Việt Nam. Mười năm gần đây, từ năm 1986 đến năm 2002,
đã lần lượt xảy ra 30 trận lũ đặc biệt lớn trên nhiều lưu vực sông trong cả nước.
Những trận lụt lớn này là hậu quả của những trận mưa cực lớn. Lượng mưa ngày lớn
nhất trong nhiều trường hợp lên tới 500 - 800mm. Trong một số trường hợp đặc biệt
lên tới 1.422mm/ngày (Huế), 1630mm/ngày (Truồi), 1138,5mm/ngày (Tà Lương),
830,0mm/ngày (Can Lộc), 779,6mm/ngày (Thác Muối), 788,4mm/ngày (Đô Lương),
723,2mm/ngày (Giác Vực), 716,4mm/ngày (Trà My), 722,0mm/ngày (Phú Thọ),
731,5mm/ngày (Đông Sơn), 758,0mm/ngày (Ngọc Lạc), 735,0mm/ngày (Lang
[...]... việ thự thi luậ pháp về bả vệ p iề n ng c c t o môi trư ng còn hạ chế tài nguyên thiên nhiên và chấ lư ng môi trư ng, đ c biệ là ờ n , t ợ ờ ặ t tài nguyên và môi trư ng nư c trong lư vự sông Đồ Nai - Sài Gòn, nhấ là ở Vùng ờ ớ u c ng t Kinh tếtrọ đ m phía Nam đ ng iể ang bị đ ng xấ tác ộ u Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr... Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i Trong quá khứ lư vự sông Đ ng Nai - Sài Gòn, u c ồ bao gồ cả miề Đ m n ông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đ từ có gầ 60% diệ tích đ ợ rừ ã ng n n ưc ng tự nhiên che phủ Vào nă 2000 tổ diệ tích đ t m ng n ấ có rừ ng chỉcòn 1.311.700ha chiế 27,8% tổ m ng diệ tích, tậ trung chủ yế ở Nam Đ k Lắ Tây n p u ắ... sắ Bắ Nam; 6) Thự hiệ tố phư ng châm ứ cứ lũ vớ "bố tạ chỗ vậ ư ng t c c n t ơ ng u i n i ": t tưtạ chỗ lự lư ng tạ chỗ hậ cầ tạ chỗ chỉ i , c ợ i , u n i , huy tạ chỗ i BA TRƯỜNG HỢP Đ N HÌNH VỀ HIỆ TRẠ IỂ N NG TÀI NGUYÊN VÀ MÔITRƯỜNG NƯỚC CỦ MỘT SỐ LƯU VỰC SÔNG Ở NƯỚC TA A HIỆ NAY N Tài nguyên nư c đ ợ hình thành, luân chuyể diễ biế về lư ng và chấ phát huy ớ ưc n, n n ợ t, tác dụ đ i vớ môi trư... a c, nh, u Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i vự vềđ u kiệ tự nhiên, kinh tế- xã hộ vềhệthố quả lý củ các cơquan c iề n i, ng n a nhà nư c, cũ nhưvềnhậ thứ môi trư ng củ nhân dân từ đa phư ng ớ ng n c ờ a ng ị ơ Trư c mắ đ bả vệ tài nguyên và môi trư ng nư c tạ mộ lư vự quan trọ như ớ t, ể o ờ ớ i t u c... không xả rác thả nư c thả chư đ ợ xử lý xuố sông i, ớ i a ưc ng Tă cư ng nă lự quả lý môi trư ng củ các đa phư ng trong lư ng ờ ng c n ờ a ị ơ u vự và xây dự tổ chứ quả lý môi trư ng lư vự xây dự và thự hiệ c ng c n ờ u c, ng c n ngay Đ án tổ thể về bả vệ môi trư ng lư vự nói chung và tài nguyên và ề ng o ờ u c môi trư ng nư c nói riêng ờ ớ Hiệ nay đ hạ chế giả thiể ô nhiễ nư c và khắ phụ tình trạ... thểlư vự sông u c Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i Triể khai sâu rộ việ nâng cao dân trí, sử dụ tiế kiệ nư c, thự n ng c ng t m ớ c hiệ việ thu phí bả vệ môi trư ng, thự hiệ nghiêm chỉ Luậ Tài nguyên n c o ờ c n nh t nư c, Luậ Bả v môi trư ng và các luậ khác ớ t o ờ t Tă cư ng Ban Chỉđ o lư vự sông... oạ u c u t a ình Tuấ n Tài nguyên và môi trư ng nư c lư vự sông Nhuệ- sông Đáy ờ ớ u c Lư vự sông Nhuệ- sông Đ thuộ các tỉ và thành phố Hòa Bình, Hà Nộ Hà Tây, u c áy c nh : i, Hà Nam, Nam Đ nh, Ninh Bình, có diệ tích khoả 8.000km2, dân số trên 9 triệ ị n ng u ngư i, trong đ có khoả 3,5 triệ số ven sông Đây là vùng lãnh thổ có đ u kiệ ờ ó ng u ng iề n tự nhiên, môi trư ng phong phú đ dạ ờ a ng, có... có Thủ n ợ n i a ồ ng ng ó đ Hà Nộ Song, nơ đ cũ đ ô i i ây ng ang gặ phả nhữ vấ đ môi trư ng bứ xúc do p i ng n ề ờ c Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i thiên nhiên và con ngư i gây ra như lũ lụ úng ngậ thoái hóa đ t, ô nhiễ môi ờ t, p, ấ m trư ng do quá trình đ thị ờ ô hóa, công nghiệ hóa Sông Nhuệ- sông... sự nghiệ phát triể kinh tế - xã hộ bề vữ trên lư vự quan t n t p n i n ng u c trọ này ng Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i MỘT SỐ VẤ ĐỀ THỜI SỰ VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔITRƯỜNG N NƯỚC Ở NƯ ỚC TA Lũ lụ ở nư c ta có xu thế diễ biế như thế nào trong thờ gian t ớ n n i tớ i? Có xu thếtă vềtầ số vềcư ng đ cũ nhưvề... kéo dài 13 tháng, gây ra nhữ đ t mư cự lớ ở California, ng ợ a c n Bả quyề thuộ về i Thiên Nhiên và Bả vệ n n c Hộ o Môi trưng Vi Nam ờ t Tài liệ đợ cung cấ tạWebsite : www.moitruong.co.nr u ưc p i Hồ Công, Quả Nam, lụ lộ trầ trọ ở Pêru, vòi rồ và lũ lụ ởcác bang ng ng t i m ng ng t Đông Nam Hoa Kỳ hạ hán và cháy rừ ở Inđ , n ng ônêxia, ở nư c ta hạ nặ ở ớ n ng miề Trung; Đ ng bằ sông Cử Long "không có . Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản. Website : www.moitruong.co.nr
Bản quyền thuộc về Hội Thiên Nhiên và Bảo vệ Môi trường Việt Nam
Tài liệu được cung cấp tại Website : www.moitruong.co.nr
Bản