Ở nước ta, trong những năm gần đây, song song với lũ lụt, hạn hán, xuất hiện một tai biến thiên nhiên liên quan chặt chẽ đến tài nguyên nước là sự lan rộng quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ, trong đó điển hình là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trong báo cáo của khóa 11 Ủy ban Khí hậu thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới năm 1994, khái niệm về hoang mạc hóa được trình bày nhưsau: "Hoang mạc hóa là sự thoái hóa các hệ sinh thái và sự xuất hiện môi trường sa mạc trên các vùng khô hạn, bán khô hạn và một số vùngẩm ướt,... Quá trình hoang mạc hóa được biểu thị bằng sự tăng cường khô hạn, sự thiếu hụt ẩm, sự tích muối trong đất, sự suy giảm độ màu mỡ của đất, sự giảm sút độ che phủ, sự thay đổi giống loài và sự bành trướng các bãi cát hoặc xâm lấn các cồn cát di động".
Theo tài liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) thì "hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn, bán khô hạn và bán ẩm ướt. Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn dẫn đến giảm sút hoặc triệt tiêu hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và
làm tăng cảnh hoang tàn của cảnh quan". Hiện nay khoảng 30% diện tích bề mặt trái
đất đã là hoang mạc hóa hoặc đang diễn ra quá trình hoang mạc hóa.
Quá trình hoang mạc hóa ở nước ta đã và đang xảy ra ở nhiều vùng trong phạm vi miền Nam Trung Bộ, trong đó điển hình nhất là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đây là nơi mà sự phối hợp các quá trình ngoại sinh mãnh liệt, nhưxói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, cát bay, cát nhảy, bồi lấp cửa sông, xói lở bờ biển, mặn hóa do triều lên,
đã vàđang làm cho hiện tượng hoang mạc thể hiện một cách hết sức khắc nghiệt. Căn cứ vào các tiêu chí hoang mạc hóa được các tổ chức quốc tế chấp nhận, các nhà nghiên cứu ở nước ta, trên cơsở các kết quả nghiên cứu khảo sát các mặt cắt và các
điểm mấu chốt, cũng nhưphân tích cấu trúc của bản đồ cảnh quan sinh thái đã xác
định các dạng hoang mạc chính ở nước ta là: 1) Hoang mạc cát (cát bay, cát chảy, cát trượt lở); 2) Hoang mạc đá (đá lộ, đá lăn, lở); 3) Hoang mạc đất cằn trơsỏi đá, đất bạc màu thoái hóa; 4) Hoang mạc muối tàn dưxa của biển và ven biển.
Nhìn chung, hoang mạc hóa hiện tại đang xảy ra ở một số địa phương ở Nam Trung Bộ dưới dạng da báo, song đang có nguy cơgắn kết với nhau thành khu vực lớn với tốc độ lan rộng nhanh. Diễn tiến hiện nay của hoang mạc đang theo các xu thế sau: 1) Hoang mạc xuất hiện phổ biến từ vùng cát ven biển đến vùng bán sơn địa ở chân dải Trường Sơn; 2) Mức độ hoang mạc hóa tăng dần từ Bắc vào Nam, trongđó đỉnh cao nhất làở Ninh Thuận, sau đó giảm dần; 3) Hoangmạc cát xuất hiện ven biển, hoang mạc đất cằn phổ biến ở ven núi phía Tây, còn hoang mạc đá thường thành các dải núi đá đâm ngang ra biển.
Các nguyên nhân gây hoang mạc hóa chính ở nước ta là:
Cấu trúc địa hình khu vực đã tạo nên các vùng khô hạn và bán khô hạn cục bộ trên các lãnh thổ. Tính chất khô hạn trở nên gay gắt do mùa khô kéo dài tới 9 tháng trong năm, điều kiện địa hình tương phản, dốc, chia cắt mạnh dẫn
đến tiềm năng xói mòn, rửa trôi lớn, làm chođất bạc màu trơsỏi đá.
Điều kiện khí hậu nắng nóng, gió mạnh và mùa khô kéo dài là tiền đề gây hoang mạc hóa. Mức độ khô hạn, khô kiệt của vùng mưa ít và rất ít nhưở Ninh Thuận, Bình Thuận là rất khắc nghiệt. Theo chỉ số khô hạn, hệ số thủy nhiệt Xêlianhinốp và chỉ số lượng mưa Lăng thì các vùng mưa ít và rất ít của địa bàn nghiên cứu có khí hậu thuộc loại giữa bán sa mạc - savan và savan trảng cỏ.
Lượng dòng chảy ở vùng nghiên cứu thuộc loại nhỏ nhất nước ta. Ba tháng có lượng dòng chảy lớn nhất (9 - 11) chiếm tới 60 - 80% lượng dòng chảy năm. Các sông suối trong vùng đều có lưu vực nhỏ, sông ngắn, dốc, độ cắt sâu, lòng sông nông nên khả năng giữ nước kém. Tiềm năng tầng nước ngầm nông nhỏ.
Thành phần vật chất hình thành đất của vùng nghiên cứu đa phần là nghèo dinh dưỡng nên đã tạo ra đất có thành phần cơgiới nhẹ, khả năng giữ ẩm kém. Đặc biệt diện tích đất cát, cồn cát khá lớn. Điều kiện nhiệt đới gió mùa với chế độ khô - ẩm theo chu kỳ đã thúc đẩy quá trình phong hóa nhanh và phát triển laterít thành tạo đá ong kết vón gây ra quá trình hoang mạc hóatrên diện rộng.
Đất đai trong khu vực nghiên cứu bị khai thác lâu dài với phương thức canh tác lạc hậu, đốt nương làm rẫy và chăn thả gia súc quá tải đã làm cho đất bị thoái hóa. Thoái hóa
đất là quá trình đồng hành dẫn đến hoang mạc hóa và quyết định các tính chất cơbản của hoang mạc.
Vậy làm thế nào để hạn chế sự phát triển của quá trình hoang mạc hóa ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ? Theo chúng tôi giải quyết hạn chế hoang mạc hóa cần các giải pháp đồng bộ từ cấp vĩ mô đến cấp vi mô.
Về phía Nhà nước cần: 1) Xem xét lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với điều kiện sinh thái trên quan điểm phát triển bền vững; 2) Có những quyết sách
đúng đắn và hợp lý trong việc giải quyết công tác thủy lợi, nghiên cứu các phương án chuyển nước từ Tây Trường Sơn sang Đông Trường Sơn và giữ nước tại chỗ; 3) Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm nước trên quanđiểm thay đổi và lựa chọn cơcấu cây trồng, vật nuôi hợp lý; 4) Nhanh chóng tiến hành phủ xanh các vùng
đất trống đồi trọc; 5) Có kế hoạch hợp lý về phát triển dân số đối với vùng hoang mạc hóa.
Về phía các nhà khoa học cần: 1) Nghiên cứu đánh giá chính xác các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường để làm căn cứ cho công tác quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, trong đó đặc biệt lưu ý đến quy hoạch thủy lợi đi đôi với quy hoạch bố trí cây trồng vật nuôi; 2) Các ngành nông, lâm nghiệp nghiên cứu lựa chọn các cây trồng chịu hạn sử dụng ít nước, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc tưới tiết kiệm nước, chọn các giống gia súc có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của các vùng hoang mạc; 3) Nghiên cứu và đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật về sử dụng năng
lượng mới để hạn chế nạn phá rừng bừa bãi.
Về phía các cộng đồng dân cưcần: 1) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các đặc điểm của vùng hoang mạc hóa và nâng cao các kỹ thuật chống hoang mạc hóa; 2) Nhanh chóng chuyển giao và phát triển các mô hình nông nghiệp trên đất dốc, mô hình nông - súc kết hợp, mô hình luân canh - rẫy - bãi chăn thả, mô hình nông lâm kết hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với vườn cây ăn quả.
Với việc triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp nêu trên, khả năng hạn chế được quá trình hoang mạc hóa ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ có thể trở thành hiện thực.